Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sưu tầm và sử dụng kênh hình để dạy bài 20 (thực hành) sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ môn Sinh học trường THPT Dương Đình Nghệ gồm 6 giáo viên đều là
những giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có lòng nhiệt tình, yêu nghề và ham
học hỏi. Ngay từ trong trường Đại học, chúng tôi đã được tiếp cận với việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học và đến khi ra trường công tác đã nhiều lần
được tham gia các lớp học, khoá học về tin học, tập huấn ứng dụng công nghệ
thông tin, kỹ năng thiết kế giáo án điện tử… do nhà trường và Sở GD-ĐT tổ
chức. Đến nay, tất cả 6 giáo viên Sinh học đều đã có máy tính cá nhân, soạn được
giáo án trên Word, khai thác Internet, thiết kế được giáo án điện tử và ứng dụng
trong giảng dạy.
Tuy nhiên, trong quá trình học tập, nghiên cứu và sử dụng, chúng tôi luôn
gặp phải những khó khăn và cần phải nhờ đến chuyên gia tin học. Bởi vì đến nay
chưa có một tài liệu nào đầy đủ nào về các thao tác, các phương pháp sưu tầm tài
liệu môn Sinh học cũng như soạn giáo án điện tử và các kỹ năng, thao tác trong
tiến trình dạy học.
Từ năm học 2008-2009 là năm học với chủ đề “Ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học” đến nay, cùng với sự đầu tư trang thiết bị của nhà trường,
nhóm giáo viên Sinh học đã từng bước tìm tòi và ứng dụng CNTT tương đối
thành công trong dạy học, tạo được không khí sôi nổi trong các tiết học và học
sinh nhớ bài, hiểu bài sâu sắc hơn.
Bên cạnh đó, môn Sinh học lại có nhiều tiết học liên quan đến thí nghiệm
thực hành, nhất là các tiết thực hành mà thiếu hóa chất và các điều kiện khác nên
không thể thực hiện được hoặc thực hiện nhựng hiệu quả không cao. Vì vậy, việc
giảng dạy theo phân phối chương trình gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những lí do trên, được sự ủng hộ giúp đỡ của nhóm chuyên
môn, tôi đã mạnh dạn “Sưu tầm và sử dụng kênh hình để dạy bài 20 (thực
hành) sinh học 10 ”.
Mục tiêu là: Sưu tầm được các tài liệu liên quan, thiết kế bài dạy và trình
bày chi tiết các thao tác sử dụng trong tiến trình dạy học, sau đó copy vào đĩa
CD-ROM làm nguồn tài liệu chung của nhóm chuyên môn.


Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
1
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Trong khuôn khổ của SKKN này, đề tài chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề:
- Phương pháp sưu tầm các hình ảnh : sưu tầm trên Internet, từ CD-ROM,
qua đồng nghiệp. Hình ảnh có thể là ảnh chụp, flash, video clip.
- Từ đó chọn lọc, sắp xếp thành thư mục để tiện cho việc sử dụng và.chạy
thử các nội dung.
- Các thao tác cơ bản trong tiến trình dạy học trên lớp.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
2
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. PHƯƠNG PHÁP SƯU TẦM CÁC HÌNH ẢNH
Có nhiều cách sưu tầm tài liệu như: khai thác Intenet, mua đĩa CD-ROM
hoặc chia xẻ với đồng nghiệp. Tuy nhiên, tôi sử dụng cách khai thác Internet là
chủ yếu, vì khi máy tính đã nối mạng, có thể chủ động chọn được nhiều hình ảnh
đẹp phù hợp với bài học.
1. Khai thác Internet
Có 2 phương pháp tìm kiếm thông tin trên Internet là tìm kiếm cơ bản và
tìm kiếm nâng cao, nhưng với trình độ giáo viên Sinh học thường chỉ áp dụng
phương pháp tìm kiếm cơ bản: Khởi động Internet: StartàProgramsàInternet
Explore
Cách 1. Tìm kiếm tĩnh
Gõ trực tiếp trang Web vào thanh địa chỉ (Address).
Ví dụ: Giaovien.net
Cách 2. Tìm kiếm động
Sử dụng công cụ tìm kiếm (Ví dụ: Google, Yahoo)
Bước 1. Gõ Google.com vào thanh địa chỉ àEnter
Bước 2. Gõ từ khoá vào ô tìm kiếm à Enter

