Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 89 trang )

Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Đề án này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của
cá nhân, thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết cùng với việc tham khảo
các nguồn thông tin đáng tin cậy là các chuyên đề nghiên cứu định kỳ của
Viện thương mại Hà Nội, tiếp thu những nhận xét, góp ý của các anh/chị, các
thầy cô trên Viện, kết hợp với sách, báo, tạp chí, mạng Internet và dưới sự
hướng dẫn khoa học của: TS Nguyễn Anh Minh
Các số liệu sử dụng trong đề án là hoàn toàn trung thực, cập nhật số
liệu mới nhất, có nguồn gốc rõ ràng
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và kỷ luật theo quy định của
khoa và nhà trường
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Ngô Thị Hải
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Thương mại và
Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng vào đề án của mình
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Anh Minh đã
tận tình hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc, giúp đỡ em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này
Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như
sự giới hạn về thời gian, bài viết của em cũng không tránh khỏi những thiếu
sót cả về nội dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
quý báu của các thầy cô và các bạn để giúp em trong quá trình nghiên cứu và
công tác sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2013


Sinh viên
Ngô Thị Hải
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
1.1. Đặc điểm thị trường gạo thế giới 3
1.1.1. Các nguồn cung lớn chi phối thị trường gạo thế giới 3
1.1.1.1. Thái Lan 3
1.1.1.2. Ấn Độ 6
1.1.1.3. Mỹ 9
1.1.1.4. Việt Nam 11
Hình 1.3: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 11
1.1.2. Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn đóng vai trò định giá 13
1.1.2.1. Indonesia 13
Đến cuối tháng 12/2012, Bulog đã đảm bảo được 2,5 triệu tấn gạo dự trữ, và trong niên
vụ năm 2013 Bolog sẽ thu mua gạo của nông dân trong nước để đảm bảo mức mục tiêu
3,5 triệu tấn đã đề ra. Và nếu hoàn thành mục tiêu này Indonesia sẽ không cần nhập
khẩu gạo trong năm 2014. Chính phủ Indonesia đang tăng cường thúc đẩy chương trình
sản xuất nông nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu đảm bảo an ninh và chủ quyền lương
thực, với việc tự cung đủ lương thực vào năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo vào năm
2015 13
1.1.2.2. Philippines 14
1.1.2.3. Bangladesh 15
1.1.2.4. Trung Quốc 15
1.1.3. Các nhân tố trên thị trường thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc 17
1.1.3.1. Nhân tố chính sách nông nghiệp của các quốc gia xuất khẩu 17
1.1.3.2. Nhân tố khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong sản xuất gạo 20
1.1.3.3. Nhân tố khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường 20

1.1.3.4. Nhân tố quan hệ thương mại giữa các quốc gia với Trung Quốc 21
1.2. Các nhân tố từ phía thị trường Trung Quốc 22
1.2.1. Nhu cầu về gạo của thị trường Trung Quốc 22
1.2.2. Chính sách nông nghiệp của Trung Quốc 23
1.2.3. Các nhân tố khác 23
1.3. Các nhân tố từ phía thị trường Việt Nam 24
1.3.1. Năng lực sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam 24
1.3.2. Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam 27
1.3.3. Quan hệ thương mại Việt – Trung 28
2.1. Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008 –
2012 29
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời kỳ
2008 – 2012 29
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 34
Hình 2.1: Tỷ trọng các loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang 35
Trung Quốc năm 2009 35
Bảng 2.4: Cơ cấu gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 36
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
giai đoạn 2008 - 2009 36
2.1.3. Hình thức xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 36
2.1.4. Biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời kỳ
2008 – 2012 36
2.2. Những biện pháp Việt Nam đã thực hiện để đầy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường
Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 40
2.2.1. Những biện pháp từ phía nhà nước 40
2.2.2. Những biện pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam 42
2.2.3. Biện pháp từ phía Hiệp hội 44
2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai
đoạn 2008 – 2012 45

2.3.1. Ưu điểm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai
đoạn 2008 - 2012 45
2.3.2. Những hạn chế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn
2008 – 2012 48
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang
Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 50
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 50
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 53
3.1. Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới 55
3.2. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 56
3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 58
3.3.1. Về phía nhà nước 58
3.2.2. Về phía các hiệp hội, các ngành 62
3.2.3. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam 65
KẾT LUẬN 68
21. Đào Huyền (2012), Xuất khẩu gạo cả năm 2012 đạt khoảng 8,1 triệu tấn,
/>khoang-81-trieu-tan 72
49.Huy Tuấn (2010), Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo quan trọng của
Việt Nam, />quan-trong-cua-Viet-Nam/45/3917312.epi 74
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trung bình của Mỹ giai đoạn
2004 – 2006 Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Thống kê các cuộc đấu thầu mua gạo của Cơ quan Lương thực Quốc
gia Philippines năm 2008 Error: Reference source not found
Bảng 1.3: Xuất khẩu gạo Thái Lan tháng 1/2013 Error: Reference source not
found
Bảng 2.1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Error: Reference
source not found

Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012
Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012
Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Cơ cấu gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2008 - 2009

Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2012

Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Giá gạo xuất khẩu các quốc gia sang Trung Quốc quý 1/2013 Error:
Reference source not found
Bảng 2.7: So sánh mức tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất
khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc Error: Reference source not found
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giá gạo Thái Lan tháng 7/2012 (ĐV: USD/tấn)Error: Reference source
not found
Hình 1.2: Gạo Ấn Độ và Việt Nam thay thế gạo Thái Lan Error: Reference
source not found
Hình 1.3: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008
Error: Reference source not found
Hình 1.4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 . Error:
Reference source not found
Hình 1.5: Sản xuất và tiêu thụ gạo ở Trung Quốc 2006 - 2013 Error: Reference
source not found
Hình 2.1: Tỷ trọng các loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm
2009 35
Hình 2.2: Biến động giá lúa gạo trên thế giới từ 2007 đến tháng 1/2012 Error:

Reference source not found
Hình 2.3: Giá gạo 5% tấm xuất khẩu Việt Nam tháng 5/2012 (USD/tấn) Error:
Reference source not found

Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
2 BSA
Business Studies and
Assistance Center
Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và
Hỗ trợ doanh nghiệp
3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
4 ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
5 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
6 NDT Nhân Dân Tệ
7 ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
8 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
9 USD United State Dollar Đô la Mỹ
10 VFA

Viet Nam Food
Association
Hiệp hội Lượng thực Việt Nam
11 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại thế giới
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong gần một phần tư thế
kỷ qua, gạo Việt Nam đã có được thứ hạng cao trên thị trường quốc tế và góp phần
vào việc bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Hiện nay châu Á vẫn là thị trường
xuất khẩu chính của gạo Việt Nam, chiếm tới gần 70% lượng gạo xuất khẩu, với các
thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Singapore…và gần đây Trung
Quốc đang nổi lên là đối tác thương mại nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Trung Quốc là thị trường lớn với gần 1,4 tỷ người, nhu cầu về khối lượng
gạo tiêu thụ hàng năm lên tới 140 triệu tấn. Trung Quốc vừa là thị trường xuất khẩu
vừa là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nếu như trước đây, quốc gia này
luôn có khả năng xuất khẩu ròng đối với mặt hàng gạo, thì từ năm 2007 trở lại đây,
Trung Quốc là thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo rất lớn. Nguyên nhân một phần
là do lũ lụt gây mất mùa ở nước này, mặt khác do có sự điều chỉnh chính sách nông
nghiệp từ phía Chính phủ. Sự đảo chiều trong cán cân thương mại về mặt hàng gạo
đã làm cho Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
trong năm 2012 chiếm tới 34,7% thị phần. Tuy nhiên, về phía Trung Quốc thì gạo
được nhập khẩu chủ yếu từ hai quốc gia là Pakistan và Myanmar, Việt Nam vẫn
chưa thực sự là đối tác thương mại gạo lớn đối với nước này.
Song một thực tế đang diễn ra tại các vựa lúa trên thế giới là Ấn Độ được
mùa, Thái Lan tồn kho khoảng 12-13 triệu tấn… trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm, trong

đó thị trường Châu Phi chưa nhập, các thị trường truyền thống của Việt Nam như
Philippines và Indonesia tăng cường sản xuất, thực hiện chính sách tự túc lương thực
đã tạo nên áp lực thị trường. Hiện chỉ còn Trung Quốc vẫn còn nhu cầu nhập khẩu gạo
cao. Điều này dẫn tới cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới.
Vậy Việt Nam phải làm gì để khai thác thị trường tiềm năng này trước hết để giải
quyết đầu ra, tiêu thụ kịp thời lúa gạo tránh được rủi ro cao, đồng thời cũng là mở rộng
thị trường xuất khẩu để Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn và truyền thống
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
1
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
đối với mặt hàng gạo Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “ Đẩy mạnh xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm chuyên đề thực tập cuối khóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
• Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
• Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc
giai đoạn 2008 – 2012.
• Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu:
• Thương mại gạo của các nguồn cung – cầu lớn trên thế giới ảnh hưởng đến
xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012.
• Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 –
2012 và tầm nhìn đến năm 2018.
4. Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần Mở đầu, Danh mục chữ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo, chuyên đề được trình bày thành 3 chương sau:
Chương 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn
2008 – 2012
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc đến năm 2018
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
2
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
CHƯƠNG 1
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1.1. Đặc điểm thị trường gạo thế giới
1.1.1. Các nguồn cung lớn chi phối thị trường gạo thế giới
Thị trường lúa gạo toàn cầu tiềm ẩn nhiều biến động do lượng lúa gạo hàng
hóa bán ra chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của các nước nhập khẩu. Điều này
cũng đồng nghĩa với khối lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới phụ thuộc chủ
yếu vào khả năng hạn chế về xuất khẩu của các nguồn cung. Theo FAO, lượng gạo
buôn bán trên thị trường thế giới năm 2012 chỉ có 37,3 triệu tấn, bằng 7,7% nhu cầu.
Trong khi đó, lượng tồn trữ lúa gạo thế giới đang rất cao, Thái Lan hiện có khoảng 14
triệu tấn gạo trong kho dự trữ, cao kỷ lục lịch sử và bằng gần một phần ba tổng mậu
dịch gạo toàn cầu, Ấn Độ cũng đang sở hữu kho dự trữ gạo lên tới 30,7 triệu tấn tính
tới tháng 11/2012 , cao gấp hơn 2 lần mức quy định và đủ để đáp ứng nhu cầu nhập
khẩu toàn cầu trong gần 1 năm… Theo IGC, sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng thêm
1,2% trong năm 2013 lên 472 triệu tấn, nguồn gạo dự trữ ở 4 nước sản xuất lớn nhất
sẽ đạt khoảng 38 triệu tấn, tương đương bằng 1 năm nhập khẩu của toàn thế giới.
1.1.1.1. Thái Lan
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cả về sản lượng và kim

