Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.9 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THU HIỀN



Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn










Hà Nội – 2006


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay việc đi du lịch đã trở thành nhu cầu quen thuộc không thể
thiếu được trong đời sống - văn hoá - xã hội của mỗi con người. Nhờ sự phát


triển của khoa học kĩ thuật và các phương tiện giao thông vận tải, việc đi lại
từ nơi này đến nơi khác dễ dàng hơn, điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu đi
du lịch của mọi người cũng ngày càng tăng.
Nhiều nước đã coi du lịch như một phương tiện tạo cầu nối giữa các
vùng trong nước với nhau và giữa nước mình với bạn bè quốc tế, thực hiện
chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Phát triển du lịch tạo
sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, xây dựng tình hữu nghị và gìn giữ hoà
bình, tạo công ăn, việc làm cho xã hội.
Như vậy du lịch đóng vai trò và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời
sống chính trị - kinh tế - xã hội không chỉ cho riêng Việt Nam mà còn cho tất
cả các nước trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng đó của du lịch đối
với sự nghiệp phát triển của đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX và X đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới toàn diện và có hiệu quả nhằm thực
hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tiếp
tục xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hoá – Hiện đại
hoá. Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng yêu cầu và phù hợp với
tiềm năng còn rất lớn của nƣớc ta và xu hƣớng phát triển chung của thế
giới; Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bƣớc phát triển
vƣợt bậc của khu vực dịch vụ. Ƣu tiên phát triển các ngành dịch vụ có
tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất


2


lƣợng các ngành dịch vụ truyền thống nhƣ vận tải, thƣơng mại, du lịch,
ngân hàng, bƣu chính - viễn thông…
Theo định hướng đó, thủ đô Hà Nội với vị thế là trung tâm văn hoá-
kinh tế - chính trị của cả nước, phấn đấu đến năm 2010, ngành dịch vụ phải

chuyển dịch để chiếm tỷ trọng cao trong GDP của toàn thành phố. Muốn vậy
Hà Nội phải đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, trong đó ngành du lịch
phải phát triển nhanh để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực
thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển theo.
Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến, là một trong những trung tâm du
lịch trọng điểm của cả nước. Vùng đất có tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt là
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú với rất nhiều danh lam thắng
cảnh hấp dẫn. Mặc dù vậy, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với
tiềm năng và vị trí vốn có của nó, trình độ còn thấp so với thủ đô một số nước
trong khu vực, hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch chưa cao, nhận thức về du
lịch của các ngành, các cấp còn nhiều bất cập.
Theo tinh thần của nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ thành phố Hà
Nội với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Công nghiệp - Dịch vụ -
Nông nghiệp sang Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, trong đó du lịch
được xác định là ngành kinh tế trọng điểm của thành phố.
Vấn đề đặt ra là làm như thế nào để du lịch Hà Nội phát huy được hết
thế mạnh của mình để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn? Vì vậy tác giả chọn
đề tài “Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm đánh giá thực trạng của du lịch
Hà Nội, đặc biệt tình hình phát triển du lịch Hà Nội trong những năm gần đây.
Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm phát huy các thế mạnh sẵn có của Thủ


3


đô, đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn từ nay đến năm
2010 và những năm sau.


3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu tài cơ sở để đưa du lịch Hà Nội thanhg ngành kinh tế mũi
nhọn.
- Các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng và tạo điều kiện cho du lịch
Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu về tiềm năng và các yếu tố phát triển du
lịch trên địa bàn Hà Nội.
Về thời gian: Tập trung phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch
Hà Nội giai đoạn từ 2000 - 2005. Qua đó đề xuất các giải pháp phát triển du
lịch Hà Nội trong thời gian tới.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp: Thu thập thông tin tư liệu, xử lý số
liệu thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và diễn giải.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương:
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH KINH TẾ MŨI
NHỌN VÀ CƠ SỞ ĐỂ DU LỊCH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HÀ NỘI
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƢA DU LỊCH HÀ NỘI
THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN


4



CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH KINH TẾ
MŨI NHỌN VÀ CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI
THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

1.1 Khái niệm và tiêu chí của ngành kinh tế mũi nhọn
1.1.1 Khái niệm ngành kinh tế mũi nhọn
Ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những ngành quan trọng bậc nhất
trong chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc dân của một nƣớc trong một giai đoạn
phát triển nhất định. Đó là những ngành kinh tế có tiềm năng tăng trƣởng cao, có
thị trƣờng rộng, tạo đƣợc nguồn tích luỹ lớn và góp phần thúc đẩy các ngành kinh
tế khác phát triển theo với việc phát triển yếu tố con ngƣời [25, tr.4].

1.1.2. Tiêu chí của ngành kinh tế mũi nhọn
Về nguyên tắc, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiệu quả
luôn luôn là tiêu chuẩn cơ bản nhất để lựa chọn ngành mũi nhọn. Việc xa rời
nguyên tắc này đồng nghĩa với việc phủ nhận trên thực tế vai trò điều tiết của
cơ chế thị trường, đặc biệt là vai trò trong việc phân bố các nguồn lực. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra là: cần hiểu khái niệm hiệu quả như thế nào cho thích
hợp? Trên quan điểm ngắn hạn hay dài hạn? Tương quan giữa hiệu quả kinh
tế thuần tuý và hiệu quả kinh tế – xã hội trong đó là như thế nào? Có 3 điểm
đáng lưu ý:
Thứ nhất, hiệu quả phải được xét trên quan điểm dài hạn, và cần được
coi là tiêu chuẩn chủ đạo. Điều đó không có nghĩa là bỏ qua những lợi ích
ngắn hạn. Song khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao, lâu bền như là mục
tiêu hàng đầu thì việc ưu tiên bất cứ ngành nào trong giai đoạn đầu trước hết
cũng phải nhằm mục đích tạo dựng cơ sở tăng trưởng vững chắc cho toàn bộ


