BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I HC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGH THC PHM
o0o
HUNH NH
TÌM HIU K THUM
TÔM TH CHÂN TRNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
S DNG CÔNG NGH BIOFLOC TI CÔNG TY TNHH
NGHIÊN CU VÀ SN XUT VIT
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
GVHD: ThS. TRẦN VĂN DŨNG
NHA TRANG, 06/2014
i
Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu
kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt”, tôi
luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc
tới:
Các thầy cô trong Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang đã
tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Giáo viên hướng dẫn Trần Văn Dũng người trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài này.
Giám đốc Nguyễn Quốc Phong và các anh em công nhân tại Công ty Đất
Việt đã giúp tôi trong việc nắm bắt thực tế quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân
trắng, tạo điều kiện cho tôi tiếp thu những kinh nghiệm thực tế quý giá để ứng dụng
sau này.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cũng như cung cấp kinh phí để tôi
có thể học tập suốt những năm tháng trên giảng đường.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn tới các bạn học cùng lớp 52NTTS, những người
bạn thân luôn luôn giúp đỡ tôi về kiến thức và tạo động lực để hoàn thiện đề tài này.
Nha Trang, tháng 06 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hunh
ii
LI C i
MC LC ii
CHÚ THÍCH THUT NG VÀ CH VIT TT iv
DANH MC BNG v
DANH MC HÌNH vii
M U 8
4
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 4
1.1.1. Hệ thống phân loại 4
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo 4
1.1.3. Đặc điểm phân bố 5
1.1.4. Tập tính sống 5
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.6. Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường 5
1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam 10
1.3 Công nghệ Biofloc……………………………………………………………11
1.3.1. Khái niệm về Biofloc 11
1.3.2. Vai trò của hệ thống Biofloc 12
1.3.3. Các loại hệ thống Biofloc cơ bản 13
1.3.4. Đặc điểm của công nghệ Biofloc 13
1.3.4.1. Yêu cầu khi vận hành hệ thống Biofoloc………………… ……….….13
1.3.4.2. Các quá trình diễn ra trong hệ thống Biofloc……… … 15
1.3.4.3. Nguyên lý vận hành hệ thống Biofloc…… ……………….………… 18
1.3.4.4. Thông số kỹ thuật và năng suất của một số hệ thống Biofloc………….21
1.3.5. Những ưu và nhược điểm khi vận hành hệ thống Biofloc 23
1.3.6. Tình hình áp dụng công nghệ Biofloc trong ao nuôi thủy sản ở nước ta . 25
iii
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.3.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ao nuôi 27
2.3.3. Các công thức tính 28
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 28
T QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN 29
3.1. Chuẩn bị ao nuôi 29
3.1.1. Hệ thống công trình và thiết bị 29
3.1.2. Kỹ thuật cải tạo ao 31
3.1.3. Cấp và xử lý nước 32
3.2. Kỹ thuật chọn giống và thả giống 33
3.2.1. Kỹ thuật chọn giống 33
3.2.2. Kỹ thuật thả giống 34
3.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 35
3.3.1. Quản lý thức ăn 35
3.3.2. Quản lý và sử dụng các thiết bị sục khí 41
3.3.3. Quản lý ao nuôi 42
3.3.4. Phòng và trị bệnh 50
3.3.5. Thu hoạch và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế 52
T LU XUT Ý KIN 56
4.1. Kết luận 56
4.2. Đề xuất ý kiến 56
DANH MC TÀI LIU THAM KHO 58
PH LC 63
NHẬT KÍ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI A13 63
NHẬT KÍ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI A14 63
iv
CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BKC : Benzalkonium Chloride - (C
6
H
5
CH
2
N(CH
3
)
2
RCl)
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
FCR : Hệ số tiêu tốn thức ăn
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PVC : Polyvinylclorua - là một loại nhựa dẻo
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
MCCI : Chỉ số màu sắc của quần thể vi khuẩn
RAS : Hệ thống nuôi tuần hoàn
Raceway : Hệ thống nuôi tôm nước chảy
NTU : Đơn vị đo độ đục
HDPE : Nhựa dẻo có độ dày cao
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ADGw : Tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng
ADG
L
: Tốc độ tăng trưởng bình quân về chiều dài
EMS : Bệnh hoại tử cấp tính
WSSV : Bệnh đốm trắng
IMNV : Bệnh đục cơ
EM : Vi sinh vật hữu hiệu
HQKT : Hiệu quả kinh tế
KL : Khối lượng
TĂ : Thức ăn
PL : Post-larvae
v
Bảng 1.1. Khả năng thích ứng với môi trường của tôm thẻ chân trắng [14] 6
Bảng 1.2. Bảng thống kê sản lượng thủy sản châu Á 8
Bảng 1.3. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng ở một số tỉnh nước ta 10
Bảng 1.4. Tổng kết nuôi tôm thẻ chân trắng của nước ta từ 2005 đến 2013 11
Bảng 1.5. Sự chuyển hóa từ nước xanh sang nước nâu của hệ thống Biofloc 16
Bảng 1.6. Tóm tắt năng suất ước lượng của các hệ thống Biofloc 22
