www.sangkienkinhnghiem.com
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, đứng trước yêu cầu
về một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức và kỹ năng chuyên
nghiệp…nền giáo dục của đất nước đã chú trọng đến sự đổi mới phương pháp
dạy và học theo hướng tích cực. Nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới
được nghiên cứu vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó
có kỹ thuật đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học (đặc biệt những câu hỏi có
vấn đề - tình huống học tập) có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, hướng
dẫn quá trình nhận thức giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống
và tạo không khí học tập sôi nổi. Giáo viên qua câu hỏi có thể đánh giá được
năng lực của học sinh, có được thông tin phản hồi làm cơ sở cho sự điều chỉnh,
bổ sung một cách phù hợp, kịp thời những đơn vị kiến thức, kỹ năng trong giờ
dạy.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy nói chung, giảng dạy môn Ngữ văn nói
riêng vẫn tồn tại tình trạng đầu tư cho việc xây dựng câu hỏi chưa thật sự thỏa
đáng. Phần nhiều câu hỏi sa vào chi tiết vụn vặt, đơn điệu, nhàm chán hoặc
trong câu hỏi đã bao hàm ý trả lời hoặc mang tính chiếu lệ (hỏi cho có hỏi, hỏi
để thể hiện rằng có sử dụng phương pháp đổi mới trong giờ dạy), thiếu những
câu hỏi mang tính chất gợi mở, không có những tình huống gay cấn buộc học
sinh phải suy nghĩ, trăn trở vì thế giờ học trôi đi tẻ nhạt, học sinh không hứng
thú, học qua loa cho xong để rồi đến các kì thi, thực tế đáng buồn lại tái diễn:
các em tìm chép tài liệu, sai kiến thức cơ bản, suy diễn nội dung tác phẩm một
cách thô thiển, tách rời nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…
Đứng trước yêu cầu của xã hội, trước thực trạng dạy học môn Ngữ văn, tôi
luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để vận dụng một cách có hiệu quả những
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy vai trò quan trọng và ưu thế của kỹ thuật
đặt câu hỏi nên tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi cho các giờ dạy, đặc
biệt chú ý xây dựng những câu hỏi có vấn đề nhằm khơi dậy hứng thú học văn
của học sinh, kích thích sự phát triển trí tuệ và giúp các em lưu giữ kiến thức lâu
hơn.
2. Chọn “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử - SGK Ngữ văn 11(chương trình
chuẩn và nâng cao) - để trình bày sự vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vì đây là thi
phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử, chứa nhiều mâu thuẫn nghệ thuật đặc
thù, không những thế “Đây thôn Vĩ Dạ” còn được đánh giá là văn bản hay song
học sinh khó tiếp cận.Với những đặc điểm trên, có thể nói tác phẩm mở ra
mảnh đất phì nhiêu để giáo viên xây dựng những câu hỏi chứa đựng tình huống
học tập. Tìm đến mảnh đất này để thử nghiệm kỹ thuật dạy học mới tôi đã thu
được kết quả nhất định. Xin được trình bày kinh nghiệm Vận dụng kỹ thuật đặt
câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản“ Đây thôn Vĩ Dạ”
của Hàn Mặc Tử (chương trình ngữ văn 11) để các đồng nghiệp cùng góp ý.
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
1
www.sangkienkinhnghiem.com
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I-Một số vấn đề chung:
1.Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) trong dạy học:
1.1.Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi,
một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết.
1.2.Câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) là những câu hỏi chứa đựng tình
huống nảy sinh trong quá trình học tập, tình huống đó chứa đựng một mâu thuẫn
buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi phương hướng giải quyết. Do được hình
thành từ một khó khăn trong lí luận hay thực tiễn nên muốn giải quyết chúng
người học phải có một sự nỗ lực, một cuộc vân động trí tuệ thực sự.
1.3.Đặc trưng của câu hỏi và câu hỏi có vấn đề:
- Câu hỏi luôn chứa đựng một cái gì chưa biết khiến người học phải băn
khoăn, trăn trở, tìm hướng khắc phục khoảng trống của sự thiếu hiểu biết. Đồng
thời chứa đựng một cái gì đã biết làm cơ sở khắc phục những nghịch lí, thắc
mắc, băn khoăn. Giữa cái chưa biết và cái đã biết có quan hệ chặt chẽ với nhau -
cái đã biết là tiền đề để tìm ra cái chưa biết, cái chưa biết là cái đích cần đạt đến
của điểm xuất phát là những dữ liệu đã cho.
- Đối với những câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) còn phải bao hàm
trong bản thân nó một yếu tố tâm lí nào đó thể hiện ở tính rõ ràng, mới lạ của
sự kiện, ở tính bất thường của bài tập nhận thức ( Phát huy tính tích cực của học
sinh như thế nào- Tr 58(1978) I.F Khaz la môp)
2.Câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học và vai trò của câu hỏi
trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học:
2.1. Câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học:
Xuất phát từ đặc thù phân môn (vừa là môn khoa học vừa là môn nghệ thuật)
nên câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương cũng mang sắc thái
riêng độc đáo thể hiện qua hiệu quả tác động của nó: vừa phát triển tư duy khoa
học, tư duy sáng tạo; vừa kích thích được cảm xúc thẩm mĩ của người học. Vì
vậy xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học ngoài việc tuân
thủ các quy trình, hướng đến các mục đích tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác
phẩm, phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo, bộc lộ cảm xúc còn phải chú ý
phát hiện các mâu thuẫn: từ bản thân tác phẩm giảng dạy, từ tầm đón nhận của
học sinh, từ cách cảm nhận, lí giải, phân tích tác phẩm trái ngược nhau của ý
thức tiếp nhận đồng đại và lịch đại
2.2.Vai trò của câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học:
-Câu hỏi có vai trò định hướng, giúp học sinh xác định được nhiệm vụ nhận
thức, buộc các em phải huy động tri thức, vốn sống, kinh nghiệm một cách sáng
tạo, chọn lọc lấy những gì có liên quan đến vấn đề đã được biểu đạt. Giáo viên
không đưa kiến thức đến cho các em dưới dạng có sẵn, không rung cảm hộ mà
với câu hỏi đưa ra giáo viên sẽ tổ chức, hướng dẫn cho các em suy nghĩ, cắt
nghĩa, thâm nhập vào tác phẩm. Các em tự nắm bắt giọng điệu nhà văn, đối
thoại với người sáng tác, hòa nhập vào khung cảnh của tác phẩm Từ đó các em
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
2
www.sangkienkinhnghiem.com
được bồi dưỡng năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ ; quá trình tư duy
của các em vận động không ngừng, các em sẽ lớn lên về kiến thức, hoàn thiện
về kỹ năng. Nói cách khác, các câu hỏi sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của học
sinh thông qua sự tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập.
-Với kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên, học sinh không chỉ hiểu mà còn lưu
giữ, ghi nhớ kiến thức lâu hơn bởi trong văn chương khi người đọc trải qua quá
trình cảm thụ bằng liên tưởng, tưởng tượng ; rung cảm bằng trái tim thì kiến
thức ấy thâm nhập vào máu tủy, xương thịt. Sự ghi nhớ ở đây sẽ trở thành tiền
đề quan trọng để quá trình tư duy, tưởng tượng đạt hiệu quả cao hơn.
-Khi xây dựng được câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập), giáo viên sẽ gieo
vào tâm hồn các em sự háo hức, day dứt không yên do vậy các em sẽ không
cảm thấy xa lạ trước vấn đề giáo viên đặt ra, không thể lãnh đạm với tiếng nói
tâm tình tha thiết của nhà văn. Bởi chính bản thân các em từ bên trong có nhu
cầu chiếm lĩnh tác phẩm chứ không phải do áp lực tác động bên ngoài. Giáo
viên sẽ đạt đến mục đích đánh thức niềm đam mê, hứng thú học văn của học
sinh.
Tóm lại, việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm
văn chương sẽ phát huy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh, tạo ra bầu
không khí cởi mở, dân chủ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, học
sinh - nhà văn; thiết lập được mối quan hệ đa chiều (giáo viên - học sinh - tác
phẩm - nhà văn) và phát triển mối quan hệ đó một cách cân đối hài hòa.
