ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN MINH TUẤN
ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÊĐÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK - NHỮNG
PHÂN TÍCH
VÀ SO SÁNH XÃ HỘI HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN MINH TUẤN
ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÊĐÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK - NHỮNG
PHÂN TÍCH
VÀ SO SÁNH XÃ HỘI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 30 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. ĐẶNG CẢNH KHANH
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu khảo sát xã hội học và dữ liệu định tính là
trung thực. Các số liệu và tài liệu khác đƣợc trích dẫn
nguồn tham khảo rõ ràng.
Tác giả
Nguyễn Minh Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn GS.TS Đặng
Cảnh Khanh và cô giáo hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà đã
tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô,
đồng nghiệp trong và ngoài khoa Xã hội học, trƣờng Đại học
KHXH&NV Hà Nội cũng nhƣ gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả
Nguyễn Minh Tuấn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 19
1.1. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết 19
1.1.1. Lý thuyết về biến đổi xã hội 19
1.1.2. Lý thuyết xung đột 22
1.1.3 Quan điểm Xã hội học về tộc ngƣời và các nhóm dân tộc thiểu số 24
1.1.4. Quan điểm về tiếp biến văn hóa 26
1.2. Những khái niệm cơ bản 30
1.2.1. Khái niệm biến đổi xã hội 30
1.2.2. Khái niệm đô thị hoá 32
1.2.3. Khái niệm chính sách xã hội và chính sách dân tộc 34
1.2.4. Quan điểm về phân tích và so sánh Xã hội học 37
1.2.5. Khái niệm đời sống xã hội 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI ÊĐÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK HIỆN NAY 40
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40
2.2. Thực trạng đời sống của ngƣời dân tộc Êđê tại Đăk Lăk hiện
nay xét dƣới những khía cạnh kinh tế 44
2.2.1. Cơ sở hạ tầng xã hội 44
2.2.2. Thu nhập và đánh giá mức sống 57
2.2.3. Điều kiện nhà ở và tiện nghi sinh hoạt gia đình 60
2.3. Thực trạng đời sống của ngƣời Êđê tại Đăk Lăk hiện nay xét
dƣới những khía cạnh phi kinh tế 67
2.3.1. Điều kiện giáo dục và y tế 67
2.3.2. Quan hệ gia đình thông qua bình đẳng giới trong gia đình 72
2.3.3. Hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt lễ hội, cộng đồng 77
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỜI SỐNG CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÊĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK 101
3.1. Chính sách xã hội 102
3.2. Quá trình đô thị hóa 110
3.2.1. Tác động của quá trình đô thị hóa tới thực trạng cơ sở hạ
tầng, thu nhập và đánh giá mức sống 111
3.2.2 Tác động của quá trình đô thị hóa tớinhà ở và tiện nghi sinh hoạt 121
3.2.3. Tác động của quá trình đô thị hóa tới giáo dục và y tế 125
3.2.4. Tác động của quá trình đô thị hóa tới bình đẳng giới trong
gia đình 131
3.2.5. Tác động của quá trình đô thị hóa tới hoạt động nghỉ ngơi giải
trí và sinh hoạt lễ hội, cộng đồng 136
3.3. Toàn cầu hóa và quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hóa 149
3.4. Các đặc trƣng nhân khẩu xã hội 155
3.4.1. Giới tính 155
3.4.2. Độ tuổi 158
3.4.3. Trình độ học vấn 162
3.4.4. Nghề nghiệp 165
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 171
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO 176
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMT
: Buôn Ma Thuột
CĐ, ĐH
: Cao đẳng, đại học
KA
: Krông Ana
KHXH
: Khoa học xã hội
KHXH&NV
: Khoa học Xã hội và Nhân văn
NXB
: Nhà xuất bản
TPHCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
THCN
: Trung học chuyên nghiệp
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHH
: Xã hội học
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tại địa bàn sinh sống 45
Bảng 2.2: Đánh giá mức sống so với 5 năm trƣớc 57
Bảng 2.3: Thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình 58
Bảng 2.4: Chất lƣợng, kiểu dáng nhà trong các buôn làng ngƣời Êđê 61
Bảng 2.5: Tiện nghi sinh hoạt trong các gia đình Êđê 64
Bảng 2.6: So sánh điều kiện giáo dục so với 5 năm trƣớc 67
Bảng 2.7: Nơi khám chữa bệnh của ngƣời dân tộc Êđê 69
Bảng 2.8: Ngƣời thực hiện chính các công việc trong gia đình ngƣời Êđê 73
Bảng 2.9: Ngƣời quyết định chính các công việc trong gia đình ngƣời Êđê 76
Bảng 2.10: Các hoạt động trong thời gian rỗi của ngƣời Êđê 78
Bảng 2.11: Các phong tục tiến hành lễ, tết của ngƣời Êđê 79
Bảng 2.12: Số lƣợng ngƣời Êđê còn duy trì, tham gia các lễ hội 86
Bảng 2.13: Thói quen mặc trang phục truyền thống của ngƣời Êđê 92
Bảng 2.14: Các hoạt động đƣợc tổ chức trong các buôn ngƣời Êđê 97