5



nền kinh tế ở giai đoạn sau, hướng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
tế và trình độ công nghệ – kỹ thuật của đất nước.
Thứ hai, để đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội bền vững theo một mô
hình nhất định, rõ ràng không thể chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế thuần tuý
(được đo bằng khối lượng lợi nhuận hay hiệu suất vốn đầu tư), mà các tiêu chí
dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội như mức độ tạo công ăn việc làm,
phân phối lợi ích do tăng trưởng mang lại cho các tầng lớp dân cư khác nhau
đặc biệt là cho nông dân vv,… cũng cần được tính đến như là những tiêu chí
chủ yếu. Trên quan điểm dài hạn, không hề có sự đối lập hay loại trừ lẫn nhau
giữa các tiêu chí này. Kinh nghiệm phát triển của các nền kinh tế tăng trưởng
cao ở châu Á cho thấy, hai yếu tố trên về cơ bản có tác động cùng chiều và
thúc đẩy lẫn nhau. Ở cấp độ cao hơn, chúng ta còn có thể nói rằng hiệu quả
kinh tế cũng như lợi ích tăng trưởng chỉ có thể đạt mức tối đa khi nó cùng
chung một mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội.
Thứ ba, những ngành được lựa chọn để ưu tiên phát triển đó phải là
ngành có hệ số tác động cao đến sự phát triển của tương lai nhiều ngành khác.
Nói cách khác, ngành ưu tiên phát triển sẽ phải đạt mức tăng trưởng cao, phải
kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành liên quan không nằm trong diện ưu
tiên. Đây được coi là tiêu chuẩn chung bắt buộc để lựa chọn ngành mũi nhọn.
Xuất phát từ đó, câu hỏi cụ thể hơn cần được trả lời là: những tiêu chí
chính xác định ngành mũi nhọn là gì? Theo các chuyên gia kinh tế thì các tiêu
chí chính để chọn ngành kinh tế mũi nhọn được xem xét trong thực trạng phát
triển ngành hiện có và xu thế phát triển trong tương lai, đó là các ngành mà:
- Có đóng góp cao trong GDP và trong giá trị gia tăng (chiếm tỷ trọng
lớn) và có khả năng tích luỹ cao.


6



- Trong hiện tại và trong tương lai có tác động thúc đẩy các ngành
khác tạo đà cho tăng trưởng chung, tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo
hướng tích cực.
- Có điều kiện sử dụng nguyên liệu trong nước.
- Tận dụng được lao động hiện có, thúc đẩy phát triển lao động kỹ thuật.
- Có thị trường rộng lớn ở trong và ngoài nước.
Các tiêu chí trên có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Tất cả
chúng đều hướng tới những mục tiêu dài hạn của nền kinh tế: Tăng trưởng
nhanh với hiệu quả sử dụng vốn cao, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ (được coi
là nguồn lực khan hiếm bậc nhất hiện nay) và tạo nhiều công ăn việc làm cho
xã hội theo đinh hướng tăng trưởng đã lựa chọn.
Trong nền kinh tế mở, các ngành mũi nhọn đều phải đặt vào mình vào
môi trường cạnh tranh quốc tế và khu vực để tồn tại. Điều này đòi hỏi với tất
cả các ngành mũi nhọn phải có biện pháp thích ứng nhằm thay thế nhập khẩu
cũng như phải có công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế và khu
vực. Ngoài ra, cùng với việc xác định ngành mũi nhọn, cần chỉ ra xu thế phát
triển và đặc trưng các giai đoạn phát triển đó:
- Ngành công nghiệp “mặt trời lặn” (còn gọi là ngành không có tương
lai), đó là những ngành đang mất đi khả năng mang lại lợi nhuận trong tương
lai, mặc dù có thể các ngành này trước đây đã từng đem lại lợi nhuận cao, giữ
vai trò quan trọng cho quốc gia.
- Ngành “mặt trời mọc”, là những ngành tiên tiến về kỹ thuật sản xuất,
có hàm lượng trí tuệ cao, đang từng bước có những đóng góp lợi nhuận lớn,
giữ vai trò quan trọng cho quốc gia trong tương lai.
Trên đây là các tiêu chí chính xác định ngành mũi nhọn trong cơ cấu
kinh tế chung. Việc đề xuất các tiêu chí đó dựa trên nguyên tắc tối cao là bảo


7



đảm sự thống nhất giữa mục tiêu và các điều kiện phát triển hiện thực của đất
nước trên quan điểm dài hạn.

1.1.3. Các yếu tố để hình thành ngành kinh tế mũi nhọn
Xác định ngành mũi nhọn là quá trình phân tích, đánh giá những
thuận lợi của các ngành trong điều kiện hiện tại và triển vọng trong trung
hạn cũng như dài hạn, xem xét vai trò hiện nay và tương lai của ngành đó
trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế, trên cơ sở đó chọn ra những
ngành có cơ hội tốt nhất để phát triển trong tương lai và đề ra các chính
sách đảm bảo những nguồn lực khan hiếm và nguồn lao động của đất
nước. Theo TS. Vũ Đình Thuỵ (1996), để hình thành ngành kinh tế mũi
nhọn phải dựa trên các yếu tố sau:
Một là: Dựa trên yếu tố lợi thế tài nguyên. Do đặc tính riêng nên lợi
thế tài nguyên luôn được coi là tiền đề cơ bản và là yếu tố đầu tiên để lựa
chọn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn ở một nước. Ngày nay nhiều nước
trên thế giới, nhờ biết tập trung đầu tư khai thác lợi thế tài nguyên, khí hậu,
vị trí địa lý, truyền thống văn hoá… tạo ra những sản phẩm độc đáo, phát
triển thành công ngành kinh tế mũi nhọn.
Hai là: Yếu tố thị trƣờng. Sản phẩm của ngành kinh tế mũi nhọn cũng
như sản phẩm của các ngành kinh tế khác, muốn được xã hội công nhận phải
thông qua việc trao đổi, mua bán nhằm thực hiện quá trình tái sản xuất. Xét
trên góc độ đó, thị trường là nơi cung cấp các yếu tố thực hiện sản xuất các
sản phẩm của ngành kinh tế mũi nhọn. Mặt khác, thị trường còn là nơi tiêu
thụ sản phẩm của ngành kinh tế này. Do đó, nó phải là yếu tố hình thành
ngành kinh tế mũi nhọn.
Ba là: Yếu tố hiệu quả: Một yêu cầu quan trọng của ngành kinh tế mũi
nhọn là tạo được nguồn tích luỹ lớn và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát



8


triển. Như vậy hiệu quả phải được xem là một yếu tố quan trọng làm căn cứ
để xác định ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong thời đại hiện nay, hiệu quả không chỉ được tính ở mặt kinh tế mà
còn phải tính đến những tác động của nó đến mặt xã hội, có như vậy thì tăng
trưởng của ngành này mới thực sự bền vững và lâu dài [25, tr.4].