Bảng 1.7. Hệ thống nuôi tôm kiểm soát bởi vi khuẩn và tảo 23
Bảng 2.1. Các thiết bị đo thông số môi trường 27
Bảng 3.1. Nhận xét cải tạo khô và ướt 31
Bảng 3.2. Các yếu tố môi trường trước khi thả giống 34
Bảng 3.3. Thông số Post-larvae khi thả giống 34
Bảng 3.4. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn LOTUS 35
Bảng 3.5. Phụ gia, thuốc và công dụng của từng sản phẩm 36
Bảng 3.6. Chế độ ăn dưới 20 ngày tuổi trong ao 700.000 PL 37
Bảng 3.7. Chế độ cho ăn theo thời gian nuôi 38
Bảng 3.8. Lượng thức ăn cho vào sàng và thời gian kiểm tra sàng ăn 39
Bảng 3.9. Phương pháp điều chỉnh lượng thức ăn trong sàng ăn 39
Bảng 3.10. Khẩu phần ăn ao A13 40
Bảng 3.11. Khẩu phần ăn ao A14 40
Bảng 3.12. Kiểm tra sàng ăn, dấu hiệu và cách xử lý 50
Bảng 3.13. Tổng kết giai đoạn ương nuôi từ 1 - 35 ngày 53
Bảng 3.14. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của tôm 54
Bảng 3.15. Kết quả thu hoạch tôm 54
vi
Hình 1.1. Tôm thẻ chân trắng .4
Hinh 1.2. Cơ cấu sản lượng thủy sản thế giới 7
Hình 1.3. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ở một số nước châu Mỹ (FAO, 2013) 7
Hình 1.4. Sản lượng nuôi trồng một số nước châu Á 8
Hinh 1.5. Sản lượng tôm thẻ chân trắng trong cơ cấu tôm nuôi thế giới 9
Hình 1.6. Sản lượng tôm tại một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh 10
Hình 1.7. Chỉ số MCCI của quần thể vi khuẩn 16
Hình 1.8. Định lượng biofloc trong ao nuôi tôm 19
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 27
Hình 2.2. Một số dụng cụ đo môi trường 28
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống công trình ao nuôi 29
Hình 3.2. Kết cấu ao nuôi 30
Hình 3.4. Cải tạo ao (phương pháp dọn bùn ướt) 31
Hình 3.3. Hệ thống cống xả và đường ống dẫn khí 34
Hình 3.5. Hóa chất xử lý nước ClO
2
32
Hình 3.6. Kiểm tra tôm giống (PL12) 33
Hình 3.7. Túi mẫu giống 33
Hình 3.8. Kiểm tra số lượng tôm 34
Hình 3.9. Thức ăn tôm 35
Hình 3.10. Một số loại thuốc dùng trong nuôi tôm 36
Hình 3.11. Sàng kiểm tra thức ăn 38
Hình 3.12. Thiết bị quạt nước trong ao nuôi 41
Hình 3.13. Thiết bị sục khí đáy 42
Hình 3.14. Hỗn hợp CP Plus, mật 43
Hình 3.15. Hỗn hợp EM, mật, cám 44
Hình 3.16. Biến động pH trong ao nuôi A13 - A14 44
Hình 3.17. Biến động độ kiềm trong ao nuôi A13 - A14 45
Hình 3.18. Biến động hàm lượng Ca - Mg trong ao nuôi A13 - A14 46
vii
Hình 3.19. Biến động hàm lượng NO
2
ao nuôi A13 - A14 46
Hình 3.20. Hàm lượng amoniac ao nuôi A13 - A14 47
Hình 3.21. Biến động hàm lượng Fe ao nuôi A13 - A14 48
Hình 3.22. Biến động nhiệt độ trong ngày của ao nuôi A13 - A14 49
Hình 3.23. Biến động độ mặn trong ao nuôi A13 - A14 49
Hình 3.24. Kiểm tra sàng thức ăn và kiểm tra sức khỏe tôm trên sàng 50
Hình 3.25. Xác định chiều dài tôm trong ao ương 53
viii
Tôm thẻ chân trắng được nuôi đầu tiên vào những năm 1980 tại Mỹ [45].
Năm 1992, loài tôm này đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập
trung ở các nước Nam Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nước châu Á đã tìm cách hạn chế nuôi
tôm thẻ chân trắng vì lo ngại nguy cơ lây bệnh sang tôm sú. Năm 2003, các nước
châu Á mới chú ý phát triển đối tượng này và từ đó dần trở thành khu vực có sản
lượng tôm thẻ cao nhất thế giới. Năm 2003, sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế
giới mới chỉ đạt khoảng một triệu tấn thì đến năm 2012, sản lượng đã tăng gấp bốn
lần [12]. Theo FAO dự đoán, sản lượng tôm thẻ chân trắng thế giới sẽ đạt sản lượng
khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 [26]. Trong năm gần đây, tôm thẻ chân trắng là
đối tượng chủ lực được chú ý phát triển ở Việt Nam. Năm 2013, diện tích và sản
lượng tôm thẻ chân trắng nuôi tăng lần lượt là 57,9 và 50,5% so với năm 2012. Dự
kiến đến năm 2015, sản lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam sẽ đạt khoảng
449,5 nghìn tấn [3]. Tính đến quý một năm 2014, giá trị xuất nhập khẩu của tôm thẻ
chân trắng ở nước ta tăng 212% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 481 triệu USD,
chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu tôm các loại [52].
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có tốc độ sinh trưởng nhanh và có thể nuôi
thâm canh tới 3 - 4 vụ/năm, khả năng thích nghi với biên độ dao động lớn của điều
kiện môi trường, chất lượng thịt thơm ngon nên tôm có giá trị thương phẩm cao,
được thị trường ưa chuộng. Những năm gần đây, tôm thẻ là đối tượng được đẩy
mạnh phát triển cả về diện tích và sản lượng tuy nhiên do trình độ kỹ thuật thiếu
đồng bộ, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập đã dẫn đến ô nhiễm môi trường và
bệnh dịch bùng phát nghiêm trọng ở nhiều vùng nuôi. Từ năm 2008 đến 2012, diện
tích thiệt hại do dịch bệnh tăng gấp 10 lần (từ 658 đến 7.068 ha) chủ yếu do bệnh
đốm trắng WSSV và hội chứng gan tụy EMS. Năm 2013, tình hình dịch bệnh đã
giảm so với năm 2012 nhưng vẫn còn gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi [2], [11].
