Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Định canh định cư và biến đổi kinh tế xã hội của người Khơ Mú ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 215 trang )


























Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn





Nguyễn Văn Toàn







Định canh định cư và biến đổi kinh tế xã hội
của người khơ mú ở xã tà cạ, huyện kỳ sơn,
tỉnh nghệ an





Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 5.03.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn văn chính













Hà Nội, 2005




2

Mục lục
Trang
Chương 1: Định canh định cư và biến đổi văn hoá tộc người… …… 1
1.1.Vấn đề nghiên cứu 1
1.2. Chính sách ĐCĐC của Đảng và Nhà nước ta 3
1.3 Can thiệp, thích ứng và biến đổi văn hoá 15
1.4. Lịch sử nghiên cứu nghiên cứu vấn đề 23
1.5. Mục đích và nội dung nghiên cứu 30
1.6. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 31
Chương 2: Khái quát về địa bàn nghiên cứu: xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Nghệ An 35
2.1. Điều kiện tự nhiên 35
2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 38
2.3. Vài nét về bản Na Nhu và bản Bình Sơn 1 48
2.4. Giới thiệu về người Khơ mú ở Nghệ An 51
Tiểu kết 57
Chương 3: Định canh định cư và những biến đổi trong
hoạt động kinh tế 59
3.1. Người Khơ mú và hệ thống kinh tế nương rẫy cổ truyền 59
3.2. Tập thể hoá nông nghiệp và Hợp tác xã 64

3.3. Lúa nước 66
3.4. Canh tác nương rẫy hiện nay 72
3.5. Vườn và kinh tế vườn 78
3.6. Kinh tế hái lượm 80
3.7. Chăn nuôi 83
3.8. Mua bán trao đổi 85
3.9. Làm thuê 87
3.10. Suy nghĩ và cảm nhận của người dân về những thay đổi trong sản xuất 91
Tiểu kết 96


3

Chương 4: Định canh định cư và biến đổi trong lối sống 99
4.1. Làng định cư 99
4.2. Văn hoá vật chất 113
4.3. Quan hệ dân tộc 123
Tiểu kết 129
Chương 5: Định canh định cư và những biến đổi trong đời sống tinh thần
và nghi lễ 132
5.1. Tín ngưỡng dân gian 132
5.2. Văn hoá dân gian 135
5.3. Các nghi lễ trong đời sống xã hội 140
5.4. Nghi lễ vòng đời 145
5.5. Tri thức dân gian về chữa bệnh và y tế 153
5.6. Suy nghĩ và cảm nhận của người dân về những thay đổi trong văn hoá tinh thần
156
Tiểu kết 162
Kết luận 164
Tài liệu tham khảo 176

Phụ lục 189













4


Bảng ký hiệu viết tắt

- CTQG Chính trị Quốc gia
- DFID Department for International Development
Uỷ ban Phát triển Quốc tế
- ĐCĐC Định canh định cư
- ĐCĐC & KTM Định canh định cư & Kinh tế mới
- HĐND Hội đồng nhân dân
- HTX Hợp tác xã
- KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
- KT-XH Kinh tế – xã hội
- Lao PDR Lao Peple Democartic Republic
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

- Nxb Nhà xuất bản
- NQ Nghị quyết
- PTNT Phát triển nông thôn
- QĐND Quân đội nhân dân
- QĐNDVN Quân đội nhân dân Việt Nam
- RCSD - RCSD Regional Center for Sustainable Development Studies
Trung tâm nghiên cứu Phát triển bền vững khu vực
- TLla - TLla Tư liệu luận án
- TƯ - TW Trung ương
- UBND Uỷ ban nhân dân
- UNDP United Nations Development Program
Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc





5

Chương 1
Định canh định cư và biến đổi văn hoá tộc người
1. vấn đề nghiên cứu
Đồng bào Khơ mú là tộc người bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ
me có lịch sử lâu đời ở miền núi Bắc Đông Dương. Du canh du cư là tập quán lâu
đời của tộc người Khơ mú. Cho đến những thập kỷ gần đây, người Khơ mú vẫn di,
dịch cư trong nội địa và qua biên giới Việt - Lào. Theo nhiều nhà nghiên cứu,
người Khơ mú ở Việt Nam hiện nay di cư từ Lào sang khoảng trên dưới 200 năm
nay (Đặng Nghiêm Vạn và cs, 1972: 39; Khổng Diễn và cs, 1999: 29; Hoàng Xuân
Lương, 2004: 10).
Người Khơ mú thường sống du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy. Họ là

một trong những tộc người điển hình của phương thức canh tác du canh. Tộc
người này vẫn được xem là một trong nhóm dân tộc có trình độ phát triển lạc hậu
hơn các dân tộc anh em khác. Trong lịch sử, họ thường chịu sự phân biệt và lệ
thuộc và các chúa đất người Thái trong vùng với thân phận “cuông nhôốc”. Cho
nên, dấu ấn ảnh hưởng của văn hoá Thái đối với người Khơ mú khá đậm nét. Địa
bàn cư trú của người Khơ mú thường ở lưng chừng núi thuộc vùng cao, vùng sâu.
Vì vậy, tâm lý mặc cảm và tự ti dân tộc vẫn đang là một rào cản để phát triển kinh
tế xã hội. Chắc chắn đây là một vấn đề khó khăn để hội nhập vào sự phát triển
chung của đất nước.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, do chủ trương chính sách định
canh định cư (ĐCĐC) của Đảng và Nhà nước, người Khơ mú đã dần đi vào ổn
định cuộc sống. Về cơ bản, đồng bào đã không còn du canh du cư như trước đây.
ĐCĐC làm cho cuộc sống của người Khơ mú nói riêng và các nhóm thiểu số du
canh nói chung có những chuyển biến lớn về kinh tế xã hội. Chính cuộc vận động
và thực hiện ĐCĐC với các chương trình dự án phát triển của Nhà nước đã và
đang làm cho đời sống của đồng bào có những biến đổi trên mọi lĩnh vực.
Hiện nay, đời sống của người Khơ mú và những dân tộc thiểu số vẫn đang
là đối tượng của chính sách ĐCĐC. Các chương trình và dự án phát triển kinh tế


6

xã hội miền núi trong vài thập kỷ qua và quá trình tiếp xúc tộc người đang đặt ra
những thách thức đối với bản sắc văn hoá của họ.
Có thể nói, ĐCĐC như là một chính sách can thiệp của Nhà nước vào quá
trình phát triển của tộc người. Trước hết, chương trình ĐCĐC nhằm tái cơ cấu
phân bố, sắp xếp dân cư, xây dựng các làng định cư tập trung với qui mô dân số ổn
định. Trên cơ sở các làng định cư, việc khai phá ruộng nước và mở mang hệ thống
thuỷ lợi, cung cấp nước tưới ruộng được xem là một chiến lược nhằm làm thay đổi
tập quán canh tác cổ truyền theo phương thức phát đốt trên đất dốc của người Khơ

