Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hành vi địa hóa của ASEN trong nước dưới đất khu vực phía tây Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 94 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



TỐNG THỊ THU HÀ


HÀNH VI ĐỊA HÓA CỦA ASEN TRONG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC







Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




TỐNG THỊ THU HÀ


HÀNH VI ĐỊA HÓA CỦA ASEN TRONG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI

Chuyên ngành: Thạch học, Khoáng vật học và địa hóa học
Mã số: 60.44.57

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG MAI




Hà Nội - 2012
2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI ASEN TRONG
NƢỚC DƢỚI ĐẤT KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI 9
1.1. Vị trí địa lý 9
1.2. Địa hình 9
1.3. Khí hậu 11
1.4. Thủy văn 11

1.5. Đặc điểm trầm tích Đệ tứ 11
1.6. Đặc điểm địa chất thủy văn 13
1.6.1. Các tầng chứa nƣớc lỗ hổng 13
1.6.2. Các tầng chứa nƣớc khe nứt 19
1.6.3. Các thành tạo cách nƣớc và rất nghèo nƣớc 21
1.7. Hoạt động kinh tế - xã hội 21
1.7.1. Nông, lâm nghiệp 22
1.7.2. Công nghiệp 23
1.7.3. Làng nghề 24
1.7.4. Du lịch 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ SỐ LIỆU 27
2.1. Tình hình nghiên cứu As trong nƣớc dƣới đất ở Việt Nam 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phƣơng pháp lấy mẫu 29
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích 31
2.2.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu 34
2.3. Cơ sở số liệu 35
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỦY ĐỊA HÓA NƢỚC DƢỚI ĐẤT 37
3.1. Thành phần hóa học chính 37
3.1.1. Đặc điểm chung 37
3.1.2. Thành phần hóa học chính tầng Holocen (qh) 39
3.1.3. Thành phần hóa học chính tầng Pleistocen (qp) 41
3.2. Độ tổng khoáng hóa (TDS) 42
3.3. Kiểu hóa học của nƣớc dƣới đất 43
3.3.1. Kiểu hóa học của nƣớc tầng Holocen 43
3.3.2. Kiểu hóa học của nƣớc tầng Pleistocen 43
3.4. Thành phần các kim loại 44
CHƢƠNG 4: HÀNH VI ĐỊA HÓA CỦA ASEN TRONG NƢỚC DƢỚI ĐẤT
KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI 46
4.1. Hàm lƣợng As trong nƣớc dƣới đất 46

3

4.2. Dạng tồn tại của As trong nƣớc dƣới đất 48
4.2.1. Kết quả phân tích 48
4.2.2. Quan hệ của As và Eh 49
4.2.3. Quan hệ giữa As với pH 50
4.3. Quan hệ của As với các thành phần hóa học trong nƣớc dƣới đất 52
4.3.1. Quan hệ của As với Fe 52
4.3.2. Quan hệ của As với Mn 53
4.3.3. Quan hệ của As với NH
4
+
54
4.3.4. Quan hệ của As với DOC và TOC 56
4.3.5. Quan hệ của As với HCO
3
-
57
4.3.6. Quan hệ của As với SO
4
2-
57
4.4. Quan hệ của As với các thành phần hóa học trong trầm tích Đệ Tứ 58
4.4.1. Thành phần thô lƣợng 58
4.4.2. Thành phần vi lƣợng 60
CHƢƠNG 5: Ô NHIỄM NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM ASEN TRONG NƢỚC DƢỚI ĐẤT 67
5.1. Hiện trạng ô nhiễm nƣớc dƣới đất 67
5.1.1. Ô nhiễm As trong nƣớc dƣới đất 67
5.1.2. Ô nhiễm Fe, Mn trong nƣớc dƣới đất 71

5.2. Nguồn gốc và cơ chế ô nhiễm As trong nƣớc dƣới đất 71
5.2.1. Nguồn gốc As trong nƣớc dƣới đất 71
5.2.2. Cơ chế ô nhiễm As trong nƣớc dƣới đất 72
5.3. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm As trong nƣớc dƣới đất 75
5.3.1. Đối với các khu vực đã có hệ thống cung cấp nƣớc tập trung 76
5.3.2. Đối với các giếng khoan đơn lẻ 76
5.3.3. Một số công nghệ xử lí As trong nƣớc dƣới đất 78
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90










4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS
Hấp phụ nguyên tử (Atomic Absortion Spectrometer)
Min
Giá trị nhỏ nhất
Max
Giá trị lớn nhất
Av hoặc Mean
Giá trị trung bình cộng

Me (Median)
Trung vị
S
Độ lệch chuẩn
V (%)
Hệ số biến phân
DL
Giới hạn phát hiện
NOM
Hợp chất hữu cơ tự nhiên
DOC
Cacbon hữu cơ hòa tan
TOC
Tổng cacbon hữu cơ
NDĐ
Nƣớc dƣới đất
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
XRF
Phƣơng pháp huỳnh quang tia X
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
















5

DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
TT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
10
2
Hình 1.2
Sơ đồ trầm tích Đệ tứ

3
Hình 1.3
Sơ đồ địa chất thủy văn khu vực phía tây Hà Nội

4
Hình 2.1

Sơ đồ các điểm khảo sát lấy mẫu NDĐ
30
5
Hình 3.1

Tƣơng quan giữa hàm lƣợng Ca
2+
với HCO
3
-

và Mg
2+
với HCO
3
-
trong NDĐ tầng Holocen
39
6
Hình 3.2

So sánh tƣơng quan thành phần các ion trong
NDĐ tầng Holocen và Pleistocen
42
7
Hình 3.3

Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng TDS tầng Holocen
và Pleistocen
42

8
Hình 4.1
Phân bố tần suất hàm lƣợng As
47
9
Hình 4.2
Tƣơng quan giữa As và Eh
49
10
Hình 4.3
Tƣơng quan giữa As và pH
50
11
Hình 4.4
Ảnh hƣởng của Eh và pH tới dạng tồn tại của As trong
NDĐ
51
12
Hình 4.5
Tƣơng quan giữa Eh và pH trong NDĐ khu vực phía
tây Hà Nội
51
13
Hình 4.6
Hàm lƣợng As và Mn trong các mẫu NDĐ
53
14
Hình 4.7
Hàm lƣợng trung bình của As và NH
4

+
trong TM1
55
15
Hình 4.8
Median hàm lƣợng As và NH
4
+
trong TM1
55
16
Hình 4.9
Tƣơng quan giữa As với NH
4
+

56
17
Hình 4.10
Tƣơng quan giữa As với DOC và TOC
56
18
Hình 4.11
Tƣơng quan giữa As với HCO
3
-
57
19
Hình 4.12
Tƣơng quan giữa As với SO

4
2-
trong TM1 và TM2
58
20
Hình 4.13
Biến thiên hàm lƣợng các kim loại trong lỗ khoan
QO.01
63
21
Hình 4.14
Biến thiên hàm lƣợng các kim loại trong lỗ khoan
QO.03
64
22
Hình 5.1
Tỷ lệ mức độ ô nhiễm
67
23
Hình 5.2
Phân bố hàm lƣợng As trong NDĐ khu vực phía tây
Hà Nội
70
24
Hình 5.3
Sơ đồ địa hóa môi trƣờng As
75
25
Hình 5.4
So sánh hàm lƣợng nguyên tố trong mẫu nƣớc nguyên

khai và mẫu nƣớc đã lọc
77




6

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Một số đặc trƣng khí hậu khu vực phía tây Hà Nội
11
2
Bảng 1.2
Thống kê các phân vị địa chất thủy văn
15
3
Bảng 1.3
Kết quả bơm hút nƣớc thí nghiệm tầng chứa nƣớc
Holocen (qh)
16
4
Bảng 1.4
Kết quả bơm hút nƣớc thí nghiệm tầng chứa nƣớc
Pleistocen (qp)