2
Để khắc phục thiệt hại do dịch bệnh, nhiều người nuôi đã lạm dụng các thuốc
hóa học để phòng, trị bệnh dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm vượt quá mức
cho phép làm ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Những nỗ lực khác tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ nuôi
tiên tiến với hy vọng nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi đồng thời giảm thiểu
nguy cơ thiệt hại do dịch bệnh như: hệ thống tuần hoàn, nuôi tôm ít thay nước, nuôi
tôm sử dụng công nghệ vi sinh, nuôi tôm ở độ mặn thấp, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm
kết hợp làm muối, nuôi tôm kết hợp với rừng… [14]. Tuy nhiên, các mô hình trên
mới chỉ khắc phục được phần nào ảnh hưởng của nguồn nước kém chất lượng, tận
dụng được diện tích, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bên ngoài,… Trong vài
năm trở lại đây, mô hình nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc được áp dụng ở một số
nước trên thế giới và thể hiện được nhiều ưu điểm nổi bật so với các mô hình nuôi
kể trên và bước đầu được áp dụng ở nước ta [46].
Ưu điểm của công nghệ này là ứng dụng vai trò của biofloc để tối đa hóa
tiềm năng của các quá trình vi sinh diễn ra trong ao và phát huy có hiệu quả nguồn
năng lượng có sẵn trong ao nuôi trên cơ sở sinh học. Công nghệ này còn tạo ra
nguồn thức ăn bổ sung từ thức ăn thừa và sản phẩm thải vật nuôi, giảm thiểu thay
nước, hạn chế dịch bệnh và giảm hệ số FCR. Tuy nhiên, việc kiểm soát thành phần
và số lượng các loài vi khuẩn trong hệ thống nuôi đòi hỏi trình độ và công nghệ
phức tạp, chi phí đầu tư cao, quản lý hàm lượng cacbon, nitơ và khí độc trong ao
đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm cao. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật
so với các mô hình nuôi tôm truyền thống nhưng công nghệ nuôi tôm bằng Biofloc
vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi ở nước ta [48].
Nhận thấy được ưu điểm nổi bật của công nghệ Biofloc và khả năng có thể
khắc phục được những hạn chế của hệ thống, công ty TNHH Nghiên cứu và sản
xuất Đất Việt đã chọn, áp dụng trên quy mô trang trại và đã bước đầu có những
thành công. Đó là một trong những hướng đi đúng đắn, bền vững cần được tìm hiểu
và nhân rộng.
3
Xuất phát từ thực tiễn đó và được sự phân công của Viện Nuôi trồng Thủy
sản, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại
Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt”, với những nội dung sau:
1. Hệ thống công trình và trang thiết bị nuôi,
2. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi,
2. Kỹ thuật chọn giống và thả giống,
3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý hệ thống nuôi.
Trong quá trình hoàn tất đồ án, do thời gian và kinh nghiệm còn nhiều hạn
chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và bạn đọc để
đồ án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
4
1.1. Mt s m sinh hc ca tôm th chân trng
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei Boone, 1931.
Tôm thẻ chân trắng có tên tiếng Việt là: Tôm he chân trắng, tôm Bạc Thái
Bình Dương, Tôm Bạc Tây châu Mỹ, tên tiếng Anh là Whiteleg shrimp [4].
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Tôm thẻ chân trắng có cấu tạo ngoài giống với tôm he Trung Quốc (Penaeus
chinensis) và tôm bạc (Penaeus merguiensis) [8]. Trên thân tôm không có đốm vằn,
chân bò có màu trắng ngà nên có tên gọi là tôm chân trắng, chân bơi có màu trắng
vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh, râu màu đỏ và dài gấp 1,5 lần
chiều dài thân (Hình 1.1). Tôm thẻ chân trắng mỏng, có thể nhìn thấy đường ruột rất
rõ từ mặt lưng. Tôm cái có thelycum hở là điểm khác biệt giữa tôm thẻ chân trắng
và tôm sú. Mặt khác chủy đầu có hai gai ở mặt bụng và 8 - 9 gai ở mặt lưng là đặc
điểm phân loại chủ yếu giữa tôm thẻ chân trắng và các loài tôm khác [8], [14].
5
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Ngoài tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở biển phía Đông nam
Mỹ, vùng biển Tây Thái bình Dương, từ Mê-xi-cô đến miền Trung Pê-ru, nhiều
nhất ở Ê-cu-a-đo và Ha-wai. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng được nuôi ở nhiều nước
trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… [8].
1.1.4. Tập tính sống
Trong tự nhiên tôm thẻ chân trắng sống ở nơi đáy cát, độ sâu từ 1 - 72 m.
Tôm trưởng thành thường sống ở vùng biển gần bờ, tôm nhỏ ưa sống ở khu vực cửa
sông giàu dinh dưỡng, nơi có độ mặn thấp, nhiệt độ cao và ổn định từ 25 - 32
o
C.