II-Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc-hiểu
văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
1.Xác định yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc-
hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử):
Xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ ”của Hàn
Mặc Tử, tôi xác định cần phải đạt đến các yêu cầu sau:
- Câu hỏi khai thác được đặc trưng thể loại văn bản thơ mới (tiếng nói của cái
tôi cá nhân, phá bỏ hệ thống ước lệ có tính chất vô ngã, phi ngã của thơ cổ điển
để sáng tạo những cách biểu hiện mới). Cụ thể : câu hỏi định hướng cho học
sinh phát hiện cái tôi riêng của Hàn Mặc Tử (lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến
thiết tha, đớn đau, đầy uẩn khúc thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh,
kết cấu mang đặc trưng độc đáo)
- Câu hỏi kích thích được sự tìm tòi, hứng thú của học sinh và phù hợp với
khả năng tiếp nhận của các em. Có nghĩa câu hỏi, tình huống học tập được xây
dựng phải khai thác cái mới từ tác phẩm, gợi liên tưởng nhiều chiều ở người
học; có khả năng gõ vào sự đồng cảm, trí tưởng tượng nhưng sau đó buộc các
em nâng lên thành cấp độ cao hơn thuộc về chiều sâu tư tưởng của tác phẩm ;
câu hỏi xuất hiện đúng thời điểm, diễn đạt sao cho các em có thể hiểu và suy
nghĩ ngay vào vấn đề giáo viên đặt ra
- Câu hỏi phong phú đa dạng, có hệ thống hoàn chỉnh: Câu hỏi được xây dựng
dưới các hình thức khác nhau để tránh sự đơn điệu nhàm chán ; câu hỏi có mối
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
3
www.sangkienkinhnghiem.com
liên hệ với nhau nhằm đảm bảo hướng đến mục đích, yêu cầu nội dung học
tập
2. Xây dựng câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử):
2.1.Xác định mục tiêu dạy học trong giờ đọc-hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”
(Hàn Mặc Tử):
-Mức độ cần đạt:
+Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua
bức tranh phong cảnh xứ Huế.
+Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút
pháp tài hoa độc đáo của Hàn Mặc Tử.
-Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
+Kiến thức:
`Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn
trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên,
yêu sự sống.
`Phong cách thơ Hàn Mặc Tử: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau;
trí tưởng tượng phong phú ; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực
và ảo.
+Kĩ năng:
`Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
`Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
2.2.Xác định tri thức đã có của học sinh trong giờ đọc-hiểu văn bản “Đây thôn
Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử):
Có thể nói xác định tri thức đã có của học sinh trong một giờ đọc hiểu văn bản
là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, phát huy được vai
trò chủ thể tích cực của học sinh. Với giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ
Dạ” (Hàn Mặc Tử), tri thức đã có của các em được tôi xác định:
- Qua một số tiết đọc - hiểu về tác phẩm của Xuân Diệu, các phần tri thức đọc
hiểu ( đối với học sinh học chương trình Ngữ văn 11 - nâng cao), thêm tiết đọc
- hiểu tác phẩm của Huy Cận (đối với học sinh học chương trình Ngữ văn 11-
chuẩn) các em ít nhiều đã nắm được : Đặc trưng thơ mới, cách khai thác một tác
phẩm thơ mới.
-Từ sự định hướng của giáo viên cho các em chuẩn bị bài, học sinh phải tìm
hiểu để có kiến thức cơ bản nhất về tác giả Hàn Mặc Tử cùng một số cách tiếp
cận văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”.
2.3. Xác định đơn vị kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các
khâu trong quá trình dạy đọc-hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử):
*1-Tiểu dẫn:
*1.1-Tác giả:
- Tên khai sinh là nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Các bút danh khác : Phong
Trần, Lệ Thanh…
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
4
www.sangkienkinhnghiem.com
- Sinh ra ở Đồng Hới, nay là Quảng Bình trong gia đình công giáo nghèo.
- Bản thân:
+Là người mộ đạo
+Có cảnh ngộ bất hạnh
+ Là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ
mới; “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên).
*1.2-Sự nghiệp:
-Các tác phẩm : Gái quê, thơ điên, thượng thanh khí, Cẩm Châu duyên…
-Hành trình sáng tác phức tạp (Cổ điển, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực).Ông
được xem là hiện tượng kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới:Làm thơ như
một trạng thái xuất thần. Mỗi lần làm thơ là một lần trút thần. Cảm hứng đến
như một cú sốc, ý thơ nhảy cóc, phi logic, như một thể lỏng bất định. Trong thơ
ông trăng, hoa, nhạc, hương chen lẫn với hồn, máu, yêu ma…
*1.3.Bài thơ:
- Hoàn cảnh ra đời: Hồi còn làm ở sở Đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử thầm
yêu Hoàng Thị Kim Cúc là con ông chủ sở. Sau đó Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn
làm báo, Kim Cúc về Huế với cha. Khi biết tin Hàn Mặc Tử bị bệnh, Kim Cúc
gửi cho Hàn Mặc Tử một bức bưu thiếp in hình cô gái đang chèo thuyền, bên
dưới có cành trúc lòa xòa, phía xa là ráng trời, đằng sau ghi vài lời hỏi thăm.
Tấm thiếp đã tác động rất mạnh đến hồn thơ Hàn Mặc Tử: ấn tượng về xứ Huế
thức dậy cùng niềm yêu đời vô bờ khiến tác giả viết bài thơ.
- Xuất xứ: in trong tập thơ Điên (1938) sau đổi thành Đau thương.Tập thơ thể
hiện đặc trưng lối thơ điên của Hàn Mặc Tử:
+Điệu cảm xúc đặc thù là đau thương
+Hình tượng chủ thể là cái tôi li hợp bất định(vừa là mình, vừa phân thân ra
cùng một lúc nhiều mình khác nữa).
+Kênh hình ảnh đặc thù là những hình ảnh kì dị, kinh dị.
+Mạch liên kết trong thơ điên là dòng tâm tư bất định với những đứt nối đầy bất
ngờ, khiến cho mạch thơ thường có vẻ đầu Ngô mình Sở.
+Lớp ngôn từ nổi bật là lớp từ cực tả (có thiên hướng biểu tả ở mức cực điểm)
->“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong trẻo chưa có những đặc trưng đầy đủ
của lối thơ điên nhưng dạng cảm xúc ở đây là nỗi khát khao đã nhuốm màu đau
thương với những uẩn khúc của nó, rồi mạch liên kết đầy đứt nối, cùng những
ngôn từ thơ có thiên hướng biểu tả ở mức cực điểm rải rác trong thi phẩm cho
thấy không phải vô cớ tác giả xếp nó vào Đau thương.
*2 §äc hiÓu v¨n b¶n:
Văn bản có hình thức bề ngoài không liên kết nhưng thực chất có mạch ngầm
cảm xúc xuyên suốt ba khổ thơ.
* 2.1.S ơ đ ồ cấu trúc văn bản:
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
5
www.sangkienkinhnghiem.com
Đây thôn Vĩ Dạ
Khổ 1 Khổ 2 Khổ 3
* 2.2 . Kiến thức cơ bản:
Khæ 1:
- Câu 1: hình thức câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái ý nghĩa: vừa hỏi han, vừa
nhắc nhớ, vừa trách móc giận hờn mát mẻ, vừa mời mọc ngọt ngào, tha thiết
đồng thời cũng là lời tự vấn lòng mình đầy day dứt của nhà thơ. Sự phân thân và
những sắc thái phức tạp đan xen trong cùng một câu hỏi đã cho thấy nỗi ước ao
trở về thôn Vĩ vừa mãnh liệt, vừa uẩn khúc, không dễ bày tỏ.
- Câu 2- 4: Bức tranh thôn Vĩ buổi mai hiện về trong quầng sáng kí ức của thi
nhân có ánh nắng thanh khiết tinh khôi; Có khoảng xanh vườn tược đậm màu
quê kiểng, tươi tắn, tràn đầy sức sống; Có lá trúc mảnh mai điểm xuyết tô đậm
thêm vẻ đẹp thanh tú của khu vườn ; Có hình ảnh con người mang vẻ đẹp kín
đáo, dịu dàng, phúc hậu. Đó là thiên đường đã tuột khỏi tầm tay nên trở thành
một niềm ước ao, một hạnh phúc quá tầm để lại niềm tiếc nuối vô bờ cho thi sĩ.
