1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
= =*= =*= =*= =*= =*= =*= =*= =
HOÀNG LÂM GIANG
YẾU TỐ NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TÀY VÙNG
THUNG LŨNG CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
= =*= =*= =*= =*= =*= =*= =*= =
HOÀNG LÂM GIANG
YẾU TỐ NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TÀY VÙNG
THUNG LŨNG CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Lương
HÀ NỘI - 2012
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Nguồn tài liệu và tư liệu của luận văn 7
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Bố cục của luận văn 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
1. 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 12
1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 18
1.2.1 Cơ sở lý thuyết 18
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
1.3 Địa bàn và tộc người nghiên cứu 20
1.3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 20
1.3.2 Dân cư, dân số và sự phân bố 26
1.3.3 Khái quát về người Tày ở Cao Bằng 27
CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÍA CẠNH BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ NƯỚC
TRONG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TÀY CAO BẰNG 34
2.1 Quan niệm của người Tày về nước 34
2.2 Yếu tố nước trong hoạt động kinh tế và đời sống vật chất 34
2.3 Yếu tố nước trong đời sống xã hội 38
2.4 Yếu tố nước trong đời sống tinh thần 42
2.4.1 Trong thờ cúng 42
4
2.4.2 Trong lễ tết 47
2.4.3 Trong phong tục tập quán 47
2.4.4 Trong truyền thuyết 50
2.4.5 Trong văn học nghệ thuật 54
2.5 Yếu tố nước trong đời sống hiện nay 62
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA YẾU TỐ NƯỚC
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HIỆN NAY 65
3.1 Vai trò, ý nghĩa của nước với đời sống văn hoá của người Tày 65
3.2 Những biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước 79
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHẦN PHỤ LỤC 102
5
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, có vai trò và ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người. Nhu cầu nước cũng
không kém phần quan trọng như nguồn thức ăn, bởi không có nước thì con
người và muôn vật không thể tồn tại. Ngoài thoả mãn nhu cầu trong cuộc
sống của con người, nước còn có ý nghĩa xã hội.
Người Tày là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở
vùng thung lũng chân núi, lấy kinh tế nông nghiệp trồng trọt làm nguồn sống
chính, trong đó canh tác ruộng nước là chủ đạo. Vì thế, đối với người Tày,
yếu tố nước luôn có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của họ. Ngoài
phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi (tưới ruộng, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng
thuỷ sản) và thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, tắm rửa, giặt
giũ…), vai trò của yếu tố nước còn được phản ánh qua các truyền thuyết,
truyện kể, tín ngưỡng cũng như trong văn học dân gian của người Tày.
Nghiên cứu nước còn cho ta thấy các giá trị của tri thức dân gian tộc
người chứa đựng trong đó. Những tri thức này cho phép kết hợp giữa khoa
học kỹ thuật hiện đại với các kinh nghiệm dân gian trong việc khai tác, sử
dụng hiệu quả nguồn nước trong sản xuất, chăn nuôi.
Do diện tích rừng ngày càng cạn kiệt, dẫn đến thiên tai hết sức khốc liệt
(lũ quét, hạn hán, lốc xoáy), nhiều địa phương, nhất là vùng Lục khu nhiều
năm qua thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng. Chính vì thế, tìm
hiểu, nghiên cứu tri thức dân gian, vì mục tiêu bảo vệ và khai thác tốt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên nứớc nói riêng, phục vụ
cho sự phát triển bền vững ở vùng miền núi, dân tộc hiện nay có ý nghĩa thực
tiễn lớn lao.
6
Vì những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu Yếu tố nước
trong đời sống văn hoá của người Tày vùng thung lũng Cao Bằng với hy
vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn hóa của người Tày ở
địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Yếu tố nước trong đời sống văn hoá của người Tày vùng
thung lũng Cao Bằng”, mục đích của luận văn là:
Thứ nhất: Nêu lên tầm quan trọng của yếu tố nước trong đời sống của
người Tày ở Cao Bằng, nhất là ở vùng thung lũng. Qua đó, làm nổi bật lên
đặc trưng văn hóa tộc người.
Thứ hai: Thông qua những tri thức dân gian còn được lưu giữ từ bao đời
của người dân nơi đây nhằm góp phần vào khai thác, sử dụng và bảo vệ
nguồn nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững
của người Tày ở Cao bằng nói chung, vùng thung lũng nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của luận văn chính là vai trò của yếu tố nước trong đời
sống văn hóa của người Tày, coi nước là một thành tố văn hoá. Các nội dung
liên quan đén luận văn bao gồm: quan niệm về nước của người Tày, yếu tố
nước trong các hoạt động kinh tế và đời sống vật chất, yếu tố nước trong đời
sống xã hội, yếu tố nước trong đời sống tinh thần và yếu tố nước trong đời
sống hiện nay. Nội dung luận văn cũng còn bao gồm tri thức dân gian tộc
người lien quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Tày
nơi đây.
- Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu bao gồm các huyện có người Tày sinh sống ở Cao
7
Bằng. Tuy nhiên, do phạm vi địa bàn rất rộng, trong khi thời gian và điều kiện
có hạn, nên tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở vùng thung lũng của tỉnh
Cao Bằng, đặc biệt tập trung ở huyện Hòa An - vùng thung lũng chính và
cũng là vựa lúa chính của toàn tỉnh.
