Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.29 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ NGUYÊN





PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ










Hà Nội, 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ NGUYÊN




PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Ca









Hà Nội, 2014
1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do nghiên cứu 6
2. Lịch sử nghiên cứu 7
3. Mục tiêu nghiên cứu 9
4. Phạm vi nghiên cứu 10
5. Mẫu khảo sát 10
6. Vấn đề nghiên cứu 11
7. Giả thuyết nghiên cứu 11
8. Phương pháp chứng minh 12
9. Kết cấu của luận văn 13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 14
1.1. Các khái niệm 14
1.1.1. Công nghệ 14
1.1.2. Vườn ươm 15
1.1.3. Doanh nghiệp công nghệ 16
1.1.4. Trường đại học 16
1.1.5. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ 17
1.1.6. Quỹ đầu tư mạo hiểm 18
1.1.7. Chính sách 20
1.2. Vai trò của VƯĐH trong việc phát triển các doanh nghiệp công
nghệ 20

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển các VƯĐH 25
1.3.1. Bối cảnh và nhu cầu về vườn ươm 25
1.3.2. Nhận thức của các cơ quan hỗ trợ 26
1.3.3. Vấn đề pháp lý 26
1.3.4. Đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật 27
2

1.3.5. Nguồn tài chính 28
1.3.7. Nguồn nhân lực 29
1.4. Kinh nghiệm phát triển VƯDNCN ở Trung Quốc 31
1.4.1. Lịch sử phát triển 31
1.4.2. Đặc điểm của VƯDNCN ở Trung Quốc 32
* Kết luận Chương 1 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC VƯỜN ƯƠM
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI VIỆT NAM 40
2.1. Tổng quan về việc phát triển các vườn ươm doanh nghiệp công
nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam 40
2.1.1. Tổng quan về các VƯĐH tại Việt Nam 40
2.1.2. Vai trò của các VƯĐH tại Việt Nam trong việc phát triển các
doanh nghiệp công nghệ 42
2.1.3. Những khó khăn trong quá trình phát triển của các VƯĐH 46
2.1.4. Tác động của các biện pháp chính sách đối với sự phát triển các
VƯĐH 53
2.2. Trường hợp nghiên cứu VƯDNCN trong trường BKHN 66
2.2.1. Tổng quan về VƯDNCN trong trường BKHN 66
2.2.2. Thực trạng và nguyên nhân những khó khăn trong quá trình
phát triển của VƯHN 69
2.3. Trường hợp nghiên cứu Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ-BKHCM 72

2.3.1. Tổng quan về Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ-
BKHCM 72
2.3.2. Thực trạng và nguyên nhân những khó khăn trong quá trình
phát triển của VƯHCM 75
* Kết luận Chương 2 78
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI
VIỆT NAM 80
3

3.1. Các biện pháp chính sách 80
3.1.1. Chính sách liên quan đến cải cách hành chính 80
3.1.2. Chính sách đầu tư 82
3.1.3. Chính sách tài chính 84
3.1.4. Chính sách liên kết tổ chức 88
3.1.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 92
3.2. Biện pháp khác 94
* Kết luận Chương 3 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

4

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên và Ban Lãnh
đạo của Khoa Khoa học quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo một nền tảng kiến thức về chuyên
ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ cho tôi trong thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Ngọc Ca, giáo viên
hướng dẫn trực tiếp của tôi. Mặc dù công tác xa nhưng Thầy đã dành rất

nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn tôi sửa các lỗi sai mắc phải và
gợi ý cho tôi tìm đến những hướng nghiên cứu và tiếp cận hay hơn cho các
vấn đề trong luận văn.
Luận văn không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ nhiệt tình của
ông Trần Văn Bình, nguyên Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Vườn ươm CRC-TOPICA và ông
Mai Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ -
Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp QH-2010-X
chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ cùng gia đình đã hỗ trợ và
ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Do hạn chế về khả năng cũng như thời gian nên luận văn chắc còn
nhiều sai sót, vì vậy, tôi kính mong nhận được những ý kiến góp ý của các
thầy cô cũng như các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKHCM

