Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Quy trình tổ chức hợp đồng nhập khẩu của Công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.27 KB, 28 trang )

LỜI CÁM ƠN
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
của trường Cao Đẳng Kinh tế Đối Ngoại đã trang bị những kiến thức về chuyên ngành
cũng như những bài học về cuộc sống trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin cảm ơn ThS. Tăng Tú Ngọc và các anh chị trong công ty
TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt đã hướng dẫn em nhiệt tình trong quá trình thực
tập để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Là một sinh viên chuẩn bị ra trường còn nhiều thiếu sót về chuyên môn
cũng như cách ứng xử. Trong quá trình thực tập tại công ty và trong quá trình làm bài
báo cáo, rất mong các anh chị trong công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt,
Thầy, Cô bỏ qua.
Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế
nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện nhập khẩu là một khâu quan trọng trong kinh doanh quốc tế nói
chung đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc tổ chức nhập khẩu nếu không theo
kịp và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế thì chính nó sẽ là một nhân tố kìm hãm
sự phát triển của nền kinh tế.
Xét trên một qui mô hẹp hơn ở từng doanh nghiệp đặc biệt là các đơn vị
kinh doanh xuất nhập khẩu, nhập khẩu là một khâu không thể thiếu được trong chu kỳ
kinh doanh. Hoạt động nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới vòng quay của vốn, do vậy
ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình tái sản xuất đầu tư và tới lợi nhuận của mỗi công ty.
Chính vì vậy nghiên cứu để giải quyết tốt giữa các khâu trong một chu trình nhập khẩu
ở mỗi công ty là thực sự cần thiết.
Với mục đích gắn lý luận với thực tế, kết hợp học tập ở nhà trường với
những kinh nghiệm thực tế ngoài đời cũng như vận dụng kiến thức tổng hợp vào việc
giải quyết các công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp, Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối
Ngoại yêu cầu thực tập bắt buộc đối với tất cả sinh viên. Qua thời gian dài thực tập và
tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt, một đơn vị trực tiếp


nhập khẩu. Và được sự hướng dẫn rất tận tình của ThS. Tăng Tú Ngọc em đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu là: “ Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH TM-
DV Công Nghệ Trí Việt”.
Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng
nhập khẩu của công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt và đưa ra một số giải pháp
để nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ quy trình tổ chức hợp đồng nhập khẩu của
Công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt.
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt:
1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt:
*Tổng quan về công ty:
Tên giao dịch tiếng việt: CÔNG TY TNHH TM-DV CÔNG NGHỆ TRÍ VIỆT
Tên giao dịch Quốc tế: TRI VIET TECHNOLOGY SERVICES & TRADING
COMPANY LTD.
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VNĐ
Chủ danh nghiệp: Trần Thị Hiền
Mã số thuế: 0302717241
Địa chỉ: 134 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: + 848. 3929 0290
Fax: +848. 3929 0393
Website: www.triviet.com.vn
*Đặc điểm hoạt động của công ty:
Hình thức sở hữu vốn: Công ty tư nhân với vốn 100% vốn tự có.
Ngành nghề kinh doanh:
Nhập khẩu hóa mỹ phẩm phân phối độc quyền. ( chủ yếu)
Xây dựng và cho thuê văn phòng.
Mua bán thanh long
Mua bán hàng bảo hộ lao động
Xử lý môi trường
*Sứ mệnh:

Cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt, mang lại lợi ích cho khách hàng.
Tạo nên 1 thương hiệu dòng sản phẩm uy tín về chất lượng cũng như dịch vụ chăm sóc
khách hàng tận tình và chu đáo.
*Tầm nhìn
Trở thành nhà cung cấp mỹ phẩm dành cho em bé hàng đầu cả nước.
*Ban lãnh đạo:
Bà: Trần Thị Hiền: Giám đốc Công Ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt.
Bà: Hà Thị Thanh Diệp: Trợ lý giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Trí Việt
Bà: Khiếu Lê Thảo Vy: Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH TM-DV Công nghệ
Trí Việt
Bà: Trần Thị Trang Bích Liễu: Trưởng phòng kế toán Công ty TNHH TM-DV Công
nghệ Trí Việt
1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
1.2.1 Quá trình hình thành của công ty:
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sau rộng vào nền kinh tế thế giới, đời
sống người dân ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng mặt hàng tiêu dùng hằng ngày cho
gia đình càng được chú trọng. Đặc biệt sản phẩm dành cho trẻ em. Để đáp ứng nhu cầu
về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm thích hợp và an toàn cho sức khỏe em bé.
Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Trí Việt đã nghiên cứu, tìm hiểu và nhập khẩu các
mặt hàng phù hợp tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu thị yếu trong nước.
Thực tế cho thấy người dân vẫn ưa chuộng tiêu dùng hàng ngoại hơn vì chất lượng và
công dụng. Với những sản phẩm trong gia đình, đồ diện tử, thiết bị tự động, thang máy,
vật dụng sinh hoạt cá nhân… những gia đình có điều kiện kinh tế tốt thì họ tìm sản
phẩm có chất lượng cao hơn, đòi hỏi gắt gao về vệ sinh, an toàn để đảm bảo sức khỏe
cho gia đình. Vì vậy việc ra đời của CÔNG TY TNHH TM-DV CÔNG NGHỆ TRÍ
VIỆT để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết của người dân trong nước.
Công ty được thành lập ngày 26 tháng 08 năm 2002 theo giấy phép Kinh doanh số
0302717241 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
1.2.2 Quá trình phát triển của công ty:

