Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo dục học sinh THPT học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua thơ văn của Người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.8 KB, 25 trang )

Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
A/ Đặt vấn đề
Hiện nay, có một vấn đề xã hội lớn lao, mang tính nhân văn sâu sắc được
triển khai rộng khắp trên toàn quốc là: cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Với nhiều hình thức tổ chức, cách thức thực hiện
phong phú đa dạng, tấm gương đạo đức của Người đã lan tỏa, thấm sâu vào
trong ý thức và hành động của cán bộ và nhân dân cả nước cũng như kiều bào
đang sinh sống ở nước ngoài
Đối với lứa tuổi học sinh THPT, việc giáo dục các em học tập và làm theo
tấm gương đạo đức của Bác lại càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn,bởi các em
đang ở giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân cách, là chủ nhân tương lai của
đất nước. Và nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà đạo đức học sinh đang có
những biểu hiện xuống cấp như: không có ý thức tu dưỡng rèn luyện, đua đòi ăn
chơi, bạo lực học đường, sự tác động xấu của căn bệnh vô cảm trong xã hội…
Tấm gương đạo đức của Bác chính là một thực tế sống động giúp cho
những ai đang đảm đương trọng trách “trồng người” có được những bài học bổ
ích để giáo dục học sinh
Với giáo viên dạy văn, chúng ta vẫn thường thông qua những tác phẩm
văn chương để giáo dục cho học sinh nhân cách làm người, trở thành những
công dân tốt, có ích cho xã hội. Việc thông qua những tác phẩm văn chương của
Bác để giáo dục học sinh là một trong những cách thức hữu hiệu bởi : “Văn là
người”. “Thơ là tấm gương của tâm hồn”. Thơ văn Bác phản chiếu tâm hồn cao
đẹp, đạo đức sáng người của một con người Việt Nam đẹp nhất- Hồ Chí Minh.
GV: Tào Thị Đào
1
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
GV: Tào Thị Đào
2
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh


nghiệm
B/ Giải quyết vấn đề
I.Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh THPT và vai
trò của môn Văn
Các nhà trường nước ta hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc toàn
diện việc giáo dục học sinh: Lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức
là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục.
Bác Hồ đã dạy: “dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức”. Việc
giáo dục đạo đức cho học sinh là dài lâu và xuyên suốt trong quá trình giáo dục.
Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như
ngọn nguồn của sông suối. Những chuẩn mực của đạo đức được hình thành bồi
dưỡng trong mỗi học sinh, đặc biệt là ở học sinh THPT sẽ tạo nên chất lượng tốt
cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, dạy văn đóng một vai trò
vô cùng quan trọng.
Văn chương là chuyện tâm hồn, chuyện cuộc sống. Cho nên khi tìm hiểu
tác phẩm văn chương, người ta quan tâm trước hết đến tư tưởng tình cảm. Văn
chương giúp con người hiểu cuộc sống, hiểu chính mình, sống có tình thương,
có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường phàm tục, giả dối để thăng hoa,
ước mơ, khát vọng vươn đến Chân, Thiện, Mỹ
Sức mạnh lớn nhất của văn chương chính là ở mặt tác động tình cảm. Tác
phẩm văn chương khơi gợi tâm hồn, xúc động trái tim bạn đọc bằng việc đốt lên
trong lòng họ những ngọn lửa, tia lửa tình cảm.
Tham gia vào hoạt động văn chương, ta sẽ được thanh lọc tâm hồn, để
sống tốt hơn, nhân ái hơn. Một câu thơ, một đoạn văn giống như một giọt nước,
một giọt sương mang hình bóng của bầu trời, biển cả.
GV: Tào Thị Đào
3
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm

Dạy văn không chỉ dạy chữ mà quan trọng là dạy người. Cho nên trong
giáo dục đạo đức học sinh, môn Văn có vị thế đặc biệt. Thật là khủng khiếp nếu
như hình dung ra một xã hội không có văn chương và một trường học mà ở đó
học sinh không được học văn.
Trong số rất nhiều tác phẩm văn chương được tuyển chọn, giảng dạy và
học tập trong nhà trường có tác động mạnh mẽ tích cực tới việc bồi dưỡng tư
tưởng tình cảm, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, không thể không nói đến
những tác phẩm của Hồ Chí Minh. Văn chương của Bác là chiếc cầu nối để ta
dẫn các em học sinh đến với tư tưởng, tình cảm lớn lao, cao đẹp, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức của Người.
II. Giáo dục học sinh THPT học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh qua thơ văn của Người.
1. Phương pháp tiến hành
Tổ chức cho học sinh một buổi ngoại khóa, để thông qua đó, các em có
được những hiểu biết nhất định về cuộc đời và sự nghiệp văn chương cùa Bác-
nơi phản ánh chân thực và sống động, sâu sắc và toàn diện về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
Trọng tâm là đi sâu vào hai tác phẩm được chọn dạy và học chính thức
Bên cạnh việc giúp học sinh tìm hiểu, khám phá giá trị nội dung và đặc sắc nghệ
thuật trong những áng thơ văn của Bác, tôi đã chú ý lồng ghép việc giáo dục học
sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( Dù rằng khi học
sinh năm bắt được nội dung tư tưởng sâu sắc, đẹp đẽ trong những tác phẩm của
Người thì bản thân điều đó đã bao hàm ý nghĩa giáo dục).
GV: Tào Thị Đào
4
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá giá trị
nội dung tư tưởng của tác phẩm tôi đã chú ý nhiều hơn đến tính giáo dục trong
sự kết hợp hài hòa với việc khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Bởi tôi