Đ
ại học Bách Khoa


Đ
ại học quốc gia th
ành ph
ố Hồ
Chí Minh

BKHN

Đ
ại học Bách Khoa H
à N
ội

DNVVN

Doanh nghi
ệp vừa v
à nh


ĐTMH

Đ
ầu t
ư m
ạo hiểm

KH&CN

Khoa h
ọc v
à công ngh


VƯHCM


Trun
g tâm ươm t
ạo
doanh nghi
ệp công nghệ
-

Đ
ại
học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh
VƯHN


ờn
ươm doanh nghi
ệp công nghệ
-

Đ
ại học Bách
Khoa Hà Nội – Vườn ươm CRC-TOPICA
VƯDNCN


ờn
ươm doanh nghi
ệp công nghệ

VƯĐH



ờn
ươm doanh nghi
ệp công nghệ trong tr
ư
ờng

đ
ại
học
SĐD

Sách ho
ặc t
ài li
ệu đ
ã
đư
ợc trích d
ẫn ở phần tr
ư
ớc

6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Theo nghiên cứu chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các
doanh nghiệp siêu nhỏ ở các nước đang phát triển thiếu các nguồn lực cần
thiết để mở rộng quy mô và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Các doanh nghiệp này chưa tìm kiếm được cơ hội lớn để đổi mới, tạo việc
làm và tạo giá trị. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vườn ươm doanh
nghiệp có thể là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ sự đổi mới trong nước và tạo
ra những doanh nghiệp mới, đồng thời giảm tỷ lệ thất bại của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ một cách đáng kể.
Ở nhiều nước OECD các vườn ươm doanh nghiệp đã trở thành công cụ
rộng rãi cho sự phát triển việc làm và nền kinh tế trong nước. Các vườn ươm
doanh nghiệp cũng thực sự là công cụ để phát triển kinh tế của nhiều nước
khác, đặc biệt là Trung Quốc. Mặt khác, phát triển doanh nghiệp cũng là một
chủ đề quan trọng hiện nay vì nhiều doanh nghiệp nhỏ sinh ra cũng gặp quá
nhiều cản trở trong quá trình thành lập và phát triển.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phản ánh vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
hơn 90% tổng doanh nghiệp trong nước và đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm
quốc nội
1
. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thành phần đang phát triển nhanh
chóng, đóng góp đáng kể vào việc tạo ra việc làm, giảm tỷ lệ đói nghèo ở
nông thôn và các vùng sâu xa. Hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đã trở thành một nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Trong đó, Vườn ươm doanh nghiệp được xem xét như một công cụ hiệu quả
để xây dưng, hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm năng.
Việt Nam đã hình thành một số mô hình vườn ươm doanh nghiệp công
nghệ đó là mô hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong trường đại học

1
Theo Bảo Hân và Đặng Chung, Tìm lối cho doanh nghiệp nhỏ hồi sinh, />loi-cho-doanh-nghiep-nho-hoi-sinh-131491.html, 26.7.2013
7

và mô hình vườn ươm thuộc doanh nghiệp. Theo đánh giá chung, hầu hết các

vườn ươm hiện nay đều đang trong giai đoạn đầu của quá trình ươm tạo, do
đó còn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc về hình thành pháp nhân, bộ
máy, cơ chế điều hành, nguồn nhân lực và vốn. Mô hình vườn ươm doanh
nghiệp công nghệ trong trường đại học hiện nay rất được quan tâm tại Việt
Nam. Và theo ý kiến của chuyên gia Nguyễn Đức Long, Giám đốc Trung tâm
ươm tạo công nghệ cao Hoà Lạc cho biết rằng rất nhiều trường đại học ở Việt
Nam muốn thành lập vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong trường đại
học. Tuy nhiên, việc thành lập cũng như hoạt động vườn ươm doanh nghiệp
công nghệ gặp phải nhiều khó khăn nhưng vẫn chưa có sự rõ ràng về nguyên
nhân và những biện pháp. Vì vậy, tác giả xin lựa chọn đề tài “Phát triển vườn
ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, nghiên cứu về vườn ươm đã trở thành vấn đề lớn trong
quản lý. Vườn ươm phát triển mạnh mẽ và chính thức là một công cụ phát
triển kinh tế của đất nước. Thêm vào đó, vườn ươm có nhiều tác động đến sự
phát triển xã hội như giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng mức sống cho người dân.
Tác giả cũng tìm hiểu và nghiên cứu một số tài liệu trên các trang điện tử và
đọc được một số bài viết về vườn ươm do Giám đốc Trung tâm ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc cung cấp, cụ thể như sau:
- Sun Dahai, Technology Business Incubator Center, Xiamen
University, China, Technology Business Incubator in China,
/>0_eg.htm. Cơ bản, nghiên cứu của tác giả Sun Dahai đưa ra những kinh
nghiệm rất quý báu của Trung Quốc. Tuy nhiên, đó là áp dụng với Trung
Quốc. Bài viết chỉ mang tính chất học hỏi kinh nghiệm vào Việt Nam và tham
khảo để đưa ra các biện pháp cho việc phát triển VƯĐH cho Việt Nam.
- T Fred Smith, Mr E E Falk, and Mr E Hilliard, Manager, TEC (2001),
Technology Business Incubation, a Role for Universities, The Australian
8

