Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.86 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học lịch sử đang thu hút sự
quan tâm chú ý của toàn xã hội. Thực trạng của việc dạy và học lịch sử đang là
một đề tài “nóng” sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học. Trước sự quan
tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy
học của mình. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, làm
sao để các em học sinh yêu thích môn lịch sử và học môn lịch sử ngày càng có
hiệu quả hơn.
II. Mục đích chọn đề tài
Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng
góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của Trường trung học phổ thông
nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của
khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng
mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng
với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh,
sáng tạo của học sinh.
Phương pháp giáo dục hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê
học tập và ý chí vươn lên . Trong quá trình học tập tại trường THPT học sinh
thường coi bộ môn lịch sử là môn phụ nên học một cách qua loa, học sinh học
chỉ là đối phó để có điểm.
Đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em
ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi
trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở mà không biết hệ
thống kiến thức một cách khoa học.
Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn
lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa
1
hệ thống được kiến thức để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu bằng cách sử dụng sơ đồ
trong dạy học lịch sử.


Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp
dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hệ thống được kiến thức qua từng bài, từng
chương qua đó học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học.
Vậy làm thế nào để học lĩnh hội được kiến thức trọng tâm của môn lịch
sử? Có rất nhiều biện pháp như: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống
câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm… Nhưng việc hệ thống hóa kiến thức bằng sơ
đồ trong dạy học lịch sử là một biện pháp rất quan trọng, giúp học sinh nắm
vững hơn những kiến thức bài học, hiểu sâu hơn các sự kiện lịch sử .
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “Hệ thống kiến thức
bằng sơ đồ trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT ”. Với việc nghiên cứu đề tài này,
tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên dạy học lịch sử có hiệu quả hơn.
III. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với “Hệ
thống kiến thức bằng sơ đồ trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT”. Đối tượng
nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 12a5 và 12a6 của trường THPT
Hoằng Hóa 3.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Thao giảng, dự giờ,trao đổi rút kinh nghiệm trong giảng dạy môn lịch sử.
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 12
Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của
việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn
lịch sử lớp 12, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá
cần phối hợp các phương pháp hiện đại. Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả
học sinh học để từ đó có điều chỉnh hợp lí hơn.
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sơ lí luận
1. Những yêu cầu chung đối với giáo viên lịch sử

Là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử đòi hỏi chúng ta phải có lòng
nhiệt huyết đối với nghề để góp phần đào tạo thế hệ trẻ cho quê hương đất nước.
Không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, không ngừng hoàn thiện
cải tiến phương pháp giảng dạy của bộ môn.
Giảng dạy với phương pháp phù hợp giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá
trị tri thức quí báu của loài người qua đó góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng
lực cho các em.
Để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh người thầy phải bắt
đầu từ việc giúp học sinh hiểu biết cụ thể, nắm được kiến thức lịch sử, đó là
nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục. Là một giáo viên giảng dạy môn lịch sử
chúng ta nhất định phải dạy cho học sinh hiểu biết những sự kiện lịch sử, những
qui luật lịch sử qua các thời đại. Dạy lịch sử tốt sẽ cho các em học sinh say mê
yêu thích bộ môn sẽ hiểu hơn về lịch sử dân tộc, tự hào về những giá trị truyền
thống của ông cha ta để lại .
2. Tình hình giảng dạy môn lịch sử đơn vị
a. Thuận lợi
Nhà trường đã xây dựng và trang bị đầy đủ phòng học đa năng, hệ thống
máy tính, máy chiếu và các phương tiện khác hỗ trợ nên giáo viên có điều kiện
thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh thông qua các phương tiện dạy học như: ứng dụng công nghệ thông
tin, sử dụng dồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thuyết
trình… Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức
cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém sẽ được giáo viên
kèm cặp hướng dẫn cụ thể hơn. Đối với những học sinh khá giỏi, các em sẽ nắm
chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật
lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ
3
dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng
công nghệ thông tin… Đa số học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận
nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức

b. Khó khăn
Tuy nhiên ở một số tiết giáo viên vẫn chưa phát huy tính tích cực hoạt động
của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, nắm vững kiến thức, vẫn còn sử
dụng phương pháp dạy học một chiều. Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài câu hỏi
và chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng
học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia
hoạt động đều này làm cho các em tự ti về năng lực của mình, các em cảm thấy
chán nản và không yêu thích môn lịch sử.
Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm việc riêng
nên tiếp thu bài chậm từ đó học sinh chưa xác định nội dung của bài học, tiếp
thu bài một cách máy móc, các em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên
không cần thiết.
c. Điều tra cụ thể
Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập
bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điều
tra được thực hiện thông qua kiểm tra 15 phút, kiểm tra chất lượng đầu năm …
Qua điều tra, đa số học sinh làm bài chưa tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ
kiến thức giữa các bài các chương, chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giai
đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác. Từ đó chất lượng bộ môn
lịch sử chưa cao còn nhiều điểm dưới trung bình.
Lớp

số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
12a5 54 4 7.4 13 24.1 26
48.
1
9 16.7 2 3.7
12a6 49 5

10.
2
12 24.5 23
47.
0
8 16.3 1 2.0
4
II. Giải Pháp thực hiện
1. Đối với học sinh
Học sinh phải đọc trước bài mới trong sách giáo khoa, chuẩn bị tất cả
các câu hỏi trong SGK phần sẽ học.
Trong giờ học phải chú ý nghe giáo viên giảng bài, tích cực phát biểu ý
kiến, xây dựng bài, không tiếp thu máy móc phải có suy nghĩ.
Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền thụ học sinh
phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này
với sự kiện khác.
Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộc
khởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử.
2. Đối với giáo viên
Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án (hoặc giáo án điện
tử), bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ hệ thống kiến thức…
Khi giảng bài mới phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên
hệ kiến thức cũ.
Không nên đưa ra những câu hỏi quá đơn giản như: có, đúng, không, sai.
Nếu đặt câu hỏi như vậy phải kèm theo vế sau như vì sao? Hoặc tại sao? Như
thế nào?
Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi khó sẽ làm cho học sinh
căng thẳng. Nếu câu hỏi khó giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên
cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề.
Trong lúc học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên không nên hối thúc học

sinh, có thể nêu gợi ý tạo cho học sinh không khí thoải mái.
Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếu
thiếu có thể cho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể.
Nội dung bài phải thật ngắn gọn cô động nhưng phải đảm bảo nội dung
cơ bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài.
5
3. Một số giải pháp thực tế trong việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trong
dạy học lịch sử lớp 12
Chương trình lịch sử lớp 12 gồm 2 phần: Lịch sử thế giới hiện đại (1945-
2000), lịch sử việt nam 1919-2000 (1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-
1975, 1975-2000). Các phần này kế tiếp chương trình lớp 11, vì thế khi học tập
học sinh không thể nắm những kiến thức từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể,
mà còn phải tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện trong sự phát triển chung.
Học sinh phải biết sử dụng kiến thức đã học để tiếp nhận kiến thức mới, biết quá
khứ để tìm hiểu hiện tại. Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, bao
gồm những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian, thời gian …
VD: Trong bài 1: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, phần
II. Tổ chức Liên Hợp Quốc, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau để học sinh nắm
được toàn bộ kiến thức về tổ chức Liên Hợp Quốc.
6
TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC
Sơ đồ kiến thức về tổ chức Liên Hợp Quốc
Qua sơ đồ giáo viên có thể trình bày thêm về các cơ quan chuyên môn cảu
Liên Hợp Quốc. Đó cũng là những điểm trọng tâm trong phần tổ chức Liên Hợp
Quốc.
Giáo viên có thể cho học sinh xem sơ đồ và sau đó học sinh thảo luận tự
rút ra kết luận về vai trò của Liên Hợp Quốc trong thế giới hiện nay.
Trong ôn tập chương hoặc ôn một giai đoạn lịch sử thì việc sử dụng sơ đồ là rất
cần thiết, vì chỉ có dùng sơ đồ thì học sinh mới có thể củng cố được kiến thức cơ
bản, giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc và có hệ thống.