nghĩ rằng, học văn cái chính không phải để trở thành nhà văn hay nhà phê bình
văn học mà trước hết là để học cách làm người. Học tập tấm gương đạo đức của
Bác qua thơ văn Bác là vô cùng thiết thực và hiệu quả.
Cuối mỗi bài học trên lớp, có một số bài tập nhằm kiểm tra đánh giá học
sinh.
2. Nội dung thực hiện
a. Sự tỏa sáng của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: từ cuộc đời đến văn
chương.
“Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất
Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”
Cả cuộc đời, Người phấn đấu không mệt mỏi để cứu nước cứu dân cho
nước nhà được độc lập, đồng bào ta được tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành. Đó chính là “ham muốn tột bậc” của Người. Khát vọng
mãnh liệt ấy đã tạo nên ý chí nghị lực phi thưởng đề Người vượt qua phong ba
bão táp, chèo lái con thuyền Cách mạng cập bến vinh quang. Cho đến khi từ biệt
thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là “không được phục vụ
nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Cuộc đời Người hội tụ tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người
Việt Nam và của nhân loại tiến bộ, mà điểm sáng có sức cảm hóa mạnh mẽ nhất
chính là tình thương yêu.
“ Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
GV: Tào Thị Đào
5
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già ”
Bác vui niềm vui chung và đau nỗi đau chung của cả dân tộc và nhân loại:
Bác vui như ánh buổi bình minh

Vui mỗi mầm non trái chin cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình

Bác chẳng buồn đâu Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau.
( Bác ơi – Tố Hữu )
Người là Cha, là Bác là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
( Sáng tháng năm – Tố Hữu )
Trái tim lớn đó đã “ôm cả non sông, mọi kiếp người”.
( Bác ơi – Tố Hữu )
Chúng ta tự hào vì “ Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh
ra Hồ Chủ Tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ
dân tộc ta, nhân dân và non sông đất nước ta”. ( Phạm Văn Đồng )
GV: Tào Thị Đào
6
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Và ta hiểu: “ Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Như một niềm tin như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa đức hi sinh”
( Theo chân Bác – Tố Hữu )
Cuộc đời Người là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca nhạc họa. Có một
nhà thơ nước ngoài cũng đã từng viết: “ Hồ Chí Minh – tên Người là cả một
niềm thơ”. Tấm gương đạo đức của Người đã làm trong sáng thêm lương tâm
của dân tộc và của loài người.

Tấm gương đạo đức của Bác là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một
lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng đó cũng là tấm gương đạo đức của một người
bình thường, ai cũng có thể học theo để trở thành một công dân tốt trong xã hội.
Tấm gương đạo đức cao cả, trong sáng của Người có sự thống nhất chặt
chẽ giữa cuộc đời và văn chương.
Suôt đời Người phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, đem
lại độc lập tự do cho dân tộc, vì hạnh phúc cảu nhân dân. Song, bên cạnh sự
nghiệp cách mạng vĩ đai, Người còn để lại cho ta một di sản văn học to lớn.
Sáng tác văn học của Hồ Chí Minh đồ sộ, phong phúc đa dạng: gồm
nhiều thể loại, với nhiều phong cách khác nhau, khi viết bằng tiếng Pháp, khi
viết bằng tiếng Hán, tiếng Việt. Đáng chú ý nhất là các tác phẩm chính luận,
truyện ngắn và thơ ca.
Cho dù viết ở thể loại nào, đề tài gì thì tựu trung lại, ta vẫn thấy ngời sáng
lên vẻ đẹp của Người – tinh hoa của dân tộc Việt Nam
Đọc văn chính luận của Người, ta thấy được khát vọng độc lập tự do và
một trái tim vĩ đại, những tình cảm sâu nặng Người dành cho nhân dân, đất
nước.
GV: Tào Thị Đào
7
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Ở truyện và kí, ta lại cảm nhận rõ dũng khí lớn lao của người cách mạng:
lên án tột ác của thực dân, phong kiến tay sai, thể hiện một trái tim tràn đầy
nhiệt huyết yêu nước.
Đến với thơ ca, ta như được đắm mình trong tình thương bao la của Bác:
tình yêu đất nước nhân dân, tình yêu thiên nhiên con người và cuộc sống. Ta
được ngưỡng vọng phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh phi thường, tinh thần lạc
quan của một nhà cách mạng.
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Người, và
“Nhật kí trong tù” là tập thơ tiêu biểu.