1.2. Cơ sở để phát triển Du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn
Dựa trên các phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy Hà Nội đã hội tụ
được gần như đầy đủ các yếu tố để có thể đưa ngành du lịch phát triển thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi vì:
1.2.1. Du lịch là một ngành có hiệu quả trong các ngành kinh tế của
Hà Nội
Trong những năm qua, nền kinh tế Thủ đô Hà Nội cùng cả nước đạt
được nhiều chuyển biến tích cực. Với chính sách mở cửa, tăng cường hội
nhập nền kinh tế quốc gia vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế, các hoạt
động kinh tế đối ngoại của Việt Nam có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, ngành du
lịch đó phỏt triển rất nhanh và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cả
nước nói chung cũng như Hà Nội nói riêng. Du lịch Hà Nội đã và đang khẳng
định vị trí quan trọng của mình trong quá trình hội nhập với trào lưu phát triển
du lịch của khu vực và thế giới, từng bước đưa thành phố trở thành một trung
tâm du lịch tầm cỡ trong khu vực.
Ngành du lịch đã đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào GDP của thành
phố. Du lịch Hà Nội đã phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới hấp dẫn,
mức tăng trưởng cao, liên tục, doanh thu tăng bình quân 16%/năm. Năm 2004
du khách đến Hà Nội lên đến 4,45 triệu lượt người, trong đó có 950.000
khách quốc tế, tăng 12% so với năm 2003 và có 3,5 triệu khách nội địa, tăng

15,5% so với năm 2003. Doanh thu du lịch đạt 5.300 tỉ đồng, tăng 16%, nộp


9


ngân sách tăng 14%. Đến năm 2005 Hà Nội đón được 5,34 triệu lượt khách
du lịch, trong đó có 1.109.000 khách quốc tế, tăng 11,7% so với năm 2004 và
3,6 triệu khách nội địa, tăng 3% so với năm 2005, đem lại doanh thu khoảng
16.440 tỷ đồng. Theo thống kê chưa đầy đủ thì tỷ trọng của ngành du lịch
trong lĩnh vực dịch vụ trong 5 năm trở lại đây ước tính đạt 8 – 10%[18].
Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ thành phố Hà Nội lần thứ
XIII, từ năm 2001 đến năm 2005, kinh tế Hà Nội đã tăng trưởng với tốc
độ khá cao và tương đối ổn định: GDP trong 5 năm 2001- 2005 tăng bình
quân là 11,12%. Năm 2005, GDP của Hà Nội tăng 11,16%. Tỉ trọng GDP
của Hà Nội trong GDP của cả nước đã tăng từ 5,5% năm 1990, lên 8,2%
năm 2005. Tỉ trọng GDP của Hà Nội trong GDP của vùng đồng bằng sông
Hồng tăng tương ứng từ 33,9% lên 47% [31].

Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế Hà Nội trong những năm 2001-2005
Năm
Chỉ tiêu(%)
2001
2002
2003
2004
2005
BQ2001
-2005
Tổng số

100
100
100
100
100
100
1. Công nghiệp mở rộng
36,8
38,8
40,4
40,6
40,8
40,5
2. Dịch vụ
60,5
58,8
57,2
57,4
57,5
57,5
3. Nông nghiệp
2,7
2,4
2,4
1,9
1,7
2
Nguồn: [31, tr.116]
Theo bảng trên ta thấy tỷ trọng công nghiệp năm 2001 là 36,8%, năm
2002 là 38,8%, năm 2005 là 40,8%. Tỉ trọng các ngành dịch vụ từ 60,5% năm

2001 xuống còn 57,5% năm 2005. Tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 2,7%
năm 2001 xuống còn 1,7% năm 2005. Mặc dù tỉ trọng các ngành dịch vụ ở Hà
Nội có sự thay đổi hàng năm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu
GDP ở Hà Nội, và trong đó du lịch chiếm một phần rất lớn của dịch vụ.



10


1.2.2. Du lịch phát triển góp phần thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác
phát triển
Nhờ sự phát triển của ngành du lịch mà trong những năm trở lại đây, cơ
cấu nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội đã có nhiều thay đổi, người nông
dân đã dần chuyển sang sản xuất các loại hàng hoá nông sản phục vụ cho
ngành du lịch, khách sạn. Nhiều cánh đồng rau sạch ở Thanh trì và Đông Anh
đã được quy hoạch, đầu tư đem lại lợi nhuận cao. Phát triển du lịch làm cho
đời sống nhân dân ngoại thành được nâng cao, góp phần khôi phục các làng
nghề thủ công, nhiều nét văn hoá cổ truyền dân tộc được phát huy thông qua
những hội làng truyền thống.
Thực tế cho thấy, từ nhiều năm trở lại đây sự phát triển không ngừng
của ngành du lịch đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách ví dụ như các ngành hàng không,
giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, ngân hàng, thủ công
nghiệp
- Về lĩnh vực vận chuyển: Trước năm 2000, ở Hà Nội chỉ có một số
công ty cho thuê xe với số lượng xe rất ít, không quá 20 xe một công ty.
Nhưng từ năm 2001 trở đi cùng với sự gia tăng nhanh chóng của lượng khách
du lịch nhiều công ty vận tải đã mạnh dạn đầu tư mua mới nhiều loại xe để
đáp ứng tối ưu nhu cầu chuyên chở khách du lịch. Hiện Hà Nội có khoảng 90

doanh nghiệp chuyên kinh doanh vận chuyển khách du lịch, trong đó hơn 20
công ty có số lượng hơn 100 đầu xe. Ví dụ như công ty Liên doanh vận tải
ABC, công ty Hải Vân, Transerco…
Ngành hàng không cũng không ngừng tăng các chuyến bay, mở các
đường bay mới và mua sắm các thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại
ngày càng tăng của du khách. Năm 2001 đã mở thêm tuyến bay Hà Nội –
Moscow, Vân Nam, Bắc Kinh; tháng 6/2002: Hà Nôi- Tôkyô, năm 2003 mở