18
5
Bảng 2.1

Số khối, đồng vị và giới hạn phát hiện đối với các nguyên
tố
32
7
Bảng 2.2
Cơ sở số liệu
36
8
Bảng 3.1
Các đặc trƣng thống kê thành phần hóa học nƣớc dƣới
đất
38
9
Bảng 3.2

Các đặc trƣng thống kê thàn phần hóa học tầng Holocen
(qh)
39
10
Bảng 3.3

Các đặc trƣng thống kê thành phần hóa học tầng
Pleistocen (qp)
41
11
Bảng 3.4

Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng các kim loại trong
nƣớc dƣới đất
44
12
Bảng 4.1
Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng As trong tầng
Holocen và Pleistocen
46
13
Bảng 4.2
Phân bố tần suất hàm lƣợng As
47
14
Bảng 4.2
Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng As trong NDĐ khu
vực phía tây Hà Nội
48
15
Bảng 4.3
Kết quả phân tích hàm lƣợng As(III) và As(V) trong
NDĐ
48
16
Bảng 4.4
Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng As(III) và As(V)
trong NDĐ
49
17
Bảng 4.5
Hàm lƣợng As và Fe theo bậc

52
18
Bảng 4.6
Hàm lƣợng As và NH
4
+
theo bậc trong tập mẫu TM1
54
19
Bảng 4.7
Hàm lƣợng các oxit trong trầm tích Đệ tứ khu vực phía
tây Hà Nội
58
20
Bảng 4.8
Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng các oxit trong trầm
tích Đệ tứ
59
21
Bảng 4.9
Ma trận tƣơng quan các thành phần thô lƣợng trong trầm
tích Đệ tứ khu vực phía tây Hà Nội
60
22
Bảng 4.10
Hàm lƣợng (mg/kg) các nguyên tố vi lƣợng trong trầm
tích Đệ tứ khu vực phía tây Hà Nội
61
23
Bảng 4.11

Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng các nguyên tố vi
lƣợng trong trầm tích Đệ tứ
61
24
Bảng 4.12
Ma trận tƣơng quan các thành phần vi lƣợng trong trầm
tích Đệ tứ khu vực phía tây Hà Nội
66
25
Bảng 5.1
Các đặc trƣng hàm lƣợng As (µg/l) trong NDĐ
68
26
Bảng 5.2
Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng Fe và Mn trong NDĐ
71
7

MỞ ĐẦU
Ô nhiễm asen (As) trong nƣớc dƣới đất đã trở thành một hiểm họa môi
trƣờng với quy mô rộng lớn trên thế giới. Một số quốc gia, ô nhiễm As trong nƣớc
dƣới đất đã trở thành một quốc nạn nhƣ Bangladesh, Tây Bengal Ấn Độ, Thái Lan,
Trung Quốc… Đến nay trên thế giới đã có hàng trăm triệu ngƣời bị ảnh hƣởng của
việc sử dụng nƣớc có hàm lƣợng As cao. Hàng nghìn ngƣời bị nhiễm bệnh đã mất
hoặc giảm khả năng lao động. Hàng trăm ngƣời chết vì bị bệnh nặng do sử dụng
nƣớc với hàm lƣợng As cao. As trong nƣớc đã gây ra các bệnh hiểm nghèo nhƣ:
ung thƣ da, ung thƣ thận, ung thƣ bàng quang, …gây nên các tổn thƣơng nội tạng,
hủy hoại hoặc rụng các chi, các ngón tay, ngón chân…thậm chí dẫn đến tử vong.
Ở Việt Nam, từ năm 1994 khi phát hiện các mẫu nƣớc dƣới đất chứa As
nồng độ cao, các công trình khoa học đã bắt đầu đƣợc tiến hành nghiên cứu hiện

trạng, nguồn gốc, quy luật phân bố của As để tìm ra các giải pháp phòng ngừa và xử
lí nhằm đảm bảo chất lƣợng nƣớc sử dụng cho ngƣời dân. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu As có hệ thống và quy mô mới thực sự đƣợc chú ý trong vòng gần 10 năm trở
lại đây. Các kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy, As nồng độ cao trong nƣớc dƣới
đất phân bố trên diện rộng trên lãnh thổ Việt Nam. Nhiều địa phƣơng nhƣ Hà Nội,
Hà Nam, Phú Thọ, Long An, Đồng Tháp… đã phát hiện có hàm lƣợng As cao trong
nƣớc dƣới đất, vƣợt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép theo quy định của tổ chức Y
tế Thế giới (WHO: World Health Organization) đối với ăn uống và sinh hoạt (As <
10 g/l). Riêng đối với thủ đô Hà Nội, từ năm 2000 đến nay đã có một số công trình
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc (Berg M. và nnk, 2001; Đỗ Trọng
Sự, 2000; Nguyễn Văn Đản, 2004; Tống Ngọc Thanh, 2004; Berg M. và nnk, 2008,
v.v ). Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào khu vực nội thành và
phía đông Hà Nội; khu vực phía tây còn ít đƣợc quan tâm. Mặt khác, nếu nhƣ vấn
đề hiện trạng ô nhiễm As trong nƣớc dƣới đất đã đƣợc nghiên cứu khá chi tiết, thì
vấn đề về nguyên nhân và cơ chế ô nhiễm còn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng và
còn nhiều ý kiến chƣa thống nhất. Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Hành vi địa
8

hóa của asen trong nước dưới đất khu vực phía tây Hà Nội” đã đƣợc đặt ra và lựa
chọn nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:
1) Đánh giá hiện trạng ô nhiễm As trong nƣớc dƣới đất khu vực phía tây Hà
Nội
2) Xác định nguyên nhân ô nhiễm As trong nƣớc dƣới đất khu vực phía tây
Hà Nội và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Để giải quyết đƣợc các mục tiêu đó nội dung nghiên cứu của luận văn bao
gồm:
+ Nghiên cứu hàm lƣợng và dạng tồn tại của As trong nƣớc dƣới đất và trong
trầm tích Đệ tứ.
+ Nghiên cứu các đặc trƣng thủy địa hóa của nƣớc dƣới đất khu vực nghiên
cứu.

+ Nghiên cứu mối tƣơng quan của As và các thành phần hóa học khác trong
nƣớc dƣới đất.
Đề tài đƣợc thực hiện tại Khoa Địa Chất, Đại học Quốc Gia Hà Nội dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Đặng Mai. Trong quá trình hoàn thành luận văn
học viên đã đƣợc sự hỗ trợ kinh phí của đề tài QG.TĐ 10.03, sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô giáo khác trong khoa Địa chất và các đồng nghiệp trong Viện Khoa
học Địa chất và Khoáng sản. Nhân dịp này học viên xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn, các thầy cô giáo khác và các đồng nghiệp.