“Nhật kí trong tù” là tấm gương phản chiếu chân thực nhất, đầy đủ nhất
vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.“Thơ là tấm gương của tâm hồn” ( Tố Hữu ) mà
đây lại là nhật kí. Nhật kí bằng thơ thì còn gì chân thực và trong sáng hơn.
Tập thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: Tháng 8-1942, Nguyễn Ái
Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế
giới đối với cách mạng Việt Nam. Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh
Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
Trong suốt 13 tháng tù, bị đày ải vô cùng cực khổ, Người đã sáng tác 134
bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay, đặt tên là “Ngục trung nhật kí”.
Thật khó mà nói hết được vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của tập thơ – cũng là
vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Chỉ xin
dẫn ra đây một số cảm nhận:
Đọc “Nhật kí trong tù” ta bắt gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại
nhân, đại dũng” ( Viên Ưng – Trung Quốc , Tạp chí văn nghệ số 5-1960).
“ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Mỗi vần thơ Bác vần thơ thép
GV: Tào Thị Đào
8
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Mà vẫn mênh mông, bát ngát tình”.
( Đọc thơ Bác – Hoàng Trung Thông )
“Thơ Bác trùm lên tâm hồn ta bóng cây đại thụ và hiển hiện đường bay
của một cánh chim bằng tự do” ( Nguyễn Sĩ Đại – Báo Nhân Dân số ra ngày 20-
5-2013)
“ Ngục tối, trái tim càng cháy lửa
Xích xiềng không khóa nổi lời ca
Trăm sông, nghìn núi chân không ngã
Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa”.

( Đường chúng ta đi – Hoàng Trung Thông)

“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng, tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay, cánh hạc ung dung”
(Theo chân Bác – Tố Hữu )
Quả là ở Bác có sự thống nhất cao độ giữa cuộc đời và văn chương.
b. Sự tỏa sáng của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những tác phẩm
được tuyển chọn giảng dạy và học tập trong nhà trường THPT
Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được học và đọc thêm 4 tác
phẩm của Bác “Vi hành” ( truyện ngắn ); Chiều tối, Lai Tân ( Trích tập thơ
“Nhật kí trong tù”); Tuyên ngôn độc lập” ( Văn chính luận ). Trong đó có hai tác
phẩm được chọn học chính thức là “Chiều tối” ( Mộ ) và Tuyên ngôn độc lập”.
GV: Tào Thị Đào
9
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Về bài thơ “Chiều tối” ( Mộ )
“Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”, được Bác
sáng tác nhân một cuộc chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Một ngày phải
đi bộ 50 cây số đường rừng, tối rồi vẫn không được dừng chân.
Chiều tối
( Mộ )
Phiên âm: “ Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoan, lô dĩ hồng”.
Dịch nghĩa: “ Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không

Thiếu nữ xóm núi xay ngô
Ngô xay vừa xong lò than đã đỏ”.
Dịch thơ: “ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã “rực hồng”.
GV: Tào Thị Đào
10
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Bài thơ được làm trong hoàn cảnh chuyển lao, bị đày ải vô cùng cực khổ
vậy mà khi đọc lên, ta không hề thấy bóng dáng của người tù, chỉ thấy một
người nghệ sĩ – chiến sĩ đang ung dung thưởng ngoạn cảnh chiều hôm.
Chuyển lao đối với người tù là một cực hinh , phải đi bộ từ lúc “gà gáy
một lần đêm chửa tan” phải đi bộ hàng 50 cây số đường rừng, chân bị xiềng, tay
bị trói. Đặt trong cảnh ngộ đó mới thấy hết được vẻ đẹp trong tâm hồn Hồ Chí
Minh.
Những gian khổ dọc đường giải tù khó mà nói hết nhưng với Bác thi hứng
vẫn nồng nàn ngay trong cả hoàn cảnh bĩ cực đó. Đúng là “xích xiềng không
khóa nổi lời ca”.
“Chiều tối” dường như không phải thơ của tù nhân mà là của một tao
nhân mặc khách thời Đường.
Dù thể xác bị đày đọa, nhưng tâm hồn Bác vẫn nhẹ tênh như một người đi
ngoạn cảnh. Người quên đi hoàn cảnh khắc nghiệt của riêng mình để hướng ra
cuộc sống bên ngoài: thu trọn bức tranh chiều tối vùng sơn cước vào tâm hồn
nhạy cảm, giàu tình yêu thương. Trên con đường heo hút, ngước mắt nhìn lên
trời, bắt gặp một cánh chim chiều đang mải miết bay về tổ Nhìn dáng bay mà
Người nhân ra vẻ mệt mỏi uể oải của đôi cảnh sau hành trình kiếm ăn vất vả của
một ngày. Cánh chim ấy chứa đầy tâm trạng, chứa cả nỗi niềm cảm thông, chia
sẻ của Người. Lặng lẽ dõi theo một chòm mây cô lẻ, nhìn chòm mây lững lời

