Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Giải pháp nhằm phát triển hoạt động truyền thông Internet Marketing cho sản phẩm ứng dụng điện thoại di động của Công ty CP Công nghệ Điểm Việt đối với thị trường Việt Nam trong thời gi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 112 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trên thế giới, thì trường ứng dụng di động( MobileApps) đang ngày càng lớn
mạnh, tốc độ phát triển đáng kinh ngạc và đem lại một lượng doanh thu khổng lồ cho
các doanh nghiệp, hứa hẹn sẽ phát triển và sôi động không kém thị trường Internet.Số
lượng ứng dụng cho ĐT DĐ( MobileApps sẽ tang lên khoảng 100 nghìn vào cuối
năm 2012 và sẽ cán mốc 10 triêu MobileApps vào năm 2020, một con số đáng
ngưỡng mộ cho một thị trường non trẻ nhưng đầy tiềm năng và cơ hội cho các công
ty về công nghệ.
Tại thì trường Việt Nam, sự gia tăng chóng mặt của số lượng các nhà mạng và thuê
bao điện thoại di động trong nhưng năm gần đây khiến cho ngành công nghiệp ứng
dụng điện thoại di động cũng trở nên nhộn nhịp( hơn 74 triệu thuê bao vào cuối năm
2008). Tốc độ phát triển của các đơn vị kinh doanh đầu số là những tiền đề quan
trọng cho ngành công nghiệp MobileApps. Do vậy, việc phát triển các ứng dụng di
động hứa hẹn một lối đi mới và đầy tiềm năng cho các nhà phát triển, không phải
ngẫu nhiên mà Viettel đã âm thầm triển khai kho phần mềm trò chơi cho ĐTDĐ
(www.upro.vn). Theo một lãnh đạo của Viettel Telecom, doanh nghiệp này sẽ sớm
cho ra mắt kho ứng dụng cho ĐTDĐ (AppStore). Đây cũng là bước đi trong xu thế
chung vì sau thành công của Apple AppStore, cả Nokia, LG, Samsung và mới đây
nhất là Microsoft cũng đã giới thiệu kho ứng dụng cho ĐTDĐ của mình.
Nắm bắt được xu hướng của thị trường, công ty CP công nghệ Điểm Việt là một
trong những doanh nghiệp định hướng và phát triển lĩnh vực phần mềm ứng dụng cho
điện thoại di động. Các sản phẩm của công ty dành cho các dòng điện thoại thông
minh, những người dung trẻ tuổi luôn tìm kiếm sự mới lạ, tuy nhiên việc quảng bá
các sản phẩm ứng dụng đến với người dung chưa được chú trọng phát triển. Nhận
thức được việc thị trường cho MobileApps không còn ở dạng tiềm năng nhưng việc
doanh nghiệp có được vị thế đáng kể trên thị trường hay không thì cần ngay trước mắt
sự chuẩn bị tương xứng của các công ty công nghệ nói chung và công ty CP Công
nghệ Điểm Việt nói riêng. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty, em đã
nghiên cứu và quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp nhằm phát triển hoạt động
truyền thông Internet Marketing cho sản phẩm ứng dụng điện thoại di động của


Công ty CP Công nghệ Điểm Việt đối với thị trường Việt Nam trong thời gian tới “
mong muốn tìm ra một hướng đi mới cho công ty về các hoạt động truyền thông
Marketing trên Internet.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về chữ P thứ ba trong hệ thống marketing- mix, tìm hiểu các
khái niệm, cách thức thực hiện các công cụ truyền thông Internet
- Phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông Marketing của công ty
qua các hoạt động đã được triển khai cho các sản phẩm của công ty
- Xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp, cách thức thực hiện đối với một số công cụ
quan trọng ( phù hợp với tình hình công ty và đặc thù của sản phẩm) nhằm đạt
được hiệu quả truyền thông, tạo dựng niềm tin ở khách hang và tạo được hiệu ứng
lan truyền.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp
Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu, tìm kiếm nguồn dữ
liệu chứa đựng các thông tin cần thiết chủ yếu thông qua báo cáo kết quả kinh
doanh qua các năm của công ty
Tiến hành thu thập thông tin và đánh gía các dữ liệu thu thập được
- Thu thập dữ liệu sơ cấp
Có thể sử dụng phương pháp điều tra nghiên cứu trục tiếp thông qua bảng hỏi
nhằm thu thập những thông tin chi tiết nhất về thái độ cũng như mức độ ảnh
hưởng của những hoạt động truyền thông marketing ( qua Internet) đối với
người dung. Từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả truyền
thông Marketing trên Internet cho công ty.
+ Đối tượng dành cho cuộc điều tra nghiên cứu: đối tượng sử dụng điện thoại
smartphone và có tiềm năng được tiếp xúc với các ứng dụng điện thoại di động
nhiều hơn cả.
+ Hình thức điều tra: điều tra nghiên cứu bằng Survey Online
+ Phạm vi điều tra nghiên cứu: khoảng 500 phiếu