Bảng 3.1: Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tại 2 thời điểm nghiên cứu 112
Bảng 3.2: Ƣớc tính tổng thu nhập hàng tháng tại 2 thời điểm nghiên cứu 114
Bảng 3.3: Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tại 2 địa bàn nghiên cứu 115
Bảng 3.4: Ƣớc tính tổng thu nhập hàng tháng tại 2 địa bàn nghiên cứu 117
Bảng 3.5: Chất lƣợng và kiểu nhà tại 2 thời điểm nghiên cứu 121
Bảng 3.6: Tỷ lệ sở hữu các vật dụng sinh hoạt gia đình tại 2 thời điểm
nghiên cứu 122
Bảng 3.7: Chất lƣợng và kiểu nhà tại 2 địa bàn nghiên cứu 123
Bảng 3.8: Tỷ lệ sở hữu các vật dụng sinh hoạt gia đình tại 2 địa bàn
nghiên cứu 124
Bảng 3.9: So sánh điều kiện giáo dục so với 5 năm trƣớc tại 2 thời điểm
nghiên cứu 126
Bảng 3.10: Lựa chọn nơi khám chữa bệnh tại 2 thời điểm nghiên cứu 127
Bảng 3.11: So sánh điều kiện giáo dục so với 5 năm trƣớc tại 2 địa bàn
nghiên cứu 129
Bảng 3.12: Lựa chọn nơi khám chữa bệnh tại 2 địa bàn nghiên cứu 130
Bảng 3.13: Ngƣời thực hiện các công việc trong gia đình tại 2 thời điểm
nghiên cứu 132
Bảng 3.14: Ngƣời quyết định các công việc trong gia đình tại 2 thời điểm
nghiên cứu 132
Bảng 3.15: Ngƣời thực hiện các công việc trong gia đình tại 2 địa bàn
nghiên cứu 134
Bảng 3.16: Ngƣời quyết định các công việc trong gia đình tại 2 địa bàn
nghiên cứu 135
Bảng 3.17: Hoạt động nghỉ ngơi, giải trí trong thời gian rỗi tại 2 thời
điểm nghiên cứu 136
Bảng 3.18: Tỷ lệ duy trì tổ chức hay tham gia các lễ hội tại 2 thời điểm
nghiên cứu 139
Bảng 3.19: Các hoạt động đƣợc địa phƣơng tổ chức tại 2 thời điểm
nghiên cứu 141
Bảng 3.20: Hoạt động nghỉ ngơi giải trí trong thời gian rỗi của ngƣời dân
Êđê tại 2 địa bàn nghiên cứu 142
Bảng 3.21: Tỷ lệ duy trì tổ chức hay tham gia các lễ hội tại 2 địa bàn
nghiên cứu 144
Bảng 3.22: Các hoạt động đƣợc địa phƣơng tổ chức tại 2 địa bàn nghiên cứu 145
Bảng 3.23: Tƣơng quan giữa giới tính của ngƣời trả lời và sự lựa chọn
địa điểm khám chữa bệnh 156
Bảng 3.24: Tƣơng quan giữa giới tính của ngƣời trả lời và các hoạt động
nghỉ ngơi, giải trí trong thời gian rỗi của họ 157
Bảng 3.25: Tƣơng quan giữa giới tính của ngƣời trả lời và thói quen mặc
trang phục truyền thống của họ 157
Bảng 3.26: Tƣơng quan giữa độ tuổi của ngƣời trả lời và sự lựa chọn địa
điểm khám chữ bệnh 159
Bảng 3.27: Tƣơng quan giữa độ tuổi của ngƣời trả lời và các hoạt động
nghỉ ngơi, giải trí trong thời gian rỗi của họ 160
Bảng 3.28: Tƣơng quan giữa độ tuổi của ngƣời trả lời và thói quen mặc
trang phục truyền thống của họ 161
Bảng 3.29: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của ngƣời trả lời và sự lựa
chọn địa điểm khám chữ bệnh 163
Bảng 3.30: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của ngƣời trả lời và các
hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của họ 164
Bảng 3.31: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của ngƣời trả lời và thói
quen mặc trang phục truyền thống của họ 165
Bảng 3.32: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của ngƣời trả lời và sự lựa
chọn địa điểm khám chữ bệnh 167
Bảng 3.33: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của ngƣời trả lời và các hoạt
động giải trí trong thời gian rỗi của họ 168
Bảng 3.34: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của ngƣời trả lời và thói quen
mặc trang phục truyền thống của họ 169
DANH MỤC BIỂU
Biểu 3.1: Đánh giá mức sống so với 5 năm trƣớc tại 2 thời điểm
nghiên cứu 113
Biểu 3.2: Đánh giá mức sống so với 5 năm trƣớc tại 2 địa bàn
nghiên cứu 120
Biểu 3.3: Cách thức tiến hành một số hoạt động của ngƣời Êđê năm 2011 . 137
Biểu 3.4: Cách thức tiến hành một số hoạt động của ngƣời Êđê năm 2006 . 137
Biểu 3.5: Thực trạng mặc trang phục truyền thống Êđê tại 2 thời điểm
nghiên cứu 140
Biểu 3.6: Cách thức tiến hành một số hoạt động của ngƣời Êđê tại TP BMT 143
Biểu 3.7: Cách thức tiến hành một số hoạt động của ngƣời Êđê tại huyện
Krông Ana 143
Biểu 3.8: Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống tại 2 địa bàn nghiên cứu 145
Biểu 3.9: Tƣơng quan giữa giới tính của ngƣời trả lời và đánh giá của họ
về sự thay đổi mức sống 155
Biểu 3.10: Tƣơng quan giữa độ tuổi của ngƣời trả lời và đánh giá của họ
về sự thay đổi mức sống 158
Biểu 3.11: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của ngƣời trả lời và đánh
giá sự thay đổi mức sống 162
Biểu 3.12: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của ngƣời trả lời và đánh giá
sự thay đổi mức sống 166
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1986, Việt Nam tiến hành đƣờng lối đổi mới nền kinh tế, từ cơ
chế kinh tế nhà nƣớc tập trung sang cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa. Sự thay đổi ấy đã mang lại nhiều thành quả rực rỡ trong mọi