4. Nguồn tài liệu và tư liệu của luận văn
- Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính để hoàn thành luận văn là tư liệu sưu tầm trong các
chuyến điền dã dân tộc học về người Tày tại các vùng thung lũng, nhất là tại
huyện Hòa An.
Các tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài lưu trữ tại các cơ quan hành
chính, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch ở các huyện và tỉnh Cao Bằng.
Luận văn cũng kế thừa nguồn tài liệu gồm các công trình, bài viết về
người Tày ở Cao bằng nói chung, về đề tài luận văn nói riêng đã công bố từ
trước tới nay. Ngoài ra, tôi còn tham khảo các khoá luận tốt nghiệp, luận văn
thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các tài liệu sách báo có liên quan để bổ sung cái
nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
- Thông qua các nội dung trình bày, bước đầu luận văn hệ thống hóa yếu
tố nước, văn hóa nước được phản ánh trong đời sống văn hóa của người Tày ở
Cao bằng nói chung (hoạt động kinh tế và văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và
văn hóa tinh thần cũng như tri thức dân gian).
- Khẳng định vai trò, giá trị và tầm quan trọng của yếu tố nước trong đời
sống văn hóa của người Tày nơi đây.
- Góp phần vào việc bảo lưu, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tộc
người, nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước theo hướng bền vững
trong xây dựng nông thôn miền núi tại địa phương hiện nay.
8
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu (4 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (9
trang) và phụ lục, nội dung chính bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu. (24 trang, từ trang 8 đến trang 32)
Chương 2: Những khía cạnh biểu hiện của yếu tố nước trong văn hóa của
người Tày Cao Bằng. (30 trang, từ trang 33 đến trang 63)
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị của yếu tố nước theo hướng phát
triển bền vững hiện nay. (24 trang, từ trang 64 đến trang 88)
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Một trong những công trình tiêu biểu nghiên cứu về văn hoá nước là cuốn
Văn hoá nước của tác giả Trịnh Hiểu Vân (Vân Nam, Trung Quốc. Trong
phần Lời tựa, tác giả đã nêu quan điểm cũng như phương pháp nghiên cứu
của mình khi viết cuốn sách này là: "Ngoài việc đi sâu vào nghiên cứu văn
hoá nước các tộc người thiểu số Trung Quốc, tôi còn thực hiện nghiên cứu so
sánh văn hoá nước tại một số quốc gia, cũng đã triển khai nhiều dự án hợp
tác và giao lưu quốc tế, trong đó có nghiên cứu văn hoá nước của một số tộc
người ở Việt Nam. Cho nên, những kết quả trong cuốn sách này vẫn dựa trên
kết quả nghiên cứu nhân học. Toàn bộ tác phẩm là tổng hợp nhiều bài viết,
bài nghiên cứu của tác giả trong suốt nhiều năm về vấn đề văn hoá nước của
tộc người thiểu số" [92, tr 6]. Bài viết Văn hoá nước truyền thống của người
Thái và sự phát triển bền vững của ông đã được Hội thảo khoa học lịch sử
nước quốc tế lần thứ II tại Na Uy đánh giá cao và được chọn để tham luận.
Bài viết này đã khái quát văn hoá nước của người Thái (Vân Nam), mối quan
hệ giữa nước với tôn giáo, sản xuất nông nghiệp, đời sống xã hội, lễ tết đến
nhận thức của con người với nước và việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
Đồng thời, đưa ra mối quan hệ giữa văn hoá nước với sự phát triển bền vững
trong sự biến đổi văn hoá nước, môi trường nước hiện nay. Cũng trong bài
viết này, tác giả đề cập rất rõ đến quan niệm nước của người Thái, nước với
cư trú của người Thái, nước với đời sống xã hội, nước với nông nghiệp truyền
10
thống và bảo vệ nguồn nước. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến sự biến đổi
xã hội và phát triển kinh tế làm ảnh hưởng đến môi trường nước với những
phân tích sâu sắc đã làm nổi bật tầm quan trọng của nước đối với người Thái
ở Vân Nam, Trung Quốc. Sau cùng, tác giả nêu lên Giá trị văn hoá nước trong
phát triển bền vững với mong muốn văn hoá nước sẽ góp phần vào sự phát
triển bền vững của con người.
Trong tác phẩm của mình, tác giả có rất nhiều bài nghiên cứu cụ thể về
từng địa vực khác nhau như: Văn hoá nước của các tộc người thiểu số Vân
Nam với việc bảo vệ môi trường nước; Văn hoá nước các tộc người thiểu số
lưu vực Hồng Hà với văn minh nông nghiệp; Văn hoá nước, môi trường nước
của người Thái với đời sống sức khoẻ; Phát triển hệ thống tưới tiêu ảnh hưởng
đến tiến trình văn minh địa phương (Nghiên cứu trường hợp lưu vực sông
Hồng Hà - Trung Quốc và vùng Ooita - Nhật Bản); Thần thoại nước các tộc
người Vân Nam, cấu trúc văn hoá và ngụ ý; Luận văn hoá các tộc người lưu
vực sông Hồng với văn minh sinh thái. Trong từng bài viết, tác giả có cái nhìn
sâu sắc về tầm quan trọng của nước đối với sự phát triển xã hội.
Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích với đề tài luận văn của tôi,
bởi lẽ dân tộc Tày ở Việt Nam có mối liên hệ mật thiết về lịch sử, văn hóa từ
lâu đời với dân tộc Choang ở Trung Quốc.
Trong báo cáo Vai trò của nước với cuộc sống - Thập niên hành động
2005 - 2015 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nêu ra rất rõ vai trò cũng
như giá trị của nước trong đời sống của toàn bộ nhân loại. Bên cạnh đó, báo
cáo còn nêu lên những số liệu thực tế về việc thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt
trong các cộng đồng trên thế giới, nhất là ở các nước châu Á và châu Phi.
"Khoảng 42% dân số thế giới (2,6 tỉ người) không có điều kiện vệ sinh đầy đủ.
1,1 tỉ người trên thế giới không được uống nước sạch. Như vậy tức là trong
một ngôi làng điển hình ở châu Phi hoặc châu Á với dân số khoảng 1000
11
người thì có khoảng 400 người không có chỗ đi vệ sinh hẳn hoi hoặc nước
sạch để tắm rửa; mỗi ngày có khoảng hơn 20 người mắc bệnh tiêu chảy, 15
trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi". [71]. Ở những nơi có nguồn nước khó khăn
thì việc đi lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt là một việc làm chiếm quá
nhiều thời gian và công sức: "Bản thân việc đi lấy đủ nước để ăn uống, nấu
nướng, tắm rửa đã tiêu tốn mất rất nhiều sức lao động (phụ nữ thường phải
làm việc này). Thiếu nước ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống gia
đình". Báo cáo của WHO cũng khẳng định sự thiếu nước ảnh hưởng đến phụ
nữ nhiều hơn nam giới qua một loạt dẫn chứng xác đáng như: Trong các gia
đình, mẹ và con gái thường chịu trách nhiệm đi lấy nước; Phụ nữ phải làm các
công việc trong gia đình, duy trì các vấn đề vệ sinh, giữ vệ sinh cho mình và
cho con nhỏ, không làm bẩn nguồn nước uống và nấu ăn của gia đình; Người
mẹ phải chăm sóc con mình khi bị ốm, mất rất nhiều thời gian; Phụ nữ có thai
rất cần nguồn nước sạch để tránh mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Sinh con ở
những trung tâm y tế không có đủ nước sạch, có điều kiện vệ sinh không đảm
bảo, chất thải y tế không được xử lý đúng cách làm tăng nguy cơ tử vong của
cả bà mẹ và thai nhi; Trong các gia đình nghèo, người phụ nữ cũng là người
chịu trách nhiệm với các công việc như trồng rau, chăn nuôi gia súc để gia
tăng kinh tế của gia đình, và các công việc này cũng đòi hỏi một lượng nước
nhất định. Bằng những cứ liệu thực tế, WHO khẳng định nước chiếm vai trò
rất lớn trong đời sống nhân loại và việc cung cấp đủ nước trong đời sống hàng
ngày là một việc thiết yếu. Thiếu nước dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm
trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí dẫn đến tử vong. Nguồn
tài liệu phong phú với những dẫn chứng xác thực đã giúp tôi có cái nhìn rộng
hơn về quan niệm của các tổ chức trên thế giới về nước và vai trò của nước
trong đời sống. Nó cũng là nguồn tư liệu phong phú giúp tôi có cái nhìn
phong phú hơn về các hành động cụ thể để bảo vệ tài nguyên nước trong thập
12
niên hành động 2005 - 2015 của WHO.
Bên cạnh tài liệu đã công bố về nước của WHO, một số báo cáo nghiên
cứu về văn hóa nước như Văn hóa mới về nước ở Tây Ban Nha: một triết lí
hướng tới sự phát triển bền vững [84] của Hiệp hội nước châu Âu (Official
Publication of the European Water Association - EWA). Ngay trong tên gọi
của tài liệu đã nhắc đến hai vấn đề chính là văn hóa nước và sự phát triển bền
vững của nước. Trong phần nội dung, báo cáo nêu rõ: "Nước không chỉ được
con người dùng cho các mục đích sống hàng ngày và phục vụ các hoạt động
kinh tế, sản xuất mà còn gắn liền với đời sống tâm linh, thể hiện qua các ngôi
mộ và hình vẽ trên hang động ở gần các con suối, nguồn nước". Đây là một
biểu hiện mạnh mẽ và sâu sắc của văn hóa nước tác động đến đời sống văn
hóa của người Tây Ban Nha từ bao đời nay. Với những khẳng định liên tiếp
về nước và giá trị của nước trong đời sống văn hóa của người Tây Ban Nha
như: "Người Tây Ban Nha theo đạo Hồi cũng coi nước là vật thiêng liêng,
thường sử dụng hình phản chiếu và tiếng róc rách của nước trong kiến trúc"
và "Nước được coi là biểu tượng của sự thuần khiết và màu mỡ. Dòng chảy
liên tục của nước được coi là hiện thân của sự sống bất tận" đã giúp tôi có cái
nhìn tham chiếu với đề tài luận văn của mình trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, báo cáo đã khẳng định "Nước là một phần của Tự nhiên, là di sản
tự nhiên, xã hội, văn hóa của toàn nhân loại, thuộc về tất cả mọi người và cả
các thế hệ sau".