mú. Cùng với việc đưa người Khơ mú vào sinh sống tại các làng bản định cư và
đưa canh tác lúa nước định canh vào đời sống xã hội của người Khơ mú, các
chương trình văn hoá xã hội khác như: xoá bỏ tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan,
xây dựng làng bản văn hoá mới, cung cấp dịch vụ y tế- giáo dục cũng được tiến
hành. Từ đó, vấn đề đặt ra cho nghiên cứu ở luận văn này là:
1. Trong khoảng bốn thập kỷ qua, kể từ khi ĐCĐC được tiến hành, hệ
thống kinh tế, văn hoá, xã hội của Khơ mú đã có những thay đổi như
thế nào hay nói cách khác, chương trình ĐCĐC và các thực hành
chính sách phát triển kinh tế xã hội ở người Khơ mú đã tác động đến
đời sống xã hội của họ như thế nào?
2. Khuynh hướng và khuôn mẫu của những thay đổi kinh tế xã hội ở
người Khơ mú trong mấy thập kỷ qua là gì? Liệu sự tiếp nhận một lối
sống và phương thức sản xuất mới có làm phai nhạt truyền thống và
bản sắc văn hoá của tộc người và mai một kiến thức bản địa về tự
nhiên và xã hội mà tộc người này đã tích luỹ được trong suốt hành
trình lịch sử của họ?
Đây là hai câu hỏi chính mà nghiên cứu này đặt ra và đi tìm lời giải đáp với
hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ một vấn đề có tính lý luận là khả năng thích ứng
và biến đổi văn hoá tộc người dưới sự tác động của chính sách ĐCĐC của Nhà
nước, từ đó góp phần vào quá trình hoàn thiện chính sách ở vùng dân tộc còn đang
là đối tượng của chương trình ĐCĐC theo hướng phát triển sản xuất, nâng cao đời


7

sống nhân dân và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc theo chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước. Những vấn đề đó cần phải được tìm hiểu và
nghiên cứu nhằm bảo vệ và phát triển văn hoá các dân tộc trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội chung của đất nước, nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thống nhất trong đa dạng.

2. Chính sách ĐCĐC của Đảng và Nhà nước ta
ĐCĐC là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát
triển kinh tế xã hội ở miền núi nước ta. Nghị quyết số 38/CP ngày 12/8/1968 nhấn
mạnh: “Để xây dựng và phát triển kinh tế miền núi, một trong những công tác rất
cấp bách phải thi hành là chấm dứt tình trạng du canh du cư, từng bước cải thiện
đời sống của đồng bào hiện còn du canh du cư, pháp huy ba ưu thế lớn của miền
núi là công công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, thực hiện sự phân công lao động
mới, góp phần tăng cường sức mạnh kinh tế của miền núi, làm cho miền núi tiến
kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số” (Hội đồng Dân tộc
Quốc hội, 2000: 340).
Sau cách mạng tháng Tám, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác
ĐCĐC và xem đó là một nội dung quan trọng không chỉ để thực hiện chính sách
dân tộc mà còn là chiến lược phát triển kinh tế xã hội miền núi nước ta. Nghị
quyết 71/TW ngày 22/2/1963 về vấn đề phát triển nông nghiệp miền núi đã nêu ra
phương hướng thực hiện ĐCĐC. Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ ngày
12/3/1968 đã chỉ rõ rầm quan trọng và đề ra mục đích, yêu cầu, nội dung của công
tác ĐCĐC. Nghị quyết này nhấn mạnh rằng ĐCĐC “là một cuộc vận động cách
mạng sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” (Hội đồng Dân tộc Quốc hội,
2000: 348).
2.1 Khái niệm về du canh du cư và ĐCĐC


8

Du canh là một khái niệm chỉ việc trồng trọt không cố định tại một nơi, chỉ
trồng trên khoảng đất này một thời gian rồi chuyển đi khai phá trồng trọt tại
khoảng đất khác
1
.
Du cư chỉ sự di chuyển nơi cư trú của cư dân, sống không ổn định tại một

địa bàn, ở nơi này một thời gian rồi lại đi nơi khác.
Đối với canh tác nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc
biệt. Đất đai có vị trí cố định. Do nhiều nguyên nhân, có sự di chuyển địa điểm
canh tác trong sản xuất. Du canh để tìm kiếm đối tượng sản xuất kéo theo con
người phải di chuyển chỗ ở, từ du canh dẫn đến du cư. Du canh là một nguyên
nhân trực tiếp của du cư. Du cư thường gắn liền với du canh và là hậu quả của du
canh. Du canh là đặc điểm của hình thức canh tác nương rẫy theo phương pháp
phát đốt (Slash and burn).
Du canh du cư là tập quán sinh hoạt và canh tác của các dân tộc ít người ở
miền núi không canh tác và cư trú cố định ở một nơi mà thường thay đổi địa bàn
sau khi sử dụng hết độ phì nhiêu của một đám nương rẫy lại bỏ hoá đi tìm đất mới
làm rẫy. Khi nơi làm rẫy xa nơi cư trú phải chuyển đến vùng đất mới (du cư). Sự
di chuyển nơi canh tác dẫn đến phải di chuyển nơi ở cho phù hợp. Cứ như vậy, cả
trồng trọt và cư trú đều không ổn lâu dài, từ du canh dẫn đến du cư (Từ điển Bách
khoa Việt Nam, tập 1, 1995: 684).
Đối lập với du canh du cư là định canh định cư. Theo nghĩa Hán -Việt và
theo nghĩa danh từ, thuật ngữ này có hai nội dung : Định canh và định cư, mỗi nội
dung có nội hàm riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau.
Định canh là thuật ngữ chỉ sự trồng trọt ở một nơi cố định trên những mảnh
đất trồng trọt liên tục. Định cư là cư trú tại một nơi cố định, lâu dài để sinh sống và
làm ăn tại một địa điểm.

1
Trong tiếng Anh, cùng một ý nghĩa là: du canh, luân canh, quay vòng rẫy, có
các thuật ngữ được sử dụng ngang nhau để chỉ hệ thống nông nghiệp này là:
Shifting cultivation, Swidden agrculture/farming, Rotationnal farming, hoặc
Upland farming on slope (canh tác trên nền đất dốc), “Slash and burn”(canh
tác theo phương pháp phát đốt)