VD bài 10: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000), đây là phần tổng
hợp kiến thức lịch sử thế giới hiện đại lớp 12. Giáo viên phải hướng dẫn cho học
7
Hoàn cảnh
- Từ 25 tháng 4
đến 26 tháng 6
năm 1945, 50
nước họp tại
Xan Phranxisco
của Mỹ đã
- Ngày 24 tháng
10 năm 1945
Hiến chương
chính thức có
hiệu lực.
Mục đích
- Duy trì hòa
bình an ninh
thế giới.
-Thúc đẩy
quan hệ hợp
tác giữa các
quốc gia…
Nguyên tắc
hoạt động
- Tôn trọng
quyền bình
đẳng giữa các
quốc gia và…
- Tôn trọng

độc lập chính
trị và…
- Giải quyết
tranh chấp
bằng …
- Không can
thiệp nội bộ…
- Chung sống
hòa bình…
Vai trò
- Là diễn đàn
quốc tế vủa
hợp tác,vừa
đấu tranh
nhằm…
- Thúc đẩy
hợp tác trên
các lĩnh vực…
- Giải quyết
tranh chấp
giữa các quốc
gia, khu
vực…
sinh xác định được những sự kiện lịch sử cơ bản, sau đó lập bảng hệ thống các
kiến thức đã học qua các bài, về kiến thức bài này yêu cầu học sinh phải nắm
được một số nội dung sau:
- Về các tổ chức: Liên Hợp Quốc, Asean, Liên Minh Châu Âu (EU).
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập: Lào, Campuchia, Ấn Độ, Châu Phi,
Mỹ La Tinh…
- Sự phát triển kinh tế của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản.

- Về quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
- Về cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.
Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000) là giai đoạn hình thành và phát triển
của nhiều tổ chức liên kết chính trị, kinh tế, tiền tệ của khu vực và quốc tế Đây
là giai đoạn phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia và khu vực phát
triển mạnh và giành được nhiều thắng lợi, sự phát triển kinh tế cảu Mỹ, Tây Âu,
Nhật Bản và sau đó là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu
thế toàn cầu hóa. Để học sinh hệ thống được kiến thức, nắm được nội dung cơ
bản của một thời kì lịch sử, giáo viên phải thống kê kiến thức qua sơ đồ tùy theo
nội dung của từng bài, từng chương mà giáo viên thiết lập các dạng sơ đồ khác
nhau.
VD: Trong bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những
năm 1919-1925, ở phần I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị văn hóa,
xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất học sinh phải nắm được
chính sách của Pháp đối với thuộc địa về kinh tế là vơ vét của cải để gánh đỡ
những tổn thất thiếu hụt của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giáo viên có
thể sử dụng sơ đồ sau để học sinh nắm được các chính sách khai thác về kinh tế
của Pháp:
8
Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
Sơ đồ chính sách cai trị về kinh tế của Pháp
Qua sơ đồ giáo viên có thể trình bày thêm, để thực hiện ý đồ vơ vét của
cải ở thuộc địa, thực dân Pháp tăng thuế để tăng ngân sách gấp 3 lần so với
1912.
Chính sách kinh tế của Pháp trong sau chiến tranh đã ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế Việt Nam. Giáo viên có thể cho học sinh xem sơ đồ và sau đó
học sinh thảo luận tự rút ra kết luận về chuyển biến của kinh tế Việt Nam dưới
tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
9
Nông nghiệp

