Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 138 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________________


NGÔ ĐẶNG THỊ THU HẰNG



HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU
LỊCH VEN BIỂN HÀM TIẾN, MŨI NÉ TỈNH
BÌNH THUẬN




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




Hà Nội, 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________________




NGÔ ĐẶNG THỊ THU HẰNG


HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU
LỊCH VEN BIỂN HÀM TIẾN, MŨI NÉ TỈNH
BÌNH THUẬN


Chuyên ngành: Du lịch
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh

Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
6. Bố cục của luận văn 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH 16
1.1. Khái niệm 16
1.1.1. Môi trường 16
1.1.2. Môi trường du lịch 16
1.1.3. Bảo vệ môi trường du lịch 17
1.2. Nội dung bảo vệ môi trƣờng du lịch 18
1.2.1. Nội dung bảo vệ môi trường du lịch của cơ quan quản lý nhà nước 19
1.2.1.1. Ban hành các văn bản và chỉ đạo công tác BVMT du lịch 19
1.2.1.2. Theo dõi, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường du lịch 22
1.2.1.3. Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường 23
1.2.2. Nội dung bảo vệ môi trường du lịch của các doanh nghiệp du lịch 24
1.2.2.1. Giữ sạch môi trường 24
1.2.2.2. Giảm thiểu xả thải 27
1.2.2.3. Tiết kiệm tài nguyên 28
1.2.2.4. Một số hoạt động bảo vệ môi trường khác 31
1.2.2.5. Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường 34
1.2.3. Nội dung bảo vệ môi trường du lịch của người dân địa phương 34
1.2.3.1. Không xả thải bừa bãi 35
1.2.3.2. Tham gia làm vệ sinh môi trường 35
1.2.3.3. Không phá hoại môi trường 36


1.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trƣờng du lịch dải ven biển 36
Tiểu kết 38
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH VEN BIỂN
HÀM TIẾN, MŨI NÉ – BÌNH THUẬN 39
2.1. Khái quát về tình hình du lịch tỉnh Bình Thuận 39
2.2. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trƣờng du lịch của cơ quan quản lý

nhà nƣớc ở Bình Thuận 44
2.2.1. Ban hành các văn bản và chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường 44
2.2.2. Theo dõi, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường 48
2.2.3. Hoạt động tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường 52
2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch của các doanh nghiệp du
lịch 54
2.3.1. Giữ sạch môi trƣờng 54
2.3.2. Giảm thiểu xả thải 57
2.3.3. Tiết kiệm tài nguyên 59
2.3.4. Một số hoạt động bảo vệ môi trƣờng khác 62
2.3.5. Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trƣờng 63
2.4. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch của người dân địa
phương 65
2.4.1. Không xả thải bừa bãi 65
2.4.2. Tham gia làm vệ sinh môi trƣờng định kì 67
2.4.3. Không phá hoại môi trƣờng 69
Tiểu kết 71
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG DU LỊCH VEN BIỂN HÀM TIẾN, MŨI NÉ 72
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 72
3.2. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch đối với UBND tỉnh Bình Thuận 73
3.2.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo về bảo vệ môi trường chi tiết, cụ thể, kịp
thời và có tính khả thi cao 73
3.2.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền 75


3.2.3. Có biện pháp xử phạt kiên quyết 76
3.2.4. Tăng cường công tác kiếm tra hoạt động bảo vệ môi trường ở cơ sở 77
3.2.5. Phát động các đợt thi đua về bảo vệ môi trường 79
3.2.6. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực BVMT 80

3.3. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng đối với các doanh nghiệp du lịch 81
3.3.1. Xây dựng các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường 81
3.3.2. Thông tin về các quy định bảo vệ môi trường cho nhân viên và du khách 82
3.3.3. Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, khuyến khích cộng
đồng tham gia bảo vệ môi trường 84
3.3.4. Thực hành tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, giảm xả thải 85
Tiểu kết 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 95





DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT = Bảo vệ môi trường
BQL = Ban quản lý
CSLT = Cơ sở lưu trú
CQCN = Cơ quan chức năng
CQQLNN = Cơ quan quản lý nhà nước
CTR = Khu liên hợp xử lý chất thải rắn
HSSV = Học sinh sinh viên
TN&MT = Tài nguyên và môi trường
UNESCO = Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hợp quốc
UBND = Ủy ban Nhân dân
UICN = Hiệp hội quốc tế bảo tồn thiên nhiên
VHTT&DL = Văn hóa thể thao và du lịch
VQG = Vườn quốc gia




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Độ dài lưu trú bình quân 1 lượt (ngày) khách giai đoạn 2000 – 2012 43
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát tình hình ban hành văn bản của CQCN 46
Bảng 2.3: kết quả khảo sát tình hình theo dõi, giám sát BVMT của CQCN 50
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đối với doanh nghiệp về tình hình tiết kiệm tài
nguyên 61
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về sự nhận thức việc thực hiện BVMT của nhân viên 64
Bảng 2.6: Kết quả kháo sát sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng về hoạt động
BVMT 67
Bảng 2.7. Kết quả kháo sát sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng về việc không
phá hoại môi trường 70