ngạch. Dù đều là hai quốc gia chi phối đến 50% lượng gạo cần thiết của thị trường
thế giới, nhưng thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam và Thái Lan vẫn tập
trung ở các quốc gia Châu Á là Philippnes, Malaysia và Indonesia… gạo Thái Lan
còn xuất khẩu sang Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chưa phải là
quốc gia có quan hệ thương mại lớn trong mặt hàng gạo đối với Thái Lan. Tuy
nhiên, trước thực trạng cạnh tranh đầu ra gay gắt như hiện nay, Trung Quốc lại là
thị trường chiến lược của hầu hết các nguồn cung gạo lớn trên thế giới. Trong thời
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
3
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
gian tới, Thái Lan đang nỗ lực thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trên nhiều phương diện
cả về chính trị và kinh tế với Trung Quốc, để tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc
xả lượng gạo dự trữ khổng lồ của chính phủ nước này trong năm 2013. Quốc gia
này cũng khẳng định quyết tâm không nhường ngôi vị quốc gia xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới. Thời gian tới gạo Thái Lan được chính phủ Trung Quốc bảo lãnh khi
xuất khẩu sang nước này. Điều này tác động mạnh đến các quốc gia có vị thế yếu
hơn là Việt Nam trong cuộc canh tranh giành thị phần tại Trung Quốc, gạo Thái Lan
được ưu tiên xuất khẩu, gạo Việt Nam không chỉ bị hạn chế nhập khẩu vào nước
này, mà còn bị áp lực giảm giá gạo khi nguồn cung quá lớn trên thị trường quốc tế.
Yếu tố quyết định giá của hạt gạo trên thương trường quốc tế chính là chất
lượng. Gạo Thái Lan có giá cao hơn là nhờ ngon, thơm, dẻo, hạt mẩy Gạo Thái
ngon không chỉ nhờ giống lúa tốt, đặc sản, cùng với đó là nền tảng ý thức của nhà
khoa học – người nông dân – doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng. Nhận thức
được lợi thế của mình, Thái Lan thường có giá gạo xuất khẩu cao hơn giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam. Vì thế, trong cuộc chạy đua trong phân khúc mặt hàng gạo cấp
thấp, gạo Việt Nam thường có lợi thế hơn về giá. Còn đối với gạo cấp cao, gạo Việt
Nam đang thua lớn gạo Thái Lan khi xuất khẩu sang Trung Quốc, khi gạo Thái Lan
có những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Trung Quốc và trên thế giới như
khaodakmali…trong khi Việt Nam chưa khẳng định được thương hiệu gạo của
mình tại Trung Quốc và trên thế giới.

Với từ hai đến bốn vụ mùa mỗi năm, sản lượng gạo của Thái Lan thường đạt
khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn. Sau vụ mùa 2008
bội thu, xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2009 đã giảm xuống 8,57 triệu tấn vào năm
2009 bởi khách hàng chuyển sang mua gạo Việt Nam giá rẻ hơn. Giá gạo Thái Lan
– được dùng tham khảo cho thị trường gạo toàn cầu – đang tăng do nhiều nước
Châu Á đang dần thoát khỏi khủng hoảng. Giá đã tăng khoảng 15% từ mức 550
USD/tấn tháng 1/2009 lên 630 USD/tấn tháng 12/2009.
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
4
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
Đến năm 2012, xuất khẩu gạo nước này lại giảm sút mạnh. Xuất khẩu gạo
Thái Lan tính từ 1/1 đến 14/8/2012 chỉ đạt 4,16 triệu tấn, giảm 46% so với cùng kỳ
năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu bởi chương trình thu mua lúa của dân mà chính
phủ mới của Thái Lan áp dụng từ đầu năm 2012 đến nay, theo đó chính phủ mua
lúa của nông dân với giá 15.000 baht (470 USD)/tấn lúa, cao gần gấp đôi so với giá
thị trường. Chương trình can thiệp của chính phủ Thái đã thu mua được kỷ lục
khoảng 17 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 10 triệu tấn gạo, bằng lượng xuất
khẩu hàng năm của nước này.
Nguồn: USDA
Hình 1.1: Giá gạo Thái Lan tháng 7/2012 (ĐV: USD/tấn)
Chương trình thu mua lúa gạo trong nước đã khiến cho giá gạo xuất khẩu
Thái Lan tính cho đến tháng 6/2012 vẫn giữ ở mức cao là 600 USD/tấn gạo trắng
loại 100% B, và 585 USD/tấn gạo 5% tấm, tức là cao hơn giá gạo trung bình của thế
giới là 100 USD/tấn gạo các loại. Bắt đầu từ khi có thông tin chính phủ nước này
kết thúc chương trình trợ giá vào tháng 7/2012, giá gạo Thái Lan liên tục giảm, do
nguồn cung gạo lớn được tung ra thị trường. Chỉ trong vòng 20 ngày (4/7 – 23/7),
giá gạo 100% B giảm 25 USD/tấn, gạo 5% tấm giảm 15 USD/tấn. Tuy nhiên, cho
tới thời điểm hiện tại, nguồn cung lúa gạo trên thị trường Thái Lan vẫn trong tình
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
5

Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
trạng khan hiếm. Các nhà xuất khẩu vẫn chờ đợi chính phủ bán gạo dự trữ ra với giá
sát với giá thị trường.
Trong năm 2013, nước này đặt mục tiêu giành lại vị trí là nước xuất khẩu gạo
lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra bắt đầu chương trình thế chấp lúa
gạo hồi năm 2011. Với chương trình thế chấp lúa gạo dự kiến sẽ tốn khoảng 440 tỷ
baht, tương đương 14,8 tỷ USD, so với 376 tỷ baht của năm 2012. Theo WB, con số
này bằng khoảng 3,4% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan năm 2011.
1.1.1.2. Ấn Độ
Ấn Độ đang là quốc gia có lượng gạo dự trữ lớn nhất thế giới, quốc gia này
đang thực hiện chính sách xả hàng, gây ảnh hưởng làm giá gạo liên tục giảm trong giai
đoạn 2008 – 2012. Do lệnh hạn chế xuẩt khẩu gạo được Chính phủ Trung ương Ấn Độ
dỡ bỏ tháng 9/2011, đã thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp tăng trưởng mạnh và sản
lượng thu hoạch tiếp tục tăng cao. Ấn Độ đang vượt lên Việt Nam khi cạnh tranh trên
thị trường Trung Quốc, đặc biệt là trong phân khúc mặt hàng gạo cấp thấp, mức giá
gạo rẻ hơn giá gạo Việt Nam khoảng 20-50 USD/tấn. Nguyên nhân là do chính phủ
nước này cho phép đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện hỗ trợ phá giá xuất khẩu để giải
phóng khối lượng gạo dự trữ khổng lồ trong nước. Mặt khác, Ấn Độ lại lợi thế về giá
cước vận tải rẻ hơn 20 USD/tấn. Giá bán rẻ đang trở thành lợi thế giúp Ấn Độ thu hút
được nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc, điều này càng gây áp lực cạnh tranh thị phần
trên thị trường này, khi mà giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã đang
ở mức thấp hơn so với giá gạo xuất khẩu trung bình trên thế giới.
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới với 1,2 tỷ người. Vì vậy,
bảo đảm an ninh lương thực là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Trong gần 5 thập kỷ qua,
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ngành nông nghiệp Ấn Độ đã phát triển
mạnh mẽ, trở thành một “hiện tượng” của thế giới. Xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu là
gạo hạt dài chất lượng thấp, gạo cao cấp basmati chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong
tổng lượng xuất khẩu gạo của nước này. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có tác động
mạnh đến thị trường gạo thế giới, không phải do sự giảm sút thị phần của nước này
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải

6
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
trong giai đoạn 2009 – 2012, nhưng sẽ thách thức vai trò nước xuất khẩu gạo số một
của thế giới là Thái Lan và Việt Nam – hai nước có dự kiến tăng giá gạo để đối phó
với nguy cơ lạm phát về lương thực.
Đầu tháng 9/2011, Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu không hạn chế gạo thường,
vì mức dự trữ quốc gia đã đến mức bão hòa, buộc chính phủ phải cho phép xuất
khẩu. Trong niên vụ 2011 – 2012, Ấn Độ xuất khẩu bao gồm gạo basmati và phi
basmati đạt 7,3 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ đạt 3,21 triệu
tấn, tăng so với khối lượng xuất khẩu 2,18 triệu tấn năm ngoái. Giá loại gạo basmati
trên thị trường thế giới dao động ở 1.100 – 1150 USD/tấn, tăng mạnh so với mức
giá 800-900 USD/tấn trước đó. Đồng Rupee mất giá so với USD là nhân tố tạo ra
sức cạnh tranh cho xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Lợi nhuận từ xuất khẩu gạo của nước
này tăng 29% so với năm ngoái lên 3,22 tỷ USD. Điều này đã khuyến khích người
dân trồng nhiều gạo basmati hơn trong niên vụ 2012-2013.
Về loại gạo phi basmati, Ấn Độ quay trở lại thị trường gạo thế giới khi cho phép
xuất khẩu 2 triệu tấn, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ duy trì mặt bằng thấp với gạo 5%
tấm chỉ ở mức 450 USD/tấn, cạnh tranh mạnh với giá gạo Thái và Việt Nam. Ấn Độ đã
trở thành điểm đến của các nhà nhập khẩu gạo thế giới, đặc biệt là khách hàng Châu Phi.
Sự trở lại thị trường xuất khẩu của Ấn Độ là yếu tố quyết định để làm giá gạo hạ xuống
từ những tháng cuối năm 2011, xu thế này vẫn còn tiếp tục sang năm 2013.
Nguồn: USDA
Hình 1.2: Gạo Ấn Độ và Việt Nam thay thế gạo Thái Lan
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
7
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
Từ hình trên cho thấy được thị trường gạo thế giới đang có sự hoán đổi giữa
các nguồn cung. Cùng với đà tăng mỗi năm trong giai đoạn 2007 – 2012 về khối
lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thì gạo Ấn Độ đã quay trở lại thị trường gạo thế
giới một cách mạnh mẽ. Do chịu ảnh hưởng từ chính sách cấm xuất khẩu gạo của

chính phủ Ấn Độ từ giữa năm 2007, xuất khẩu nước này liên tục tụt giảm trong
những năm tiếp theo. Sang năm 2010, Ấn Độ đã dần gỡ bỏ từng phần trong chính
sách cấm xuất khẩu gạo đối với doanh nghiệp trong nước, gạo Ấn Độ xuất khẩu ra
thị trường tăng lên một cách nhanh chóng. Trong khi đó, Thái Lan luôn là nước
đứng đầu về xuất khẩu gạo, với mức sản lượng gấp đến hơn 2 lần so với quốc gia
đứng thứ 2 là Việt Nam, và quốc gia đứng thứ 3 là Ấn Độ. Quốc gia này đang bị
giảm lượng gạo xuất khẩu từ giữa năm 2011, bởi giá gạo đang ở mức cao hơn các
quốc gia khác sau chương trình thu mua lúa gạo của Thái Lan. Cho đến tháng
10/2012, gạo xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ đã đạt sản lượng ngang bằng với
sản lượng xuất khẩu của Thái Lan với con số gần 6,5 triệu tấn gạo. Như vậy, hai
quốc gia Ấn Độ và Việt Nam đang dần thay thế thị phần gạo mà Thái Lan đã đánh
mất. Năm 2012, Thái Lan mất đi vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Việc Ấn Độ tăng cường xuất khẩu gạo sẽ làm giảm nguồn cung cấp cho thị
trường thế giới và cả thị trường Trung Quốc từ Thái Lan và Việt Nam. Các nhà
buôn gạo quốc tế đã bắt đầu tranh thủ tiếp cận gạo Ấn Độ, với ít nhất 100.000 tấn
đã được ký hợp đồng giữa công ty Ấn Độ và các nhà nhập khẩu Nigeria với giá 470
USD/tấn, thấp hơn giá của các công ty cạnh tranh từ Việt Nam và Thái Lan kể từ
khi Bộ Lương thực cho phép xuất khẩu đầu tháng 9/2011. Ngày 15/02/2013, USDA
đưa ra dự báo sản xuất lúa gạo của Ấn Độ trong niên vụ 2013 – 2014 sẽ đạt khoảng
102 triệu tấn, tăng khoảng 2 triệu tấn so với niên vụ trước. Với việc tăng sản lượng
Ấn Độ có khả năng tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu với mức giá cạnh tranh trong thời
gian tới.
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
8
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
1.1.1.3. Mỹ
Mỹ là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất về gạo, cung cấp khoảng
13% tổng lượng gạo trong thương mại quốc tế. Các bang sản xuất gạo chính ở Mỹ
đó là Arkansas, California, Louisiana, Texas, Mississippi và Misouri. Gạo của Mỹ
rất phong phú và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao.