Công ty thành lập năm 2002, hoạt động chính của công ty là cung cấp và lắp đặt các hệ
thống như: camera, bảo vệ, máy tính, các sản phẩm thiết bị điện tử.
Năm 2004, công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang xây dựng cao ốc văn phòng.
Năm 2005, công ty thành lập bộ phận chuyên lắp đặt và bảo trì thang máy.
Đặc biệt từ năm 2006 tới nay công ty nhập khẩu và phân phối hóa mỹ phẩm cho người
lớn và trẻ em của nhãn hàng KODOMO- tập đoàn LION, Thái Lan trực thuộc LION
KHO PORISON GROUP, Nhật Bản và dòng sản phẩm mới “ Mỹ phẩm PURBASARI-
INDONESIA”.
Công ty luôn chú trọng tìm kiếm các đối tác cùng hợp tác và trở thành một công ty
nhập khẩu chuyên nhập các sản phẩm mỹ phẩm danh tiếng của các nước trên toàn thế
giới.
Chuyên thực hiện các hoạt động cung cấp và lắp đặt hệ thống như: các sản phẩm tự
động hóa, kỹ thuật số, máy quay, thiết bị an ninh, máy tính…
Năm 2006: Nhập khẩu kinh doanh phân phối mỹ phẩm và làm đại lý phân phối cho tới
nay.
Năm 2010: Buôn bán quần áo, vải vóc, thức ăn và đồ uống, đồng hồ…
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay là sản phẩm mỹ phẩm dành cho trẻ
em nhãn hiệu KODOMO: phấn trẻ em, sữa dưỡng da chống nắng, sữa dưỡng da, dầu
tắm gội 2 trong 1, dug dịch làm sạch đồ dùng, dung dịch giặt tẩy, nước xã mềm vải,
sữa tắm, xà bông cục dưỡng ẩm tự nhiên.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các dòng sản phẩm khác như: sữa tắm Kirei Kirei, bọt
rửa tay Kirei Kirei, gội và xã ngăn rụng tóc Failess, sữa tắm Flore, nước giặt Hi-Class,
nước xã Hi-Class, kem tẩy tế bào chết Purbasari, kem tắm tẩy tế bào chết và kem
dưỡng da chiết xuất từ oliu Musstika.
Năm 2012: Kinh doanh quần áo, vải dệt, thực phẩm và nước giải khát, đồng hồ,…
Năm 2013: Bắt đầu đổ đất công trường, cải thiện và sữa chữa không gian cho các dự
án:
Xây dựng và bất động sản: xây dựng nhà và cao ốc, tào nhà văn phòng, đổ đất công
trường, cải thiện và sữa chữa không gian, kinh doanh nhà ở, cho thuê văn phòng, nhà
kho,…

Dịch vụ: lắp đặt, thi công và bảo trì thang máy, điện thoại, tổng đài điện thoại, gia công
quần áo, cho thuê máy tính, thiết kế website, logistics,…
Sản xuất: phụ tùng điện tử, vải dệt.
1.3 Tình hình thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí
Việt:
1.3.1 Thuận lợi:
Sau nhiều năm nhập khẩu và phân phối mặt hàng sản phẩm mỹ phẩm dành cho trẻ em
của nhãn hãng KODOMO ( Nhật Bản) thì KODOMO có thị phần trên thị trường, đứng
sau Jonson Baby thì KODOMO có chỗ đứng khá lớn trên thị trường. Sản phẩm được
nhiều người tiêu dùng ưa thích do có mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn
của Nhật, mùi hương và thành phần thích hợp tốt cho bé.
Công ty đã có hệ thống phân phối toàn quốc trong nhiều năm qua. Đội ngũ nhân viên
kinh doanh và bán hàng của công ty có kinh nghiệm nhiều năm. Ban lãnh đạo có nhiều
đường lối tốt giúp công ty phát triển.
1.3.2 Khó khăn:
Công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong nước như: Jonson Baby,
D-Nee, Pegion, Wesser, Pureen… Vì vậy công ty không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm, mẫu mã để đủ sức cạnh tranh với những nhãn hàng trong nước.
Kinh tế hiện nay khó khăn nên sức mua của người tiêu dùng cũng giảm, họ chú trọng
hàng hóa có giá cả vừa phải tuy chất lượng không cao nhưng vẫn được ưa dùng.
Sức mua của nhiều mặt hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường, khí hậu. Nhiều
mặt hàng thì bán chạy theo mùa ( ví dụ: phấn trị rôm xảy, kem chống nắng ( Sunblock)
… bán trong thời tiết nóng, kem dưỡng da, phấn dưỡng ẩm dịu nhẹ,… bán chạy trong
thời tiết lạnh…)
Nhà nước đang ưu tiên sử dụng hàng nội nên việc nhập khẩu nhà nước nhà nước vẫn
còn siết chặt gây nhiều trở ngại, khó khăn trong việc kinh doanh của công ty.
Một vấn đề cấp thiết hiện nay là hàng nhái, hàng giả còn xuất hiện nhiều trên thị
trường. Vấn đề này công ty vẫn đang tìm cách giải quyết.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
GIÁM ĐỐC

