Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ sở hạ tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 144 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
o0o




HÀ THỊ DUNG




KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG THỦY LỢI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: KẾ TOÁN





GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HIỂN








Nha Trang, tháng 07 năm 2013
i

LỜI CẢM ƠN
Qua 3 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ sở hạ tầng
em đã có điều kiện để tìm hiểu thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cùng với những kiến thức đã học tại trường
Đại học Nha Trang em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp: “Kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP XDTL & CSHT”.
Trong thời gian thực tập và hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này em đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô khoa Kế toán tài chính Đại học Nha Trang
cùng các cô, các chị kế toán trong Công ty . Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Bộ môn Kế toán trường Đại
học Nha Trang nói chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình
học tập và hoàn thành đồ án.
Các thầy cô khoa Kế toán – Tài chính nói riêng đã tận tình dạy dỗ, trang bị các
kiến thức nền tảng chuyên ngành kế toán doanh nghiệp cho chúng em.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô TS. Nguyễn Thị Hiển –
người cô đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đồ
án.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể ban lãnh đạo, các anh chị của các
phòng ban Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy Lợi và cơ sở hạ tầng đặc biệt là các cô:
Dương Thị Túy Hồng – Kế toán trưởng, cô Võ Thị Xuân Thu, Cô Nguyễn Thị
Tuyết Thu và chị Nguyễn Thị Bích Thuận trong phòng Kế toán đã tạo các điều

kiện tốt nhất cho em tiếp xúc thực tế và hoàn thành đồ án.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn đã đồng hành học tập, trao đổi,
trau dồi kiến thức, cùng nhau chia sẻ vượt qua những khó khăn để tôi có thể hoàn
thành bài Đồ án tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Do thời gian và kiến thức còn có hạn nên bài báo cáo khó tránh khỏi có những
thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp từ phía thầy cô cũng như các
anh chị và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Hà Thị Dung

i

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT. VIII
DANH CÁC MỤC BẢNG IX
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ IX
DANH MỤC CÁC LƯU ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ IIX
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Sự CầN THIếT VÀ Ý NGHĨA CủA Đề TÀI 1
2. MụC TIÊU NGHIÊN CứU 2
3. NộI DUNG NGHIÊN CứU 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 3
5. PHạM VI NGHIÊN CứU 3
6. NHữNG ĐÓNG GÓP CủA Đề TÀI 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 5
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 5
1.1.1.1. Khái niệm 5
1.1.1.2. Phân loại 5
1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của giá thành sản phẩm 8
1.1.2.1. Khái niệm 8
1.1.2.2. Phân loại giá thành 9
1.1.2.3. Chức năng của giá thành 10
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán 11
1.2. TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM XÂY LẮP 12
ii

1.2.1. Yêu cầu cơ bản trong tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
12
1.2.2. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
13
1.2.2.1. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 13
1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 13
1.2.3. Phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất xây lắp 14
1.2.3.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 14
1.2.3.2. Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất 14
1.2.4. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 15
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 15
1.4. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ 19
1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19
1.4.1.1.Nội dung 19

1.4.1.2. Nguyên tắc hạch toán 19
1.4.1.3. Kế toán chi tiết 20
1.4.1.4. Kế toán tổng hợp 20
1.4.1.5. Sơ đồ tài khoản 21
1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 21
1.4.2.1. Nội dung 21
1.4.2.2. Nguyên tắc hạch toán 22
1.4.2.3. Kế toán chi tiết 22
1.4.2.4. Kế toán tổng hợp 22
1.4.2.5. Sơ đồ tài khoản 23
1.4.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 23
1.4.3.1. Nội dung 23
1.4.3.2. Nguyên tắc hạch toán 24
1.4.3.3. Kế toán chi tiết 24
iii