Vào mùa sinh sản tôm mẹ thường sinh sản ở ngoài khơi, nơi có độ trong cao, độ sâu
72 m nước, độ mặn 35‰, nhiệt độ nước 26 - 28
o
C. Tôm thẻ chân trắng ban ngày
vùi mình trong nền đáy và chủ yếu hoạt động vào ban đêm [8].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, thiên về động vật. Trong tự nhiên chúng ăn
xác thối rữa, các mảnh vụn hữu cơ, các loài giác xác nhỏ và giun nhiều tơ. Trong
nuôi thâm canh, chủ yếu cung cấp thức ăn viên là chính. Chúng có nhu cầu sử dụng
protein thấp hơn tôm sú (tôm thẻ chân trắng 28 - 35%, tôm sú 36 - 50%). Tỷ lệ sống
trong nuôi thương phẩm cũng cao hơn [13]. Tôm thẻ chân trắng sống trong môi
trường tự nhiên hoạt động về đêm là chính, ban ngày nằm một chỗ không kiếm ăn.
Tuy nhiên, trong nuôi tập trung và thâm canh, tập tính ăn thay đổi khi cho ăn chủ
yếu vào ban ngày. Thức ăn của tôm cần một tỷ lệ tích hợp về thành phần dinh
dưỡng như: protein, lipit, glucid, vitamin, khoáng,… Chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc
không phù hợp đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm [8].
1.1.6. Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường
Môi trường ao nuôi tôm là tập hợp tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh và tác
động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật trong quá trình nuôi. Các yếu
tố này vừa có ảnh hưởng đến tôm, vừa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quản lý
môi trường trong ao nuôi thực chất là điều khiển các yếu tố môi trường dao động
6
trong khoảng giới hạn cho phép để phù hợp với sinh trưởng, phát triển của tôm [8].
Sự thích nghi với điều kiện môi trường của tôm thẻ chân trắng tại (Bảng 1.1):
TT
Yu t
Kh ng
Khong thích hp
1
Nhiệt độ (ºC)
18 - 37
25 - 32
2
Độ mặn (‰)
0,5 - 45
18 - 22
3
pH
7,0 - 9,0
7,5 - 8,5
4
Oxy hòa tan (mg O
2
/l)
≥ 4
4 - 8
5
Độ trong (cm)
30 - 50
30 - 50
6
Độ kiềm (mg CaCO
3
/l)
100 - 250
100 - 180
7
NH
3
(ppm)
<0,1
< 0, 1
8
H
2
S (ppm)
< 0,05
< 0,10
1.2. Tình hình nuôi tôm th chân trng trên th gii và Vit Nam
1.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Từ sau thập niên 80 của thế kỉ 20, ngành thủy sản thế giới ngày càng phát
triển nhưng cùng với đó là nguồn tài nguyên biển đã dần cạn kiệt nên hoạt động
khai thác thủy sản ngày một hạn chế. Thay vào đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản
phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm bền vững của con người. Tính đến năm
2011, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới đã tăng 28% so với năm 1990 và
chiếm 54% tổng sản lượng thủy sản thế giới (Hình 1.2) [25]. Trong tương lai gần
2015, sản lượng thủy sản thế giới sẽ tăng thêm 6,9% [26].
Hình 1.2. C(FAO, 2012)
7
Trong thập kỷ qua, ngành nuôi trồng thủy sản thế giới đã và đang dần trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Với những ưu điểm nổi bật của
mình, tôm thẻ chân trắng đã và đang dần chiếm vị trí quan trọng trong thương mại
thủy sản. Các quốc gia thuộc châu Mỹ như: Ê-cu-a-đo, Mê-xi-cô, Brazil,… là
những nước phát triển mạnh trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng. Năm
2013, Ê-cu-a-đo đứng đầu về sản lượng với 230 nghìn tấn, tiếp sau là Brazil và Mê-
xi-cô (Hình 1.3). Theo FAO, năm 2014 - 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản của
châu Mỹ tiếp tục tăng [26].
(FAO, 2013)
Châu Á hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đang phát triển
mạnh và chiếm 87% sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc có sản
lượng cao nhất thế giới đạt gần 1,2 triệu tấn vào năm 2013, tiếp sau đó là In-đô-nê-
si-a, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,… (Hình 1.4) [26].
8
Theo dự đoán của FAO năm 2014 - 2015, sản lượng thủy sản của châu Á có
chuyển biến tích cực, Bảng 1.2, thống kê sản lượng thủy sản hàng năm của một số
nước châu Á cho thấy rằng Trung Quốc tiếp tục đứng đầu về sản lượng thủy sản
cũng như tốc độ tăng trưởng, tiếp sau đó là In-đô-nê-si-a, Thái Lan và Việt Nam,…
c gia
2013
2014
2015
1.180.000
1.190.000
1.200.000
In--nê-si-a
570.000
550.000
600.000
Thái Lan
280.000
310.000
320.000
270.000
280.000
300.000
270.000
290.000
300.000
My-an-ma
95.000
105.000
105.000
-la-
82.000
89.000
95.000
Ma-lay-si-a
45.000
65.000
78.000
11.800
12.000
12.000
Trong hoạt động nuôi tôm thương phẩm, tôm thẻ chân trắng có nhiều điểm
ưu việt và được lựa chọn là đối tượng sản xuất chủ lực ở nhiều nơi trên thế giới. So
với tôm sú, tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm như: tăng trưởng nhanh, chịu đựng
tốt với điều kiện môi trường, chu kì nuôi ngắn. Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng được
coi là loài có khả năng kháng bệnh tốt hơn các loài tôm khác [45], [43].
Hình 1.5. Sng tôm th chân tru tôm nuôi th gii
9
Theo FAO năm 2012, trong vòng 12 năm (2000 - 2011), sản lượng tôm thẻ
chân trắng đã tăng 36% trong tổng sản lượng tôm thế giới (Hình 1.5).Tuy nhiên,
song song với việc tăng năng suất, sản lượng và diện tích luôn nảy sinh nguy cơ về
dịch bệnh. Trong thực tế, quá trình nuôi tôm xảy ra nhiều loại bệnh nhưng có những
bệnh phổ biến gây thiệt hại lớn như: bệnh đốm trắng WSSV, bệnh Taura, bệnh hoại
tử cơ (IMNV) và hội chứng gan tụy EMS.