9

CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI ASEN
TRONG NƢỚC DƢỚI ĐẤT KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI
Trong khu vực này, các yếu tố chính ảnh hƣởng đến hành vi As trong nƣớc
dƣới đất bao gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, trầm tích Đệ tứ, địa chất thủy văn và
hoạt động kinh tế xã hội. Dƣới đây là mô tả khái quát các yếu tố đó.
1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu nằm ở phía tây Hà Nội, trọn vẹn trong địa giới hành
chính của tỉnh Hà Tây cũ bao gồm các huyện thị: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan
Phƣợng, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Chƣơng Mỹ, Thanh Oai, Thƣờng Tín,
Mỹ Đức, Ứng Hòa và Phú Xuyên (hình 1.1). Khu vực này nằm ở phía hữu ngạn
sông Đà và sông Hồng, thuộc châu thổ sông Hồng, có toạ độ địa lý 20
0
33’47” -
21

0
48’16” vĩ độ bắc và 105
0
17’17” - 106
0
0’25” kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh
Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình, phía nam giáp tỉnh Hà
Nam, phía đông giáp tỉnh Hƣng Yên và vùng nội thành Hà Nội. Vùng nghiên cứu
có diện tích 2.198km
2
, dân số 2.543.500 ngƣời với mật độ dân số 1.157 ngƣời/km
2
.
1.2. Địa hình
Địa hình khu vực này khá đa dạng: vùng đồi núi nằm dọc theo địa giới phía
tây và vùng đồng bằng nằm ở phía đông, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông
nam. Vùng đồi núi có độ cao từ 300m trở lên, diện tích khoảng 170km
2
, địa hình
dốc trên 25
0
, các núi đá vôi tập trung ở phía tây nam, địa hình bị chia cắt rất phức
tạp, có nhiều hang động lớn. Vùng bao gồm phần lớn huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây
và rìa phía tây các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chƣơng Mỹ và Mỹ Đức, liên kết
với nhau thành một dải chạy theo hƣớng tây bắc - đông nam. Vùng đồi núi có thể
chia thành các khu vực: núi Ba Vì, đồi cao Ba Vì, đồng bằng đồi và khu vực núi đá
vôi Chƣơng Mỹ - Mỹ Đức.
Địa hình vùng đồng bằng tƣơng đối bằng phẳng, chiếm 2/3 diện tích toàn
vùng nghiên cứu, mang đặc trƣng vùng đồng bằng Bắc Bộ, ô trũng đê viền, độ cao
trung bình 5-7m. Vùng đồng bằng là một bộ phận hợp thành đồng bằng châu thổ

10

sông Hồng và dọc theo sông Đáy chảy trên địa bàn tỉnh. Địa hình thấp dần từ tây
bắc xuống đông nam, theo hƣớng dòng chảy tự nhiên của hai con sông này.
Vùng đồi gò bán sơn địa nằm tiếp giáp giữa vùng núi và vùng đồng bằng,
chủ yếu là đồi thấp (độ cao trung bình 100m), xen lẫn các thung lũng.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực phía tây Hà Nội
11

1.3. Khí hậu
Khí hậu khu vực là nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Mặt khác, khu vực
nghiên cứu nằm ở sƣờn đông của phần nam dãy Hoàng Liên Sơn, nên khí hậu ở đây
chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Vì vậy, do đặc điểm địa hình nên
khu vực nghiên cứu có các vùng tiểu khí hậu khác nhau: Vùng đồng bằng có khí
hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 23,6
o
C, lƣợng mƣa trung bình 1500-1600mm
. Vùng đồi gò: khí hậu lục địa có nhiệt độ trung bình 23,5
o
C, lƣợng mƣa trung bình
2.300-2.400mm. Vùng núi Ba Vì: khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18
o
C, lƣợng
mƣa trung bình trên 2.300mm. Số giờ nắng hàng năm 1300-1700 giờ, độ ẩm không
khí trung bình 84-86% (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Một số đặc trƣng khí hậu khu vực phía tây Hà Nội
Yếu tố
khí hậu
Tháng

Trung
bình
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lƣợng mƣa (mm)
16,0
28,3
45,0
82,4
249,8
243,4
290,7
270,7
160,8
114,2
26,4
23,4
1551,2
Độ ẩm (%)
82

82
85
89
82
86
83
88
86
88
86
79
85
Nhiệt độ (
o
C)
17,3
19,4
21,2
24,6
25,5
28,8
29,6
28
27,3
25
21,5
15,6
23,6
1.4. Thủy văn
Về mặt thủy văn, khu vực nghiên cứu có nhiều sông suối chảy qua, hệ thống

sông suối khá phát triển và đa dạng, tạo thành hệ thống giao thông thủy bộ thuận
lợi, trong số đó đáng kể là 4 con sông lớn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã
hội là sông Đà, sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ. Ngoài ra, khu vực còn có nhiều
hồ lớn nhƣ Đồng Mô, Suối Hai, Xuân Khanh,
1.5. Đặc điểm trầm tích Đệ tứ
Trong khu vực Hà Nội, trầm tích Đệ tứ bao gồm 5 hệ tầng có tuổi từ
Pleistocen sớm cho đến Holocen: 1) Hệ tầng Lệ Chi; 2) Hệ tầng Hà Nội; 3) Hệ tầng
Vĩnh Phúc; 4) Hệ tầng Hải Hƣng và 5) Hệ tầng Thái Bình.
Hệ tầng Lệ Chi (Q
1
1
lc): bao gồm các trầm tích sông tuổi Pleistocen sớm
đƣợc hình thành trong khoảng thời gian từ đầu Đệ tứ đến khoảng 700.000 năm cách
ngày nay. Hệ tầng Lệ Chi không lộ ra trên mặt, chỉ gặp trong các lỗ khoan, ở độ sâu
12

từ 45 đến 80m, chiều dày thay đổi từ 2,5 đến 24,5m. Thành phần thạch học của hệ
tầng Lệ Chi bao gồm: cuội (thạch anh, silic, đá hoa), sỏi, cát, bột, sét màu xám nâu.
Hệ tầng Hà Nội (Q
1
2-3
hn): hình thành từ trầm tích sông lũ và sông, tuổi
Pleistocen giữa-muộn, phân bố từ ven rìa gò đồi Ba Vì, Sóc Sơn và trải rộng xuống
vùng đồng bằng. Trầm tích sông - lũ phân bố dƣới dạng thềm bậc 2 ở vùng Xuân
Mai, Thạch Thất, Hòa Lạc, Ba Vì, Đa Phúc, Kim Anh, Minh Trì và một vài nơi
khác. Thành phần vật chất của trầm tích sông lũ gồm phần dƣới là cuội tảng, cuội,
sỏi, sạn hỗn độn, phần trên là các bột ít sét màu vàng gạch. Nhiều nơi ở ven các gò
đồi, phần trên của trầm tích bị phong hóa mạnh tạo tầng đá ong non. Trầm tích sông
gặp ở hầu hết các lỗ khoan ở vùng đồng bằng, với chiều dày thay đổi từ 9,9 đến
34m. Thành phần vật liệu của trầm tích gồm cuội, sỏi, sạn, cát, bột sét màu xám