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Trong thực tế, quá trình đổi mới
trong gần3 thập kỷ qua đã tạo ra một bộ mặt mới cho xã hội Việt Nam. Các
thành tựu to lớn về mặt kinh tế đã khiến cho Việt Nam ngày càng trở nên
thịnh vƣợng. GDP trung bình hàng năm tăng khoảng 7%, tỷ lệ nghèo đói theo
chuẩn mới năm 2011 còn 10%. Rõ ràng là những biến đổi văn hoá - xã hội đã
tác động rất lớn đến đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, quá trình
đổi mới đã đƣa đến những hệ quả khác nhau đối với các nhóm và tổ chức xã
hội khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Dân số của các cộng đồng dân
tộc ở Việt Nam rất chênh lệch với nhau: bên cạnh dân tộc Kinh chiếm đa số,
một số dân tộc có số dân trên một triệu nhƣ Tày, Thái, Hoa, Mƣờng, Dao, H
Mông, nhƣng cũng có những dân tộc chỉ có một vài ngàn ngƣời nhƣ La Ha,
Mảng, Kháng, La Hủ, hoặc thậm chí vài ba trăm ngƣời nhƣ Ơ – đu, Brâu,
Sila) (Phạm Xuân Nam, 2001). Trong số 54 dân tộc chung sống ở Việt Nam,
dân tộc Kinh chiếm phần lớn với 86% dân số và có trình độ phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, y tế và giáo dục cao hơn. Trừ ngƣời Kinh, ngƣời Hoa, ngƣời
Khơ-me và ngƣời Chăm, 50 dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở vùng nông
thôn hoặc miền núi xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những
mức độ khác nhau. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao
hơn 4-5 lần so với đồng bào ngƣời Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dƣỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Việc nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thiểu số để rút ngắn khoảng
cách chênh lệch giữa họ và ngƣời Kinh cũng nhƣ giữa họ với nhau là một
trong những vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Quan điểm
2
định hƣớng về chính sách dân tộc giai đoạn 2011 – 2020 của Đảng và Nhà
Nƣớc hƣớng đến việc tăng cƣờng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát
triển toàn diện, bền vững kinh tế - xã hội, môi trƣờng ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, chú ý đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho
đồng bào nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tiếp cận và
thụ hƣởng các dịch vụ công cộng, phát uy các giá trị đạo đức và văn hóa tốt
đẹp của các dân tộc (Lê Duy Đồng, Bùi Sỹ Lợi, 2011).
Đăk Lăk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, trƣớc khi
tách tỉnh, Đăk Lăk là tỉnh chiếm diện tích lớn nhất cả nƣớc, sau khi tách tỉnh
thành Đăk Lăk và Đăk Nông diện tích của Đăk Lăk bị thu hẹp nhƣng cũng
thuộc vào những tỉnh có diện tích lớn (13.125,4km2; chỉ xếp sau Nghệ An,
Gia Lai và Sơn La). Trung tâm của tỉnh Đăk Lăk là thành phố BMT, một
thành phố trẻ mới đƣợc hơn 10 năm tuổi. Trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 44
dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó ngƣời Kinh vẫn chiếm đa số nhƣng
chỉ chiếm 70% (so với tỷ lệ chung trong cả nƣớc là 86%). Êđê là dân tộc thiểu
số có số lƣợng ngƣời chiếm tỷ lệ cao nhất tại Đăk Lăk với 17,2% tổng dân số
toàn tỉnh và 70% tổng dân số các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Sự đa
dạng trong thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã tạo một nền văn
hóa phong phú nhiều bản sắc. Đi liền với sự đa dạng của các thành phần dân
tộc đã nảy sinh rất nhiều vấn đề xã hội đặt ra với việc quản lý của chính
quyền địa phƣơng nói riêng và Trung ƣơng nói chung. Việc quản lý một địa
bàn với rất nhiều các dân tộc anh em cùng sinh sống là một điều không dễ đối
với các cấp quản lý.
Từ khi đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, với cơ chế mở, bà
con dân tộc đã đƣợc tạo điều kiện nhiều hơn để phát triển về mọi mặt, từ đời
sống vật chất đến tinh thần. Những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
nƣớc đã tạo điều kiện cho bà con đân tộc phát huy đƣợc các nguồn lực sẵn có
và tạo ra những nguồn lực mới. Từ cuộc sống thiếu thốn, cơm không đủ ăn,
áo không đủ mặc, nay đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân
3
tộc Êđê ở Đăk Lăk nói riêng đã có thể nghĩ đến những nhu cầu cao hơn phục
vụ cho cuộc sống, có những gia đình đã có thể mua sắm đƣợc ôtô vừa phục vụ
cho sản xuất vừa phục vụ cho sinh hoạt, những tiện nghi sinh hoạt gia đình
nhƣ xe máy, tivi, tủ lạnh… đã không còn xa lạ đối với bà con dân tộc. Các hộ
gia đình đã có của ăn của để, cuộc sống đã khấm khá lên rất nhiều. Những
buôn làng với hệ thống giao thông thuận tiện, những ngôi nhà tầng khang
trang, những cửa hàng, trung tâm mua bán, dịch vụ …đã và đang xuất hiện
ngày một nhiều. Bộ mặt của các buôn làng đang thay đổi từng ngày.
