Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG DỤNG KHI CANH TÁC LÚA 3 VỤ TRONG VÙNG ĐÊ BAO ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SẢN PHẨM GẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.66 MB, 86 trang )

1
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHÓM THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG DỤNG KHI CANH TÁC LÚA 3 VỤ
TRONG VÙNG ĐÊ BAO ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC
VÀ SẢN PHẨM GẠO
MÃ SỐ: 373.2011.5
Cơ quan chủ trì đề tài/dự án: Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
Chủ nhiệm đề tài/dự án: TS. Lê Quốc Tuấn
An Giang - 2013
MỤC LỤC TRANG




 !"#$ %&'(#)*
+,'-).(/0 012%&3
+4 ( !(5$3
++60&#789 !%: ; !<,!=>*(?'3
+3@4-) !8A !!0B0(C D(@E-(F7G6020'$7#EH6IJ
30K#*(#L *M$'(#)*GN !'@F ! O ! !(01PJ
JQ(= 7FC0'(#)*'@RG4*((C0J
JQ(= 7FC0'(EF<)0'89 !J
J+Q(= 7FC0'(EF*F <8S !T=2 (UP
J3Q(= 7FC0'(EF !#; !)*


(V ! (= ')W ((8X !<? Y (<,**M$'(#)*+Z
[\70K "#$ !0V$Y (*(]'(^$(_*%:Y (<,**M$*(]'<,*+Z
+[\70K "#$ !0V$<`*<0a2*M$-0 (%U'%:Y (<,**M$*(]'<,*+
/*'/*<, !*M$'(#)*+
/*<, !*M$<,**(]'<? *b'(a-0 (%U'+
+/*<, !*M$<,**(]'<)0%B0*=>'@; !+
3/*<, !*M$'(#)*7K (1-0 ('(/0+
J[\O (0c22O0'@8S !GF'(#)*+d
d01 '@C !-eGf !'(#)*'C001'$23Z
d !"#$ %& 0$ !3
d0&#.01 '\ (0K 3
d+`*<0a2G= *8%:.0 ('?Tg(,033
d301 '@C !*$ ('/*7h$'C0 0$ !3J
dJ01 '@C !-eGf !'(#)*'C0 0$ !3
+ijQQkQlm3d
+8B !n?P*U oQ(8b !P(/P !(0K *p#oqr'(#U'-eGf !3d
2
+8B !n?P*U 3d
++Q(8b !P(/P !(0K *p#3d
+3Q(8b !P(/P*(#>K !0$3s
++,0G# ! !(0K *p#3s
++0&#'@$o'(#'(UP'(O !n 3s
+++(#2t#%:P(= Y*(G8789 !'(#)*'@F !<]'3s
++3(#2t#%:P(= Y*(G8789 !'(#)*'@F ! 8B*JZ
++J(#2t#%:P(= Y*(G8789 !'(#)*'@F !!CFDT$>@$'R2t#7h$IJZ
++!(0K *p#*/**(#>K <&J
++&T#]'*/*!0W0P(/PJ
++d*(p*(,0'(WFJ
++u=>G\ !2O(v (p !Gf !J
++s*(p*'UP(#] *(#>a !0$FJ+

3qlmjw6xJ3
3q?'"#W<0&#'@$Tg(,0(_*J3
3/*7FC0'(#)*yWF%1'(\*%U'P(y0? '@F !%N !<Ky$FJ3
3+(V !y]'*UP'@F !"#/'@v (-eGf !'(#)**M$ O !G= J
3+q?'"#WP(= Y*(*(]'789 !<]'%: 8B*Js
3+q?'"#WP(= Y*(*(]'789 !<]'Js
3++q?'"#WP(= Y*(*(]'789 ! 8B*
33q?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*3
33q?'"#W-z*.{G8789 !'(#)*3
33+8789 !'(#)*'@F !2O0'@8S !
3338789 !'(#)*'@F !-W P(L2!CF
3Jq?'"#WP(= Y*(-0 (.()07h$d
3q?'"#W'(\* !(0122O(v (.0a2-F/''(#)*yWF%1'(\*%U's
3O(v ('C0(#>1 (9B0s
3+O(v ('C0(#>1 Q(h= 3
33O(v ('C0(#>1 (FC0[b d
3J/ (!0/@M0@F'(#)*'(O !"#$*(|-)'/*<, !2O0'@8S !D}Id
3q?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*'@F !2O(v (d
3&T#]'2O(v ("#W 7{'(#)*dd
3
ds
q6xjq~
q?'7#U 
q0?  !(4
j6•qw3
Q6
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT Bộ Y Tế
BVTV Bảo vệ thực vật

BVMT Bảo vệ môi trường
FAO Tổ chức Nông Lương Thế Giới
GCMS Sắc ký khí Khối phổ
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
LCMS Sắc ký lỏng Khối phổ
KHCN Khoa học Công nghệ
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TSS Tổng chất rắn lơ lững
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TW Trung ương
WHO Tổ chức Y Tế Thế Giới
5
DANH MỤC BẢNG
W !,*Y ("#$<8S !201 !*M$*/*'(#)*G01'*O '@N !(_*$@y$2$'Ed
W !+,**]PY (*M$2,'-)P>@E'(@F0G-s
W !3/*('/*<, !*M$2,'-)7FC0'(#)*++
W !3/*'(#)*-eGf !P(y0? 'C0.(#%\* !(0K *p#J3
W !3+/*('(p*Te7{'(#)*%:Gf !*f-$#.(0-eGf !'(#)**M$ O !G= J
W !33q?'"#WP(= Y*(*(]'789 !<]'X(9B0Dq0?  IJs
W !3Jq?'"#WP(= Y*(*(]'789 !<]'XQ(h= Z
W !3q?'"#WP(= Y*(*(]'789 !<]'X(FC0[b Z
W !3(]'789 ! 8B*X(9B0
W !3d(]'789 ! 8B*XQ(h= 
W !3(]'789 ! 8B*X(FC0[b +
W !3sq?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*'@F !2O0'@8S !<]'%: 8B*X(9B0oQ(h= %:
(FC0[b 
W !3Zq?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*'@F !!CFX*/*%N ! !(0K *p#d
W !3[\-#>!0W2G8789 !'(#)*'(EF'(S0!0$ 78#'@Vd
W !3+q?'"#WP(= Y*(-0 (.()07h$%f(#O !+Zd

W !33q?'"#WP(= Y*(-0 (.()07h$%fO !u#= +Z€+Z+
W !3Jq?'"#WP(= Y*(-0 (.()07h$%f•(#+Z+
W !3(M !7FC0'(#)*<89*-eGf !'@K @#, !2O(v (%:<)0*(p !'@F !%fO !u#= 
+Z+‚+Z3'C0(9B0o 0$ !
W !3[F-/ (*(0P(ƒ<„#'8<a</ (!0/(01#"#W.0 ('?*M$@#, !2O(v (%:@#, !<)0*(p !X
%f7h$O !u#= +Z+‚+Z3'C0(9B0o 0$ !+
W !3d(M !7FC0'(#)*<89*-eGf !'@K @#, !2O(v (%:<)0*(p !'@F !%fO !u#= 
+Z+‚+Z3'C0Q(h= o 0$ !
W !3s(M !7FC0'(#)*<89*-eGf !'@K @#, !2O(v (%:<)0*(p !'@F !%fO !u#= 
+Z+‚+Z3'C0(FC0[b o 0$ !s
W !3+Z[F-/ (*(0P(ƒ<„#'8<a</ (!0/(01#"#W.0 ('?*M$@#, !2O(v (%:@#, !<)0*(p !X
%f7h$O !u#= +Z+‚+Z3'C0(FC0[b o 0$ !dZ
W !3+ƒ ('F/ }X(9B0dJ
W !3++ƒ ('F/ }XQ(h= dJ
W !3+3ƒ ('F/ }X(FC0[b dJ
W !3+Jq?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*'@F !2O(v (%:<)0*(p !d
6
DANH MỤC HÌNH
v (8b !'/*!0V$(}%:('C02,'*(… )0-> $P-E(F`**b'(„ .0 (
v (+,'-)(9P*(]'P>@E'(@F0G-
v (3[\Y*(7#r*M$<,**(]''@F !*(#…0'(p*† +s
v (JW <;(: (*(ƒ ('| ( 0$ !3+
v (+O(v (.0a2-F/''(#)*J+
v (3„ -#]'*/*7FC0'(#)*<89*-eGf !yX0 !8S0G= JJ
v (3+4$<0a2!0W0</P'(z*2z**(F O !G= J
v (33|71 !8S0G= <89*(8B !Gt .r'(#U'-eGf !'(#)*J
v (3Jv ((v (-eGf !'(#)**M$ O !G= Jd
v (3] <&2O0'@8S !<89*"#$ '=2'C0<4$P(8b !Js
v (3q?'"#WP(= Y*(%:'@ƒ*(T#]'.?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*!)*7FJ
v (3dq?'"#WP(= Y*(%:'@ƒ*(T#]'.?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*!)*6= (V#*bJ