vàng loang lổ. Đây có thể coi là đối tƣợng chứa nƣớc ngầm chính của thành phố Hà
Nội. Về quan hệ, hệ tầng Hà Nội nằm phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Lệ Chi và các
đá cổ hơn, phía trên bị các trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc phủ bất chỉnh hợp lên.
Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q
1
3
vp): có tuổi Pleistocen muộn, tồn tại dƣới dạng thềm
bậc 1 (vùng lộ ra trên mặt), phân bố rộng ở Sóc Sơn, Đông Anh, Thạch Thất, Quốc
Oai, Chƣơng Mỹ, Xuân Mai và Cổ Nhuế. Chúng phân bố ở độ cao tuyệt đối 8-20m;
còn ở vùng đồng bằng, từ Nam Đông Anh, Nam Cổ Nhuế đổ về phía nam chỉ gặp
trong các lỗ khoan từ độ sâu 2-26,5m. Trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc có các
nguồn gốc sông, sông-hồ-đầm lầy và sông biển. Thành phần vật liệu trầm tích sông
bao gồm sỏi, cát, sạn thạch anh, bột, sét; cấu tạo phân lớp xiên chéo. Bề mặt trầm
tích bị laterit hóa có màu loang lổ vàng xám, nâu đỏ rất đặc trƣng. Trầm tích sông-
hồ-đầm lầy phân bố hạn chế và gồm có bột, sét màu xám, sét xám đen, sét kaolin
xám trắng chứa di tích thực vật tuổi Pleistocen muộn. Thành phần thạch học của
trầm tích sông biển gồm sét bột lẫn ít cát màu xám, bề mặt bị phong hóa có màu
loang lổ.
Hệ tầng Hải Hưng (Q
2
1-2
hh): gồm hai tập chính. Tập 1 gồm các thành tạo
nguồn gốc hồ, đầm lầy (lbQ
2
1-2
hh) và tập 2 (mQ
2
1-2
hh) gồm các trầm tích nguồn gốc
biển. Các trầm tích hồ, đầm lầy (lbQ

2
1-2
hh) không lộ ra trên mặt mà nằm dƣới độ
13

sâu khoảng 1.5 đến 20m, bề dày trung bình là khoảng 13.5m. Các trầm tích hệ tầng
Hải Hƣng đƣợc hình thành trong khoảng thời gian 10.000 - 4.000 năm cách ngày
nay. Trong khoảng thời gian này, đồng bằng Bắc Bộ trong đó có diện tích thành phố
Hà Nội chịu ảnh hƣởng của đợt biển tiến Flandrian. Trầm tích hồ - đầm lầy đƣợc
hình thành vào thời kỳ trƣớc biển tiến Flandrian nằm phía dƣới với các vật liệu sét
bột màu xám sẫm, xám đen chứa di tích thực vật, than bùn dạng thấu kính. Lớp này
có pH biến đổi từ 4.5 đến 6.5 và mang đặc tính của môi trƣờng axit và khử. Phía
dƣới của tập là bột sét, bùn lẫn mùn thực vật chƣa phân hủy hết, màu xám, chứa
nhiều tảo, nƣớc ngọt, lợ, mặn rất phổ biến trong khu vực nội thành Hà Nội.
Các lớp trầm tích biển (mQ
2
1-2
hh) thuộc tƣớng vũng vịnh, có chiều dày dao
động từ 0.4 - 4m, trung bình là 1.5m. Thành phần thạch học của chúng chủ yếu sét,
sét bột lẫn ít cát mịn, màu xám xanh, xám vàng rất dẻo và mịn. Tổ hợp khoáng vật
sét phổ biến là: hydromica, kaolinit, mônmorilonit, clorit.
Hệ tầng Thái Bình (Q
2
3
tb): bao gồm các trầm tích hiện đại, đƣợc thành tạo
sau khi biển lùi. Trầm tích của hệ tầng thuộc các tƣớng bãi bồi trong đê, ngoài đê và
hồ - đầm lầy với thành phần thạch học bao gồm cát, bột, sét, cuội, sỏi, sạn.
1.6. Đặc điểm địa chất thủy văn
Đặc điểm địa chất nổi bật của vùng nghiên cứu là có nhiều tầng chứa nƣớc
nhƣng đóng vai trò quan trọng nhất là các tầng chứa nƣớc trầm tích bở rời tuổi Đệ

tứ phân bố rộng rãi trên toàn bộ vùng nghiên cứu với bề dày khá lớn. Các tầng chứa
nƣớc khe nứt phân bố hẹp hơn và đóng vai trò thứ yếu trong cung cấp nƣớc.
1.6.1. Các tầng chứa nƣớc lỗ hổng
Trầm tích Đệ Tứ trong vùng phân bố khá rộng rãi. Tuy nhiên là vùng chuyển
tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên chiều dày trầm tích biến đổi mạnh, tập trung
chủ yếu ở ven sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Đáy và ở thung lũng giữa
núi, ven các suối, sông nhỏ (sông Tích, sông Con ).
Ven các sông lớn, trầm tích aluvi thành phần chủ yếu là cát sạn, cuội sỏi với
độ hạt thô dần theo chiều sâu, nhiều nơi bắt gặp sự biến đổi chuyển từ trầm tích hạt
thô sang hạt mịn khá đột ngột. Lớp trầm tích chứa nƣớc thƣờng đƣợc phủ bởi các
14

lớp trầm tích sét, á sét. Có thể phân ra làm hai tầng chứa nƣớc lỗ hổng: tầng chứa
nƣớc bên trên là cát pha, cát hạt thô và tầng chứa nƣớc bên dƣới (gọi là tầng chứa
nƣớc cơ sở - tầng sản phẩm) cấu tạo bởi cát thô và sỏi cuội.
Gradien dòng ngầm thƣờng nhỏ và có phƣơng gần nhƣ vuông góc với sông,
Nƣớc dƣới đất có quan hệ thuỷ lực khá chặt chẽ với nƣớc sông. Ven các sông suối
nhỏ hoặc các thung lũng giữa núi thƣờng cấu tạo bởi các vật liệu hạt thô nhƣ cuội,
sỏi, dăm sạn lẫn cát sạch, sự phân bố vật liệu theo chiều thẳng đứng cực kỳ hỗn độn
không có quy luật. Chiều rộng thung lũng thƣờng rất hẹp. Nƣớc dƣới đất trong các
thung lũng sông ở miền núi có phƣơng dòng ngầm song song với lòng sông, ở nơi
thung lũng mở rộng xảy ra sự hấp thu nƣớc sông, còn ở các nơi thắt lại quan sát
đƣợc các điểm lộ xuất hiện. Gradien dòng ngầm thƣờng lớn.
Chiều dày trầm tích Đệ tứ dao động trong một phạm vi tƣơng đối rộng. Tại
rìa thung lũng các sông lớn, các thung lũng giữa núi hoặc ven sông suối nhỏ chiều
dày thƣờng 5-10m, cá biệt có nơi lớn hơn (nhƣ thung lũng cạnh Xuân Mai chiều
dày tới 56m). Dải ven sông Hồng chiều dày thƣờng 30-50m, có nơi tới 62m (LK86)
- 70m (LK53). Dải ven sông Đáy cũng tƣơng tự có trũng dày tới 84m (LK62) - 87m
(LK70).
Có thể rút ra một số đặc điểm chính sau đối với nƣớc dƣới đất của bồi tích

sông suối trong vùng nghiên cứu:
- Đất đá chứa nƣớc là các trầm tích bở rời. Chiều dài vùng phân bố của các
tầng chứa nƣớc lớn hơn nhiều so với chiều rộng.
- Tầng chứa nƣớc thứ nhất thƣờng có bề mặt tự do, tầng chứa nƣớc cơ sở có
áp lực yếu ở những cửa sổ địa chất thuỷ văn nơi vắng mặt lớp thấm yếu ngăn cách
chúng thƣờng tạo thành một hệ thống thủy động lực duy nhất (ven sông Đáy, sông
Hồng).
- Chiều sâu thế nằm mực nƣớc thƣờng rất gần mặt đất, riêng phần ngoài đê
sông Hồng có chiều sâu mực nƣớc lớn hơn.
- Chiều dày bồi tích thay đổi trong phạm vi rất rộng.
15