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề văn hoá nước từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, mỗi tác giả, mỗi bài viết đều góp phần vào
việc làm sáng tỏ vai trò của nước trong đời sống văn hoá tộc người. Các bài
viết thường là các nghiên cứu về nước và văn hóa nước cùng ảnh hưởng và
13
tác động của nó lên đời sống văn hóa của từng tộc người. Điển hình nhất là
các bài viết về nước và văn hóa nước của người Việt.
Trong bài viết "Tục thờ nước của người Việt ven sông Hồng" [39], tác giả
Nguyễn Thị Việt Hương nêu rõ ý nghĩa quan trọng của nước trong đời sống
tâm linh của người Việt ven sông Hồng. Theo tác giả, "yêu cầu đặt ra đối với
người Việt khi khai thác châu thổ thấp là phải nghĩ tới việc trị thuỷ và thuỷ lợi.
Yếu tố nước, với tính chất hai mặt và khó có thể khống chế đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu trong tâm thức người Việt. Các lễ hội phản ánh tục thờ
nước của người Việt ven sông Hồng vùng Hà Nội vì vậy mà chủ yếu xoay
quanh hai nhóm chính: nhóm lễ hội mang ý nghĩa cầu nước và nhóm lễ hội
thể hiện khát vọng trị thuỷ". [39, 102]. Như vậy, nước không chỉ là yếu tố rất
gần gũi với đời sống hàng ngày của con người mà con người luôn mong
muốn khống chế được nước để phục vụ nhu cầu của mình nên con người đã
thờ nước dưới nhiều mối quan hệ khác nhau. (Ví dụ: Tục thờ nước trong quan
hệ với các tín ngưỡng dân gian, tục thờ nước trong quan hệ với các tôn giáo
ngoại lai). Bài viết này là một nguồn tư liệu quý, giúp tôi có cái nhìn tham
chiếu về tầm quan trọng của nước đối với các tộc người khác trong cộng đồng
dân tộc Việt Nam.
Bài nghiên cứu khoa học của Lưu Văn Din trong cuộc thi "Sinh viên
nghiên cứu khoa học 2007" có tên gọi "Yếu tố nước trong đời sống văn hoá
của người Việt qua ca dao, tục ngữ" [19]. Mặc dù chỉ dừng lại ở mức khái
quát, nhưng bài viết đã nêu rõ ý nghĩa của nước trong đời sống văn hoá của
người Việt thông qua các câu ca dao, tục ngữ đã tồn tại từ bao đời nay. Luận
văn Tiến sĩ của Hoàng Ngọc Hoa về "Yếu tố nước trong tổ chức không gian
kiến trúc Việt Nam hiện đại" [31] là một công trình khoa học nghiên cứu nước
như một yếu tố có tác động không nhỏ vào không gian kiến trúc Việt Nam.
Tác giả đã khảo sát các không gian kiến trúc mang giá trị văn hóa của yếu tố
14
nước như nhà cửa, làng xóm, hệ thống cầu ao, lăng mộ, đền-nghè-phủ,
miếu-am-quán, chùa, đình, đô thị, chợ Theo tác giả, tất cả không gian kiến
trúc đó đều gắn liền với yếu tố nước. Trong luận án này, tác giả nhấn mạnh
đến nghiên cứu về các vấn đề như "Mặt phi vật thể của yếu tố nước: những
giá trị tinh thần, không nhìn thấy của yếu tố nước đã làm hình thành tâm thức
cư trú, được tích lũy hàng ngàn năm trong nhận thức, tư duy của người Việt.
Phát hiện các quy luật của tâm thức cư trú của người Việt: đó là những quy
luật nào và bản chất của những quy luật ấy là gì và chúng đóng vai trò quan
trọng như thế nào trong tổ chức không gian kiến trúc Việt Nam. Vận dụng các
quy luật trên làm cơ sở cho tổ chức không gian kiến trúc Việt cho người Việt".
[31, tr 56]. Luận án này giúp tôi có cái nhìn bao quát hơn về yếu tố nước và
ảnh hưởng của nó đến không gian kiến trúc của người Việt từ xưa cho đến
hiện đại. Bên cạnh đó là mối quan hệ mang tính quy luật giữa không gian kiến
trúc của người Việt và yếu tố nước. Không gian kiến trúc dù đã vận động hình
thành và phát triển nhưng chưa bao giờ có thể vượt ra ngoài phạm vi khống
chế của yếu tố nước. Từ đó, có thể khẳng định yếu tố nước có vai trò rất lớn
trong đời sống của người Việt từ xa xưa. Đây là một tư liệu có ích giúp tôi
trong việc xem xét các vấn đề có liên quan đến yếu tố nước trong đời sống
văn hóa của người Tày ở Cao Bằng.
Bài viết "Yếu tố nước trong tín ngưỡng dân gian Hà Nội" [80] được tác
giả Đỗ Thị Minh Thủy viết và đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 1 năm 2005. Trong bài viết của mình, tác giả chú trọng vào yếu tố "nước là
một trong những nhân tố cấu thành thần tích của nhiều vị thần ở Hà Nội". [80,
tr 89]. Sau đó, tác giả khảo sát hệ thần của sông Hồng ở bờ hữu ngạn phía
Đông thành Thăng Long, và hệ thần hai bên bờ sông Tô, sông Thiên Phù,
sông Kim Ngưu với các đền, chùa tiêu biểu. Mặc dù tác giả chủ yếu nêu lên
vai trò của nước trong tín ngưỡng dân gian Hà Nội thông qua các hệ thống
15
đền, chùa thờ các vị thần, thánh bảo vệ cho nguồn nước, song bài viết này
cũng giúp tôi có cái nhìn bao quát hơn về tín ngưỡng dân gian của người Việt
ở Hà Nội.