v (3q?'"#WP(= Y*(%:'@ƒ*(T#]'.?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*(_h*' !(9PJ
v (3sq?'"#WP(= Y*(%:'@ƒ*(T#]'.?'"#WP(= Y*(G8789 !'(#)*(_$@y$2$'E
v (3ZO(v (.0a2-F/'%:"#W 7{'(#)*ds
v (3#>'@v (/PGf !‡"#r(F: *(0ˆ'@F !"#W 7{@/*'(W0'R'(#)*Z
7
MỞ ĐẦU
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại Việt Nam không ngừng tăng cao.
Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng là những rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc BVTV của
người dân. Phần lớn nông dân chỉ áp dụng các biện pháp thủ công trong việc phòng trừ
sâu hại và chưa nắm rõ từng loại dịch hại. Khi dùng thuốc để diệt sâu bệnh họ chỉ dùng
theo kinh nghiệm của mình hoặc được những nông dân khác truyền miệng. Do vậy, cùng
một loại thuốc, người này sử dụng có hiệu quả nhưng người kia lại dùng không có tác
dụng. Nguyên nhân chính là do loại thuốc đó, hoạt chất đó không phù hợp, không kháng
được sâu bệnh mà cây trồng của họ nhiễm phải. Khi không thấy được hiệu quả thì tất
nhiên nông dân phải sử dụng loại thuốc khác, khi đó lượng thuốc họ vừa sử dụng trước
đó chưa kịp phân hủy còn tồn dư lại trên cây trồng. Qua thời gian, dư lượng thuốc BVTV
ngày càng tăng lên. Khi thu hoạch, vô tình họ đã đem thực phẩm bị nhiễm độc tiêu thụ
trên thị trường.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Tổ chức Y tế Mỹ được thực hiện ở xã Vĩnh Hanh,
huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) với sự hỗ trợ của Đại học An Giang và tại xã Hải
Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia
đình và môi trường trong phát triển (CGFED), nhóm nông dân được hỏi là những người
đang trồng lúa và rau củ. Nghiên cứu cho thấy 28% số nông dân tại An Giang được hỏi
cho biết đã gặp những vấn đề về sức khỏe liên quan đến thuốc trừ sâu sau khi phun xịt
hoặc sống gần nơi có thuốc trừ sâu.
Những dấu hiệu sức khỏe nông dân thường gặp là nhức đầu, choáng, nổi mẩn
ngứa, mệt, đau nhức người Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Mỹ tại Việt Nam cũng cho
thấy phần lớn nông dân biết thuốc trừ sâu độc hại cho sức khỏe, nhưng nhìn chung họ
vẫn chưa được hướng dẫn bảo hộ hoặc không có điều kiện trang bị công cụ bảo hộ để
phòng vệ cho sức khỏe của mình.

Những nghiên cứu trong vài năm gần đây tại Việt Nam cũng đưa ra các số liệu
đáng quan ngại. Vào năm 2002, từng có 7,170 trường hợp nhiễm độc thuốc trừ sâu được
ghi nhận tại Việt Nam (WHO, 2005).
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang đã giữ vai trò chủ
lực trong việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cây lúa giữ vị trí quan trọng
trong nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và đảm bảo an ninh lương thực cho cả
nước. Do đó, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất để đẩy mạnh vấn đề thâm canh, tăng vụ ngày càng cao, tăng vòng quay sử
dụng đất, tăng diện tích đất 3 vụ ở những khu vực đê bao khép kín, đồng thời với việc
tăng sức cạnh tranh của hạt lúa. Tuy nhiên, thâm canh lúa 3 vụ bên cạnh xu hướng ủng hộ
đa số, kể cả bộ ngành Trung ương thì vẫn còn một xu hướng khác cho rằng sản xuất 3 vụ
lúa trong năm dần dần đưa đến tình trạng đất bị nghèo dinh dưỡng và mức độ ô nhiễm
môi trường ngày cũng gia tăng (Sở KHCN An Giang, 2009).
Trong vùng đê bao, canh tác lúa 3 vụ trong năm đang được phát triển rộng. Hệ
thống canh tác này giúp tăng nguồn thu nhập của người dân, vừa tận dụng được nguồn
lao động. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thâm canh lúa liên tục nhiều vụ
trong năm, nông dân phải sử dụng lượng phân hóa học và thuốc phòng trừ dịch hại cao để
8
duy trì năng suất lúa, giảm lợi nhuận, tác động bất lợi đến môi trường và chất lượng đất
(Cổng TTĐT An Giang, 2009).
Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại nữa là do đê bao khép kín, thâm canh
tăng vụ làm gia tăng sử dụng hóa chất, đồng thời tăng mức độ ô nhiễm đất và nước là
điều không tránh khỏi. Đê bao khép kín, lượng thuốc BVTV lưu tồn trong khu vực, đến
khi xã đê bao thuốc BVTV làm ô nhiễm rộng sang các khu vực khác. Năm 1998, xã Bình
Thủy (Châu Thành, An Giang) xây dựng đê bao khép kín, trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu, ở
một số vùng sản xuất màu liên tục trong 2 đến 3 năm năng suất cây trồng có chiều hướng
giảm rõ rệt và phải sử dụng vật tư cao hơn trước từ 20-30%. Chính quyền xã đã họp dân
xả lũ ở tiểu vùng 1, rửa trôi một số độc tố tồn đọng trong đất sau nhiều vụ sản xuất
(Phụng Tiên, 2006). Các thuốc BVTV lưu tồn trong khu vực đê bao phát tán ra xung
quanh làm nguồn nước ô nhiễm càng rộng.