TL. GIÁM ĐỐC
BP. XUẤT NHẬP
KHẨU
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG NHÂN
SỰ
PHÒNG KẾ
TOÁN
THỦ KHO
NV XUẤT KHẨU
NVKD MIỀN
NAM
NV KD MIỀN
TRUNG
NV KD MIỀN
BẮC
KẾ TOÁN
KHO
KẾ TOÁN
THANH TOÁN
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
TP. XUẤT NHẬP
KHẨU
TP. KINH
DOANH
NVHC CHÍNH
NHÂN SỰ
KẾ TOÁN

TRƯỞNG
NHÂN VIÊN
NV NHẬP
KHẨU
Giải thích những từ viết tắt:
TL: Trợ lý
TP: Trưởng phòng
KD: Kinh doanh
BP: Bộ phận
NV: Nhân viên
Chức năng của các phòng ban:
Ban giám đốc: cơ quan đầu não của công ty thực hiện chức năng quản trị, chỉ đạo, điều
hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật. Tổ chức và điều hành
công tác dịch vụ theo hướng của công ty trong hiện tại và tương lai.
Trợ lý giám đốc: thay mặt giám đốc giải quyết những công việc trong công ty được
công ty ủy thác.
Phòng nhân sự: có nhiệm vụ quản lý, tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực cho công
ty.
Bộ phận kế toán: thực hiện nhiệm vụ hạch toán, quản lý và tổ chức thực hiện công tác
kế toán trong công ty. Tiến hành việc thu nhận xử lý và cung cấp thông tin, tổng hợp
báo cáo, lên kế hoạch về tình hình tài chính nhằm giúp ban Giám Đốc có những
phương án tối ưu trong hoạt động.
Bộ phận kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp thị dịch vụ và chăm sóc
khách hàng. Cụ thể là chào bán các mặt hàng của công ty, quảng cáo và tìm kiếm
phương hướng tốt trong kinh doanh.
Bộ phận nhập khẩu: có nhiệm vụ thực hiện các quy trình nhập hàng hóa của công ty.
Thủ kho: quản lý các kho chứa hàng hóa cảu công ty, chịu trách nhiệm và kiểm tra số
lượng hàng hóa được nhập về, xuất ra và hàng tồn kho
KẾT QUẢ KINH DOANH
Mặt dù chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những doanh nghiệp trong nước, công ty

TNHH Công Nghệ Trí Việt vẫn tiếp tục trưởng thành.
Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm (2010-2012)
Năm 2011 2012 2013
Doanh thu 9.786 12.664 15.811
Chi phí 4.153 4052 4.624
Lợi nhuận sau
thuế
4.224,75 6459 8.390,25
Tỷ suất lợi
nhuận
0,575 0,68 0,707
( Nguồn do cô Hà Thị Thanh Diệp cung cấp- trợ lý giám đốc)
Tổng doanh thu:
Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2.878 triệu đồng ( tăng 29,4%).
Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3.147 triệu đồng (tăng 24,84%).
Thể hiện việc kinh doanh của công ty ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn, công ty đã lực
chọn đường lối vững vàng.
Chi phí:
Năm 2011 giảm so với năm 2010 là 101 triệu đồng ( giảm 2,43%).
Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 572 triệu đồng ( tăng 14,11%).
Chi phí không chênh lệch nhiều trong 3 năm. Năm 2012 tăng cao hơn so với năm
2010-2011 là do sự ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, xăng dầu tăng, mọi chi phí
đều tăng nên kéo theo chi phí của công ty cũng tăng theo.
Chương 2: Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH TM-DV
Công Nghệ Trí Việt.
2.1 Sơ đồ quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH TM-DV
Công Nghệ Trí Việt:
VẬN CHUYỂN HÀNG VỀ
KHO
NHẬN HÀNG

LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
LẤY LÊNH HÃNG TÀU
THANH TOÁN
KÍ HỢP ĐỒNG
XÁC NHẬN LÊN PROFORMA
INVOICE
ĐẶT HÀNG
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG ĐƠN HÀNG
CỦA KHÁCH HÀNG
2.2 Giải thích quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH TM-DV
Công Nghệ Trí Việt:
2.2.1 Quy trình thực hiện hợp đồng:
Sau khi có đơn hàng từ nhà phân phối, bộ phận kinh doanh sẽ tổng hợp số đơn hàng, số
lượng rồi gửi qua bộ phận xuất nhập khẩu. Bộ phận xuất nhập khẩu tiến hành lên đơn
hàng nhập khẩu rồi gửi qua cho nhà cung cấp. Sau khi nhận được đơn hàng từ công ty
TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt, nhà cung cấp sẽ gửi Proforma Invoice cho bộ
phận xuất nhập khẩu của công ty xác nhận việc đã nhận được đơn đặt hàng, sau đó
công ty kí tên, đóng dấu vào Proforma Invoice. Những nội dung trong Proforma
Invoice bao gồm:
- Ngày lên tàu
- Số Proforma Invoice
- Tổng số tiền của đơn hàng
Sau đó bộ phận xuất nhập khẩu tiến hành lên hợp đồng mua bán giữa nhà cung cấp với
công ty TMHH TM-DV và Công Nghệ Trí Việt rồi chuyển cho nhà cung cấp kí tên và
đóng dấu.
2.2.2 Quy trình nhập khẩu hàng hóa:
2.2.2.1 Thanh toán:
Do nhiều năm làm việc với nhà cung cấp, độ tin tưởng cao, hàng hóa luôn đảm bảo
theo đúng đơn hàng và điều kiện trong hợp đồng, Công ty TNHH TM-DV lựa chọn
phương thức thanh toán là T/T.

Chuyển tiền thanh toán qua nhà cung cấp gồm những chứng từ sau:
(1) Hợp đồng mua bán ngoại thương
(2) Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gửi đến
(3) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
(4) Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền
Nhân viên công ty viết đơn chuyển tiền gửi đến Phòng Thương Mại và Công Nghiệp
Việt Nam hoặc một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế, trong đơn
cần ghi đủ:
(1) Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu
(2) Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ
(3) Lý do chuyển tiền
(4) Những yêu cầu khác
(5) Ký tên, đóng dấu
Khi thanh toán thành công, ngân hàng đóng dấu thanh toán lên hợp đồng xác nhận việc
công ty đã thanh toan cho nhà cung cấp ở nước ngoài.
2.2.2.2 Làm thủ tục hải quan và nhận hàng:
Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam đều làm thủ tục hải quan. Việc làm tục hải
quan gồm những bước như sau:
*Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
Ở bước này, nhân viên của công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt gửi cho cơ
quan Hải quan 1 file Excel và 1 C/O form D
Nội dung file Excel bao gồm:
- Danh sách các mặt hàng nhập khẩu ( mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng)
- Hợp đồng ( Sales Contract): số, ngày
- Hóa đơn ( Invoice): số, ngày
- Tên hãng tàu
- Tên con tàu vận chuyển hàng
- Chuyến tàu
- Số vận đơn
- Ngày tàu đến

- Ngày phát hành vận đơn
- Loại container, số lượng kiện hàng
- Phí tàu
- Số container, số seal
Sau đó cơ quan Hải quan kiểm tra chi tiết thông tin rồi trả về cho Công ty TNHH TM-
DV Công Nghệ Trí Việt một tờ khai hải quan điện tử đã có số tờ khai và kết quả phân
luồng.
Nội dung của tờ khai hải quan điện tử bao gồm:
- Tại ô “Tổng cục Hải quan”:
+ Chi cục Hải quan đăng kí tờ khai: Chi cục HQ Cảng Sài Gòn KV1- Cát
Lái
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: Cảng Cát Lái.
Tiêu thức 1: Người xuất khẩu
Ghi đầy đủ thông tin về tên địa chỉ và mã số thuế của công ty xuất khẩu
Ở đây người xuất khẩu là: LION COPORATION THAILAND LIMITED
Địa chỉ: 666 Rama 3

Rd , Yamawa, Bangkok, Thailand
Mã số thuế:
Tiêu thức 2: Người nhập khẩu
Ghi đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty nhập khẩu
Ở đây người nhập khẩu là: Công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt
Địa chỉ: 134 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu thức 3: Người ủy thác/ người được ủy quyền
Nếu quá trình nhập khẩu có qua công ty ủy thác thì ghi đầy đủ thông tin liên quan đến
công ty ủy thác như tiêu thức 1 và 2.
Trong trường hợp này không có công ty ủy thác nên để trống.
Tiêu thức 4: Đại lý làm thủ tục Hải quan
Ghi tên đại lý làm thủ tục Hải quan
Tiêu thức 5: Loại hình