Khæ 2:
-Bức tranh sông nước buồn bã, ảm đạm mang chở mặc cảm chia lìa: cặp sóng
đôi “gió”, “mây” bị tách biệt ; dòng nước như ngưng đọng, buồn lặng, quạnh
quẽ ; hoa bắp sầu tủi vì không thể nhấc mình lưu chuyển được thể hiện qua nghệ
thuật nhân hóa, thủ pháp lấy “động” gợi “tĩnh”.
-Bằng trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh sáng tạo, hình thức câu hỏi tu từ, tác
giả khắc họa bức tranh sông nước trong đêm trăng thơ mộng, huyền ảo đánh
thức niềm hi vọng mang chứa nhiều bi kịch:
+Ánh trăng sáng chiếu xuống dòng sông làm cả dòng sông và bãi bồi lung linh,
huyền ảo ; dòng nước buồn thiu đã hóa thành dòng sông trăng thơ mộng, con
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
6
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới
lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Bức tranh thôn Vĩ buổi
mai trong trẻo, tinh
khôi, đơn sơ mà thanh
tú-> Cảnh nghiêng về
cõi thực.
Bức tranh sông nước
buồn bã, ảm đạm; thơ
mộng, huyền ảo ->
Cảnh có sự nhập mờ
giữa đôi bờ hư- thực.
Hình bóng khách
đường xa và chốn khói
sương mông lung ->
Cảnh chìm trong mộng
ảo.
Mạch ngầm:
Diễn biến tâm trạng của thi nhân:ao ước, đắm say khi nhớ về cảnh cũ, người
xưa; tiếc nuối khi nhận ra cơ hội trở về không còn ->Buồn bã, trống trải, mặc
cảm về thân phận bị bỏ rơi; hi vọng, phấp phỏng->Mơ tưởng, băn khoăn,
hoài nghi =>Các cung bậc khác nhau của mối u hoài, cốt lõi của mối u hoài,
của tâm tư đầy uẩn khúc là niềm khát khao gắn bó khôn nguôi, yêu đời đến
thiết tha, đớn đau, khắc khoải.
www.sangkienkinhnghiem.com
thuyền chở khách đã hóa thành truyền chở trăng. Cảnh có sự nhập mờ giữa đôi
bờ hư - thực.
+Đằng sau cảnh là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng
của nhà thơ.
Khæ 3:
- Hình ảnh con người xuất hiện trong giấc mơ mông lung, xa vời:
+ “Khách đường xa”: bóng hình đến rồi đi bất chợt làm tăng thêm sự khắc
khoải, bồn chồn của lòng người đa cảm.
+sắc áo trắng thanh khiết, tinh khôi được tô đậm đến tận cùng, bị biến thành ảo
giác chỉ còn là một ấn tượng càng làm cho sự hụt hẫng lên tới cao độ.
-Tâm trạng của thi nhân khi trở về lãnh cung chia lìa: Băn khoăn, nghi ngại cất
lên câu hỏi hoài nghi về sự đậm đà trong tình cảm của “ai” kia (“khách đường
xa”, tình người trong cõi trần ai). Trong tâm trạng đó bao hàm cả một hi vọng
sâu kín, chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời nhưng cũng đầy mặc cảm.
Câu hỏi kết thúc bài thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” là lời chất vấn hướng đến
sự giãi bày mong ước tìm kiếm những hồn tri âm đồng điệu đồng thời có thể
coi là câu trả lời cho câu hỏi mở đầu văn bản tạo nên kết cấu chặt chẽ thể hiện
nhất quán tình yêu dành cho cuộc sống của nhà thơ.
*3-Tổng kết, củng cố kiến thức:
-Bài thơ thể hiện niềm tha thiết với cuộc sống nhưng đầy uẩn khúc của thi sĩ.
-Cảnh sắc thiên nhiên là sự giao chuyển nhiều cảnh theo lối bất định không tuân
thủ theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian.
-Hình ảnh sáng tạo, ngôn ngữ thơ cực tả mà luôn trong sáng, thủ pháp nghệ
thuật lấy động gợi tĩnh…
=>Từ kiến thức về văn bản có thể thấy: Muốn đọc thơ Hàn Mặc Tử phải
chú ý đến mạch ngầm cảm xúc trong cõi tâm hồn của con người mang lòng
yêu đời yêu cuộc sống đến thiết tha nhưng cũng đầy đớn đau, khắc khoải.
2.4. Mã hóa nội dung kiến thức thành câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy
đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử):
Công đoạn xây dựng câu hỏi, tình huống học tập đòi hỏi giáo viên phải chú ý
đến nhiều yếu tố (đặc trưng tài liệu giảng dạy, đối tượng giảng dạy, tâm lí học
sinh trước đơn vị kiến thức cần tìm hiểu…) để có cơ cơ sở định hướng cho việc
hình thành câu hỏi, tình huống học tập đáp ứng yêu cầu.
2.4.1. Một điều hết sức quan trọng đối với việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi
trong giờ dạy “Đây thôn Vĩ Dạ” là: Giáo viên phải xây dựng được tình huống
học tập trung tâm trên cơ sở phát hiện mâu thuẫn nghệ thuật đặc thù của văn
bản (mâu thuẫn thuộc cấp độ hình thức, tập trung làm sáng tỏ nội dung tư tưởng
của tác phẩm). Tình huống học tập trung tâm này sẽ là điểm tựa để giáo viên
phát triển thêm các tình huống, câu hỏi hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản
đúng hướng, có trọng tâm.
Với “Đây thôn Vĩ Dạ”, tình huống học tập trung tâm được tôi xác định
là :Bài thơ được tạo nên từ ba khổ thơ, mỗi khổ thơ đề cập đến một hình ảnh
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
7
www.sangkienkinhnghiem.com
không có sự gắn bó. Phải chăng “Đây thôn Vĩ Dạ” là sự chắp nối vụng về,
rời rạc giữa ba đoạn ? Có dòng chảy nào xuyên suốt các khổ thơ? (Tình
huống xuất hiện cuối giờ học).
Tình huống học tập trên được xây dựng từ việc phát hiện mâu thuẫn nghệ
thuật đặc thù của “Đây thôn Vĩ Dạ”: sự vận động lạc hướng của tiến trình sự
kiện với những xác định dứt khoát ban đầu của tác giả hay là sự thiếu ăn khớp
giữa nhan đề tác phẩm với câu chuyện được nói tới trong văn bản. Cụ thể: Nhan
đề bài thơ chuẩn bị cho người đọc tâm thế chuẩn bị tiếp nhận cảnh sắc thôn Vĩ
và người đọc đã không bị phụ lòng, trước mắt họ hiện lên một bức tranh thiên
nhiên trong trẻo, tuyệt đẹp ( Khổ 1). Nhưng độc giả đang trên đà say theo cảnh
thì bị chững lại bởi hình ảnh thiên nhiên chia lìa, tan tác, có sự nhập mờ giữa đôi
bờ hư-thực (Khổ 2). Đến khổ thơ thứ 3 thì cõi thực bị đẩy lùi nhường chỗ cho
cõi mộng với hình ảnh trung tâm là hình bóng con người.
Xác định được tình huống trung tâm, tôi nhìn ra hướng đi và cái đích mình
cần tới trong giờ dạy đọc hiểu “Đây thôn Vĩ Dạ” là xây dựng các câu hỏi, tình
huống học tập có tính chất phụ trợ để hướng dẫn học sinh tìm ra sự vận động
của mạch cảm xúc thể hiện trong tác phẩm.
2.4.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, câu hỏi có vấn đề làm rõ tình huống học tập
trung tâm:
*Tình huống tạo không khí đầu giờ (khi giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ):
Để phá bỏ đập chắn tâm lí “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ khó đọc – hiểu,
đồng thời nhằm khơi dậy sự chú ý từ học sinh để các em hào hứng, có sẵn tâm
thế háo hức muốn khám phá thi phẩm, tôi kể nhanh cho học sinh nghe câu
chuyện tình giữa Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc. Kết thúc câu chuyện kể, tôi đưa ra
tình huống mang tính dẫn dắt (không cần trả lời): Bài thơ không thể không liên
quan đến hoàn cảnh ấy nhưng có nên cột chặt ý nghĩa của nó vào câu
chuyện riêng tư cũng như vào một địa danh hẹp là chốn Vĩ Dạ, sông Hương?