An Giang có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 234,000 héc-ta, sản lượng lúa
dẫn đầu cả nước với trên 3.6 triệu tấn mỗi năm. Đặc biệt, sau khi xây dựng hệ thống đê
bao kiểm soát lũ đảm bảo sản xuất 3 vụ/năm, càng góp phần tăng sản lượng và đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, cạnh đó cũng phát sinh tình trạng lạm dụng
thuốc BVTV trong sản xuất gây nên nguy cơ ô nhiễm môi trường…Việc nghiên cứu
đánh giá những tác động đến môi trường đất, nước và sản phẩm nông sản của việc sử
dụng thuốc BVTV trong sản xuất ở những vùng đã có đê bao khép kín sản xuất 3 vụ cần
phải được thực hiện. Với tổng diện tích sản xuất cả năm trên 564,000 héc-ta, ngành chức
năng đã thống kê được lượng phân bón và thuốc BVTV mà nông dân đã sử dụng trên
đồng cho thấy: Hơn 183,000 tấn phân bón hóa học các loại và trên 1,000 tấn thuốc
BVTV. Do đó, ngoài tác hại của dư lượng thuốc BVTV còn tồn đọng trong đất và nước
,còn phát sinh lượng lớn chất thải rắn là bao bì, chai, lọ đựng thuốc BVTV thải ra môi
trường. Đáng lưu ý là lượng thuốc còn đọng trong bao bì, chai lọ mà nông dân vứt bừa
bãi trên đê, dưới kênh đã làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước sinh hoạt và
nước nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi (Cổng TTĐT
An Giang, 2011).
Thuốc BVTV đang làm gia tăng các vấn đề về môi trường. Trên 98% thuốc diệt
côn trùng và 95% thuốc diệt cỏ không tác dụng đúng mục tiêu vốn có của nó, mà còn gây
hại cho môi trường không khí, đất và nước. Thuốc BVTV tồn tại trong không khí dưới
dạng các hạt lơ lửng và được gió đưa đi đến một vùng khác để tiếp tục gây hại. Thuốc trừ
sâu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Trong đó, có một vài
loại thuốc có chứa các chất gây ô nhiễm rất bền trong môi trường đất và nước (Cổng
TTĐT An Giang, 2011).
Bên cạnh phân bón, việc sử dụng thuốc BVTV không đúng liều lượng cũng được
đặc biệt quan tâm. Khi sử dụng thuốc BVTV, chỉ có một phần nhỏ của hóa chất là thực
sự được sử dụng, còn lại phần lớn sẽ bị hòa loãng bởi các vật liệu trong đất và các tiến
trình chuyển đổi, phân hủy khác nhau. Lượng thuốc quá nhiều có thể làm tổn hại đến cây
trồng và có thể để lại dư lượng trong đất cho các vụ trồng tiếp theo. Đặc biệt, những
nhóm thuốc có độc tính mạnh và thời gian phân giải lâu như DDT, Lindan, Malathion,
chúng có độ bền hóa học lớn nên thuốc dễ lưu lại trong đất đai, cây trồng, nông, thực

phẩm.
9
Việc canh tác lúa trong đê bao và sử dụng thuốc BVTV trong quá trình canh tác sẽ
làm tồn đọng lại nhiều dư lượng thuốc chưa được phân hủy hết trong một thời gian sử
dụng ngắn. Sự tích lũy dư lượng thuốc BVTV trong đê bao ngày càng nhiều là điều
không tránh khỏi. Tình trạng này tiếp diễn sẽ dẫn đến những mối nguy hại cho canh tác
trong tương lai. Sự tích lũy thuốc BVTV trong lúa là điều hiển nhiên. Do đó, các nghiên
cứu và phân tích cơ bản cần thiết để có một định hướng quản lý sử dụng thuốc BVTV
trong đê bao trong thời gian dài là điều cần thiết và cấp bách nhằm tiến tới xu hướng canh
tác bền vững cho vùng đê bao.
Mục tiêu chính của đề tài là (1) Xác định cơ sở khoa học cho thấy tác động sử
dụng nhóm thuốc bảo vệ thực vật để đề xuất các giải pháp hạn chế tối đa tác hại đến môi
trường và đảm bảo an toàn cho chất lượng sản phẩm gạo của vùng sản xuất lúa 3 vụ trong
đê bao; (2) Ứng dụng các giải pháp đề xuất để xây dựng mô hình canh tác lúa 3 vụ trong
đê bao bền vững với môi trường đất, nước và sản phẩm gạo với dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật thông dụng nằm trong giới hạn cho phép của ngành hữu quan nhằm kiểm chứng
qua thực tiễn và điều chỉnh các giải pháp đề xuất cho phù hợp.
Đề tài được thực hiện trên 3 huyện (1) Chợ Mới, đặc trưng cho vùng đê bao không
xả lũ; (2) Phú Tân, đặc trưng cho vùng đê bao 3 năm làm 8 vụ và 01 vụ xả lũ và (3) Thoại
Sơn, đặc trưng cho vùng đê bao mỗi năm đều có xả lũ. Đề tài được thực hiện trong 2 năm
(9/2011 – 8/2013). Sản phẩm của đề tài là (1) bảng số liệu phân tích hiện trạng dư lượng
thuốc BVTV trong đất, nước và sản phẩm gạo trong vùng canh tác lúa trong đê bao của
tỉnh An Giang; (2) Mô hình kiểm soát thuốc BVTV khi tác lúa trong vùng đê bao và (3)
Bộ giải pháp quản lý và sử dụng thuốc BVTV để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
trong nông nghiên trên địa bàn tỉnh An Giang.
10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật là những chế phẩm có nguồn gốc hóa chất, thực vật, động
vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực

vật. Bao gồm: các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; các
chế phẩm điều hòa sinh trưởngthực vật, chất làm rụng hay khô lá; các chế phẩm có tác
dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt
(Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật nước CHXHCNVN, 2001 và điều lệ quản lý
thuốc BVTV, 2002).
Từ lâu con người đã biết dùng một số sản phẩm tự nhiên để diệt trừ sâu bệnh như
các hợp chất của asen, các hợp chất của flo, các chất có nguồn gốc thực vật và dầu
khoáng. Từ năm 1844 – 1922 các sản phẩm xông khói của các chất vô cơ và dầu hỏa
cũng đã được dùng để diệt trừ sâu bọ. Từ năm 1923, các hợp chất trừ sâu tổng hợp đã ra
đời. Các hợp chất hữu cơ clo này tồn tại quá lâu trong môi trường và tích lũy trong cơ thể
động vật, gây hại cho môi trường và cho con người. Do đó ngày nay nhiều nước đã cấm
dùng.
Theo FAO, hằng năm các loại côn trùng và sâu bọ đã phá hoại khoảng 33 triệu tấn
lương thực, số lương thực này có thể nuôi sống 150 triệu người trong một năm. Vì vậy
việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật một cách khoa học, một cách thận trọng và có kiểm
soát là điều rất cần thiết để giảm sự hao thất lương thực nông sản và để phát triển nền
nông nghiệp hiện đại.
Bên cạnh những lợi ích mang lại, việc sử dụng Thuốc BVTV vẫn chứa đựng
những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người. Khoảng 1,8 tỷ người
trên toàn thế giới đang tham gia vào sản xuất nông nghiệp và đã được ước tính có đến 25
triệu người lao động nông nghiệp đã bị ngộ độc không chủ ý mỗi năm (Alavanja, 2008).
Ở các nước đang phát triển, thuốc trừ sâu là nguyên nhân gây ra lên đến một triệu trường
hợp nhiễm độc và lên đến 20.000 ca tử vong mỗi năm (Duran-Nah và ColliQuintal,
2000).
Thuốc BVTV còn tác động rất lớn đến các thành phần sinh học và vô sinh khác
trong hệ sinh thái như cây trồng, các sinh vật trung gian, các sinh vật có ích, đất đai,
nước… Hàng loạt các hậu quả do việc sử dụng quá mức hoá chất BVTV đã xảy ra do sự
phá vỡ cân bằng cũng như sự an toàn tự nhiên của hệ sinh thái như dịch hại kháng thuốc,
xuất hiện nhiều dịch hại mới khó phòng trừ, nhanh tái phát dịch hại nguy hiểm, ô nhiễm
môi trường và nông sản (Lê Trường, 1985).

