Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

ợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học hiện nay qua nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 121 trang )























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN VĂN KHAM


HỢP TÁC NGHIÊN CỨU


TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI)




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC





HÀ NỘI-2004






















ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN VĂN KHAM


HỢP TÁC NGHIÊN CỨU
TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI)



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn An Lịch




HÀ NỘI-2004


ii

MỤC LỤC

Phần mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
5. Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát
5
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
7
7. Bố cục của luận văn
8
Phần nội dung nghiên cứu
10
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
10
1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu
10
1.1.1. Điểm luận những hướng nghiên cứu cơ bản trong lịch
sử xã hội học khoa học
10
1.1.2. Điểm luận những nghiên cứu về hợp tác nghiên cứu

11
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về khoa học và hợp tác
nghiên cứu tại Việt Nam
13
1.2. Những luận điểm lý thuyết
14
1.2.1. Chủ nghĩa Mác Lênin
14
1.2.2. Quan điểm xã hội học khoa học của R.Merton
16
1.2.3. Những quan điểm xã hội học trong giai đoạn chuyển từ
mô hình cũ sang mô hình mới
18
1.2.4. Lý luận về mạng lưới xã hội và lý thuyết trao đổi
19
1.3. Những khái niệm cơ bản
24
1.3.1. Cộng đồng khoa học
24
1.3.2. Hợp tác nghiên cứu
30
1.4. Các phương pháp thu thập thông tin
33

iii

Chương 2: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoá học (qua
nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội)
34

2.1. Một số nét khái quát về cộng đồng khoa học Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
34
2.2. Một số yếu tố thúc đẩy quá trình hợp tác nghiên cứu
46
2.3. Các hình thức hợp tác nghiên cứu
61
2.4. Các hình thức giao tiếp trong hợp tác nghiên cứu
79
2.5. Lợi ích và chi phí đạt được trong quá trình hợp tác nghiên cứu
84
Phần kết luận và khuyến nghị
90
1. Kết luận
90
2. Khuyến nghị
93
Tài liệu tham khảo và trích dẫn
95
Phụ lục A
97
Phụ lục B
101




1
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài:
Ngay sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định
hoạt động khoa học là một trong những nội dung then chốt trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những vấn đề cốt lõi trong việc xây
dựng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Nghị quyết 37 của Đảng ngày 20/01/1981 được xem như là một
điểm khởi đầu cho việc hoạch định chính sách khoa học và kỹ thuật nước nhà
trong tình hình mới. Quan điểm của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết này
là: mọi hoạt động khoa học và kỹ thuật trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội phải hướng vào phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Trong những năm tiếp theo,
hoạt động khoa học và công nghệ nước nhà cũng có nhiều chuyển biến, có tác
dụng hữu hiệu cho quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà. Sau
10 năm đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá 8 (ngày 24/12/1996) cũng xác định những chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm
2000. Đến Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX,
Đảng và Nhà nước ta xác định tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2
khoá VIII với phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công
nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010 theo tinh thần đổi mới quản lý, tổ chức
và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ… Đó là những vấn đề
cơ bản và cần thiết đối với sự phát triển xã hội.
Phân công lao động và phối hợp các hoạt động là hai nội dung cơ bản
của một tổ chức, nhóm xã hội. Thực hiện được hai vấn đề này là điều kiện cần
thiết để tổ chức, nhóm xã hội đó tồn tại và phát triển. Cộng đồng khoa học
cũng được xem như là một nhóm xã hội đặc thù, gồm những nhà khoa học
tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ. Những cá nhân trong

2
nhóm xã hội này có những đặc điểm chung về chức năng xã hội của họ, có

liên quan đến vị thế, vai trò, địa vị xã hội… Nghiên cứu các khía cạnh của
cộng đồng khoa học sẽ góp phần làm rõ các luận cứ khoa học quan trọng
trong việc thực hiện tinh thần Nghị quyết TW2 khoá VIII. Tuy nhiên, trong
thời gian qua việc nghiên cứu những nội dung khác nhau của cộng đồng khoa
học vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu.
Luật khoa học và công nghệ (2000) có xác định hoạt động khoa học và
công nghệ là hoạt động xã hội hướng đến sản xuất, tạo dựng các tri thức khoa
học, ứng dụng các tri thức khoa học, đáp ứng các nhu cầu phục vụ xã hội.
Theo UNESCO, hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm tất cả các hoạt
động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và
ứng dụng các kiến thức khoa học và công nghệ, chẳng hạn các khoa học chính
xác và khoa học tự nhiên, cơ khí và kỹ thuật học, y học, khoa học nông
nghiệp cũng như các khoa học xã hội và nhân văn. Đây là môi trường khoa
học tạo dựng được nhiều hình thức tương tác lẫn nhau giữa các nhà khoa học.
Để qua đó, các nhà khoa học thể hiện được mình, chứng tỏ được mình, tiếp
thu được kinh nghiệm quý báu cho hoạt động chuyên môn của bản thân.
Mối quan hệ giữa các thế hệ trong khoa học cũng như việc đào tạo lực
lượng những nhà khoa học trẻ đang là vấn đề đáng lưu ý trong sự phát triển
của cộng đồng khoa học (nghiên cứu và triển khai). Phối hợp, cộng tác nghiên
cứu giữa các thành viên trong cộng đồng khoa học, giữa thành viên trong
cộng đồng khoa học này với các thành viên cộng đồng khoa học khác là điều
cần thiết, cần thúc đẩy. Hành động xã hội đó là những yếu tố sơ khởi, tiềm
tàng, tạo nên được những nhân tố mở rộng về số lượng và chất lượng của các
nhà khoa học, của cả cộng đồng khoa học.
Theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Đại
học Quốc gia Hà Nội được hình thành dựa trên sự sắp xếp, điều chỉnh một số
trường Đại học lớn ở Hà Nội. Sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội là phải