Tình huống làm nảy sinh tâm lí băn khoăn, thắc mắc, đưa các em vào tâm thế
chuẩn bị huy động kiến thức để giải quyết vấn đề được nêu.
*Tình huống học tập hướng học sinh tiếp cận bài thơ theo hướng hợp lí :
Nhằm tạo mối liên kết bên trong với tình huống trung tâm và giúp học sinh xác
định hướng tiếp cận thi phẩm, tôi nêu tình huống: Đây thôn Vĩ Dạ là một bài
thơ từng có nhiều cách cảm nhận khác nhau. Có người cho đây là bài thơ tả
cảnh, người lại cho bài thơ nói về tình yêu thầm kín của Hàn Mặc Tử và
Hoàng Cúc.Theo anh(chị) cách hiểu ấy có thỏa đáng không? Vì sao?
Từ thực tế phần lớn các em đồng tình với một trong hai cách cảm nhận trên,
giáo viên có thể tạo tình huống bằng lời nhận xét: Giả sử ý kiến của anh(chị )
là đúng, ta cùng nhìn lại văn bản, đọc một số câu thơ “nhìn nắng hàng cau
nắng mới lên”, “Có chở trăng về kịp tối nay?”…anh(chị ) thấy cách hiểu của
mình như thế đã hợp lí chưa?
Ở đây giáo viên phải dẫn dắt, phân tích để học sinh đi đến phủ định hai cách
hiểu về văn bản nói trên: Thi phẩm không đơn thuần tả cảnh vì nhức nhối , ám
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
8
www.sangkienkinhnghiem.com
ảnh trong chúng ta là những câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”, “Thuyền
ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay?”, “Ai biết tình ai có đậm
đà?”; hơn nữa cách hiểu này đã bỏ qua phong cách thơ Hàn Mặc Tử “luôn có
khuynh hướng quay vào nội tâm, rất ít tả, ít kể theo cái nhìn của con mắt” (Vũ
Quần Phương). Nếu cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ viết về tình yêu đơn
phương thì người đọc mới chỉ dựa vào hoàn cảnh sáng tác mà bỏ qua căn cứ
quan trọng là văn bản ngôn từ.
Tiếp đến, giáo viên phải định hướng cho các em : Đằng sau bức tranh thiên
nhiên thơ mộng, đằng sau mối tình thầm kín của nhà thơ với Hoàng Cúc còn
có một nỗi niềm gì đó sâu xa, kín đáo, khó tiếp cận. Lời định hướng thực chất
là sự hé mở cho các em thấy tầng sâu của bài thơ là thế giới tâm trạng của thi
nhân – “cái mạch trữ tình vừa thắm đượm hồn người vừa thể hiện bằng một
thiên bẩm tài hoa” (Giáo viên nhân dân- số đặc biệt, tháng 11/1989). Đối với
học sinh có năng lực nhạy bén, lời định hướng của giáo viên lại trở thành dữ
kiện để các em khắc phục tình huống xuất hiện cuối giờ “Có dòng chảy nào
xuyên suốt các khổ thơ?
*Câu hỏi, tình huống học tập hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khổ thơ thứ nhất:
Dựa trên cơ sở sự phát hiện về hình thức độc đáo của câu thơ “Sao anh
không về chơi thôn Vĩ?”, tôi xây dựng một câu hỏi chứa đựng tình huống học
tập có hình thức hấp dẫn dưới dạng một câu đố vừa quen vừa lạ khiến học sinh
thích thú từ đó kích thích sự tìm tòi, khám phá của các em: Nhan đề bài thơ
giống như một lời giới thiệu, mời chào : Đây tôi sẽ tả cho các bạn xem thôn
Vĩ và nhà thơ bắt đầu. Nhưng lẽ ra phải bắt đầu bằng một câu tả như thường
lệ thì Hàn Mặc Tử lại bắt đầu bằng câu hỏi . Tại sao vậy? Câu hỏi ở đây có ý
nghĩa gì? Tình huống được nêu có mối liên hệ chặt chẽ với tình huống cuối giờ
học góp phần triển khai mâu thuẫn nghệ thuật đặc thù của tác phẩm . Tuy nhiên
ở đây, mâu thuẫn nghệ thuật đặc thù được khai thác từ một chi tiết nghệ thuật
thú vị: hình thức bất thường của câu thơ - một câu hỏi tu từ.
Từ việc gợi ý cho học sinh khai thác những nét đặc sắc của câu hỏi mở đầu
thi phẩm, tôi đã dẫn dắt để các em tìm ra ý nghĩa câu thơ: Câu thơ có sáu tiếng
đầu mang thanh bằng tạo nên giọng điệu êm ru mang đậm phong cách Huế,
cách sử dụng đại từ nhân xưng “anh” tạo sự cởi mở thân tình trong quan hệ
giao tiếp, thủ pháp nghệ thuật phân thân đem đến cho câu thơ mở đầu nhiều sắc
thái ý nghĩa: vừa hỏi han, vừa nhắc nhớ, vừa trách móc giận hờn mát mẻ, vừa
mời mọc ngọt ngào, tha thiết đồng thời cũng là lời tự vấn lòng mình đầy day dứt
của nhà thơ. …Câu thơ ngay từ đầu đã gieo vào lòng người đọc như một cảm
ứng đặc biệt tựa nỗi ám ảnh về thôn Vĩ.
“Nỗi ám ảnh” do hình thức một câu thơ tạo nên là cơ sở để tình huống học tập
sau xuất hiện: Vậy thôn Vĩ có đặc điểm gì mà có sức ám ảnh lòng người đến
thế? Học sinh giải quyết được tình huống này, giáo viên có cơ sở để xây dựng
tình huống trung tâm xuất hiện cuối giờ học bởi vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ được tạo nên
từ hình ảnh thơ gợi cảm, trong trẻo khác hẳn khung cảnh trong hai khổ thơ còn
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
9
www.sangkienkinhnghiem.com
lại. Cảm nhận được sâu sắc bức tranh thôn Vĩ, học sinh mới có thể nhận ra dòng
chảy tâm trạng của thi nhân ( khi liên hệ đến cảnh ngộ hiện tại Hàn Mặc Tử
đang trải qua), từ đó giải thích được thực chất sự vi phạm cái lỗi không logic
của nhà thơ. Do vậy, sau khi hướng dẫn các em tiếp cận bức tranh thôn Vĩ bằng
các câu hỏi phụ trợ : Thôn Vĩ hiện lên trong quầng sáng kí ức của nhà thơ
qua hình ảnh nào? Cảm nhận về cách khắc họa các hình đó? Có tài liệu cho
rằng “mặt chữ điền” là gương mặt của đàn ông, có người hiểu đó là gương
mặt người phụ nữ. Cách hiểu của anh(chị)? Nhận xét về bức tranh thôn Vĩ
hiện về trong kí ức nhà thơ? Và khi các em cảm nhận được vẻ đẹp thôn Vĩ qua
các hình thơ:
+Ánh nắng: được khắc họa qua cái nhìn cận cảnh. Hai chữ “nắng” trong câu
thơ tạo nên tiết tấu khác thường - có cái gì như cái náo nức, e ấp, rạo rực ,xốn
xang trong lòng khi ánh mắt bắt gặp ánh nắng đầu tiên của một ngày. Cách nói
giản dị đầy sức gợi đưa đến cảm giác về các cấp độ của ánh sáng: ban đầu là
thứ ánh sáng được nhìn từ cái nhìn chủ động, định hướng tự nhiên, sau đó vươn
lên một góc nhìn tập trung để đón nhận sắc nắng tinh khôi, thuần khiết và thanh
thoát mà chỉ hàng cau vào lúc ban mai mới có. Ánh nắng trinh nguyên của buổi
mai như rải những vệt sáng lấp lóa trên những tàu cau còn ướt sương đêm. Ta
như cảm được hương thơm của nắng tỏa xuống không gian, thứ hương rất nhẹ
của hoa cau mới nở. Sắc nắng, vị nắng trộn hòa vào cảnh vật vừa vút lên trong
cái tầm thanh thoát của hàng cau xứ Huế lại vừa chợt ùa xuống, tỏa rộng, tràn
lên tất cả.