Vấn đề nghiên cứu việc sử dụng Thuốc BVTV trở nên cấp bách ở nhiều quốc gia
nhằm giúp đưa ra các giải pháp quản lý. Ở Indonesia, năm 1982, người ta đã sử dụng
45.258 tấn bao gồm 450 loại Thuốc BVTV, chi phí cho Thuốc BVTVphát triển mạnh, tỷ
lệ tăng trung bình hằng năm là 15 – 20 %. Tại Malaysia, trong năm 1983 bán hơn 100
triệu đô la Mỹ về Thuốc BVTV, trong đó thuốc diệt cỏ chiếm 80 %, thuốc diệt côn trùng
chiếm 12 %. Năm 1981, Thái Lan đã sử dụng khoảng 35000 tấn Thuốc BVTV. Tại
11
Tanzania cuối năm 1981, ngành công nghiệp cà phê đã dùng khoảng 6353 tấn Thuốc
BVTV. Tại Columbia trong năm 1985, người ta đã xuất khẩu 6693 tấn Thuốc BVTV (Lê
Doãn Diên, 1999).
Lượng Thuốc BVTV được dùng bình quân hằng năm là 0,5 – 0,7 kg hoạt chất/ha,
trong khi đó ở Nhật là 14,05 kg hoạt chất/ha, ở Ba Lan là 0,94 kg hoạt chất/ha, ở Hungari
là 8,93 kg hoạt chất/ha, ở Thụy Điển là 4,93 kg hoạt chất/ha, ở mỹ là 4,56 kg hoạt chất/ha
(Lê Kế Sơn, 1993).
“ Lượng Thuốc BVTV được dùng bình quân hằng năm ở nước ta so với các nước
trên thế giới và trong khu vực chưa phải là cao, nhưng do sử dụng chúng một cách bừa
bãi, tùy tiện, quá lạm dụng và không tuân thủ các quy chế và các quy định của Nhà Nước,
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các cơ quan hữu quan cho nên
tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ và ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người do
Thuốc BVTV gây nên là khá nghiêm trọng và là một thực tế hết sức bức xúc hiện nay”
(Lê Doãn Diên, 1999, trang 23).
Ngày nay để đảm bảo năng suất, người nông dân phụ thuộc rất nhiều vào thuốc
BVTV và phân bón (Lê Thanh Phong, 2009). Nghiên cứu về hiện trạng sử dụng Thuốc
BVTV tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho thấy có đến 20 tấn hóa chất BVTV
được sử dụng cho 61366,5 ha lúa trong năm 2008 (Sở Tài nguyên và Môi trường An
Giang, 2008). Đặc biệt việc người nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu có độc tính
cao và chậm phân hủy, sử dụng các loại thuốc trừ sâu liên tục trong thời gian dài và
không luân phiên thuốc, sử dụng thuốc quá gần ngày thu hoạch không bảo đảm thời gian
cách ly và việc pha trộn nhiều loại Thuốc BVTV chung với nhau để sử dụng làm cho
hàm lượng Thuốc BVTV trong nông sản ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến

sức khỏe con người.
Và trong báo cáo kết quả nhiệm vụ “Tổng quan tình hình sử dụng hóa chất và
thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó dự báo các vùng có
khả năng bị ô nhiễm nặng để đề xuất các biện pháp ứng phó”, GS.TS Lê Doãn Diên cùng
cộng sự (1999) cũng khẳng định việc bảo quản và sử dụng hóa chất tùy tiện, không theo
các hướng dẫn và quy định về vệ sinh môi trường đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ ở
nhiều địa phương. Phần lớn nông dân vẫn sử dụng các loại thuốc bị cấm hoặc hạn chế sử
dụng có độ độc cao như DDT, monitor,…do đó dư lượng Thuốc BVTV trong nước, trong
đất, trong nông sản và đặc biệt là trong sữa mẹ của một số bà mẹ thường xuyên tiếp xúc
với Thuốc BVTV đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép của WHP.
Nhằm quản lý việc sử dụng Thuốc BVTV một cách an toàn, thân thiện với môi
trường, Hội thảo “Định hướng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi
trường ở An Giang” đã được tiến hành năm 2009 với sự tham gia trình bày của Thạc sỹ
Nguyễn Sỹ Lâm, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều biện
pháp quản lý việc sử dụng Thuốc BVTV đã được xây dựng và tiến hành ở nhiều nơi. Tại
Úc, Bộ sức khỏe, miền Tây nước Úc đã phát hành hướng dẫn về việc sử dụng Thuốc
BVTV, trong đó cung cấp rõ thông tin về luật pháp, chính sách và các loại Thuốc
BVTVtốt nhất. Tại Việt Nam, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông
12
tư 03/BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, trong đó nêu rõ các quy định về việc
sử dụng Thuốc BVTV trên phạm vi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Một số khái niệm về BVTV
1.2.1. Định nghĩa
FIFRA (Đạo luật Liên bang Mỹ về thuốc trừ côn trùng, nấm và bọn gặm nhấm
[Federal Insecticde, Fungicide, and Rodenticide Act]) định nghĩa về thuốc BVTV như
sau:
“Thuốc BVTV là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất thuốc được dùng để: ngăn ngừa,
tiêu diệt, xua đuổi hoặc làm giảm bớt côn trùng, bọn gặm nhấm, tuyến trùng, nấm, cỏ dại
hoặc các dạng sinh vật khác được xem như là dịch hại. Kích thích tăng trưởng cây trồng,
gây rụng hoặc làm khô lá”.

Thuốc BVTV gồm các hóa chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo, hóa chất hữu cơ, vô cơ
có sẵn trong tự nhiên, các vi sinh vật hoặc một số các chất khác như chlorine.
Độc tính: là khả năng gây tổn hại đến sinh vật. Các chất độc khi xâm nhập vào cơ
thể dẫn đến sự phá hủy nghiêm trọng các chức năng của cơ thể hoặc làm cho cơ thể bị
chết.
Chất độc là khả năng gây độc đối với cơ thể tính theo liều lượng và độc tính còn
thay đổi theo tuổi và giới tính cũng như trạng thái cơ thể sinh vật và điều kiện môi
trường.
1.2.2. Liều lượng và nồng độ gây chết
Liều lượng gây chết 50% sinh vật thí nghiệm, ký hiệu LD50 (lethal dose). Đơn vị
của LD50 là mg ai/kg (mg chất độc hoạt động (active ingredient) trên mỗi kg thể trọng
của sinh vật thí nghiệm).
Độc tính còn được diễn tả như là nồng độ hơi hoặc bụi trong không khí có thể gây
chết cho 50% số sinh vật thí nghiệm ký hiệu là LC50 (lethal concentration). Đơn vị là mg
trên mỗi lít không khí hoặc nước.
Quy ước phân loại các chất độc:
Nhóm I: Rất độc LD50 < 100mg/kg
Nhóm II: Độc cao LD50= 100 - 300 mg/kg
Nhóm III: Độc vừa LD50= 300 - 1000 mg/kg
Nhóm IV: Độc ít LD50 > 1000mg/kg
Có thể chia chi tiết hơn như sau:
I: Đặc biệt độc: LD50 < 1 mg/kg
II: Rất độc: LD50 = 1 - 50 mg/kg
III: Độc cao: LD50 = 50 - 100 mg/kg
IV: Độc vừa: LD50 = 100 -500 mg/kg
V: Độc ít: LD50 = 500 - 5000mg/kg
VI: không đáng kể: LD50 = 5000 –15000 mg/kg
13
1.2.3. Trị số ngưỡng giới hạn (Threshold Limit Value = TLV)
TLV đối với một hóa chất, chẳng hạn như chất được dùng làm thuốc xông hơi là