3

trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt
trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu
cầu thực tiễn của xã hội. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ của Đại
học Quốc gia gồm 3 nội dung cơ bản: Nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ và tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. Với tư cách là thành viên của
Đại học Quốc gia Hà Nội, với truyền thống gần nửa thế kỷ của Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là nơi
tập trung nhiều nhà khoa học với nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn khác nhau, đã trở thành cộng đồng khoa học vững mạnh, đang
dần đáp ứng những nhu cầu do thực tiễn xã hội đặt ra. Trong 6 chương trình
hoạt động định hướng phát triển Nhà trường theo hướng chuẩn hoá-hiện đại
hoá đến năm 2010, việc đào tạo một lực lượng các nhà khoa học đủ chất
lượng phục vụ nhu cầu thực tiễn xã hội, đòi hỏi có những hướng triển khai
phù hợp. Trong thời gian qua, Nhà trường đã từng bước phát huy những lợi
thế của các nhà khoa học theo các mô hình làm việc theo nhóm, tăng cường
tính liên ngành, liên thế hệ, hỗ trợ bổ sung kiến thức lẫn nhau, cùng tham gia
thực hiện những nội dung hoạt động khoa học và công nghệ đã được các nhà
khoa học tiến hành thực hiện… Những hoạt động đó đã làm cho diện mạo
hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường được đổi mới, hoà nhập
cùng xu hướng phát triển nghiên cứu và đào tạo trong tình hình mới, dần đáp
ứng được những nhu cầu của xã hội đặt ra.
Từ những vấn đề trên, luận văn đi vào nghiên cứu vấn đề Hợp tác
nghiên cứu trong cộng đồng khoa học hiện nay (qua nghiên cứu tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận nghiên
cứu đi trước, đề tài bước đầu vận dụng những lý luận về cộng đồng khoa học,


4
hợp tác nghiên cứu, lý luận trao đổi… trong việc đánh giá, tiếp cận vấn đề
nghiên cứu. Đồng thời, thông qua việc vận dụng những phương pháp nghiên cứu
mới về nghiên cứu lịch sử cuộc đời và đo lường xã hội (scientometrics), luận văn
cũng nhằm định hình được những phương pháp nghiên cứu cụ thể, hữu hiệu đối
với những hình thức nghiên cứu về mô hình hợp tác. Mặt khác, luận văn cũng
mong muốn tóm lược một số luận điểm mới của xã hội học khoa học đương đại
phù hợp với đề tài nghiên cứu và những vấn đề hiện thực của xã hội Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Với những đánh giá, kết luận trong quá trình nghiên cứu, đề tài này sẽ
đề xuất một số giả định về mặt chính sách nhằm khuyến khích và đẩy mạnh
hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học (tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), góp phần vào sự
nghiệp xây dựng Nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá các mặt hoạt
động, xây dựng Nhà trường, Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng Đại học
nghiên cứu ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học dưới
góc nhìn của xã hội học khoa học. Hoạt động này đã được thực hiện dựa trên
những mục đích khác nhau của hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học;
tìm ra được những mô hình hợp tác phổ biến trong hoạt động nghiên cứu hiện
nay giữa các nhà khoa học…
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Nhiệm vụ thứ nhất: Xác định những cơ sở lý luận chính và hướng tiếp
cận chính cho vấn đề nghiên cứu.

5
Nhiệm vụ thứ hai: Mô tả và lý giải mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí

đạt được trong quá trình hợp tác giữa các nhà khoa học
Nhiệm vụ thứ ba: Xác định một số cách đo lường hoạt động hợp tác giữa
các nhà khoa học bằng việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Nhiệm vụ thứ tư: Từ những đánh giá và kết luận ban đầu của vấn đề
nghiên cứu, luận văn sẽ gợi mở những giải pháp, chính sách hợp lý nhằm đưa
hoạt động hợp tác nghiên cứu theo hướng xây dựng Nhà trường trở thành đại
học nghiên cứu.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Do đây là vấn đề nghiên cứu khá phức tạp, đề tài nghiên cứu chỉ tập
trung đến một số khía cạnh sau:
(i) Mô tả những khác biệt trong hoạt động hợp tác giữa những nhà khoa
học trong cộng đồng khoa học (trường đại học); xác định được vị trí và vai trò
của các nhà khoa học với nhiệm vụ chính là nhà sư phạm;
(ii) Lý giải những yếu tố tác động tạo nên sự khác biệt trong hoạt động
hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học.
5. Đối tƣợng khảo sát và phạm vi khảo sát:
5.1. Đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát của đề tài là những nhà khoa học đang làm việc tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.2. Phạm vi khảo sát:

6
Do những hạn chế về điều kiện vật chất, khoa học, đề tài chỉ dừng lại
nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Việc khảo sát được tiến hành từ tháng 3.2004 đến 9.2004
Những hoạt động hợp tác của các nhà khoa học được đề cập từ năm