Bước 3. Lựa chọn kết quả tìm kiếm phù hợp à Enter
Bước 4. Trong nội dung của trang Web, lựa chọn những file liên quan đến
bài dạy và tiến hành lưu vào máy tính:
• Lưu tranh ảnh: Chọn tranh ảnh à Nhấn chuột phảià Save Picture
As à Chọn đường dẫnà Enter
• Lưu ảnh động : Đòi hỏi trang Web phải cho phép tải (Download)
Cách1: Download à Chọn đường dẫn à Enter
Cách 2: Chọn hình ảnh à Nhấn chuột phảià Save Target As à Chọn
đường dẫnà Enter
2. Mua đĩa CD-ROM
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
3
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Qua các đợt tập huấn môn Sinh học, tôi đã sưu tầm được các CD-ROM tài
liệu của 3 khối và copy vào máy tính thành kho tư liệu “TU LIEU SINH HOC Do
Huy Trinh”
3. Chọn và sắp xếp tư liệu theo bài học
Tôi đã tìm được các file liên quan và copy vào thư mục BAI20SH10 gồm:
Sau đó cài các phần mềm để chạy được các file: Macromedia Flash,
VLCPortable_1.1.5
II. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI DẠY TRÊN MICROSOFT POWERPOINT
1. Khởi động chương trình PowerPoint, định dạng và tạo File mới
- Khởi động PowerPoint: Chọn Start\Program\Microsoft PowerPoint, hoặc có
thể nhấp vào biểu tượng trên thanh Office bar hoặc trên màn hình Windows.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
4
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
- Tiến hành định dạng trang trình diễn: Một slide được được chia làm 3 vùng
ứng với 3 phần: phần tiêu đề, phần thân và phần ghi chú. Việc định dạng được
tiến hành như sau:

Chọn lệnh View\Master\Slide Master, hộp thoại Master Slide View sẽ xuất
hiện.
Phần tiêu đề của Slide nằm ở khung to edit Master title Style. Định dạng
chung cho tất cả các tiêu đề của các slide bao gồm chọn kiểu chữ, cỡ chữ, khung
viền, kích cỡ, màu sắc của khung tiêu đề.
Phần thân của slide nằm ở khung to edit Master text Styles, định dạng chung
cho tất cả phần thân của các slide bao gồm chọn kiểu chữ, cỡ chữ, khung viền,
kích cỡ, màu sắc của khung.
Phần ghi chú nằm ở khung Footer area dùng để đưa nội dung phần cuối trang
vào các slide, tức là chọn khung Footer area, chọn kiểu chữ, cỡ chữ ở hộp thoại
Font trên thanh Formating, sau đó nhập nội dung cần thiết.
- Lưu file mới: Chọn File\Save (Ctrl + S) hoặc vào biểu tượng Save trên thanh
công cụ.
2. Nhập nội dung văn bản, đồ hoạ cho từng Slide
- Trước tiên cần dự kiến số slide và nội dung cụ thể cho từng Slide. Có rất nhiều
cách khác nhau để nhập nội dung văn bản vào slide. Cách thuận lợi có được từ
thanh Menu Drawing cuối màn hình, nhấn trỏ chuột vào ô hình chữ nhật. Sau đó,
vẽ ô ở màn hình và đặt trỏ chuột vào trong ô, nhấp phím chuột phải, chọn mục
Add text để nhập ký tự.
- Hiệu chỉnh định dạng ký tự: vào Format\Font, xuất hiện hộp thoại Font. Trong
hộp thoại Font, có các mục chọn sau: Font (chọn các loại Font chữ), Font Style
(dạng chữ), Size (cỡ chữ), Color (màu chữ), Under line (gạch dưới), Shadow (tạo
bóng mờ), Emboss (chữ nổi), SuperScript (chữ ở chỉ số trên), SubScript (chữ ở
chỉ số dưới). Những định dạng chữ ở trên có thể dùng phím nóng hoặc dùng biểu
tượng trên thanh công cụ Formatting.
Tạo Bullets & Numbering (định dạng đầu dòng): chọn Format\Bullets and
Numbering, hộp thoại Bullets and Numbering xuất hiện, chọn dạng cần thiết
trong các ô mẫu, chọn màu trong khung Color, chọn kích cỡ trong khung Size.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
5

Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Để chọn các Bullets, kích vào Customize hoặc Picture.
- Canh đầu dòng (Alignment): chọn Format\Alignment làm xuất hiện các lựa
chon: Align left (Ctrl + L) (canh đều trái), Center (Ctrl + E) (canh giữa), Align
Right (Ctrl + R) (canh đều phải), Justify (Ctrl + J) (canh đều hai bên).
- Thay đổi khoảng cách giữa các dòng (Line Spacing): chọn Format\Line
Spacing, xuất hiện hộp thoại Line Spacing, có các khung hiệu chỉnh sau: Line
Spacing (khoảng cách giữa các dòng), Before paragraph (khoảng cách phía trên
đoạn văn bản), After paragraph (khoảng cách phía dưới đoạn văn bản).
- Sử dụng thanh công cụ Drawing để thực hiện đồ hoạ. Nếu thanh Drawing chưa
xuất hiện, vào trình đơn View\Toolbar\Drawing để làm xuất hiện công cụ đồ hoạ.
Cũng có thể sử dụng các hình mẫu trong AutoShapes.
3. Chọn dạng màu nền phần trình diễn
- Chọn mẫu Template (mẫu màu nền): Chọn Format\Slide Designs, xuất hiện hộp
thoại Apply a Designs Template, chọn các mẫu màu nền thích hợp.
- Chọn màu cho Template: Chọn Format\Slide Color Schemes, xuất hiện hộp
thoại Apply a Color Schemes, chọn màu thích hợp. Nếu muốn chọn các màu khác
vào nút Change Color để mở bảng màu tự chọn. Sau khi chọn màu xong, vào nút
Apply để đổi màu cho các slide hiện hành, hoặc vào nút Apply to All để đổi màu
cho tất cả các slide trong tập tin.
- Chọn màu nền cho Template: Vào Format\Background, xuất hiện hộp thoại
Background, trong hộp thoại này có hai lựa chọn More Colors và Fill Effeets.
4. Chèn hình ảnh, video clip vào Slide
+ Chèn tập tin ảnh: Chọn Insert\Picture\From File, xuất hiện cửa sổ From File,
trong cửa sổ này muốn chèn hình ảnh ở thư mục nào thì mở thư mục đó ra, chọn
các File ảnh thích hợp (có dạng *.bmp, *.jpg, *.tif, *.emf, *.wmf).
+ Chèn sơ đồ tổ chức (Organization Chart): Chọn Insert\Picture\Organization
Chart, chọn các mẫu sơ đồ thích hợp.
+ Chèn phim ảnh: Chọn Insert\Movie and Sound\ trong trình đơn này có các
mục sau:

- Movie from Gallery: chèn phim từ thư viện của chương trình Microsoft Office.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
6
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Drag chuột vào phim muốn chèn từ thư viện phim vào slide cần chèn.
- Movie from File: chèn đoạn phim từ một file tự chọn
Sau dó chọn đường dẫn đến thư mục BAI20SH10 và chọn các file thích
hợp.
5. Sử dụng các hiệu ứng trong PowerPoint để hoàn thiện nội dung và hình
thức của một bài giảng
+ Xác lập hiệu ứng động cho đối tượng: chọn đối tượng cần thiết lập hiệu ứng,
sau đó chọn Slide Show\Custom Animation Trong cửa sổ Custom Animation,
chọn trong hộp Add Effects một Effects nào đó thích hợp, sau đó chọn cách biểu
thị kỹ xảo, chọn cách biểu thị từng chữ hay từng câu trong phần Introduce text.
+ Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của đối tượng nào, chọn đối tượng đó và vào
nút Move để thay đổi vị trí thứ tự.
+Thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện: sau khi đã sắp đặt đúng vị trí thứ tự, chọn
từng đối tượng và thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện hiệu ứng bên khung Start
Animation, có hai chọn lựa:
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
7
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
- On Mouse: khi chuột tại vị trí bất kỳ trên màn hình, hiệu ứng sẽ bắt đầu được
thực hiện. Đối với một bài giảng điện tử nên chọn chế độ này để chủ động được
trong quá trình thực hiện tiết dạy.
- Automaticaly: tự động thực hiện hiệu ứng sau thời gian ấn định (sau hiệu ứng
trước). Nếu thời gian bằng 00:00 thì hiệu ứng sẽ thực hiện ngay sau khi hiệu ứng
trước thực hiện xong.
6. Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, chương trình
+ Để thực hiện liên kết, ta chèn các nút điều khiển bằng cách: chọn Slide

