Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.77 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO
CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI
Tên sáng kiến:
ĐẶNG QUANG VINH
Lào Cai, năm 2011
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12,
đặc biệt là việc hướng dẫn học

sinh ôn tập và thi
tốt nghiệp THPT môn địa lí trong những năm qua
còn đạt hiệu

quả chưa cao, có thể thấy rõ qua kết
quả thống kê điểm thi môn địa lí khối THPT

năm
2010 như sau:
Thống kê điểm thi môn Địa lí năm 2010 của
Lào Cai khối THPT
Điểm số con điểm Điểm số con điểm
0 0 5 770
0.5 0 5.5 772
1 1 6 631
1.5 15 6.5 592
2 19 7 326
2.5 64 7.5 226
3 125 8 96
3.5 251 8.5 46


4 434 9 8
4.5 534 9.5 0
10 0
1443 3467
29,4%
Tổng 4910
Biểu thông kê trên cho thấy tỉ lệ học sinh
dưới trung bình chiếm gần 1/3

(29,4%), đây là
một tỉ lệ cao mặc dù môn địa lí vẫn được coi là
môn dễ học.

Điểm trên trung bình phần lớn ở
mức từ 5,0 đến 6,5 điểm, số học sinh đạt điểm
loại giỏi từ 8,0 trở lên còn ít, không có học sinh
đạt từ 9,5 đến 10 điểm. Tại sao

một bộ môn vốn
được coi là không khó, có thể đạt điểm cao khi thi
lại có kết quả

như vậy, đó là lí do cấp thiết khiến
tôi chọn đề tài này.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12,
các giáo viên đều quan tâm đến

vấn đề hướng
dẫn học sinh cách ôn tập để thi tốt nghiệp đạt kết

quả cao. Đây là

một vấn đề khó, trong nhiều
hội thảo chuyên môn theo chuyên đề ôn thi tốt
nghiệp THPT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức, các giáo viên
thường chỉ

đề cấp đến
những giải pháp cụ thể để
giúp học sinh ôn tập và thi
tốt nghiệp, như:

Rèn
luyện kĩ năng khai thác
Atlat địa lí Việt Nam; kĩ
năng vẽ biểu đồ; kĩ năng
khai thác bảng số liệu; kĩ
năng vận dụng kiến thức
để giải thích những vấn đề
địa

lí tự nhiên, kinh tế -xã
hội ……… Tuy nhiên
chưa có sự tổng kết
chung, để rút

ra những
kinh nghiệm mang tính
tổng thể về các biện pháp

hướng dẫn học sinh
ôn thi và làm bài thi môn địa lí như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Do vậy việc
tổng kết những kinh nghiệm chung đã nêu ở trên là vấn đề có ý nghĩa quan trong
về lí luận và thực tiễn cấp bách, nhằm gíup học sinh dễ ôn tập, đỡ mất thời gian,
công sức những vẫn đạt điểm cao khi thi tốt nghiệp môn địa lí.
III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Hướng dẫn học sinh nắm được các kĩ năng địa lí cần có như: Kĩ năng khai thác
Atlat địa lí Việt Nam, kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng khai thác bảng số liệu, kĩ năng
vận dụng kiến thức để giải thích những vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế -xã hội
………
- Hướng dẫn học sinh cách học để nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối
thiểu (chuẩn kiến thức-kĩ năng địa lí) về lí thuyết của môn địa lí
- Giúp học sinh dễ ôn tập, đạt kết quả tốt hơn khi làm bài thi địa lí tốt nghiệp
THPT cũng như thi vào các trường địa học và cao đẳng khối C.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đốí tượng nghiên cứu:
- Giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là trong việc dạy học sinh ôn tập.
- Học sinh trong ôn tập và làm bài thi môn địa lí.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPT và thi đại học.
- Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khả
năng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, kĩ năng vẽ biểu đồ,
kĩ năng khai thác bảng số liệu, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích những
vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế -xã hội ……… đặc biệt là kĩ năng học và nắm
những kiến thức lí thuyết địa lí cơ bản tối thiểu vào việc làm bài thi địa lí.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh nắm vững và vận
dụng thành thạo các kĩ năng địa lí trong quá trình ôn tập và làm bài thi.
- Hướng dẫn học sinh học cách học để nắm những kiến thức lí thuyết cơ bản và
tối thiểu của môn địa lí.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh rèn luyện các kĩ năng ôn
tập, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu vủa đề tài.
- Tổng kết thành chuyên đề chung về dạy học sinh ôn tập và làm bài thi tốt
nghiệp môn địa lí để có thể giúp các đồng nghiệp làm tốt nhiệm vụ ôn tập cho
học sinh khi phải thi môn địa lí.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập môn địa lí, giáo viên cần nhận thức
được những kĩ năng địa lí học sinh cần có để ôn tập và làm bài thi địa lí cho tốt
là những kĩ năng sau:
+ Kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam trong quá trình ôn tập và
làm bài thi.
+ Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ
đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường, …….
+ Kĩ năng phân tích, khai thác thông tin từ các bảng số liệu để rút ra những vấn
đề về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam.
- Hướng dẫn học sinh cách học để nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối
thiểu (chuẩn kiến thức-kĩ năng địa lí) về lí thuyết của môn địa lí, đây là một vấn
đề còn ít được giáo viên quan tâm, một phần cũng do thời gian cho ôn tập môn
địa lí không nhiều thường tập trung vào giai đoạn từ sau khi đã thông báo môn
thi tốt nghiệp.
- Hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức, kĩ năng và Atlat địa lí Việt Nam
vào làm bài thi, trong thời gian 90 phút như thế nào để đạt kết quả cao nhất theo
khả năng của từng học sinh.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam là tài liệu quan trọng mà học sinh được phép sử dụng
trong khi thi tốt nghiệp môn địa lí. Biết sử dụng Atlat giúp học sinh đỡ phải ghi
nhớ máy móc, có thể tái hiện lại những kiến thức địa lí cần thiết để làm bài thi.
Để khai thác được Atlat học sinh phải biết cách sử dụng Atlat: Nắm được cấu