trôi trên tầng không, Bác cảm nhận được sự cô đơn, mệt mỏi, tưởng như không
bay được nữa của áng mây chiều
Tuy phải trải qua những giờ phút đau khổ, nặng nề của cuộc đời, Bác vẫn
tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở đấy sự đồng cảm của ngoại cảnh. Cội
nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương rộng lớn của Bác dành cho
mọi sự sống chân chính ở trên đời. Ẩn kín trong đôi mắt dõi theo cánh chim trời
và áng mây trôi còn là khát vọng tự do của Bác.
GV: Tào Thị Đào
11
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Cũng như nhiều bài thơ khác của Người, hình tượng thơ trong “Chiều tối”
có sự vận động thật khỏe khoắn và bất ngờ. Trong cảnh chiều muộn vùng sơn
cước, tưởng chừng như chỉ có bóng hoàng hôn bao phủ với không gian heo hút
quạnh hiu, bỗng xuất hiện ánh sáng rực hồng ấm áp xua tan bóng tối và giá lạnh.
Sự xuất hiện của hình ảnh thiếu nữ đã làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh. Cô
gái xóm núi xay ngô tối với những vòng quay đều đều cần mẫn gợi lên vẻ đẹp
khỏe khoắn bình dị của người lao động. Khi thiếu nữ kết thúc một ngày làm việc
cũng là lúc lò than rực hồng.
Bóng tối của ngày tàn buông xuống nhưng con người đã thắp lên ngọn
lửa, tạo nên ánh sáng, tỏa sức nóng để sưởi ấm cho người, cho cảnh. Hình ảnh
thiếu nữ trong khung cảnh lao động bên lò than đỏ rực không chỉ mang lại ánh
sáng mà còn mang lại niềm vui và sự sống mãnh liệt dồi dào. Dù trong hoàn
cảnh nào Người vẫn tìm thấy niềm vui. Bác vui với niềm vui nho nhỏ của người
dân xóm núi bên bếp than hồng. Nếu không có một tình người tha thiết thì làm
sao Bác có được niềm vui như thế giữa nơi xứ người xa lạ. Câu kết của bài thơ
đã rực lên sắc màu tha thiết tin yêu cuộc sống của Người.
Bài thơ có tên là “Chiều tối” nhưng theo nguyên tác, cả bài thơ không hề
có chữ “tối “ và kết thúc bằng chữ “hồng”. “Đó là màu đỏ của tình cảm Bác”
( Hoàng Trung Thông ).

Nhà phê bình văn học Đỗ Kim Hồi có sự liên hệ và cảm nhận: khi viết
những câu thơ về Bác “chỉ biết quên mình cho hết thảy” hay “nâng niu tất cả chỉ
quên mình”. Có lẽ nhà thơ Tố Hữu đã nghĩ đến bài thơ “Chiều tối” này chăng ?.
Bởi vì như có người đã nói đây là những vần thơ quên mình của Bác. Nhưng
ngẫm ra, sự “nâng niu tất cả” phải xuất phát từ một lẽ sâu xa tốt đẹp hơn:
“ Bác sống như trời đất của ta”
Như thế “Chiều tối” là những vần thơ của tình yêu cuộc sống.
GV: Tào Thị Đào
12
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Khi từng chữ từng câu thấm dần vào tâm hồn, ta hình dung thật rõ nét về
hình ảnh Bác – nhân vật trữ tình của bài thơ: có tấm lòng yêu thương rộng lớn,
luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống ở trên đời, có tâm hồn lạc quan ý chí chiến
thắng hoàn cảnh, luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Đây cũng chính là
một biểu hiện sống động, gợi cảm về tấm gương đạo đức của Người mà mỗi
chúng ta cần học tập và noi theo.
Qua bài thơ, tôi muốn giáo dục cho các em học sinh về tình yêu thiên
nhiên, sự sống, tình yêu đối với con người, đặc biệt là con người lao động, ý chí
chiến thắng hoàn cảnh, tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng tương lai, về
những điều tốt đẹp trong cuộc sống, biết trân trọng những vẻ đẹp và niềm vui
bình dị của cuộc đời.
Bài tập kiểm tra, đánh giá: Từ vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ
“Chiều tối” đến những bài học trong cuộc sống của anh (chị ) .
Về “Tuyên ngôn độc lập”
Tuyên ngôn độc lập của Bác không chỉ là một văn kiện chính trị, một áng
văn chính luận mẫu mực mà ở đó còn chứa đựng tư tưởng lớn lao, tình cảm thiết
tha Người dành cho nhân dân đất nước và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập tự
do của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ra đời đánh dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc. Ngày