9

Định canh định cư là phương thức cố định địa bàn sản xuất và cư trú của cư
dân nông nghiệp. Định canh làm cho sản xuất ổn định và phát triển. Định cư tạo
điều kiện cho tổ chức lối sống tiến bộ, năng suất cây trồng tăng(Từ điển Bách
khoa Việt Nam tập 1, 1995: 871).
Việt Nam đã có cuộc vận động ĐCĐC từ bốn thập kỷ nay. Khi nói đến
chính sách ĐCĐC, thuật ngữ định canh được sử dụng để phản ánh một quá trình
can thiệp bằng vận động hoặc bắt buộc những người sinh sống ổn định ở một nơi
cố định nhưng vẫn du canh phải ổn định việc canh tác. Còn định cư để chỉ một
cuộc sống ổn định tại một địa điểm cố định. ĐCĐC là một quá trình can thiệp để
ngăn chặn người dân chặt phá và đốt rừng làm nương rẫy và tạo cho người dân
canh tác và sinh sống ổn định tại một nơi cố định mà không phải đi chặt phá và đốt
rừng làm nương rẫy ở những nơi khác. Công tác ĐCĐC là tổng thể các hoạt động
nhằm tạo ra các điều kiện để người dân sinh sống và sản xuất nông nghiệp ổn định
mà không phải di chuyển địa điểm cư trú và canh tác. Sự cố định về địa điểm sản
xuất nông nghiệp và khu dân cư là sản phẩm của quá trình ĐCĐC. Trong đề tài
này, ĐCĐC được hiểu với ý nghĩa như vậy.
Định cư du canh là thuật ngữ được dùng gần đây với ý nghĩa để chỉ người
dân cư trú ổn định tại một địa điểm nhưng canh tác không ổn định mà du canh đốt
rừng làm rẫy trên những mảnh đất khác nhau.
Nghề trồng trọt ra đời trên cơ sở canh tác các mảnh đất khô, trong đó hình
thức canh tác bằng phương pháp chặt cây, đốt rừng xuất hiện đầu tiên. ở Việt
Nam, người ta gọi hình thức này là canh tác nương rẫy. Hình thái trồng trọt nương
rẫy có hai đặc trưng là: chặt cây, đốt rừng (slash and burn) và du canh (shifting
cultivation). ở các dân tộc có những tên gọi khác nhau để chỉ nương rẫy: người
Thái gọi là hạy, người Khơ mú gọi là hrế vv… Người Hán trước đây khi tiếp xúc
với các cư dân làm nương rẫy đã gọi lối canh tác này là “Đao canh hoả chủng”
(Đặng Nghiêm Vạn, 1975: 7 - 21).
Canh tác nương rẫy có các giai đoạn phát triển khác nhau, những dạng thức

khác nhau tuỳ từng dân tộc, từng vùng nhưng đều tuân theo một quy trình canh tác


10

theo chu kỳ: phát đốt, trồng trọt, bỏ hoá rồi lại phát đốt… Sau một vài vụ canh tác,
đất rẫy bị bạc màu và xói mòn phải bỏ hoá một thời gian cho rừng phục hồi rồi
quay trở lại canh tác. Người ta gọi đó là chu kỳ bỏ hoá hay vòng quay của rẫy.
Hình thức canh tác nương rẫy chủ yếu là quảng canh và luân canh (Đặng Nghiêm
Vạn, 1975: 10).
Hầu hết các tộc người thiểu số ở miền núi nước ta đều làm nương rẫy ở
những mức độ khác nhau. Tất nhiên hình thức canh tác hiện nay không còn
nguyên thuỷ. Các tộc người đã có những biện pháp và kỹ thuật canh tác được tích
luỹ lâu đời nhằm khai thác có hiệu quả nương rẫy trên đất dốc để thích ứng với
môi trường sinh thái. Các tộc người thiểu số sống ở vùng thấp có dân số đông như:
Tày, Mường, Thái, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước nhưng vẫn đốt
rừng làm rẫy. Trong khi, các tộc người khác như: Hmông, Dao, Kháng, Khơ mú,
Xinh Mun, La Ha, La Chí, Hà Nhì, Cống…. ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
thì canh tác nương rẫy đem lại nguồn sống chính cho họ.
Về phương thức sử dụng đất, có loại rẫy định canh và rẫy du canh. Rẫy định
canh (nương rẫy bằng, ruộng khô, thổ canh hốc đá) là rẫy có điều kiện chăm sóc
và được sử dụng tương đối cố định trong nhiều năm liên tục. Rẫy du canh là loại
hình nương rẫy chủ yếu ở hầu hết các tộc người thiểu số. Tuỳ từng tộc người, từng
vùng có những hình thức du canh khác nhau.
Du canh theo cách của người Thái không kéo theo sự di chuyển chỗ ở. Đồng
bào luân chuyển diện tích canh tác nương rẫy, thực hiện biện pháp luân canh theo
chu kỳ khép kín. Một rẫy, họ canh tác 2-3 năm rồi bỏ hoá chuyển sang rẫy thứ hai,
thứ ba… Họ quay vòng trên 5-10 diện tích đất rừng. Vì vậy, đối tượng sản xuất
không kéo con người phải di chuyển (du cư). Kiểu quay vòng rẫy này kết hợp với
canh tác một phần ruộng nước và nương rẫy định canh đã tạo cho người Thái cuộc

sống định cư .
Cư dân nhóm Môn - Khơ me (Khơ mú, Xinh mun, Kháng, La ha…) canh
tác nương rẫy theo phương pháp phát đốt. Nhưng đồng bào tìm cách hạn chế tối đa
tác động đến lớp đất bề mặt của rẫy dốc (thường từ trên 40 độ trở lên) bằng cách


11

sử dụng các công cụ đơn giản nhất (dùng gậy chọc lỗ để tra hạt) và biện pháp xen
canh gối vụ, đa canh các loại cây trồng trên cùng một diện tích nhằm giảm thiểu
rửa trôi và xói mòn đất, cũng như bỏ hoá trước khi rẫy cạn kiệt hoàn toàn để đất
rừng có thể phục hồi và tái sinh trở lại. Sau một thời gian nhất định, đồng bào tiến
hành một chu kỳ canh tác mới. Đặc biệt, bà con có tập quán không phát đốt rừng
đầu nguồn để bảo vệ môi trường sinh thái. Họ thường chuyển nhà theo rẫy để tiện
làm ăn và sinh hoạt. Từ đó tạo ra tập quán du canh du cư. Hình thức canh tác của
họ là du canh khép kín hay luân canh khép kín (Nguyễn Ngọc Thanh, Vương
Xuân Tình 1995: 123).
Cư dân Hmông – Dao tiến hành du canh mở. Họ sử dụng cày bừa, cuốc
trong canh tác nương rẫy kết hợp với phát đốt. Nhóm cư dân này ưa thích làm rẫy
ở rừng nguyên sinh, rừng già. Họ thường canh tác liên tục trên một đám rẫy trong
hàng chục năm cho đến khi đất kiệt màu, trơ sỏi đá mới bỏ hoá, rừng rất khó phục
hồi, núi rừng trở thành đất trống đồi núi trọc. Sau đó, họ di chuyển đến vùng đất
mới để canh tác mà không quay trở lại vùng đất cũ. Người Hmông có tốc độ du
canh du cư chậm, số lần chuyển cư thưa và di cư theo đường thẳng. Lối canh tác
nương rẫy của họ tàn phá môi trường nhanh và triệt để hơn (Nguyễn Anh Ngọc,
1989 : 24).
Cư dân Tạng-Miến (Hà Nhì, Cống, La Hủ, Lô Lô…) canh tác thiên về khai
thác ruộng bậc thang và ruộng chờ mưa làm một vụ kết hợp phát đốt làm rẫy. Bản
làng của họ thường dịnh cư ổn định hơn hai nhóm trên.
Trong các nhóm cư dân làm rẫy, phương thức canh tác cổ truyền của nhóm

Môn-Khơme có tính khai thác đất rừng bảo đảm bền vững môi trường. Đồng bào
có kiến thức sâu sắc về canh tác trên nền đất dốc.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, canh tác du canh là một dạng thức để
đối phó và khai thác một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở miền núi.
Về phương diện sử dụng tài nguyên ở địa thế dốc, phải coi luân canh, bỏ hoá trong
canh tác nương rẫy là “phương pháp khai thác có hiệu quả”. Du canh khép kín hay
luân canh khép kín cùng với hàng loạt biện pháp kỹ thuật thích ứng trên rẫy dốc đã