1.4.3.4. Kế toán tổng hợp 24
1.4.3.5. Sơ đồ tài khoản 27
1.4.3.5.1. Trường hợp kế toán sử dụng MTC tập hợp chi phí riêng 27
1.4.3.5.2. Trường hợp kế toán sử dụng máy thi công mua nội bộ 28
1.4.3.5.3. Trường hợp kế toán sử dụng MTC không tập hợp chi phí riêng
28
1.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 28
1.4.4.1. Nội dung 28
1.4.4.2. Nguyên tắc hạch toán 29
1.4.4.3. Kế toán chi tiết 29
1.4.4.4. Kế toán tổng hợp 29
1.4.4.5. Sơ đồ tài khoản 31
1.4.5. Kế toán chi phí xây lắp phụ 32
1.4.5.1. Phương pháp hạch toán chi phí xây lắp phụ trường hợp xây dựng

công trình tạm 32
1.4.5.2. Sơ đồ tài khoản công trình xây lắp phụ (công trình tạm) 33
1.4.6. Kế toán thiệt hại phá đi làm lại 33
1.4.7. Kế toán tổng hợp chi phí xây lắp theo phương pháp kê khai thường
xuyên 35
1.4.7.1. Tài khoản sử dụng 35
1.4.7.2. Trình tự hạch toán 35
1.4.7.3. Sơ đồ tài khoản 36
1.4.8. Kế toán kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 37
1.4.9. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp 38
a. Phương pháp trực tiếp 38
b. Phương pháp tổng cộng chi phí 38
c. Phương pháp hệ số 38
d. Phương pháp tỷ lệ 39
e. Phương pháp liên hợp: Kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành 39
iv

1.4.10. Ý nghĩa và phương hướng hạ giá thành sản phẩm 39
1.4.10.1.Ý nghĩa của việc hạ giá thành 39
1.4.10.2. Biện pháp hạ giá thành sản phẩm 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 41
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI
VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 41
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty 43
2.1.2.1. Chức năng 43
2.1.2.2. Nhiệm vụ 44
2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty 44

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 45
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 45
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất 50
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 52
2.1.4.1. Các nhân tố bên trong 52
2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 55
2.1.5. Đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
gian qua 56
2.1.7. Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới 60
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG TL
&CSHT 60
2.2.1. Giới thiệu bộ máy và hình thức kế toán tại công ty 60
2.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 60
2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán trong công ty 61
2.2.1.3. Hình thức và phần mềm kế toán tại công ty 63
v

2.2.1.4. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 64
2.2.1.5. Tổ chức hệ thống chứng từ trong công ty (chi tiết xem phụ lục 1) 64
2.2.1.6. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trong công ty (chi tiết xem phụ
lục 2) 64
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty 64
2.2.3. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại công ty 66
2.2.3.1. Phân loại chi phí 66
2.2.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí 67
2.2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí 67
2.2.3.4. Đối tượng tính giá thành 67

2.2.3.5. Kỳ tính giá thành 68
2.2.3.6. Phương pháp tính giá thành 68
2.2.3.7. Cơ cấu giá thành trong doanh nghiệp 69
2.2.4. Kế toán các khoản mục chi phí trong giá thành 69
2.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 69
2.2.4.1.1. Nội dung 69
2.2.4.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 70
a. Chứng từ, sổ sách 70
b. Tài khoản sử dụng 70
c. Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 71
d. Định khoản. 73
e. Sơ đồ chữ T 73
f. Minh họa chứng từ 74
g. Nhận xét 80
2.2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 80
2.2.4.2.1. Nội dung 80
2.2.4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 81
vi

a. Chứng từ, sổ sách sử dụng 81
b. Tài khoản sử dụng 81
c. Quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách 82
d. Định khoản 84
e. Sơ đồ chữ T 84
f. Minh họa chứng từ 85
g. Nhận xét 88
2.2.4.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 88
2.2.4.3.1. Nội dung 88
2.2.4.3.2. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 89
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng 89