Academy of Technological Sciences and Engineering. Bài viết đưa ra được

những yếu tố dẫn đến sự thành công của vườn ươm, kinh nghiệm phát triển
vườn ươm ở Úc. Bài viết chỉ mang tính chất học hỏi kinh nghiệm vào Việt
Nam và tham khảo để đưa ra các biện pháp cho việc phát triển VƯĐH cho
Việt Nam.
Ở Việt Nam, vườn ươm cũng được thảo luận và nghiên cứu trong nhiều
dự án của doanh nghiệp hoặc hỗ trợ sự đổi mới công nghệ và liên kết giữa các
trường đại học và viện nghiên cứu với các doanh nghiệp. Tác giả cũng đã đọc
và nghiên cứu một số bài viết trên các trang web của các tác giả Việt Nam
như sau:
- Tường Hân, Vườn ươm doanh nghiệp trong trường đại học: Tự bơi,
/>01781813.html, ngày cập nhật 27.2.2012. Bài viết tuy đã đưa ra được một số
vấn đề khó khăn và nguyên nhân của việc phát triển vườn ươm doanh nghiệp
trong trường đại học nhưng bài viết chưa cho thấy những biện pháp khắc
phục.
- Mai Chi, Phát triển mạng lưới ươm tạo công nghệ tại Việt Nam,
/>nam.aspx?tabid=478&a=1395&pid=5, tháng cập nhật 2.2012. Bài viết đưa ra
được kết quả hoạt động vườn ươm doanh nghiệp trong trường đại học, một số
khó khăn nhưng bài viết chưa cho thấy những biện pháp khắc phục những khó
khăn trên.
- Hồ Sỹ Hùng, Hình thành và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt
Nam, ngày cập nhật
26.8.2011. Bài viết đã đưa ra được một số mục tiêu và kết quả của việc phát
triển vườn ươm doanh nghiệp tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra và khuyến
nghị. Tuy nhiên, chưa cụ thể hóa các khó khăn và nguyên nhân. Các khuyến
nghị chưa rõ ràng.
9

- “Mối quan hệ Đại học - Nghiên cứu - Doanh nghiệp trong việc thúc
đẩy và phát triển CNC ở Việt Nam” (2003), Nguyễn Đức Long, Ban quản lý
Khu CNC Hòa Lạc. Tiếp cận từ góc độ cụ thể đối với đặc thù phát triển khoa

học công nghệ tại Việt nam. Giải quyết yêu cầu tăng cường liên kết Giáo dục
- Nghiên cứu triển khai - Thương mại hóa sản phẩm công nghệ. Đề tài nhấn
mạnh: các khách hàng tiềm năng nhất của Vườn ươm doanh nghiệp công
nghệ cao chính là từ các Viện nghiên cứu và Trường đại học. Tuy nhiên, đề
tài chỉ mang tính chất tham khảo cho luận văn chứ chưa trả lời được các vấn
đề của luận văn.
- “Nâng cao hiệu quả hoạt động của “Vườn ươm doanh nghiệp công
nghệ” tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc” (2008) – Luận văn thạc sỹ, chuyên
ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ của tác giả Trần Ngọc Diệp. Mặc dù
đề tài nghiên cứu khá cụ thể trường hợp vườn ươm tại Khu Công nghệ cao
Hòa Lạc tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến mạng lưới vườn ươm trong các
trường đại học – một trong những mô hình đang được quan tâm và phát triển.
Đề tài này chưa trả lời được các vấn đề của luận văn đề cập.
Các chủ đề của nghiên cứu chủ yếu tập trung và phản ánh sự vận hành
và ảnh hưởng của các vườn ươm, những cơ bản về khó khăn. Tuy nhiên, các
nghiên cứu còn chung chung và chưa phân tích cụ thể những nguyên nhân
khó khăn, vướng mắc mà các vườn ươm nói chung đang gặp phải. Vì vậy,
chưa có những biện pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đó. Chính vì vậy,
tác giả đã lựa chọn đề tài này để có những nghiên cứu cụ thể và đưa ra những
nhận định, những khó khăn và biện pháp chính sách cụ thể cho việc phát triển
vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất biện pháp nhằm phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
trong các trường đại học tại Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
10

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường thuận lợi cho việc phát triển
các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học. Tìm hiểu
kinh nghiệm phát triển VƯDNCN nói chung và VƯĐH nói riêng ở Trung

Quốc-quốc gia có hệ thống vườn ươm phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng về tác động của các chính sách hỗ trợ
của nhà nước đối với việc phát triển các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
trong các trường đại học tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu cụ thể thực
trạng, khó khăn và nguyên nhân mà các vườn ươm doanh nghiệp thuộc Đại
học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh gặp
phải.
- Đề xuất một số biện pháp chính sách cụ thể nhằm phát triển vườn
ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các
trường đại học ở Việt Nam
- Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến nay
- Phạm vi nội dung: biện pháp chính sách để phát triển các vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học.
5. Mẫu khảo sát
Tác giả lựa chọn hai trường hợp nghiên cứu cụ thể là: Vườn ươm doanh
nghiệp công nghệ trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trung tâm ươm
tạo doanh nghiệp công nghệ trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí
Minh.
Mục đích của việc lựa chọn này là tác giả chọn hai vườn ươm ở hai khu
vực khác nhau (tại hai thành phố lớn của Việt Nam) với những chính sách
chung giống nhau và những chính sách hỗ trợ cụ thể khác nhau. Từ đó, sẽ cho
thấy những khó khăn và những thuận lợi liên quan đến vấn đề chính sách hỗ
trợ của nhà nước mà các vườn ươm gặp phải đa dạng hơn. Khi nhận ra càng
11