2000 đến năm 2004.
5.3. Mô tả mẫu nghiên cứu
Khảo sát 110 nhà khoa học bằng bảng hỏi với cơ cấu mẫu như sau:
- Về giới tính: 70.9% là nam, 29.1% là nữ
- Về độ tuổi: + Dưới 35 tuổi: 47.3%
+ Từ 35 đến 45 tuổi: 23.6%
+ Trên 45 tuổi: 29.1%
Độ tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 38 tuổi
- Về học vị: + Cử nhân: 18.2%
+ Thạc sỹ: 49.1%
+ Tiến sỹ: 32.7%
- Về kết quả nghiên cứu trong 5 năm qua:
+ Dưới 5 công trình nghiên cứu: 72.2%
+ Từ 5 đến 10 công trình nghiên cứu: 18.2%
+ Trên 10 công trình nghiên cứu: 9.1%
Số công trình nghiên cứu trung bình trong mẫu nghiên cứu của các nhà
khoa học trong 5 năm qua là 4 công trình

7
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Khung lý thuyết















6.2. Giả thuyết nghiên cứu
6.2.1. Giả thuyết 1: Hợp tác nghiên cứu là một mô hình hành động
được nhiều nhà khoa học quan tâm, thực hiện. Hoạt động hợp tác được chủ
yếu thực hiện qua các hoạt động đồng tác giả bài viết, đồng hướng dẫn luận
văn/luận án; đồng chủ trì đề tài… sự kết hợp giữa nhà khoa học già và trẻ có
xu hướng nổi bật hơn mô hình già-già, trẻ-trẻ.
6.2.2. Giả thuyết hai: Lợi ích thu được từ hành động hợp tác nghiên
cứu được thể hiện đáng chú ý là sự chia sẻ - trao truyền: tri thức, kỹ năng,
phương pháp; tạo nên những hình thức tranh luận, phê phán các quan điểm
khoa học.

SỨ MỆNH, VỊ THẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU
Những
yếu tố
thúc đẩy,
định
hướng
Những
nội
dung
hợp tác

Những
hình
thức
giao tiếp
Lợi ích-chi
phí thông
qua hợp tác

TÍNH CỐ KẾT CỦA CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC

8
6.2.3. Giả thuyết ba: Chi phí từ hành động hợp tác sẽ thể hiện rõ nét ở
khía cạnh kinh tế, thời gian, sự phức tạp trong quản lý.
6.2.4. Giả thuyết 4: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học tạo
thành chất cố kết cộng đồng khoa học.
7. Bố cục và nội dung của luận văn:
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
7. Bố cục và nội dung của luận văn
Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu
1.2. Những nguyên tắc phương pháp luận
1.3. Những khái niệm cơ bản
1.3.1. Khái niệm cộng đồng khoa học

1.3.2. Khái niệm hợp tác nghiên cứu
1.4. Những luận điểm xã hội học về hoạt động hợp tác
1.5. Các phương pháp thu thập thông tin
Chương 2: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học
2.1. Khái quát về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2.2. Những yếu tố thúc đẩy quá trình hợp tác
2.3. Một số hình thức của hợp tác nghiên cứu
2.4. Các mô hình giao tiếp trong hoạt động hợp tác nghiên cứu

9
2.5. Lợi ích và chi phí của hoạt động hợp tác nghiên cứu
Phần kết luận và đề xuất giải pháp
1. Kết luận
2. Đề xuất giải pháp
Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục

10
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Điểm luận những hướng nghiên cứu cơ bản trong lịch sử xã hội học
khoa học:
Nguồn gốc chính của xã hội học khoa học được các nhà khoa học xã
hội tạo dựng từ những năm 1850 đến 1920. K.Marx được xem như là một
trong những thuyết gia đầu tiên đưa ra thuật ngữ khoa học là một sự kiện xã
hội. Hoạt động khoa học này vẫn được xem là một hành động xã hội ngay khi
được một cá nhân đơn lẻ thực hiện, bởi lẽ hành động đó là vì con người. Vào
thời kỳ đó, E. Durkheim cũng đưa ra những quan niệm mang tính lô gíc của
hoạt động khoa học, đó là việc có sự hiện diện và sáng tạo của tập thể.
M.Weber cũng tập trung đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản, đạo tin lành

và khoa học hiện đại. Trong bài viết của mình với tiêu đề “khoa học với tư
cách nghề nghiệp” (science as vocation), Weber cũng đánh giá những biến
đổi mạnh trong đời sống học thuật ở Đức đầu thế kỷ 20. Những hình thức
nghiên cứu khác của Fredrich Nietzsche, Peter Kropotkin, Michael Bakunin,
Oswald Spengler vào những năm 1920 cũng giúp chúng ta nhận thức thêm về
bản chất xã hội của khoa học [K.Marx, 1844; 104].
Lịch sử xã hội học đôi khi được nhìn nhận như là có sự tranh luận
mạnh mẽ giữa Marx và Weber. Cuộc tranh luận này cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội học khoa học. Nhưng những
quan điểm của Weber có nhiều ảnh hưởng hơn đối với sự phát triển ban đầu
của xã hội học khoa học, một chuyên ngành nghiên cứu mới của xã hội học.
R.Merton, được xem như là cha đẻ của xã hội học khoa học, ông bắt đầu sự
nghiệp nghiên cứu vào những năm 1930, qua việc tập trung nhiều đến mối
quan hệ giữa khoa học và những hoạt động xã hội khác, cũng như về các thiết
chế xã hội. Vào những năm 1930, xã hội học tri thức cũng có nhiều bước phát