Đánh dấu vào loại hình mà doanh nghiệp đăng ký cho lô hàng.
Đối với lô hàng này là nhập kinh doanh.
Tiêu thức 6: Hóa đơn thương mại
Căn cứ vào Hóa đơn thương mại ghi rõ số và ngày hóa đơn.
Hóa đơn thương mại số: XG144204
Ngày : 17/04/2014
Tiêu thức 7: Giấy phép kinh doanh
Thể hiện thông tin về giấy phép và ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép.
Tiêu thức 8: Hợp đồng
Dựa vào Hợp đồng ngoại thương,ghi rõ số Hợp đồng,ngày ký và ngày hết hạn(nếu có)
● Hợp đồng số: 072014
● Ngày: 27/03/2014
Tiêu thức 9: Vận đơn (số/ngày):
Thể hiện số và ngày của vận đơn.
Số vận đơn: NSSLLCHCC1400457
Ngày cấp vận đơn: 29/04/2014
Tiêu thức 10: Cảng xếp hàng (cảng nước xuất khẩu):
Thể hiện nơi mà hàng được xếp lên phương tiện vận tải để vận chuyển đến nước nhập
khẩu, căn cứ trên Vận đơn đường biển
Ở đây cảng xếp hàng là: Bangkok
Tiêu thức 11: Cảng dỡ hàng (cảng nước nhập khẩu)
Thể hiện nơi mà hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải, căn cứ trên Vận đơn đường
biển
Ở đây cảng dỡ hàng là Cảng Cát Lái
Tiêu thức 12: Phương tiện vận tải
Thông tin về phương tiện vận tải (loại hình; tên, số hiệu của phương tiện; ngày đến
cảng dỡ)
Đường biển
Tên, số hiệu: STARSHIP PEGASUS 405N,
Ngày đến: 29/04/2014

Tiêu thức 13: Nước xuất khẩu
Là nước mà hàng hóa được bốc lên phương tiện vận tải đầu tiên.
Ở đây là Thái Lan
Tiêu thức 14: Điều kiện giao hàng
Dựa trên Hợp đồng thương mại.
Ở đây là CNF
Tiêu thức 15: Phương thức thanh toán
Người khai căn cứ trên Hợp đồng thương mại
Ở đây là: T/T ( Talegraphic Tranfer- Chuyển tiền bằng điện)
Ở đây phương thức thanh toán là TT ( Talegraphic Tranfer- Chuyển tiền bằng điện)
Tiêu thức 16: Đồng tiền thanh toán
Người khai căn cứ trên Hợp đồng thương mại
Ở đây là USD
Tiêu thức 17: Tỷ giá tính thuế
Tỷ giá được lấy từ tỷ giá của cục Hải quan:
Ở đây là: 21036
Tiêu thức18: Mô tả hàng hóa
Thể hiện thông tin chi tiết về hàng hóa như tên, phẩm chất, công dụng. Nhân viên công
ty phải chú ý đến đặc điểm của từng loại hàng hóa để khai cho phù hợp.
Theo phụ lục tờ khai được đính kèm
Tiêu thức 19: Mã số hàng hóa:
Thể hiện mã số HS của hàng hóa để áp dụng căn cứ tính thuế, theo biểu thuế của Bộ
Tài Chính quy định. Doanh nghiệp căn cứ biểu thuế để áp mã cho từng mặt hàng. Nếu
trên Giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu có thể hiện mã HS thì doanh nghiệp
phải thể hiện đúng mã số này trên tờ khai để được hưởng thuế suất uu dai.
Thể hiện chi tiết ở Phụ lục tờ khai Hải quan điện tử
Theo phụ lục tờ khai được đính kèm
Tiêu thức 20: Xuất xứ
Thể hiện nguồn gốc của hàng hóa, nơi sản xuất ra hàng hóa đó. Người khai căn cứ trên
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) hoặc hợp đồng để khai mục xuất xứ