b. Tài khoản sử dụng 89
c. Quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách 90
d. Định khoản 92
e. Sơ đồ chữ T 92
f. Minh họa chứng từ 92
g. Nhận xét 95
2.2.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 95
2.2.4.4.1. Nội dung 95
2.2.4.4.2. Kế toán chi phí sản xuất chung 96
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng. 96
b. Tài khoản sử dụng 97
c. Quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách 97
d. Định khoản. 104
e. Sơ đồ chữ T 104
f. Minh họa chứng từ 105
g. Nhận xét 110
2.2.4.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 110
a. Nội dung 110
vii

b. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất công trình Kênh Tây – Buôn Đức –
Sông Hinh 110
2.2.4.6. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 111
2.2.4.7. Tổ chức tính giá thành sản phẩm 111
2.2.4.7.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 111
2.2.4.7.2. Phương pháp tính giá thành 111
2.2.4.7.3. Kế toán thiệt hại trong sản xuất. 112
2.2.4.7.4. Sơ đồ chữ T 113
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 115

2.3.1. Những mặt đạt được 115
2.3.2. Những mặt còn tồn tại 116
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 117
3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THU HỒI NỢ 117
3.1.1. Thực trạng tình hình thu nợ khách hàng của công ty 117
3.1.2. Một số biện pháp thu hồi nợ 117
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG 119
3.2.1. Thực trang công tác hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty . 119
3.2.2. Một số biện pháp đề xuất 120
3.3. TIẾT KIỆM CHI PHÍ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 120
3.3.1. Thực trạng tình hình giá thành trong công ty 120
3.3.2. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm xây lắp 121
KẾT LUẬN 125


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.

XL, KH, NB : Xây lắp, Khách hàng, Người bán
XDCB, PT, PTr : Xây dựng cơ bản, Phải thu, Phải trả
CT, HMCT : Công trình, Hạng mục công trình.
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSDMTC : Chi phí sử dụng máy thi công.
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CPSX, MTC : Chi phí sản xuất, máy thi công.

VT, VL, CCDC : Vật tư, Vật liệu, Công cụ dụng cụ.
TNDN, TNCN : Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân.
GĐ, KTT, CBKT : Giám đốc, Kế toán trưởng, Cán bộ kỹ thuật
HĐ, HĐGTGT : Hợp đồng, Hóa đơn giá trị gia tăng
PXK, TS, VCSH : Phiếu xuất kho, Tài sản, Vốn chủ sở hữu
TSCĐ, CVHT : Tài sản cố định, Công việc hoàn thành
CTHT, CTGS : Công trình hoàn thành, chứng từ ghi sổ.
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh.
BHXH, BHYT : Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế
BHTN, KPCĐ : Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn.
CT CPXD TL & CSHT : Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi và cơ sở hạ
tầng.
ix

DANH CÁC MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cấu trúc vốn công ty CP XÂY DỰNG TL & CSHT. 43
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả HĐSXKD của công ty
trong 3 năm. 57
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ trong doanh
nghiệp 69
Bảng 2.4: Bảng giá thành công trình Kênh Tây – Buôn Đức – Sông Hinh . 112

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 45
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất. 51
Sơ đồ 2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 51
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 60

Sơ đồ 2.5. Trình tự ghi sổ của phần mềm kế toán trong công ty. 63

DANH MỤC CÁC LƯU ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ

Lưu đồ 2.1: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí NVLTT. 72
Lưu đồ 2.2: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí NCTT. 83
Lưu đồ 2.3: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí sử dụng MTC. 91
Lưu đồ 2.4: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí lương nhân viên quản lý. 100
Lưu đồ 2.5: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí lãi vay. 101
Lưu đồ 2.6: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí khấu hao TSCĐ. 102
Lưu đồ 2.7: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí
khác
. 103