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lượng cơ sở lưu trú giai đoạn 2000 đến năm 2012 40
Biểu đồ 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú được xếp hạng giai đoạn 2000 - 2012 40
Biểu đồ 2.3: Khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2012 41
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ % khách du lịch quốc tế chia theo quốc tịch 42
Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch giai đoạn 2000 - 2012 44
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ % kết quả khảo sát tình hình ban hành văn bản của CQCN 47
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % kết quả khảo sát về tình hình theo dõi, giám sát BVMT của
CQCN 51
Biểu đồ 2.8. Số lượng CSLT có hệ thống xử lý nước thải 58



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống của loài người.
Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên, là nơi chứa xả thải, lưu trữ
thông tin và cũng là bức “bình phong” ngăn cản những bức xạ độc hại từ vũ trụ.
Mặc dù ý thức được điều này, song trong quá trình phát triển, loài người đã vô
tình hay cố ý gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Ô nhiễm môi
trường làm giảm chức năng của nó đối với trái đất, tạo thách thức lớn đối với sự
tồn vong của xã hội loài người. Nhiều thảm họa môi trường nghiêm trọng xảy ra
đã làm cho nhân loại ý thức hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nhiều tổ chức
quốc tế về bảo vệ môi trường đã được thành lập, nhiều công ước quốc tế về bảo
vệ môi trường đã được ký kết. Ở các quốc gia, vấn đề bảo vệ môi trường đã được
coi là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước.
Việt Nam là một trong những quốc gia rất quan tâm đến bảo vệ môi
trường. Bảo vệ môi trường được xác định là một trong những nhiệm vụ quan
trọng ưu tiên nhất trong thời kỳ đổi mới. Nhiều chủ trương, chính sách lớn về
môi trường được ban hành như: Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị năm 1998, luật
BVMT VN 2005, chiến lược BVMT quốc gia 2010 và định hướng 2020….
Vấn đề bảo vệ môi trường được coi là một trong những nội dung cần thiết
trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. Mặc dù được coi là một ngành công
nghiệp không khói tức là ít gây ô nhiễm môi trường, song vấn đề bảo vệ môi
trường du lịch xanh, sạch, đẹp cũng là một mục tiêu rất quan trọng của ngành du
lịch nước ta.
Bình Thuận được du khách trong và ngoài nước biết đến sau sự kiện nhật
thực toàn phần năm 1995. Với chiều dài 192km đường bờ biển, Bình Thuận có
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở dải ven biển rất phong phú và đa dạng. Bình
Thuận đã và đang trở thành một điểm du lịch biển hấp dẫn bên cạnh Nha Trang,
Vũng Tàu… với hình ảnh đặc trưng là “ thủ đô resort”.


2

Để du lịch biển Bình Thuận nói chung và du lịch tại dải ven biển Hàm
Tiến, Mũi Né nói riêng luôn giữ được hình ảnh là điểm du lịch biển hấp dẫn
xanh, sạch, đẹp, cần có những nghiên cứu nhằm tăng cường công tác BVMT du
lịch ở đây. Nay chưa có đề tài nghiên cứu sâu về lĩnh vực này do vậy việc nghiên
cứu đề tài “hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né –
Bình Thuận” vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần thiết
thực làm cho Hàm Tiến, Mũi Né luôn giữ được hình ảnh là “thủ đô resort” của
nước ta.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới
Trước hết đó là thuật ngữ môi trường “environment” lần đầu tiên được
Carlyle sử dụng vào năm 1827 với ý nghĩa là các điều kiện tự nhiên trong đó con
người sinh sống. Sau này các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khoa học khác
nhau đã quan tâm nhiều hơn đến môi trường, trong số đó, các nhà địa lý và sinh
học là nhiều hơn cả.
Dưới góc độ của tổ chức quốc tế UNESCO đã đưa ra quan điểm như
sau: môi trường đối với con người được hiểu là “toàn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin
(Tuyên ngôn năm 1981), trong đó con người sống và lao động, khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình". Như
vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và
phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của
cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng nhảy
vọt. Sau một thời gian dài bận tâm đến mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế, là
lợi nhuận, loài người đã dần dần nhận ra sự suy thoái môi trường. Mối quan tâm
đến ô nhiễm môi trường, đến các công tác BVMT đã hình thành và gia tăng.