nhiều khó khăn cũng như thuận lợi thì tác giả sẽ có nhiều gợi ý để tác giả đưa
ra được những biện pháp mang tính tổng hợp và chính xác hơn.
6. Vấn đề nghiên cứu

- Các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học tại
Việt Nam gặp phải những khó khăn nào trong quá trình phát triển?
- Các chính sách liên quan tới vườn ươm có tác động như thế nào đối
với sự phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại
học?
- Cần sử dụng những biện pháp chính sách nào để phát triển vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Những khó khăn mà các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các
trường đại học ở Việt Nam gặp phải trong quá trình phát triển bao gồm: thủ
tục pháp lý trong việc thành lập và phát triển còn phức tạp, nhận thức về vai
trò vườn ươm ở các cấp còn hạn chế, các nguồn lực về nhân lực, tài chính
chưa đủ điều kiện phát triển và đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn ít.
- Hiện nay, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật cũng như các
chính sách hỗ trợ có liên quan tới sự phát triển của VƯĐH. Các chính sách
này tạo nền tảng cho việc thành lập và vận hành cơ sở ươm tạo. Tuy nhiên,
các chính sách này quy định tổng quát, chưa cụ thể hoá các hỗ trợ cho việc
phát triển các cơ sở ươm tạo. Do vậy, việc áp dụng các chính sách hỗ trợ này
còn rất hạn chế.
- Cần sử dụng các biện pháp chính sách sau để phát triển vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam:
 Chính sách liên quan đến cải cách hành chính: đơn giản hoá thủ
tục hành chính, hoàn thiện khung pháp lý cho việc thành lập và
phát triển VƯĐH
12

 Chính sách tài chính: hỗ trợ nguồn tài chính, thuế và tiếp cận các
nguồn tài chính khác ngoài ngân sách nhà nước
 Chính sách đầu tư: đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

 Chính sách liên kết tổ chức: các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn,
các tổ chức ươm tạo khác.
8. Phương pháp chứng minh
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, phân tích và tổng hợp các
tài liệu về lý thuyết vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong trường đại học
và các biện pháp chính sách nhằm đưa ra luận cứ lý thuyết.
Đồng thời, phân tích và tổng hợp các tài liệu thực tiễn được cung cấp
bởi các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội và Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và các tài liệu liên
quan trên các trang web để phục vụ cho phần luận cứ thực tiễn.
Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu thông qua các tài liệu nước ngoài để tổng
hợp sự phát triển cũng như kinh nghiệm của Trung Quốc nơi có sự phát triển
mạnh trong lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp công nghệ nói chung và ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học nói riêng.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn sâu đối với cựu giám đốc của
vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong trường Đại học Bách khoa Hà Nội
và giám đốc trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ trường Đại học Bách
Khoa thành phố Hồ Chí Minh để thu thập được các khó khăn cũng như mong
muốn về các biện pháp chính sách hỗ trợ trong việc phát trển các vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam – đó cũng
chính là những luận cứ thực tiễn phục vụ cho đề tài. Ngoài ra, tác giả phỏng
vấn và tham khảo ý kiến của chuyên gia Nguyễn Đức Long, Giám đốc Trung
tâm ươm tạo công nghệ cao Hoà Lạc.
13

9. Kết cấu của luận văn
Ph
ần mở đầu:

Gi

ới thiệu lý do nghi
ên c
ứu, lịch sử nghi
ên c
ứu, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát,
vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu của đề tài
Chương 1

Cơ s
ở lý luận của đề t
à
i

Chương 2

Th
ực trạng về tác động của các biện pháp chính sách
đối với sự phát triển các VƯĐH tại Việt Nam
Chương 3

Bi
ện pháp phát triển v
ư
ờn
ươm doanh nghi
ệp công
nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam
K

ết luận


14

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Công nghệ
Để hiểu được vườn ươm doanh nghiệp công nghệ, tác giả xin đưa ra
một số định nghĩa về công nghệ. Trong quá khứ, con người xem khái niệm
công nghệ với ý nghĩa là các phương tiện vật liệu như công cụ, khả năng và
các vật liệu mà được tạo nên và sử dụng trong dịch vụ và sản xuất. Sau đó,
công nghệ được hiểu với nghĩa hẹp hơn như là phương pháp, giải pháp kỹ
thuật để xây dựng. Từ những năm 1960, khi mà có những trao đổi về kinh
doanh quốc tế thì sự hiểu biết về công nghệ rộng hơn. Tuy nhiên, vẫn có rất
nhiều quan điểm khác nhau về công nghệ.
- Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam, năm 2000 đã đưa ra định
nghĩa khái quát: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,
bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm. [16; điều 2]
- Theo Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, “Công nghệ là giải
pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.[18; điều 3]
Theo UNIDO, công nghệ được hiểu là việc áp dụng khoa học vào công
nghiệp bằng cách sử dụng các nghiên cứu và giải quyết chúng theo các
phương pháp mang tính hệ thống.
Theo định nghĩa của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình
Dương, công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và
các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.