hàng hóa. Đối với một số trường hợp ví dụ như máy móc, nếu nhiều bộ phận có xuất
xứ khác nhau thì phần xuất xứ sẽ được khai báo theo bộ phận chính của máy.
Thể hiện chi tiết ở Phụ lục tờ khai Hải quan điện tử
Tiêu thức 21: Chế độ ưu đãi
Tiêu thức 22: Lượng hàng
Người khai căn cứ vào Hóa đơn Thương mại (Commercial invoice). Số lượng hàng
hóa trên các chứng từ như Invoice, Packing list và tờ khai phải trùng khớp với nhau.
Thể hiện chi tiết ở Phụ lục tờ khai Hải quan điện tử
Tiêu thức 23: Đơn vị tính
Đơn vị tính phù hợp với yêu cầu của Hải quan
Tiêu thức 24: Đơn giá nguyên tệ
Là giá của từng mặt hàng tính bằng ngoại tệ được quy định trên Hợp đồng Ngoại
thương và Hóa đơn thương mại.
Giá ở đây là giá Thể hiện chi tiết ở Phụ lục tờ khai Hải quan điện tử
Tiêu thức 25:Trị giá nguyên tệ
Thể hiện số tiền thanh toán trên hóa đơn (tổng trị giá lô hàng)
Trị giá nguyên tệ = Số Lượng x Đơn giá nguyên tệ
Tiêu thức 26: Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là số tiền mà doanh nghiệp sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi
tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Tùy vào số lượng hàng hóa và
thuế suất mà số tiền thuế phải nộp sẽ cao hay thấp. Để tiến hành khai thuế doanh
nghiệp cần phải am hiểu về hàng hoá cũng như các quy định của Nhà nước.
23.339.656
Thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất thuế nhập khẩu
Tiêu thức 27: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Lô hàng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Tiêu thức 28: Thuế bảo vệ môi trường
Tiêu thức 29: Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT = (Trị giá tính thuế + Thuế nhập khẩu ( nếu có)) x Thuế suất thuế GTGT
51.239.278
Thể hiện chi tiết ở Phụ lục tờ khai Hải quan điện tử
Tiêu thức 30: Tổng số tiền thuế và thu khác
Tổng số tiền thuế (bằng số) bao gồm thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các loại thuế
khác. Ghi phần chữ lẫn phần số tổng số tiền thuế và các khoản thu khác từ các ô
26+27+28+29
67.590.582 VNĐ
Tiêu thức 31: Lượng hàng, số hiệu container
Số hiệu container: CLHU3613672/NS1100128
Số lượng kiện trong container: 1160
Trọng lương hàng trong container: 12.223
Thể hiện chi tiết ở Phụ lục tờ khai Hải quan điện tử
Tiêu thức 32: Chứng từ đi kèm
Vận đơn, Hóa đơn (1), Hợp đồng (1), CO (1)
Tiêu thức 33: Phần cam kết
Thể hiện lời cam kết của người khai Hải quan về nội dung khai trên tờ khai. Phải có
đầy đủ chữ kí và con dấu của người nhập khẩu
Tiêu thức 34: Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục Hải quan
Tiêu thức 35: Ghi chép khác
Tiêu thức 36: Xác nhận Hải quan giám sát
Hải quan chịu trách nhiệm khu vực giám sát đã kí tên đóng dấu xác nhận ( lúc này
hàng đã được thông quan và được đưa ra khỏi khu vực giám sát)
Tiêu thức 37: Xác nhận giải phóng hàng
Tiêu thức 38: Xác nhận thông quan.
Sau đó Công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt đóng dấu lên tờ khai
*Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ
Bộ hồ sơ khi đi làm thủ tục hải quan tại cảng bao gồm:
- Invoice ( hóa đơn) : 2 bản
- C/O form D ( Certificate of Origin- giấy chứng nhận xuất xứ): 2 bản

- Packing List ( bảng kê khai hàng hóa) : 2 bản
- Bill of Lading ( vận đơn) : 3 bản chính và 3 bản copy
- COA ( Certificate of Analysis- bản phân tích thành phần sản phẩm) : 1 bản
- COQ ( Certificate of Quality- giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm) : 1 bản
- Hợp đồng ( Sales Contract) : 1 bản photo sao y bản chính có con dấu của ngân
hàng
- Tờ khai Hải Quan điện tử: 02 bộ in gồm 01 bản lưu Hải Quan và 01 bản lưu
người khai Hải Quan
- Giấy giới thiệu của công ty.
Sau khi nhận bộ chứng từ nhân viên công ty cần kiểm tra cụ thể các thông tin trên
chứng từ, kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của bộ chứng từ để tránh phát sinh rủi ro.
*Bước 3: Làm thủ tục hải quan và nhận hàng tại cảng:
Nhân viên phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt liên hệ
hãng tàu để biết chích xác ngày tàu đến, chuẩn bị giấy phép vào cảng nhận hàng.
Trước khi tàu đến, công ty nhận được bảng lược khai hàng hóa (Cargo Manifest ), trên
cơ sở đó, nhân viên công ty đến hãng tàu nhận thông báo hàng đến (Arrival Notice) và
Lệnh giao hàng ( Delivery Order). Khi đi lấy lệnh nhân viên công ty cần xuất trình: 1
vận đơn gốc và 1 giấy giới thiệu của công ty. Sau đó đến cảng thực hiện các bước sau:
(1) Mở tờ khai hải quan:
Sau khi sắp xếp bộ hồ sơ hoàn chỉnh, nhân viên khai Hải quan của Công ty TNHH
TM-DV Công Nghệ Trí Việt sẽ đến Cảng Cát Lái để mở tờ khai. Nhân viên công ty
nộp hồ sơ cho công chức Hải quan và chờ kiểm tra bộ chứng từ.
(2) Tiếp nhận hồ sơ của công ty và kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ Hải Quan:
Cán bộ Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ và kiểm tra đối chiếu các thông tin trong bộ hồ
sơ Hải Quan và tờ khai Hải Quan mà người khai nộp và xuất trình để thực hiện công
tác nghiệp vụ kiểm tra bộ hồ sơ Hải Quan.
Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai
hải quan, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định,
kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định hiện hành của pháp luật
Khi kết thúc việc tiếp nhận, công chức Hải Quan in ra 1 lệnh hình thức, mức độ kiểm