Bước sang thập kỉ 60 của thế kỉ XX, các nguyên tắc, các giải pháp BVMT đã
được thế giới quan tâm nhiều hơn. Vào tháng 7 năm 1972, tại Stockholm, thủ đô

3

của Thuỵ Điển đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Môi
trường. Các quốc gia đã nhóm họp nhằm xem xét và đánh giá sự xuống cấp của
môi trường toàn cầu. Tại Hội nghị này, khái niệm “phát triển bền vững” lần đầu
tiên được đưa ra và đến năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janero, nó
được sử dụng như một quan điểm chiến lược của cộng đồng thế giới. Từ đó,
nhiều biện pháp bảo vệ môi trường đã được các quốc gia triển khai, áp dụng.
Vấn đề bảo vệ môi trường biển và ven biển là mối quan tâm lớn của các
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có biển. Nhiều công ước, chương trình hành
động BVMT biển và ven biển được thông qua như Công ước quốc tế về hợp tác
trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển môi trường biển và ven biển Tây và Trung phi
(1981), công ước về Bảo vệ môi trường biển và khu vực ven biển vùng Đông
Nam Thái Bình Dương, công ước về Bảo vệ và phát triển môi trường biển vùng
Caribê mở rộng (1983) chương trình toàn cầu hành động bảo vệ môi trường biển
trước các hoạt động từ đất liền (1995)
Trong hoạt động du lịch, vấn đề BVMT có nội dung khá phong phú và đa
dạng. BVMT là tất cả các hoạt động gìn giữ môi trường du lịch xanh sạch đẹp,
giảm thiểu xả thải, thực hiện 3R, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng năng lượng
sạch….nhằm mục đích giảm thiểu và hạn chế một cách thấp nhất những ảnh của
hoạt động du lịch đến môi trường. Tập đoàn Accor đã lắp đặt 1.600m
2
thiết bị
năng lượng mặt trời ở 13 khách sạn và ở viện Accor ở Pháp. Tuy theo tính toán,
kỹ thuật này phải mất 10 năm mới có khả năng hoàn vốn, song ý thức được trách
nhiệm BVMT, tập đoàn Accor sẽ còn tiếp tục triển khai công việc này cũng như
có những biện pháp khác nhằm góp phần BVMT mang lại hiệu quả kinh tế rõ

ràng. Một trong những biện pháp đó là biện pháp lắp đặt chìa khóa từ. Theo khảo
sát thực tế tại khách sạn Nikko ở Hồng Kông, một phần ba du khách, vô tình hay
hữu ý, không tắt điện khi ra khỏi phòng. Sau khi khách sạn lắp khóa từ, đã tiết
kiệm được $0.3 cho mỗi phòng mỗi ngày. Với chi phí $21 đô cho mỗi thẻ, sau 70
ngày khách sạn đã hoàn được kinh phí đầu tư ban đầu. Khách sạn Westin Seattle
tiết kiệm được 66% điện năng trong các phòng và tiết kiệm được $400.000 hằng
năm nhờ thay loại bòng đèn dây tóc bằng bóng đèn huỳnh quang và nhờ cơ chế

4

kiểm soát năng luợng tiêu thụ. Tập đoàn khách sạn Taj dùng năng lượng mặt trời
cho 50 –100% nhu cầu nước nóng trong tất cả khách sạn của mình, và thu hồi
được vốn đầu tư chỉ trong 2 năm.
[
1
]
.

Như vậy các khách sạn trên thế giới đã áp
dụng những biện pháp tích cực nhằm bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất
lượng và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam
Các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách của nước ta rất quan
tâm đến vấn đề môi trường, BVMT nói chung, vấn đề BVMT du lịch nói riêng.
Những vấn đề lí luận như khái niệm, nguyên tắc BVMT được nhìn nhận từ các
góc độ khác nhau, song cũng khá thống nhất. Theo Hoàng Đức Nhuận (2000):
“Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô
sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và
sinh sản của sinh vật. Về cơ bản đồng tình với quan điểm trên, Lê Huy Bá (2009)
cho rằng “Môi trường là tập hợp các thành phần vật chất vô cơ, sinh vật và con

người cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất định.
Giữa chúng có sự tương tác với nhau theo nhiều chiều, mà tổng hòa các mối
tương tác đó sẽ quyết định lên chiều hướng phát triển của toàn bộ môi
trường

.[3, tr19].
Khái niệm chung về môi trường đã được cụ thể hoá với từng đối tượng
và mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, để thống nhất về mặt nhận thức,
chúng ta sử dụng định nghĩa của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đã ban hành.
Theo như Luật Bảo vệ Môi trường (2005) môi trường được hiểu là: “bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
[
2
]
.
Tất cả các học giả đều thống nhất coi môi trường là khái niệm dùng để
chỉ tất cả các yếu tố tự nhiên, vật chất, nhân tạo, xă hội bao quanh con người, có


[
1
]
Enviromemtal Action Pack for Hotels. International Hotel & Restaurant Association,
International Hotels Environment Initiative, United Nations Environment Programma,
Industry and Environment , 1995
[
2
]