11


tuyến Hà Nội – Franfurk… Theo trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Xuân
Hiển, Tổng Giám Đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airline
thì: “năm 2004 Vietnam Airline đã ký hợp đồng mua 10 máy bay Airbus và
sắp tới tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 4 chiếc Boeing 7E7”.
Ngành đường sắt cũng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ
hành khách, rút ngắn thời gian chạy tầu, nâng cấp các toa tầu đồng thời đóng
mới và đưa vào phục vụ nhiều đoàn tàu du lịch chất lượng cao. Ví dụ như
riêng tuyến Hà Nội – Loà Cai trong vòng 5 năm (từ năm 2000 đến 2005) đã
có 5 toa tàu du lịch chất lượng cao được đưa vào phục vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch đi tham quan Sapa: Tàu Victoria, Tulico, Ratraco, TSC,
North Star. Hoặc như tầu Thống Nhất Bắc – Nam đã rút ngắn hành trình
xuống còn 30 tiếng…
- Du lịch thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển: Du lịch phát triển cũng
đã tạo ra thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển không ngừng bởi vì du lịch
bao giờ cũng kéo theo việc tiêu dùng dịch vụ tại chỗ (ăn uống, lưu trú) và
mua sắm đồ lưu niệm. Ngoài ra nhiều dịch vụ cao cấp mới cũng xuất hiện
song song với sự phát triển của ngành du lịch như dịch vụ tài chính ngân
hàng, dịch vụ du lịch tìm kiếm cơ hội đầu tư (Businesse Tour), hội thảo,

chơi gofl, nghỉ dưỡng chất lượng cao… Do đó đã có nhiều trung tâm
mua sắm và vui chơi giải trí đã được đầu tư xây dựng tại Hà Nội và các
vùng lân cận: Vincom Tower, Tràng tiền Plaza, sân Gofl Chí Linh,
Đồng Mô, hoặc khu nghỉ dưỡng V- resort ở Hoà Bình…
- Du lịch góp phần khôi phục lại nhiều nghề truyền thống: Quá trình
đô thị hoá đã làm cho nhiều làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng,
các phường rối nước, nghề làm tranh dân gian ở Hàng Trống… bị mai một.
Nhưng nhờ có sự phát triển cuả du lịch mà nhiều nghề thủ công mỹ nghệ
truyền thống của dân tộc ta được khôi phục. Giờ đây du khách có thể đến


12


thăm làng gốm Bát Tràng vừa xem cách làm gốm sứ truyền thống vừa có thể
mua những món đồ lưu niệm hợp với sở thích của mình. Và một lượng lớn
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như đồ sơn mài, gốm, tơ lụa… đã được xuất
khẩu đi khắp năm châu theo chân của du khách, nhiều phường rối nước đã
được tái lập và thường xuyên biểu diễn phục vụ du khách.
- Du lịch còn thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ gia tăng: Nhờ việc tiêu dùng
của du khách nước ngoài mà phần lớn các sản phẩm dịch vụ bán cho họ đã
được coi như xuất khẩu tại chỗ. Thực tế cho thấy việc bán các dịch vụ lữ
hành, khách sạn, các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp phục vụ
khách du lịch… đã góp phần đem về một lượng ngoại tệ rất lớn cho đất nước,
tiết kiệm được nhiều chi phí cho các khâu trung gian như vận tải biển, lưu kho
bãi, phí hải quan… Theo tính toán của công ty Easy property, năm 2005 Hà
Nội có thể thu được 692 triệu USD nhờ dịch vụ du lịch.

1.2.3 Du lịch phát triển tạo việc làm cho xã hội
Du lịch Hà Nội phát triển còn góp phần giải quyết công ăn việc

làm cho xã hội, đã tạo được việc làm cho rất nhiều lao động. Vì tính đặc
thù của ngành mà nhiều đối tượng đã tìm được công ăn việc làm trong
ngành du lịch: Từ lao động chân tay phổ thông (như lau dọn buồng
phòng, nhân viên massage…) đến các công việc đòi hỏi trình độ chuyên
môn cao (như điều hành tour, marketing, quản lý khách sạn, nhà
hàng…). Tính đến hết năm 2005, số lao động trực tiếp trong ngành du
lịch Hà Nội vào khoảng 30.000 người ngoài ra còn có hàng trăm ngàn
lao động gián tiếp khác [18].

1.2.4 Hà Nội có một thị trường khách du lịch rộng lớn
Là thủ đô, trung tâm văn hoá, chính trị, khoa học, kinh tế của cả nước,
nơi có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng nên Hà Nội luôn


13


là một trong những thành phố đựơc viếng thăm nhiều nhất bởi cả khách du
lịch trong nước và quốc tế.
- Khách du lịch nội địa: Hàng năm Hà Nội đón khoảng 4 đến 5 triệu
lượt khách du lịch nội địa đến từ khắp các tỉnh thành. Không ai là người Việt
Nam lại không mong ước một lần được đến thăm Hà Nội.
Không những chỉ đón du khách các nơi đến với Hà Nội mà Hà Nội còn
là một trong hai trung tâm gửi khách lớn nhất của cả nước (chỉ sau Thành phố
Hồ Chí Minh). Thực tế với dân số khoảng 4 triệu người, phần lớn họ có thu
nhập cao hơn các tỉnh thành khác và được hưởng nhiều kỳ nghỉ trong năm
nhất là các kỳ nghỉ hè, lễ Tết Những dịp nghỉ ngơi này cũng là lúc họ muốn
đi thăm quan, giải trí để giảm bớt căng thẳng sau những ngày làm việc mệt
mỏi. Hàng năm có hàng triệu lượt người Hà Nội đi du lịch đến các địa
phương khác trong nước và cũng nhờ lượng khách này mà vấn đề mùa thấp