12

làm chậm quá trình xói mòn đất, đảm bảo cho rừng phục hồi. Điều đó thể hiện ý
thức bảo vệ rừng và đảm bảo sự ổn định tương đối về nơi cư trú và canh tác. Hình
thức luân canh theo chu kỳ khép kín cũng chỉ thích hợp trong điều kiện nhất định
khi mà đất rộng người thưa, rừng còn nhiều, sự tập trung cư dân thấp. Sự hợp lý
đó chỉ tồn tại khi mật độ dân số theo Đặng Nghiêm Vạn (2001: 41) là 13 người/
km
2
. Theo Rambo T. A., (1997: 25), các hệ thống du canh truyền thống chỉ có thể
bền vững ở mật độ dưới 40 người/km
2

Trong những thập niên gần đây, sức ép dân số dẫn đến tình trạng phá rừng
làm rẫy ngày càng gia tăng. Rừng ngày càng bị thu hẹp buộc hầu hết các tộc người
phải canh tác theo chu kỳ mở. Du canh theo chu kỳ mở làm cho thiên nhiên bị tàn
phá nghiêm trọng và đi vào chiều sâu, năng suất và sản lượng thu hoạch rất thấp.
Hình thức du canh truyền thống bị phá vỡ, tạo ra cuộc khủng hoảng của nông
nghiệp nương rẫy ở các tộc người thiểu số.
Người Khơ mú là điển hình của cư dân nông nghiệp nương rẫy. Tập quán
sản xuất du canh trên những vùng đất dốc là truyền thống lâu đời của họ. Tất cả

những kiến thức và kinh nghiệm mà người dân tích luỹ đến hôm nay đều tập trung
khai thác vùng đất dốc và rừng có hiệu quả nhằm phục vụ cho sinh kế của họ.
Trước ĐCĐC, hình thức du canh luân khoảnh quay vòng khép kín của họ đã đi
đến chỗ khủng hoảng kèm theo những hậu quả xấu về xã hội và môi trường.
Trước thực trạng du canh du cư ngày nay khi mà dân số tăng nhanh ở miền
núi, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng, đời
sống xã hội vùng cao đói nghèo và lạc hậu đã làm cho các nhà lãnh đạo và những
người làm chính sách thấy rằng cần phải có biện pháp can thiệp mạnh mẽ để chặn
đứng hoàn toàn tình trạng du canh ở miền núi, giải quyết xói mòn đất và sự suy
thoái rừng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương chính sách ĐCĐC và đẩy
mạnh thực hiện nhằm ổn định đồng bào du canh tạo tập cuộc sống ĐCĐC. Tuy
nhiên, có nhiều cách du canh du cư khác nhau nên chính sách phải có sự vận dụng
cho phù hợp.
2.2. Tính duy lý của chính sách ĐCĐC


13

Các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đều
khẳng định sự cần thiết phải tiến hành ĐCĐC. Đối tượng của ĐCĐC là các tộc
người thiểu số du canh du cư và định cư du canh. Nghị quyết số 38/CP của Chính
phủ khẳng định, du canh du cư là một phương thức sản xuất và sinh hoạt lạc hậu,
lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên đời sống của người dân rất khó khăn. Du
canh để lại hậu quả xấu về kinh tế xã hội và môi trường. Vì vậy, cần phải chấm
dứt và xoá bỏ du canh du cư tiến hành ĐCĐC. Đó là nỗ lực chống lại đói nghèo và
nâng cao mức sống của người dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở miền núi.
Canh tác nương rẫy du canh gắn liền với nó là du cư không những làm cho
tổ chức xã hội phân tán, nhỏ hẹp, không ổn định mà đời sống cư dân luôn nghèo
khổ lạc hậu. Canh tác du canh có năng xuất và sản lượng thu hoạch rất thấp và bấp
bênh. Con người luôn phải lo thiếu ăn vì lương thực trồng trọt trên rẫy chỉ đảm

bảo cung cấp cho họ 6-8 tháng một năm. Đời sống nhân dân bị đói rách, bệnh tật
hoành hành (Đặng Nghiêm Vạn, 2001: 341 - 346). Con người luôn phải đi tìm đối
tượng sản xuất nên bản làng của cư dân nhỏ bé, tổ chức lỏng lẻo, nhà cửa sơ sài
tạm bợ, đồ dùng sinh hoạt và công cụ sản xuất thiếu thốn. Nhiều phong tục tập
quán lạc hậu như mê tín dị đoan, cưới xin tang ma nặng nề cổ hủ. Nạn tảo hôn,
sinh đẻ nhiều và hữu sinh vô dưỡng phổ biến trong các dân tộc. Cho nên, ĐCĐC
được coi là cách duy nhất để xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Canh tác nương rẫy du canh chủ yếu tiến hành trên đất dốc (đất dốc chiếm
khoảng 72% bề mặt lãnh thổ nước ta) bằng phương pháp truyền thống chặt cây đốt
rừng. Vì vậy độ rửa trôi và xói mòn đất rất lớn, rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
Đặc biệt, trong những thập kỷ gần đây, do sức ép dân số, phương pháp luân canh
truyền thống bị pháp vỡ, du canh mở làm đất rừng suy kiệt và trở thành đất trống
đồi trọc, nhiều cánh rừng biến mất. Không chỉ có những dân tộc thiểu số có tập
quán du canh du cư mà cả cư dân vùng thung lũng như Tày, Thái, Nùng, Mường
cũng mở rộng diện tích nương dẫy. Cư dân miền xuôi di cư lên miền núi và các
nông lâm trường cũng đốt phá rừng để sản xuất lương thực. Hậu quả của nó là hủy
hoại rừng và những tác động tiêu cực đối với môi trường (nguồn nước, đất đai, khí


14

hậu, lũ lụt, tài nguyên). Để bảo vệ rừng và môi trường cần phải thực hiện ĐCĐC
để tái tổ chức sản xuất bằng việc ổn định đồng bào du cư và người dân canh tác du
canh để họ có một cuộc sống cố định, một nơi canh tác ổn định.
Về giáo dục và phát triển xã hội, cuộc sống du canh du cư không tạo điều
kiện cho trẻ em đến trường. Con cái phải di chuyển theo gia đình nay đây mai đó.
Trẻ em không những không được chăm sóc mà còn phải tham gia lao động cùng
bố mẹ trên rẫy hoặc đi hái lượm, đào bới trong rừng. Do đó, tình trạng thất học và
mù chữ là phổ biến trong xã hội du canh. Cuộc sống biệt lập và luôn phải di
chuyển trong điều kiện môi trường hẻo lánh, heo hút làm cho sự cách biệt với xã