(FAO, 2013)
Trong những năm gần đây, bệnh hội chứng gan tụy gây thiệt hại lớn cho
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới. Bệnh này lần lượt xuất hiện ở Trung
Quốc năm 2009, Việt Nam 2010, Thái Lan và Ma-lay-si-a năm 2011, Mê-xi-cô năm
2013, còn ở các nước như: Băng-la-đét, Ê-cu-a-đo, Ấn Độ và In-đô-nê-si-a chưa
thấy xuất hiện bệnh này [27]. Tại Việt Nam, thời gian ghi nhận tôm xảy ra bệnh
nhiều là từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diện tích báo cáo trường hợp mắc
bệnh trong cả năm. Theo FAO 2013, từ năm 2011 đến 2015, dịch bệnh sẽ tiếp tục
làm giảm sản lượng thủy sản của Việt Nam xuống 11,7% (Hình 1.6) [26].
Ngoài Việt Nam, từ năm 2008 - 2014 dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi gây
ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và sản lượng tôm trên thế giới đặc biệt là: Trung
Quốc giảm 13,3%, Bắc Phi giảm 5,0%, Đông Nam Á giảm 3,6%, châu Mỹ giảm
2,9%, Nhật Bản giảm 1,9% và Đài Loan giảm 0,8% về sản lượng [26]. Một số nước
không bị ảnh hưởng dịch bệnh như: Ấn Độ, My-an-ma, Hàn Quốc, Ma-lay-si-a,…
10
nên tốc độ tăng trưởng không âm và sản lượng tăng cao. Nguyên nhân do quản lý
tốt nguồn nước và nuôi tôm ở mật độ thưa [26].
1.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam
Từ năm 2002, do bị thiệt hại nặng trong nuôi tôm sú, nhiều địa phương ở
miền Bắc và miền Trung đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và bước đầu đã
thu được kết quả tốt, nhưng do bị hạn chế vì lo ngại nguy cơ lây bệnh sang tôm sú
nên phải đến đầu năm 2008, tôm thẻ chân trắng mới được phép đưa vào nuôi ở các
tỉnh phía Nam trong các vùng quy hoạch và theo những điều kiện nhất định. Đến
cuối năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn các tỉnh khu vực
Duyên hải Nam Trung bộ là 4.227 ha. Nhưng chỉ 9 tháng sau (tháng 9/2009), diện
tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng đã tăng gấp đôi đạt 9.131 ha (Bảng 1.3).
Khánh Hòa là địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước về diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng, năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại đây chỉ có 900
ha thì sang năm 2009 đã tăng gần bốn lần đạt 3.100 ha [1].
[10]
Tnh
Din tích (ha)
Sng (tn)
Quảng Trị
300
4.000
Quảng Nam
1.570
11.950
Quảng Ngãi
598
6.751
Bình Định
786
4.575
Phú Yên
1.596
5.406
Khánh Hòa
3.106
3.675
Ninh Thuận
700
6.650
Bình Thuận
1.700
13.200
Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013, sản lượng thủy sản
đạt 6,05 triệu tấn tăng 2,1%, sản lượng nuôi trồng 3,34 triệu tấn tăng 2%. Riêng
nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 66 nghìn ha, 290 nghìn tấn, lần lượt tăng 57,9% và
50,5% về diện tích và sản lượng so với năm 2012 (Bảng 1.4). Dự kiến đến năm
2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449,5 nghìn tấn [3].
11
Tóm lại, tình hình nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm thẻ chân trắng
trên thế giới và Việt Nam nói riêng đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên
bên cạnh đó, nhiều nguy cơ về dịch bệnh bùng phát, môi trường ô nhiễm đang là
thách thức lớn trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay.
1.3. Công ngh Biofloc
Công nghệ Biofloc lần đầu tiên được nghiên cứu năm 1970 tại Ifremer - COP
(Pháp viện Nghiên cứu Khai thác biển) với các loài tôm khác nhau bao gồm:
Penaeus monodon, Fenneropenaeus merguiensis, Litopenaeus vannamei và L.
stylirostris [17], [29]. Đến năm 1990, có nhiều nghiên cứu phát triển hệ thống
Biofloc trong trang trại nuôi tôm thương phẩm. Từ đó, công nghệ này được áp dụng
tại nhiều trang trại nuôi tôm ở In-đô-nê-si-a, Ma-lay-si-a, Úc và Việt Nam,… [51].
1.3.1. Khái niệm về Biofloc
Floc là cụm sinh học được tạo thành từ động vật, thực vật phù du, các hợp
chất hữu cơ (phân tôm, xác sinh vật, mảnh thức ăn, ) và vi khuẩn [44], [39].
Biofloc là tập hợp của các hạt floc được gắn kết lại với nhau nhờ các chất nhờn
được tiết ra từ vi khuẩn, các vi sinh vật dạng sợi hoặc do lực hút tĩnh điện giữa
Din tích
(ha)
Sng
(tn)
t bình quân
(kg/ha)
2005
13.455
40.096
2.980
2006
18.441
57.185
3.100
2007
19.919
64.776
3.250
2008
15.079
47.827
3.170
2009
21.339
89.521
4.190
2010
25.397
136.719
5.380
2011
28.683
152.939
5.330
2012
41.789
186.197
4.460
2013
66.000
290.000
4.394
12
chúng. Công nghệ Biofloc là kết quả của công trình nghiên cứu ao nuôi bằng công
nghệ sinh học ứng dụng vai trò của biofloc để tối đa hóa tiềm năng của các quá
trình vi sinh diễn ra trong ao và phát huy hiệu quả nguồn năng lượng có sẵn trong
ao nuôi trên cơ sở sinh học.