1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
Kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói
riêng là một công cụ quản lý kinh tế, phục vụ cho hoạt động quản lý giám sát bằng
việc thực hiện quan sát đo lường, tính toán ghi chép các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Kế toán là phương pháp đo lường và thông tin của những người có liên
quan, đặc biệt là các nhà quản lý.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp những thông
tin sinh động về sự tuần hoàn của tài sản, toàn bộ bức tranh của quá trình sản xuất
từ khâu đầu tiên cung cấp nguyên vật liệu (vật tư) cho đến khâu cuối là tập hợp chi
phí và tính giá thành đều được phản ánh thật đầy đủ và sinh động qua thông tin kế
toán.
Thông tin kế toán mang tính chất hai mặt là chi phí và kết quả. Nhờ đó mà
người ta xác định được hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính

của Doanh nghiệp. Hơn nữa thông tin kế toán có hai đặc trưng cơ bản là thông tin
và kiểm tra. Thông tin về hoạt động đồng thời kiểm tra về tiến độ, đơn giá, định
mức sử dụng lao động, vật tư hay dự toán chi phí. Ví dụ như: Thông tin kế toán
trong sổ kế toán chi tiết vật tư cung cấp cho nhà quản lý mức vật tư đã tiêu hao
đồng thời cho phép kiểm tra xem mức sử dụng như thế đã khớp với dự toán hay
không? Hay nói cách khác việc sử dụng có lãng phí không?
Một trong các bí quyết giúp các nhà quản lý kinh tế thành công trong việc
lựa chọn và ra các quyết định kinh doanh chính xác là sử dụng thông tin do kế toán
cung cấp. Theo quan điểm truyền thống xưa nay người ta thường so sánh giữa giá
bán và giá thành của sản phẩm. Trong đó nhân tố giá bán không do Doanh nghiệp
định đoạt mà phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường (trừ mặt hàng độc
quyền). Các nhà quản lý do vậy thường ra quyết định trên cơ sở giá thành do kế
toán cung cấp mà chi phí lại là cơ sở để tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Vì vậy
việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn
2

đối với Doanh nghiệp, nếu không được tính đúng tính đủ chi phí sản xuất vào giá
thành sẽ có thể dẫn đến các quyết định kinh doanh sai lầm làm Doanh nghiệp chẳng
những bỏ lỡ mất thời cơ kinh doanh mà còn có thể đi đến phá sản. Đồng thời thực
hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn là cơ sở để
thực hiện giám đốc các hoạt động, phát hiện và khắc phục kịp thời các tồn tại, phát
hiện tiềm năng mới đảm bảo cho Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế tự
hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Hơn nữa, XDCB là ngành sản xuất tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh
tế quốc dân, hàng năm chiếm 30% vốn đầu tư của cả nước. Sản phẩm của ngành là
những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên có ý nghĩa kinh tế
quan trọng. Hiện nay khối lượng công việc XDCB của ngành tăng nhanh và song
song với nó là vốn đầu tư XDCB cũng tăng nhanh. Vì vậy việc hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp càng trở nên có ý nghĩa quan trọng góp
phần đắc lực vào việc quản lý, sử dụng vốn một cách có hiệu quả, khắc phục tình

trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp qua nhiều
khâu. Có thể nói hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vốn đã là
một phần hành cơ bản trong công tác kế toán lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với
Doanh nghiệp xây lắp và xã hội. Bên cạnh đó nó cũng là cơ sở để Nhà nước kiểm
soát vốn đầu tư XDCB và thu thuế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
tại công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ sở hạ tầng nhằm mục đích:
- Tìm hiểu hoạt động và công tác tổ chức kế toán tại Doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh với đặc trưng là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp.
- Tìm hiểu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
thực tế tại doanh nghiệp xây lắp, nhằm so sánh giữa lý thuyết và thực tế
có những gì giống và khác nhau.
3