Nói tóm lại, chỉ cần qua những quan sát thông thƣờng chúng ta cũng
có thể nhận thấy đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (cụ thể ở đây là
đồng bào Êđê) ở Đăk Lăk đang có những thay đổi tích cực nhờ những chính
sách đổi mới mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã tiến hành đƣợc hơn 20 năm nay.
Tuy nhiên, hiện trạng cụ thể đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng bào
dân tộc Êđê tại Đăk Lăk đang thể hiện ra sao? Liệu có sự khác biệt đáng kể
nào trong hiện trạng đời sống của ngƣời Êđê sinh sống tại thành phố BMT
với ngƣời Êđê sinh sống tại các huyện miền núi của tỉnh Đăk Lăk? Nguyên
nhân của những khác biệt ấy (nếu có) và những biện pháp nhằm thu hẹp
khoảng cách?
Đó là những câu hỏi thôi thúc tôi lựa chọn đề tài "Đời sống của đồng
bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk- những phân tích và so sánh xã
hội học " để nghiên cứu.
Bên cạnh đó, xã hội học về tộc ngƣời, về các nhóm dân tộc thiểu số, tuy
là một chuyên ngành quan trọng trong hệ thống tri thức xã hội học, nhƣng
dƣờng nhƣ còn chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng trong hoạt động giảng
dạy và nghiên cứu của bộ môn khoa học Xã hội học tại Việt Nam. Thông qua
công trình nghiên cứu này, tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ vào hệ thống
tri thức lý luận và thực tiễn của chuyên ngành xã hội học về tộc ngƣời, về các
nhóm thiểu số cho việc đẩy mạnh nghiên cứu và hình thành chƣơng trình
giảng dạy chuyên ngành này trong tƣơng lai.
4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Khối đại đoàn kết của 54 dân
tộc anh em tại Việt Nam cũng nhƣ đời sống kinh tế – văn hoá - xã hội của
từng dân tộc đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,
nhiều nhà khoa học. Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ có tầm quan trọng
đặc biệt trên mọi phƣơng diện, nên thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo
giới nghiên cứu.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, cùng với sự ra đời và phát triển của
nhiều ngành khoa học với chuyên ngành hẹp, đã thúc đẩy sự hình thành những
nghiên cứu chuyên biệt về dân tộc – miền núi nói chung và Tây Nguyên nói
riêng. Ở miền Bắc, sau 1954 đã từng bƣớc hình thành chuyên ngành dân tộc
học với những nghiên cứu bƣớc đầu về lịch sử các tộc ngƣời thiểu số. Song do
hoàn cảnh đất nƣớc bị chia cắt, các nghiên cứu này còn rất hạn chế. Phải đến
sau ngày đất nƣớc thống nhất (1975), giới khoa học nƣớc ta mới có điều kiện đi
sâu nghiên cứu khu vực Tây Nguyên, với cả những chuyên khảo tổng hợp và
nghiên cứu chuyên biệt từng khía cạnh xã hội các dân tộc thiểu số.
Đáng chú ý trong số này là: “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh
phía Nam)” [1984] của tập thể tác giả; “Quá trình hình thành và phát triển
của dân tộc Việt Nam” [1982] của Phan Huy Lê; “Cộng đồng quốc gia dân
tộc Việt Nam” [2003] của Đặng Nghiêm Vạn, Trong những công trình này,
các tộc ngƣời thiểu số Tây Nguyên đƣợc đề cập ở những nét chung nhất về
tộc người, nhóm ngôn ngữ, cơ tầng văn hoá, Cũng có những nghiên cứu
chuyên sâu về một địa phương hoặc một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhƣ
Bế Viết Đẳng và Chu Thái Sơn với “Đại cương về các dân tộc Êđê và
M’nông ở Đắk Lắk” [1982]; Đặng Nghiêm Vạn với “Các dân tộc tỉnh Gia Lai
– Kon Tum” [1981]; Khổng Diễn với “Các dân tộc vùng Trường Sơn – Tây
Nguyên” [1984] Có thể thống kê nhiều hơn nữa các công trình loại này,
song đây là những nghiên cứu tổng hợp, nên chỉ mang đến những nhận thức
khái quát về đặc điểm văn hoá - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,
5
chƣa thể đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của vấn đề phát triển xã hội trong
đời sống đƣơng đại.
Những nghiên cứu đề cập tổng quan về tình hình thực hiện chính sách
dân tộc ở Tây Nguyên, mà ở đó các vấn đề xã hội thƣờng có vị trí nổi bật.