+Vườn thôn Vĩ: Thuộc về chủ thể phiếm chỉ “ai”. Hai tính từ chỉ cùng một gam
màu nhưng sắc thái khác nhau “mướt”, “xanh” cùng phép so sánh cụ thể hóa
đặc điểm của khung cảnh, giúp người đọc hình dung khoảng xanh vườn tược
với vẻ đẹp mượt mà, mỡ màng, tràn đầy sức sống ; vẻ đẹp trong sáng, tao nhã,
quý phái…giống như một viên ngọc rời rợi sắc xanh và đang tỏa vào ban mai
cả những ánh xanh. Thiếu đi cái ánh sắc ấy, mảnh vườn đơn sơ bình dị khó
lòng có được vẻ thanh tú, cao sang. Từ chỉ mức độ “quá” chứa đựng cảm nhận
về vẻ đẹp ở mức tột bậc và cả niềm thiết tha ở mức đau thương khiến câu thơ cứ
như là buột miệng, như không kìm nổi lòng mình phải reo lên, phải thốt lên sự
ngạc nhiên đến thẫn thờ.
+Lá trúc: mảnh mai, thon dài như nét điểm xuyết làm tôn lên vẻ thanh tú của
khung cảnh thiên nhiên.
+Con người: xuất hiện thấp thoáng sau lá trúc với gương mặt “chữ điền”(có
thể là gương mặt của người phụ nữ mang vẻ đẹp phúc hậu, kín đáo, duyên
dáng; có thể là gương mặt của người đàn ông( trở về thôn Vĩ) đang say ngắm
cảnh vật).Ở đây hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa gợi lên vẻ
đẹp của con người chứ không cụ thể hóa.
-> cảnh sắc thôn Vĩ qua lăng kính của con người mang mặc cảm chia lìa nên
mang đặc trưng đơn sơ nhưng tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm, tràn đầy sức sống
và vô cùng lộng lẫy.
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
10
www.sangkienkinhnghiem.com
Tôi định hướng cho học sinh đọc - hiểu cảm xúc của thi nhân qua câu hỏi tình
huống: Đặt bức tranh thôn Vĩ buổi mai trong nỗi niềm của con người tha
thiết hướng về xứ Huế nhưng cơ hội trở về không còn, anh (chị) hình dung
tâm trạng của nhà thơ như thế nào? Với tình huống học tập này, để giải quyết
được các em phải đặt mình vào hoàn cảnh của nhà thơ, phải huy động trí tưởng
tượng, phải thực sự đồng cảm với tác giả sẽ phát hiện được: Nỗi khát khao trở
về thôn Vĩ mãnh liệt và niềm tiếc nuối đến day dứt, xót xa của hồn thơ yêu đời
nhưng buộc lòng phải xa cách cuộc đời mình yêu mến. Như thế cũng có nghĩa
các em được trao quyền chủ động phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng,
được rung cảm cùng người sáng tác …
*Câu hỏi, tình huống học tập hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khổ thơ thứ hai:
Rất dễ nhận ra mâu thuẫn xuất hiện trên bề mặt giữa khổ thơ 1 và khổ 2: khổ
1, cảnh đẹp, tươi tắn, tràn đầy sức sống ; khổ 2, cảnh ảm đạm, buồn bã, có sự
nhập mờ giữa đôi bờ hư – thực. Đó là cơ sở để giáo viên tạo tình huống học tập:
Bức tranh thôn Vĩ mang nét đặc trưng của xứ Huế vừa mới đó đẹp là thế, tại
sao khi tầm nhìn của nhà thơ mở rộng bao quát cả không gian sông nước,
mây trời lại có sự đổi thay? Có mối liên hệ nào giữa tâm trạng được thể hiện
ở khổ 1 với đặc điểm của cảnh trong khổ 2?
Học sinh từ điều đã biết (qua đọc – hiểu khổ 1) sẽ lí giải được: Niềm đau, tiếc
nuối khiến nhà thơ có cái nhìn cảnh vật đổi khác. Bằng tư duy logic các em còn
nêu được lí do thứ hai: cảnh đẹp (trong khổ 1) dễ khiến thi nhân ý thức sâu sắc
hơn về cảnh ngộ hiện tại (vì căn bệnh quái ác phải tách biệt với thế giới mình
yêu mến) nên đã mượn cảnh thiên nhiên để nói về cảnh ngộ của chính mình.
Khi học sinh giải quyết được mâu thuẫn vừa nêu, tôi bắt lấy đơn vị kiến thức
vừa được các em phát hiện để đưa câu hỏi : Vậy cảnh ngộ đó là gì? Hãy phân
tích những tín hiệu nghệ thuật trong 2 câu thơ “Gió theo lối gió mây đường
mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” để làm rõ? Và gợi ý cho các em: để
trả lời câu hỏi trên, trước hết cần chỉ ra những hình ảnh thơ tạo nên khung
cảnh? Nghệ thuật được sử dụng? Tác dụng? ; sau đó xác định: Qua cảnh cho
thấy cảnh ngộ thi nhân phải gánh chịu như thế nào?
Ở đây, giáo viên cần dẫn dắt để học sinh phát hiện đủ dấu hiệu nghệ thuật (lặp
từ, nhịp ngắt 4/3, nghệ thuật nhân hóa, từ có giá trị biểu cảm) đồng thời xác định
được các hình ảnh thiên nhiên với sự vận động đặc biệt qua tài sử dụng ngôn từ
của thi sĩ. Cụ thể:
+Gió, mây: cặp sóng đôi vận động không theo quy luật “gió theo lối gió mây
đường mây”. Cách lặp từ “gió”, “mây” khiến khoảng cách giữa hai sự vật vốn
dĩ không thể chia lìa mỗi lúc càng như nới rộng thêm. Nhịp thơ 4/3 cắt đôi câu
thơ làm nổi bật sự chia phôi ngang trái như rạch vào nỗi đau thân phận của kẻ
bị chia lìa.
+Dòng nước : ngưng đọng, buồn lặng, quạnh quẽ chất chứa nỗi niềm sâu kín
khó bề giải tỏa. Nghệ thuật nhân hóa biến dòng nước vô tri thành sinh thể có
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
11
www.sangkienkinhnghiem.com
linh hồn “dòng nước buồn thiu”- buồn thiu vì mang sẵn trong lòng tâm trạng
buồn hay sự li tán, chia phôi từ mây, gió đã bỏ buồn cho dòng nước?
+Hoa bắp: màu xám tẻ nhạt, ảm đạm như màu khói khẽ “lay” trong nỗi buồn
xa vắng. “Động thái “lay” tự nó không vui, không buồn. Sao trong cảnh này lại
buồn đến vậy? Nó là nét buồn phụ họa với gió, mây, sông nước hay nỗi buồn
sông nước đã lây nhiễm, xâm chiếm vào hồn hoa bắp phất phơ này? Hàn Mặc
Tử nhìn hoa bắp lay” nhận ra sự phiêu tán, sự ra đi. Cả mây gió, cả dòng nước
cứ lìa bỏ nhau và đều lìa bỏ chốn này mà đi hết cả. Chỉ riêng hoa bắp là tĩnh
tại, không thể nhấc mình lên mà lưu chuyển. Bị bỏ rơi lại bên bờ, động thái
“lay” kia có phải là một níu giữ vu vơ, một lưu luyến vô vọng của kẻ bị chia
lìa? Nhà thơ dường như thấy hoa bắp côi cút bên sông như vận vào mình. Mặc
cảm chia lìa đã khiến thi nhân nhìn ra cái thân phận bị bỏ rơi bên trời quên
lãng của mình trong dáng lay sầu tủi của hoa bắp.” (Chu Văn Sơn)
Trên cơ sở phân tích các tín hiệu nghệ thuật, các em đi đến đơn vị kiến thức
cần chiếm lĩnh: ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh, đằng sau bức tranh thiên
nhiên kia chính là hình bóng của con người cô đơn, sầu tủi mang nỗi đau thân
phận, mặc cảm của kẻ bị chia lìa, bị bỏ rơi dưới trời quên lãng.