Theo Wikipedia, công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có
nhiều hơn một định nghĩa. Nhìn chung có thể hiểu công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến
đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và
15

ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải
quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công
nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con
người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc,
nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù
chủ yếu của công nghệ.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa công nghệ là sự kết hợp
giữa các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm mong muốn, để giải quyết các
vấn đề, đáp ứng các nhu cầu hoặc thoả mãn các ước muốn; nó bao gồm các
phương pháp kỹ thuật, kỹ năng, quy trình, kỹ thuật, công cụ và các vật liệu.
1.1.2. Vườn ươm
Theo từ điển Oxford, vườn ươm là dụng cụ cung cấp nhiệt ấp trứng,
nuôi trẻ em đẻ non, hoặc nuôi vi khuẩn.
Theo Hiệp hội quốc gia các vườn ươm doanh nghiệp (NBIA), Athens,
Ohio, vườn ươm là một môi trường và chương trình với một số đặc tính quan
trọng như: nó cung cấp một danh sách đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
theo yêu cầu riêng của các công ty khách hàng; nó có một giám đốc vườn
ươm tại chỗ điều phối các nhân viên, các chuyên gia bên ngoài và các tổ chức
để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; nó giúp các doanh nghiệp
trưởng thành một khi các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của chương
trình (mặc dù không vượt ra ngoài các phương tiện và trang thiết bị của
chương trình).
Mặc dù ngắn gọn nhưng định nghĩa của Từ điển Oxford về Vườn ươm
đã bao quát được bản chất của vấn đề nhiều hơn so với định nghĩa được chính

hiệp hội hàng đầu về kinh doanh dịch vụ vườn ươm đưa ra. Tuy nhiên cả hai
định nghĩa trên đều chưa đưa ra được bức tranh tổng quan về các dịch vụ, các
động cơ và các phương tiện và trang thiết bị mà vườn ươm cung cấp.
16

Theo Luật Chuyển giao công nghệ Việt Nam, “ươm tạo công nghệ là
hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ có triển vọng ứng
dụng thực tiễn và thương mại hoá từ ý tưởng công nghệ hoặc kết quả nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ”. [18; điều 19] “Ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ, huy
động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, thực hiện thủ tục pháp
lý và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ
mới được tạo ra”. [18; điều 20]
Trong luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa vườn ươm là cơ sở
cung cấp các điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần
thiết để một doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.1.3. Doanh nghiệp công nghệ
Theo Luật doanh nghiệp, “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. [19;
điều 4]
Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa Doanh nghiệp công
nghệ là doanh nghiệp tạo ra công nghệ, sử dụng các thành tựu khoa học, hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ, tham gia vào các hoạt động công nghệ, sống
dựa vào công nghệ.
1.1.4. Trường đại học
Trong luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa về trường đại học rộng
hơn so với định nghĩa trường đại học bình thường. Ngoài chức năng đào tạo
nhân lực, kiến tạo tri thức và công nghệ cũng như các ứng dụng cần thiết cho
các ngành công nghệ mới, trường đại học còn có thể hỗ trợ các thông tin kinh

doanh mới, các dịch vụ về ươm tạo công nghệ cho các doanh nghiệp và nhiều
những chức năng khác. Tác giả đặc biệt quan tâm đến chức năng về các dịch
vụ ươm tạo công nghệ cho các doanh nghiệp. Với chức năng này, một sợi dây
17