3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp phân tích với phần mềm Google Docs và excel
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sản phẩm ứng dụng điện thoại di động của Công ty Cổ phần Công nghệ Điểm Việt
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển các hoạt động truyền thông Marketig trên Internet
cho sản phẩm ứng dụng di động của công ty CP Công nghệ Điểm Việt.
- Phạm vi nghiên cứu điều tra:Việt Nam
5. Chuyên đề nghiên cứu được kết cấu làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về thị trường truyền thông Internet Marketing Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động truyền thông Internet Marketing cho sản
phẩm ứng dụng điện thoại di động của Công ty CP Công nghệ Điểm Việt
Chương III: Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động truyền thông Internet
Marketing cho sản phẩm ứng dụng điện thoại di động của Công ty CP Công
nghệ Điểm Việt đối với thị trường Việt Nam trong thời gian tới
MỤC LỤC


 !"#$%&$'#( )*
+#,-./"-$#0123 
&14+&14567"8""9",6( 4#"#"9",6*++
+:;"1<0=1>.?$# 8@15
+#215"90=$#5( 4A#.*
B< 14+CDEF8@1G""-1;H#<E#2( 4A#.*
B< 14++&>EG8@$%I##E'E6 A&#$J
B< 14+CDEF&$#?"1#$%#-K?(L 4A#.*J
B!+MC#8@$#+N+O"9I##E'E62P$0QFL( 4I##E'E6*
R
S"-@"T% O

B!+O5>1;"1<"9/"-U@&$#2QFL+
+CP$0+
+:>9"2$+
"6K >,$0
+J"V8""9",6',F:<QFM
+WX YE$/T1G"K/KUF( 4,6*
B!B!Z"G""","@[\E( 4"!*MJ
+]A6$ (& )*R
 !"#$%&$'#W
+#,-./"-$#0123 W
+J"V8""9",6',F:<QFW
+WX YE$/T1G"K/KUFW
X  !"#!W
+]A6$ W
 !"#$%]"##/W
B!+MC#8@$#+N+O"9I##E'E62P$0QFLW
B!+O5>1;"1<"9/"-U@&$#2QFLW
B!B!Z"G""","@[\EW
B< 14+CDEF&$#?"1#$%#-K?W
&14+&14567"8""9",6WJ
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về thị trường truyền thông Internet Marketing Việt
Nam
1. Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông Internet Marketing
1.1. Thế nào là hoạt động truyền thông Marketing trên Internet
Internet Marketing (Tiếp thị số) là một khái niệm khá mới ở Việt Nam trong
khoảng 3 năm trở lại đây khi các phương tiện kỹ thuật số phát triển mạnh.
Internet Marketing là hình thức tiếp thị nhằm phát triển thương hiệu dựa trên các
công cụ Internet, điện thoại di động và các kênh tương tác (Interactive channels). Digital
Marketing thúc đẩy việc chào bán sản phẩm và dịch vụ thông qua sử dụng các công cụ