điểm đã được khắc phục. Thực tế cho thấy nhờ lượng du khách đến từ Hà Nội
vào mùa hè mà các khách sạn ở các khu du lịch ven biển từ Đà Nẵmg trở ra
đến Móng Cái luôn hoạt động với công suất cao. Theo báo cáo của sở Du lịch
Hà Nội, số khách do Hà Nội trung chuyển và đưa đến Hà Tây chiếm 75% và
50% lượng khách đến Quảng Ninh và gần 90% khách đến các tỉnh phía Bắc
khác.
Với mức thu nhập ngày càng tăng và đời sống của người dân ngày càng
được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch cũng tăng theo. Trước đây vào mùa hè,
người Hà Nội thường chỉ thích đi du lịch biển nhưng từ khoảng 5 năm trở lại
đây đi du lịch nước ngoài đã trở thành “mốt’’ của nhiều người Hà Nội nhất là
lớp trẻ. Điểm đến được ưa chuộng nhất thường là Thái Lan, Malaixia,
Singapore vì ở đó du khách vừa có thể kết hợp tham quan vừa mua sắm được
các loại hàng hoá mà họ ưa thích.


14


- Khách du lịch quốc tế: Với vị thế là thủ đô của một quốc gia giàu bản
sắc văn hoá với hàng ngàn năm lịch sử, có sân bay quốc tế Nội Bài được trang
bị hiện đại, là điểm xuất phát thuận lợi đi đến các vùng khác. Mỗi năm Hà
Nội đón hàng triệu lựơt du khách quốc tế. Đã có hơn 160 quốc gia và vùng
lãnh thổ gửi khách đến Hà Nội, trong đó đứng đầu là: Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Pháp , Mỹ, Đức, Anh, Đài Loan, Úc, và Tây Ban Nha….[18].

1.2.5 Du lịch Hà Nội có khả năng cạnh tranh cao so với nhiều địa
phương trong nước
- Vị trí địa lý - chính trị đặc biệt: đã tạo cho Hà Nội có ưu thế hơn hẳn
so với các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội là thủ đô, trái tim của cả
nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá,

khoa học, giáo dục, kinh tế và giao lưu quốc tế - nơi tập trung trí tuệ và
tinh hoa văn hoá truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Đó là những
điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của du lịch Hà Nội.
- Cơ sở hạ tầng phát triển: Hà Nội có hệ thống kết cấu hạ tầng phát
triển vào bậc nhất so với các địa phương trong cả nước. Nơi đây có sân bay
lớn quốc tế Nội Bài với công suất thiết kế lên gần 10 triệu lượt khách/ năm là
cầu nối Hà Nội với các bạn bè năm châu. Nhiều đường quốc lộ nối Hà Nội
với các vùng lân cận và các điạ phương trong cả nước, có hệ thống khách sạn
nhà hàng phong phú đáp ứng được nhu cầu của các loại khách du lịch và một
hạ tầng thông tin tương đối hoàn chỉnh, được trang bị hiện đại có khả năng
liên lạc trực tiếp với hầu hết các quốc gia trên thế giới Hà Nội còn là đầu
mối tập trung luồng giao dịch hàng hoá, tài chính- tiền tệ, luồng thông tin của
tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc.
- Có những nét văn hoá đặc trưng: Là một thành phố nằm ở trung
tâm đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của văn hoá Việt Nam với hàng ngàn năm lịch


15


sử. Hà Nội đã trở thành biểu tượng của sự kết tinh của văn hoá Việt Nam. Nét
văn hoá ấy được thể hiện trước hết qua hình ảnh của người Hà Nội. Từ lâu
người Hà Nội đã được biết đến như biểu tượng của sự thanh lịch và tao nhã.
Tiếp xúc với người Hà Nội ta cảm nhận được mọt sự thân thiện, chân tình và
cởi mở. Vì thế nhân dân ở khắp mọi miền đất nước vẫn thường nói nhiều về
người Hà Nội với câu: “Không thơm cũng thể hoa Nhài, dẫu không thanh lịch
cũng ngƣời Tràng An”.
Văn hoá Hà Nội còn được thể hiện qua những câu truyện truyền thuyết,
qua những nhịp phách ca trù, tiếng trống chèo và những món ăn đặc sản mà
bất cứ ai dù mới chỉ nghe thôi cũng đã thấy vương vấn trong lòng.

Với những nét đặc trưng của mình, Hà Nội đã được bạn đọc của tạp
chí Travel and Leisure bình chọn là một trong 6 thành phố du lịch hấp dẫn
hàng đầu châu Á liên tục từ năm 2003 đến nay. Tạp chí này đã đánh giá:
“Là một thành phố cổ đƣợc xây dựng vào năm 1010 dƣới triều vua Lý Công
Uẩn, Hà Nội vẫn còn lƣu giữ nhiều nét sinh hoạt, kiến trúc cổ mang phong
cách văn hoá riêng. Ngoài khu phố cổ, Hà Nội còn rất nhiều công trình kiến
trúc cùng các lễ hội đặc sắc thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách”. Chỉ
với một nhận xét ngắn gọn như thế thôi cũng đủ làm toát lên cái hồn của một
thành phố với bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Thật vậy, khi đến thăm Hà Nội
du khách cảm nhận được nét thâm trầm của khu phố cổ, nét duyên dáng của
khu “phố Tây” và nét khoẻ khoắn, hiện đại của những khu đô thị mới.
- Khả năng tiếp cận với du khách quốc tế cao hơn các tỉnh thành
khác: Với vai trò là thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung của hầu hết các Đại ứ
quán, Lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế, và các công ty nước ngoài. Đây là
những cầu nối cơ bản giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế. Thông qua các tổ chức
này mà thông tin về Hà Nội được chuyển đến các bạn bè thế giới một cách
nhanh chóng và cập nhật nhất. Mặt khác, do vị trí thuận lợi của mình, du