- Cướp đoạt
ruộng đất lập
đồn điền (đồn
điền cao su)
Công nghiệp
- Khai thác
mỏ (than đá,
thiếc, kẽm…)
Thương
nghiệp
- Ngoại thương
có bước phát
triển mới.
- Nội thương
được đẩy
mạnh.
Giao thông
vận tải
- Hệ thống
đường, cầu,
cảng được mở
rộng phục vụ
cho cuộc khai
tháccủa Pháp.
Chính sách khai thác của thực dân Pháp
Kinh tế TB Pháp
phát triển ở VN
Cơ cấu KT
mất
cân đối

Phụ thuộc KT
Pháp
Kinh tế
Việt Nam
Những chuyển biến mới về kinh tế ở Việt Nam
Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội,
đó là sự phân hóa giai cấp sâu sắc, đồng thời xuất hiện thêm một số giai cấp
mới, phần này yêu cầu học sinh phải nắm rõ các giai cấp trong xã hội, giáo viên
có thể cho học sinh trình bày sau đó khắc sâu kiến thức bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ sự thay đổi cơ cấu xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
GV kết luận: dưới tác động của những chuyển biến về kinh tế, các giai cấp
và tầng lớp như tư sản, tiểu tư sản, công nhân ngày càng đông hơn và dần có vai
trò trên vũ đài chính trị.
Cuối cùng để củng cố bài học có thể sử dụng sơ đồ để khắc sâu kiến thức
cho học sinh, để học sinh thấy rõ được hậu quả chính sách bóc lột thuộc địa lần
thứ hai của thực dân Pháp
10
Chế độ thuộc địa
nửa phong kiến
Chế độ
phong kiến
Địa chủ
Chế độ
thuộc địa
Tư sản
Nông dân
TTS
Công nhân
Chính sách khai thác của thực dân

Pháp
Lạc hậu
Phụ thuộc kinh
tế Pháp
Mâu thuẫn giai
cấp xã hội
ngày càng gay
gắt
Kinh tế
Quyền lực nằm
trong tay thực
dân Pháp
Chính trị
Xã hội
Sơ đồ kiến thức hậu quả chính sách bóc lột của Pháp
4. Kết quả đạt được
Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả
quan, sử dụng sơ đồ phù hợp trong việc củng cố kiến thức trong bài hoặc hệ
thống kiến thức chương hoặc cả thời kì lịch sử. Học sinh nắm vững được kiến
thức cơ bản, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà quan trọng là học sinh
hiểu được lịch sử nắm được bản chất của sự kiện, giúp học sinh tổng hợp, phân
tích, so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự kiện. Qua
kiểm tra 1 tiết tôi đã thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
12a5 54 18 33.3 22 40.0 12 22.2 3 5.5 0
12a6 49 16 32.7 19 38.7 12 24.5 2 4.1 0

Qua đó cho thấy việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trong dạy học lich

sử lớp 12 sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề
một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ
đồ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở,
11
thuyết trình, xem phim minh họa… có tính khả thi cao góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với chương trình lich sử lớp 12.
III. Bài học kinh nghiệm
Giáo viên lịch sử phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp
dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học
đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa chuẩn kiến thức
kĩ năng, thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để cung cấp thêm
thông tin và kiến thức ở mỗi bài học. kết hợp các phương tiện dạy học khác nhau
như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ, để góp phần phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá
kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học
trong đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng
cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sang tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và
phát huy, Giáo viên phải biết luyện tập cho các em có thói quen nhìn nhận sự
kiện dưới những góc độ khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải một hiện
tượng. Biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống. Phải
giáo dục cho học sinh không vội vã bằng lòng với giải pháp đầu tiên được nêu
ra, không suy nghĩ cứng nhắc theo những qui tắc đã học trước đó, không máy
móc áp dụng những mô hình hành động đã gặp trong các bài học, trong sách vở
để ứng xử trước những tình huống mới.
C. KẾT LUẬN
Để học sinh nắm vững kiến thức lịch sử nói chung và nội dung lịch sử lớp
12 nói riêng đó là nỗi trăn trở của những giáo viên dạy môn lịch sử, tôi rất
mong muốn học sinh của mình hiểu được nội dung bài, hiểu được lịch sử để làm