Đáng chú ý là nghiên cứu của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam: “Một số vấn
đề kinh tế xã hội Tây Nguyên” [1989]; của Nguyễn Văn Tiêm và các tác giả
khác: “Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Điều tra đánh giá tác động của quá
trình phát triển kinh tế – xã hội đến đời sống của các dân tộc bản địa Tây
Nguyên trong những năm đổi mới” [1998]; ở đây, các yếu tố xã hội không
nghiên cứu riêng biệt, mà đƣợc đặt trong mối quan hệ với các yếu tố chính trị
và kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rõ những chuyển biến to lớn của
tình hình Tây Nguyên sau một quá trình thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ
Chính trị, đặc biệt từ khi có Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây
Nguyên (1998). Bên cạnh đó, các tổng kết này cũng chỉ rõ những tác động
của điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình độ dân trí và trình độ kinh
tế, Trên cơ sở đó, có khuyến nghị điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Một số tác giả đã nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của phát triển
xã hội ở Tây Nguyên nhƣ phát triển giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, lao
động việc làm. Đáng chú ý là nghiên cứu của Lê Văn Định và Nguyễn Thị
Hải Yến: “Xoá đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
hiện nay” [2002]; của Trần Văn Chử: “Di dân với quá trình phát triển kinh tế
– xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trờng ở nước ta hiện nay” [2000]; của
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia: “Một số vấn đề phát triển
kinh tế – xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên” [2002]; của Mai Văn Mô:
“Nâng cao dân trí, động lực phát triển đời sống các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên” [2004]; Ngoài ra, còn có thể kể đến hàng loạt các bài báo về vấn
đề này nhƣ "Một số vấn đề về thành phần dân tộc của Tây Nguyên" của Bế
Việt Đằng đăng trên tạp chí Dân tộc học số 1 năm 1978;"Vấn đề dân số với sự
phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc ít người ở Tây Nguyên" của Phạm
6
Thanh Khiết, tạp chí Dân tộc học số 1 năm 1996; "Khảo sát về sự phát triển
kinh tế xã hội ở một số tỉnh Tây Nguyên" của Hồ Tấn Sáng, Tạp chí Cộng sản
số 12 năm 1995; hay "Đặc điểm những hoạt động sản xuất cổ truyền của các
dân cư Tây Nguyên" - Đặng Nghiêm Vạn, Tạp chí Dân tộc học số 4 năm
1979… Các bài báo này chủ yếu đề cập đến một số khía cạnh đời sống và sản
xuất của các dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực Tây Nguyên.
Bên cạnh việc khẳng định mặt thành công, các nghiên cứu này cũng
không né tránh mặt chưa thành công trong xây dựng và phát triển xã hội ở
Tây Nguyên, một số bất cập nảy sinh ở Tây Nguyên cũng đã đƣợc chỉ ra, đó
là: dân trí thấp, chất lƣợng nguồn nhân lực không đồng đều, đói nghèo ở vùng
sâu, vùng xa; bản sắc văn hoá dân tộc bị xâm hại nghiêm trọng; di dân diễn
biến phức tạp và khó quản lý; chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào chƣa xứng
tầm; ứng dụng khoa học& công nghệ còn hạn chế
Với địa bàn tỉnh Đăk Lăk cũng nhƣ về dân tộc Êđê nói riêng, cũng có
nhiều công trình nghiên cứu dƣới các góc độ và về các lĩnh vực khác nhau.
Về các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, cũng đã có
nhiều đề tài nghiên cứu quan tâm tới nhƣ "Nghiên cứu Khảo cổ học thời tiền
sử ở Đăk Lăk" - đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Khảo cổ học Việt Nam
thực hiện năm 2003 với những nét phác thảo về sự phân bố dân cƣ, hoạt động
kinh tế cũng nhƣ tổ chức xã hội của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa
bàn tỉnh Đăk Lăk; báo cáo khoa học của Trƣờng Chính trị tỉnh Đăk Lăk năm
2003 với đề tài "Vấn đề xây dựng buôn văn hoá ở nông thôn tỉnh Đăk Lăk"
cũng đem lại cho chúng ta cái nhìn phổ quát về đời sống văn hoá ở các buôn
làng tỉnh Đăk Lăk, chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát
triển đời sống văn hoá cộng đồng tại đây nhƣ phƣơng thức sinh hoạt khép kín,
tự cung tự cấp; văn hoá mang tính truyền miệng và sử dụng vật liệu không
bền của các dân tộc bản địa; phƣơng thức sinh hoạt kinh tế nƣơng rẫy; quá
trình xây dựng xã hội mới cùng với những biến đổi xã hội chung của tỉnh và
cả nƣớc. Với luận án tiến sỹ khoa học Triết học mang chủ đề "Mối quan hệ
7
giữa truyền thống du canh du cư và phương thức định canh định cư hiện nay
của đồng bào dân tộc ở Đăk Lăk", tác giả Nguyễn Văn Tuyên đã phân tích và
đánh giá sự vận dụng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong công
tác vận động định canh định cƣ cho đồng bào dân tộc ở Đăk Lăk đồng thời
đƣa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển định canh định
cƣ ở Đăk Lăk theo hƣớng hiện đại hoá. Kỷ yếu hội thảo khoa học của trƣờng
Đại học Tây Nguyên (2007) về “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
Tây Nguyên” với 34 tham luận của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực
chuyên môn đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về các khía cạnh đời
sống văn hóa xã hội của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng nhƣ chỉ ra
những đòi hòi cấp thiết trong việc duy trì, bảo tồn và phát huy những nét đẹp
trong văn hóa truyền thống của các dân tộc này.