hội bên ngoài gia tăng. Xã hội của cư dân du canh càng bị khép kín và nghèo
thông tin. Nguồn thông tin chủ yếu là truyền miệng. Người dân thường sinh sống
bó hẹp trong cộng đồng bản làng nhỏ bé của mình. Quan hệ với xã hội bên ngoài
rất hạn chế. Vì vậy, họ hầu như không quan tâm đến những biến động của quốc
gia-dân tộc. ý thức quốc gia dân tộc rất yếu ớt, ý thức tộc người không sâu sắc.
Mặt khác, sự cư trú phân tán xé lẻ và biệt lập cùng với cuộc sống nghèo đói, trì trệ
đã không tạo điều kiện để phát triển đời sống xã hội của người dân vì nguồn lực
phát triển yếu. Xã hội của cư dân du canh thường mong manh, dễ vỡ trước những
tác động của tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, việc đưa người dân đi vào ổn định
cuộc sống ĐCĐC không những để Nhà nước quản lý xã hội tốt hơn mà còn tạo
điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội của đồng bào, cải thiện và nâng cao
mức sống của nhân dân, phát triển y tế, văn hoá, giáo dục. Nhà nước có điều kiện
quan tâm phát triển đời sống mọi mặt của nhân dân, đưa người dân hoà nhập với
sự phát triển chung của đất nước.
Mặt khác, miền núi giữ một vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh
quốc phòng. Đồng bào thiểu số du canh du cư tập trung chủ yếu tại vùng biên giới,
vùng núi cao là những địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh. Cho
nên, thực hiện ĐCĐC để tạo lập cuộc sống ổn định cho người dân là vấn đề quan
trọng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nhằm tăng cường phòng thủ đất nước.
2.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ĐCĐC


15

Công tác ĐCĐC đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm. Đây là
một nội dung xuyên suốt trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về
phát triển kinh tế xã hội miền núi nhằm góp phần thực hiện chủ trương, đường lối
chính sách dân tộc. Bốn mươi năm qua, chủ trương chính sách ĐCĐC của Đảng
và Nhà nước được chia làm hai thời kỳ. Mỗi thời kỳ, công tác ĐCĐC có hình thức
tổ chức thực hiện mang đặc điểm khác nhau.

a, Thời kỳ 1963 - 1990
Chỉ thị 128/TW ngày 24/2/1959 của Đảng về tăng cường công tác vùng cao
đã đề cập đến tình trạng du canh du cư và thực trạng đời sống các dân tộc vùng
cao, đồng thời khẳng định cần phải tích cực hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân
ĐCĐC. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), vấn đề ĐCĐC ở miền núi
đã được hội nghị TW lần thứ 5 khoá III (7-1961) vạch rõ: “Thực hiện từng bước
định canh định cư một cách thích hợp, giúp đỡ đồng bào phát triển nông nghiệp và
thủ công nghiệp, đi vào con đường làm ăn có tổ chức và cải thiện đời sống” (Hội
đồng Dân tộc Quốc hội, 2000: 93).
Nghị quyết số 71/NQTW ngày 22/2/1963 của Đảng đã chỉ ra phương
hướng, mục đích và nội dung của ĐCĐC là nhằm ổn định và cải thiện đời sống
đồng bào du canh, giảm bớt tình trạng đốt rừng làm xói mòn đất, tăng cường bảo
vệ rừng, thực hiện các biệc pháp canh tác trên đất dốc để bảo vệ và cải tạo đất.
Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ ban hành ngày12/3/1968 là một nghị
quyết chuyên đề về ĐCĐC. Chính phủ chính thức đề ra kế hoạch về công tác vận
động ĐCĐC đối với đồng bào du canh du cư và diện định cư còn du canh kết hợp
với phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Nghị quyết đã đề ra phương hướng,
nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của công tác ĐCĐC một cách cụ thể với những bước
đi thích hợp. Nội dung của công tác ĐCĐC là:
- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết cho ĐCĐC: ruộng đất canh tác
ổn định, công trình thuỷ lợi, nhà kho, chuồng trại, đường xá, áp dụng kỹ thuật vào
sản xuất.


16

- Xây dựng bản làng ổn định, xây dựng đời sống mới: quy hoạch vùng dân
cư, xây dựng trường học, nhà văn hoá, vệ sinh môi trường, y tế, nguồn nước ăn.
Vận động nhân dân từ bỏ các tập quán lạc hậu.
- Đào tạo các cán bộ cho các vùng ĐCĐC

- Giải quyết chính sách cho vùng ĐCĐC như: lương thực, trợ cấp và cho
vay vốn và vật tư, chính sách sử dụng đất đai và quản lý rừng.
Đối tượng của cuộc vận động không chỉ là dân du canh miền núi mà cả
người miền xuôi di cư lên và người dân trong các nông, lâm trường. Nghị quyết
38/CP (1968) là cái mốc quan trọng của công tác ĐCĐC, là cơ sở cho việc thực
hành ĐCĐC ở miền núi nước ta với tham vọng hoàn thành công tác này trong 3
năm.
Trong suốt những thập kỷ 60-70, công tác ĐCĐC tập trung vận động người
dân tham gia các HTX nông nghiệp hoặc làm việc hưởng lương tại các nông lâm
trường nhà nước. Mục tiêu ĐCĐC trong thời kỳ này là ổn định đời sống của đồng
bào du cư, ổn định sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân bằng việc xây dựng hệ
thống thuỷ lợi, khai hoang ruộng nước và làm nương định canh, xây dựng cơ sở
vật chất cho cuộc sống định cư (đường giao thông, trường học, trạm xá…). Những
vấn đề đó được tiến hành thông qua các HTX thành một phong trào rộng lớn vận
động người dân từ bỏ lối sống du canh du cư để thực hiện ĐCĐC. Nhà nước đã có
nhiều chính sách trên các lĩnh vực: Chính sách đưa cư dân miền xuôi lên tăng
cường lao động cho miền núi; chính sách về đầu tư cho thuỷ lợi, khai hoang; chính
sách đào tạo cán bộ miền núi; chính sách về lưu thông phân phối cung cấp các mặt
hàng thiết yếu, điều chỉnh giá nông sản ưu tiên vùng cao, chính sách phát triển văn
hoá, giáo dục, y tế, chính sách xây dựng vùng kinh tế mới…
b, Thời kỳ từ 1990 đến nay
Trong số hàng loạt các văn bản chính sách đề cập đến ĐCĐC đã có sự đổi
mới quan trọng từ đầu thập kỷ 90 trở đi, đánh dấu bằng Nghị quyết 22/TW ngày
27/11/1989 và Quyết định số 72-HĐBT ngày 13/3/1990. Hội nghị toàn quốc về
ĐCĐC họp vào 4/1990 đã đề cập đến nội dung, phương pháp đổi mới công tác