trúc của Atlat ngay ở trang bìa có phần kí hiệu chung, nội dung của Atlat được
sắp xếp theo trình tự sách giáo khoa với 3 phần: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã
hội, địa lí vùng kinh tế.
Biết khai thác các biểu đồ, các bảng số liệu và lược đồ có trong Atlat để trình
bày về tình hình phát triển và phân bố của các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên,
địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam.
Biết sử dụng số trang bản đồ Atlat cần thiết để giải quyết các câu hỏi khác
nhau. Ví dụ: Để đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển công nghiệp chủ yếu
khai thác trang khoáng sản; nhưng đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển
nông nghiệp cần khai thác nhiều trang như: Trang địa hình, đất đai, khí hậu, sông
ngòi, nhưng không cần trang khoáng sản.
2. Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê.
Trước khi phân tích bảng số liệu học sinh phải nắm vững tên bảng số liệu,

các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu cụ thể của bài tập.
Nguyên tác chung khi khai thác bảng số liệu là:
- Không được bỏ sót dữ kiện. Giống như khi giải toán, các dữ kiện được đưa vào
bảng số liệu đều được chọn lọc, có ý đồ từ trước. Bởi vậy việc bỏ sót có thể dẫn
đến cắt nghĩa sai, hoặc nêu không đủ những nhận xét cần thiết.
- Nếu bảng số liệu là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ: Triệu tấn, tỉkw/h ….), thì
cần tính toán ra một số đại lượng tương đối ( ví dụ tỉ trọng của ngành trong cơ
cấu, tốc độ tăng trưởng ………), nhưng khi phân tích phải sử dụng linh hoạt các
chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối.
- Phân tích các số liệu có tầm tổng quát cao (phân tích khái quát), sau đó mới đi
sâu vào các thành phần chi tiết (hoặc các yếu tố) cụ thể.
- Phân tích các mối liên hệ giữa các số liệu theo cột và theo hàng, chú ý đến các
giá trị nổi bật như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, những điểm đột
biến (tăng, giảm đột ngột). Chú ý so sánh cả số liệu tuyệt đối và tương đối.
- Khi nhận xét nên theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ
cao xuống thấp, …… bám sát các yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu.

Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục.
3. Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu đồ:
3.1 Kĩ năng chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất để vẽ: Trong địa lí có rất nhiều
loại biểu đồ khác nhau, trước hết học sinh cần biết căn cứ vào yêu cầu của bài thi
để chọn các dạng biểu đồ phù hợp, nếu câu hỏi chưa nêu rõ phải vẽ loại biểu đồ
gì.
- Nếu câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng, phát triển thì
dạng biểu đồ thích hợp là biểu đồ hình cột, biểu đồ đường.
- Nếu câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, thì dạng biểu đồ
thích hợp biểu đồ đường.
- Nếu câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thì dạng biểu đồ thích hợp là
biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền (với số liệu từ 4 năm trở lên).
- Nếu câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng, phát triển với 2
đối tượng địa lí có sự khác nhau về đơn vị tính, thì dạng biểu đồ thích hợp là kết
hợp 2 loại biểu đồ hình cột, biểu đồ đường.
- Cần lưu ý có trường hợp phải xử lí bảng số liệu trước khi vẽ biểu đồ, nếu bảng
số liệu cho trước chưa thích ứng với kiểu biểu đồ cần vẽ.
3. 2 Kĩ năng vẽ biểu đồ :
- Vẽ biểu đồ phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Có tên biểu đồ, đảm bảo tương đối chính xác, số liệu được ghi trên biểu đồ,
biểu đồ phải đảm bảo tính thẩm mĩ.
+ Nếu có các trục tung, trục hoành thì tại các đầu trục phải có chú dẫn, ví dụ
triệu tấn, hoặc năm ………
+ Trên biểu đồ nếu có kí hiệu cho các đối tượng địa lí khác nhau, thì phải có
bảng chú giải để giải thích các kí hiệu đó.
4. Cách học để nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối thiểu về lí
thuyết của môn địa lí:
- Các kiến thức lí thuyết cần có của môn địa lí để thi tốt nghiệp THPT, được thể
hiện trong các bài học của chương trình địa lí lớp 12, với gần 40 tiết học trong cả
năm học. Số lượng kiến thức cần nhớ không nhỏ, nhất là với những học sinh học

trung bình và yếu. Để học sinh nắm chắc được những kiến thức này, trong quá
trình dạy học giáo viên cần bám sát các chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học để
giảng dạy, làm sao giúp học sinh chỉ cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nhất ở
từng bài.
- Khi hướng dẫn học sinh ôn tập để thi tốt nghiệp, giáo viên nên tham khảo các
tài liệu ôn tập khác nhau để giúp học sinh làm đề cương, hệ thống được những
kiến thức lí thuyết cần thiết. Không nên viết dài dòng, nan mam, mà phải nêu
ra được các ý chính từ đó có thể suy ra các ý khác.
- Trong quá trình ôn tập cần lưu ý học sinh cách tư duy liên hệ, để tái hiện lại
kiến thức trong mối liên hệ giữa các bài, các chương và trong ngay trong từng
bài, có như vậy các em mới giảm được thời gian ôn ôn tập, dễ nhớ và dễ tái hiện
lại kiến thức khi làm bài.
5. Hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức, kĩ năng và Atlat địa lí Việt
Nam vào làm bài thi.
- Khi làm bài thi địa lí học sinh cần biết sử dụng kết hợp giữa Atlat địa lí và vốn
kiến thức đã học. Dựa vào Atlat địa lí sẽ thấy được những kiến thức về sự phân
bố cụ thể, mối quan hệ về không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng địa lí
và các em đỡ phải mất công ghi nhớ máy móc.
- Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat địa lí thì nhiều kiến thức về tình hình phát triển,
nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống
sản xuất của dân cư …. không được đề cập một cách đầy đủ và hợp lí.
- Khi làm bài cần phân chia thời gian hợp lí cho từng câu, từng phần trong câu;
trước hết cần lập dàn ý sơ lược của bài làm để khi làm bài khỏi sót ý. Trong quá
trình làm bài phải bổ sung những ý còn quên vào dàn ý, để bài làm được hoàn
thiện không thiếu ý so với đáp án.
- Trong quá trình học cũng như làm bài thi địa lí, với các câu hỏi giải thích cần
lưu ý đây là những câu hỏi theo dạng nguồn lực. Để giải thích bất cứ một hiện
tượng địa lí nào đó ta đều phải căn cứ vào các nguồn lực tự nhiên, kinh tế-xã hội.
Các nguồn lực tự nhiên đó là: Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên (địa hình, khoáng sản, đất đai, nguồn nước …… ); điều kiện kinh tế-