11
triển, với những đóng góp quan trọng của các học giả Mác xít khi nghiên cứu
về khoa học và xã hội, đó là Boris Hessen và E.Colman. Các nhà khoa học
cấp tiến như J.D.Bernal cũng đi vào phê phán những bất bình đẳng xã hội về
khoa học và xã hội và đưa ra các chương trình hành động nhằm xã hội hoá
hoạt động khoa học.
Giữa những năm 1940-1970, với những nghiên cứu của R.Merton và
đồng nghiệp đã trở thành trào lưu chính trong xã hội học khoa học. Quan
điểm xã hội học khoa học của R.Merton xuất hiện khi có những hình thức
khủng hoảng trong nhận thức chính trị và xã hội trong thời gian đó. Xã hội
học khoa học của ông nhanh chóng trở thành bộ công cụ hữu ích và hướng
đến bảo vệ, thúc đẩy khoa học và nền văn hoá phương Tây. Xã hội học khoa
học chức năng được hình thành qua việc phục hồi lại những nghiên cứu của
E.Durkheim về sự phân loại và cấu trúc xã hội, đó là những nghiên cứu của

Spengler về các con số và nền văn hoá, đánh giá của Ludwig Wittgenstein về
nhân học triết học, về khoa học và toán học; các nhà xã hội học khoa học mới
cũng bạo dạn khám phá những khía cạnh xã hội, văn hóa và lịch sử về tri thức
khoa học. Rõ ràng là vào những năm 1970, đã có những xu hướng phát triển
mạnh làm tách biệt mô hình xã hội học khoa học mới và cũ. Nhưng nhìn
chung, cho dù các nhà xã hội học khoa học mới hay cũ đều vẫn bao hàm trong
nó những quan điểm về giai cấp, quyền lực, hệ tư tưởng và sự hợp tác, liên
kết.
1.1.2. Điểm luận những nghiên cứu về hợp tác nghiên cứu:
Nhiều tác giả và hợp tác: Trong nhiều thập kỷ qua, những ấn phẩm có
nhiều tác giả thường đề cập đến những ấn phẩm đồng tác giả, dấu hiệu này
được xem là đơn vị đánh giá cơ bản nhằm đo các hoạt động hợp tác trong
hoạt động khoa học. Smith là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên xem
xét sự gia tăng về tỷ lệ các bài viết có nhiều tác giả và cho rằng những bài viết
đó được xem là phép đo tương đối về sự kết hợp giữa những nhóm các nhà
nghiên cứu với nhau. Ông cho rằng có một số hình thức tổng lược về các loại

12
hình quan hệ và các hoạt động của cá nhân liên quan đến ấn phẩm đều có khả
năng tạo nên những biến số biểu hiện về sự nỗ lực nhóm, cách làm việc theo
nhóm, dự báo được sự phát triển về những kết quả nghiên cứu sau này.
Subramanyan [Katz, 1997; 13] cũng đi vào nghiên cứu vấn đề tương tự
như vậy. Theo ông, một nhà khoa học cần thừa nhận một luận điểm toàn diện
khi đánh giá sự hợp tác theo những lý do sau: Bản chất và cường độ của sự hợp
tác không thể dễ dàng xác định thông qua các phương pháp về quan sát, phỏng
vấn hay theo bản an két bởi vì bản chất phức tạp của các tương tác xã hội có
thể biểu hiện ở một số nội dung ngầm định, xác định được vị trí quan trọng
giữa những người hợp tác trong một khoảng thời gian nhất định. Xét về bản
chất và cường độ, sự đóng góp của từng cá nhân các nhà khoa học hợp tác với
nhau đều hướng đến nhằm thay đổi quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Một số khía cạnh ổn định về hợp tác nghiên cứu cũng có thể được định
lượng trong khi một số yếu tố khác thì lại không. Thậm chí những đánh giá
định tính về sự phối hợp, hợp tác cũng rất khó bởi vì mối quan hệ không xác
định giữa các hoạt động đó có thể định lượng, còn những đóng góp của quá
trình hợp tác đó thì có lẽ không thể nhìn nhận được.
Subramanyan cho rằng một đánh giá tốt được một nhà khoa học tạo ra
trong quá trình tranh luận có thể có giá trị hơn trong việc hình thành những
luận điểm khoa học hoặc là kết quả của một đề tài nghiên cứu hơn là việc các
nhà khoa học hợp tác mất hàng tuần hoạt động trong phòng thí nghiệm, trên
nghiên cứu thực địa. Mặc dù có những giới hạn trong việc đánh giá về đồng
tác giả, nhưng đã có nhiều nghiên cứu áp dụng kỹ năng này để điều tra về sự
phối hợp, hợp tác nghiên cứu, coi đó là hình thức, công cụ phù hợp của quá
trình nghiên cứu.
De Solla Price đã có nghiên cứu đến các bài viết đồng tác giả, coi hình
thức đồng tác giả như là cách đo những thay đổi trong hợp tác. Ông có đưa ra
những bằng chứng nhằm hỗ trợ thêm những quan sát của Smith, quyền tác giả
đang ngày càng gia tăng, đó chính là xu hướng được nhiều cuộc điều tra