1.3.2. Vai trò của hệ thống Biofloc
Biofloc có ba vai trò quan trọng: xử lý chất thải, tạo nguồn thức ăn, hỗ trợ
phòng bệnh [32]. Hệ thống Biofloc, sử dụng vi sinh vật dị dưỡng để phân hủy thức
ăn thừa và sản phẩm thải của tôm, các quá trình xử lý này diễn ra ngay trong ao.
Chính vì thế áp dụng công nghệ này rất ưu việt trong xử lý chất thải, đồng thời hạn
chế được chi phí năng lượng thay nước, duy trì chất lượng nước trong ao nuôi luôn
cao và ổn định [33], [28], [38].
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nước trong ao nuôi có chứa các nhân tố như: vi
khuẩn dị dưỡng, biofloc, động vật, thực vật phù du và giun tròn [30]. Hàm lượng
protein thô trong biofloc khoảng 30 - 45%, chất béo từ 1 - 5%, đây có thể là nguồn
thức ăn bổ sung cung cấp cho tôm bên cạnh thức ăn viên [38, 33 - 35]. Nghiên cứu
trên tôm cho thấy rằng tăng trưởng trên tôm có sự đóng góp tới 20 - 30% từ protein
của vi sinh vật trong hệ thống Biofloc. Riêng tôm thẻ chân trắng, protein trong
biofloc cung cấp hơn 29% [47], [21]. Lợi ích này được phản ánh thông qua việc cải
thiện hệ số tiêu tốn thức ăn FCR [21], [42], [37]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tôm
nuôi trong hệ thống Biofloc cần cung cấp thức ăn chứa hàm lượng protein thấp hơn
từ 12 - 15% so với tôm nuôi trong các hệ thống khác [35], [29].
Các nghiên cứu gần đây trong ao áp dụng công nghệ Biofloc cho thấy, vi
khuẩn có mặt trong floc chủ yếu là những vi khuẩn có lợi như: Lactobacillus,
Bacillus subtilis, Pediococcus pentosaceus, Streptomyces sp, ngoài khả năng tổng
hợp các hợp chất cao phân tử ngoại bào để kết dính với nhau, các chất hoạt động
tương tự như axit hữu cơ, chúng còn có khả năng tạo poly-ß-hydroxybutyrat (chất
kháng vi khuẩn gây bệnh) [50], [41], [24]. Trên thực tế, các quần thể vi khuẩn có lợi
liên tục được bổ sung vào ao nuôi thông qua các sản phẩm CP Plus, EM,… chúng
13
cạnh tranh môi trường sống, chất dinh dưỡng làm suy tàn các quần thể sinh vật có
hại, hạn chế gây bệnh cho tôm.
1.3.3. Các loại hệ thống Biofloc cơ bản
Trong công nghệ Biofloc có hai hệ thống cơ bản: hệ thống có sử dụng hoặc
tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và không dùng ánh sáng tự nhiên. Thứ nhất, hệ thống
Biofloc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên bao gồm: ao nuôi ngoài trời, nuôi trong bể
nuôi tôm nước chảy, nuôi tôm trong nhà kính, hoặc nuôi trong hệ thống mà tồn tại
song song tảo và vi khuẩn để kiểm soát chất lượng nước. Hệ thống Biofloc thứ hai
được xây dựng trong nhà kín và không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Hệ thống này
gọi là hệ thống Biofloc “nước nâu”. Trong hệ thống này chỉ có vi khuẩn tham gia
vào quá trình kiểm soát chất lượng nước [51].
1.3.4. Đặc điểm của công nghệ Biofloc
a. Đảo nước và sục khí
Trong ao nuôi sử dụng công nghệ Biofloc, chất rắn phải được giữ ở trạng
thái lơ lửng trong cột nước liên tục 24/24 giờ nếu không hệ thống sẽ không thể phát
huy tác dụng. Không sục khí đảo nước, biofloc sẽ lắng xuống đáy và nhanh chóng
tiêu thụ lượng oxy lớn trong ao. Khi đó, các khu vực yếm khí hình thành, hàm
lượng các khí độc như H
2
S, NH
4
+
và NH
3
tăng cao gây độc cho tôm. Đảo nước dễ
thực hiện trong hệ thống nuôi nhỏ hay hệ thống nuôi tôm nước chảy, tuy nhiên, rất
khó thực hiện trong ao nuôi ngoài trời có diện tích lớn [30].
Theo lý thuyết, quạt nước được dùng để cung cấp oxy và xáo trộn nước.
Trong thực tế, hệ thống quạt nước chỉ cung cấp oxy mà không thể xáo trộn nước
trong ao hiệu quả. Chính vì thế mà ao nuôi Biofloc phải trang bị thêm thiết bị sục
khí đáy. Trong ao nuôi hoặc bể, nhiều hệ thống quạt nước, sục khí đáy được bố trí
khắp ao và khuấy trộn theo vòng tròn. Hệ thống nuôi tôm nước chảy trong nhà kính
thường sử dụng các máy thổi khí đặt xung quanh bể nuôi để sục khí và tuần hoàn
nước [30].