- Đồng thời đề ra một số biện pháp để hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Xây
dựng Thủy lợi và cơ sở hạ tầng.
3. Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, thì nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Thứ nhất là: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp.
- Thứ hai là: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ sở hạ
tầng.
- Thứ ba là: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ
sở hạ tầng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ phòng Tài vụ của công ty

cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ sở hạ tầng. Thu thập số liệu từ các bài báo, các tài
liệu liên quan.
- Phương pháp xử lý số liệu: phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá, đối
chiếu số liệu, …
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ sở hạ tầng. Số liệu sử
dụng minh họa được lấy trong 3 năm 2010, 2011 và 2012.
6. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính
giá thành sản phẩm xây lắp.
- Mô tả thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ sở hạ tầng.
4

- Chỉ ra những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế trong công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâm xây lắp tại công ty.
- Đề xuất được một số các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu Tham khảo, Phụ
lục thì đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp.
- Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi và cơ sở
hạ tầng.
- Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Xây
dựng Thủy lợi và cơ sở hạ tầng.

5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh
nhất định. Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp
và các khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí về lao động vật hóa là
những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các
hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính.
1.1.1.2. Phân loại
Việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản
ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn
bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh
chi phí. Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi
phí sản xuất cũng được phân loại theo cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế
của quản lý và hạch toán.
a.Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện
cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại
này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.
Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị thực tế của nguyên
liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu
thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối
lượng xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất
chung).

6

+ Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho
lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp và các hoạt động sản
xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí
lao động trực tiếp thuộc hoạt động xây lắp bao gồm các khoản phải trả cho lao động
thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công
việc
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ
chi phí nguyên vật liệu, nhân công, các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử
dụng máy thi công phục vụ cho các công trình xây lắp. Máy thi công xây lắp là một
bộ phận của TSCĐ, bao gồm tất cả các loại xe máy kể cả thiết bị chuyển động bằng
động cơ ( chạy bằng hơi nước, xăng, dầu…) được sử dụng trực tiếp cho công tác
xây lắp trên các công trường thay thế cho sức lao động của con người
Chi phí sử dụng máy thi công được chia thành 2 loại:
 Chi phí thường xuyên: chi phí phát sinh hàng ngày cần thiết cho công việc sử
dụng máy như: Tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy, kể công nhân
phục vụ máy. Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ động lực dùng cho máy và chi phí vật liệu
khác. Chi phí dụng cụ, công cụ liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công. Khấu
hao máy thi công. Chi phí dịch vụ mua ngoài như: thuê máy thi công (nếu có), chi
phí sửa chữa thường xuyên, điện, nước… Chi phí khác.
 Chi phí tạm thời: Chi phí phát sinh một lần tương đối lớn nên được phân bổ
hoặc trích trước theo thời gian sử dụng máy thi công ở công trình như: Chi phí tháo,
lắp, chạy thử sau khi lắp để sử dụng. Chi phí vận chuyển máy thi công đến địa điểm
xây dựng, chi phí trả về nơi đặt để máy… Chi phí sửa chữa lớn máy thi công. Chi
phí xây dựng các công trình tạm phục vụ máy thi công: lều, lán che, bệ để máy…
+ Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường
xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (23%) trên tiền lương của công nhân trực
tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu

7

hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến
hoạt động của đội.
Ý nghĩa của cách phân loại này cho biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại
chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định, đồng thời giúp
kế toán sử dụng tài khoản phù hợp.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí, thì CPSX
bao gồm
+ Chi phí khả biến (biến phí): Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ
thuận với khối lượng công việc hoàn thành, thường bao gồm: chi phí nguyên vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì…. Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là
mức ổn định.
+ Chi phí bất biến (định phí): là những khoản chi phí cố định khi khối
lượng công việc hoàn thành thay đổi. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị sản phẩm
thì định phí lại biến đổi. Định phí thường bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng
chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý…
+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí
và định phí. Hỗn hợp phí thường gồm: Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp
Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra
chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương
hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
c. Phân loại theo yếu tố chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất và nội dung kinh tế của chi
phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí
có cùng nội dung kinh tế, không xét đến công dụng cụ thể, nội dung phát sinh.
Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được chia thành các yếu tố như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Xi măng, cát, đá, sắt, thép…
+ Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ,…