Điều 3, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005

5

liên quan mật thiết với nhau và quan hệ tới đời sống của con người. Môi trường
là khái niệm “động”, nó luôn vận động, biến đổi dưới tác động của các nhân tố tự
nhiên, xă hội và nhân tạo có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và
phát triển của các cơ thể sống.
Khi bàn về vấn đề môi trường, các tác giả như Lê Văn Khoa (2002),
Nguyễn Thế Chinh (2003), Lê Huy Bá (2009), Phạm Trung Lương (2010) đều
đi sâu phân tích các thành phần của môi trường như thạch quyển, thủy quyển, khí
quyển, thổ quyển, sinh quyển
Thạch quyển
Thạch quyển hay còn được gọi là vỏ trái đất. Đây là phần rắn của trái đất
có độ sâu từ 0 đến 60km tính từ mặt đất và từ 0 đến 20km tính từ đáy biển. Thạch
quyển chứa đựng các yếu tố thành phần như các nguyên tố hoá học, các hợp chất
rắn vô cơ và hữu cơ.
Trong thạch quyển, các vật chất vô cơ, cấu tử đất liên kết với nhau trong
một không gian nhất định. Trong đó nước đóng vai trò quan trọng vì nó là dung
môi cho các phản ứng sinh hoá, lý học. Thạch quyển còn là nơi cho các vi sinh
vật phát triển. Sự có mặt của vi sinh vật cùng với các quá trình sống, trao đổi vật
chất và năng lượng của chúng làm cho đất trở nên màu mỡ hơn. Góp phần hình
thành nên các đặc tính lý hoá của các loại đất còn có sự tham gia của một số loài
động vật như côn trùng (kiến, mối, giun), các loài gặm nhấm Thạch quyển nói
chung là nơi mà nếu có sự biến động trong đó thì ít được nhận biết. Nó có khả
năng tự làm sạch cao và trạng thái để đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố môi
trường rất dễ dàng.
Khí quyển
Khí quyển là bộ phận quan trọng của môi trường được hình thành sớm
nhất trong quá trình kiến tạo trái đất. Khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với

chiều cao từ 0 đến 100km. Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt, áp
suất, mưa, nắng, gió, bão Khí quyển chia thành nhiều tầng theo độ cao tính từ
mặt đất như tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu và tầng ngoại quyển, mỗi

6

tầng có các yếu tố vật lý, hoá học khác nhau. Trong các tầng của khí quyển thì
tầng đối lưu có tầm quan trọng quyết định đến môi trường toàn cầu. Tầng này có
các thành phần: khoảng 79% là Nitơ, 20% Oxy, 0,93% Argon, 0,02% Neli,
0,03% Carbonic, 0,005% Heli, một ít Hydro. Ngoài ra còn có bụi, hơi nước, các
vi sinh vật … luôn hoạt động mà các quá trình vận chuyển và biển đổi của nó
tuân theo các chu trình năng lượng, chu trình vật chất trong môi trường nói
chung. Trong khí quyển luôn luôn diễn ra các hiện tượng gió, bão, phản xạ, mây
mưa, hiệu ứng nhà kính, suy thoái tầng ôzon Nói chung khí quyển rất nhạy
cảm với các biến động của môi trường.
Thủy quyển
Thuỷ quyển là nguồn nước ở tất cả các dạng trên trái đất bao gồm nước
trong không khí, trong đất, trong ao hồ, sông ngòi, đại dương, nước mưa, tuyết,
băng, nước ngầm, nước trong cơ thể sinh vật
Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km
3
, nhưng khoảng 97%
trong đó là ở đại dương, chỉ có 3% là nước ngọt nhưng lại tập trung phần lớn ở
các núi băng thuộc Bắc cực và Nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người
có thể sử dụng được chiếm tỷ lệ rất ít trong thuỷ quyển.
Nước là thành phần không thể thiếu được của môi trường toàn cầu và nó
đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống cho sinh vật, là yếu tố
quyết định đối với sự vận chuyển và trao đổi chất trong các thành phần môi
trường khác. Các quá trình vận chuyển và trao đổi chất này tuân theo các quy luật
nhất định. Trong thuỷ quyển luôn diễn ra các quá trình biến đổi vật chất và năng

lượng nên nước là một trong những thành phần tạo nên vật chất và sự sống cho
môi trường.
Sinh quyển
Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống từ vi sinh vật hoạt động đến các loại
động, thực vật, kể cả con người. Trong sinh quyển, các chu trình trao đổi vật chất
và năng lượng diễn ra liên tục. Các chu trình vật chất sinh - địa - hoá như: chu
trình đạm, chu trình lưu huỳnh, photpho…luôn đi đối với với các chu trình năng