17

ĐCĐC trong tình hình mới là phải đầu tư theo dự án, theo phương thức hỗ trợ sản

xuất trực tiếp cho hộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho cộng đồng (lấy
dự án làm đơn vị).
Từ đây, các chính sách ĐCĐC dựa nhiều hơn vào các chương trình dự án
đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ổn định. Những thay đổi trong chính sách ĐCĐC
gắn liền với các chương trình dự án từ những năm 90 nhấn mạnh sự liên kết và
lồng ghép giữa ĐCĐC với trồng rừng, phát triển rừng (Quyết định 327/QĐ-
TTg/1992, Quyết định 661/QĐ-TTg/1998), sắp xếp và quy hoạch dân cư (Chỉ thị
số 393/TTg/1996), xoá đói giảm nghèo (Quyết định 133/1998/QĐ-TTg và Quyết
định 143/2000/QĐ-TTg), phát triển thương mại miền núi và vùng đồng bào dân
tộc (Nghị định số 20/1998/NĐ-CP), phát triển cơ sở hạ tầng những xã đặc biệt khó
khăn (Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg/1998 và nay là Quyết định số
143/2001/QĐ-TTg).
Từ năm 1993, công tác ĐCĐC được thực hiện trong khuôn khổ của chương
trình 327-CT về phủ xanh đất trống, đồi trọc. Song các dự án 327 và cơ chế đầu tư
chưa đảm bảo thực hiện các nội dung của công tác ĐCĐC vì đối tượng tác động và
mục tiêu không giống nhau. Cho nên, trong Quyết định số 556/1995/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 327-CT đã tách nhiệm vụ
ĐCĐC thành một chương trình riêng và vận hành theo mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội, lấy con người làm đối tượng tác động.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chương trình dự án lồng ghép với
ĐCĐC, từ nhận thức rằng địa bàn thực hiện công tác ĐCDC là địa bàn thuộc các
xã đặc biệt khó khăn, vì vậy tại Quyết định 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2001
của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hợp nhất dự án ĐCĐC vào Chương trình
Phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Trong Quyết định này, phần xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án ĐCĐC thuộc các xã
Chương trình 135 được đưa vào dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình
135. Quyết định 143/2001/QĐ-TTg của Chính phủ đã đưa dự án ĐCĐC là một


18


trong những dự án thực hiện Chương trình xoá đói giảm nghèo và được bố trí
nguồn vốn thực hiện riêng.
Các chính sách đã cụ thể hoá cơ cấu đầu tư xây dựng và lồng ghép các
chương trình dự án trên cùng địa bàn xã ĐCĐC như: Dự án ĐCĐC, Dự án quy
hoạch bố trí lại dân cư, Dự án ổn định sản xuất nông lâm nghiệp, Chương trình
135, Chương trình 661, Chương trình trung tâm cụm xã, Chương trình hỗ trợ dân
tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình
nước sinh hoạt quốc gia.
Nội dung công tác ĐCĐC trong giai đoạn này (theo Quyết định số
140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC ngày 14 tháng 10 năm 1999) là: Sắp xếp lại dân cư, tổ
chức lại sản xuất, xây dựng nông thôn mới đối với bộ phận đồng vào dân tộc thiểu
số còn du canh du cư, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng. Mục tiêu của công tác ĐCĐC là tạo điều kiện cho bộ phận đồng bào dân
tộc thiểu số ở miền núi còn du canh phá rừng có nhà ở, có đất canh tác hoặc việc
làm ổn định, giảm dần đói nghèo, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Đối tượng
của ĐCĐC là các hộ dân du canh du cư có rất ít hoặc không có đất canh tác ổn
định. Nguồn sống chủ yếu của hộ dân dựa vào thu nhập từ phá rừng để sản xuất
lương thực từ 50% trở lên, chỗ ở không ổn định và thay đổi theo nương rẫy du
canh. Những yêu cầu mà dự án ĐCĐC phải đạt được là: Hoạt động canh tác phải
được ổng định trên địa bàn cố định; đồng bào cư trú ổn định tại một nơi; thu nhập
hộ gia đình chiếm từ 80% trở nên là do sản xuất định canh đem lại; địa bàn định
cư phải đảm bảo y tế, giáo dục và lương thực.
Cùng với việc ĐCĐC các nhóm dân tộc thiểu số tại địa phương, Đảng và
Nhà nước còn đề ra kế hoạch điều phối dân cư và lao động ở miền núi theo hướng
di cư đồng bào miền xuôi lên miền núi để khai hoang thành lập những khu định cư
mới gọi là vùng kinh tế mới. Vấn đề này đã được đề cập đến trong nhiệm vụ và
phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng và Nghị quyết số
71/NQ-TW. Nghị quyết số 08/NQ-TW (4-1963) đã mở ra phương hướng cho
phong trào này. Tiếp theo, các quyết định của Chính phủ đã quy định rõ nội dung



19

biện pháp và chính sách cụ thể về vấn đề di dân xây dựng vùng kinh tế mới:
Quyết định số 272/CP ngày 03/10/1977, Quyết định số 95/CP ngày 27/02/1980
Từ việc di dân có kế hoạch để giảm sức ép dân số ở đồng bằng lên khai phá
và phát triển miền núi đã tạo ra dòng người di cư rất lớn (chủ yếu là di cư tự do) từ
đồng bằng lên miền núi, từ phía Bắc vào Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Từ
năm 1975 đến năm 1999 có tới 280 nghìn hộ và 1,3 triệu người đã di cư tự do lên
miền núi (báo cáo tổng kết ĐCĐC… 1990-2002). Điều đó đã thay đổi sự phân bố
dân cư ở miền núi. Vượt ra ngoài rự mong đợi của Chính phủ, việc di dân đã đem
lại nhiều vấn đề kinh tế xã hội cần giải quyết.
3. Can thiệp, thích ứng và biến đổi văn hoá
3.1. Văn hoá tộc người và biến đổi văn hoá tộc người
Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về văn hoá. Tuỳ theo góc độ
tiếp cận trên từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các định nghĩa khác
nhau về văn hoá.
Hiểu theo nghĩa rộng, văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho
trình độ phát triển đạt được trong lịch sử phát triển xã hội (Từ điển triết học, 1986:
656). Cách nhìn văn hoá như thế, theo Nguyễn Từ Chi là hiểu văn hoá dước góc
nhìn “dân tộc học” (Nguyễn Từ Chi, 2003: 564)
Con người bao giờ cũng sinh sống và tồn tại trong một cộng đồng tộc người.
Mỗi tộc người trong quá trình lịch sử của họ đã sáng tạo ra một nền văn hoá tộc
người mang các đặc trưng, sắc thái và phong cách riêng.
Khi nghiên cứu văn hoá, người ta thường phân chia văn hoá ra làm nhiều
loại hình. Có nhiều cách phân chia loại hình văn hoá như: văn hoá vật chất và văn
hoá tinh thần, văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Dưới góc độ dân tộc học, văn
hoá được phân chia thành: văn hoá sản xuất, văn hoá vật chất (văn hoá bảo đảm

đời sống), văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần. Cách tiếp cận như vậy được sử
dụng trong nghiên cứu ở luận văn này.