+ Chi phí nhiên liệu: xăng, dầu mỡ, khí nén…
8

+ Chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản
xuất và gián tiếp.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng
cho sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí khác dung cho hoạt động sản
xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí đã nêu trên.
Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế có tác dụng lớn trong việc quản lý
chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất và lập kế hoạch cung ứng vật
tư, kế hoạch, quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu vốn định mức. Đối với kế toán nó là
cơ sở để tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, giám đốc tình hình thực hiện
dự toán chi phí sản xuất đồng thời là cơ sở tính toán thu nhập quốc dân, đánh giá
tình hình tăng năng suất lao động.
1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm,
lao vụ đã hoàn thành.
Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất
và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước
chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối sản phẩm lao vụ, dịch
vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá
thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành
trong kỳ.


9

1.1.2.2. Phân loại giá thành
a. Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo cách phân loại này thì giá thành được chia thành 3 loại:
+ Giá thành dự toán: Là toàn bộ các chi phí trực tiếp, gián tiếp tạo nên sản
phẩm tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực và theo các định mức kinh tế kỹ
thuật do Nhà nước ban hành để xây dựng các công trình XDCB.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán trước thuế - Thu nhập chịu thuế tính trước.
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng
đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong
doanh nghiệp.
+ Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra để hoàn thành một đối tượng xây lắp nhất định. Giá thành sản phẩm
xây lắp thực tế không chỉ bao gồm những chi phí thực tế phát sinh
Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa 3 loại giá thành trên phải đảm bảo:
Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế
Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép đánh giá chính xác
trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp xây lắp
khác. Việc so sánh giữa giá thành kế hoạch với giá thành thực tế cho phép đánh giá
sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật
chất và trình độ tổ chức quản lý.
b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này giá thành được phân thành 2 loại:
+ Giá thành sản xuất : Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh
liên quan tới quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Giá thành sản xuất được dùng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, là căn cứ để
tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp.

Giá thành sản xuất được tính theo công thức:
10

Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ +
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
+ Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ) : Bao gồm toàn bộ giá thành sản
xuất sản phẩm xây lắp cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
đã được phân bổ cho sản phẩm đó.
1.1.2.3. Chức năng của giá thành
Giá thành có 2 chức năng chính là thước đo bù đắp chi phí, định giá.
 Chức năng thước đo bù đắp chi phí
Giá thành sản phẩm là biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh
nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp
một cách đầy đủ kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Như vậy, việc tìm căn cứ
để xác định mức bù đắp những chi phí mà mình đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm và
thực hiện được giá trị của sản phẩm là một yêu cầu khách quan trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác đinh một cách
chính xác, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng bù đắp chi phí.
Bù đắp hao phí sản xuất là vấn đề quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp
bởi hiệu quả kinh tế được biểu hiện ra trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù
đắp lại những gì mình đã bỏ ra hay không, đủ bù đắp chi phí là khởi điểm của hiệu
quả và được coi là yếu tố đầu tiên để xem xét hiệu quả kinh doanh.
 Chức năng lập giá
Giá sản phẩm được xác định trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm. Khi xác định giá cả yêu cầu là giá cả phải có khả
năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho các
doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường cũng có thể bù đắp được hao phí
để thực hiện tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Để thực hiện được yêu cầu bù đắp
hao phí vật chất này, thì khi xác định giá cả phải căn cứ vào giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên giá thành sản phẩm không phải là căn cứ duy nhất để doanh

nghiệp xác định giá cả sản phẩm của mình mà còn phải căn cứ vào giá thành bình
quân của ngành, tính hợp lý của chi phí và quá trình sản xuất.
11