nồng độ của hóa chất (tính theo ppm) không tạo ra những ảnh hưởng xấu cho sinh vật
trong một khoảng thời gian nào đó.
Thuốc BVTV thường được phân thành 3 hạng I, II và III. Hạng I là những thuốc
BVTV rất độc sử dụng rất hạn chế. Hạng III gồm các thuốc BVTV ít độc hại nhất.
1.2.3.1. Các thuốc BVTV trong Hạng I
LD50 < 50 mg/kg (đường miệng) và LD50 < 200 mg/kg (qua da).
Các thuốc trong hạng này gây nhiều rủi ro nhất vì chúng quá độc.
Các thuốc BVTV ít độc hơn vẫn có thể được xếp vào Hạng I nếu chúng gây ra
những nguy hiểm đặc biệt như: tổn thương nghiêm trọng da và mắt hoặc nguy hại đối với
môi trường. Một vài giọt đến một muỗng cà phê thuốc này có thể làm chết một người
lớn.
1.2.3.2. Các thuốc BVTV trong hạng II
LD50 = 50-500 mg/kg (đường miệng) hoặc LD50 = 200-2000 mg/kg (qua da).
Liều khoảng 1-6 muỗng cà phê có thể làm chết một người lớn.
1.2.3.3. Các thuốc BVTV trong hạng III
LD50 > 500 mg/kg (đường miệng) và LD50 > 20000 mg/kg (qua da). Nuốt
khoảng 30g thuốc hạng này, người lớn có thể chết.
1.3. Tiêu chuẩn của thuốc BVTV dùng trong nông nghiệp
Các thuốc BVTV cần phải có các đặc tính sau:
* An toàn đối với cây trồng và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
* Tính độc phải đa năng song phải có tính chọn lọc.
* Bảo quản, vận chuyển và sử dụng dễ dàng.
* An toàn đối với môi trường.
* Dễ kết hợp giữa thuốc với nhau hoặc với phân bón.
* Màu sắc dễ phân biệt để dễ kiểm tra và bảo đảm an toàn khi sử dụng.
* Giá thành người tiêu dùng chấp nhận được.
1.4. Phân loại thuốc trừ dịch hại
Việc phân loại thuốc trừ dịch hại có thể thực hiện theo nhiều cách:
1.4.1. Phân loại theo đối tượng
Diệt côn trùng: Insecticide

Diệt vi khuẩn: Bactericide
Diệt nấm: Fungicide
Diệt tuyến trùng: Nematicide
Diệt cỏ: Herbicide, Weed killer
Diệt nhện: Acaricide
Diệt Aphid: Aphicide
Diệt ốc sên: Molluscicide
Diệt chuột: Raticide
14
1.4.2. Phân loại theo con đường xâm nhập
Vị độc (vđ): Dipterex (tx), DDT (tx), 666 (tx xh), Wofatox (tx)
Tiếp xúc (tx): Mipcin, Bassa, Dimethoate (ld)
Lưu dẫn (ld): Furadan, Aliette
Xông hơi (xh): Methyl Bromide (CH
3
Br), Chloropicrin (CC1
3
NO
2
)
Aluminium Phosphide (Al.P)
1.4.3. Phân loại theo nguồn gốc
Thuốc vô cơ: S, Cu
Thuốc thảo mộc: Derris, Nicotine
Thuốc tổng hợp:
* Nhóm Clo: DDT, 666
* Nhóm Lân: Wofatox Bi-58
* Nhóm Carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin
* Nhóm Pyrethroid: Decis, Sherpa, Sumicidine
* Nhóm Insect Growth Regulator (IGR): Nomolt, Applaud

Ngoài ra trong hệ thống của Mỹ, các chất điều hòa sinh trưởng, chất dẫn dụ và xua
đuổi côn trùng cũng được liệt vào nhóm thuốc BVTV. Có một số thuốc BVTV tiêu diệt
được nhiều đối tượng gây hại nên có thể được xếp vào nhiều nhóm khác nhau.
Ví dụ: 2,4-D dùng ở liều thấp là chất kích thích sinh trưởng thực vật, ở liều cao là
thuốc diệt cỏ. Oxythioquinox (Morestan) có thể dùng diệt nhện, nấm bệnh lẫn côn trùng.
Cách phân loại dựa theo nguồn gốc nhóm thuốc là phổ biến nhất:
1.4.3.1. Nhóm thuốc gốc Clo hữu cơ (CHC)
Các thuốc CHC dùng để trừ côn trùng. Hiện nay phần lớn thuốc nhóm này đã bị
cấm do tính tồn lưu quá lâu trong môi trường, điển hình như DDT, Chlordane,
Toxaphene, Dieldrin, Aldrin, Endrin… Difocol và Methoxychlor. Phần lớn các CHC khó
phân hủy trong môi trường và tích lũy trong mô mỡ của động vật.
Các CHC gồm những hợp chất aryl, carbocyclic, heterocyclic có trọng lượng
phan tử khoảng 291-545. CHC có thể được chia ra làm 5 nhóm: (1) DDT và các chất
tương tự; (2) BHC; (3) Cyclodiens và các hợp chất tương tự; (4) Toxaphene và các chất
tương tự; (5) cấu trúc khép kín của Mirex và Chlordecone.
Mức kích thích thần kinh quan hệ trực tiếp với nồng độ của thuốc trong mô thần
kinh. Sự phục hồi này chỉ có thể xảy ra khi nồng độ của CHC trong mô thần kinh không
vượt quá một ngưỡng tới hạn (critical level).
CHC xuyên qua da đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. CHC làm thay đổi các tính chất
điện cơ thể và của các enzyme liên quan đến màng tế bào thần kinh, gây ra biến đổi trong
động thái di chuyển của ion Na
+
và K
+
qua màng tế bào. Nhiễu loạn vận chuyển chất vôi
và hoạt tính của enzyme Ca
2+
-ATP và enzyme phosphokinase. Cuối cùng CHC gây chết
do sự dừng hô hấp.
1.4.3.2. Nhóm thuốc gốc lân hữu cơ (LHC)

Do Lange và Von Kreuger tìm ra vào đầu những năm 1930 (dimethyl và diethyl
phosphorofluoridate). Đến năm 1936, Gerhard Schrader tìm ra nhiều chất khác như
dimefox, octamethyl pyrophosphoramidate (schradan) và tetraethyl pyrophosphate
15
(TEPP). Cuối thế chiến thứ II, chất parathion ra đời và tồn tại trong hơn 40 năm. Cho đến
nay đã có hàng ngàn chất LHC được tổng hợp và đánh giá trong số đó đã có khoảng 100
chất khác nhau được đưa vào thương mại hóa. Đây là nhóm thuốc hữu cơ quan trọng nhất
hiện dùng.
LHC là những chất có ít nhất một nguyên tử P bốn hóa trị, hầu hết các LHC là
những ester có cấu trúc như sau:
Trong đó : R = methyl hoặc ethyl
R’ = alkoxy, alkyl, aryl, amino hoặc các amino
X = nhóm có thể tách rời (leaving group)
O mang nối đôi có thể bị S thay thế.
Các LHC khác nhau nhiều do sự thay đổi của nhóm X.
Thực tế, hầu hết các LHC dùng hiện nay có cấu trúc như hình
bên phải.
Trong đó R là methyl hoặc ethyl và X thay đổi, thông
thường X là chất thế của alkoxy; phenoxy; thioalkyl hoặc các
chất thơm dị nhân.
Cách tác động của thuốc: độc tính của LHC đối với côn
trùng và người do sự bất hoạt hóa enzyme acetylcholinesterase
(AChE), là một loại enzyme xúc tác sự thủy phân nhanh chóng chất Acetylcholine(ACh).
Sự bất hoạt xảy ra hoàn toàn khi LHC tác động đến enzyme và lân hóa nhóm OH của
serine tại vị trí hoạt động của enzyme theo phương trình sau:
Acetylcholine là một trong số các chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng chi
phối sự truyền các xung thần kinh dọc qua các chỗ nối synapse và trong một số trường
hợp qua các chỗ nối cơ thần kinh. Vai trò của AChE trong việc điều phối truyền động
luồng thần kinh được diễn tả trong hình 1.1.
Hình 1.1. Tương tác giữa AChE và ACh tại một chỗ nối synapse hoặc cơ thần kinh

Khi xung thần kinh di chuyển dọc theo trục và tiến đến điểm cuối của nối synapse
hoặc cơ thần kinh thì các ACh có sẵn trong các túi sẽ được phóng thích ra ngoài nhanh
chóng và sau đó tương tác với màng sau synapse (post synapse) gây kích thích cơ hoặc
sợi thần kinh. AChE đều chỉnh sự truyền thần kinh bằng cách giảm nồng độ của ACh tại
16
chỗ nối bằng phản ứng thủy phân men biến ACh thành choline và acid acetic theo
phương trình bên dưới.