tiếp thị kỹ thuật số để tiếp cận người tiêu dùng kịp thời, đúng đối tượng, một
cách cá nhân hóa và hiệu quả về mặt chi phí. Mặc dù Digital Marketing thường bao gồm
những ứng dụng công nghệ thuộc lĩnh vực Internet Marketing, nhưng nó vẫn mở
rộng ở cả các kênh khác nhằm tiếp cận được người tiêu dùng mà không cần phải sử
dụng Internet. Như vậy, nếu không sử dụng Internet, Digital Marketing vẫn có thể
tương tác với khách hàng bằng cách sử dụng tiếp thị qua điện thoại, SMS/MMS, quảng
cáo hiển thị/quảng cáo banner và quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (digital outdoor).
Với định nghĩa về Internet Marketing, có thể thấy được truyền thông Marketing
trực tuyến hay Marketing trực tuyến (eMarketing hay Online Marketing) là một dạng thức
của Internet MarketingInternet Marketing được mô tả như cách thức sử dụng những công
cụ Internet có liên quan đến các thông tin số hóa và công nghệ giao tiếp nhằm đạt được
những mục tiêu Marketing đã đề ra.
Hoạt động truyền thông Internet Marketing bao phủ bởi một lĩnh vực IT có lien
quan đến các ứng dụng với 3 mục tiêu sau:
- Biến đổi chiến lược Marketing để tạo ra giá trị cho khách hàng nhiều hơn bằng
các chiến lược phân khúc, mục tiêu, khác biệt và định vị hiệu quả hơn
- Xây dựng kế hoạch tối ưu và thực hiện việc thiết kế, phân phối, chiêu thị và xây
dựng giá cho hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng.
- Tạo ra sự thay đổi nhằm thỏa mãn từng khách hàng cá nhân và những mục tiêu
có tổ chức của khách hàng
1.2. Lợi ích của hoạt động truyền thông Internet Marketing
 Đối với doanh nghiệp
Mỗi ngày, trên thế giới, hàng triệu triệu người cùng sử dụng các thiết bị công nghệ
kỹ thuật số để tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm và dịch vụ mà họ mong
muốn. Ngày nay, người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hóa và mua hàng khi ngồi ngay tại
căn nhà của mình, cùng với một chiếc máy vi tính có kết nối mạng toàn cầu. Sự “phẳng”
của thế giới đang ngày càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Bởi vậy, khi sử dụng các công cụ
trực tuyến để làm truyền thông, doanh nghiệp có được những lợi ích vô cùng to lớn mà
đôi khi truyền thông Marketing truyền thống không thể đem lại được:
- Rút ngắn khoảng cách giữa các đối tác, điều đặc biệt quan trọng đối với các

doanh nghiệp đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp có đối tác cách xa về mặt địa lý
- Mức độ tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp cao hơn, bởi hiện nay ở
Việt Nam, có khoảng 20,8 triệu người sử dụng Internet, con số này được dự đoán sẽ tang
lên 47 triệu người vào năm 2013.
- Doanh nghiệp sẽ tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn, mang
tính cá nhân hơn do đối tượng sử dụng Internet được phân khúc rõ rang
- Thời gian cho các kế hoạch truyền thông Internet Marketing ngắn hơn rất nhiều
so với Marketing truyền thống và không giới hạn, doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin
về khách hàng 24/7.
- Chi phí cho các hoạt động truyền thông trên Internet thấp hơn rất nhiều so với
các phương thức truyền thông truyền thống khác. Do đó, quy mô doanh nghiệp không ảnh
hưởng đến hiệu quả của kế hoạch truyền thông Internet Marketing, điều này có ý nghĩa rất
lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 Đối với khách hàng
Ngày nay, người tiêu dùng không nhất thiết phải đến các cửa hàng, siêu thị hay các
điểm cung câp dịch vụ để mua hoặc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ nữa. Họ hoàn toàn có
thể ngồi ở nhà để xem xét, so sánh, chọn lựa và đưa ra quyết định mua. Marketing trực
tuyến ngày càng tạo được sự tiện lợi cho người tiêu dùng, giúp họ tiết kiệm được thời
gian và công sức. Thông tin về các sản phẩm dịch vụ cũng như thông tin về doanh nghiệp
sẽ được người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Khi các doanh nghiệp sử dụng các công cụ Internet Marketing để tiếp cận khách
hàng thì khách hàng sẽ được chăm sóc tốt hơn do tính tương tác bằng các công cụ này có
thể được thực hiện 24/24.Như vậy, trong “thế giới phẳng” này, khách hàng và doanh
nghiệp có thể được kéo lại gần nhau hơn.
1.3. Các công cụ trong truyền thông Internet Marketing
1.3.1. Website design
Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trọng thế giới mạng trực tuyến,
đồng thời cũng là thước đo để đánh giá mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong
việc đi theo các xu hướng mới nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Một website hoàn chỉnh là một tập hợp nhiều yếu tố bao gồm chức năng website,