bài thi được tốt. Qua đó giúp các em hiểu được lịch sử của dân tộc từ đó các em
sẽ cảm thấy yêu thương gắn bó với quê hương đất nước mình hơn.
12
Phương pháp trên đã được áp dụng thực tế ở trường THPT Hoằng Hóa 3
và cũng đạt được kết quả phát huy được tính tích cực của học sinh, rèn được kĩ
năng tổng hợp, phân tích, so sánh, các em biết sử dụng sách giáo khoa, vận dụng
kiến thức cũ để hiểu kiến thức mới. Giúp học sinh hiểu bài nhanh, thu hút sự
cảm hứng đối với môn học này và học sinh có thể hiểu và nhớ bài ngay tại lớp,
đồng thời giúp học sinh nhận thức được một cách sâu sắc về vị trí tầm quan
trọng của lịch sử trong xã hội mà bấy lâu nay hầu như các em chưa mấy quan
tâm.
Trên đây là kinh nghiệm tôi đã đúc kết được qua thục tế giảng dạy trên cơ
sở dựa vào tình hình học tập của học sinh trường THPT Hoằng Hóa 3 nên khả
năng áp dụng thực tiễn không rộng rãi và chắc chắn có nhiều hạn chế, tôi rất
mong được sự nhận xét và góp ý từ phía các thầy cô để đề tài trở nên hoàn chỉnh
và khoa học hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Đoàn Văn Mùi

13
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………….………………………….Trang 1
I. Lí do chọn đề tài ………………………….…….………………….Trang 1
II. Mục đích chọn đề tài …………………………… ………………….Trang 1
III. Phạm vi nghiên cứu ……………………… ……………………….Trang 2
IV. Phương pháp nghiên cứu……………………… ………………….Trang 2

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………………………….…… ….………Trang 3
I. Cơ sơ lí luận ……………………………………….………….………Trang 3
1. Những yêu cầu chung đối với giáo viên lịch sử……….…….………Trang 3
2. Tình hình giảng dạy môn lịch sử đơn vị …………… …….………Trang 3
a. Thuận lợi ……………………………………………… …….………Trang 3
b. Khó khăn ……………………………………………….…….………Trang 4
c. Điều tra cụ thể ……………………………………….……….………Trang 4
II. Giải Pháp thực hiện ……………… …… ……… …….….………Trang 5
1. Đối với học sinh ……………………………………… …….………Trang 5
2. Đối với giáo viên ……………………………………….…….………Trang 5
3. Một số giải pháp thực tế trong việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trong
dạy học lịch sử lớp 12 ……………….………………………….………Trang 6
4. Kết quả đạt được …………………………………… …….………Trang 11
III. Bài học kinh nghiệm ……………………….……….…… ………Trang 11
C. KẾT LUẬN ……………………………… …………….….………Trang 12
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Đạt. “Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học ở trường THPT”.
NXB ĐH QG Hà Nội, 1997.
2. Trần Kiều (chủ biên). “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường
THPT”. Tài liệu tham khảo cho giáo viên. Viện KHGD, Hà Nội 1997.
3. “Áp dụng dạy học tích cực cho môn lịch sử”. TLTK dùng cho giảng
viên SP, GV THPT. NXB ĐHSP Hà Nội, 2003.
4. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi.
“Phương pháp dạy học lịch sử”. NXB ĐHSP Hà Nội 2002.
5. Vũ Duy Yên. “Bước đầu tìm hiều việc sử dụng thời gian tự học ở nhà
của học sinh”. NXB GD Hà Nội 1996.
6. Vũ Duy Yên. “Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực”. NXB GD Hà
Nội 2005.
7. Khoa sư phạm – ĐHQG Hà Nội. Tập bài giảng “Lí thuyết sư phạm

tương tác”, Hà Nội 2006.
8. Nguyễn Thị Côi. “Một vài suy nghĩ về các biện pháp đổi mới việc kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập lịch sư của học sinh ở trường THPT”.
Trường ĐHSP Hà Nội 2006.
15

×