14
So với các mô hình nuôi khác, mô hình nuôi áp dụng công nghệ Biofloc có
tỷ lệ tiêu hao oxy do hô hấp trong nước cao hơn vì hàm lượng chất rắn cao. Trong
ao nuôi thâm canh, với hệ thống nuôi tôm nước chảy và công nghệ “nước xanh”, tỷ
lệ tiêu hao oxy do hô hấp trong nước từ 2,0 - 2,5 mg O
2
/l/giờ, cao nhất là 6,0 mg
O
2
/l/giờ, trong hệ thống Biofloc từ 5 - 8 mg O
2
/l/giờ, chưa tính đến sự hô hấp của
tôm còn trong hệ thống Biofloc “nước nâu” thông thường là 6,0 mg O
2
/l/giờ. Nhu
cầu oxy cao như vậy cho thấy hệ thống sẽ không hoạt động khi không cung cấp đủ
oxy chỉ trong vòng một giờ. Do đó, cần phải cung cấp đủ để duy trì hàm lượng oxy
hòa tan ở ngưỡng an toàn cho tôm thông qua quá trình sục khí, các phương án kiểm
soát, nguồn điện dự phòng để chạy hệ thống sục khí phải luôn luôn sẵn sàng trong
hệ thống nuôi [36].
b. Cân bằng tỷ lệ C:N
Yếu tố quan trọng để kiểm soát amoniac trong hệ thống Biofloc là tỷ lệ C:N
[20]. Tỷ lệ C:N cần để kiểm soát hàm lượng amoniac thông qua các vi sinh vật dị
dưỡng khoảng 12 - 15:1, vì thế phải tăng tỷ lệ C:N để vi khuẩn phát triển [19]. Có
thể tăng tỷ lệ C:N từ việc bổ sung các nguồn nguyên liệu có tỷ lệ C:N cao hoặc
dùng thức ăn có hàm lượng protein thấp. Nhiều nguồn nguyên vật liệu có thể dùng
để cung cấp cacbon vào hệ thống Biofloc như: bột ngũ cốc, rỉ đường, bã mía, cỏ
khô băm nhỏ, Nguồn cacbon phải có giá rẻ, phân hủy nhanh, dễ tìm và sẵn có
[49]. Vi khuẩn dị dưỡng trong hệ thống Biofloc có thể phân hủy vật chất hữu cơ
đơn giản như: đường hoặc tinh bột một cách nhanh chóng đồng thời tạo ra hàm
lượng protein trong biofloc, các axit béo n-6 cao hơn [23]. Để kiểm soát nồng độ
NH
3
thông qua con đường vi khuẩn dị dưỡng, thì bổ sung cacbon phải thực hiện
theo tỷ lệ cho ăn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi kg thức ăn có hàm lượng protein 30 -
38% thêm vào hệ thống, cần cung cấp 0,5 - 1,0 kg cacbon như rỉ đường (mật) [30].
Một số hạn chế khi bổ sung cacbon hữu cơ để kiểm soát amoniac là chúng có
thể tích lũy một lượng chất rắn có chứa vi khuẩn trong ao, chất rắn này, có thể gây
ảnh hưởng đến mang tôm và gây cản trở quá trình trao đổi khí ở mang. Lượng oxy
hòa tan và nhu cầu năng lượng cũng cần phải cung cấp nhiều hơn cho quá trình hô
15
hấp, duy trì trạng thái lơ lửng của chất rắn diễn ra trong ao. Ngoài ra, nếu không
quản lý tốt thành phần vi sinh vật trong biofloc mà tạo điều kiện cho vi sinh vật gây
bệnh phát triển có thể tôm trong ao sẽ chết nhanh hơn các loại bệnh thông thường.
Bổ sung cacbon là cần thiết để kiểm soát amoniac suốt vụ nuôi theo quy trình
Biofloc. Nếu muốn ngừng bổ sung cacbon, phải thực hiện quá trình từ từ vì ngừng
bổ sung cacbon đột ngột trước khi quá trình nitrat hóa diễn ra sẽ làm cho chất lượng
nước không ổn định và có khả năng làm tăng hàm lượng amoniac hoặc nitrit gây
độc cho tôm. Sau khi ngừng bổ sung cacbon, quá trình kiểm soát amoniac sẽ chuyển
sang quá trình nitrat hóa trong hệ thống nuôi sử dụng công nghệ Biofloc.
c. Thúc đẩy quá trình nitrat hóa
Ngoài phương pháp dùng vi khuẩn dị dưỡng cùng với việc quản lý tỷ lệ C:N,
còn sử dụng vi khuẩn nitrat hóa để kiểm soát amoniac (một hệ thống Biofloc được
sục khí đầy đủ và không bổ sung cacbon có xu hướng kiểm soát amoniac theo cơ
chế này). Khó khăn của phương pháp là độ kiềm bị giảm do quá trình nitrat hóa. Cả
ba quá trình kiểm soát amoniac trong công nghệ Biofloc đều làm giảm độ kiềm,
nhưng quá trình nitrat hóa gây giảm độ kiềm nhiều nhất. Quá trình phản nitrat hóa
có thể sử dụng để phục hồi sự sụt giảm độ kiềm, nhưng làm tăng chi phí sản xuất.
Chính vì thế bón vôi là biện pháp thích hợp để quản lý hệ thống Biofloc khi sử dụng
cách này để kiểm soát hàm lượng amoniac [30].
a. Sự chuyển đổi từ nước xanh sang biofloc
Trong quá trình nuôi, sẽ có lúc màu nước chuyển đổi từ nước xanh của tảo
chiếm ưu thế sang nước có màu nâu với mật độ vi khuẩn cao. Sự chuyển đổi ở đây
dựa trên điều kiện của hệ thống nuôi tôm như: ánh sáng, điều kiện sục khí, mật độ
vi khuẩn, tỷ lệ C:N. Sự chuyển đổi từ nước xanh của tảo sang nước màu nâu của
biofloc khác nhau giữa các hệ thống: nuôi trong ao, hệ thống ao nuôi nước chảy hay
bể. Trong đó sự chuyển đổi nhanh và ổn định hơn cả vẫn là các bể nuôi vì có diện
tích nhỏ dễ dàng kiểm soát môi trường và mật độ vi sinh, tiếp sau là hệ thống nuôi
nước chảy và nuôi trong ao.
