Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuyên đề : Kỹ thuật chăm sóc mai vàng trúng tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.07 KB, 4 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Chuyên đề : Kỹ thuật chăm sóc
mai vàng trúng tết
Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện


1) Điều trước tiên là phải chăm sóc tưới nước quanh năm:
Để giữ cho lá mai không bị rụng.
Thiếu nước lá mai dễ bị lão hóa khô dần và rụng sớm, từ đó cây mai sẽ cho
hoa sớm.
Muốn cho mai ra hoa đúng dịp tết, phải lảy lá đúng ngày 23 tháng chạp, nụ
hoa mai sẽ bung vỏ lụa vỏ trấu và ngày 30 tết sẽ nở hoa theo ý muốn.
2) Ngày lảy lá cho cây mai:
Đây là thao tác quan trọng nhất, giúp cây mai ra hoa đúng dịp tết. Qua nhiều
năm kinh nghiệm lảy lá mai, cần tuân thủ các yếu tố sau đây:
+ Thời tiết năm nào nắng nhiều thì mai nở sớm và lạnh nhiều thì mai nở
muộn.
+ Xem nụ hoa lớn hay còn nhỏ, đã bung vỏ nhựa và vỏ trấu ra chưa.
+ Tùy theo loại mai mà ta lảy lá, thông thường loại có nhiều cánh thì lại nở trễ
hơn loại có 5 cánh.
+ Tùy theo độ cao của vĩ tuyến, như ở Huế chẳng hạn, phải lảy lá mai trước
Tết khoảng 1 tháng. Ở miền Bắc phải lảy lá mai sớm hơn. Còn ở miền Nam,
thông thường phải lảy lá mai vào ngày Rằm tháng Chạp Âm lịch cho loại mai
vàng 5 cánh.
Trong các yếu tố trên, việc quan sát nụ hoa mai lớn hay nhỏ là điều cần thiết
hơn hết:
- Nếu năm nào mưa nhiều, lạnh nhiều và Nụ mai còn quá nhỏ thì nên lảy lá
vào Mùng Mười tháng Chạp.
- Nụ hoa lớn, nên lảy lá vào ngày Rằm 12 - 13 tháng Chạp.
- Nụ hoa to vừa, lảy lá vào khoảng ngày Rằm tháng Chạp.


- Nụ hoa to quá, nên lảy lá trong khoảng 18 – 20 tháng Chạp.
Có nghĩa là cứ vào ngày 23 Âm lịch mà nụ hoa nở bung vỏ trấu là hoa sẽ nở
đúng ngày 30 tết.
Cách thức này áp dụng cho từng cây mai, có cây lảy lá sớm có cây lảy lá trễ.
+ Cây mai có ghép nhiều loại khác nhau thì phải lảy lá riêng theo từng loại.
+ Đối với loại mai Huỳnh Tỷ nhiều cánh, ta cũng có thể áp dụng các cách
thức trên nhưng thực hiện sớm hơn 5 ngày.
Chú ý: Khi lảy lá mai phải lảy hết lá già lẫn lá non, cách đến 1 – 2 ngày sau
khi nhựa khô ta mới tưới nước.
3) Làm thế nào để thúc mai nở sớm?
Theo kinh nghiệm, trời nắng nóng mai nở sớm, trời lạnh mai nở trễ. Khi đến
23 tháng chạp, nụ mai chưa nở bung vỏ chấu, vỏ lụa. Gặp lúc trời đang nắng
gắt nếu thình lình có mưa thì mai nở sớm.Từ đó ta thấy rằng mai nở trễ, ta
đem phơi nắng và tuới nước vào giữa trưa, không tưới vào sáng sớm cũng
như chiều tối. Nếu vỏ lụa chưa nở bung, ta nên tuới nước nóng 40 độ C hoặc
xịt thuốc Methyl Parathion hay Malathion, cũng có thể đốt bóng đèn tròn trong
ban đêm. Như vậy mai có thể nở đúng vào ngày tết.
4) Làm thế nào để hãm mai nở trễ?
Chưa đến 23 tháng Chạp mà hoa mai đã nở bung vỏ lụa tức nó nở sớm. Ta
nên chuyển các cây vào chỗ mát hoặc lấy vải đen chùm cây Mai lại và tưới
nước vào lúc chiều tối để làm lạnh cây mai. Có thể pha thêm Urê với nồng độ
1gram/lít để kích thích cho cây ra lá. Khi ra lá nhanh thì hoa sẽ chậm nở độ
vài ngày, có thể tỉa bớt các lá non này sau khi sử dụng Urê.
5) Một vài điều khi trưng mai trong phòng: Nếu mai có sẵn trong chậu thì
đem vô nhà nên lựa chỗ nào thông gió. Không để cây mai đứng trước quạt
máy làm cây mai khô héo không nở hoa được. Nếu chưng mai trong bình
hoa, phải cưa cắt mai vào buổi sáng, thui gốc mai để giữ nhựa. Muốn mai lâu
tàn nên bỏ vào lọ hoa đang chưng một viên Aspirine, cũng có thể thay nước
nhiều lần./.

×