- Nƣớc dƣới đất có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với nƣớc sông. Động lực nƣớc
dƣới đất bồi tích đƣợc xác định chủ yếu bởi mối liên quan với nƣớc mặt và nƣớc đá
gốc trải dƣới.
Bảng 1.2. Thống kê các phân vị địa chất thủy văn
Dạng tồn tại của
nƣớc dƣới đất
Phân vị địa chất thủy văn
Tên gọi
Ký hiệu
Tầng chứa nƣớc lỗ
hổng
Tầng chứa nƣớc trong các trầm tích hạt mịn Holocen (qh)
qh
Tầng chứa nƣớc trong các trầm tích hạt thô Pleistocen (qp)
qp
Tầng chứa nƣớc khe
nứt
Tầng chứa nƣớc khe nứt các trầm tích Neogen

n
Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích hệ tầng Mƣờng Trai
T
2
lmt
Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích hệ tầng Nậm Thẩm
T
2
lnt
Tầng chứa nƣớc khe nứt-karst trong trầm tích hệ tầng Đồng
Giao
T
2
a
Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích hệ tầng Tân Lạc
T
1
o
Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích phun trào hệ tầng
Viên Nam
T
l

Tầng chứa nƣớc khe nứt, khe nứt karst trong trầm tích biến
chất cổ Proterozoi hệ tầng Sông Hồng
eo
Các thành tạo cách
nƣớc và rất nghèo
nƣớc
Các thành tạo cách nƣớc Pleistocen trên hệ tầng Vĩnh Phúc

Q
1
3
vp
Tầng rất nghèo nƣớc đến cách nƣớc hệ tầng Yên Duyệt
P
2
yd
Các thành tạo xâm nhập cách nƣớc phức hệ Ba Vì
T
1
bv
* Tầng chứa nước trong các trầm tích hạt mịn Holocen (qh): Lộ ra trên bề
mặt và phân bố rộng rãi. Thành phần thạch học thƣờng có hai tập. Tập trên phân bố
không liên tục gồm sét pha thuộc phần trên của hệ tầng Thái Bình (Q
2
3
tb
1
) có chiều
dày từ rất nhỏ đến 10m, đất đá do có tính thấm yếu với hệ số thấm từ 0,0036 đến
0,065m/ng, trung bình 0,023m/ng nên chứa nƣớc kém; tập dƣới là cát lẫn sạn sỏi,
chiều dày trung bình 13,3m, chứa nƣớc tốt.
Hệ số dẫn (Km) của đất đá chứa nƣớc từ 65 đến 471m
2
/ng, cá biệt có nơi lớn
hơn lớn hơn 1000m
2
/ng, hệ số nhả nƣớc trọng lực () thay đổi từ 0,01 đến 0,17. Độ
giàu nƣớc của tầng thuộc loại nghèo đến trung bình.

Chiều sâu mực nƣớc dƣới đất thƣờng 3 - 4m. Nƣớc dƣới đất nhìn chung
không có áp lực hoặc áp lực rất nhỏ. Tỷ lƣu lƣợng (q) các lỗ khoan thí nghiệm từ rất
nhỏ đến 5,2 l/sm, đôi nơi lớn hơn.




16

Bảng 1.3. Kết quả bơm hút nƣớc thí nghiệm tầng chứa nƣớc Holocen (qh)
(Bùi Hữu Việt và nnk)
LK
Kết quả hút nƣớc
Thông số ĐCTV
Q (l/s)
S (m)
Ht (m)
q (l/sm)
Km
A

K (m/ng)
82
4,44
5,37
6,34
0,82
300
4,1x10
3


0,07
8,05
79
3,96
7,68
2,79
0,52
65


5,92
26
0,2
8,45
1,1
0,02




27
5,93
1,14
2,6
5,2
471


15,74

Nguồn cung cấp nƣớc cho tầng là nƣớc mƣa, nƣớc tƣới, riêng dải ven sông
về mùa lũ thì nƣớc sông là nguồn cung cấp chính, nhƣng vào mùa khô lại thoát ra
các sông, bị bốc hơi và cung cấp cho các tầng chứa nƣớc nằm dƣới. Ở vùng ven
sông Hồng và một số nơi khác do tầng cách nƣớc bị vát mỏng hoặc vắng mặt hoàn
toàn thì tầng chứa nƣớc qh có quan hệ thủy lực chặt chẽ với tầng chứa nƣớc qp bên
dƣới. Nƣớc sông Hồng có liên quan thủy lực trực tiếp với tầng qh. Đáy sông Hồng
cắt trực tiếp vào tầng chứa nƣớc. Các lỗ khoan càng gần sông có biên độ dao động
mực nƣớc càng lớn.
Nƣớc thƣờng là nƣớc nhạt. Độ tổng khoáng hóa nƣớc hay gặp từ 0,2 đến
0,3g/l. Kiểu nƣớc chủ yếu là Bicarbonat Magie - Canxi, nƣớc thuộc loại từ mềm đến
cứng. Công thức loại hình hóa học nƣớc tại lỗ khoan 207 (Duyên Thái, Thƣờng
Tín) nhƣ sau:
pH
)KNa(
Ca
Mg
ClHCO
M
5,7
19
27
49
24
3
76
335,0


Ở khu vực huyện Phú Xuyên và phía nam huyện Ứng Hòa, một số điểm
nƣớc tầng qh bị nhiễm mặn, tổng khoáng hóa tăng cao >1g/l, nƣớc thuộc kiểu

Clorua - Bicacbonat Natri - Canxi. Công thức Kurlov của mẫu nƣớc lấy ở khu vực
này nhƣ sau:
pH
Ca
Mg
)KNa(
HCOCl
M
5,7
14
51
27
3
40
51
280,1


Tầng chứa nƣớc này có ý nghĩa cung cấp nhỏ, đặc biệt nhân dân vùng nông
thôn ngoại thành thƣờng đào giếng, khoan giếng đƣờng kính nhỏ khai thác nƣớc
17

trong tầng này. Do vậy, tầng chứa nƣớc này dễ bị nhiễm bẩn và nhiều nơi đã bị
nhiễm bẩn.
* Tầng chứa nước trong các trầm tích hạt thô Pleistocen (qp)
Tầng chứa nƣớc này chỉ lộ một ít thành các chỏm nhỏ ở thung lũng hoặc ven
rìa vùng núi thuộc huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chƣơng Mỹ… có
chiều dày rất nhỏ. Phần bị phủ hoàn toàn phân bố liên tục, chỉ gặp trong lỗ khoan độ
sâu 10-35m ở nam Sông Hồng và lớn hơn. Tầng chứa nƣớc qp ngăn cách với tầng
chứa nƣớc qh bởi các trầm tích cách nƣớc thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc (Q