tra, ghi số tờ khai và ký tên, đóng dấu vào ô của cán bộ đăng ký, tiếp nhận tờ khai
(3) Kiểm tra thực tế hàng hóa:
Nội dung kiểm tra gồm: công chức Hải Quan kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng
lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp
giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan.
(4) Thông quan hàng hóa và nộp lệ phí Hải Quan:
Sau khi thông qua các bước trên, cơ quan Hải Quan sẽ xác nhận “ Đã làm thủ tục Hải
Quan” trên tờ khai Hải Quan điện tử. Khâu cuối cùng mà nhân viên công ty phải làm là
đóng lệ phí Hải quan, trên tờ giấy lệ phí đó ghi những thông tin cần thiết (như tên công
ty, số tờ khai, loại hình nhập khẩu và số tiền cần nộp,…) sau đó nộp lại cho cán bộ ghi
lệ phí và nộp với số tiền quy định. Lệ phí được bấm lại và xếp sau tờ khai Hải Quan.
Cơ quan hải quan đóng dấu vào ô xác nhận của cơ quan hải quan giám sát xác nhận
hàng hóa đã được thông quan và đưa ra khu vực giám sát.
2.2.3.3 Vận chuyển hàng về kho:
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan tại cảng, nhân viên công ty sẽ giao phiếu EIR cho tài
xế xe, trên đó có những thông tin về: số container, số seal, vị trí container để vận
chuyển hàng về kho của công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt.
2.2.2.4 Khiếu nại ( nếu có)
Đối với công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt, trong quá trình thực hiện hợp
đồng nếu xảy ra những vi phạm thì cả 2 bên cùng thương lượng để đi đến hòa giải chứ
không sử dụng hình thức tòa án vì công ty muốn giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với
nhà cung cấp và muốn xây dựng hình ảnh tốt trên thương trường quốc tế. Và trên thực
tế chưa có vụ việc khiều nại nào phải giải quyết bằng con đường tòa án. Đây là điểm
rất tốt của công ty cần duy trì và phát huy.
Trong trường hợp nếu có thiếu hụt, mất mát, phòng xuất nhập khẩu gửi mail cho nhà
cung cấp yêu cầu xử lý vụ việc. Bên nhà cung cấp kiểm tra lại và gửi hàng bị thiếu vào
container sau.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt:
3.1 Đối với doanh nghiệp:

3.1.1 Hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh:
Công tác tài chính kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện của doanh
nghiệp và yêu cầu của cơ chế thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường sẽ thúc đẩy
doanh nghiệp ngày càng mở rộng thị trường, thu hút được khách hàng, nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường.

Đa dạng phương thức thanh toán:
Quá trình nhập khẩu được tiến hành qua nhiều khâu, nhiều công việc từ đàm phán ký
kết hợp đồng, nhập hàng cho đến bạn hàng
Việc phương thức thanh toán có thể trả ngay hoặc trả chậm giúp cho doanh nghiệp tiêt
kiệm được vốn lưu động.

Mở rộng danh mục hàng nhập:
Việc mở rộng danh mục hàng hoá nhập khẩu đi đôi với việc mở rộng thị trường, tăng
doanh thu và có triển vọng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh xác định mặt
hàng nhập khẩu nào là truyền thống là thế mạnh của doanh nghiệp để tập trung gia tăng
số lượng và giữ thị trường đó, cần phải tìm kiếm, khai thác nhu cầu trong nước về các
loại hàng hoá khác. Từ đó, doanh nghiệp phải dựa vào các mối quan hệ và khả năng
của doanh nghiệp để tìm kiếm khả năng cung cấp có tính đến yếu tố chi phí và giá bán.
* Gia tăng các biện pháp khuyến khích mua hàng:
Doanh nghiệp có nhập khẩu hàng hoá hay không phụ thuộc vào việc có bán được hàng
hoá hay không. Vì vậy, doanh nghiệp phải đặt mình vào vị trí bán hàng, cần phải gia
tăng các biện pháp khuyến khích mua hàng của doanh nghiệp như: bảo hành hàng hoá,
khuyến mãi, linh hoạt trong thương lượng những điều kiện ưu đãi thanh toán với khách
hàng…
*Mở rộng thị trường:
Trong cơ chế thị trường, duy trì và mở rộng thị trường là yêu cầu quan trọng để phát
triển doanh nghiệp.
Bên cạnh duy trì và ổn định thị trường chủ yếu, thị trường hiện tại của mình, cần phải