19-8-1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh
từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48- Hàng Ngang, Người
đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
GV: Tào Thị Đào
13
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thời khắc lịch sử ấy: “Bác
đã về Hà Nội, sau trận ốm nặng ở Tân Trào vừa qua Bác vẫn chưa lại sức. Thế
mà bây giờ nào hội họp, nào đi công tác, nào tiếp khách, đủ các thứ khách, và
còn chồng chất rất nhiều công việc khác nhau nữa. Buổi sáng, Bác thường bận
đến mười hai giờ hoặc một giờ trưa. Lúc xuống ăn, Bác ăn theo một chế độ như
hết thẩy các anh em làm việc ở Phủ Bắc bộ bấy giờ, cơm với thức ăn đã nguội
lạnh cả. Ăn xong, Bác lên lầu dựa ghế, chợp mắt một lát rồi đứng lên, đi hội ý
với Thường vụ của Trung ương, đi lo giải quyết công việc, cứ dồn dập như thế
cho tới chiều tối, tới nửa đêm. Nhưng Bác vẫn nhanh nhẹn, sáng suốt trong mọi
công việc. Chỉ trừ những lúc Bác chợp mắt, thấy mồ hội vã ra đầy trán, mới biết
Bác đã cố gắng quá sức như thế nào.”
Bác đã viết Tuyên ngôn độc lập trong hoàn cảnh như vậy sau khi đi bộ từ
Tân Trào về. Cái giờ phút lịch sử và ngập tràn xúc động ngày 2 – 9 -1945 tại
quảng trường Ba Đình – Hà Nội vẫn còn in đậm trong trái tim hàng triệu người
Việt Nam:
“Hôm nay, sáng mồng hai tháng chin
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim ngừng, chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh … Hồ Chí Minh
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt

Độc lập, bây giờ mới thấy đây
GV: Tào Thị Đào
14
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Người đọc tuyên ngôn. Rồi chợt hỏi
Đồng bào nghe tôi nói rõ không
Ôi ! Câu hỏi hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng
Muôn triệu người một lời đáp: có
Như Trường Sơn say gió biển đông
Vâng. Bác nói chung con nghe rõ
Từng tiếng Người vang vọng núi sông

Trởi bỗng xanh hơn. Nắng chói lòa
Ta nhìn lên Bác Bác nhìn ta
Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
Nước Việt nam dân chủ cộng hòa”
( Theo chân Bác – Tố Hữu )
Và khi Người vừa kết thúc bản Tuyên ngôn, một triệu con người, một
triệu tiếng hô cùng hòa làm một, vang dậy núi sông: “Việt Nam độc lập muôn
năm”.
Không tự hào và xúc động sao được khi “Tuyên ngôn độc lập” là kết quả
của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con
anh dũng của Việt nam trong các nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo
xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả
GV: Tào Thị Đào
15
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm

của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân
Việt Nam” (Trần Dân Tiên).
Mục đích của bản tuyên ngôn là khẳng định quyền tự do, độc lập của dân
tộc Việt nam đồng thời bao hàm cuộc tranh luận ngầm nhằm vạch trần, đập tan
luận điệu xảo quyệt hòng xâm chiếm nước ta lần nữa của kẻ địch trước dư luận
quốc tế.
Bản Tuyên ngôn không chỉ thể hiện một trí tuệ lớn, một ý chí lớn mà còn
bộc lộ một trái tim lớn. Tuyên ngôn độc lập gợi ta nhớ về những lời thơ của Tố
Hữu viết về Người:
“ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”
(Sáng tháng năm)
Mở đầu bản Tuyên ngôn là lời khẳng định đanh thép: tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.Tiếp nối là những lời văn
chính luận đanh thép mà vô cùng xúc động khi Người tố cáo tội ác chồng chất
mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân, đất nước ta trên tất cả các lĩnh vực chính
trị và kinh tế: “Chúng cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta, tuyệt đối không cho
nhân dân ta một chút tự do,dân chủ nào. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy
khiến cho nhân dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều”. Những
lời văn chất chứa căm thù và trĩu nặng yêu thương khi Người cáo buộc tội ác lớn
nhất mà thực dân Pháp gây ra cho đất nước ta là nạn đói khủng khiếp 1945: chỉ
từ “cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu
đồng bào ta chết đói”.
GV: Tào Thị Đào
16
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Với tình yêu đất nước thiết tha, tấm lòng thương dân sâu sắc, Bác đã kết

án đanh thép bản chất tàn bạo, tội ác tày trời của thực dân Pháp, từ đó khơi dậy
lòng căm thù quân xâm lược và nêu cao ý chí quyết tâm, bảo vệ nền độc lập vừa
mới giành được.
Bên cạnh đó, Người đã biểu dương sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc
chống thực dân phong kiến để giành lấy nền độc lập, biểu dương truyền thống
bất khuất của dân tộc, kích thích tinh thần tự hào dân tộc và ý chí đấu tranh
chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Cuối cùng là lời tuyên bố dứt khoát mạnh mẽ hùng hồn về độc lập chủ
quyền dân tộc và ý chí sắt đá quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do ấy. Cho
thấy một trái tim yêu tha thiết đất nước, nhân dân, tự hào về truyền thống dân
tộc, về sự bất khả xâm phạm của giang sơn gấm vóc. Những lời văn hùng hồn
tha thiết mãi còn vang vọng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và
sự thật đã thành một nước tự do độc lâp. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và sức lực, tính mạng và của cải để bảo vệ quyền tự do độc lập
ấy”.
Tuyên ngôn độc lập được viết lên không chỉ bằng ngòi bút tài hoa mà
quan trọng là bằng tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết. Người đã thể hiện
được khí phách của cả một dân tộc và lần đầu tiên nước Việt Nam được hiện
diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do độc lập, nhân dân thế giới
cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Sự tỏa sáng của một trí tuệ lớn, một trái tim vĩ đại làm cho ta thêm yêu đất
nước mình hơn, biết quý trọng nền độc lập tự do mà Bác Hồ và các thế hệ ông
cha đã giành lại. Ngày hôm nay, ta đang được sống trong hòa bình độc lập
nhưng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu đang bị thế lực bên ngoài
xâm phạm. Hơn lúc nào hết, noi theo tấm gương yêu nước nhiệt thành cháy
bỏng của Người, chúng ta hãy lên tiếng, hãy có những hành động thiết thực để
GV: Tào Thị Đào
17
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm

bảo vệ trọn vẹn nền độc lập tự do của dân tộc, để trên cơ thể người Mẹ hiền Việt
Nam không còn những viết thương, để vùng đất vùng trời, vùng biển Việt Nam
mãi mãi thanh bình, nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc, đất nước phồn vinh
sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong đợi. Chúng ta
hãy:
“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”
( Bác ơi - Tố Hữu )
Bài tập kiểm tra đánh giá
1. Anh ( chị ) hãy chứng minh rằng Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
được viết bằng cả tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết.
2. Anh (chị) có suy nghĩ gì về vai trò của tuổi trẻ đối với công cuộc bảo
vệ và xây dựng đất nước, tiếp nối truyền thống của cha ông.
3. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phản chiếu qua thơ văn gợi cho anh
( chị ) những suy nghĩ gì ?
4. Hãy viết bài văn với tựa đề: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”.
Giới thiệu một bài làm văn của học sinh
Đề bài: Từ vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ “Chiều tối” đến
những bài học trong cuộc sống của anh (chị).
GV: Tào Thị Đào
18
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Bài làm
Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại Người còn là một nhà thơ,
nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam. Trong bài “Đọc thơ Bác” Hoàng Trung
Thông đã viết:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
Bài thơ “Chiều tối” trong tập thơ “Ngục trung nhật kí” là một trong

những minh chứng sống động nhất. “Chiều tối” là bài thơ được viết trong thời
điểm gần kết thúc của một cuộc chuyển lao. Bài thơ là một bức tranh vẽ cảnh
chiều tối nơi núi rừng. Cảnh đẹp bởi nó ánh lên một sự sống ấm áp của con
người. Vần thơ của Bác trong bài thơ “Chiều tối” thể hiện tinh thần chiến sĩ chủ
động, bình tĩnh trước gian khổ biết vượt lên hoàn cảnh bằng niềm lạc quan
nhưng cũng đan xen và hòa quyện với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình
dị của người lao động. Tác phẩm “Chiều tối” không chỉ là nhật ký, tác phẩm còn
là bài thơ trữ tình nên thơ về việc bộc lộ thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của
người sáng tạo. Đó là lòng nhân ái bao la, là tình yêu cuộc sống thiết tha, là tâm
hồn của con người có sự tự do tinh thần tuyệt đối, là cốt cách vững vàng trước
thử thách của cuộc đời cách mạng.
Cảnh chiều tối là một đề tài quen thuộc của văn chương. Khung cảnh buổi
chiều tối thường dễ sinh tình. Vì thế, buổi chiều đã đi vào bao áng thơ kim cổ,
làm nên những vần thơ tuyệt tác. Thơ chiều cổ điển thường man mác một nỗi
buồn đìu hiu, hoang vắng trong sự tàn tạ của thời gian, hoặc trĩu nặng nỗi buồn
tha hương lữ thứ. Còn ở đây là lòng nhân ái bao la, tình yêu cuộc sống sâu nặng
của Bác.
Bác yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua bài thơ, hình ảnh thiên nhiên luôn
chiếm vị trí nổi bật. Bác đã nâng niu từng biểu hiện của sự sống: “một cánh
chim chiều”, “một áng mây trôi”. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác cũng không
GV: Tào Thị Đào
19
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
quên nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối với Bác là vẻ đẹp của
cuộc sống bình dị, đời thường, khỏe khoắn đầy sức sống. Phải chăng chính cái
sức sống ấy của người thiếu nữ đã làm nên vẻ đẹp lung linh cho bức tranh.
Bác có một tâm hồn thơ tự do, không tù ngục, không xích xiềng nào giam
giữ nổi. Buổi “chiều tối” nơi miền rừng núi quạnh hiu, hoang vắng, lẽ ra rất đỗi
buồn bã, thê lương trước mắt người tù bị xiềng xích, bị giải đi với biết bao nỗi