liên kết rất quan trọng giữa trường đại học và doanh nghiệp thông qua vườn
ươm là việc thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học của các trường đại
học.
1.1.5. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
Để có thể phân biệt được các loại vườn ươm có tính chất tương tự,
người viết xin đưa ra một số định nghĩa để phân loại và đưa ra khái niệm
chung nhất cho vườn ươm doanh nghiệp công nghệ:
- Vườn ươm doanh nghiệp là vườn ươm nhằm hỗ trợ tăng trưởng liên
tục về mặt kinh tế và công nghiệp của vùng và quốc gia, trong đó có tăng việc
làm thông qua hoạt động phát triển kinh doanh thông thường hoặc kích thích
những mục tiêu kinh tế cụ thể như tái cơ cấu công nghiệp và tạo ra của cải vật
chất hoặc sử dụng tài nguyên. Vườn ươm kết hợp các yếu tố khác nhau hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ trong một gói dịch vụ tổng hợp. Vườn ươm có sở trường
riêng là nuôi dưỡng các doanh nghiệp định hướng tăng trưởng và đang ở giai
đoạn khởi nghiệp thông qua những hỗ trợ có trọng tâm trong một môi trường
mang tính hỗ trợ.
- Vườn ươm công nghệ nhằm hỗ trợ giai đoạn phát triển công nghệ.
Dạng vườn ươm này nhằm hoàn tất ý tưởng công nghệ cho những công nghệ
đang được phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, mục tiêu đầu tiên của vườn ươm
công nghệ là nhằm hỗ trợ phát triển các hãng công nghệ và hỗ trợ hoàn thiện
công nghệ đang được phát triển. Những vườn ươm này được đặt trong hoặc
gần trường đại học, viện khoa học và công nghệ và công viên khoa học và
công nghệ. Đặc điểm những vườn ươm này là những liên kết được thể chế
hoá gắn với các nguồn tri thức gồm trường đại học, cơ quan chuyển giao công
nghệ, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia và lực lượng cán bộ

nghiên cứu và phát triển lành nghề. Mục tiêu cuối cùng là nhằm hỗ trợ chuyển
giao và phổ biến công nghệ, đồng thời khuyến khích tinh thần kinh doanh
trong lực lượng giảng dạy và nghiên cứu. Trên thực tế, vườn ươm công nghệ
18

là một dạng khác của vườn ươm doanh nghiệp và kết hợp một cách đại thể
các chức năng của vườn ươm doanh nghiệp công nghệ và trung tâm đổi mới.
- Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ là một thực thể của trường đại
học, viên nghiên cứu nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức tư nhân
nhằm hỗ trợ và đỡ một doanh nghiệp công nghệ mới. Vườn ươm này khác
vườn ươm công nghệ ở chỗ vườn ươm này hỗ trợ thương mại hoá những công
nghệ đã phát triển trước đây, có nghĩa là những hoạt động khởi nghiệp của
một doanh nghiệp và khác với vườn ươm doanh nghiệp thông thường ở điểm
là vườn ươm này liên quan tới kinh doanh công nghệ hoặc công nghệ cao.
Tác giả sử dụng định nghĩa vườn ươm doanh nghiệp công nghệ chính là
nơi ươm tạo các doanh nghiệp được hình thành và hoạt động dựa trên việc sử
dụng các công nghệ mới, các kết quả nghiên cứu khoa học. Các doanh nghiệp
mới này đóng vai trò trực tiếp là cầu nối đưa các kết quả nghiên cứu khoa học
vào thực tiễn sản xuất.
- Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học là các
vườn ươm được thiết lập với mục đích thương mại hoá các tài sản dưới dạng
khoa học công nghệ và tri thức được tạo ra trong quá trình nghiên cứu của
trường. Các vườn ươm có liên quan đến các trường đại học này cung cấp cho
các công ty mới các dịch vụ sử dụng phòng thí nghiệm, máy tính, thư viện và
các chuyên gia hỗ trợ từ phía các khoa và sinh viên. Một số các vườn ươm
loại này do trường đại học tài trợ, nhưng chủ yếu các vườn ươm tồn tại dưới
dạng góp vốn của một số người đầu tư (Smilor, 1987)
2
.
1.1.6. Quỹ đầu tư mạo hiểm

Đầu tư mạo hiểm là việc cung cấp vốn tài chính cho các công ty ở giai
đoạn khởi động tăng trưởng ban đầu. Quỹ đầu tư mạo hiểm làm ra tiền bằng
cách sở hữu cổ phần trong các công ty, các công ty này thường có một công
nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh trong ngành công nghiệp công nghệ cao,

2
Theo Trần Ngọc Ca, Mô hình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa
học và Công nghệ
19

chẳng hạn như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, phần mềm, Điều
quan trọng cần lưu ý là đầu tư mạo hiểm là một tập hợp con của vốn chủ sở
hữu tư nhân. Vì vậy tất cả các đầu tư mạo hiểm đều là vốn chủ sở hữu tư
nhân, nhưng không phải tất cả vốn chủ sở hữu tư nhân đều là đầu tư mạo
hiểm.
3