Tri thức được các em chiếm lĩnh giúp tôi có cơ sở để dẫn dắt đến một tình
huống học tập mới. Tình huống nảy sinh từ nội dung đối lập giữa hai câu thơ:
một câu , gửi gắm niềm hi vọng chứa chan – con thuyền đang sẵn đậu ở bến bờ
hạnh phúc ; một câu , khắc khoải sự ngóng đợi, phấp phỏng lo âu – liệu con
thuyền chở trăng có kịp về trong thời gian gấp vội “tối nay”?: Mang nỗi đau
thân phận của kẻ bị chia lìa, niềm yêu sống thôi thúc nhà thơ nuôi dưỡng
niềm mong ước “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối
nay?”. Nhưng vì sao nói : nghe kĩ hai câu thơ dường như chất chứa trong
niềm mong ước là biết bao uẩn khúc, bi kịch?
Để hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trên, tôi xây dựng các
tình huống học tập mang tính chất phụ trợ như:
-Giữa thế giới phiêu tán, hiu hắt, ảm đạm bất chợt xuất hiện hình ảnh vầng
trăng, trong ca dao và thơ văn xưa, nay “trăng” cùng với “thuyền”, “bến” là
những ẩn dụ nghệ thuật. Hãy cho biết ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh này
trong câu thơ của Hàn Mặc Tử? Từ vốn hiểu biết về hồn thơ Hàn Mặc Tử, học
sinh chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh: “sông trăng”- thế giới hạnh
phúc, sự thanh khiết, vẻ đẹp con người mà tác giả mơ ước ; “bến sông trăng”-
bến đỗ hạnh phúc ; “thuyền”( chở trăng)- sợi dây kết nối giữa nhà thơ và thế
giới hạnh phúc.
-Trên cơ sở kiến thức các em vừa phát hiện, giáo viên chốt lại và đưa tình huống
học tập : Như vậy có thể nói, trăng chính là vương quốc bá quyền trong thơ
Hàn Mặc Tử, là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc. Phải chăng sự xuất
hiện của dòng sông trăng và con thuyền chở trăng là tín hiệu giúp thi nhân
thoát khỏi mặc cảm chia lìa, nỗi đau thân phận? Từ cách cảm nhận về nghệ
thuật sử dụng ngôn từ, âm hưởng 2 câu thơ cho biết ý kiến của anh (chị)?
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
12
www.sangkienkinhnghiem.com
Với mục đích tạo điều kiện để học sinh có được một bầu không khí dân chủ,
tôi khuyến khích các em đưa ra những chính kiến của mình trên cơ sở cách lí
giải hợp lí. Sau đó, phân tích để các em thấy ý kiến, cách lí giải hợp lí nhất là:
sự xuất hiện của khung cảnh thơ mộng, huyền ảo, có sự nhập mờ giữa đôi bờ
hư- thực càng đẩy nhà thơ chìm sâu vào bi kịch bởi muốn chạy đua với thời
gian để tận hưởng tối thiểu niềm hạnh phúc ở đời cũng không được. Cơ sở của
cách lí giải này dựa trên các tín hiệu ngôn từ: một chữ “ai” trong kết hợp từ
“thuyền ai” gợi lên bao bâng khuâng, ngỡ ngàng ; một chữ “kịp” lặng lẽ,
khiêm nhường chứa đựng sự gấp gáp, niềm mong mỏi đến khắc khoải, khẩn
thiết, hé mở mặc cảm về cuộc sống ngắn ngủi; từ chỉ thời gian “tối nay”vừa cụ
thể, vừa khó xác định gợi khoảng thời gian ít ỏi còn lại dành cho sự đợi chờ
;hình thức câu hỏi tu từ toát lên niềm hi vọng đồng thời biểu hiện niềm lo của
một số phận không có tương lai.
Chiếm lĩnh được các tri thức trên học sinh sẽ giải quyết được tình huống học
tập: Vì sao nói : nghe kĩ hai câu thơ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có
chở trăng về kịp tối nay?” dường như chất chứa trong niềm mong ước là biết
bao uẩn khúc, bi kịch? - Đặt vào “trăng “ tất cả niềm hi vọng, Hàn Mặc Tử
khẩn cầu, ước vọng đến thiết tha: con thuyền chở trăng sẽ kịp về với mình – một
thân phận mang mặc cảm chia lìa. Qua giọng điệu khắc khoải và chữ “kịp”,
người đọc cảm giác nếu con thuyền chở trăng không về kịp trong khoảng thời
gian gấp gáp thì nhà thơ sẽ hoàn toàn lâm vào tuyệt vọng, vĩnh viễn đau
thương. Cảm biết quỹ thời gian đang vơi đi từng khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn
đã sát gần, thi nhân cố gắng tận dụng khoảng thời gian còn lại để giãi bày ước
nguyện hòa nhập, gắn bó với cuộc đời song vẫn không tránh khỏi niềm lo âu
khắc khoải- ước mong tối thiểu (được sống không thôi cũng hạnh phúc lắm rồi)
cũng không thành hiện thực. Vì thế có thể nói trong niềm ước vọng của nhà thơ
ẩn chứa nhiều uẩn khúc, bi kịch.
*Câu hỏi, tình huống học tập hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khổ thơ thứ ba:
Nhận biết thế giới hiện thực đang tuột khỏi tầm tay, nhà thơ hướng hẳn vào
cõi mộng gửi gắm niềm mơ tưởng. Trong giấc mơ mông lung thi nhân dành
mối quan tâm đặc biệt cho đối tượng nào? Cảm nhận của anh (chị) về đối
tượng ấy?
Từ sự so sánh với hai khổ thơ đầu, học sinh dễ phát hiện được: đối tượng
trung tâm trong khổ 3 là hình ảnh con người xuất hiện trong niềm mơ tưởng
được định danh bằng cụm danh từ “khách đường xa”- hình bóng đến rồi đi bất
chợt, cách trở, xa xôi, chập chờn, hư ảo khiến lòng người đa cảm thêm khắc
khoải, bồn chồn.
Ngoài đặc điểm cách trở, xa xôi, hình ảnh con người còn được cảm nhận với
đặc điểm “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Có cách hiểu khác nhau về câu
thơ: do áo lẫn vào sương khói nên nhìn không rõ (1) ; ca tụng sắc áo trắng
đến lạ lùng (2). Ý kiến của anh (chị)?
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
13
www.sangkienkinhnghiem.com
Ở tình huống học tập này, tôi hướng học sinh căn cứ vào đặc điểm hồn thơ Hàn
Mặc Tử và các em phân tích, đưa được ý kiến:
- Cách hiểu thứ nhất không thật phù hợp vì chỉ dựa vào những căn cứ bề
ngoài (như bị ám ảnh và ngộ nhận vì màn sương khói – trắng quá nhìn không ra
chứ đâu phải mờ quá nhìn không ra, hay chỉ dựa thuần túy vào nghĩa sơ khai
của cụm từ “nhìn không ra”), nên khó nhìn thỏa đáng được hình ảnh thơ trong
mối liên hệ với những khía cạnh sâu xa thuộc về phong cách ngôn ngữ, cấu trúc
hình tượng trong văn bản và tư tưởng của Hàn Mặc Tử.
- Cách hiểu thứ hai phù hợp hơn vì: câu thơ thể hiện phong cách ngôn ngữ
đặc thù của tác giả “Đau thương” là cực tả ; trong hệ thống hình ảnh của thi
phẩm ánh nắng, thuyền trăng, áo trắng tất cả đều ánh lên sắc thái lạ lùng.
Chúng hợp thành diện mạo một cõi trần gian tuyệt đẹp mà thi sĩ càng mang
nặng mặc cảm chia lìa bao nhiêu càng thiết tha gắn bó hơn bao giờ hết. Thêm
nữa, trong quan niệm của Hàn Mặc Tử, trinh bạch, thanh khiết là vẻ đẹp lí tưởng
mà ông say mê và khao khát. Trong thơ ông, vẻ đẹp ấy thường hiện ra trong sắc
trắng lạ lùng. Sắc áo trắng tinh khôi lóa sáng đó của người thiếu nữ - “khách
đường xa” mà ông đang khát khao mơ tưởng ấy - chính là một hiện thân của vẻ
đẹp kia. Nó là lí do khiến thi sĩ thèm được sống mãi với cõi đời này. Nói cách
khác, câu thơ cực tả sắc trắng tinh khôi khiến nhà thơ không còn tin vào trực
giác gợi vẻ đẹp trinh nguyên của đối tượng mà tác giả mải mê theo đuổi.