Với tác giả Vi Văn An trong bài viết "Tín ngưỡng dân gian của người
Thái trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước" [1] thì nước là nguồn tài
nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong đời sống của con người. Trong bài viết của mình, tác giả đã nêu bật
được ý nghĩa quan trọng của nước đối với đời sống của người Thái. Dân tộc
Tày và dân tộc Thái cùng nằm trong hệ ngôn ngữ Tày - Thái nên có nhiều nét
tương đồng về văn hóa. Trong bài viết của mình, tác giả Vi Văn An đã nêu lên
các khía cạnh của nước trong đời sống văn hóa của người Tày. Đây là một bài
viết chi tiết, sâu sắc về quan niệm của người Thái trong việc sử dụng và bảo
vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên, đây chỉ là một bài nghiên cứu chuyên đề và
tác giả chỉ chú trọng vào việc quan niệm của người Thái về nước và các biện
pháp bảo vệ tài nguyên nước của người Thái. Bài viết của tác giả là tài liệu
quý giá để tôi có cái nhìn tham chiếu với tín ngưỡng dân gian của người Tày
trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
Trong một loạt bài nghiên cứu của tác giả Phạm Trần Thuỳ Linh về
"Quan niệm của người Khmer trong quá trình sử dụng và bảo vệ tài nguyên
môi trường" và "Người Khmer bảo vệ nguồn nước" [43] đã nêu rất rõ quan
niệm của người Khmer về nước cũng như cách bảo vệ nguồn nước của người
Khmer. Theo tác giả, người Khmer sống phụ thuộc và có quan hệ gắn kết chặt
chẽ với môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ biết rõ những
nguồn lợi mà tự nhiên mang lại và, vì vậy, dựa vào những kiến thức được đúc
kết từ trong quá trình lao động, họ không chỉ biết sử dụng nước phục vụ sản
xuất mà còn tìm cách bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, cũng chính là
bảo vệ sự sống. Đây là một hệ thống các bài viết của tác giả nói lên ý nghĩa và
16
tầm quan trọng của nước đối với đồng bào Khmer. Mỗi tộc người lại có quan
niệm và cách hành xử với nước riêng theo cách của mình nên đây sẽ là tài liệu
quý giá giúp người nghiên cứu có cái nhìn tham chiếu với tộc người Tày.
Trong cuốn "Tri thức bản địa và văn hóa sinh thái của các dân tộc người
thiểu số ở Việt Nam về môi trường và bảo vệ môi trường" [57] của một loạt
bốn bài viết của bốn tác giả nói về nước và văn hóa nước của các dân tộc
Mường, Thái, Chăm và Khmer. Đó là các bài viết: "Văn hóa nước của người
Mường (qua khảo sát ở Tân Vinh, Lương Sơn, Hòa Bình)" của PGS. TS Bùi
Quang Thắng; bài viết "Văn hóa nước của người Thái" của tác giả Lương
Thanh Thủy; bài viết "Vai trò của tri thức bản địa của người Chăm Ninh
Thuận trong ứng xử với môi trường nước" của TS. Phan Quốc Anh và bài viết
"Vai trò của nước trong phong tục tập quán của người Khmer" của Th.s Hứa
Sa Ny. Hai bài viết về văn hóa nước của người Mường và người Thái của
PGS. TS Bùi Quang Thắng và tác giả Lương Thanh Thủy đã nêu rất rõ nét
quan niệm về nước và vai trò của nước trong mọi mặt đời sống của hai tộc
người này. Kết thúc mỗi bài viết, các tác giả đều nêu ra những biến đổi về văn
hóa nước trong xã hội đương đại và đưa ra những định hướng, khuyến nghị để
bảo vệ môi trường nước. Hai dân tộc Mường và Thái có nhiều nét tương đồng
với người Tày nên qua hai bài nghiên cứu này tôi hiểu được thêm về văn hóa
nước của hai dân tộc, qua đó giúp tôi có cái nhìn bao quát hơn về văn hóa
nước. Tuy nhiên, hai bài viết này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát về
văn hóa nước của hai tộc người, chưa đi sâu vào việc phân tích ảnh hưởng của
nước đến toàn bộ đời sống văn hóa tộc người. Song, chúng thật sự là nguồn
tài liệu đáng quý để tôi tham khảo.
Bài viết của tác giả Hứa Sa Ny thì chỉ nêu quan niệm về nước và vai trò
của nước trong các lễ nghi, phong tục của người Khmer mà thôi. Đây chỉ là
một phần nhỏ trong đời sống văn hóa nói chung của một tộc người. Nhưng
17
bài viết này cũng giúp tôi khẳng định rằng nước là nét văn hóa không thể
thiếu trong đời sống văn hóa của bất cứ tộc người nào trên thế giới.