Show\Action Buttons (hoặc có thể vào AutoShapes\Action Buttons), sau đó chọn
loại button, và drag trên màn hình để tạo button. Sau khi tạo button xong, xuất
hiện cửa sổ Action Setting để thiết lập công dụng cho button.
Trong Action Setting, có hai bảng lựa chọn để thiết lập biến cố:
- Mouse (biến cố chuột): nhấn chuột trên đối tượng thì lệnh sẽ được thực hiện.
- Mouse Over (đưa trỏ chuột đến): chỉ cần đưa trỏ chuột đến đối tượng để thực
hiện lệnh.
+ Trong khung Action on (mouse over), có các lệnh sau:
Hyperlink to (liên kết đến): mở khung liên kết để lựa chọn lệnh Next Slide (đến
trang sau), Previous Slide (về trang trước), First Slide (về trang đầu), Last Slide
(đến trang cuối), End Show (kết thúc trình diễn), Slide (liên kết đến một Slide
bất kỳ), Other PowerPoint Presentation (liên kết đến một File PowerPoint khác),
Other File (liên kết với một File của bất kỳ chương trình nào khác).
Đối với một bài giảng, vấn đề liên kết giữa các Slide là rất cần thiết. Khi tiến
hành liên kết đến các slide cần chú ý trở về lại trang mà đã được liên kết nới nó,
tránh hiện tượng xuất hiện các trang liên kết nhầm lẫn khi tiến hành giảng dạy
trên lớp.
7. Chạy thử chương trình và sửa chữa
Sau khi hoàn tất việc thiết kế, chọn nút Slide Show nằm ở phía trái trên thanh
công cụ, phía trên màn hình để trình diễn tài liệu đã thiết kế (hoặc nhấn F5).
Kiểm tra lại hình ảnh, việc liên kết giữa các Slide, Nếu có sai sót, chưa hợp lí thì
nhấn Esc trên bàn phím và tiến hành sửa chữa bổ sung.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
8
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Bằng những thao tác cơ bản trên, tôi đã thiết kế bài học theo 2 phương án
được lưu thành 2 file là Phương án 1 và Phương án 2, tất cả copy và thư mục
BAI20SH10.
III. CÁC THAO TÁC KỸ THUẬT TRONG TIẾT THỰC HÀNH
Tôi thiết kế bài học theo 2 phương án:

- Phương án 1: thiết kế theo quan điểm “bảng đen, phấn trắng” là bảng
chính, phông chiếu qua Projector chỉ là bảng phụ. Vì vậy, trên bảng phụ chỉ có
kênh hình và các bảng biểu, không có nội dung và đáp án các câu hỏi, không có
nội dung ghi vở của học sinh.
- Phương án 2: thiết kế theo quan điểm “Bài giảng điện tử” mà rất nhiều
giáo viên hiện nay đang sử dụng, trong đó phông chiếu qua Projector là bảng
chính. Tất cả nội dung bài học gồm kênh hình và các bảng biểu, nội dung, đáp án
các câu hỏi và kiến thức bài học bằng kênh chữ.
Sau đây là các thao tác trên lớp thực hiện theo phương án 1 (với Phương án
2 cũng tiến hành tương tự, chỉ khác là số thứ tự các Slide có sự thay đổi).
Bước 1. Chuẩn bị và kiểm tra bài cũ
- Cắm và bật máy chiếu Projector, máy vi tính
- Mở thư mục BAI20SH10
- Mở file Phương án 1, ấn F5
- Đặt câu hỏi: “Quan sát hình và cho biết đặc điểm của chu kì tế bào”.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
9
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Bước 2. Bài mới trên Power point
- Chuyển sang Slide 2 (bằng cách click chuột hoặc nhấn Enter). Ghi tên bài
lên bảng.
- Chuyển sang Slide 3. Đặt câu hỏi “Quan sát các hình ảnh và nêu những
biến đổi của các thành phần tế bào trong các kì của nguyên phân”.
- Chuyển sang Slide 4. Yêu cầu 1 học sinh trả lời về đặc điểm của kì trung
gian.
- Tương tự với các Slide 5 – 9, các học sinh khác trả lời đặc điểm các kì
tiếp theo.
- Chuyển sang Slide 10. “Quan sát toàn bộ diễn biến của quá trình nguyên
phân”
- Chuyển sang Slide 11 và 12. Đặt câu hỏi “So sánh sự phân chia tế bào