Acetylcholine Choline Acetic acid
1.4.3.3. Các thuốc nhóm Carbamate
Được dùng rộng rãi vì rẻ tiền, hiệu lực cao mà ít tồn lưu trong môi trường. Là dẫn
xuất của acid cabamic, có nhóm phụ dithiocarbamates và thiocarbamates mang lưu huỳnh.
Đối với động vật, thuốc carbamate có thể gây tổn thương hệ thần kinh.
Thuốc nhóm này không tích lũy trong mô mỡ do vậy tính độc của chúng thường ngắn
và sinh vật có thể phục hồi. Các thuốc carbamate thông dụng như: carbaryl (Sevin), aldicarb
(Temik) và methomyl (Lannate, Nudrin).
Năm 1925, Stedman và Barger đã làm sáng tỏ cấu trúc của physostigmine, dùng trong
nhãn khoa để trị các bệnh tăng nhãn áp và nhược cơ mi mắt. Physostigmine là một
methylcarbamate este.
Năm 1954, Gysin giới thiệu este carbamate đầu tiên được dùng làm chất diệt côn trùng.
Năm 1985 có 25 chất este carbamate được đưa vào sử dụng.
Este carbamate là dẫn xuất của acid carbamic. Acid carbamic cũng như acid N-
alkylcarbamic và acid N,N-dialkylcarbamic không bền, dễ bị phân hủy thành CO
2
và NH
3
.
Khi thay thế H đứng gần O bằng nhóm akyl, aryl hoặc nhóm chứa Ni sẽ tạo ra sản phẩm bền
vững dùng làm thuốc BVTV hoặc dược phẩm. Độc tính của carbamate được ghi ở Bảng 1.4.
Bảng 1.1. Độc tính qua đường miệng của các thuốc diệt côn trùng họ carbamate

Tên thông dụng Tên thương mại LD50
Ruồi nhà
(mg/kg)
Chuột
(mg/kg)
Aldicarb 5.5 1
Carbofuran 6.7 8 – 14
Thiofanox 9
Methomyl Lannate 3.4 17 – 24
Aminocarb Matacil 85 30
Mexacarbamate Zectran 65 15 – 63
Dimetilan 9.0 25 – 64
Propoxur Baygon 25 95 – 104
Metalkarmate Bux 65 87 - 170
Methiocarb Mesurol 24 130 – 135
Landrin Landrin 41 178
Carbaryl Sevin 900 307 – 986
Butacarb 39 4000
17
Cũng giống như LHC, carbamate ức chế hoạt động của men acetylcholinestearase. Nhiều
carbamate có độ độc cấp tính rất cao đối với động vật. Aldicarb có độ độc cấp tính đường miệng
trên chuột là 1 mg/kg là một trong số các chất thuốc BVTV độc nhất hiện nay. Vì quá độc,
aldicarb thường được dùng ở thể hạt bón vào đất.
Tuy vậy, các thuốc trong nhóm này vẫn ít độc hơn nhóm LHC, cơ thể có khả năng
phục hồi sau khi bị ngộ độc carbamate lớn hơn khi bị ngộ độc organophosphate.
1.4.3.4 Các thuốc nhóm Pyrethroids
Các đặc tính sát trùng của hoa thúy cúc (Chrysanthemum spp., thường gặp nhất là
C. cineraraefolium) đã được phát hiện rộng rãi vào giữa thế kỷ 19. Cùng với tính diệt côn
trùng mạnh mẽ, pyrethrin có ưu điểm là ít tồn lưu trong môi trường.
Pyrethrin là chất diệt côn trùng chính dùng trong nông nghiệp dễ bị ánh sáng phân

hủy nhanh chóng. Pyrethrin tổng hợp được dùng rộng rãi và chiếm 25% thuốc diệt côn
trùng phun trên lá năm 1983. Pyrethrin và các chất cúc tổng hợp là những chất gây độc
màng thần kinh. Các pyrethroids thực chất là những chất gây độc chức năng, hậu quả
mang tính thứ cấp, kích thích quá độ hệ thần kinh.
Điều này thể hiện rõ ở chỗ không tìm thấy các dấu hiệu bệnh lý trong hệ thần kinh
trung ương, ngay cả khi gây độc nặng nhiều lần cũng như sự chỉ tạo thành các đốm hoại
tử không đặc trưng và có thể phục hồi trên các thần kinh ngoại vi của động vật bị co giật
và thể hiện các triệu chứng rối loạn vận động nghiêm trọng. Sau khi bị pyrethroid làm
cho biến đổi kênh ion vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, vẫn duy trì được chức năng
chọn lựa các ion muối và nối với điện thế màng. Độc tính của một số pyrethroids được
ghi trong bảng 1.5.
Hình 1.2. Một số hợp chất pyrethroids

18
Bảng 1.2. Độc cấp tính của một số pyrethroids
Tên LD50
Alllethrin 3,5 (200)
Barthrin (23.600)
Bioallethrin 4 ( 1030)
Bioresmethrin 340 (>8000)
Cismethrin 6,5 (63)
Fenfluthrin 1 (120)
trans-Fluorocyphenothrin 6 ( )
Kadethrin 0,5 ( )
Permethrin >250 (1500)
Phenothrin 372 (>5000)
Pyrethrin I 5 (340)
Pyrethrin II 1 (>600)
Resmethrin 165 (1347)
Tetramethrin 2,3 (>4000)

Cyphenothrin 5 ( )
Fenproponate 2,5 (28)
Flucythrinate (67)
Cyfluthrin 5 ( )
Cyhalothrin (144)
Cypermethrin 55 (900)
Deltamethrin 2,3 (52)
Fenvalerate 75 (450)
cis-Fluorocyphenothrin 0,6 ( )
Số ngoài ngoặc là trị số LD50 tiêm tĩnh mạch, số trong ngoặc là trị số qua đường miệng
1.4.3.5. Các nhóm thuốc khác
Trong nhóm này có: kháng sinh, chất chống đông máu, thuốc gốc thực vật, các
chất bụi trơ, vi sinh, dầu lửa, chất dẫn dụ (pheromone), hormone thực vật và xà phòng.
a) Chất kháng sinh: là vật chất tiết ra từ các vi sinh vật có khả năng tiêu diệt ức
chế VSV khác. Như thuốc kháng sinh penicilline trị bệnh nhiễm khuẩn.
b) Chất chống đông máu: thay đổi tiến trình đông máu ở động vật có vú dẫn đến cái chết (vì
mất máu).
c) Thuốc gốc thực vật: một số thực vật có chứa các chất độc đối với côn trùng và các
động vật khác như hoa thúy cúc (chrysanthemum) dùng để chiết trích pyrethrum, rễ dây thuốc
19
cá dùng để trích ra rotenone, một số cây họ Huệ chiết sabadilla và hellebore. Chất ryania từ
một loài thực vật ở Nam Phi, nicotine được trích từ thuốc lá.
d) Các bột trơ: được gọi là hạt gây rụng hoặc hạt thấm nước, dạng bột mịn, có độc tính
thấp. Giết côn trùng theo cơ chế lý học, gây trầy sước lớp sáp bao phủ cơ thể côn trùng làm
cho chúng mất nước. Đôi khi kết hợp với aluminium fluosilicate tạo ra lực hút tĩnh điện, giúp
hạt bám dính lên bề mặt. Không bị mất tác dụng trong môi trường không khí, dễ mất tác dụng
khi bị ướt. Cần tránh hít hạt này vào phổi vì có thể gây kích ứng nghiêm trọng.
e) Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Insect Growth Regulator = IGR): là
những chất ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng. Do chính côn trùng tiết ra điều khiển
sự biến đổi trong vòng đời của chúng, hiện nay được tổng hợp nhân tạo.