20

Văn hoá tộc người là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để phân định
tộc người bởi nó có chức năng tộc người.
Văn hoá tộc người là tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán… để
người ta phân biệt tộc người này với tộc người khác (Đề tài KX 06 – 05 , 1998: 25
-26). Văn hoá tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tộc người. Một
tộc người bị đồng hoá, bị mất bản sắc văn hoá riêng thì ý thức tộc người sẽ mai
một dẫn đến tộc người bị diệt vong. Văn hoá tộc người là tổng thể các yếu tố văn
hoá mang tính đặc trưng và đặc thù tộc người, thực hiện chức năng cố kết cộng
đồng tộc người và phân biệt tộc người.
Đặc trưng văn hoá tộc người thể hiện trên toàn bộ đời sống xã hội từ ngôn
ngữ, trang phục, tôn giáo tín ngưỡng, văn hoá dân gian, tri thức về tự nhiên, xã
hội, con người, tri thức sản xuất, tâm lý và tính cách dân tộc, phong tục tập quán
cho đến nhà cửa, ăn uống… Sự tổng hoà các đặc trưng sinh hoạt văn hoá trong
mối liên hệ giữa chúng tạo thành truyền thống văn hoá tộc người. Truyền thống
văn hoá tộc người hình thành trong quá trình lịch sử tộc người được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
Văn hoá tộc người bao giờ cũng mang sắc thái và bản sắc riêng để phân biệt
dân tộc đó với dân tộc khác. Bản sắc văn hoá tộc người vừa chịu tác động của
nhân tố kinh tế xã hội để có sự biến đổi vừa tồn tại bền vững trong tiến trình lịch
sử, có cốt lõi xuyên qua mọi giai đoạn lịch sử của tộc người. Mất bản sắc văn hoá,
tộc người sẽ bị hoà tan. Trường hợp những cư dân Bách Việt ở Nam sông Dương
Tử đã bị Hán hoá trước đây là một thí dụ.
Văn hoá nằm trong quy luật vận động phát triển nói chung. Văn hoá là biến

đổi và phát triển. Nếu một nền văn hoá không biến đổi để phát triển nền văn hoá
ấy sẽ tàn lụi.
Biến đổi văn hoá là những thay đổi diễn ra trong đời sống xã hội tộc người
khác đi so với văn hoá truyền thống. Biến đổi văn hoá xảy ra trong quá trình di
dân hoặc giao lưu tiếp xúc dân tộc. Biến đổi văn hoá bằng cách tiếp thu hoặc vay


21

mượn các yếu tố văn hoá của tộc người khác, thường là những tộc người có trình
độ phát triển cao hơn. Biến đổi có thể diễn ra trên từng lĩnh vực hoặc toàn bộ. Biến
đổi văn hoá theo hai xu hướng: từ bỏ văn hoá truyền thống dẫn đến xoá nhoà bản
sắc, hoà tan tộc người (đồng hoá), hoặc biến đổi văn hoá để thích ứng với điều
kiện mới tạo ra sự phát triển văn hoá.
Thích ứng văn hoá là toàn bộ những biến đổi trong đời sống xã hội tộc
người cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới trên cơ sở điều chỉnh nhất định
để tiếp biến văn hoá(acculturation) mà vẫn giữ được bản sắc. Những biến đổi đó
thường xảy ra khi tiếp xúc tộc người, văn hoá của tộc người có trình độ phát triển
thấp hơn chịu ảnh hưởng của tộc người có trình độ phát triển cao hơn và bị môi
trường văn hoá đó nhào nặn. Thích ứng văn hoá là cả một quá trình giao lưu, đan
xen, hỗn dung và tiếp biến văn hoá khi tiếp xúc tộc người. Sự thích ứng văn hoá sẽ
làm cho bản sắc tộc người không những được bảo tồn mà còn phát triển lên một
tầm cao mới, phong phú hơn.
Biến đổi văn hoá hoặc là do sự phát triển nội tại tự thân vận động hoặc do
sự can thiệp dẫn đến biến đổi. Sự biến đổi tự thân của văn hoá tộc người là do giáo
dục, học hỏi, do tiếp xúc khi cộng cư, di cư. Sự can thiệp dẫn đến biến đổi văn hoá
được coi là đồng hoá cưỡng bức bằng cách áp đặt hay khuyến khích, vận động.
Can thiệp mang tính áp đặt và bắt buộc (như người Hán, người Pháp đã làm đối
với dân tộc ta) thường bằng các biện pháp thông qua công cụ luật pháp hành chính
thậm chí bằng bạo lực. Sự can thiệp mang tính khuyến khích thông qua vận động,

quảng bá, khuyến mại để người dân thấy lợi thì làm, hướng người ta đi theo ý đồ
mang tính duy lý. Trong trường hợp sự biến đổi tự thân, bản sắc tộc người vẫn
được giữ gìn và phát triển. Sự biến đổi văn hoá do đồng hoá hoặc can thiệp cưỡng
bức có thể làm mất đi bản sắc văn hoá mặc dù đời sống có thể nâng lên.
Theo Phan Hữu Dật (1998: 400), trong các quốc gia, sự phát triển của văn
hoá thường theo hai con đường.
- Sự điều tiết của nhà nước thông qua các công cụ luật pháp, tài chính, kế
hoạch, giáo dục, các phương tiện truyền thông đại chúng vv…


22

- Sự phát triển tự phát, tự giác từ phía người dân.
Từ những vấn đề trình bày ở trên chúng ta thấy rằng, ĐCĐC có thể coi là
một quá trình can thiệp của Nhà nước vào văn hoá tộc người. Mục đích của
ĐCĐC là nhằm ổn định đời sống sản xuất và sinh hoạt của các tộc người thiểu số
du canh ở miền núi, hỗ trợ cho họ tạo lập một cuộc sống định cư và canh tác ổn
định, xoá bỏ phương thức sản xuất cũ được coi là lạc hậu. Những người hoạch
định chính sách mong muốn và tin tưởng rằng, ĐCĐC sẽ cải thiện được điều kiện
sống của các tộc người du canh du cư cùng với sự phát triển bền vững ở miền núi
Việt Nam. ĐCĐC là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc song trong quá
trình thực hiện có thể để lại hậu quả là sự mất mát kiến thức bản cổ truyèen hoặc
phai nhạt bản sắc văn hoá tộc người.
3.2. ĐCĐC là sự can thiệp mang tính duy lý của Nhà nước
Như đã nói, bản chất của ĐCĐC như là một quá trình can thiệp bằng vận
động, khuyến khích những người sống du canh du cư hoặc định canh du canh phải
ổn định nơi ở và canh tác, chấm dứt việc đốt phá rừng làm nương rẫy một cách
bừa bãi.
Người ta cho rằng, sản xuất nương rẫy truyền thống của các dân tộc thiểu số
là một phương thức “nguyên thuỷ” và lạc hậu. Do đó, các biện pháp can thiệp để

xoá bỏ dạng thức sản xuất đó là cần thiết. Xuất phát từ nhận thức ấy nên trong quá
trình ĐCĐC, người ta thường ít quan tâm đến các đặc tính kinh tế xã hội và văn
hoá tộc người. ĐCĐC là một chương trình bao gồm các kế hoạch và chính sách
trên các lĩnh vực được thiết kế từ trước, được thi hành theo cơ chế từ trên xuống
dưới mà hầu như không có sự tham vấn của cơ sở và sự tham gia của đối tượng
vận động. “Những chính sách đang vận dụng hiện nay đã không còn phù hợp với
đối tượng và địa bàn ĐCĐC” (Báo cáo tổng kết công tác ĐCĐC năm 2004, Bộ NN
& PTNT).
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chính sách ĐCĐC và xoá đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế xã hội miền núi nước ta được đề ra trên quan điểm và
nhận thức của những người sinh sống ở miền xuôi mà không tính đến đặc trưng