Riêng về dân tộc Êđê - một dân tộc bản địa có số dân sinh sống đông
nhất trong số các dân tộc thiểu số tại Đăk Lăk, những nghiên cứu về mọi mặt
đời sống của họ có thể đƣợc kể đến nhƣ nghiên cứu của Bế Viết Đẳng và các
tác giả khác "Đại cương về các dân tộc Êđê, Mnông ở Đăk Lăk", NXB
KHXH, HN 1982 với 4 phần viết về diều kiện tự nhiên và dân cƣ, sản xuất
kinh tế, các quan hệ xã hội, văn hoá dân gian và những biến đổi kinh tế xã hội
trong đời sống của ngƣời Êđê hay "Người Êđê một xã hội mẫu quyền" của
Anne de Hautecloque -Howe, NXB Văn hoá dân tộc, HN 2004. Những công
trình này đã phác họa đƣợc một cách khái quát đời sống kinh tế - văn hoá - xã
hội của ngƣời Êđê với những đặc trƣng rất riêng biệt nhƣ cách canh tác rẫy
hma, cách phân chia các thị tộc theo dòng họ mẹ, cƣ trú tập trung trong những
ngôi nhà dài, hoạt động cƣới hỏi, lễ nghi theo chế độ mẫu hệ. Nguyễn Văn
Diệu với “Những biến đổi kinh tế xã hội ở các dân tộc Êđê, M’Nông tỉnh Đăk
Lăk” [1992] đã mô tả và phân tích đặc điểm kinh tế xã hội truyền thống và
những biến động của nó dƣới sự tác động của chủ nghĩa thực dân cũ và mới
và chỉ rõ những biến đổi trong đời sống của đồng bào dân tộc Êđê và M‟Nông
tại Đăk Lăk trong giai đoạn 1945-1990.
8
Bên cạnh các công trình có tính khái quát nêu trên, còn rất nhiều công
trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội dân tộc Êđê
nhƣ những nghiên cứu về các hình thức canh tác và sinh hoạt của ngƣời Êđê
"Khảo sát định canh định cư ở một số buôn làng Êđê tại Đăk Lăk" - Thu
Nhung Mlô, đề tài khoa học, trƣờng ĐH Tây Nguyên, "ít nét về trạng thái
sinh hoạt trong buôn làng Êđê trước ngày giải phóng" - Nguyễn Nam Tiến,
tạp chí Dân tộc học, số 3 năm 1979, và "Những nghi lễ trong chu kỳ canh tác
rẫy của người Êđê huyện KrôngBuk, Đăk Lăk" - Vũ Đình Lợi, tạp chí Dân tộc
học số 1 năm 1996; nghiên cứu bản thân ngôi nhà dài - một đặc trƣng văn hoá
rất riêng của ngƣời Êđê với"Ngôi nhà dài Êđê như là một phản ánh xã hội" -
Chu Thái Sơn, tạp chí Dân tộc học số 4 năm 1980 hay "Đôi nét về kiến trúc
của người Êđê", Tạp chí Khoa học xã hội, số 19 năm 1994, "Quá trình phân
rã của tổ chức nhà dài Êđê", tạp chí Dân tộc học, số 2 năm 1990 cùng của tác
giả Nguyễn Thị Hoà; các quan hệ hôn nhân, thân tộc, dòng họ của ngƣời Êđê
cũng đƣợc quan tâm tới bởi nhiều tác giả nhƣ Nông Hoàng Cƣ với "Mấy nhận
xét về hôn nhân và gia đình của người Êđê", tạp chí Dân tộc học, số 3 năm
1983, Vũ Đình Lợi với "Sự phát triển dòng họ ở người Êđê tỉnh Đăk Lăk -
nguyên nhân và hệ quả" tạp chí Dân tộc học, số 3 năm 1983, hay Nguyễn Thị
Hoà "Tìm hiểu hệ thống thân tộc người Êđê tỉnh Phú Khánh", tạp chí Dân tộc
học số 1 -2 năm 1988.
Văn hoá dân gian Êđê là cả một mảng đề tài phong phú và thú vị bởi
nền văn hoá của dân tộc thiểu số này hết sức độc đáo và đa dạng. Tác giả Ngô
Đức Thịnh với "Văn hoá dân gian Êđê", NXB Dân tộc học, HN 1992 đã dành
trọn 7 chƣơng sách để viết về kho tàng văn hoá Êđê với truyện cổ, sử thi
khan, Klây duê lời nói vần, kiến trúc và mỹ thuật Êđê cũng nhƣ các luật tục
và lễ thức trong đời sống cá nhân và cộng đồng bởi theo ông "có lẽ không sai
khi nói rằng, trong các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta, dân tộc Êđê có một nền văn
hoá dân gian thật phong phú, đa dạng, thấm đẫm những giá trị nhân bản, tiêu
biểu cho một trình độ phát triển văn hoá các dân tộc ở Việt Nam". Tác giả này
9
và Nguyễn Thị Hoà với luận án tiến sỹ chuyên ngành dân tộc học "Nhà ở và
sinh hoạt trong nhà của người Êđê ở Việt Nam", Trung tâm KHXH&NV
TPHCM, 1996 đều thống nhất một nhận định rằng vốn văn hoá, văn nghệ dân
gian của ngƣời Êđê rất độc đáo và phong phú nhƣng trong xu thế hiện nay,
những mất mát, biến đổi là không thể tránh khỏi. Có những biến đổi là những
chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho ngƣời Êđê dễ dàng tiếp cận với sự
phát triển, nhanh chóng hoà nhập cùng sự tiến bộ của cả nƣớc nói chung. Tuy
nhiên, cũng có những biến đổi là sự mất đi những đặc trƣng văn hoá truyền
thống tốt đẹp vốn đã tạo nên những nét rất riêng cho dân tộc thiểu số này.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng mặc dù tạo nên một mảng đề tài rất phong
phú, hấp dẫn và đã đƣợc rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhƣng
dƣờng nhƣ đời sống của dân tộc Êđê thƣờng đƣợc nhìn nhận, nghiên cứu dƣới
góc độ văn hoá nhiều hơn. Góc nhìn xã hội học về đời sống của đồng bào dân
tộc thiểu số này có vẻ nhƣ vẫn còn là một mảnh đất đang bỏ ngỏ.