f) Các chất thuốc gốc VSV: là những VSV được phối trộn với các chất khác để tạo
thành sản phẩm phòng trị dịch hại. Người ta đã dùng nhiều chủng của vi khuẩn Bacillus
thuringiensis để tạo ra các chế phẩm (Dipel, Thuricide, Centari ) tiêu diệt nhiều côn trùng
trong Bộ Cánh vảy. Vi khuẩn Agrobacterium radiobacter trừ vi khuẩn gây bướu. NPV
(nuclear polyhedral virus) được dùng để trừ sâu xanh và sâu xanh da láng Ít độc đối với
người và các sinh vật cũng như tính chuyên hóa đối với các dịch hại.
g) Các loại dầu hỏa: dùng để diệt côn trùng và nhện cũng như trứng của chúng bằng
cách làm cho chúng bị ngạt thở. Dầu hoả có thể diệt cỏ bằng cách phá hủy màng tế bào.
h) Pheromones: đây là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành
vi của những sinh vật khác cùng một loài. Nhiều loài côn trùng dựa vào pheromone để xác
định vị trí của bạn tình.
i) Các chất điều hòa sinh trưởng và kích thích tố sinh trưởng thực vật: được ly trích
từ thực vật hoặc được tổng hợp nhân có khả năng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng.
Trong tự nhiên, các hormones có vai trò điều hòa sự nở hoa, kết trái, tích lũy chất dinh
dưỡng và ngủ nghỉ, điều chỉnh sự tăng trưởng của cây, thúc đẩy sự kết trái….
j) Xà bông: có thể diệt được côn trùng, ve, rong rêu, nấm mốc và địa y. Gây cản trở
sự biến dưỡng tế bào của côn trùng, có hiệu lực nhất đối với những côn trùng có thân mềm
như rầy mềm, rệp vảy, rầy, cũng như một số giai đoạn ấu trùng của các loài sâu khác.
Không độc đối với động vật có xương sống, kể cả người.
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến tính độc của thuốc BVTV
1.5.1. Sự liên quan giữa tính chất hóa học và tính độc của chất độc
* Tính độc phụ thuộc vào sự có mặt của gốc sinh ra độc như: Arsen, Hg, hoặc HCN
* Tính chất độc phụ thuộc vào hoạt tính hoá học của chất độc As
2
O
3
> As
2
O
5


* Sự thay thế, thêm hoặc bớt một nhóm này bằng một nhóm khác
* Phụ thuộc vào loại chất đồng phân: trong 8 đồng phân của 666 thì chỉ có gamma
666 có hiệu lực trừ sâu mạnh nhất.
* Phụ thuộc vào tốc độ hoà tan và kích thước của các phân tử. Kích thước càng
nhỏ thì càng dễ hoà tan và gây độc.
20
1.5.2. Sự liên quan giữa đặc điểm của sinh vật và tính độc của chất độc
a. Tính mẫn cảm và tính chống chịu của sinh vật: trong thực tế các sinh vật khác
nhau thì phản ứng với chất độc cũng khác nhau.
b. Hiện tượng quen thuốc của dịch hại: được ghi nhận ở nhiều sinh vật sau một
quá trình sử dụng thuốc liên tục trong nhiều năm ở tại cùng một địa phương.
Tính quen thuốc được di truyền qua thế hệ sau. Có sự khác biệt về khả năng và tốc
độ, mức độ chống chịu có tính nhảy vọt theo thế hệ. Có hiện tượng chống chịu bắt chéo.
Các biện pháp thông dụng để chống quen thuốc là: tránh dùng thuốc khi không cần
thiết, luân phiên các loại thuốc, kết hợp với thuốc VSV, sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại.
1.6. Các tác động của thuốc BVTV
Thuốc BVTV là hóa chất được sử dụng nhiều nhất trong nông, lâm nghiệp, gia dụng và
công nghiệp. Việc sử dụng rộng rãi thường kèm theo nhiều hậu quả xấu do trình độ kỹ thuật,
thói quen và tập quán khác nhau. Các hậu quả thường do thiếu trách nhiệm, lơ đễnh hoặc tai
nạn. Mặc khác, do thuốc BVTV lưu thông tràn lan nên khó biết hết được tác động xấu do
chúng gây ra.
Một số tai nạn điển hình do thuốc trừ dịch hại gây ra ở một số nước như sau:
- Điển hình là DDT trong thế chiến thứ II được xem là thần dược để tiêu diệt muỗi
và bảo vệ mùa màng,
- Endrin bị tràn thấm vào bột mì làm 691 người ngộ độc, trong đó 24 người chết ở
Quatar.
- Parathion bị ngấm vào lúa mì làm ngộ độc 360 người, trong đó 102 người chết ở
Ấn độ. Ở Columbia, parathion ngấm vào bột đã gây chết 88 người.
- Ở Thổ Nhĩ Kỳ 3,000 người ngộ độc (300 người chết) do nhiễm hexachlorobenzene.

- Năm 1985, ở Bhopal, Ấn độ, nhà máy của công ty Union Carbide điều chế thuốc
sát trùng carbamate bị xì làm 2,000 người chết và 200,000 người khác bị bệnh tật
Thuốc BVTV có thể thoát ra trong quá trình chế tạo, đóng gói, vận chuyển, tồn
trữ và sử dụng. Sự thoát ra không được kiểm soát sẽ gây tác hại cho môi trường và con
người. Xu hướng chung ngày nay là sử dụng các loại thuốc có phổ tác động riêng biệt an
toàn đối với người và phân hủy nhanh trong môi trường.
1.6.1. Tác động của độc chất đến cơ thể sinh vật
1.6.1.1. Sự biến đổi của chất độc trong cơ thể sinh vật
Trong quá trình xâm nhập vào cơ thể sinh vật, chất độc có thể bị biến đổi (do quá
trình thủy phân, oxy hoá khử, liên hợp, phản ứng trao đổi v.v ). Ngoài ra, sự biến đổi của
chất độc còn có thể xảy ra do hoạt động của các enzyme, do tác động của nước bọt, tác
động của thức ăn, tác động của huyết dịch v.v Sự biến đổi có thể xảy ra theo 2 hướng:
* Độ độc giảm:
Các alkaloid thực vật + tanin trong thức ăn tạo thành các chất hoà tan nên giảm độ
độc.
enzyme
DDT > DDE
Phản ứng tự bảo vệ
21
* Độ độc tăng:
khử
Thuốc trừ nấm lưu huỳnh > Hydrosunfua: độ độc cao.
Thiophos (Ethyl Parathion) > Paraoxon độc hơn.
1.6.1.2. Tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật
Thông thường, các thuốc BVTV có thể có đồng cấu trúc hóa học, tính bền vững
trong môi trường. Khả năng tác động cục bộ, lưu dẫn hoặc cả hai. Một số hủy diệt trực
tiếp trên lá, số khác cản trở sự hút dinh dưỡng, sinh trưởng và quang hợp của cây.
Thuốc diệt côn trùng có nhiều loại tác dụng: độc thần kinh, độc cơ, gây rụng lá, kích
thích tăng trưởng thực vật, triệt sinh sản, hoặc chỉ có tác dụng bít nghẹt các lỗ khí
Một số thuốc diệt nấm có tác dụng tiêu diệt nấm xâm nhiễm vào mô. Ức chế hoạt