13
khẳng định. Mặc dù vậy, những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tỷ lệ gia tăng
các bài viết nhiều tác giả rất đa dạng với các lĩnh vực. Trong một số lĩnh vực
có sự gia tăng đáng kể, một số lĩnh vực khác lại chưa biểu hiện được sự gia
tăng như vậy. W.Hagstrom cho thấy có những dấu hiệu mà một số ấn phẩm
đã thực hiện liệt kê danh mục các tác giả. Gần đây, điều tra về một số ví dụ về
hoạt động khoa học cũng thấy được các hoạt động mà các đồng nghiệp đại
học cùng tạo ra dựa trên đồng tác giả cũng trở nên ngày càng phổ biến.
Mặc dù đánh giá về sự hợp tác có sử dụng ý nghĩa đồng tác giả chưa
thật sự hoàn hảo lắm nhưng nó cũng tạo nên được nhiều khía cạnh thuận lợi
sau: Thứ nhất, nó không thay đổi nhiều về cách thức, phương pháp đo lường
và có thể xác định được. Qua đó, những nhà nghiên cứu khác cũng có thể khai

thác tái tạo lại những kết quả đó. Thứ hai, đó là một phương pháp không phải
chi phí lớn lắm và là phương pháp thực tế để lượng giá được sự hợp tác. Cuối
Thứ ba, có một số đánh giá cho rằng những nghiên cứu bằng phương pháp đo
ấn phẩm lại không thực hiện được dễ dàng. Những kết quả có được từ điều tra
số ấn phẩm có lẽ có ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác trong thời gian dài.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về khoa học và hợp tác nghiên cứu
khoa học tại Việt Nam
Trong thời gian qua, các hướng nghiên cứu về cộng đồng khoa
họbaowr Việt Nam chưa được các nhà xã hội học và các nhà khoa học ở các
lĩnh vực khác quan tâm nhiều. Theo những đánh giá ban đầu của nhiều nhà
khoa học, vấn đề hợp tác-gắn kết trong hoạt động nghiên cứu được nhìn nhận
theo một số hướng cụ thể sau: (a) Nghiên cứu về các nhà tri thức Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử (Phạm Tất Dong, Trí thức Việt Nam-thực tiễn và
triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; TS Nguyễn Thanh Tuấn,
Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998;
…), (b) hướng nghiên cứu về việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học
(Trần Chí Đức, Đề tài V03, Một số khía cạnh tâm lý học và xã hội học trong
tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Viện quản lý

14
khoa học, Hà Nội 5/1994; …); (c) vấn đề di động trong cộng đồng khoa học
và nhân lực khoa học và công nghệ (Trần Xuân Định, Phát triển nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ, Hà Nội-1997; Trần Chí Đức, Nhân lực cho
nghiên cứu và đào tạo sau đại học ở Việt Nam, Báo cáo Hội thảo khoa học
Nghiên cứu và đào tạo sau đại học ở Việt Nam, Hà Nội, 28-29 tháng 4 năm
2000; Nguyễn Thị Anh Thu, Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học
và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu và phát triển, NXB khoa học xã hội,
2000;…); (d) hướng nghiên cứu liên kết nghiên cứu đào tạo giữa các viện nghiên
cứu; giữa trường đại học và các cơ sở sản xuất (Nguyễn Việt Hoà, Luận văn thạc
sỹ Xã hội học: Liên kết cộng đồng khoa học dưới tác động của hệ thống đổi mới

quốc gia đang chuyển đổi (qua nghiên cứu Viện Cơ học), Viện Xã hội học năm
2003…).
Hướng nghiên cứu về hợp tác giữa các nhà khoa học trong hoạt động
nghiên cứu (nhiệm vụ chủ đạo của các nhà khoa học) chưa được nhiều công
trình nghiên cứu đặt thành chủ đề chính để nghiên cứu. Có một số nghiên cứu
cũng đề cập nhưng chưa tìm được những vấn đề thực chất của quá trình hợp
tác. Chúng tôi hy vọng, hướng nghiên cứu của luận văn sẽ phần nào gợi mở,
định hướng thêm những cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về quan hệ xã hội
của một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù- hợp tác nghiên cứu giữa các nhà
khoa học trong cộng đồng khoa học.
1.2. Những luận điểm lý thuyết
1.2.1. Chủ nghĩa Mác Lênin: Cơ sở phương pháp luận của vấn đề nghiên
cứu về hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học
Chủ nghĩa Mác Lê nin được xem là khoa học về những quy luật phát triển của
tự nhiên và xã hội; là thành tựu khoa học cao nhất của xã hội loài người. “Chủ
nghĩa Mác Lênin đã vạch ra được các đặc điểm của quy luật xã hội, vạch ra
phép biện chứng của tự do với tính cách là cái tất yếu được nhận thức, đã xác
định đúng đắn vai trò của con người trong đời sống và phát triển của xã hội”
[Maccô, 1978; 13]. Chủ nghĩa Mác Lênin có vai trò quan trọng về mặt

15
phương pháp luận đối với các ngành khoa học xã hội. Đối với ngành xã hội
học khoa học, việc áp dụng những nguyên lý, quan điểm, phương pháp luận
khác nhau của chủ nghĩa Mác Lênin là điều hiển nhiên, nhằm tiếp tục đi sâu
vào các vấn đề của cộng đồng khoa học, sự biến đổi về cấu trúc-chức năng
trong cộng đồng khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử là cơ sở để giải quyết sâu sắc nhất về mặt lý luận, phương pháp
luận, những vấn đề mấu chốt của cộng đồng khoa học, cụ thể là những mô
hình hành vi-tương tác trong chính cộng đồng khoa học đó. Theo cách hiểu
đó, lý luận chung về cộng đồng khoa học, như đã được đề cập cần được tiếp