nội dung( toàn bộ những thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp), giao diện, cách tổ chức, bố trí website và
tính tương tác của website.
Để xây dựng một website mang tính hiệu quả hơn, chuyển tải được những thông
điệp của doanh nghiệp đến khách hàng và phục vụ khách hàng được một cách tốt nhất,
các webmaster cần chú ý những điểm sau:
+ Khả năng truy cập của website
+ Những thiết kế dành cho người dùng và tính khả dụng của website
+ Cấu trúc thông tin và khả năng tìm kiếm
+ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm- SEO
+ Những tiêu chuẩn về Website (dựa trên các chuẩn hóa được đặt ra bởi www-
World Wide Web)
+ Giao diện và nội dung của trang Web
+ Thống kê hoạt động của Web
+ Tính hợp pháp của trang Web
Doanh nghiệp cũng buộc phải xác định mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển
cho trang Web. Với mỗi doanh nghiệp thì các mục tiêu sẽ khác nhau, dựa trên những mục
tiêu đó, doanh nghiệp sẽ quyết định được hình thức, chức năng, cấu trúc, nội dung và các
tương tác người dùng của trang Web. Để website của công ty có được sức cạnh tranh thì
công ty cần có những biện pháp nhằm tạo được khác biệt hóa, cho khách hàng thấy được
giá trị mà họ nhận được đồng thời liên tục theo dõi mọi hoạt động của đối thủ cạnh tranh
để tạo sự hiểu quả trong việc thiết kế website mang bản sắc công ty
1.3.2. Quảng cáo trực tuyến
Để thông điệp của mình không bị khách hàng lọc bỏ, các marketer không ngừng
tạo ra cách tiếp cận mới, phương tiện truyền thông hướng đến khách hàng mục tiêu. Theo
cách hiểu đơn giản quảng cáo trực tuyến là quảng cáo trên Internet, bao gồm các mẫu
quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm( PPC Advertising), các mẫu quảng cáo trong mail,
trong game, trong các trang web và bất kì phương thức nào mà người quảng cáo sử dụng
trên Internet.
Với ưu thế vượt trội, Internet đang là phương tiện quảng cáo và truyền thông có lợi

thế hơn hẳn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy vào mục tiêu cụ thể của nhà
tiếp thị, quảng cáo trên Internet có nhiều hình thức như: CPD, CPM, CPC, CPA.
 CPD (Cost per Duration): tức tính tiền theo thời gian đăng banner. Với hình thức
này, nhà quảng cáo thường đặt các banner (dạng gif, flash hay video) lên các
website nổi tiếng như 24h.com.vn, VnExpress, Dân trí…
 CPM (Cost per Impression), giá cho mỗi 1000 lần hiển thị. Nhà quảng cáo chạy
quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ,
chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo
của họ xuất hiện.
 CPC (Cost per Click hay PPC Pay per Click đều là một), có nghĩa là bạn chỉ phải
trả tiền cho mỗi click từ khách hàng tiềm năng của mình.
 CPA (Cost per Action hay PPA Pay per Click), là hình thức nhà quảng cáo trả tiền
cho bên đăng quảng cáo dựa trên số lần khách hàng thực hiện một hành động như
đăng ký tài khoản, mua hàng, …
Tùy thuộc mục tiêu của chiến dịch quảng cáo như quảng bá thương hiệu hay
thương mại điện tử, doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp ví dụ như:
+ Quảng bá thương hiệu: Nhắm đến mục tiêu quảng bá thương hiệu, CPD và
CPM là 2 hình thức khá phù hợp. Khi người dùng đọc tin tức hay tìm kiếm thông tin trên
web, họ bắt gặp những banner hình ảnh nhắc nhở thông điệp và mang thông tin sự kiện
của thương hiệu. Trong khi CPD đã là hình thức khá phổ biến, thì CPM vẫn còn là 1 hình
thức mới mẻ. Tuy nhiên, CPD bộc lộ một số điểm yếu, thiếu linh hoạt, nhất là trong giai
đoạn khủng hoảng, chưa tối ưu được chi phí của doanh nghiệp. Khắc phục được những
điểm yếu trên của CPD, CPM sẽ là hình thức được ưa chuộng và phổ biến tại Việt Nam.
+ Thương mại điện tử: Đối với những doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử,
hình thức quảng cáo theo CPC và CPA sẽ là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, quảng cáo CPC
thường gặp vấn đề spam click, việc tính toán cũng rất phức tạp, chưa có công cụ đo lường
hiệu quả được tin dùng. Do những hạn chế về mặt công nghệ quảng cáo trên, doanh
nghiệp Việt vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận và sử dụng hình thức CPC và CPA. Hiện
tại các doanh nghiệp có thể tìm thấy hình thức quảng cáo này ở dịch vụ của Google
Adwords hay Facebook Ads.