gian lao vất vả, nhưng trái lại đó là tiếng reo vui để rồi bài thơ “Chiều tối” ra
đời.
Bác còn có một tâm hồn với tinh thần “thép” vượt qua sự đầy đọa về thể
xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần. Qua hai hình ảnh “quyện điểu” và “cô
vân”, ta bắt gặp thoáng buồn, thoáng cô đơn rất người của Bác. Nhưng trước
ngọn lửa hồng, Bác quên đi việc mình chưa được dừng chân trên con đường đày
ải để lòng mình reo vui cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua
tan cái lạnh lẽo, cô đơn của lòng người và cảnh vật. Ngọn lửa hồng trở thành vẻ
đẹp tinh thần của nhà cách mạng. Không những vậy, Bác còn có một tâm hồn
thơ lạc quan, tin tưởng . Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh ngọn lửa hồng mang lại
cảm giác phấn chấn, lạc quan. Thi hứng đến với Người trong những giây phút
nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với người bình
thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc không cất lên nổi thì với Bác:
“Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.
Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm rung động trước cái đẹp, dù trong
tình huống nào niềm rung động ấy vẫn được thể hiện bằng những vần thơ vừa cổ
kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang cốt cách phương Đông. Hồn
thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương
Đông với những vần thơ được cất lên từ tình yêu cuộc sống.
Khi đọc bài thơ “Chiều tối” vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh hiện lên rất rõ
nét. Nó đã thấm nhuần vào tư tưởng của mỗi chúng ta. Ta cảm thấy yêu hơn
GV: Tào Thị Đào
20
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
cuộc sống này, yêu thêm những người đang sống xung quanh ta, tin vào bản
thân mình, có thêm nghị lực trong cuộc sống.
Những tình cảm cao đẹp của Người đã thấm sâu vào con tim, khối óc,
truyền cho ta niềm xúc động lớn lao. Ta tự soi vào tâm hồn minh, để cảm nhận
về những rung động của trái tim,về những tình cảm vừa giản dị đời thường vừa

sâu sắc và đẹp đẽ mà ta học tập được từ tấm gương của Bác.
Thiên nhiên là một phần của sự sống, yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên
nhiên là một nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, là điều không thể thiếu trong
hành trang thơ của mỗi thi nhân:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng, hoa, tuyết núi sông”.
( Hồ Chí Minh )
Thiên nhiên tô đẹp trái đất, làm đẹp cho đời. Con người biết yêu thiên
nhiên chính là biết bồi dưỡng tâm hồn mình thêm đẹp đẽ, giàu có, phong phú,
tinh tế hơn.
Trong hoàn cảnh chuyển lao, chân bị xiềng, tay bị trói, đã cuối ngày rồi
mà chưa được dừng chân, Bác vẫn quên cảnh ngộ của mình để nâng niu một
cánh chim chiều, dõi theo một chòm mây cô lẻ đang lững lờ trôi trên tầng
không. Tình yêu thiên nhiên của Bác tha thiết biết nhường nào.
Cảm ơn Người đã cho ta biết yêu hơn, gắn bó hơn với những hình ảnh
thiên nhiên quen thuộc: biết yêu vườn cây trước sân nhà, biết yêu cánh đồng lúa
xanh, biết yêu những cánh “bèo lục bình mênh mang màu mực tím”, yêu cây đa
làng bao đời tỏa bóng mát và chở nặng hồn quê…
Tình yêu thiên nhiên có thể bắt đầu bằng những hành động nhỏ bé nhưng
thiết thực như đơn giản chỉ là chăm chút một mầm xanh, phê phán những hành
GV: Tào Thị Đào
21
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
động nghịch ngợm của những cậu học trò vô tâm như: bè cành, bứt lá, góp phần
làm cho ngôi trường thân yêu thêm xanh tươi, bảo vệ thiên nhiên, môi trường
mình đang sống. Thật giản dị, đời thường mà ý nghĩa biết bao.
Bác không chỉ bồi dưỡng cho ta tình yêu thiên nhiên, biết rung động trước
cái đẹp mà Bác còn giúp ta biết yêu hơn cuộc sống bình dị đời thường, gắn bó
yêu thương những người lao động.

Nào ai ngờ hình ảnh thiếu nữ xóm núi xay ngô lại khơi dậy bao tình cảm
thân thương, trở thành nguồn cảnh hứng cho tâm hồn thi sĩ. Ở đó gửi gắm cả sự
yêu thương trân trọng, sự chia sẻ cảm thông với người lao động, và sự gắn bó
mật thiết của Người đối với cuộc sống bình dị nơi thôn dã.
Từ đây ta nhận ra một chân lí giản dị của cuộc đời “Người yêu người sống
để yêu nhau”.
Tình yêu con người, cuộc sống của Bác đã tỏa sáng trong ta, khiến tâm
hồn ta thức dậy những điều thật giản dị, gần gũi mà ấm áp tình người. Ta biết
cảm thông chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống, biết
vui lây với niềm vui của bác nông dân sau những tháng ngày vất vả đã có được
mùa vàng bội thu. Và cứ thế tình yêu con người hướng chúng ta tới những
những hành đồng giúp đỡ, sẻ chia thiết thực và cao đẹp trong cuộc sống như:
ủng hộ người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, đồng bào bị lũ lụt,
động đất, sóng thần, chia sẻ những khó khăn với người khuyết tật Những việc
làm tuy nhỏ bé nhưng mang ý nghĩa lớn vì nó xuất phát từ tình cảm chân thành
của mỗi chúng ta.
“Chiều tối” là sự kết thúc của một ngày mà mở ra trong ta bao điều suy
nghĩ, bao niềm hi vọng và những bài học trong cuộc sống. Không chỉ là bài học
về tình yêu thương mà còn là bài học về nghị lực sống, về cách ứng xử trước
hoàn cảnh.
GV: Tào Thị Đào
22
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Trong cuộc đời mỗi con người, đâu phải lúc nào cũng bình yên vô sự.
Đường chúng ta đi đâu phải lúc nào cũng bằng phẳng. Có những thời điểm,
những giai đoạn chúng ta gặp trắc trở, khó khăn. Ta sẽ lựa chọn điều gì? Đầu
hàng trước hoàn cảnh, an bài trước số phận hay vượt lên hoàn cảnh, vươn lên
trong cuộc sống? Hoàn cảnh khắc nghiệt là liều thuốc thử, là thước đo nghị lực
sống của mỗi người.