7

lượng (năng lượng ánh sáng mặt trời và sự chuyển hoá năng lượng). Nhờ các chu
trình vật chất và năng lượng mà sinh vật luôn ở trạng thái “cân bằng động” và
nhờ đó mà sự sống trên trái đất luôn được duy trì và phát triển.
Thành phần của sinh quyển cũng tương tự như thành phần của các quyển
khác trên trái đất nhưng gần gũi với thuỷ quyển bởi các tế bào sống nói chung có
chứa 60-90% nước (Lê Văn Khoa, 2002).
Sự phân chia cấu trúc môi trường thành các quyển nói trên cũng rất
tương đối. Thực ra trong lòng mỗi quyển đều có mặt các phần quan trọng của
quyển khác và chúng bổ sung cho nhau rất chặt chẽ (Nguyễn Thế Chinh và nnk,
2003).
Như vậy, thành phần môi trường là một trong những yếu tố quan trọng
đối với con người và đối với du lịch. Khi nói đến lĩnh vực môi trường và công
tác BVMT thì có thể nói rằng chúng ta đã đi sau thế giới cả một thập kỷ. Tuy
nhiên Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng về công tác BVMT.
Vào năm 1981, Công bố Hiến pháp năm 1980, trong đó điều 36 thuộc
chương Chế độ kinh tế qui định trách nhiệm bảo vệ môi trường; tiến hành các
chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước về Phát triển và
Phân bố lực lượng sản xuất, tài nguyên và môi trường, quy hoạch môi trường
vùng Đông Nam Bộ …
Năm 1982, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội nghị Khoa học về “Bảo vệ

môi trường và tài nguyên thiên nhiên” và lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Ngày Môi
trường Thế giới 5/6 tại Nhà hát lớn - Thành phố Hà Nội.
Năm 1983, một trong những nội dung quan trọng liên quan đến công tác
BVMT là tiến hành Hội nghị quốc tế về Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
Bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Chương trình Tài nguyên và Môi trường.
Năm 1985, Ban hành nghị quyết số 246/HĐBT ngày 20/9/1985 của Hội
đồng Bộ trưởng về “Tăng cường công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài

8

nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”; tổ chức Hội nghị Khoa học về biển
với tiêu đề “Hướng ra biển”.
Năm 1987, Tiến hành Hội thảo quốc gia “Bảo vệ môi trường bằng pháp
luật”.
Năm 1988 Thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
và tổ chức hội thảo lần đều tiên về Đánh giá tác động môi trường.
Năm 1990, đã ban hành Pháp lệnh về Thuế Tài nguyên và tổ chức thành
công Hội nghị quốc tế về Môi trường và Phát triển bền vững tại Hà Nội, đồng
thời đã xây dựng hàng loạt các dự án về bảo vệ môi trường.
Năm 1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Bảo vệ Môi trường, Thành
lập Cục Bảo vệ Môi trường và cũng trong năm này Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của tổ chức IUCN. Tổ chức Đại hội lần thứ 2 Hội Bảo vệ Thiên
nhiên và Môi trường Việt Nam.
Năm 1997, Ban hành Nghị quyết số 05 của Quốc hội khoá X về tiêu
chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu
tư (một dạng đánh giá tác động môi trường “chiến lược”) và tổ chức Triển lãm
môi trường toàn quốc lần thứ nhất.
1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 36 - CT/TW về “Tăng cường công tác bảo
vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước” và tổ
chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ nhất.

Đến năm 2001, Chính phủ thông qua đề án “Đưa các nội dung bảo vệ
môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
Như vậy việc BVMT đã được các tổ chức quan tâm đối với tất cả các
lĩnh vực trong đó có lĩnh vực du lịch. Khi nói đến du lịch là nói đến môi trường
xanh, sạch, đẹp là một trong những yếu tố thu hút du khách. Vì vậy môi trường
du lịch được hiểu là: “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch” (chương 1, điều 4, luật Du
lịch 2005).

9

Nội dung công tác BVMT được quy định tại điều 3, luật BVMT (2005)
bao gồm: phòng chống ô nhiễm môi trường; phòng chống hạn chế tác động sự cố
môi trường; phòng chống hạn chế tai biến môi trường; hạn chế sự suy thoái và
bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc biệt là hệ sinh thái rừng, biển
Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã có một số các quy định về vấn đề liên
quan đến môi trường trong phát triển du lịch như:
Trong chương 1, điều 5 của luật Du lịch đã đề cập đến các nguyên tắc
phát triển du lịch là phát triển bền vững có kế hoạch, quy hoạch, đảm bảo hài hòa
giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Chương 2, điều 15, điều 16 và điều 18 đã nói
về các nguyên tắc tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, nói lên trách nhiệm
của cơ quan nhà nước trong việc tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Điều 19,
trong nội dung phát triển du lịch cũng đã có quy định về đánh giá tác động môi
trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường tại mục E.
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong du lịch, một số tỉnh thành
trong cả nước đã có những biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Thành
phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển lên đến 70km, cùng hàng loạt các khu du lịch
biển đã và đang hình thành, thành phố Đà Nẵng có lợi thế rất lớn để phát triển
kinh tế biển, trong đó có du lịch biển. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của nền
kinh tế và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của thành phố cũng đặt ra những vấn đề