1
3
vp). Riêng
ở dải ven sông Hồng, sông Đuống do bị bào mòn nên hai tầng chứa nƣớc nằm trực
tiếp lên nhau tạo thành “cửa sổ địa chất thủy văn”; giữa chúng với nhau và với nƣớc
sông có quan hệ thủy lực chăt chẽ. Trầm tích tầng chứa nƣớc qp gồm hai lớp. Lớp
trên gồm các trầm tích có kích thƣớc hạt vừa đến thô lẫn sạn, sỏi có bề dày trung
bình 10-15m. Lớp dƣới là cuội lẫn cát sạn đôi nơi lẫn cát sét ở đáy, có bề dày 12-
22m, ở phía Bắc sông Hồng và sông Đuống. Giữa hai lớp đôi nơi tồn tại các thấu
kính mỏng sét pha ngăn cách, còn phần lớn trực tiếp nằm lên nhau. Hệ số dẫn (Km)
của lớp trên từ 50 đến 300m
2
/ng , lớp dƣới từ 1000-2120m
2
/ng.
Nƣớc dƣới đất có áp lực, đôi nơi có áp lực yếu (vùng cửa sổ địa thủy văn).
Cả hai lớp có chung mực nƣớc áp lực. Mực nuớc thƣờng ổn định ở độ sâu 2 - 4m
cách mặt đất. Hệ số nhả nƣớc đàn hồi (*) khoảng 0,012.
Tầng chứa nƣớc qp ở vùng lộ có chiều dày nhỏ có thể xem nhƣ thực tế không
có nƣớc, phần bị phủ rất giàu nƣớc và tƣơng đối đồng nhất về thành phần thạch học.
Một số lỗ khoan chỉ thí nghiệm lớp trên có tỷ lƣu lƣợng (q) từ 0,3 đến 5l/sm, còn
lớp dƣới đều lớn hơn 1l/sm; 70% số lỗ khoan thí nghiệm có tỷ lƣu lƣợng lớn hơn
3l/sm.
Nguồn cung cấp cho tầng chứa nƣớc qp chủ yếu là nƣớc sông (về mùa lũ),
nƣớc mƣa thấm qua tầng chứa nƣớc qh bên trên, một phần thoát ra sông (về mùa
khô), còn lại cung cấp cho tầng chứa nƣớc bên dƣới. Tầng chứa nƣớc qp có quan hệ
thủy lực với nguồn nƣớc mặt. Ở vùng sông Hồng, sông Đuống, hồ Quảng Bá mối
quan hệ này rất chặt chẽ. Tầng chứa nƣớc qp còn có quan hệ thủy lực rất chặt chẽ
18


với tầng chứa nƣớc qh ở trên và tầng chứa nƣớc Neogen (n) bên dƣới dọc theo vùng
sông Hồng, sông Đuống và các vùng cửa sổ địa chất thủy văn.
Bảng 1.4. Kết quả bơm hút nƣớc thí nghiệm tầng chứa nƣớc Pleistocen (qp)
(Bùi Hữu Việt và nnk)
TT
LK
Kết quả hút nƣớc
Ghi chú
Q (l/s)
S (m)
Ht (m)
q (l/sm)
Km (m
2
/ng)
1
84
3,9
12,58
4,33
0,31
-
Bồi tích sông
Hồng vùng
Sơn Tây
2
85
14,77
8,13
3,22

1,82
400
3
86
19,73
4,7
5,26
4,2
500
4
89
20,45
5,17
3,06
3,96
500
5
90
26,69
1,81
2,54
14,75
1500
6
92
16,4
8,87
2,6
1,85
600

7
94
31,14
4,31
1,07
7,22
700
8
97
16,4
7,82
2,15
9,1
1000
9
100
25,25
3,76
2,2
6,71
1100
10
38
6,99
1,39
1,63
5,03
400
11
52

19,9
1,27
0,81
15,65
1500
12
53
14,91
1,76
3,29
8,5
1300
13
54
14,03
4,0
2,12
3,5
500
14
57
3,57
4,45
0,95
0,8

15
58
6,9
1,12

1,5
6,3
500
16
60
3,58
10,25
0,2
0,35

17
83
14,0
7,0
6,18
2,0
300
18
129
19,24
1,76
2,55
10,93
1140
Bồi tích sông
Hồng vùng
Ba Vì
19
128
11,17

1,75
4,27
8,94
860
20
127
13,89
4,04
1,41
3,44
380
21
126
6,9
1,8
0,86
3,83
360
22
125
8,47
7,84
0,20
1,08

23
124
5,47
12,31
0,45

0,44

24
119
11,23
3,26
1,07
3,44
360
25
118
6,98
2,09
3,07
3,34
350
26
112
4,7
9,44
2,04
0,5

27
122
3,7
7,59
5,01
0,49
50

Bồi tích
sông Đà
28
120
6,67
0,87
3,07
7,66
730
29
164
6,29
1,19
4,3
5,28
710
Bồi tích ven
sông Đáy
30
76b
13,97
3,55
3,85
3,94
740
31
73
16,72
8,3
3,55

2,01

32
161
20,14
1,38
0,66
14,59
2120
33
162
18,5
3,06
3,41
6,04
1580
34
156
15,65
4,18
2,75
3,74
1420
Nƣớc của tầng qp chủ yếu là nƣớc nhạt với độ tổng khoáng hoá từ rất nhỏ
đến 0,78g/l với thành phần chủ yếu là Bicacbonat Calci, đôi nơi Bicacbonat -
Clorua Calci, Natri. Hàm lƣợng một số yếu tố thành phần của nƣớc dao động trong
khoảng nhƣ sau: sắt: 0,4 - 47,4mg/l; mangan: 0,03 - 1,15; asen từ rất nhỏ đến
0,33mg/l; NH
4
+

: 0,1 - 23,8mg/l; phenol: 0,0001 - 0,0106mg/l. Tầng chứa nƣớc qp
19

do rất phong phú nƣớc nên rất có ý nghĩa khai thác sử dụng quy mô lớn khi khoan
vào lớp dƣới của tầng chứa nƣớc, còn lớp trên là đối tƣợng khai thác nhỏ phục vụ
nhân dân vùng nông thôn.
1.6.2. Các tầng chứa nƣớc khe nứt
Các tầng chứa nƣớc khe nứt có diện phân bố rộng, diện lộ chủ yếu là vùng
núi cao Ba Vì, vùng núi phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và các dải đồi chuyển tiếp với
độ dốc nhỏ. Đất bề mặt thƣờng có độ thấm nƣớc tốt, nhất là tại những nơi có rừng
che phủ có khả năng giữ đƣợc hầu hết lƣợng mƣa rơi, điều tiết dòng chảy và cung
cấp tốt cho nƣớc dƣới đất. Các tầng chứa nƣớc khe nứt trong khu vực gồm:
* Tầng chứa nƣớc khe nứt các trầm tích Neogen (N): tầng phân bố thành
những dải, nhiều khi gặp kiểu nêm vát nhọn kẹp giữa các đứt gãy. Thành phần
thạch học của đất đá chứa nƣớc là sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết có tính phân nhịp.
Phần trên mức độ gắn kết yếu. Nƣớc trong tầng có chất lƣợng tốt, thành phần thoả
mãn tiêu chuẩn của nƣớc khoáng thiên nhiên có thể dùng để đóng chai. Tầng chứa
nƣớc Neogen hiện đang đƣợc sử dụng phục vụ dân cƣ ở một số nơi.
* Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích hệ tầng Mƣờng Trai (T
2
lmt): tầng
phân bố thành dải nằm song song và tiếp xúc kiến tạo với đá biến chất cổ Sông
Hồng (vùng Sơn Tây) hay cả với đá biến chất cổ Sông Hồng và đá Trias (Ba Vì).
Đất đá cấu thành gồm cát kết phân lớp, bột kết, phiến sét đen, phiến sét chứa vôi đôi
chỗ kẹp thấu kính đá vôi mỏng. Tầng nhìn chung nghèo nƣớc, đất đá có tính thấm
rất thấp
* Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích hệ tầng Nậm Thẩm (T
2
lnt): tầng
phân bố thành các khoảnh hẹp khoảng 4-5km