tục làm rõ thông qua quá trình vận hành của các bộ phận cấu thành cộng đồng
khoa học đó, cũng như những quy luật-chức năng xã hội khác cần thiết để
cộng đồng khoa học đó tồn tại và phát triển.
Khoa học, theo chủ nghĩa Mác Lênin, được xem như là hoạt động xã hội, có
mục đích tạo ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy. Hoạt động
khoa học, nghiên cứu khoa học được xem như là kết quả tất yếu của phân
công lao động xã hội. Nó xuất hiện tiếp theo của quá trình tách lao động trí óc
khỏi lao động chân tay; khoa học đã trở thành lực lượng chủ chốt của quá
trình sản xuất vật chất. Ý nghĩa và vai trò của khoa học còn được thể hiện sức
mạnh của nó nếu được thể hiện ra qua các mối quan hệ xã hội, qua các mô
hình tương tác, đi vào giải quyết-cải tạo những vấn đề cơ bản của xã hội. Lý
luận về cách mạng khoa học kỹ thuật cũng được nhiều nhà mác xít đề ra. Các
quan điểm khác nhau đó đều nhìn nhận được các khía cạnh khác nhau về bản
chất của cuộc cách mạng khoa học trong mối liên hệ và quan hệ với những
hiện tượng xã hội khác.
Một trong những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác đó là nguyên lý tính hệ
thống. Mặc dù cả Mác và Ăng ghel không để lại những công trình nghiên cứu
riêng về hệ thống dưới dạng một phương pháp luận hoàn chỉnh, mà qua việc
nghiên cứu xã hội là một chỉnh thể để nhìn nhận rõ sự phát triển xã hội, sự
phát triển các mặt khác nhau của hệ thống xã hội đó. Mác cũng đã tiến hành
nghiên cứu bản thân tính hệ thống trên một số khía cạnh. Đó là, ông coi xã

16
hội là một loại hệ thống hữu cơ xác định, nó phát triển theo những quy luật
của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Qua ý nghĩa này, hình thái kinh tế
xã hội là một kiểu cơ chế xã hội có ý nghĩa lịch sử, còn các cơ chế xã hội
khác của hoạt động và cải tạo các hình thái được coi như là việc phát hiện ra
tính hệ thống. Đồng thời, Mác cũng xem xét “tính hệ thống thể hiện qua việc
nghiên cứu các hiện tượng xã hội, thông qua việc các hiện tượng đó về cơ sở
của một hệ thống nhất định và giải thích chúng trong khuôn khổ những quy

luật của hệ thống đó, thông qua việc nghiên cứu chúng qua lăng kính cấu trúc
chung của hình thái xã hội”[Cu dơ min, 1986; 23].
Qua một số khía cạnh cụ thể của Mác về lý luận hệ thống, cũng cho phép tác
giả có cách nhìn toàn diện về cộng đồng khoa học. Chúng tôi xác định cộng
đồng khoa học là một hệ thống cũng như là một tiểu hệ thống trong hệ thống
rộng lớn hơn. Các quá trình xã hội trong hệ thống cộng đồng khoa học đó
được vận hành nhằm duy trì và phát triển hệ thống đó. Sự vận hành đó không
chỉ đảm bảo sự tồn tại-phát triển của các yếu tố cấu thành trong hệ thống đó
mà còn góp phần tạo sự ổn định và phát triển của bộ phận hệ thống lớn hơn.
1.2.2. Quan điểm xã hội học khoa học của R.K.Merton:
Chúng tôi có áp dụng quan điểm của R.K.Merton về các chuẩn mực
trong hoạt động khoa học (gồm các chuẩn mực: Tính phổ biến, tính cộng
đồng, tính không thiên vị, tính nghi ngờ có tổ chức và tính căn nguyên (bổ
sung năm 1957) và khiêm tốn (bổ sung năm 1963). Việc đánh giá sự hợp tác
nghiên cứu của các nhà khoa học theo các chuẩn mực của Merton nhằm đưa
các hoạt động hợp tác nghiên cứu của các thành viên trong cộng đồng vào
trong kiểm soát xã hội (kiểm soát bằng phần thưởng, kiểm soát bằng sự thừa
nhận chuyên môn).
Từ những năm 1930 đến những năm 1970, Merton được xem như là
nhân vật quan trọng trong xã hội học khoa học. Nội dung chính trong dạng
thức nghiên cứu của Merton theo cách nói của Norman Storer chính là có sự
xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc chuẩn mực về khoa học với

17
những hệ thống phần thưởng khoa học. Những công trình nghiên cứu của ông
đã phản ảnh được mối quan tâm đến cách đánh giá về các nội dung còn tiềm
ẩn dưới hệ thống xã hội về khoa học [R.K.Merton, 1973:281]. R.K.Merton
cũng đã đưa ra cách phân chia chung nhất khi đề cập nhà xã hội học khoa học
nào là Mác xít hay phi Mác xít, qua đó cả các nhà xã hội học xung đột hay
chức năng đều rất quan tâm đến nội dung này. Ông đánh giá các nhân tố ảnh