Gần gũi với xã hội học, một công trình nghiên cứu dƣới góc độ lịch sử,
nhân học và dân tộc học, luận án tiến sỹ lịch sử của Thu Nhung Mlô với đề tài
“Người phụ nữ Êđê trong đời sống xã hội tộc người” (2001) đã cũng cấp
những phân tích khá đầy đủ và hệ thống về ngƣời phụ nữ Êđê dƣới góc độ
dân tộc học trong bối cảnh xã hội mẫu hệ truyền thống cũng nhƣ hiện đại để
thấy đƣợc những biến đổi đang xảy ra trong lòng xã hội đó. Cùng một mảng
đề tài về ngƣời phụ nữ Êđê, còn có thể kể đến “Mẫu hệ, phụ nữ Êđê và kinh tế
hộ gia đình” của Nguyễn Thị Hạnh (2004) nghiên cứu về chế độ mẫu hệ, về
giới và về mô hình phát triển vì lợi ích của cả hai giới; giới thiệu văn hoá mẫu
hệ Êđê truyền thống, phụ nữ Êđê ngày nay cũng nhƣ vai trò của phụ nữ Êđê
trong hoạt động kinh tế và một số giải pháp nhằm nâng cao vị trí ngƣời phụ
nữ Êđê trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, còn có thể kể đến một
công trình chuyên khảo với cách tiếp cận tổng hợp “Cộng đồng dân tộc Êđê ở
tỉnh Đăk Lăk hiện nay (Hà Đình Thành, 2012) với hai điểm nhấn về cộng
đồng dân tộc Êđê trong đời sống chính trị xã hội của tỉnh Đăk Lăk và các
10
nhân tố tác động tới cộng đồng dân tộc Êđê hiện nay bao gồm chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, sự di dân tự do, âm mƣu chia rẽ của các
thế lực phản động, sự phát triển kinh tế xã hội và yếu tố tôn giáo.
Luận văn thạc sỹ của chính tác giả "Tác động của các nhân tố kinh tế -
xã hội tới đời sống của đồng bào dân tộc Êđê" (nghiên cứu trƣờng hợp thành
phố BMT), thực hiện năm 2007 có thể coi là công trình xã hội học đầu tiên
nghiên cứu về đời sống của ngƣời dân tộc Êđê tại Đăk Lăk. Công trình này đã
đóng góp một cái nhìn dƣới góc độ xã hội học về đời sống của đồng bào dân
tộc Êđê tại thành phố BMT, phân tích những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu
cực của một số nhân tố kinh tế – xã hội tới đời sống của bà con dân tộc và góp
phần đƣa ra một số giải pháp phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác
động tiêu cực tiến tới nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho bà con dân tộc tại
địa bàn nghiên cứu.
Trên cơ sở những nền tảng của nghiên cứu đi trƣớc, tác giả tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk: những phân tích và so sánh xã hội học”, tiếp tục đi vào tìm hiểu
đời sống của đồng bào dân tộc Êđê tại Đăk Lăk với địa bàn nghiên cứu mở
rộng hơn trƣớc (không chỉ dừng lại ở thành phố BMT mà còn tiến hành tại
huyện Krông Ana) và tiến hành những so sánh theo 2 trục thời gian và không
gian, cũng nhƣ phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới
đời sống của ngƣời Êđê tại Đăk Lăk để hiểu rõ hơn những biến đổi trong mọi
mặt đời sống của đồng bào dân tộc Êđê tại địa bàn nghiên cứu.
Nhƣ vậy, điểm mới của luận án so với các công trình nghiên cứu đi
trƣớc của các tác giả khác chính là nỗ lực nhìn nhận các khía cạnh của đời
sống cũng nhƣ sự biến đổi và chỉ ra đƣợc những yếu tố tác động tới đời sống
của ngƣời dân tộc Êđê tại Đăk Lăk từ góc độ xã hội học, vận dụng các lý
thuyết xã hội học vào việc lý giải những phát hiện từ nghiên cứu, sử dụng các
phƣơng pháp điều tra xã hội học để thu thập và xử lý thông tin. Đề tài là một
công trình xã hội học chuyên sâu về đời sống của một nhóm dân tộc thiểu số,
11
qua đó góp thêm một góc nhìn đối với đời sống của các nhóm dân tộc thiểu số
ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Đề tài "Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk
Lăk- những phân tích và so sánh xã hội học " là việc vận dụng các lý thuyết
XHH nói chung và các lý thuyết XHH trong lĩnh vực văn hóa và dân tộc nói
riêng để giải quyết vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hội nhập của các
nhóm dân tộc thiểu số vào sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội chung của
cả nƣớc.