16


khách có thể đến Hà Nội bằng nhiều con đường khác nhau: đường bộ, đường
không, đường biển, đường sắt.
- Được thành phố chú trọng đầu tư phát triển: Trong những năm trở
lại đây, do nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát
triển kinh tế –xã hội của thủ đô nên thành phố đã tập trung đầu tư cho du lịch
nhằm thúc đẩy ngành này phát triển sao cho tương xứng với tiềm năng.
Về nguồn vốn: Ngành du lịch đã nhận được vốn đầu tư từ nhiều nguồn
khác nhau: Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn FDI, nguồn vốn từ các tổ

chức tài chính quốc tế, nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác
đầu tư vào du lịch…
Về hạ tầng du lịch :Năm 2006, thành phố đưa ra chiến lược thu hút vốn
đầu tư vào xây dựng khách sạn cao cấp với mục tiêu khoảng 12,55 triệu đôla
Mỹ. Dự án đầu tư tôn tạo khu di tích Cổ Loa đã nhận được nguồn vốn gần
63,207 tỷ đồng. Thành phố cũng đã đầu tư nâng cấp tuyến đường dẫn đến khu
nghỉ dưỡng cuối tuần gần đền Sóc với mức đầu tư gần 98 tỷ đồng. Ngoài ra
còn nhiều dự án khác cũng được chú trọng đầu tư như dự án xây dựng cảng
du lịch Bát Tràng, dự án xây dựng một số bến bãi cho khách du lịch trên
tuyến sông Hồng[23]…
Về thành lập doanh nghiệp: Với sự ra đời của luật doanh nghiệp, việc
cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa cũng như kinh doanh
khách sạn đã thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho hàng loạt doanh nghiệp mới
ra đời phát huy được hết tiềm năng sẵn có của mình. Chỉ tính riêng trong giai
đoạn 2001- 2005, thành phố Hà Nội đã cấp thêm đăng kí kinh doanh cho hơn
8000 doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành và dịch vụ du lịch, 7000 doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh ngành khách sạn và hơn 4000 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch. Nhiều doanh nghiệp lữ hành


17


Hà Nội đã mở chi nhánh tại các thành phố khác như TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Hải Phòng, Lào Cai…
Về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Nhằm xây dựng một đội ngũ nhân
viên làm du lịch có chất lượng cao, thành phố Hà Nội không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo với nội dung và hình thức luôn đổi mới, thiết
thực…Ngành du lịch của Thành phố có một hệ thống đào tạo tương đối
hoàn chỉnh từ trung học dạy nghề lên đến bậc cao đẳng ( năm 2003 trường

Trung cấp Du lịch Hà Nội đã được nâng cấp thành trường Cao đẳng du
lịch Hà Nội). Ngoài ra Sở du lịch Hà Nội cũng liên kết chặt chẽ với các
trường Đại học có đào tạo chuyên ngành du lịch trên địa bàn thành phố để
đào tạo nguồn nhân lực có chất lựơng cao.
- Ổn định về chính trị, an ninh: Không chỉ hấp dẫn khách du lịch
bởi những nét văn hoá đặc trưng của mình, Hà Nội còn hấp dẫn du khách
nhờ sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thực tế phát
triển du lịch trong những năm qua cho thấy số lượng du khách đến Hà Nội
ngày càng tăng bởi lẽ Việt Nam đã trở thành một địa danh du lịch mới gây
chú ý trên bản đồ du lịch thế giới, cộng với sự đầu tư tuyên truyền quảng bá
mạnh của Nhà nước cũng như nhiều công ty lữ hành đã kích thích trí tò mò
khám phá của du khách quốc tế. Đến với Hà Nội, ngoài việc được thăm quan
những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô, được thưởng thức những
món đặc sản, du khách còn được hưởng một không khí yên bình như sống ở
tại nhà mình. Những năm trở lại đây, gần như rất ít du khách than phiền về
những vấn đề an ninh như cướp giật, tống tiền, khủng bố, hay đình công làm
chậm trễ những chuyến tầu, chuyến bay để lỡ lịch trình của du khách những
vấn đề thường xảy ra ở nhiều nước du lịch phát triển khác như Bali
(Indonesia), Ai Cập và nhiều nước ở Châu Âu Hơn nữa Hà Nội đã được


18


UNESCO công nhận “thành phố vì hoà bình” và Việt Nam được coi là
một điểm du lịch an toàn và thân thiện trong khu vực, vì thế mà thủ đô Hà
Nội là một địa chỉ quen thuộc, là điểm dừng chân của hầu hết du khách
khi đến Viêt Nam.

1.2.6. Tài nguyên du lịch phong phú

1.2.6.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Thuỷ văn: Hệ thống sông hồ trên địa bàn Hà Nội khá dày, khoảng
0,5 - 1km/km
2
và thuộc 2 hệ thống sông chính: Sông Hồng và sông Thái
Bình. Độ dốc của sông nhỏ, các dòng uốn khúc quanh co.
Hệ thống sông Hồng đoạn qua Hà Nội dài khoảng 93km, gồm sông
Nhuệ, sông Đáy, sông Tích và sông Đuống. Hệ thống sông Thái Bình thuộc
phía Đông Bắc của thành phố gồm sông Công, sông Cầu và sông Cà Lồ. Từ
lâu tuyến du lịch sông Hồng – Bát Tràng- Đền Chử Đồng Tử đã được đưa vào
khai thác và rất hấp dẫn du khách.
Hà Nội còn là một trong những thủ đô có số lượng hồ ao lớn nhất
thế giới. Hà Nội có tới 3.600 ha hồ ao, đầm với nhiều hồ đầm lớn như Hồ
Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn Kiếm, hồ Bảy Mẫu, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc
Khánh, hồ Thủ Lệ….
Trong số đó tiêu biểu là hồ Tây với diện tích khoảng 500 ha, cùng với
vùng đất xung quanh hồ có khả năng tổ chức thành trung tâm du lịch và giao
dịch quốc tế có tầm cỡ ở vùng Đông Nam Á. Hồ Tây là hồ lớn nhất ở Hà Nội,
nó được coi là “lá phổi lớn” của thành phố. Hồ Tây là một hồ móng ngựa,
thực chất là một đoạn của sông Hồng cũ sau khi sông đã đổi dòng.
Hồ Trúc Bạch xưa liền với hồ Tây, đến năm 1620 sau khi đắp đập Cổ
Ngư (nay là đường Thanh Niên) mới phân ra 2 hồ riêng biệt: hồ Trúc Bạch và