23

văn hoá xã hội của đồng bào thiểu số trên địa bàn, nhất là các dân tộc ít người, đối
tượng chính của ĐCĐC.
Bốn mươi năm qua, các chính sách ĐCĐC được thiết lập theo mô hình và
áp dụng chung cho tất cả các dân tộc thiểu số, các nhóm cư dân du canh nhằm giải
quyết 5 vấn đề chính để ổn định nơi ở và sản xuất.
- Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng ĐCĐC.
- Vận động người dân cư trú ổn định, di dân từ vùng cao, vùng sâu đến
vùng thấp hơn.
- Tạo ra tư liệu sản xuất ổn định (khai hoang làm tuộng nước, nương định
canh, ruộng bậc thang, nương xếp đá, ruộng khô), tăng năng suất và sản
lượng cây trồng.
- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp và nước sinh hoạt.
- Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng.
Chính sách ĐCĐC áp dụng ở Tây Nguyên và địa bàn các tỉnh miền núi phía
Nam sau năm 1975 cũng trong tình trạng tương tự. Các mô hình, kinh nghiệm và

nội dung của chính sách ĐCĐC ở miền Bắc được triển khai tại đây với một vài
thay đổi nhỏ.
Các chương trình dự án ĐCĐC đang tiến hành được thiết kế theo mô hình
sẵn và triển khai từ trên xuống theo cơ chế xin cho hoặc dải đều. Việc xây dựng dự
án không sát thực tế, thậm chí chưa được điều tra khảo sát kỹ ở cơ sở. Người dân
chỉ biết thụ động trông chờ chương trình dự án và máy móc làm theo. Có lẽ, thật là
ít dự án tính đến đặc trưng vùng, tộc người, điều kiện thực tế ở cơ sở trong khi
quan điểm đường lối ĐCĐC luôn quán triệt điều này. Nhiều dự án không chỉ gây
ra lãng phí lớn ngân sách mà còn tác động tiêu cực đến văn hoá tộc người.
Ngót 40 năm thực hiện ĐCĐC nhưng du canh du cư, nhất là di cư tự do ở
đồng bào dân tộc thiểu số còn diễn ra mạnh mẽ. Rừng vẫn bị tàn phá, dân số gia
tăng, thiếu đất sản xuất, nghèo đói, bản sắc tộc người bị thương tổn là những vấn
đề đang diễn ra gay gắt. Người dân không bị thuyết phục về một cuộc sống làm ăn
ổn định mà quay trở lại sinh sống bằng cách đốt rừng làm rẫy. Tình trạng tái du


24

canh du cư đã và đang tiếp diễn. Nghị quyết 22/NQ-TW năm1989 đã khẳng định:
“tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp một cách máy móc, rập khuôn
theo mô hình đồng bằng, thoát ly trình độ sản xuất và điều kiện xã hội ở miền núi”
(Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, 2000: 170).
3.3. ĐCĐC và biến đổi văn hoá tộc người
Như vậy, ĐCĐC với tư cách là một quá trình can thiệp vào văn hoá tộc
người bao gồm tổng thể các hoạt động cơ chế chính sách, biện pháp, tổ chức, con
người thực hành nhằm xoá bỏ phương thức du canh truyền thống, xác lập phương
thức sản xuất mới, thay đổi lối sống du canh du cư chuyển sang ĐCĐC. Cho nên,
ĐCĐC đã tác động và ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống văn hoá xã hội của tộc
người từ vật chất, xã hội, tinh thần đến phương thức sản xuất, lề lối làm ăn, phong
tục tập quán Một khi sản xuất thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi trên các lĩnh

vực khác của đời sống xã hội.
Nhằm đạt được mục đích của chương trình ĐCĐC, Nhà nước đã thực hiện
nhiều chính sách đồng bộ và toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa bàn
ĐCĐC để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Đảng và Nhà
nước coi đây là một cuộc vận động cách mạng sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội. ĐCĐC cùng với việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội theo mô
thức chung trên phạm vi toàn quốc đã tạo ra môi trường tiếp xúc giao thoa văn hoá
mạnh mẽ giữa các tộc người ở nước ta. Để ĐCĐC, một trong những nội dung quan
trọng mà Đảng và Nhà nước thực hiện là việc tái tổ chức sản xuất và sắp xếp phân
bố lại cư dân ở miền núi.
Vì vậy, sự phân bố dân cư trên địa bàn miền núi đã có nhiều thay đổi. Dòng
người di cư diễn ra mạnh mẽ từ những năm 60 cho đến nay theo sự phân bố lại dân
cư có kế hoạch và không có kế hoạch (di cư tự do) tiếp tục gia tăng. Quá trình di
dân đã gây nên những xáo trộn lớn làm thay đổi không gian phân bố tộc người ở
miền núi. Người Kinh lên tham gia phát triển kinh tế xã hội miền núi làm cho mức
độ xen kẽ tộc người ngày càng tăng.


25

Cuộc vận động chuyển cư và di cư có qui mô lớn đã làm thay đổi về cơ bản
cân bằng dân số vùng cao. Trong gần 30 năm từ 1960-1989, dân số người Kinh ở
các tỉnh miền núi phía Bắc đã tăng từ 640.000 năm 1960 đến gần 2,6 triệu vào
năm 1989 (Rambo T. A., 1997: 16). Sự tăng cường tiếp xúc tộc người do di cư từ
nơi khác đến và cuộc sống cộng cư làm biến đổi nhanh chóng văn hoá truyền
thống của các tộc người tại chỗ.
Theo Phan Hữu Dật (1998: 433), những yếu tố văn hoá mới nảy sinh không
phải do tự thân vận động một cách tuần tự mà chủ yếu do sự tác động từ bên
ngoài, của kiến trúc tượng tầng để theo kịp những bước tiến chung và nhanh chóng
của đất nước.

Trong quá trình ĐCĐC, sự tác động vào văn hoá tộc người của Nhà nước
tiến hành bằng hình thức vận động thông qua hệ thống các biện pháp: chính sách,
kế hoạch, nguồn vốn đầu tư theo chương trình dự án, hệ thống pháp luật, tuyên
truyền, khuyến khích, giáo dục, sử dụng các phương tiện thông tin… Những biến
đổi kinh tế xã hội của tộc người do ĐCĐC nhằm tạo điều kiện cho Nhà nước quản
lý theo ý đồ nhưng bản sắc văn hoá tộc người có thể mất đi dù đời sống người dân
có thể được cải thiện.
Những yếu tố tác động đó đã tạo ra một không gian mới về sự biến đổi văn
hoá tộc người. Việc bố trí, sắp xếp dân cư làm cho hôn nhân hỗn hợp và tiếp xúc
tộc người ngày càng tăng. ảnh hưởng văn hoá của các tộc người dân số đông và có
trình độ phát triển cao hơn đến các tộc người nhỏ ngày càng mạnh mẽ. Trong cái
không gian tộc người đã thay đổi, quá trình giao thoa, đan xen và hỗn dung văn
hoá tộc người ngày càng gia tăng cả về mức độ và phạm vi.
Dưới tác động của ĐCĐC, quá trình tộc người và giao thoa văn hoá tộc
người ở miền núi nước ta đã có những biến đổi theo chiều hướng mới.
Sự bố trí lại dân cư, sự di cư trong nội bộ vùng và toàn quốc gia tăng đã làm
phân tán tộc người, sự liên kết nội bộ tộc người yếu đi. Cộng đồng tộc người bị xé
lẻ. Trước tình hình ấy, ý thức tộc người có sự thức tỉnh. Đặc trưng và lợi ích tộc
người được nhận thức lại và được khuếch trương lên. Điều đó là một trong các

×