“Chiều tối” là bài thơ của người tù sáng tác trong một cuộc chuyển lao.
Vậy mà ta đâu thấy bóng dáng một tù nhân, chỉ thấy một chiến sĩ – thi sĩ đang
ung dung ngoạn cảnh chiều hôm với niềm lạc quan cách mạng, hướng về sự
sống, ánh sáng, tương lai.
Nghị lực, ý chí của Bác giúp chúng ta có thêm sức mạnh để chiến thắng
hoàn cảnh, sống lạc quan yêu đời, đem đến niềm vui sống cho chính mình và
cho mọi người xung quanh. Ý chí chiến thắng hoàn cảnh của Bác đã cho ta thêm
một bài học quý giá trong cuộc sống.
Con đường học tập, chiến lĩnh tri thức của học sinh chúng ta cũng không
dễ dàng bằng phẳng. chúng ta cần biết vượt qua những thử thách, khó khăn để đi
tới tương lai tươi sáng.
Bài thơ “Chiều tối” chỉ vẻn vẹn 28 chữ mà khơi gợi bao suy nghĩ, cảm
xúc cho người đọc, cho ta cảm nhận sâu sắc một nét chân dung của “con người
Việt nam đẹp nhất”. Sự tỏa sáng của tâm hồn Bác trong bài thơ “Chiều tối” đã
đem đến cho ta những thông điệp, những bài học lớn lao, bổ ích. Hãy noi theo
tấm gương của Bác để cuộc sống này luôn ngập tràn tình yêu thương, ngập tràn
niềm vui…luôn thắp sáng niềm tin và hi vọng… để cuộc đời có ý nghĩa hơn.
Đọc và suy ngẫm về bài thơ “Chiều tối” của Bác, ta chợt nhớ đến hai câu
thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
GV: Tào Thị Đào
23
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”.
( Sáng tháng năm – Tố Hữu )

Ngày 26 tháng 3 năm 2013
Học sinh: Phạm Thị Hương
Lớp 11A10 trường THPT Hoằng Hóa 2

C/ Kết luận
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thực hiên trong quá trình
giảng dạy. Việc lồng ghép giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo
đức của Bác ngay trong những bài học tìm hiểu về thơ văn của Người cũng đã
thu được kết quả nhất định. Tôi đã nhận thấy niềm xúc động thực sự trong tâm
hồn các em. Và từ sự rung động tâm hồn đã đi đến những việc làm, những hành
động thiết thực, cụ thể, đầy ý nghĩa trong cuộc sống.
Giáo dục tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, đặc biệt là
lứa tuổi THPT là việc làm cần được hết sức coi trọng. Những lệch lạc trong quá
trình giáo dục ở một số trường, lớp cần phải được chấn chỉnh. Không nên chỉ
chú trọng tới việc cung cấp tri thức, phục vụ cho thi cử mà quá xem nhẹ việc
giáo dục đạo đức học sinh. Việc hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuyên truyền giáo dục học sinh qua tấm
gương đạo đức của Bác sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức học
GV: Tào Thị Đào
24
Trường THPT Hoằng Hóa 2 Sáng kiến kinh
nghiệm
sinh nói chung. Giáo dục đạo đức học sinh không chỉ mang tính riêng biệt hay
qua những bài học luân lý khô khan mà cần được tích hợp, lồng ghép vào những
bài học, môn học cụ thể…Trong đó, môn Ngữ Văn có lợi thế hơn cả. Chúng ta
cần phải phát huy tối đa chức năng đích thực, to lớn của văn chương và của việc
dạy văn, góp phần giúp học sinh THPT hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm
hồn, noi theo gương sáng của Bác Hồ vĩ đại, xứng đáng là chủ nhân tương lai
của đất nước.
Những suy nghĩ, kinh nghiệm mà tôi chia sẻ ở trên chắc chắn còn nhiều
thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh

nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Tào Thị Đào
GV: Tào Thị Đào
25

×