19


hồ Tây. Cũng như hồ Tây, hồ Trúc Bạch cũng có giá trị lớn về kinh tế, tham
quan du lịch và điều hoà khí hậu cho vùng.
Nói tới Hà Nội, chúng ta không thể không nói tới hồ Hoàn Kiếm. Hồ

nằm ở trung tâm của Thủ đô, thực chất cũng là một đoạn cũ của sông Hồng
chảy lùi về phía Tây, sau đó đổi dòng mới dịch về phía Đông như ngày nay.
Hồ gắn với truyền thuyết thiêng liêng về vua Lê Lợi. Nơi đây đã trở thành
một điểm du lịch văn hoá đặc sắc với thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc
Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Bút và các di tích khác quanh hồ. Ở các sông hồ
nước lớn có tới hơn 20 loài cá và các loài động vật khác như baba, tôm,
trai, ốc… Rất nhiều loài chim cò diệc, lele, vịt trời… làm tăng tính đa
dạng sinh học của hệ sinh thái sông hồ và làm tăng thêm giá trị vẻ đẹp của
phong cảnh
Cùng với sự phong phú về nguồn nước mặt, hệ thống nước ngầm của
Hà Nội cũng khá dồi dào và có chất lượng vào lọai tốt nhất ở Việt Nam,
nằm trong tầng chứa nước, cuội sỏi, cát phân bố trong toàn lãnh thổ thành
phố (Hà Nội có khả năng khai thác nước ngầm khoảng 1 triệu m
3
/một
ngày đêm). Nước ngầm của Hà Nội lại luôn luôn được bổ sung, cung cấp
từ nguồn nước giàu có của sông Hồng. Ngoài việc khai thác cung cấp nước
cho sinh hoạt, sản xuất, sông, hồ còn tạo ra các mặt thoáng làm đẹp cảnh quan
Hà Nội, có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch, vui chơi giải trí, tham
quan, thể thao nước mà khó nơi nào có thể có đựơc.
- Tài nguyên sinh vật: Hà Nội với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa,
đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện tốt cho sinh vật phát triển. Thảm thực vật
và giới động vật phong phú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm tăng vẻ
đẹp của thiên nhiên và thu hút khách du lịch tham quan.


20


Đến nay Hà Nội có trên 200.000 cây xanh, bao gồm khoảng 50

loài cây khác nhau như: xà cừ, bằng lăng, phượng, hoa sữa… được trồng
trên khắp các đường phố.
So với thành phố Hồ Chí Minh thì số lượng cây xanh của Hà Nội lớn
hơn nhiều nhưng so với thủ đô của một số nước như Singapore, Manila thì
mức độ còn thua kém nhiều.
Hà Nội có trên 30 vườn hoa công viên với 377 ha thảm cỏ. Vườn Bách
thảo Hà Nội được xây dựng cách đây hơn 100 năm (vào năm 1890) đến nay
vẫn còn nhiều lọai cây quý hiếm, kích thước lớn, cành lá sum suê, tán rộng,
bóng dài với nhiều bồn hoa đẹp, thật sự cuốn hút du khách.
Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Quảng Bá…
vốn rất nổi tiếng và có truyền thống từ lâu đời. Đây cũng chính là những
điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Ở các vùng đồi núi như Sóc Sơn hay ở vùng phụ cận dãy núi Ba Vì,
thảm thực vật tự nhiên đã bị phá huỷ khá nhiều. Chỉ ở những nơi độ cao trên
300m còn một số cánh rừng nguyên sinh còn sót lại. Tuy nhiên, hiện nay Hà
Nội đã tu bổ và trồng mới được hàng chục ngàn ha rừng để phủ xanh đất
trống đồi trọc trong đó có những loài phát triển tốt như thông, bạch đàn, keo
vừa làm đẹp thêm phong cảnh tự nhiên lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế, bảo
vệ môi trường thu hút khách du lịch.
Hà Nội cũng là nơi dễ thích nghi và nuôi dưỡng nhiều loài động vật
chẳng những cung cấp đầy đủ các sản phẩm cho đời sống như thịt cá,
trứng, sữa mà còn bảo tồn và phát triển nhiều lọai động vật quý hiếm
trong các vườn thú. Vườn thú Hà Nội đã nuôi và cho sinh sản được 23/30
cá thể một số loài thuộc họ trĩ. Đặc biệt đây là nơi đầu tiên trên thế giới
nuôi được loài cầy vằn, một loài thú quý hiếm đặc hữu của Việt Nam, có
giá trị kinh tế cao mà thế giới quan tâm[17,tr.11].


21




1.2.6.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Hà Nội, thành phố với bề dầy lịch sử ngàn năm văn hiến chứa đựng
tiềm năng du lịch to lớn. Vị trí Thủ đô của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt đối
với việc phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giữa vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng màu mỡ với kết cấu hạ tầng tương đối phát triển,
thành phố có nguồn tài nguyên du lịch tiềm tàng, đặc biệt là tài nguyên
văn hoá - lịch sử.
Trải qua bao biến động thăng trầm Hà Nội lưu giữ được nhiều di tích văn
hoá - lịch sử có giá trị đối với hoạt động du lịch. Các di tích lịch sử, nghệ
thuật, kiến trúc tạo thành bộ sưu tập quý giỏ trong kho tàng di sản văn hoá
của Việt Nam.
- Di tích lịch sử văn hoá: Hà Nội là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử
văn hoá. Theo số liệu của Cục bảo tồn bảo tàng - Bộ Văn hoá - Thông tin và
Ban quản lý di tích - Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội, Hà Nội có trên 509 di
tích được xếp hạng, đứng đầu cả nước về số di tích được xếp hạng, mật độ
trung bỡnh 2 di tớch/km2 . Nhiều loại di tớch cú ý nghĩa lịch sử gắn liền với
quỏ trỡnh dựng nước và giữ nước (thành Cổ Loa với sự tích An Dương
Vương, khu di tích Sóc Sơn gắn với truyền thuyết chống giặc Ân của Phù
Đổng Thiên Vương, khu di tích về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ), Hà Nội vẫn cũn lưu giữ nhiều công trỡnh kiến trúc cổ, gồm hơn 600
ngôi chựa - đền – miếu – phủ và khu phố cổ có khả năng kích thích thú đam
mê tìm hiểu rất lớn đối với du khách. Bờn cạnh cỏc cụng trỡnh kiến trỳc cổ
cũn cú nhiều cụng trỡnh mới được xây dựng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,
cung Văn hoá Hữu Nghị