Với Tiến sĩ Phan Quốc Anh thì ông lại tìm hiểu tri thức bản địa của người
Chăm Ninh Thuận trong ứng xử với môi trường nước. Dân tộc nào cũng có
những cách ứng xử riêng với môi trường tự nhiên nói chung và môi trường
nước nói riêng và người Chăm cũng vậy. Vì người Chăm cũng là cư dân nông
nghiệp lúa nước nên họ có rất nhiều nghi lễ cầu mùa có liên quan đến nguồn
nước như lễ cầu đảo (Palau sah); lễ cầu mùa, tạ hỏa, cầu mưa (Yor Yang); lễ
khai mương đắp đập (taleh jamưng tăm); lễ chặn nguồn nước (kap kraung
halau) Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào các lễ hội
nông nghiệp thể hiện thái độ ứng xử với môi trường nước của người Chăm
mà thôi.
Bốn bài viết với các cách tiếp cận khác nhau về yếu tố nước, văn hóa
nước trong đời sống văn hóa của từng cộng đồng người khác nhau nhưng đều
có một điểm chung là nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa nước và các
cách thức bảo vệ môi trường nước của từng tộc người thông qua tri thức bản
địa của họ. Bên cạnh đó cũng có những khuyến nghị để bảo vệ môi trường
nước trong xã hội hiện đại ngày nay. Đây thực sự là những tư liệu quý để tôi
tham khảo và có những nghiên cứu hoàn thiện hơn về văn hóa nước.
Bên cạnh các bài viết về văn hóa nước của các tộc người khác, tôi cũng
tìm thấy trên trang web quảng bá cho du lịch ở Sa Pa có một bài báo của tác
giả Vân Anh với tên gọi "Lễ hội rước đất rước nước của người Tày - Bắc Hà"
[2] nói về lễ rước nước của người Tày ở Bắc Hà, Lào Cai. Đây là lễ hội truyền
thống của người Tày ở Bắc Hà vào rằm tháng giêng hàng năm với ý nghĩa để
cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất đai luôn màu mỡ, cầu cho nguồn
nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm. Đây
tuy chỉ là một bài báo ngắn nhưng cũng giúp tác giả có cái nhìn khái quát về
18
tầm quan trọng của nước trong đời sống của đồng bào Tày ở Bắc Hà. Qua đó,
giúp cho tác giả có cái nhìn khái quát về ý nghĩa của nước đối với người Tày
ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước.
1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
Luận văn áp dụng một số lý thuyết trong Nhân học để góp phần làm sáng
tỏ vấn đề nghiên cứu. Ví dụ như: Thuyết tiến hoá đa tuyến hay còn gọi là
Thuyết sinh thái văn hoá của Julian Steward. Thuyết này quan tâm đến mối
tương quan giữa văn hoá và môi trường sinh thái. Lí thuyết thứ hai là Cấu
trúc luận. Ý nghĩa của yếu tố nước trong quan hệ đối ngẫu với những yếu tố
khác trong hệ thống. Tìm ra yếu tố đối ngẫu với yếu tố nước để qua đó khẳng
định vai trò và tầm quan trọng của yếu tố nước trong đời sống văn hoá nói
chung của người dân.
* Một số khái niệm
- Khái niệm văn hóa: Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ
biên), Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội năm 1998, trang 1796, thì:
Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử; là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác.
Còn F.Mayor - nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra một định nghĩa
khái niệm văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh tính đặc thù của bản sắc văn hoá dân
tộc: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc
khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục
tập quán, lối sống và lao động”.
Trong Nhân học văn hóa, nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản sắc dân
tộc/tộc người cụ thể. Nghĩa là, văn hóa bao giờ cũng gắn với một dân tộc/tộc
người cụ thể.
19
- Khái niệm nước: Cũng trong Đại từ điển Tiếng Việt, trang 1290, thì:
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, tồn tại ở dạng tự nhiên trong ao hồ,
sông biển.
Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, "nước là khối vật chất chưa
phân hoá, là hình tượng của số lượng vô cùng lớn của những khả năng diễn
biến chứa đựng toàn bộ cái tiềm tàng, cái phi hình, cái mầm mống của mọi
mầm mống, tất cả mọi hứa hẹn về sự phát triển nhưng cũng chứa đựng mọi
mối đe doạ bị tiêu tan Tại châu Á, nước là dạng thức thực thể của thế giới,
là nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng
của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan
dung và đức hạnh Nước là nguồn gốc và là phương tiện chuyển tải sự sống
Nước là biểu tượng của sự tái sinh Nước là biểu tượng của những năng
lượng vô thức, của những sức mạnh không định hình của tâm hồn, của những
động cơ thầm kín và không cảm nhận thấy". [15; tr 356].
- Khái niệm thung lũng: Theo Từ điển tiếng Việt thì khái niệm thung lũng
là: Dải đất trũng và kéo dài nằm giữa hai sườn dốc. [63, tr 1233]. Còn theo
Từ điển Bách khoa Việt Nam thì thung lũng là: Dạng địa hình âm kéo dài do
dòng nước chảy tự đào trên bề mặt địa hình. Mặt cắt ngang của thung lũng
thường có dạng chữ V ở núi dốc, dạng chữ U khi dốc thoải, dạng hẻm vực tức
canhon. Trên nền đá đồng nhất, mặt cắt dọc là một đường cong phần nguồn
tiếp tuyến với phương thẳng đứng, phần cơ sở xâm thực tiếp tuyến với
phương nằm ngang. Ở đồng bằng, thung lũng thường có dạng uốn khúc
quanh co. [33, tr 286].