xã hội (dân cư, lao động, đường lối, chính sách, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ
thuật, thị trường ……….). Tuy nhiên việc vận dụng cụ thể vào giải thích từng
câu hỏi cụ thể có sự khác nhau. Ví dụ khi giải thích sự phát triển và phân bố
công nghiệp khai thác thì nhân tố khoáng sản phải được quan tâm, nhưng với
phát triển và phân bố nông nghiệp thì không cần đưa vào.
III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI:
- Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng sáng
kiến này để rèn luyện kĩ năng cho học sinh và giúp các em làm bài kiểm tra, làm
bài thi môn địa lí. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại hiệu
quả thiết thực.
- Với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất nhiều thời gian ghi nhớ kiến thức
máy móc, nắm chắc và thành thạo các kĩ năng chọn dạng, vẽ các dạng biểu đồ; kĩ
năng học ôn các kiến thức lí thuyết, kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài
kiểm tra đạt kết quả cao.
- Các lớp 12 học sinh tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm được
những kiến thức cơ bản của môn địa lý và những kỹ năng cơ bản trong sử dụng
bản đồ, Atlat…… Cụ thể là: 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều biết chọn
dạng biểu đồ thích hợp, biết vẽ các dạng biểu đồ khác nhau. Có thể sử dụng
thành thạo Atlat để làm bài thi tốt nghiệp THPT, và biết cách sử dụng các ứng
dụng của bản đồ, biết cách vận dụng các kiến thức địa lí đã học vào giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày.
- Trong kì thi thử tốt nghiệp đầu tháng 04 năm 2011, mặc dù thời gian ôn tập
chưa nhiều nhưng kết quả tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên khá cao,
trong đó có nhiều học sinh đạt kết quả khá, giỏi. Tôi hi vọng trong kì thi tốt
nghiệp này nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, kết quả thi tốt nghiệp của
các lớp 12 sẽ tốt hơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi môn địa lí sẽ cao hơn năm
học trước.
C. - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I . KẾT LUẬN CHUNG:
Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, đặc biệt là trong việc hướng dẫn

học sinh ôn thi tốt nghiệp môn địa lí, việc rèn luyện các kĩ năng hết sức cần thiết
để học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi là:
+ Kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam trong quá trình ôn tập và
làm bài thi.
+ Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ
đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường, …….
+ Kĩ năng phân tích, khai thác thông tin từ các bảng số liệu để rút ra những vấn
đề về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam.
+ Kĩ năng học và nắm vững những kiến thức-kĩ năng cơ bản tối thiểu (chuẩn
kiến thức-kĩ năng địa lí) về lí thuyết của môn địa lí.
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và Atlat địa lí Việt Nam vào làm bài thi,
trong thời gian 90 phút như thế nào để đạt kết quả cao nhất theo khả năng của
từng học sinh.
Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi đã thu được những kết quả đáng mừng,
qua kết quả bài thi tốt nghiệp của học sinh. Từ đó có thể thấy ràng trong quá
trình giảng dạy địa lí ở lớp 12 việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng địa lí về
biểu đồ, Atlat, kĩ năng về ôn tập các kiến thức lí thuyết và vận dụng vào làm bài
thi là \việc làm rất quan trọng.
II. KIẾN NGHỊ
- Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian trên lớp để
hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng cần thiết sử dụng bản đồ, Atlat để khai thác
kiến thức; kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng ôn tâp và vận dụng kiến thức kĩ năng vào
làm bài thi môn địa lí.
- Nhà trường cần đầu tư mua thêm một số bản đồ còn thiếu và bổ sung thêm
cuốn Atlat mới để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy địa lí đạt kết quả cao.
- Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, rất
mong ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt
hơn đối với công tác giảng dạy hướng dẫn học sinh ôn tập thi tốt nghiệp, thi đại
học và cao đẳng môn địa lí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Hướng dẫn ôn tập và trả lời câu hỏi địa lí – Lê Thông.
2. Ôn tập địa lí theo chủ điểm - Nguyễn Viết thịnh.
3. Tuyển chọn những bài ôn luyện kĩ năng thực hành môn địa lí - Đỗ Ngọc Tiến
4. a lớ kinh t Vit Nam Lờ Thụng
5. Những vấn đề chung về đổi mới giảng dạy trung học phổ thông môn địa lí


Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Atlat địa lí Việt Nam.
7.Hng dn thc chun kin thc, k nng mụn a lớ - B Giỏodc v o to.
8.Hng dn ụn tp thi tt nghip mụn a lớ - Phm Th Sen

×