luôn luôn mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh. Như vậy, hiệu
quả kinh doanh của công ty mới ngày càng cao. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh
nhập khẩu, việc mở rộng thị trường là mở rộng cả thị trường mua và thị trường bán.
+Thị trường mua:
Việc mở rộng thị trường mua cho phép công ty có nhiều thị trường để nhập hàng. Sự
đa dạng một loại thị trường mua một loại hàng hoá cho phép công ty tận dụng cạnh
tranh trong việc cung cấp hàng hoá, công ty sẽ nhập hàng hoá với chi phí nhỏ nhất,
chất lượng cao và có ưu đãi. Để mở rộng thị trường nhập khẩu, công ty cần phải thông
qua các tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế quốc tế, tổ chức tư vấn hoặc tự điều tra, từ
đó công ty sẽ quyết định nên nhập hàng từ thị trường nào là tối ưu và xác định các mối
quan hệ buôn bán.
+ Thị trường bán:
Việc mở rộng thị trường bán cho phép công ty gia tăng số lượng hàng hoá nhập khẩu,
mở rộng danh mục hàng nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh tăng doanh thu, lợi
nhuận cho công ty. Để mở rộng thị trường bán, công ty tập trung vào một số biện pháp
sau:
- Điều tra, xác định đúng nhu cầu thị trường
- Nhanh chóng tìm kiếm thị trường nhập khẩu hấp dẫn nhất
- Sử dụng biện pháp kích thích tiêu dùng và nhập khẩu
*Tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh những
mặt hàng mà công ty đang kinh doanh với mức giá và nhiều chương trình khuyến mãi
hấp dẫn, công ty cần lưu ý hơn trong vấn đề này để tìm ra những hướng đi tốt cho việc
kinh doanh.
3.1.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý:
Việc tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả sẽ giúp công ty giảm được
các chi phí không cần thiết, phối hợp được các bộ phận, các phòng ban cùng hợp tác.
Để hoàn thiện bộ máy quản lý cần phải giải quyết tốt hai vấn đề sau:
*Về lao động:
Đội ngũ lao động cần có năng lực và trình độ chuyên môn, bố trí lao động hợp lý, đúng

vị trí, phù hợp với yêu cầu công việc, trình độ và khả năng của mỗi người. Thường
xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mở rộng kiến thức cho cán bộ
công nhân viên. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên kinh doanh, những người có nhiệm vụ
tìm kiếm khách hàng, tăng doanh thu bán hàng cho công ty. Bộ phận lo về thủ tục giấy
tờ cần thường xuyên trau dồi nghiệp vụ ngoại thương, kịp thời nắm bắt những văn bản,
quy định mới của chính phủ có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đồng thời công ty cần tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm củng cố mối
quan hệ giữa các nhân viên trong công ty với nhau, tạo điều kiện cho họ hiểu nhau hơn
từ đó tạo được tâm lý thoải mái khi đi làm của nhân viên.
*Về bộ máy quản lý:
Sự phối hợp các bộ phận, phòng ban chặt chẽ và hợp tác trong công việc, cho phép
công ty hoàn thành tốt công việc. Các phòng ban chức năng cần hỗ trợ, hợp tác với
nhau. Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban giúp công ty thực hiện tốt việc nhập khẩu,
phân phối hàng hoá giảm chi phí, thu hồi vốn nhanh.
3.1.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Hiện nay tình hình kinh tế của Thế giới và của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, vì
vậy việc sử dụng vốn luôn là mối quan tâm của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh tế.
Do đó trong hoạt động nhập khẩu công ty cần tính đến lợi ích và hiệu quả kinh tế để
xem xét việc kí kết hợp đồng. Muốn vậy công ty cần tính toán xem nếu 1 đồng vốn bỏ
ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác công ty cần tính đến hiệu
suất lợi nhuận của chi phí ( lợi nhuận nhập khẩu/ chi phí nhập khẩu). Đâu là yêu cầu
cấp bách hiện nay vì giá trị đồng tiền thay đổi hằng ngày, giá cả hàng hóa biến động
thất thường.
Để có được tình hình tài chính ổn định hơn, các công việc đầu tiên mà công ty phải làm
là:
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính- tín dụng của nhà nước.
- Tính toán các khả năng lỗ lãi, thời gian thu hồi vốn cũng như dự tính trước các
rủi ro có thể xảy ra để kịp thời có các biện pháp khắc phục.
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lập báo cáo
kế hoạch, thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá hiệu quả sử

dụng vốn.
3.1.4 Thiết lập và duy những mối quan hệ:
Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu diễn ra tốt đẹp không những nhờ vào nổ lực
của công ty mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó các mối quan hệ luôn là vấn
đề nhạy cảm và quan trọng. Vì vậy Công ty phải thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt
đẹp với nhà cung cấp và với các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Thương Mại,
Tổng Cục Hải Quan, Ngân Hàng từ đó việc thực hiện các thủ tục, giấy tờ liên quan
đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
3.2 Đối với Nhà nước:
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa
dạng và phong phú. Đó là môi trường chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội…Công ty
TNHH TM-DV Công Nghệ Trí Việt cũng không nằm ngoài quy luật vận động và các
tác động chi phối mạnh mẽ của các môi trường kinh doanh trên. Các yếu tố này có tác
động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và của hoạt động nhập

×