nóng trong công tác bảo vệ môi trường. Danh thắng Ngũ Hành Sơn là một địa
điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với khung cảnh núi non hùng vĩ,
môi trường trong lành và làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng. Nhưng cùng
với thời gian và tác động của con người, tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây
đang báo động. Tuy nhiên dưới sự tham mưu của sở VHTT&DL, UBND thành
phố Đà Nẵng về việc quy hoạch du lịch đảm bảo sắp xếp lại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ, sản xuất trong khu du lịch và vùng quy hoạch để trong khu du
lịch không có các hoạt động kinh tế và dân sinh có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Tổ chức kiểm tra và phát hiện kịp thời các vi phạm; tổ chức ký cam kết BVMT
và an ninh trật tự Hằng năm sở du lịch hướng dẫn cho các doanh nghiệp du lịch

10

về các biện pháp thực hiện BVMT, tổ chức các đợt ra quân trong toàn ngành du
lịch như thứ 7 tình nguyện, tuần lễ xanh – sạch – đẹp.
[
3
]

Như vậy ngoài các định nghĩa, khái niệm, quan điểm và các nhận định về
môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường còn có các giáo trình, đề tài
nghiên cứu về ô nhiễm môi trường biển của các tác giả như: “bảo vệ môi trường
biển” Nguyễn Hồng Thao, của nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2004 đã đề cập
đến ô nhiễm môi trường biển, các nguyên nhân gây ô nhiễm, các điều ước quốc
tế và khu vực Đông Nam Á về vấn đề ô nhiễm môi trường biển, các chiến lược,
hoạt động liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam. Có sách viết về “nghiên cứu
hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường vùng ven biển Việt Nam” của tiến
sĩ Lê Kim Dung, viện chiến lược và phát triển.
Bên cạnh đó, tác giả Lê Huy Bá và Tạ Xuân Tề đã có đề tài khoa học về
môi trường là “Khảo sát đánh giá ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch,

khách sạn, nhà nghỉ và sinh hoạt của cư dân ven biển Bình Thuận, tìm giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm và phát triển bền vững du lịch Bình Thuận”. Thông qua việc
nghiên cứu đề tài, tác giả muốn mang lại nhiều đóng góp mang tính chất thực
tiễn nhằm điều tra đánh giá tiềm năng vừa phát triển du lịch ven biển, vừa bảo vệ
tài nguyên đồng thời đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm và giải pháp bảo
vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Như vậy, công trình đã đi sâu
nghiên cứu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường mà các cơ sở kinh doanh du
lịch, sinh hoạt của cư dân ven biển và các cơ sở kinh doanh khác đã thải các chất
thải ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển đặc biệt là
các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và sinh hoạt của cư dân sống gần biển qua việc
lấy các mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải và rác thải của các cơ sở kinh
doanh du lịch ở ven biển.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài cụ thể nào đề cập đến hoạt động bảo vệ
môi trường du lịch của người dân địa phương, doanh nghiệp và du khách mà chỉ


[
3
]
Sổ tay hướng dẫn BVMT du lịch (2009), bộ VHTT&DL, NXB Thế Giới, Hà Nội


11

giới hạn nghiên cứu ở khía cạnh, các nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng gây ô
nhiễm môi trường biển Bình Thuận. Trên cơ sở thu thấp tài liệu, sự tham khảo ý
kiến của thầy hướng dẫn và những kinh nghiệm khi đi khảo sát thực tế thì việc
nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần tăng cường công tác bảo vệ môi

trường du lịch ở các dải ven biển Việt Nam nói chung và dải ven biển tại khu vực
Hàm Tiến, Mũi Né tỉnh Bình Thuận nói riêng.
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan.
Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn
chuyên gia, điều tra xã hội học để bổ sung thông tin.
Đánh giá thực trạng hoạt động BVMT tại dải ven biển Hàm Tiến, Mũi Né
của các thành phần liên quan.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động BVMT tại dải ven biển
Hàm Tiến, Mũi Né.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động bảo vệ môi trường du
lịch.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của luận văn,
đề tài xin giới hạn ở một số vấn đề liên quan đến BVMT tự nhiên của các chủ thể
tổ chức hoạt động du lịch ở Hàm Tiến Mũi Né.
Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những hoạt động
diễn ra tại hai phường Hàm Tiến, Mũi Né.