22



Bảng 1.2: Số lƣợng di tích lịch sử đã xếp hạng của Hà Nội so với 2 trung
tâm du lịch lớn của cả nƣớc

STT
ĐỊA BÀN
DI TÍCH ĐÃ XẾP HẠNG
TỶ LỆ %

Cả nước
2504
100
1
Hà Nội
509
20,32
2
Thừa Thiên – Huế
311
12,42
3
Thành Phố Hồ Chí Minh
45
1,79
4
Các tỉnh và thành phố khác
1693
65,45
Nguồn: [17,tr.21]

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy. So với các trung tâm du lịch lớn của cả
nước như Thừa Thiên - Huế và thành phố Hồ Chí Minh, thì Hà Nội có lợi thế
hơn nhiều về số lượng và chất lượng di tích. Tuy vậy, các di tích văn hóa lịch
sử Hà Nội phân bố không đều trên địa bàn. Trong số các di tích đã được xếp
hạng thì các quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Thanh Xuân có
mật độ cao nhất: từ 2-5 di tích/ 1km
2
.




Bảng1.3: Một số di tích có giá trị đặc biệt về du lịch
STT
TÊN DI TÍCH
ĐỊA ĐIỂM
1
Khu di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Quận Ba Đình
2
Chùa Một Cột
Quận Ba Đình
3
Chùa Trấn Quốc
Quận Ba Đình
4
Đền Quán Thánh
Quận Ba Đình
5
Cột Cờ Hà Nội

Quận Ba Đình


23


6
Đền Voi Phục
Quận Ba Đình
7
Hồ Hoàn Kiếm và các di tích quanh hồ
Quận Hoàn Kiếm
8
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Quận Đống Đa
9
Chùa Kim Liên, Chùa Láng
Quận Đống Đa
10
Di tích Đống Đa
Quận Đống Đa
11
Hồ Tây và các di tích quanh hồ
Quận Tây Hồ
12
Đền Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng
13
Di tích Cổ Loa
Huyện Đông Anh

14
Đền Gióng, làng Gióng
Huyện Sóc Sơn
15
Hoàng Thành Thăng Long
Quận Ba Đình
Nguồn: [17, tr.22]
- Lễ hội truyền thống: Hà Nội là quê hương của nhiều hội làng, hội
vùng, hội của cả nước, là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội truyền thống
lịch sử. Hà Nội nổi tiếng với các lễ hội truyền thống như hội đền Cổ Loa, hội
đền Sóc, hội Đống Đa, hội làng Lệ Mật, hội làng Triều Khúc…
- Các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian ở Hà Nội khá đặc sắc:
Chèo, tuồng, ca trù, đặc biệt nghệ thuật múa rối nước là loại hình sân khấu
dân tộc độc đáo hấp dẫn khách du lịch nước ngoài muốn tìm hiểu nền nghệ
thuật truyền thống Việt Nam …
- Ẩm thực: Người Hà Nội rất chú trọng đến ăn uống và coi đó như một
sự thưởng thức văn hoá. Món ăn ở Hà Nội phong phú và hấp dẫn. Nhiều món
ăn tưởng chừng dân dã nhưng lại rất đặc sắc và cầu kỳ trong chế biến và
được du khách trong nước và thế giới đánh giá cao như các lọai: bánh
cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm và đặc sắc đến khó quên như phở
và cốm làng Vòng. Có nhiều món ăn dân gian của Hà Nội được lựa chọn, đưa
vào thực đơn cho du khách trong các nhà hàng, khách sạn.


24


- Nghề thủ công truyền thống: Nghề thủ công ở Hà Nội gắn liền với 36
phố phường. Các sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội không những
tạo ra các sản phẩm thủ công để phục vụ du khách, mà còn là đối tượng quan

tâm tìm hiểu của nhiều du khách, có sức hấp dẫn du khách rất lớn, góp phần
làm tăng chi tiêu và thay đổi cơ cấu chi tiêu của du khách. Các làng nghề nổi
tiếng như là: Nghề làm tranh dân gian Hàng Trống, Đúc đồng Ngũ Xó,
nghề gốm sứ Bát Tràng, Cốm Vũng…
- Các bảo tàng và các cơ sở văn hoá nghệ thuật: Hà Nội là nơi tập trung
những bảo tàng lớn và quan trọng nhất của nước ta. Du khách đến Hà Nội sẽ
được sống lại với lịch sử Việt Nam qua các viện bảo tàng: Cách Mạng, Lịch
sử, Quân đội, Dân tộc học… Hà Nội hiện có 22 bảo tàng ( trong đó có 1 bảo
tàng quốc tế, 5 bảo tàng quốc gia), chiếm 20,4% trong cả nước. Đặc biệt về
giá trị thì các bảo tàng ở Hà Nội chiếm vị trí hàng đầu trong cả nước, những
bảo tàng này có vai trò đặc biệt quan trọng đã phản ánh được một cách hàm
súc và đầy đủ những chặng đường lịch sử phát triển của dân tộc ta, những nét
đặc trưng về văn hoá và con người Việt Nam. Cho đến nay các bảo tàng
luôn chiếm vị trí quan trọng trong các chương trình du lịch thăm thành
phố. Đặc biệt bảo tàng Lịch sử thường là điểm xuất phát đầu tiên của các
tour du lịch tham quan thủ đô. Hà Nội còn có các trung tâm văn hoá lớn,
là nơi tập trung của nhiều trường đại học. Bên cạnh đó là các công trình
văn hoá khác như: cung văn hoá, thư viện, nhà hát, phòng trưng bày triển
lãm nghệ thuật thu hút những du khách có trình độ văn hoá cao [17,
tr.26].


×