hưởng đến sự phá vỡ hoặc khả năng đàn hồi mang tính chức năng cao của
khoa học, những nhân tố xã hội có trong sự hình thành và phát triển của khoa
học hiện đại, những bối cảnh về văn hoá xã hội, qua đó giúp đẩy mạnh các
hoạt động khoa học và những mối quan hệ về tuổi tác, cấu trúc tuổi tác của
các nhà khoa học, cấu trúc nhận thức và sự phát triển khoa học. Một trong
những giả định quan trọng trong mô hình xã hội học khoa học của
R.K.Merton đó là: Thứ nhất, xem xét khoa học là một thiết chế xã hội, nó có
ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ những thiết chế xã hội khác. Thứ hai, có
những dấu hiệu cho xã hội học khoa học: những yếu tố xã hội và những yếu
tố nội tại xác định được bản chất và sự phát triển của khoa học. Dựa trên
những bài viết với nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về lịch sử khoa học,
R.K.Merton cho rằng có bốn giá trị cơ bản của khoa học đó là: tính chung
nhất, tính cộng đồng, không thiên vị và nghi ngờ có tổ chức. Những giả thuyết
của Merton bao gồm những việc phát hiện ra các hội chứng (sự hứng thú về
những khám phá và có những câu hỏi về sự thừa nhận là hai khía cạnh cơ bản
của mọi vấn đề nghiên cứu), hiệu ứng Matthew (hình thức gia tăng rất lớn về
sự thừa nhận những đóng góp khoa học của các nhà khoa học với việc thiết
lập uy tín, sự thừa nhận mang tính tiềm tàng ở các nhà khoa học có ít danh
tiếng) [R.K.Merton, 1968:56-63], hiệu ứng Ratchet (một khi nhà khoa học
nhận được một địa vị nào đó, họ cố gắng duy trì cấp độ đó mặc dù họ có bị
giảm uy tín so với những người mới), và nguyên tắc thừa nhận quá khứ (các
nhà khoa học xác định với việc đồng tác giả, đặc biệt là những nhà khoa học
mới, thậm chí họ còn thừa nhận những gì họ cống hiến nếu những nghiên cứu
của mình được chú ý đến). Ông cũng đưa quan điểm về những phát hiện khoa

18
học đã ngày càng tăng theo cấp số nhân, ít nhất là dưới góc độ nguyên lý (một
ý tưởng được đưa ra trong các bài viết của nhiều nhà quan sát khoa học trước
đó). Và ông cũng hình thành được các giả thuyết và nghiên cứu về tính vô
danh, về sự phác thảo và những rủi ro tiềm ẩn có từ Hiệu ứng Matthew và hệ

thống phần thưởng trong khoa học đối với quá trình nghiên cứu.


1.2.3. Những quan điểm của xã hội học khoa học trong quá trình chuyển
đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới
“Xã hội học khoa học là một phân ngành xã hội học với những nghiên
cứu về các quá trình xã hội trong việc tạo dựng những tri thức khoa học, cũng
như việc áp dụng tri thức khoa học này” [David Jary…, 1991; 479]. Với nhiều
công trình nghiên cứu về xã hội học khoa học, nhiều học giả đã phân định
được mô hình cũ và mới trong lịch sử của ngành học này qua mốc thời gian là
những năm 1960.
Giai đoạn phát triển mạnh của xã hội học khoa học là vào những năm
1960 với những đóng góp quan trọng của Derek Price và Thomas Kuhn. Họ là
những nhân vật tạo cầu nối giữa xã hội học khoa học cũ và mới [Collins và
Restovia, 1983; 53-83]. Price và Kuhn đều được đào tạo là những nhà khoa
học vật lý, nhưng toàn bộ sự nghiệp của hai ông lại gắn với lịch sử khoa học.
Tác phẩm Khoa học từ thời kỳ Babylon (1963) của Price đã tạo nên những
định hướng về mặt định lượng trong phong trào “khoa học về khoa học”. Ông
đã chỉ ra được có những mô hình khác biệt trong các nghiên cứu về khoa học
và công nghệ, góp phần tạo những cấu trúc ấn phẩm đối với những mạng lưới
hệ thống xã hội được gọi là “các trường đại học vô hình”(theo cách gọi của
Robert Boyle). Phân tích của Price về các mô hình trích dẫn (Citation) đã tiên
đoán được sự xuất hiện ngành phân tích trích dẫn. Một tác giả khác là Diana
Crane cũng xác định nhóm những nhà khoa học vô hình ở các chuyên ngành

19
khoa học khác nhau. Joseph Ben-David và Randa Collins đã sử dụng phương
pháp liên quan (mối quan hệ giảng viên và học viên) để phân tích các điều
kiện xã hội ẩn dấu dưới sự phát triển của tâm lý học thực nghiệm. Nicholas
Mullins đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc mạng lưới dưới sự tiến hoá của sinh

học về phân tử những năm 1950. Quan niệm về cách mạng khoa học cũng
được Thomas Kuhn và nhiều học giả khác đưa ra năm 1960. Kuhn được xem
là người có ảnh hưởng nhiều đến xu hướng xã hội học khoa học mới. Trong
số những tác động đến trào lưu nghiên cứu mới về xã hội học khoa học những
năm 1970, thì Thomas Kuhn đã có nhiều ảnh hưởng nhất. Cùng với những
công trình nghiên cứu của Price và Kuhn, những đóng góp của Joseph Ben-
David và Warren Hagstrom cũng là những nhân tố quan trọng trong sự phát
triển xã hội học khoa học. Ben David cũng bắt đầu bằng nghiên cứu so sánh
lịch sử khoa học như là một thiết chế xã hội trong trào lưu xã hội học khoa học.
Trong tác phẩm “Cộng đồng khoa học” (1965), Hagstrom có sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt là những cuộc phỏng vấn sâu nhằm
đưa ra cách mô tả và lý thuyết về hành vi của các nhà khoa học theo các lĩnh
vực khác nhau.
Một số lượng các nhà nghiên cứu sau này cũng có nhiều ảnh hưởng qua
nghiên cứu của Hagstrom. Đó là Lowell Hargens đã có phân tích về những
khác biệt tổ chức giữa các chuyên ngành khoa học. Jerry Gaston nghiên cứu
về sự cạnh tranh và sự thừa nhận giữa các thuyết gia và những nhà thực
nghiệm trong cộng đồng khoa học. Mô hình lý luận của Hagstrom cũng được
xuất phát từ phân tích về mạng lưới trao đổi phần thưởng của Marcel Mauss
trong các xã hội sơ đẳng. Mauss có gắn với những truyền thống cổ điển về xã
hội được Durkheim thiết lập.
1.2.4. Lý luận về mạng lưới xã hội và lý thuyết trao đổi:
Lý thuyết trao đổi của Blau và Homans nhấn mạnh đến yếu tố quyền
lực trong quá trình trao đổi. Sự bất bình đẳng về các nguồn lực, các cơ hội,