Đang mải mê theo đuổi bóng hình mơ tưởng, bước chân thi nhân lại chợt
ngập ngừng để rồi buột ra câu hỏi: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Khoảng
chững lại ấy thể hiện tâm tư gì của thi sĩ? . Bằng tư duy lo gic, bằng sự đồng
cảm với thi nhân học sinh nhận ra: Hiện thực hư ảo, mờ nhòe, cảm nhận rõ nét
khoảng cách xa xôi giữa thế giới ngoài kia kì diệu với thế giới trong này ảm
đạm khiến nhà thơ băn khoăn, nghi ngại: sợi dây duy nhất níu buộc mình với
cuộc đời chính là cái tình của “ai” kia, ấy thế mà cái tình kia cũng mong manh
thì nhà thơ tránh sao khỏi niềm đau.
Câu trả lời của các em giúp tôi có cơ sở xây dựng tình huống học tập nhằm
khai thác sâu hơn ý nghĩa câu hỏi kết thúc bài thơ: Có ý kiến cho rằng: câu hỏi
hoài nghi chứa đựng lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến thiết tha. Anh(chị)có
đồng ý với ý kiến đó không?Vì sao?
Bằng sự phân tích câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?”, các em khẳng định: Lời
ướm hỏi, thăm dò cho thấy thi nhân không dám tin vào sự đậm đà của “ai” kia.
Trong tâm trạng đó bao hàm cả một hi vọng sâu kín, chỉ không biết mình có thể
tin và có quyền được tin như thế không thôi. Nghĩa là hoài nghi của một người
yêu đời, yêu sống, khát vọng về một cuộc sống tình hơn, hoàn thiện hơn nhưng
cũng đầy mặc cảm.
Sau khi định hướng cho học sinh đọc – hiểu ba khổ thơ, tôi đưa tình huống
học tập trung tâm đã được xác định: Như vậy, bài thơ được tạo nên từ ba khổ
thơ, mỗi khổ thơ đề cập đến một hình ảnh không có sự gắn bó. Phải chăng
“Đây thôn Vĩ Dạ”là sự chắp nối vụng về, rời rạc giữa ba đoạn? Có dòng chảy
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
14
www.sangkienkinhnghiem.com
nào xuyên suốt các khổ thơ?. Đến đây, với kiến thức đã có khi đọc –hiểu 3
khổ thơ, những học sinh có năng lực tư duy logic phát hiện được: 3 khổ thơ, 3
bức tranh cảnh vật với đặc điểm khác nhau (cảnh thực trong trẻo, tươi sáng,
tràn đầy sức sống-> cảnh ảm đạm, buồn bã, nét thực ảo chập chờn chuyển hóa
-> cảnh chìm vào mộng ảo) chỉ là dấu hiệu trên bề mặt ngôn từ, còn lớp trầm
tích chính là dòng chảy liên tục của tâm trạng (ước ao, đắm say, mãnh liệt ->dự
cảm chia lìa, mong ngóng, phấp phỏng -> mơ tưởng, hoài nghi) nảy sinh từ hồn
thơ yêu đời, yêu cuộc sống đến đớn đau, khắc khoải.
Mạch ngầm văn bản được các em phát hiện chính là vấn đề cốt lõi mà tôi khắc
sâu trong phần củng cố kiến thức bài học đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để
tôi dẫn dắt các em quay trở lại với tình huống học tập: Đây thôn Vĩ Dạ là một
bài thơ từng có nhiều cách cảm nhận khác nhau. Có người cho đây là bài thơ
tả cảnh, người lại cho bài thơ nói về tình yêu thầm kín của Hàn Mặc Tử và
Hoàng Cúc.Theo anh(chị) cách hiểu ấy có thỏa đáng không? để các em tự
mình kiểm nghiệm lại ý kiến của bản thân, sau đó đi đến khẳng định : Với cách
khắc họa các hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ thơ cực tả mà luôn trong sáng và súc
tích, bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên với sự giao chuyển nhiều cảnh theo
lối bất định, ẩn sau đó là những cung bậc tâm trạng của Hàn Mặc Tử - một con
người mang tình yêu tha thiết với cuộc sống nhưng cũng đầy uẩn khúc .
Với cách làm này, giáo viên không áp đặt các đơn vị kiến thức mà trao quyền
chủ động chiếm lĩnh tri thức cho học sinh sau khi các em được thâm nhập vào
tác phẩm và trải qua quá trình tư duy sâu sắc.
Cuối cùng từ quá trình đọc – hiểu “Đây thôn Vĩ Dạ”, tôi yêu cầu những học
sinh khá, giỏi: Chỉ ra dấu hiệu phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử và
cách đọc - hiểu tác phẩm của nhà thơ? Với câu hỏi này, giáo viên vừa kiểm tra
được mức độ nắm bắt, tổng hợp kiến thức trong giờ học (thơ Hàn Mặc Tử
thường có những bước nhảy về ý, ý nọ cách ý kia một khoảng lớn. Nhưng đó
chỉ là hình thức còn thực chất ở tầng sâu văn bản luôn có một sợi dây tâm trạng
xuyên suốt toàn bài) vừa khắc sâu kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm của hồn thơ lạ
trong phong trào thơ mới ( không đọc theo đề tài sự việc mà phải tìm ra diễn
biến tâm trạng của thi nhân – “cái mạng vi mạch” của tác phẩm).
**Hệ thống câu hỏi, tình huống học tập trên được tôi xây dựng với nhiều cấp
độ nhận thức và xuất phát từ cơ sở sự phân tích đặc trưng của tài liệu dạy
học chỉ là yếu tố mang tính chất định hướng góp phần đem đến hiệu quả cho
giờ dạy. Hệ thống câu hỏi ấy không phải là nhất thành bất biến mà cần có sự
điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với diễn biến thực tế của từng tiết học.
Khi giải quyết mỗi câu hỏi hoặc tình huống học tập không phải học sinh
nào cũng dễ dàng đi đến ngay đơn vị kiến thức theo yêu cầu giáo viên đặt ra
vì thế khi xây dựng câu hỏi tôi đã lưu tâm đến mức độ câu hỏi dành cho từng
đối tượng học sinh, ngoài ra còn chuẩn bị sẵn cách gợi dẫn trong trường hợp
học sinh chưa trả lời được ngay câu hỏi nêu ra. Tất nhiên sự chuẩn bị dù
chu đáo đến đâu cũng không thể lường hết các tình huống nảy sinh trong giờ
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
15
www.sangkienkinhnghiem.com
dạy vì thế một điều hết sức quan trọng đối với giáo viên là: phải biết bắt lấy
những đơn vị kiến thức, những mâu thuẫn nảy sinh trong câu trả lời của học
sinh để xây dựng câu hỏi, tình huống sao cho tự nhiên bởi tình huống càng
tự nhiên càng có sức thu hút sự chú ý và hấp dẫn học sinh ; phải dẫn dắt câu
hỏi, tình huống học tập sao cho mâu thuẫn chuyển vào trong bản thân chủ
thể quá trình học tập để các em ý thức, thừa nhận… có như thế học sinh mới
sống trong trạng thái ngạc nhiên, thắc mắc muốn tìm ra lời giải đáp và giờ
học mới đạt hiệu quả cao.