1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao
phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là 2 mặt thống
nhất của cùng một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về mặt bản chất. Chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động
vật hóa mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình thi công.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành lại khác nhau về mặt lượng. Chi
phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá
thành lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành
một khối lượng công việc xây lắp đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm không bao
gồm những chi phí cho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan
đến hoạt động sản xuất, những chi phí đã chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ sau. Nhưng
nó lại gồm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, những
chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí kỳ
trước chuyển sang cho kỳ này.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp chỉ thống nhất về lượng
trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là
công trình, hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ hoặc giá trị xây lắp dở
dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau.
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc
quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm
vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận

thầu thì doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định
mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và
khả năng của bản thân doanh nghiệp, mặt khác phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để
12

thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói
chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế
toán đối với sản xuất.
Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thánh sản phẩm xây lắp là:
 Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
 Kiểm tra tình hình thực hiện định mức các chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi
phí sử dụng máy thi công và các chi phí khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh
lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát,
hư hỏng… trong sản xuất để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
 Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của
doanh nghiệp.
 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công
trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện
pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
 Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây
dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo
nguyên tắc quy định.
 Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình,
hạng mục công trình, từng bộ phận thi công, tổ đội sản xuất… trong từng thời kỳ
nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp,
cung cấp chính xác, kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành
phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
1.2. TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM XÂY LẮP
1.2.1. Yêu cầu cơ bản trong tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
+ Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, phương pháp tập hợp chi phí sản
xuất và phân bổ chi phí sản xuất thích hợp.
13

+ Xác định đúng đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá
thành thích hợp.
+ Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp. Quy định trình tự công việc, phân bổ chi phí chính xác cho từng đối tượng
cụ thể, tránh sai sót nhầm lẫn.
1.2.2. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.2.1. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi giới hạn mà chi phí
sản xuất cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và tính
giá thành.
Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp
xây lắp, trước hết phải căn cứ vào các yếu tố như: tính chất sản xuất và quy trình
công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của đơn
vị.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệ và
sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình,
hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi
phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng,
bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên trên thực tế thì các đơn vị
xây lắp thường hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình.
Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo đúng đối tượng đã được quy định
hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục
vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời.
1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp

Trong hoạt động xây lắp, việc xác định đối tượng tính giá thành tùy thuộc
vào đối tượng lập dự toán và phương thức thanh toán giữa hai bên giao thầu và nhận
thầu. Do vậy đối tượng tính giá thành có thể là:
 Sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh: Khi đối tượng lập dự toán là công trình, hạng
mục công trình với phương thức thanh toán là thanh toán 1 lần.
14

 Sản phẩm xây lắp hoàn thành theo giai đoạc quy ước: Khi đối tượng lập dự toán
là công trình, hạng mục công trình chưa kết thúc toàn bộ mà chỉ kết thúc đến một
giai đoạn nhất định; phương thức thanh toán là thanh toán theo từng giai đoạn quy
ước.
 Khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định do doanh nghiệp xây lắp tự xác định:
Khi đối tượng lập dự toán là công trình, hạng mục công trình; phương thức thanh
toán là thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
1.2.3. Phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất xây lắp
1.2.3.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp
và phân loại chi phí theo từng khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng
kế toán chi phí. Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập
hợp chi phí sau:
 Phương pháp hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản
xuất liên quan tới công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình,
hạng mục công trình đó.
 Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp
này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp thực hiện xây lắp khoán. Đối
tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các
khu vực thi công. Trong từng đơn vị thi công thì lại được tập hợp theo từng đối
tượng tập hợp chi phí như công trình, hạng mục công trình.
1.2.3.2. Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất
Kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất khi cùng một yếu tố chi phí

phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng. Do đó để phục vụ cho công tác tập hợp chi
phí tính giá thành thì kế toán phải tiến hành phẩn bổ khoản mục chi phí nàycho từng
đối tượng một cách chính xác và hợp lý nhất.
Trên thực tế tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ
quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ
chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau đó là: Phân bổ theo chi phí nguyên

×