20
các điều kiện sống tạo nên những khả năng khác biệt về quyền lực trong quá
trình trao đổi xã hội. Theo đánh giá của nhiều học giả, tiếp cận của Blau đã
hội đủ những tư tưởng trong lý luận biện chứng của K.Marx và Dahrendorf.
Lý thuyết trao đổi thường hướng đến phân tích các cấu trúc xã hội thường ẩn

chứa những dấu hiệu về xung đột xã hội. Phân tích về mạng lưới xã hội trong
thời gian qua cũng hướng đến thao tác hoá các quan niệm về cấu trúc xã hội.
Với mỗi chủ thể trong quá trình tương tác đều được xem là những điểm mấu
chốt cho các dòng chảy của các sự kiện tạo nên chủ thể đó. Richard Emerson
là người đã dung hoà, hoà trộn những quan điểm của lý luận trao đổi và lý
luận mạng lưới tạo thành một quan điểm mới lý luận mạng lưới trao đổi:
R.Emerson với điểm khởi đầu là tâm lý học hành vi, ông đã rút ra được
những nguyên tắc cơ bản của tâm lý học hành động cho việc phân tích các
phức hợp xã hội. Thông qua những hình thức triển khai hệ luận, Emerson đã
mở rộng các giả thuyết, làm cho các giả thuyết ngày càng phù hợp với các vấn
đề nghiên cứu đồng thời cũng tạo nên những định đề để đánh giá các mô hình
xã hội khác nhau, ở những thời điểm khác nhau. Emerson đã xác định những
yếu tố trong quá trình tương tác, trao đổi, gồm có: Chủ thể hành động, sự ủng
hộ, hành vi, trao đổi, giá trị, phần thưởng, những hình thức lựa chọn, chi phí,
quan hệ trao đổi, sự phụ thuộc, quyền lực và các nguồn lực. Qua vấn đề này,
quan điểm của Emerson có thể được nhìn nhận qua những khía cạnh sau: Thứ
nhất, Emerson phân tích những mối quan hệ trao đổi giữa các chủ thể;
Thứ hai, những yếu tố này được ông phân tích trong tính liên kết với nhau,
đây là những yếu tố mang tính định sẵn của quá trình trao đổi để hiểu được
quan điểm hành vi xã hội được bố trí là yếu tố tạo nên cấu trúc xã hội; Thứ
ba, những yếu tố sự phụ thuộc, quyền lực, cân bằng trong trao đổi đã trở
thành những vấn đề trung tâm của thuyết mạng lưới trao đổi; Thứ tư, chủ thể
của hành động trao đổi là cá nhân đơn lẻ cũng như là một tập thể. Sự khác
biệt giữa Emerson và Homans khi nói về những yếu tố của quá trình trao đổi

21
chính là việc Emeson đã hướng nhiều đến việc nghiên cứu về nhận thức giá
trị của chủ thể trao đổi và cấu trúc xã hội của quá trình trao đổi.
Những giả định trao đổi cơ bản của Emerson nhƣ sau:
Giả định 1: Càng có nhiều hình thức thể hiện hành vi của chủ thể A

trong một tình huống và càng có nhiều những hình thức khác biệt trong hành
vi đó thì càng có nhiều cách để A thể hiện những hành vi của mình nhằm đạt
được những phần thưởng lớn:
+ Hệ luận 1.1: Những phần thưởng càng giảm đối với A trong mối quan
hệ trao đổi, càng có nhiều những hình thức khác biệt trong hành vi của A.
+ Hệ luận 1.2: Càng có nhiều phần thưởng trong mối quan hệ trao đổi
hướng đến sự ủng hộ bằng không thì càng có ít những hoạt động khởi đầu của A.
+ Hệ luận 1.3: Càng có nhiều lợi thế về quyền lực của A đối với B
trong mối quan hệ trao đổi, càng có nhiều cách thức để A sử dụng lợi thế đó
thông qua những hình thức trao đổi liên tục.
+ Hệ luận 1.4: Càng có nhiều quyền lực được cân đối theo mối quan hệ
trao đổi giữa A và B thì càng có nhiều cách để A làm tăng cách sử dụng
quyền lực, B sẽ càng có nhiều cách để tăng việc sử dụng quyền lực đó.
Giả định 2: Các phần thưởng được chủ thể A thừa nhận thường xuyên
và có giá trị hơn thông qua một tình huống về hành vi cụ thể, thì lại càng có ít
khả năng chủ thể A thể hiện được những hành vi tương tự tức thì
+ Hệ luận 2.1: Càng có nhiều phần thưởng mà A nhận được về một
hình thức nào đó, càng có ít những hoạt động của A để dành được phần
thưởng từ hình thức như thế này.
Giả định 3: Chủ thể A thể hiện được càng nhiều hành vi về một hình
thức phần thưởng cụ thể nào đó thì càng có nhiều số lượng về phần thưởng và
sức mạnh của hình thức này thì càng có nhiều cách để A thể hiện được hành
vi của mình theo một số hình thức trong chính tình huống như vậy.

×