Hiện tại, Trung Quốc mặc dù chưa phải là đối tác thương mại lớn về mặt
hàng gạo, nhưng đây cũng là thị trường mà Mỹ đang hướng tới khai thác. Quốc gia
Mỹ có chiến lược hướng vào sự gia tăng nhanh của tầng lớp người giàu ở Trung
Quốc sẽ giúp mặt gạo cao cấp của Mỹ xuất hiện nhiều hơn ở thị trường tiêu dùng
gạo nhiều nhất thế giới này. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra cho các công ty xuất khẩu
gạo của Mỹ là cạnh tranh với Việt Nam và Thái Lan khi cả hai quốc gia Đông Nam
Á đều có lợi thế về địa lý, yếu tố tạo nên sự cạnh tranh về giá cả. Do vậy, xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới đang có lợi thế về giá cả so
với gạo Mỹ, tuy nhiên sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen yêu thích sử dụng mặt
hàng gạo cao cấp có thương hiệu. Gạo Việt Nam có chất lượng không kém nhưng
không có thương hiệu sẽ bị rơi vào sản phẩm trung cấp, giá cả sẽ thấp hơn so với
gạo cùng chất lượng có xuất xứ từ Mỹ.
Mỹ là một trong những nguồn cung lớn chi phối thị trường gạo thế giới.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu gạo của Mỹ được thực hiện từ năm 2003 không chỉ
thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, mà còn tạo nhiều điều kiện tốt
để nông dân tích cực trồng lúa, nâng cao về chất lượng và khối lượng. Mỹ trở thành
quốc gia tiên phong trong công cuộc CNH – HĐH ngành lúa gạo. Năm 2004, Mỹ là
nhà xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới với tổng khối lượng xuất khẩu là 3,097 triệu
tấn. Đến năm 2006, Mỹ vươn lên vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Lan và
Việt Nam. Từ năm 2004 đến 2006 là giai đoạn Mỹ vươn lên khẳng định vị trí của
mình trên thị trường gạo thế giới với tỷ trọng của hoạt động xuất khẩu gạo trong
tổng sản lượng lên đến 52% (so với tỷ trọng trung bình của thế giới là 15%). Trong
giai đoạn này, mặc dù sản lượng gạo quốc gia này chỉ chiếm 2% trong tổng sản lượng
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
9
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
gạo thế giới, nhưng tỷ trọng sản lượng gạo xuất khẩu của Mỹ chiếm tới 13% trong
tổng sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới, kim ngạch đạt 638 triệu USD.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trung bình của Mỹ
giai đoạn 2004 – 2006

Hóa đơn tiền mặt (triệu $) 1,216
Giá trị xuất khẩu (triệu $) 638
Tỷ trọng của hoạt động xuất khẩu trong tổng sản lượng (%) 52%
Tỷ trọng của sản lượng gạo của Mỹ trong tổng sản lượng gạo thế giới (%) 2%
Tỷ trọng của sản lượng gạo xuất khẩu của Mỹ trong tổng sản lượng gạo
xuất khẩu của thế giới (%)
13%
Nguồn: Tính toán của CRS dựa trên số liệu hàng năm của USDA, FSA
Năm 2011, Mỹ sản xuất lúa gần 8,5 triệu tấn, giảm bớt 21% so với 2010 (11
triệu tấn) do khí hậu không thuận lợi và diện tích trồng thu hẹp. Đó là mức sản xuất
thấp nhất kể từ 1998. Xuất khẩu gạo của Mỹ năm 2011 cũng giảm với 3,4 triệu tấn
gạo so với 3,9 triệu tấn năm 2010. Thời tiết khắc nghiệt tiếp tục gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới ngành nông nghiệp Mỹ trong năm 2012, đây là đợt hạn hán tồi tệ
nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua. Các cánh đồng rộng lớn trồng lúa, ngô và đậu
tương tại khu vực miền Trung tây Hoa Kỳ là những nạn nhân chịu hậu quả nặng nề
nhất trong đợt hạn hán kéo dài này. Đây cũng là lần đầu tiên, USDA liên tục hạ thứ
hạng chất lượng ngũ cốc của nước này. Điều đó đồng nghĩa với việc hán hạn ảnh
hưởng tới sản lượng của ba mặt hàng trên sẽ gây thiếu hụt lương thực và cả lạm
phát trên toàn cầu.
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
10
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
1.1.1.4. Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ
xưa nhất thế giới. Trong hơn 80 triệu người, lực lượng lao động trong nghề trồng
lúa chiếm hơn 60% lực lượng lao động cả nước. Hơn nữa, ưu thế lớn của ngành
trồng trọt là chiếm 4/5 diện tích đất canh tác, trong đó lúa giữ vị trí độc tôn gần 85%
diện tích lương thực. Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự
thu hút nguồn lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế
quốc dân. Bên cạnh những lợi thế về tiềm năng trong sản xuất và phát triển lúa gạo,