16
Chỉ số màu sắc của quần thể vi khuẩn MCCI cho thấy sự chuyển đổi từ tảo
chiếm ưu thế sang vi khuẩn chiếm ưu thế. Sự chuyển đổi từ tảo sang vi khuẩn xảy ra
khi chỉ số MCCI từ 1,0 - 1,2 (Hình 1.7) [30].
Khi tỷ lệ cho ăn hàng ngày tăng từ 10 - 20 g/m
2
, công suất sục khí 25 - 30
hp/ha nước sẽ có màu xanh [30]. Tỷ lệ cho ăn tăng lên 30 g/m
2
vi khuẩn phát triển
chiếm ưu thế vì lúc này ánh sáng không đủ để tảo quang hợp và biofloc cũng bắt
đầu hình thành. Khi tỷ lệ cho ăn tăng lên khoảng 40 - 60 g/m
2
/ngày, nước sẽ chuyển
sang màu nâu và khi tỷ lệ cho ăn đạt 70 g/m
2
/ngày, nước sẽ có màu nâu với các hạt
biofloc và hoàn toàn không còn tảo phát triển [30]. Cùng với sự gia tăng của tỷ lệ
cho ăn, nhu cầu sục khí cũng tăng lên (Bảng 1.5).
Bng 1.5. S chuyn hóa t c nâu ca h thng Biofloc
kg/ha/ngày
Màu
Công
khí
hp/ha
100
Xanh
Tảo
30
-0,5
+4,2
200
Xanh
Tảo
30
-1,0
+8,3
300
Xanh
Tảo-vi khuẩn
150
-5,8
+1,2
400
Xanh
Tảo-vi khuẩn
150
-5,8
-2,0
500
Xanh-nâu
Tảo-vi khuẩn
150
-4,0
-1,0
600
Nâu-xanh
Tảo-vi khuẩn
150
-4,0
-3,5
700
Nâu
Vi khuẩn
175
-4,0
-4,0
800
Nâu
Vi khuẩn
200
-5,0
-5,0
900
Nâu
Vi khuẩn
200
-6,0
-6,0
17
Giá trị âm (-) chỉ sự tiêu hao oxy; giá trị dương (+) chỉ sự sản sinh ra oxy. Giá trị
quang hợp thuần chỉ cường độ tiêu hao oxy hoặc sản sinh ra oxy thuần.
Việc chuyển đổi màu sắc, mật độ sinh vật và hàm lượng oxy khó có thể cảm
nhận trực quan. Sự chuyển đổi màu nước từ xanh sang nâu đồng nghĩa với sự
chuyển đổi của tảo sang vi khuẩn chiếm ưu thế trong biofloc đang diễn ra, chứng tỏ
rằng nhu cầu oxy đang tăng lên. Nhưng khi màu nước chưa hoàn toàn chuyển sang
màu nâu và ngược lại, nhìn màu nước khó đánh giá tình trạng của hệ thống nuôi cho
đến khi thấy sự xuất hiện của một lượng lớn bọt trong điều kiện sục khí mạnh là dấu
hiệu để xác định hệ thống đã chuyển sang biofloc.
b. Biến động của amoniac
Hệ thống Biofloc có ba quá trình chính trong kiểm soát hàm lượng amoniac:
sự hấp thu của tảo, sự đồng hóa của vi khuẩn và quá trình nitrat hóa. Sự cạnh tranh
amoniac của tảo và vi khuẩn có liên quan đến sự chuyển đổi, động thái của amoniac
trong hệ thống Biofloc. Mỗi quá trình có mối liên hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như: tỷ lệ cho ăn hàng ngày, hàm lượng chất rắn lơ lửng
(biofloc), nồng độ amoniac, cường độ ánh sáng và tỷ lệ C:N bổ sung.
Sự hấp thu của tảo
Trong hệ thống Biofloc, nguồn dinh dưỡng từ thức ăn thừa nhờ ánh sáng mặt
trời sẽ nhanh chóng được hấp thu, tích lũy trong tế bào tảo thông qua quang hợp. Hệ
thống Biofloc mà tỷ lệ tảo cao sẽ gây nên những vấn đề về amoniac trong những
ngày thời tiết xấu do tảo bị hạn chế quang hợp hoặc bị lụi tàn. Sự biến động nồng
độ oxy hòa tan và pH cũng sẽ tăng lên mặc dù hệ thống vẫn được sục khí mạnh.
Một cách tổng quát, tỷ lệ cho ăn dưới 30 g/m
2
, hoạt động của tảo là yếu tố chính
trong kiểm soát chất lượng nước [51].
Sự đồng hóa của vi khuẩn
Thức ăn được cung cấp cho tôm trong hệ thống nuôi rất lớn nhưng sự phát
triển của vi khuẩn dị dưỡng trong hệ thống Biofloc vẫn bị giới hạn bởi sự thiếu hụt
hàm lượng cacbon hữu cơ hòa tan. Để kích thích quần thể vi khuẩn dị dưỡng phát
triển trong hệ thống Biofloc, tỷ lệ C:N được kiểm soát bằng cách bổ sung nguồn