chất ở thực vật và động vật”
- Chuyển sang Slide 13 -16: “Quan sát các ảnh chụp dưới kính hiển vi điện
tử về các kì của nguyên phân”.
- Chuyển sang Slide 17. Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ và yêu cầu
các nhóm viết bài thu hoạch theo mẫu (phát phiếu). Thời gian 5 phút.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
10
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
- Quay lại tuần tự từ Slide 4 đến 12 để các nhóm quan sát và điền vào
phiếu thu hoạch.
- Hết thời gian 5 phút, giáo viên yêu cầu 1-3 nhóm đọc bản thu hoạch, nhận
xét và chuyển sang Slide 18 để đối chiếu. Giáo viên kết luận vấn đề.
- Đóng file Phương án 1
Bước 3. Củng cố, mở rộng bằng các video clip
- Mở phần mềm xem video VLC media player, chọn Media, chọn Open
flie.
- Tìm đường dẫn đến thư mục BAI20SH10 và chọn VIDEO NGUYEN
PHAN 1. Sau đó bôi đen tất cả các file rồi chọn Open
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
11
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
- Các file sẽ chạy lần lượt theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Tùy theo thời gian còn lại, có thể điều chỉnh: tua nhanh, chậm, dừng lại
… cho phù hợp.
- Với mỗi video, giáo viên có thể dừng lại ở 1 đoạn nào đó để vấn đáp học
sinh: “đang ở kì nào?”, “đặc điểm của NST”, “màng nhân, nhân con thay đổi như
thế nào” …
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
12
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình

IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Qua 5 năm (2009 – 2013) tìm tòi học tập và ứng dụng CNTT vào dạy học
từ lớp 10 đến lớp 12 theo chương trình phân ban, đặc biệt là bài 20 – sinh học 10,
tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
- Sau khi có nguồn tư liệu, sắp xếp hợp lí thì có thể thực hiện 1 tiết dạy
thực hành có hiệu quả bằng những hình ảnh, video clip. học sinh vẫn hiểu bài nhớ
kiến thức. Bằng cách này, theo cá nhân tôi có thể không bắt buộc phải thực hành
quan sát tiêu bản rễ hành mà học sinh vẫn hiểu bài nhớ kiến thức.
- Khắc phục được tình trạng “dạy chay” hoặc “hình thức”. Nghĩa là lên lớp
không có dụng cụ, hóa chất, cả tiết học chỉ quan sát các hình ảnh trong sách giáo
khoa rồi trả lời các câu hỏi của giáo viên. Hoặc có dụng cụ như kính hiển vi, mẫu
vật để quan sát nhưng thiếu hóa chất, đặc biệt là thuốc nhuộm và dầu kính nên
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
13
Click và di chuyển chuột để
điều chỉnh video
Play/pause Next Xem toàn
màn hình
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
học sinh (kể cả giáo viên) không thể quan sát được các thành phần của tế bào.
Bên cạnh đó, kỹ năng thực hành của học sinh nhìn chung còn rất kém.
- Với những nội dung của bài 20 – sinh học 10CB đã chuẩn bị sẵn trong
thư mục BAI20SH10, tôi có thể copy vào USB hoặc vào đĩa CD-ROM sẽ rất
thuận tiện trong quá trình sử dụng.
- Với bài học có kênh hình, hình ảnh động, nhất là các video clip có âm
thanh sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh hơn. Học sinh đã được học l thuyết
về nguyên phân, qua quan sát hình ảnh sẽ tái hiện lại và khắc sâu được kiến thức.
Không khí trong lớp học sôi nổi hơn, hứng thú hơn.
- Hiệu quả bài học được thể hiện khá rõ nét qua bài kiểm tra 15 phút như
sau:

Năm học Lớp
Yếu
(dưới 5đ)
TB (5-6đ)
Khá
(6,5 -7,5đ)
Giỏi
(8-10đ)
Tổng
TN
2010-2011
10B6 0 17 22 3 42
10B2 2 3 34 2 41
2011-2012
10C2 1 14 20 8 43
10C10 0 19 12 7 38
2012-2013
10A8 0 21 21 2 44
10A9 1 8 16 15 40
ĐC
2010-2011
10B7 3 22 15 0 40
10B8 2 31 12 0 45
2011-2012
10C3 5 11 19 3 38
10C6 3 29 12 0 44
2012-2013
10A5 1 34 5 0 40
10A7 0 23 15 2 40
Xử lí số liệu bằng phương pháp Khi bình phương trên Excel:

Thực
nghiệm
Tổng
hàng
Thí nghiệm 4 82 125 37 248
Đối chứng 14 150 78 5 247
Tổng cột 18 232 203 42 495

thuyết
Thí nghiệm 9.018182 116.2343 101.7051 21.04242
Đối chứng 6.985859 74.84848 38.92121 2.494949
Giá trị
P:
2.73127E-
33
Kết luận: P = 2,7312 > α =0,05 nên kết quả thí nghiệm và đối chứng khác
nhau. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng hơn khi sử dụng kênh hình trong tiết thực
hành
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
14
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Trong báo cáo này, tôi đã thực hiện được các nội dung sau đây:
- Sưu tầm được các tài liệu về chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân bằng
kênh hình từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó đã chọn lọc, chỉnh sửa và sắp xếp
các file theo mục đích sử dụng trong tiến trình bài dạy.
- Download và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ VLC media
player, Macromedia Flash.
- Thực hiện thiết kế nội dung bài dạy trên Power point. Bài dạy gồm 18

slide chủ yếu là hình ảnh, các đoạn phim chạy bằng phần mềm Macromedia
Flash được “nhúng” vào và các bảng tổng hợp nội dung.
- Thực hiện tốt các kỹ năng điều khiển máy tính, kết hợp hài hòa giữa trình
chiếu và các thao tác trong kỹ thuật dạy học. Hình ảnh, video phù hợp với lời nói
của giáo viên và các hoạt động quan sát, trả lời của học sinh. Điều đó được thể
hiện chi tiết qua 3 bước là: chuẩn bị - kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và củng cố -
mở rộng.
- Đưa các hình ảnh động vào bài học bằng những video clip được thể hiện
ở phần củng cố. Với phần mềm VLC media player, giáo viên có thể chủ động
điều chỉnh nhanh, chậm hoặc dừng lại theo thời gian và theo mục đích dạy học.
Các video clip sẽ chạy lần lượt trên mà hình rộng (full room) nên học sinh dễ
quan sát.
2. Đề nghị
3.
- Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm, chỉ đạo bộ phận phục vụ
điện và máy chiếu Projector để đáp ứng cho các tiết dạy.
- Giáo viên thường xuyên cập nhật và chia sẻ nguồn tài liệu của các nhân
với đồng nghiệp. Sắp xếp nguồn tài liệu khoa học, có hệ thống để thuận lợi trong
việc tích hợp vào bài giảng.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
15
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Huy Trình
- Thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng môn cũng như của
giáo viên tin học, học hỏi phương pháp tổ chức, thiết kế các bài giảng trên
Internet.
- Phải biết cách sử dụng máy chiếu projector và xử lý một số tình huống
khi mất điện hoặc hư hỏng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của các nhân tôi, rất mong được sự góp ý
của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Đỗ Huy Trình
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hoá
16

×