2
(xã Liên Sơn - Xuân Mai). Thành
phần đất đá bao gồm: bột kết kẹp cát kết, sét kết, sạn kết chứa vôi. Nhìn chung độ
giàu nƣớc của tầng từ thấp đến trung bình. Đây là tầng chƣa đƣợc nghiên cứu.
* Tầng chứa nƣớc khe nứt - karst trong trầm tích hệ tầng Đồng Giao (T
2
adg):
diện phân bố của tầng thƣờng thành dải kéo dài, tiếp xúc khớp đều với trầm tích
Trias và không khớp đều với trầm tích Neogen. Đa phần tầng bị chìm dƣới các trầm
tích trẻ hơn. Đá cấu thành chủ yếu là đá vôi màu xám xanh, xám trắng, phiến vôi,
20

phiến sét vôi. Độ dẫn nƣớc thay đổi từ 30-1500m
2
/mg, trung bình 364m
2
/ng. Đa
phần tầng chứa nƣớc bị phủ bởi trầm tích Đệ Tứ, chỉ xuất lộ thành những chỏm rải
rác hay dải núi hẹp, nhiều nơi thấy có quan hệ thủy lực khá chặt với nƣớc trầm tích
Đệ Tứ.
Nƣớc tàng trữ và vận động trong tầng là nƣớc nhạt (M = 0,25-0,63g/l), hơi
cứng đến cứng, pH = 7-8, kiểu Bicarbonat-Calxi. Nhìn chung nƣớc dùng tốt cho ăn
uống sinh hoạt, nhƣng nƣớc rất dễ bị nhiễm bẩn về phƣơng diện vi trùng.
* Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích hệ tầng Tân Lạc (T
1
otl): tầng có
diện tích phân bố khá rộng ở Xuân Mai - Lƣơng Sơn, đa phần bị các trầm tích trẻ
hơn phủ, trừ một số núi xuất lộ có độ cao 100m. Đá cấu thành gồm cuội kết, cát kết,
bột kết, phiến sét, có nơi cả đá vôi xám đen xám trắng.
Nƣớc tàng trữ và lƣu thông trong tầng là nƣớc nhạt (M = 0,179-0,21g/1),

kiềm yếu (pH = 7,2-8,4), mềm đến hơi cứng (từ dƣới l,5 mge/1 đến 3,3 mge/1), kiểu
Bicarbonat - Canxi, dùng tốt cho ăn uống sinh hoạt.
* Tầng chứa nƣớc khe nứt trong trầm tích phun trào hệ tầng Viên Nam (T
-
1
vn): tầng phân bố kéo dài từ Bất Bạt đến Thanh Phú (Sơn Tây, Ba Vì) và phát triển
khá rộng rãi ở thị trấn Xuân Mai và vùng xung quanh nhất là phía tây bắc thị trấn.
Thành phần đất đá gồm phun trào axit và bazơ, cát kết, bột kết, sét kết tuf, đá
phiến xpilit, đôi nơi xen đá vôi màu xám, phiến sét, phiến sét vôi, cũng vì vậy độ
chứa nƣớc rất không đều, tính thấm của đất đá bất đồng nhất rất cao.
Nƣớc trong tầng là nƣớc nhạt (M = 0,148-0,15g/1), trung tính đến kiềm yếu
(pH = 7-8,35), nƣớc mềm (tổng độ cứng l,94 mge/l - LK09), kiểu Bicarbonat -
Canxi, có nơi Bicarbonat - Magiê.
* Tầng chứa nƣớc khe nứt, khe nứt karst trong trầm tích biến chất cổ
Proterozoi hệ tầng Sông Hồng (eo): tầng phân bố thành dải kéo dài theo phƣơng
Tây Bắc - Đông Nam. Đa phần bị trầm tích trẻ phủ lên, đôi chỗ xuất lộ trực tiếp trên
bề mặt nhất là ở một số gò đồi cao. Thành phần đất đá chủ yếu là phiến thạch anh,
gneis biotit, đá vôi hoa hóa, amphibolit xám đen. Phần trên đất đá thƣờng bị phong
21

hóa rất mạnh thành cát đối với đá phiến thạch anh hoặc thành các mảnh cục vỡ vụn
với các đá khác.
Độ dẫn nƣớc thƣờng rất nhỏ, nơi lớn hơn cũng chỉ đạt vài chục m
2
/ng, lớn
nhất 129m
2
/ng. Nƣớc tàng trữ và lƣu thông trong tầng là nƣớc axit yếu đến kiềm
yếu (pH = 6,2 - 8,4), siêu nhạt đến nhạt (M = 0,08-0,36g/1), rất mềm đến cứng
(tổng độ cứng 0,38-7,46 mge/1).

1.6.3. Các thành tạo cách nƣớc và rất nghèo nƣớc
* Các trầm tích cách nƣớc Pleistocen thƣợng hệ tầng Vĩnh Phúc (Q
1
3
vp): có
diện phân bố rộng rãi tƣơng đối liên tục ở vùng phủ song chỉ lộ vài khoảnh nhỏ ven
các chân đồi, còn lại bị phủ hoàn toàn. Chúng là tầng ngăn cách các tầng chứa nƣớc
qh ở bên trên và qp ở bên dƣới.
Thành phần đất đá của các trầm tích cách nƣớc này là sét pha màu xám nâu,
đôi chỗ chứa mùn thực vật, phần trên bị phong hoá laterit kết vón có màu loang lổ.
Chiều dày của trầm tích từ rất nhỏ đến 16m.
Hệ số thấm của đất đá đƣợc xác định bằng đổ nƣớc thí nghiệm ở các hố biến
đổi từ rất nhỏ đến 0,06m/ng, một số lỗ khoan bơm nƣớc cho tỷ lƣu lƣợng (q) từ
0,0002 đến 0,007l/sm cho thấy có thể xếp các thành tạo mô tả vào loại thấm nƣớc
yếu, song vẫn có thể cho nƣớc trên mặt, nƣớc của tầng chứa nƣớc qh ở bên trên
thấm qua để cung cấp cho tầng qp bên dƣới.
* Tầng rất nghèo đến cách nƣớc hệ tầng Yên Duyệt (P
2
yd): phân bố thành
dải hẹp theo hƣớng bắc nam khoảng 4km, qua xã Tân Hoà, Tiến Phƣơng. Thành
phần chủ yếu là sự xen kẽ của các lớp phiến sét, phiến sét chứa than và sét than.
Chiều dày 200-300m.
* Các thành tạo xâm nhập cách nƣớc: Trên diện nghiên cứu có khối phun
trào hệ tầng Ba Vì cách nƣớc.
1.7. Hoạt động kinh tế - xã hội
Khu vực phía tây Hà Nội có 2.543.500 triệu ngƣời với thành phần dân tộc
chủ yếu là ngƣời Kinh và ngƣời Mƣờng trong đó ngƣời Kinh chiếm đa số. Mật độ
dân số ở đây đạt khoảng 1.157 ngƣời/km
2
.