Đầu tư mạo hiểm có một số đặc điểm sau:
- Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp mà doanh nghiệp không cần phải
có một khoản đặt cọc hay ký quỹ nào.
- Vốn mạo hiểm được đầu tư vào doanh nghiệp chủ yếu dựa trên sự tin
tưởng vào việc tạo dựng thành công doanh nghiệp của người sáng lập và đội
ngũ lãnh đạo doanh nghiệp.
- Vốn mạo hiểm được đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó thì có nghĩa
là họ sẽ đồng tham dự vào việc kiểm soát điều hành doanh nghiệp. Điều này
cũng có nghĩa là họ sẽ phải đối mặt với rủi ro bị mất khoản đầu tư trong
trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Tuy nhiên, rủi ro cao thì sẽ được bù đắp
bởi lợi nhuận cao khi doanh nghiệp đó thành công.
- Bên cạnh việc cung cấp vốn, các chuyên gia quản lý quỹ đầu tư mạo

hiểm còn tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quản
lý và mở rộng các mối quan hệ nhằm tăng cường năng lực hoạt động kinh
doanh, tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường.
Do tính chất “mạo hiểm” trong hoạt động đầu tư, các chuyên gia quản
lý quỹ đầu tư mạo hiểm thường tiến hành rất kỹ việc sàng lọc hay thẩm định
đầu tư nhằm tìm ra các doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư. Việc thẩm định đầu
tư này được tiến hành trên tất cả các mảng của hoạt động kinh doanh, từ việc
xem xét đội ngũ lãnh đạo, công nghệ cho đến mô hình kinh doanh. Với tính
chất mạo hiểm như vậy cùng với đặc điểm của vườn ươm thì việc thu hút đầu
tư của quỹ ĐTMH là việc mà vườn ươm rất mong muốn thực hiện.

3
Theo
Đầu tư mạo hiểm
20

1.1.7. Chính sách
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ
thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và
tình hình thực tế mà đề ra”.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì chính sách là tập hợp những biện pháp mà
chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, được thể chế hoá thành những
quy định có giá trị pháp lý, nhằm thực hiện chiến lược phát triển của hệ thống
theo mục đích mà chủ thể quyền lực mong đợi.
4

Như vậy, tác giả sử dụng định nghĩa về chính sách và có các phân tích
khái niệm “chính sách” như sau:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình

hình thực tế;
- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhằm đến một mục đích nhất
định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành
đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
1.2. Vai trò của VƯĐH trong việc phát triển các doanh nghiệp công
nghệ
*Sứ mệnh của VƯDNCN cũng như VƯĐH nói chung là đồng hành và
hỗ trợ các nhà khoa học trong việc tạo thêm giá trị gia tăng và ươm tạo đến
quy mô công nghiệp các sản phẩm KH&CN và các doanh nghiệp KH&CN.
* Nhiệm vụ của các VƯĐH:
- Tạo mối liên kết giữa nhà trường với cộng đồng các doanh nghiệp,
các ý tưởng công nghệ
- Tuyển chọn, đánh giá sơ bộ, hỗ trợ dự án, tìm nguồn tài chính, hỗ trợ
để nâng cao giá trị các sản phẩm KH&CN trước khi chuyển giao

4
Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21

- Ươm tạo đến quy mô công nghiệp các sản phẩm KH&CN và các
doanh nghiệp KH&CN.
* Lợi ích của các bên tham gia vườn ươm:
- Trường đại học: Góp phần thay đổi quan niệm nghiên cứu chay; Thu
nhập và việc làm cho cán bộ, sinh viên; Quảng bá thương hiệu trường
- Chính phủ, các ban ngành: Tạo việc làm, phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ; Ứng dụng công nghệ; Xây dựng mô hình, chính sách
- Các nhà tài trợ: Ý nghĩa xã hội và duy trì bền vững; Quảng bá, xây
dựng thương hiệu
- Các nhà đầu tư: Tiếp cận sáng chế và nhân tài; Tìm các kế hoạch kinh
doanh

* Lợi ích của các doanh nghiệp công nghệ: Một trong những bên nhận
được những lợi ích lớn từ vườn ươm đó là các doanh nghiệp, dưới đây là
những lợi ích chủ yếu mà các vườn ươm nói chung cũng như vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học nói riêng có thể đem lại cho
các doanh nghiệp công nghệ trong quá trình thành lập và phát triển được tác
giả tham khảo đề tài của Trần Ngọc Ca
5
:
Địa điểm và một số dịch vụ đi kèm
Các vườn ươm thường cung cấp dịch vụ cho thuê bất động sản tiện lợi
cho khách hàng cũng như khả năng mở rộng hay thu hẹp tại khu vực doanh
nghiệp thuê. Mức giá cho thuê các bất động sản của các vườn ươm thường sát
với mức giá chung của thị trường địa phương. Mức giá cho thuê bất động sản
của các vườn ươm thường bao gồm một số trang thiết bị và dịch vụ khác như:
Phòng hội thảo, quán ăn và quán cà phê, dịch vụ an ninh, dịch vụ cho thuê đồ
dùng văn phòng, dịch vụ cho thuê thiết bị nghe nhìn, trang thiết bị văn phòng
(bao gồm các thiết bị Internet), thiết bị điện thoại, thư viện và các tài liệu