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo đề thực hiện và hoàn thành luận văn
này, là điền dã dân tộc học. Các công cụ sử dụng trong nghiên cứu là quan sát,
20
phỏng vấn, ghi chép, thu thập tư liệu tại thực địa.
Luận văn áp dụng phương pháp thống kê, phân tích, lý giải và so sánh
nhằm nhận diện các yếu tố tương đồng và khác biệt của vấn đề nghiên cứu
giữa người Tày với người Thái-tộc người cùng chung nhóm ngôn ngữ với họ.
Ngoài ra, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
1.3 Địa bàn và tộc người nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1
Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Theo chiều
Bắc - Nam là 80 km, từ 23
0
07'12" đến 22
0
21'21" Vĩ Bắc (tính từ xã Trọng
Con, huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông -
Tây là 170 km, từ 105
0
16'15" đến 106
0
50'25" Kinh Đông (tính từ xã Quảng
Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lí Quốc, huyện Hạ Lang).
Phía bắc và phía đông bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với
đường biên giới dài 311 km. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
* Địa hình
Tổng diện tích đất tự nhiên của Cao Bằng là 6690,72 km
2
(chiếm 2,03%
diện tích tự nhiên cả nước). Cao Bằng là vùng cao nguyên đá vôi xen lẫn núi
đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1300 m
so với mặt nước biển. Cao Bằng có núi non trùng điệp, rừng núi chiếm hơn
90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó, hình thành nên 3 vùng rõ rệt: miền đông có
nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có
nhiều rừng rậm.
Địa hình của tỉnh Cao Bằng là loại địa hình phức tạp, được thể hiện trên 3
1
Nguồn tư liệu: website của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (
21
miền địa hình chủ yếu:
- Miền địa hình Karstơ: Chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông
của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hà Quảng, Thông Nông Địa
hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh
liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau,
hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc - đông
nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác
nhau.
- Miền địa hình núi cao: Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây tỉnh
(Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An) và một phần diện tích phía nam Hoà An.
+ Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình:
Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua
phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình, với các đỉnh cao tiêu biểu:
Phja dạ (Bảo Lạc) 1980 m so với mặt nước biển; Phja đén (Nguyên Bình)
1428 m; Phja Oắc (Nguyên Bình) 1931 m. Cấu tạo nên hệ thống núi cao này
là trầm tích của điệp sông Hiến và các đá macma xâm nhập axit - Grannit.
+ Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch An:
Bao gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài từ phía bắc - tây bắc
huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu, qua phần diện
tích phía tây - tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnh
Lạng Sơn.Với các đỉnh cao tiêu biểu: Pù Tang Lam 1639 m so với mặt nước
biển; Khau Pàu: 1188 m. Cấu tạo định hình này chủ yếu là các đá trầm tích
điệp sông Hiến và một phần không đáng kể của trần tích Paleozoi sớm giữa
(Pt1 và Pt2).
- Miền địa hình núi thấp thung lũng: Xen kẽ các hệ thống núi cao là các
thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, lớn nhỏ hình thái
22
nhiều vẻ khác nhau. Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, Thạch
An, thung lũng sông Bắc Vọng Trong đó, đáng chú ý hơn là thung lũng Hoà
An - vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng máng Cao Lạng,
dài gần 30 km. Điểm bắt đầu từ Mỏ Sắt (Dân Chủ - Hoà An) kéo dài hết xã
Chu Trinh (Hoà An), chạy dọc theo đường đứt gãy Cao Bằng - Lạng Sơn, bao
gồm những cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, xen giữa các cánh
đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp.
* Thổ nhưỡng
Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất
khác nhau. Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao>= 900 m so với mặt nước
biển (ký hiệu: H); nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng (ký hiệu: F)
và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp. Sau đây là một số đặc điểm chính của các
nhóm đất đó.
- Đặc điểm của nhóm đất núi
Do địa hình dốc, rừng bị tàn phá nhiều nên tầng dày cấp III (<50 cm)
chiếm 41,83%, diện tích tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 25,5%, diện tích
tầng dày, trung bình (50 - 120 cm) chiếm 32,81%. Diện tích sử dụng cho nông
nghiệp của nhóm đất này chỉ chiếm khoảng 5,95% so với cả nhóm.
Nhóm này phân bố ở độ cao >= 900m, đặc trưng cho địa hình núi, có quá
trình pheralit yếu, quá trình tích luỹ mùn mạnh hơn. Trong nhóm đất này có 5
loại đá mẹ chính.
Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này là thường ở địa hình dốc, diện tích có
độ dốc cấp VI (>250) chiếm 90,51%, diện tích có độ dốc cấp V chiếm 0,21%,
cấp IV chiếm 1,96%, cấp III chiếm 0,31%.
- Đặc điểm của nhóm đất đồi (nhóm đất đỏ vàng)
Đặc điểm của loại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa
hình lượn sóng. Đất có quá trình tích luỹ Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc
23
vàng. Mức tích luỹ này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ
thực vật. Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc.
Đất có độ dốc cấp VI chiếm 80% diện tích cả nhóm; độ dốc cấp V chiếm
11,56%; độ dốc cấp III và cấp II chỉ chiếm 3,88%.
Tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 41,2% so với cả nhóm. Tầng dày cấp II
(50 - 120 cm) chiếm 31,5% so với cả nhóm. Tầng dày cấp III (< 50 cm) chiếm
27,3% so với cả nhóm.
Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ: macma, siêu
kiềm, macma kiềm chiếm diện tích lớn: 47,39%; sau đó là nhóm đất phát
triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica) chiếm 31,23%.
Vì vậy, xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: Đa số
đất có tầng dày. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốc lớn.
Điều đó làm hạn chế đến sử dụng đất trong nông nghiệp.
- Đặc điểm của nhóm đất bằng - thung lũng
Đồi núi Cao Bằng thấp dần từ bắc xuống nam và chạy theo hướng tây bắc
- đông nam. Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, núi đá vôi chạy vòng
cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo Lạc đến Thạch An.
Cao Bằng không có cánh đồng rộng mà chỉ có thung lũng nhỏ nằm xen
kẽ những vùng núi hoặc lòng máng ven các con sông tạo thành những dải phù
sa nhỏ bé.
Diện tích nhóm đất này chiếm khoảng 4,67% so với tổng diện tích điều
tra. Trong đó bao gồm nhóm đất phù sa (phù sa được bồi và phù sa không
được bồi, phù sa bị glây, phù sa có sản phẩm pheralit ). Nhóm này nhìn
chung có thành phần cơ giới nhẹ.
Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1) đa số có thành phần cơ
giới từ trung bình đến nặng.
Do địa hình dốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sét nên đất có nhẹ đi đôi
24
chút, nhưng tầng sâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng.
Đất thung lũng dốc tụ đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ
thành phần cơ giới nặng hơn.
Đất tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnh
hưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trung
bình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn.
Đặc điểm thành phần cơ giới có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu
điểm lớn của quá trình canh tác ở Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều
kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng.
* Khí hậu
Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc
từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông nam. Khí hậu Cao Bằng được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa
khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 - tháng 9 hàng năm. Khí hậu thường là gió
mùa đông nam có chịu ảnh hưởng một phần nhỏ của gió mùa tây nam và gió
mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình những tháng giữa các mùa dao động
khoảng 5 - 6
o
C.
Lượng mưa trung bình mùa mưa: 200 - 250 mm, tháng 7 - 7: 300 - 350
mm, cao nhất: 800 - 850 mm. Nhiệt độ trung bình mùa mưa: 20 - 24
o
C; cao
nhất: 40 - 42
o
C vào các tháng 6,7, 8: Trung bình: 32 - 34
o
C; độ ẩm không khí
trung bình: 80 - 90%.Tổng lượng bốc hơi trung bình/tháng: 65 - 85 mm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này
khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sương mù, có vùng còn xuất hiện
sương muối. Gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét. Các
tháng giá rét từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ bình quân nhiều ngày
giảm xuống dưới 100
o
C. Biên độ các tháng thường dao động từ 8 - 10
o
C.
25
Lượng mưa trung bình mùa khô: 20 - 40 mm; thấp nhất: 10 - 20 mm. Nhiệt độ
trung bình mùa khô: 8 - 15
o
C; thấp nhất 3 - 5
o
C; độ ẩm trung bình/tháng: 70 -
80%; thấp nhất 20 - 30%. Tổng lượng bốc hơi trung bình/tháng: 50 - 65 mm;
thấp nhất: 40 - 50 mm.Tổng số giờ nắng/tháng: 70 - 90 giờ.
Cao Bằng là tỉnh có lượng mưa tương đối thấp. Lượng mưa trung
bình/năm ở các nơi dao động từ 1000 - 1900 mm. Do ảnh hưởng của địa hình
nên lượng mưa phân bố không đồng đều. Nhìn chung, lượng mưa có chiều
hướng tăng theo độ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió.
* Hệ thống thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi chính gồm có Bằng Giang, sông Gâm, sông Bắc
Vọng, sông Quây Sơn.
- Sông Bằng: Bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chảy theo hướng
tây bắc - đông nam vào Cao Bằng tại cửa khẩu Sóc Giang, xã Sóc Hà, huyện
Hà Quảng. Sông Bằng dài khoảng 108 km, trên đất Việt Nam dài khoảng 90
km, diện tích lưu vực 4000 km
2
. Sông Bằng Giang có 24 chi lưu trong đó có
3 chi lưu lớn là sông Sê Bao, sông Hiếu, sông Bắc Vọng.
- Sông Gâm, còn gọi là sông Gầm, là một phụ lưu của sông Lô chảy theo
hướng từ bắc xuống nam. Sông xuất phát từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),
chảy vào địa giới tỉnh Quảng Tây rồi vào Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng.
- Sông Quây Sơn: bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai
nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng
Khánh.
- Sông Bắc Vọng bắt nguồn tại Trung Quốc, chảy qua một số huyện phía
đông tỉnh Cao Bằng rồi tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam - Trung
Quốc trước khi hợp lưu với sông Bằng tại thị trấn Tà Lùng. Cửa khẩu Tà
Lùng, cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng nằm bên bờ sông Bắc Vọng, hai cửa
khẩu nối với nhau bằng cầu Tà Lùng bắc qua sông.