Những nghiên cứu và phân tích thực tiễn của đề tài sẽ cung cấp dữ liệu
phác thảo bức tranh chung về đời sống muôn màu muôn vẻ của ngƣời dân tộc
Êđê tại Đăk Lăk, cũng nhƣ chỉ ra một số yếu tố tác động tới đời sống của họ,
từ đó góp phần tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao chất
lƣợng cuộc sống của nhóm ngƣời dân tộc thiểu số cũng nhƣ thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa họ với nhóm ngƣời Kinh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hƣớng đến đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
4.1 Thực trạng đời sống của ngƣời dân tộc Êđê tại Đăk Lăk hiện nay
nhƣ thế nào?
4.2 Có những thay đổi nào trong đời sống của ngƣời dân tộc Êđê tại
Đăk Lăk trong khoảng thời gian 5 năm (từ 2006 – 2011)?
4.3 Tồn tại những khác biệt nào trong đời sống của ngƣời dân tộc Êđê
tại thành phố BMT và ngƣời dân tộc Êđê tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk?
4.4 Có những yếu tố cơ bản nào tác động tới đời sống của ngƣời dân
tộc Êđê tại Đăk Lăk?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn
tỉnh Đăk Lăk với những so sánh trên hai trục thời gian và không gian, qua đó
12
chỉ ra một số yếu tố tác động tới đời sống của ngƣời dân Êđê tại đây, trên cơ
sở đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc
sống của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Tây Nguyên nói chung và
đồng bào Êđê tại Đăk Lăk nói riêng.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài hƣớng tới giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau:
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận (hệ lý thuyết và khái niệm) làm nền tảng cho
nghiên cứu về biến đổi đời sống xã hội của nhóm dân tộc thiểu số;
- Mô tả thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk trên hai phƣơng diện kinh tế (cơ sở hạ tầng, điều kiện nhà ở, tiện
nghi sinh hoạt hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình) và phi kinh tế (giáo dục,
y tế, nghỉ ngơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và bình đẳng giới trong gia đình);
- So sánh hiện trạng đời sống của ngƣời Êđê hiện nay với thời điểm 5
năm trƣớc;
- So sánh hiện trạng đời sống của ngƣời Êđê tại thành phố BMT và của
ngƣời Êđê tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk;
- Phân tích một số yếu tố chính tác động tới sự biến đổi đời sống của
ngƣời dân tộc Êđê tại Đăk Lăk, bao gồm: chính sách xã hội, quá trình đô thị
hóa, toàn cầu hóa, giao lƣu và tiếp biến văn hóa, cũng nhƣ một số đặc trƣng
nhân khẩu xã hội của ngƣời Êđê (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp).
6. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn thành phố BMT và
huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk và cán bộ quản lý thuộc chính quyền xã,
phƣờng tại địa bàn nghiên cứu.
13
6.3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 2 địa điểm là phƣờng Eatam thành phố
BMT và xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
- Giới hạn về thời gian:
+ Đối với những số liệu thứ cấp, đề tài sử dụng kết quả của cuộc điều
tra tiến hành tháng 6/2006;
+ Đối với việc điều tra bằng bảng hỏi, đề tài tiến hành vào tháng
3/2011.
- Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đời sống của
đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, "đời sống" là một
khái niệm rất rộng, do vậy trong khuôn khổ đề tài này chỉ tập trung nghiên
cứu 2 khía cạnh cơ bản của đời sống, bao gồm:
Những khía cạnh kinh tế: cơ sở hạ tầng xã hội, điều kiện nhà ở, tiện
nghi sinh hoạt hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình.
Những khía cạnh phi kinh tế: giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hoá tinh
thần (nghỉ ngơi giải trí và sinh hoạt cộng đồng) và quan hệ gia đình thông qua
nghiên cứu bình đẳng giới trong gia đình.
Có nhiều yếu tố tác động tới thực trạng và sự biến đổi đời sống của
đồng bào dân tộc Êđê tại Đăk Lăk, trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung
tìm hiểu sự tác động của những yếu tố sau: Chính sách xã hội, quá trình đô thị
hóa, toàn cầu hóa, giao lƣu và tiếp biến văn hóa, một số đặc trƣng nhân khẩu
xã hội của ngƣời Êđê (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp).
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
7.1 Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê tại Đăk Lăk hiện nay đã có
nhiều biến đổi về mọi mặt mang tính tích cực so với trƣớc đây, đặc biệt là đời
sống kinh tế, vật chất đƣợc cải thiện.
7.2 Tồn tại những khác biệt đáng kể trong hiện trạng đời sống của
ngƣời Êđê cƣ trú tại thành phố BMT và ngƣời Êđê cƣ trú tại các huyện thuộc
14
tỉnh Đăk Lăk theo hƣớng ngƣời Êđê tại thành phố có đời sống kinh tế cao hơn
và ít gìn giữ, thực hiện các phong tục, giá trị truyền thống của dân tộc.
7.3 Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động tới đời sống của
đồng bào dân tộc Ê đê tại Đăk Lăk, trong đó quá trình đô thị hóa, chính sách
xã hội, độ tuổi và trình độ học vấn là những yếu tố có tác động mạnh.
Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
Chính sách
xã hội
Quá trình
Đô thị hóa
Toàn cầu hóa
Giao lƣu và
Tiếp biến
Văn hóa
Đặc trƣng
Nhân khẩu
xã hội
Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê
tại Đăk Lăk
Khía cạnh
Kinh tế
Khía cạnh
phi kinh tế
Cơ sở
hạ
tầng
Xã
hội
Nhà ở
tiện
nghi
sinh
hoạt
Mức
sống,
thu
nhập
Giáo
dục,
Y tế
Quan
hệ
gia
đình
Sinh
hoạt
văn
hóa