thì sự cần thiết phải xuất khẩu gạo đối với Việt Nam là một tất yếu góp phần lớn lao
vào công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Việt Nam chiếm 20% tổng xuất khẩu gạo toàn cầu, từ năm 1989 đến 2008 Việt
Nam đã xuất khẩu 65 triệu tấn gạo và khẳng định được vị thế của Việt Nam trên thị
trường gạo ở loại phẩm cấp trung bình. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tập
trung phần lớn ở Châu Á với các quốc gia như Philippine, Indonesia, Malaysia trong
khi đó Trung Quốc chưa phải là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, với kim
ngạch nhập khẩu luôn ở mức hai con số (đơn vị nghìn tấn) thì Trung Quốc luôn mờ mịt
trên bảng xếp hạng những quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Hình 1.3: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
11
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
Mùa vụ 2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng
26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010. Với sản lượng này, Việt
Nam tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan.
Nguồn: Nguồn thông tin thương mại, tính toán của USDA (ĐV: nghìn tấn)
Hình 1.4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011
Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến thời điểm 30/9/2012,
Việt Nam đã xuất khẩu được 5,949 triệu tấn gạo vươn lên vị trí số 1, đứng vị trí thứ hai
là Ấn Độ với lượng gạo xuất khẩu là 5,814 triệu tấn, tiếp theo là Thái Lan với 5,360
triệu tấn, Pakistan 3,622 triệu tấn gạo và Mỹ là 2,623 triệu tấn. Tháng 11/2012 cả nước
xuất khẩu 600.514 tấn gạo, thu về 291,96 triệu USD (giảm 8,53% về lượng và giảm
6,33% về kim ngạch so với tháng 10/2012); tính chung lượng gạo xuất khẩu cả 11
tháng đầu năm đạt 7,5 triệu tấn, thu về 3,43 tỷ USD (tăng 10,47% về lượng và tăng trên
1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái). Nhìn chung năm 2012, khối lượng gạo
xuất khẩu tăng nhưng giá trị giảm so với năm 2011. Trung Quốc tiếp tục là thị trường
tiêu thụ gạo của Việt Nam lớn nhất với 34,7% thị phần, tiếp đến là Singapore (7,27%),
Hàn Quốc (5,64%) và Philippines (5,64%).

Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
12
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
1.1.2. Các quốc gia nhp khẩu gạo lớn đóng vai trò định giá
Nhập khẩu gạo tập trung phần lớn ở các nước Châu Á, mặc dù đây cũng là
quê hương của lúa gạo nhưng khu vực này thường chiếm khoảng 60% tổng lượng
nhập khẩu của thế giới, thứ đến là Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Hiện nay, Trung
Quốc, Iran, Philippines, Indonesia, EU, Saudi Arabia, Maylaysia và South Africa là
các quốc gia nhập khẩu gạo lớn trên thế giới. Về bản chất, châu Á đang là “người
tạo nên giá” trong khi châu Phi trở thành “người chấp nhận giá”, dù khối lượng mua
khá lớn. Trung Quốc và Ấn độ đang chi phối dự trữ lúa gạo toàn cầu.
1.1.2.1. Indonesia
Gạo là thực phẩm thiết yếu của quốc gia với số dân hơn 230 triệu người. Nhu
cầu tiêu thụ gạo trong nước của Indonesia ước tính khoảng 33 triệu tấn mỗi năm,
trong khi sản lượng gạo sản xuất của nước này đứng ở mức khoảng hơn 31 triệu
tấn/năm. Thực phẩm là sản phẩm rất nhạy cảm vì có thể gây mất ổn định về chính
trị, kinh tế và an ninh. Đó là lý do tại sao Indonesia phải nhập khẩu hơn nữa để đảm
bảo lượng tồn kho cần thiết. Hằng năm nước này chỉ nhập gạo đến tháng 2 hoặc
một phần trong tháng 3, vào khoảng tháng 4 và tháng 5 là thời điểm nước này vào
vụ thu hoạch. Khi thu hoạch xong vụ mùa, nước này sẽ có nhu cầu nhập khẩu mạnh
trở lại thông thường vào tháng 6 và tháng 7.
Năm 2011, Indonesia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, với 1,9 triệu
tấn gạo nhập chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam. Hồi tháng 7, các quan chức
Indonesia cho biết sản lượng lúa sẽ tăng 4,3% so với năm ngoái lên 68,59 triệu tấn
trong năm nay, tức là sẽ có dư 5,5 triệu tấn, giúp giảm mạnh nhập khẩu.
Đến cuối tháng 12/2012, Bulog đã đảm bảo được 2,5 triệu tấn gạo dự trữ, và trong
niên vụ năm 2013 Bolog sẽ thu mua gạo của nông dân trong nước để đảm bảo mức mục tiêu
3,5 triệu tấn đã đề ra. Và nếu hoàn thành mục tiêu này Indonesia sẽ không cần nhập khẩu
gạo trong năm 2014. Chính phủ Indonesia đang tăng cường thúc đẩy chương trình sản xuất
nông nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu đảm bảo an ninh và chủ quyền lương thực, với việc

tự cung đủ lương thực vào năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo vào năm 2015.
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
13
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
1.1.2.2. Philippines
Với hơn 89 triệu dân, sản lượng lúa gạo của Philippines không đáp ứng đủ nhu
cầu trong nước, mức thâm hụt hàng năm vào khoảng 10%. Khi Cơ quan Lương thực
Quốc gia Philippines bắt đầu thực hiện việc nhập khẩu gạo cho năm 2008, Philippines
đã mua kỷ lục 2,3 triệu tấn gạo chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan, là một trong những
hiện tượng góp phần đẩy giá lên mức cao nhất tính cho đến thời điểm đó.
Bảng 1.2: Thống kê các cuộc đấu thầu mua gạo của Cơ quan Lương thực
Quốc gia Philippines năm 2008
Thời gian Khối lượng
(nghìn tấn)
Loại gạo Xuất xứ
Tháng 12/2007 410,701 25% Việt Nam
12,000 25% Thái Lan
Tháng 1/2008 3.000 25% Việt Nam
162,750 25% Thái Lan
Tháng 4/2008 228,875 25% Thái Lan
70,000 25% Việt Nam
40,625 5% Thái Lan
Tháng 6/2008 360,000 25% Việt Nam
180,000 15% Việt Nam
60,000 5% Việt Nam
Tháng 7/2008 65,000 25% Thái Lan
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Từ bảng trên có thể thấy thị trường Philippine tiêu thụ số lượng lớn là gạo
cấp thấp (gạo 25% tấm). Trong đó, từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008, gạo 25%
tấm được nhập khẩu từ Thái Lan với khối lượng lớn hơn nhiều lần so với gạo được