22

1.7.1. Nông, lâm nghiệp
Nhìn chung, đất đai trong khu vực có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên
có thể bố trí đƣợc nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lƣơng thực, cây
thực phẩm, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng. Vùng đồng
bằng thuận lợi cho phát triển cây lƣơng thực, rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày,
chăn nuôi lợn, vịt, thuỷ sản. Vùng đồi gò thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài
ngày (cà phê, trẩu, thông) cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
Vùng núi: trồng rừng với nhiều lâm sản quý, phù hợp với nhiều loại cây ăn
quả, cây dƣợc liệu giá trị cao. Do có vùng đồi gò nên khu vực này có điều kiện
thuận lợi cho xây dựng, nhất là xây dựng các khu công nghiệp tập trung và các cơ
sở hạ tầng khác. Vùng đồng bằng gồm: đất phù sa đƣợc bồi >170km
2
; đất phù sa
không đƣợc bồi 514km
2
; đất phù sa gley 515km
2
. Vùng đồi núi gồm: đất nâu vàng
trên phù sa cổ 206km
2
; đất đỏ vàng trên đá phiến sét 108km
2
,
Về hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất 2.198km
2
, trong đó: 1.133km
2


đất sản xuất nông nghiệp, 162km
2
đất lâm nghiệp, 389km
2
đất chuyên dùng,
172km
2
đất ở, và 342km
2
cho các mục đích sử dụng khác.
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích cũng nhƣ do thay
đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số
lƣợng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng cũng tăng lên. Cơ cấu
thuốc BVTV sử dụng cũng có biến động, trong đó thuốc trừ sâu giảm trong khi
thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lƣợng lẫn chủng loại.
Hóa chất BVTV tồn lƣu trong đất trồng, nƣớc tƣới ở khu vực canh tác tƣơng
đối cao, nhiều loại hoá chất đã đƣợc sử dụng, đặc biệt là sử dụng với tần suất cao đã
gặp ở môi trƣờng đất của khu vực nghiên cứu.
Vẫn còn một số hộ có sử dụng một số hóa chất BVTV có nguồn gốc Clore hữu
cơ: Cloroneb(1,4Dicloro-2,5dimethoxybenzene), Benzoylprop-etyl (4- Diclorophenyl).
Đặc biệt nguy hiểm là còn nhiều mẫu rau có dƣ lƣợng hóa chất BVTV cấm
sử dụng nhƣ: Captan, Dieldrin, Captafol. Dƣ lƣợng hóa chất BVTV cấm sử dụng có
trong rau tại vùng nghiên cứu có tỷ lệ rất cao.
23

Nhƣ vậy, có thể thấy trên địa bàn nghiên cứu, nông nghiệp chiếm vai trò chủ
đạo trong hoạt động kinh tế. Đặc biệt, do điều kiện khí hậu biến đổi phức tạp, nên
nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc diệt chuột… ngày càng tăng. Điều đó
không những làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng đất mà còn gây ô nhiễm môi
trƣờng nƣớc mặt và nƣớc ngầm.

1.7.2. Công nghiệp
Công nghiệp là ngành sản xuất cơ bản trong nền kinh tế. Công nghiệp của
khu vực phát triển khá mạnh và vững chắc chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công nghiệp ngoài quốc doanh tập trung vào các ngành chế biến các sản phẩm có
cơ sở tài nguyên từ địa phƣơng (nƣớc suối khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông
lâm sản). Hiện tại, ngành công nghiệp của khu vực vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng
trƣởng cao (16,1%), trong đó công nghiệp quốc doanh địa phƣơng tăng 19%.
Trong khu vực nghiên cứu nổi bật là các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
nhƣ: Xí nghiệp xi măng Sài Sơn (Quốc Oai), xi măng Tiến Sơn (Mỹ Đức), Xí
nghiệp gạch Văn Miến (Mỹ Đức), Xí nghiệp gạch Cẩm Thạch (Sơn Tây), Xí nghiệp
đá Miếu Môn Hoạt động may mặc cũng tƣơng đối phát triển với các công ty may
thuê Hƣng Thịnh (Hà Đông), may thuê Sơn Hà (Hà Đông) Ngoài ra, trong khu
vực nghiên cứu còn có các ngành tiểu thủ công nghiệp khá phát triển. Nhiều ngành
nghề cổ truyền nổi tiếng gắn liền với các ngành nghề truyền thống nhƣ: dệt Vạn
Phúc, La Khê, rèn Đa Sĩ, thuê Quyết Động
Hoạt động sản xuất công nghiệp phân bố khá đồng đều trên toàn bộ vùng
nghiên cứu. Ngoài công nghiệp quốc doanh đƣợc phân bố ở 2 thị xã và các địa bàn
ở các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, Chƣơng Mỹ , một mảng hoạt động khác là các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh (các hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân, ) đƣợc
phân bố tƣơng đối đều khắp ở các huyện, thị xã. Hoạt động của khu vực ngoài quốc
doanh có sự khác biệt nhất định và phân hóa thành 3 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng Trung tâm bao gồm thị xã Hà Đông và các huyện Chƣơng Mỹ,
Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phƣợng.
24

+ Tiểu vùng phía Nam bao gồm các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa,
Thƣờng Tín và Phú Xuyên.
+ Tiểu vùng phía Tây bao gồm thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc
Thọ, Thạch Thất
1.7.3. Làng nghề

Khu vực phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) đang dẫn đầu các địa phƣơng
vùng đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc về phát triển làng nghề, góp phần giải quyết
việc làm cho hàng vạn lao động. Trong những năm gần đây, các làng nghề truyền
thống, làng nghề mới, các ngành nghề công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp - gọi là
ngành nghề nông thôn của tỉnh đã có bƣớc tăng trƣởng khá cả về số lƣợng và hiệu
quả kinh tế - xã hội.
Hà Tây quy định làng nghề phải có 50% số lao động sản xuất trong các
ngành nghề nông thôn và thu nhập từ ngành nghề nông thôn chiếm từ 50% trở lên
so với tổng thu nhập chung của làng. Với tiêu chí đó, tính đến tháng 9/2006, toàn
tỉnh có 219 làng đƣợc UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề. Số làng chƣa đạt
tiêu chí trên gọi là làng có nghề. Đáng chú ý, Hà Tây đã có tới 30 xã nghề, với
100% số làng đạt tiêu chí làng nghề. Làng nghề và các ngành nghề trong các làng
có nghề khá đa dạng. Các làng nghề đƣợc phân thành 6 loại ngành nghề sản xuất
khác nhau nhƣ sau:
- Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Nằm chủ yếu ở các huyện
Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức, mà điển hình nhất là 3 xã Cát Quế,
Dƣơng Liễu, Minh Khai (huyện Hoài Đức). Tại đây có những sản phẩm chính là
tinh bột sắn, dong, miến dong, bún gạo khô, đƣờng mạch nha.
- Các làng nghề dệt nhuộm: Tập trung ở khu vực ven đô và Thành phố Hà
Đông, điển hình là các xã Dƣơng Nội, La Khê, Vạn Phúc, Đa Sỹ, Kiến Hƣng. Sản
phẩm chính là lụa tơ tằm, vải lụa các màu và in hoa. Trƣớc kia sản xuất manh mún,
nay đã hình thành và phát triển nhiều tổ hợp tác, công ty TNHH với quy mô vài
chục tới vài trăm công nhân.

×