III-Kết quả của việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi trong giờ dạy đọc-
hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Thay vì cách dạy truyền thống (giáo viên cảm thụ tác phẩm rồi nghiêng rót
cho các em trong giờ học, học sinh chỉ làm công việc của một chú gà công
nghiệp” cắm cúi nhặt nhạnh chăm chỉ những lời thầy cô giảng bình) vai trò chủ
thể tích cực của học sinh không được phát huy vì thế kiến thức khó lưu giữ lại
trong tâm trí các em khi giờ học kết thúc ; Thay vì đưa ra các câu hỏi chủ yếu
mang tính chất tái hiện, câu hỏi đổi mới phương pháp giả tạo”, câu hỏi theo hình
thức diễn đạt thông thường (nêu nội dung, nghệ thuật khổ thơ thứ nhất? Ý nghĩa
câu thơ mở đầu? Cảm nhận về các câu thơ tiếp theo? Phân tích làm rõ? ) khiến
giờ học trôi đi đơn điệu, tẻ nhạt hoặc sôi nổi hình thức ( học sinh cũng phát biểu
ý kiến song kiến thức không đọng lại vì trong các em là những kiến thức vụn
vặt, cảm xúc hỗn độn …). Tôi chú trọng xây dựng các câu hỏi với hình thức đa
dạng (câu hỏi tạo không khí, dẫn dắt nhằm tác động vào tâm lí học sinh để các
em phải băn khoăn, thắc mắc, chuẩn bị tâm thế huy động kiến thức để giải quyết
vấn đề được nêu ; Câu hỏi cảm xúc ; Câu hỏi phát triển trí tưởng tượng…). Đặc
biệt tôi coi trọng việc xây dựng câu hỏi có vấn đề ( tình huống học tập ) và lưu
tâm xây dựng tình huống học tập trung tâm nhờ vậy không khí giờ học sôi nổi,
phát huy được vai trò chủ thể của học sinh. Các em chẳng những được trải
nghiệm cảm giác băn khoăn, ngạc nhiên, thích thú mà còn xác định được cốt lõi
vấn đề cần nắm vững trong tiết học, có được cái nhìn bao quát về hướng đi, cái
đích phải hướng tới của một giờ học ; Các em được làm chủ kiến thức, được
chiếm lĩnh tác phẩm văn chương trong tính chỉnh thể toàn vẹn của một cấu trúc
nghệ thuật tinh vi, đa tầng chứ không phải sự cảm nhận đơn lẻ từng yếu tố, từng
chi tiết. Đó là cơ sở để các em có hứng thú tiếp tục tự mình khám phá, chiếm
lĩnh tác phẩm một cách sâu sắc hơn bởi khi “vấn đề cốt lõi” của tác phẩm được
giải mã các em sẽ nhận ra rằng : còn nhiều yếu tố quy tụ xung quanh nó còn
chưa được khám phá, các em sẽ chưa thỏa mãn với tầm hiểu biết của mình và
tiếp tục bước vào cuộc hành trình khám phá thế giới cái hay, cái đẹp của văn
bản khi giờ học đã kết thúc.
Qua các câu hỏi kiểm tra nhanh, bài kiểm tra tự luận trên lớp hầu hết học sinh
nắm được kiến thức cơ bản của giờ học, biết vận dụng kiến thức để giải quyết
các đề bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm, nhiều học sinh có cách lí giải vấn đề
thấu đáo, lập luận chặt chẽ, hành văn có cảm xúc…
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
16
www.sangkienkinhnghiem.com
Cụ thể: Ở các năm học (2009-2010, 2011-2012) vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi
vào giờ dạy đọc –hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” khi tiến hành cho học sinh các
lớp làm bài kiểm tra tự luận ( đề bài giống nhau) tôi thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Đối tượng
học sinh
Kết quả
Giỏi Khá Trungbình Yếu, kém
SL % SL % SL % SL %
11B12 37 Lớp đại trà 6 16,
2
10 27 18 48,7 3 8,1
11C13 50 Lớp khối C 14 28 27 54 9 18 0 0
So với kết quả cách dạy chủ yếu là truyền thụ một chiều và có sử dụng một số
câu hỏi mang tính chất tái hiện áp dụng cho đối tượng học sinh có chất lượng
đầu vào tương đương với các lớp nêu trên:
Lớp Sĩ số Đối tượng
học sinh
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
SL % SL % SL % SL %
11B2 44 Lớp đại trà 0 0 8 18,
1
30 68,
2
6 13,6
11A5 42 Lớp khối C 5 11,
9
15 35,
7
20 47,
6
2 4,8
Hai bảng số liệu là một kênh thông tin cho thấy hiệu quả bước đầu của việc vận
dụng kỹ thuật đặt câu hỏi đối với giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học. Kết quả
này giúp tôi vững tin tiếp tục tìm tòi để xây dựng hệ thống câu hỏi có chất lượng
hơn nữa để ứng dụng trong tiết dạy văn bản “Đây Thôn Vĩ Dạ” ( Hàn Mặc Tử)
ở các năm học tiếp theo.
C-KẾT LUẬN
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
17
www.sangkienkinhnghiem.com
“Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) là văn bản có nhiều cách tiếp cận, khoảng
trống để gieo mầm sáng tạo vẫn còn nhiều vì thế những câu hỏi và tình huống
học tập tôi đưa ra không tham vọng định hướng cho học sinh chiếm lĩnh được
hết tầng sâu cái hay, cái đẹp của văn bản mà chỉ đánh thức trong các em sự thắc
mắc, băn khoăn, niềm say mê dành cho tác phẩm và giải đáp phần nào nhưng
thắc mắc nảy sinh để các em thực sự trở thành chủ thể của quá trình học tập. Hệ
thống câu hỏi ấy cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Đặt câu hỏi là một nghệ thuật, kỹ thuật dạy học này đòi hỏi ở người giáo viên
năng lực của một nhà tâm lí, một nhà sư phạm, một nghệ sĩ. Khi vận dụng kỹ
thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc – hiểu văn bản văn học, giáo viên cần có sự
linh hoạt, khéo léo và khả năng kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học
khác để đạt đến hiệu quả cao nhất, có như thế mới có thể đáp ứng được yêu cầu
đổi mới phương pháp giảng dạy. Tôi hi vọng với kinh nghiệm vận dụng kỹ thuật
đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”(Hàn Mặc Tử) sẽ
góp một phần nhỏ vào việc hướng mối quan tâm, sự đầu tư thỏa đáng cho việc
xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu các văn bản văn học nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục
nói chung.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
18
www.sangkienkinhnghiem.com
TÀI LIỆUTHAM KHẢO
1. Dự án Việt –Bỉ, Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học.
2. Nguyễn Quang Cương- Hệ thống câu hỏi trong SGK Văn học (bậc THPT –
Phần tác phẩm văn học Việt Nam), Hà Nội, 1999.
3. Lê Bá Hán, Tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm, NXBGD.
4. I.F.Kharlamop, Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXBGD,1978.
5. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, NXBGD, 1998.
6. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Thiết kế bài học Ngữ văn 11-Tập hai, NXBGD,
2008.
7. Phạm Thúy Hằng, Đặt câu hỏi trong dạy học tác phẩm tự sự dân gian chương
trình ngữ văn 10
8. Lê Trung Thành – Viện KHGD, Tình huống có vấn đề trong việc dạy học tác
phẩm văn chương, Nghiên cứu giáo dục, 11/1998.
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
19
www.sangkienkinhnghiem.com
MỤC LỤC
Mục Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Một số vấn đề chung 2
1. Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) trong dạy
học
2
2. Câu hỏi trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản văn học và vai trò
của câu hỏi trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản văn học
2
II.
Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ
dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thônVĩ Dạ”của Hàn Mặc
Tử
3
1. Xác định yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng câu hỏi trong giờ
dạy đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
3
2. Xây dựng câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc-hiểu
văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử):
4
2.1. Xác định mục tiêu dạy học trong giờ đọc - hiểu văn bản “Đây
thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
4
2.2. Xác định tri thức đã có của học sinh trong giờ đọc- hiểu văn
bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
4
2.3. Xác định đơn vị kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương
ứng với các khâu trong quá trình dạy đọc - hiểu văn bản “Đây
thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
4
2.4. Mã hóa nội dung kiến thức thành câu hỏi, tình huống học tập
trong giờ dạy đọc-hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc
Tử)
7
III. Kết quả của việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi trong giờ
dạy đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
16
C. KẾT LUẬN 18
Tài liệu tham khảo 19
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
20
www.sangkienkinhnghiem.com
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử (chương trình Ngữ văn 11)
21
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIỜ DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”
CỦA HÀN MẶC TỬ ( CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 )
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thảo
Chức vụ : Giáo viên
SKKN môn : Ngữ văn
THANH HÓA- NĂM 2013