12

Phạm vi về thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này
được giới hạn khi du lịch Bình Thuận chính thức phát triển từ năm 2000 đến năm
2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau đã được sử dụng:
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp bao gồm:

Đề tài sưu tầm các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu từ các tài liệu, các
giáo trình, đề tài nghiên cứu, các bài báo viết về BVMT du lịch của các tác giả
như: Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Kim Nga, Nguyễn Đình Hòe, Lê Huy
Bá….
Đề tài thu thập các dữ liệu thứ cấp có liên quan đến du lịch tại Hàm Tiến,
Mũi Né như: các đề tài nghiên cứu về du lịch Hàm Tiến, Mũi Né, các số liệu
thống kê về Hàm Tiến, Mũi Né (sở VHTT&DL, sở TN&MT…)… số liệu được
thu thập qua niên giám thống kê Bình Thuận, UBND phường Hàm Tiến, UBND
phường Mũi Né.
Đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp bằng các phương pháp nghiên cứu như:
khảo sát thực địa, phỏng vấn, bảng hỏi.
Phương pháp khảo sát thực địa. Phương pháp này giúp cho tác giả có trải
nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Đã tiến hành đi khảo sát thực tế 3 đợt vào
các ngày 30/04/2012 đây là thời gian tập trung rất nhiều khách du lịch Việt Nam;
ngày 21/06/2012, đây là mùa thấp điểm nhất trong năm và ngày 24/12/2012, đây
là thời điểm vào mùa du lịch cao điểm của khách nước ngoài tại khu vực này.
Qua đó thấy được các hoạt động phục vụ khách du lịch của các CSLT, các resort
đã có những hướng dẫn BVMT cho khách du lịch tại các thời điểm nói trên và
thấy được phần nào sự quản lý của CQCN, nhận thức của du khách, người dân và
nhân viên du lịch và các chủ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động bảo vệ môi
trường và đúc kết các bài học, đồng thời có những biện pháp khắc phục hợp lý.

13

Phương pháp phỏng vấn. Để có được những nhận định khách quan, tác
giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn.
Đối tượng phỏng vấn là những chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết về
công tác BVMT du lịch ở Hàm Tiến, Mũi Né như: ông Trần Văn Bình –GĐ Mũi
Né Nhỏ resort – kiêm PCT Hiệp hội Du lịch Bình Thuận; ông Huỳnh Giác –
Giám đốc sở TN&MT, ông Trần Cao Vinh – chuyên viên sở VHTT&DL.

Ông Trần Văn Bình – Giám đốc Mũi Né Nhỏ resort kiêm PCT HHDL
Bình Thuận đã cung cấp các thông tin về hoạt động BVMT của các CSLT trên
địa bàn như: cam kết BVMT của các CSLT, vấn đề thực hiện BVMT của nhân
viên
Phỏng vấn GĐ sở TN&MT là ông Huỳnh Giác về việc thực hiện các biện
pháp lắp đặt hệ thống xử lý chất thải của CSLT và việc xử lý vi phạm cam kết
BVMT trong du lịch.
Ông Trần Cao Vinh chuyên viên sở VHTT&DL, cung cấp các thông tin
về tham mưu các văn bản về lĩnh vực BVMT và việc thanh, kiểm tra công tác
BVMT định kỳ đối với các CSLT.
Phương pháp bảng hỏi. Để có được sự đánh giá về công tác BVMT du
lịch ở địa bàn nghiên cứu một cách khách quan, tác giả đã dùng bảng hỏi để điều
tra về các hoạt động BVMT du lịch ở Hàm Tiến, Mũi Né.
Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ làm việc tại các sở, ban ngành của
CQQLNN về du lịch, cán bộ nhân viên làm việc tại các resort, cộng đồng và du
khách.
Đối tượng phỏng vấn thứ nhất là cán bộ làm việc tại các sở như: văn
phòng nhân dân tỉnh, huyện, sở VHTT&DL, sở TN&MT. Số lượng phiếu điều
tra là 35, số lượng phiếu thu về là 30. Nội dung chủ yếu là việc ban hành các văn
bản, việc quản lý theo dõi và giám sát và kiểm tra việc thực hiện việc BVMT
trong các CSLT và công tác tuyên truyền.

14

Đối tượng được phỏng vấn thứ hai là cán bộ quản lý của các resort vì
những người này có vai trò quan trọng trong việc thực thi các quy định BVMT
mà nhà nước đề ra. Nội dung được đề cập đến là việc tuyên truyền cho nhân viên
và du khách về những khuyến cáo về BVMT, việc thực thi pháp luật của doanh
nghiệp về xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, việc tiết kiệm điện, nước
trong hoạt động kinh doanh du lịch. Số lượng phiếu điều tra là 45 và số phiếu thu