động biến dưỡng của các nấm đang sinh trưởng. Hay có tác dụng phòng ngừa sự xâm nhiễm.
Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể dịch hại sẽ: gây biến đổi lý hóa, tác động đến
sự phân hủy các acid amin trong tế bào sinh vật.
- Kết hợp kim loại và các thành phần khác của tế bào gây cản trở cho sự phát triển.
- Làm tê liệt hoạt động của các enzyme hoặc ức chế hoạt tính của các enzyme.
- Tác động đến sự hình thành các vitamin trong cơ thể, làm mất tác dụng của chúng.
Bảng 1.3. Cách tác động của một số loại thuốc BVTV
Loại Thuốc BVTV Hợp chất Cách tác động
1) Thuốc diệt côn trùng
Dầu hỏa Gây độc cơ học
CHC, DDT, Methoxychlor Gây độc trục thần kinh
HCH Gây độc trục thần kinh
Chlordane, Thiodane
Gây độc synape hệ thần kinh trung
ương
Toxaphene Gây độc trục thần kinh LHC
Các dẫn xuất thơm Malathion
Gây độc synape hệ thần kinh trung
ương
Dimethoate (Cygon)
Ddisulfoton (Di-Syston)
Các dẫn xuất phenyl Ethyl Parathion
Gây độc synape hệ thần kinh trung
ương
Methyl Parathion
Các dẫn xuất dị vòng Diazinon
Gây độc synape hệ thần kinh trung
ương
Azinphos-methyl (Guthion)
Chlorpyrifos (Lorsban, Dursban)

Phosmet (Imidan)
Sulfur hữu cơ Propargite (Omite)
22
Aramite
Carbanate Carbaryl (Sevin)
Gây độc synape hệ thần kinh trung
ương
Methomyl (Lannate, Nudrin)
Formamidines Chlordimeform (Galecron) Tiết adrenaline
Amitraz
Thiocyanates Thanite
Cản trở sự hô hấp tế bào và biến
dưỡng
Dinitrophenols Dinoseb Ức chế sự biến dưỡng
Dinocap (Karathane)
Organotins Cyhexatin Ức chế sự biến dưỡng
Fenbutatin-oxid
Thuốc thực vật Nicotine Gây độc sau synape
Rotenone Ức chế sự biến dưỡng
Sabadilla Gây độc cơ
Raynia Gây độc cơ
Pyrethrum Gây độc trục thần kinh
Pyrethroids Permethrin Gây độc trục thần kinh
Fenvalerate
Allethrin
Resmethin
Các chất vô cơ Silica gel Độc cơ thể
Acid boric
Sulfur
Arsenic Ức chế hô hấp

Chất xông hơi Methyl bromide Chất gây mê
Ethylene dibromide Chất gây mê
Chlorpicrin Chất gây mê
Vapam
Telone
Naphthalene
Thuốc vi khuẩn Bacillus thuringiensis Nhiều loại
Virus
Nấm
Chất điều hòa sinh
trưởng Methoprene
Tác động đến sinh trưởng và phát
triển thực vật
Diflubenzoron (Dimilin)
Các chất tổng hợp Chitin khác
Các chất ức chế
2) Thuốc diệt cỏ
Chất vô cơ Sodium chlorate Chất làm khô lá
23
Dầu lửa Chất độc cơ thể
Các hợp chất hữu cơ
arsenic MSMA, DSMA
Cản trở sự hô hấp tế bào và biến
dưỡng
acid cacodylic
acid phenoxyaliphatic; 2,4-D; 2,4,5-T Nhiều tác động khác nhau
Diclofop methyl
Amides Proparil (Kerb) Ức chế tăng trưởng ngọn rễ
Napropamide (Devrinol)
3) Các chất điều hòa sinh trưởng

Auxin IAA; 2,4-D; VAR
Gibberellins
Cytokinins
Chất tạo ethylene Ethephon (Ethrel)

Chất ức chế sinh trưởng và Acid benzoic làm
chậm sinh trưởng
Daminozide (Alar)
4) Các thuốc diệt nấm
Thuốc diệt nấm vô cơ Đồng Ức chế enzyme
Sulfur Ức chế biến dưỡng
Dithiocarbamates Thiram Ức chế enzyme
Maneb
Ferbam
Ziram
Vapam
Zineb
Thiazoles Ethazol (Terrazol) Ức chế enzyme
Triazine Anilazine
Ức chế biến dưỡng và tổng hợp
protein
Các aromatics mang
nhóm Hexachlobenzene Ức chế enzyme ti thể
Chlorothalonil (Bravo)
Chloroneb
Dicarboximides Captan Ức chế enzyme
Folpet
Captafol (Difolatan)
Oxathiins Carboxin Ức chế biến dưỡng
Oxycarboxin

Benzimidazole Benomyl
Ức chế biến dưỡng và tổng hợp
protein
Thiabendazole
Thiophanate (Topsin)
Acylalanines Metalaxyl (Dual)
24
Triazoles Tridimefon (Bayleton)
Piperazines Triforine
Imides Iprodione (Rovral)
Vinclozolin (Ronilan)
Quinones Chloramil Ức chế men
Dichlone
Các hợp chất đạm
aliphatic Dodine
Ức chế biến dưỡng và tổng hợp
protein
Chất xông hơi Chloropicrin
Methyl bromide
Kháng sinh Streptomycine
Cycloheximide
Nguồn: Dịch và tổng hợp từ “A textbook of modern toxicology, 2004”, tác giả Hodgson E.
1.6.1.3. Các hình thức tác động của chất độc
Có hai hình thức tác động của chất độc lên sinh vật là: toàn bộ và cục bộ. Khi chất
độc xâm nhập vào cơ thể sẽ: tích lũy hoá học, tích lũy chức năng (hiệu ứng).
Trong trường hợp tích lũy chức năng, chất độc có thể được bài tiết hoàn toàn ra
ngoài, song hiệu ứng của nó vẫn ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể và được tăng
cường thêm do hiệu quả của liều chất độc thâm nhập vào cơ thể lần sau.
Các dạng trúng độc của cơ thể gồm có: cấp tính, mãn tính và di hậu.
Khi sử dụng cùng một lúc hai hay nhiều chất độc khác nhau thì có thể có hai dạng

tác động: hợp lực và đối kháng.
1.6.1.4. Biểu hiện của dịch hại khi bị tác động của chất độc
a. Đối với côn trùng: sẽ có các phản ứng đặc trưng có thể mất nhịp điệu ăn khớp giữa
các bộ phận và hoạt động. Gây ói mửa, giảm trọng lượng, bỏng ngoài da, da bị mất màu dẫn
đến tổn thương các cơ quan. Gây hưng phấn làm tê liệt. Ảnh hưởng đến trứng gây quái thai.
b. Đối với các tác nhân gây bệnh: tác động trực tiếp tới vách tế bào, màng ty thể
hoặc hạch của tế bào, gây rối loạn các hoạt động. Ngăn cản sự tổng hợp các chất, gây trở
ngại cho sự hoạt động của enzyme và sự tổng hợp enzyme và ngăn cản sự hình thành bào
tử.
1.6.2. Tác động của độc chất đối với cây trồng
1.6.2.1. Tác hại của chất độc tới cây trồng
Dùng hoá chất ở liều lượng quá cao làm cho tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của
giống bị giảm sút, cây phát triển kém, rễ ngắn, màu sắc không bình thường.
Theo quy luật chung, tác động của chất độc đến cây trồng phụ thuộc vào thành
phần cấu trúc, đặc điểm của chất đó, phụ thuộc vào đặc điểm của cây trồng và những điều
kiện ngoại cảnh.
Khi cây trồng bị hại có hai hiện tượng: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.
Nguyên nhân gây ra các tác hại: do chất lượng thuốc, các giai đoạn phát triển,
cũng như đặc tính sinh lý của cây trồng hay phương pháp sử dụng thuốc.
Do đó, trong việc sản xuất thuốc người ta chú ý tới chỉ tiêu hóa trị liệu là một chỉ số
nói lên mức độ an toàn đối với thực vật của một loại thuốc khi sử dụng tính theo công thức:
25

×