nhập khẩu từ Việt Nam. Phân khúc gạo cao cấp tại Philippine thuộc về thị phần gạo
Thái Lan. Chỉ trong tháng 6/2012, gạo Việt Nam bất ngờ chiếm lĩnh hoàn toàn thị
trường gạo nhập khẩu vào thị trường này ở cả phân khúc gạo cao cấp, trung cấp và
cấp thấp.
Trong năm 2009, Philippines nhập 1,775 triệu tấn gạo. Con số này ít hơn so
với lượng nhập trong năm 2008 là 2,3 triệu tấn. Quốc gia Đông nam Châu Á này là
nhà nhập khẩu gạo lớn nhất trong nhiều năm, đã nhập khẩu số lượng kỷ lục 2,45
triệu tấn trong năm 2010 khi mà sản lượng gạo giảm do thời tiết cực kỳ khô hạn.
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
14
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
Năm 2011, Philippines quyết tâm điều chỉnh chính sách nhập khẩu gạo với
kế hoạch chỉ còn 860 ngàn tấn và NFA không còn độc quyền nhập khẩu. Năm 2012,
Philippines nhập khẩu khoảng 500.000 tấn gạo, trong đó riêng NFA nhập khẩu
khoảng 120.000 tấn cho dự trữ đệm. Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết nước này
đang đặt mục tiêu sản xuất 20 triệu tấn gạo trong năm 2013, tăng 11% so với mức
18 triệu tấn năm 2012. Cho đến nay quốc gia này đã đạt mục tiêu tự túc lúa gạo, tuy
nhiên họ vẫn nhập 187.000 tấn để dự trữ. NFA bắt đầu nhận đơn tham gia cung cấp
163.000 tấn gạo từ 10/4/ 2013, trong đó Thái Lan là 98.000 tấn, Trung Quốc 25.000
tấn, Ấn Độ 25.000 tấn và Úc 15.000 tấn.
1.1.2.3. Bangladesh
Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 trên thế giới với sản lượng hơn 30
triệu tấn/năm, song với dân số lớn 165 triệu người và tăng nhanh, các thiên tai như
hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy xảy ra thường xuyên nên sản xuất gạo trong nước không đủ
cho tiêu dùng.
Trong năm 2009, Bangladesh nhập khẩu khoảng 2-3 triệu tấn lương thực.
Nhu cầu nhập khẩu gạo đồ và gạo trắng của Bangladesh khá ổn định và có xu
hướng ngày càng tăng cao. Niên vụ 2010/2011, Bangladesh phải nhập khẩu tới 1,48
triệu tấn gạo, sang năm 2011/2012, nước này đã tự túc được lương thực với tổng
sản lượng gạo sản xuất được là 33,7 triệu tấn. Năm 2012/2013, sản lượng gạo của

nước này đạt 34 triệu tấn và đã hầu như không nhập khẩu gạo, chỉ có khoảng
40.000 tấn gạo basmati được nhập khẩu từ Ấn Độ của khu vực tư nhân.
Trong niên vụ 2013/2014, tổng diện tích đất cánh tác lúa gạo của Bangladesh
sẽ vào khoảng 11,7 triệu ha tương đương với diện tích canh tác của niên vụ trước và
tổng lượng gạo sản xuất dự báo vào khoảng 34,2 triệu tấn tăng nhẹ so với niên vụ
2012/2013 là 200.000 tấn. Với sản lượng lúa gạo này và tốc độ tăng dân số và nhu
cầu tiêu dùng đang gia tăng như hiện nay, Bangladesh dự kiến vẫn sẽ phải nhập
khoảng 375.000 tấn gạo trong năm 2013/2014.
1.1.2.4. Trung Quốc
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
15
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
Trong suốt nhiều thập kỷ, hoạt động sản xuất gạo bùng nổ của Trung Quốc
cho phép nước này xuất khẩu ròng gạo, tuy nhiên trong những năm gần đây, quốc
gia này trở thành một nước nhập khẩu gạo lớn trên thị trường quốc tế. Trung Quốc
tiêu thụ khoảng 140 triệu tấn gạo mỗi năm, nên bất kỳ biến động nào trong hoạt
động nhập gạo của Trung Quốc cũng có thể có ảnh hưởng lớn tới giá gạo thế giới.
Nguồn: Oryza
Hình 1.5: Sản xuất và tiêu thụ gạo ở Trung Quốc 2006 - 2013
Chính sách thu mua gạo nội địa cao của chính phủ Trung Quốc khiến các
doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thu mua, sản xuất
lúa gạo với nông dân trong nước, do vậy họ tăng cường nhập gạo của nước ngoài để
hưởng chênh lệch giá. Có thể thấy, từ năm 2006 đến năm 2010, lượng gạo tiêu thụ
của Trung Quốc luôn ở mức thấp hơn mức sản lượng được sản xuất trong nước.
Quốc gia này còn cung ra thế giới lượng gạo lớn, đồng thời cũng thực hiện nhập
khẩu gạo với khối lượng nhỏ. Xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu gạo của nước này đã
bắt đầu từ năm 2011 khi mà nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước bắt đầu vượt mức sản
lượng sản xuất. Năm 2011 Trung Quốc nhập 575.000 tấn gạo. Năm 2012 đánh dấu
bước chuyển lớn trong hoạt động nhập khẩu gạo của Trung Quốc với khối lượng
gạo kỷ lục 2,6 triệu tấn. Trong suốt 40 năm trước đó, Trung Quốc chỉ có 4 năm

Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
16
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
nhập khẩu ròng gạo. Đây là hệ quả của chính sách hỗ trợ thu nhập cho người nông
dân từ chính phủ Trung Quốc.
Sản lượng gạo của Trung Quốc niên vụ 2013-2014 ước đạt 144 triệu tấn,
tăng nhẹ so với con số 143 triệu tấn niên vụ 2012-13. Giá lúa cao trong nước đã
khuyến khích mở rộng diện tích trồng lúa lên đến 30,6 triệu ha, tăng 1% so với 30,3
triệu ha niên vụ 2012-13.Tuy nhiên sản lượng lúa tăng không đuổi kịp tốc độ tăng
trưởng tiêu dùng gạo của quốc gia gần 1,4 tỷ dân, do vậy nhập khẩu gạo của Trung
Quốc ước tính tăng 4% từ 2,4 triệu tấn niên vụ 2012-13 lên 2,5 triệu tấn niên vụ
2013-14, Trung Quốc có khả năng tiếp tục giữ vị trí là nước nhập khẩu gạo hàng
đầu thế giới.
1.1.3. Các nhân tố trên thị trường thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
1.1.3.1. Nhân tố chính sách nông nghiệp của các quốc gia xuất khẩu
Với tính chất thị trường và chiến lược phát triển khác nhau mà mỗi quốc gia
trên thế giới đều có những chính sách nông nghiệp riêng đối với mặt hàng nông sản
nói chung và mặt hàng gạo nói riêng. Là một quốc gia xuất khẩu gạo, Việt Nam
luôn chịu tác động bởi những định hướng trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo
của các quốc gia khác, trong cuộc chạy đua giành thị phần trên thị trường quốc tế,
đặc biệt khi cạnh tranh trên cùng một thị trường đó là thị trường Trung Quốc.
 Thái Lan
Trung Quốc và Thái Lan có quan hệ thương mại song phương rất tốt đẹp và
không ngừng tăng trưởng. Tổng kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt
64,77 tỉ USD vào năm 2011 và đến năm 2015 thì con số này dự kiến cán mốc 100 tỉ
USD. Đối với mặt hàng gạo, Trung Quốc đã nhập của Thái Lan 49.483 tấn gạo năm
2008, 328.238 tấn năm 2009, 264.207 tấn năm 2010 và 267.846 tấn năm 2011. Tuy
nhiên bước sang năm 2012, Trung Quốc chỉ nhập 76.000 tấn gạo của Thái Lan. Đây
là con số biểu hiện sự sụt giảm rõ rệt trong hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan

trên thị trường quốc tế. Sự tụt hậu này là do chính phủ của Thủ tướng Yingluck
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
17
Chuyên đ thc tp TS. Nguyễn Anh Minh
Shinawatra đã áp dụng chính sách trợ giá thu mua lúa của nông dân cao gấp đôi giá
thị trường.
Thay đổi chính sách thu mua lúa giá cao của Thái Lan đã ảnh hưởng sâu
rộng đến thị trường gạo thế giới. Xu hướng đầu cơ của Thái Lan tăng mạnh và đẩy
giá xuất khẩu đi lên. Với giá thu mua lên tới 15.000 baht (480 USD)/tấn thóc, trong
khi giá mà các nhà máy xay xát chào mua chỉ là 9.000 baht, chính phủ Thái đã vét
sạch gạo có trên thị trường với khoảng 15 triệu tấn thóc, tương đương khoảng 9
triệu tấn gạo. Kết thúc chương trình can thiệp của chính phủ hôm 30/6, chính phủ
nước này đang nỗ lực bán gạo tồn trữ nhưng việc bán rất khó khăn. Giá gạo tại Thái
Lan tiếp tục đắt hơn rất nhiều so với các xuất xứ khác, hơn khoảng 150 USD/tấn so
với gạo Việt Nam và Ấn Độ. Chính sách thu mua lúa gạo phản tác dụng đã tạo cơ
hội cho Việt Nam tăng khối lượng xuất khẩu gạo sang các nước nói chung và Trung
Quốc nói riêng.
 Ấn Độ
Bắt nguồn từ cuộc “cách mạng xanh” do Chính phủ Ấn Độ tiến hành năm
1963 là một “hiện tượng” của thế giới và là mô hình để các quốc gia khác học tập.
Từ một nước thiếu ăn, Ấn Độ đã căn bản tự giải quyết được nhu cầu lương thực,
chấm dứt nạn đói. Hiện nay, sản lượng lương thực ở Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần so với
giai đoạn 1950-1951. Bên cạnh đó, tận dụng sự phát triển của ngành viễn thông
quốc gia, ICAR phát triển thêm nhiều dịch vụ để phục vụ nông dân Ấn Độ một cách
hiệu quả và trực tiếp nhất, trong đó có thể kể đến dịch vụ hỗ trợ thông tin về hoạt
động sản xuất, dịch vụ, thương mại liên quan đến nông nghiệp cho nông dân qua
điện thoại di động.
Với chính sách phát triển nông nghiệp kết hợp với việc áp dụng công nghệ
thông để hỗ trợ thông tin cho những đối tượng lao động chính của lĩnh vực này, Ấn
Độ đang bành trướng là quốc gia xuất khẩu gạo giá rẻ. Giá gạo của Ấn Độ đang

giảm mạnh gây ảnh hưởng đến giá gạo thế giới, nhất là mặt hàng gạo cấp thấp. Từ
tháng 5/2012, gạo 25% tấm của Ấn Độ khoảng 410 USD/tấn nhưng nay chỉ còn 350
Sinh viên thc hiện: Ngô Thị Hải
18

×