5
Theo Trần Ngọc Ca và cộng sự, Công nghệ cao và vườn ươm cho doanh nghiệp công nghệ cao: một số
khái niệm cơ bản, Đề tài, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
22

tham khảo, dịch vụ thuê phương tiện vận chuyển, quét dọn và bảo dưỡng,
trông trẻ, thuê phòng ở ngắn hạn
Các dịch vụ thông thường mà vườn ươm cung cấp gồm: gửi và nhận
hàng, dịch vụ gửi nhận thư, dịch vụ photocopy, fax, dịch vụ đón tiếp, nhắn
tin, xử lý văn bản, biên chép, và các dịch vụ quản trị văn phòng, sử dụng
phòng thí nghiệm và thiết bị máy tính.
Các dịch vụ chuyên môn

Các dịch vụ chuyên môn phổ biến nhất là: Các vấn đề liên quan đến
pháp luật, tài sản trí tuệ, kế toán, ghi sổ sách kế toán, tuyển dụng nhân viên,
giáo dục và đào tạo, các dịch vụ công nghệ thông tin và Internet.
Dịch vụ quản lý kinh doanh chiến lược
Việc phát triển kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing là một phần
chính trong số lượng dịch vụ. Dịch vụ hỗ trợ lập chiến lược quản lý và chiến
lược kinh doanh có thể được chia thành 8 lĩnh vực chính, nhưng 3 hay 4 lĩnh
vực đầu tiên chiếm hầu hết năng lực của bộ máy quản lý vườn ươm
6
, đó là:
Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, hình thành chiến lược marketing và chiến lược
kinh doanh, dịch vụ tài chính doanh nghiệp quan hệ xã hội, nghiên cứu và
phát triển, quan hệ với nhân viên, bao gồm cả các vấn đề nhân viên được
tham gia sở hữu một phần công ty, thương mại quốc tế, quan hệ với chính
phủ, bao gồm cả việc mua lại công ty hay nhãn hiệu, hệ thống mạng lưới dịch
vụ.
Tài trợ và tư vấn tài chính
Ngoài các vườn ươm chỉ thuần tuý cho thuê bất động sản, tất cả các
vườn ươm khác đều cung cấp các hỗ trợ về mặt tài chính và tư vấn tài chính.
Danh sách dưới đây là các loại hình hỗ trợ mà vườn ươm có thể cung cấp:
Các trợ cấp hay khác khoản vay từ phía chính phủ; sự sắp xếp các tài sản tài

6
Theo Trần Ngọc Ca, sđd
23

chính; sự sắp xếp các tài sản nợ; thuế kinh doanh; quản lý rủi ro và bảo hiểm
rủi ro.
Tóm lại, hoạt động chủ yếu của vườn ươm là cung cấp cho các công ty
khách hàng các dịch vụ mà họ yêu cầu. Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng

và loại hình hoạt động của vườn ươm mà vườn ươm đưa ra các dịch vụ hỗ trợ
cụ thể cho khách hàng. Thông thường, đó là các dịch vụ về lễ tân, kế toán,
văn phòng, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ mạng lưới, tiếp cận thông tin, tiếp cận
nguồn tài chính Chất lượng của các dịch vụ này cũng sẽ quyết định thành
Dịch vụ của các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các
trường đại học
Ngoài những lợi ích cũng như vai trò trên của vườn ươm nói chung
mang lại thì vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học còn
có những vai trò đặc trưng khác không những lợi ích cho các doanh nghiệp
công nghệ mà còn lợi ích cho cả xã hội. Theo Elena Scaramuzzi, InfoDev
Program, World Bank, Washington DC (2002)
7
, vai trò của các vườn ươm
trong các trường đại học là liên kết nghiên cứu, công nghệ, tài chính với
phương pháp để tại nên tài năng của các doanh nhân, thúc đẩy sự phát triển
các doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới và thúc đẩy thương mại hóa công
nghệ. Đồng thời, tác giả tham khảo thêm bài viết của T Fred Smith và các
cộng sự của Viện Khoa học và Kỹ thuật công nghệ Úc
8
, tác giả xin đưa ra các
lợi ích như dưới đây:
Thứ nhất, việc thành lập vườn ươm tại các các trường đại học nhằm
đưa những ý tưởng của chương trình nghiên cứu khoa học thành các sản phẩm
cụ thể. Ươm tạo, giúp những nhà sáng chế, phát minh có thêm cơ hội để
chuyển giao công trình nghiên cứu, ý tưởng sáng tạo của mình cho các doanh
nghiệp hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp để đưa các sản phẩm đó ra thị

7
Elena Scaramuzzi, (2002), Incubators in Developing Countries: Status and Development
Perspectives, />status-development-perspectives

8
Theo T Fred Smith (2001), Technology Business Incubation, a Role for Universities, The Australian
Academy of Technological Sciences and Engineering

×