về là 42.
Đối tượng thứ ba chính là một số nhân viên làm việc trực tiếp tại các bộ
phận dễ gây nên những tác động đến môi trường như: nhân viên phục vụ ở bộ
phận nhà hàng, buồng, bếp Số lượng phiếu phát ra cho nhân viên là 250 phiếu
và số lượng thu về là 191 phiếu. Nội dung chủ yếu là sự hiểu biết về việc thực
hiện việc tiết kiệm điện, nước, sự tuyên truyền về BVMT của doanh nghiệp đối
với nhân viên tại các bộ phận có liên quan.
Đối tượng phỏng vấn thứ tư là du khách đến từ các nước như: Nga, Pháp,
Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam và một số các thị trường khách khác. Đây là thị
trượng trọng điểm đến với khu vực dải ven biển Hàm Tiến Mũi Né trong suốt
thời gian qua. Số lượng phiếu phát ra là 250, số lượng phiếu thu vào là 191
phiếu. Nội dung chủ yếu là sự nhận thức và việc thực hiện tuyên truyền của
CSLT đối với khách du lịch về hoạt động BVMT như: các khuyến cáo, các chỉ
dẫn về việc BVMT
Một thành phần rất quan trọng trong công tác thanh tra là cộng đồng. Đề
tài chỉ giới hạn ở các cộng đồng trực tiếp có hoạt động kinh doanh phục vụ khách
du lịch như bán các mặt hàng nước giải khát, ăn uống hay một số người dân bán
hàng rong quanh khu vực ven biển với số lượng phiếu phát ra là 250 và số phiếu
thu vào 191. Nội dung chủ yếu là việc thực hiện các quy định của pháp luật về
BVMT, sự nhận thức về công tác tuyên truyền của CQCN
Trong quá trình điều tra bằng phương pháp bảng hỏi, số lượng phiếu phát
ra và thu vào có sự chênh lệch do những khó khăn về mặt thời gian, công việc và
thời gian lưu trú của khách du lịch và một số bảng hỏi trả lời sai quy cách.

15

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính của luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về môi trường du lịch

Chương 2. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm
Tiến, Mũi Né – Bình Thuận
Chương 3. Giải pháp tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven
biển Hàm Tiến, Mũi Né.

16


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH
1.1. Khái niệm
1.1.1 Môi trường
Hiểu theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội và nhân văn. Vì vậy môi trường có tầm quan trọng đối với đời sống
con người. Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với môi trường, môi
trường tạo không gian sống cho con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần
thiết cho sự sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng, hấp thụ
và trung hòa các chất thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người.
Trong phạm vi luận văn này, môi trường được hiểu theo chương 1, điều 3, Luật
BVMT của Việt Nam, 2005: “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như vật lý, hóa học, sinh
học….Các nhân tố này được xem như là thành phần cơ bản của môi trường,
chúng hình thành và phát triển theo những quy luật của tự nhiên vốn có và nằm
ngoài khả năng quyết định của con người và con người chỉ có thể tác động tới
chúng ở một chừng mực nào đó. Như vậy môi trường là một khái niệm bao gồm
các yếu tố tự nhiên, vật chất và nó có ảnh hưởng đến đời sống con người.
1.1.2. Môi trường du lịch
Môi trường du lịch tự nhiên: là một bộ phận cấu thành nên môi trường du
lịch nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên (hữu cơ) và không sống

vô cơ. Môi trường tự nhiên có thể chưa bị, hay nói đúng hơn ít bị tác động của
con người và cũng có thể bị con người biến đổi, cải tạo ở những mức độ khác
nhau, song vẫn bảo tồn một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát
triển. Môi trường du lịch tự nhiên là toàn bộ không gian lãnh thổ bao gồm các
yếu tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, hệ thống động vật trên cạn và dưới

17

nước…. và các công trình kiến trúc cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt
động du lịch. Môi trường du lịch tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển
và đa dạng hóa các hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển các khu du
lịch. Các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên là điều kiện cần thiết cho
các hoạt động du lịch và có sức hấp dẫn lớn đối với du lịch, chính vì vậy được
trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch.
Môi trường kinh tế – xã hội: là các nhân tố chủ yếu cần được xem xét là
thể chế, chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ
sở hạ tầng, môi trường đô thị và công nghiệp, mức sống của người dân, tổ chức
xã hội và quản lý môi trường.
Môi trường văn hóa – xã hội: là một bộ phận của môi trường du lịch liên
quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân cư, dân
tộc, là truyền thống, quan hệ cộng đồng, các yếu tố về lịch sử văn hóa….Khi
chúng ta đứng trên quan điểm môi trường thì đó là những yếu tố tích cực của môi
trường du lịch bởi vì đây không chỉ là đối tượng của du lịch mà còn là yếu tố tạo
sự hấp dẫn của môi trường du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn
truyền thống của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển
các yếu tố văn hóa, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhân văn ở các điểm du
lịch cũng chính là những phương diện hữu hiệu nhằm nâng cao các giá trị nhân
văn, tăng điều kiện thuận lợi để thu hút du khách.
Đề cập đến môi trường du lịch, chương 1, điều 4, luật Du lịch (2005) đã
có định nghĩa: “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch”.
Như vậy môi trường du lịch rất phức tạp, khó có một công trình nào đề
cập đến hết khía cạnh của nó. Vì vậy, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân
tích việc bảo vệ môi trường tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
1.1.3. Bảo vệ môi trường du lịch
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống con người được nâng cao và ngày
càng quan tâm đến điều kiện an ninh, an toàn và sức khỏe thì xu hướng khách

×