Bên cạnh đó, ngày nay ngoài quảng cáo trên phương tiện truyền thống là PC, laptop thì
quảng cáo trên các thiết bị thông minh như smartphone, tablet trở nên thông dụng và hiệu
quả hơn rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng người truy cập Internet qua các thiết bị nà và hiệu
quả quảng cáo trên di động ( Mobile Ads) mang lại cho doanh nghiệp đã khiến loại hình
này bùng nổ và không ngững nóng tại Việt Nam.
Theo thống kê mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Flurry (Mỹ), Việt Nam
xếp thứ 2 thế giới về tốc độ tăng trưởng điện thoại di động thông minh (smartphone) và
máy tính bảng (tablet). Mức tăng trưởng đạt 266% từ tháng 01/2012 – 01/2013. Trong khi
đó, công bố của công ty Nielsen cũng cho thấy, trong số người sử dụng smartphone tại
Việt Nam, có hơn 60% người thường xuyên truy cập Internet qua điện thoại. Với những
người được hỏi, có tới 42% trả lời sẽ thay thế điện thoại di động thường bằng điện thoại
di động thông minh trong vòng 6 tháng tới.Nghiên cứu này cũng đưa ra chi tiết: nam giới
có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt hơn nên truy cập Internet qua di động với tỉ lệ áp
đảo (68%) so với nữ giới (32%). Trong đó, nhóm tuổi từ 25 – 34 có số lượng người truy
cập Internet qua di động nhiều nhất, chiếm gần 39%. Báo cáo còn chỉ ra khung giờ mà
người dùng sử dụng Mobile Internet nhiều nhất là từ 11h – 13h và 19h – 22h mỗi ngày.
Hình 1.1: Hình minh họa phương pháp quảng cáo trên SmartPhone ( sưu tầm)
Thêm vào đó, chiếc điện thoại đi theo người dùng mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí,
người tiêu dùng ngày nay còn có thói quen chụp và chia sẻ hình ảnh sản phẩm lên mạng
xã hội. Điều này có nghĩa thương hiệu sẽ đồng hành và lan tỏa cùng người tiêu dùng và
ngấm sâu vào tâm trí họ.Một số sản phẩm quảng cáo trên di động như Quảng cáo theo
lượt truy cập (CPC Mobile), biển quảng cáo trên Internet (CPD, CPM Mobile) có khả
năng giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu đến từng tiêu chí: giới tính, lứa
tuổi, vùng miền, hãng sản xuất, dòng máy, kích cỡ màn hình, nhà cung cấp dịch vụ mạng
và hệ điều hành (chi tiết đến từng phiên bản).
Số lượng người xem video trực tuyến đang tăng rất nhanh. vì thế , doanh nghiệp
cũng nên quan tâm đến loại hình video quảng cáo trên điện thoại này.
1.3.3. Marketing qua công cụ tìm kiếm
Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm ( Search Engine) là phương pháp tiếp cận khách
hàng tiềm năng bằng cách làm cho trang web của công ty hiện thị ở những vị trí top trên

trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.
Hiện nay, có những công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất bởi người sử dụng
Internet như Google, Yahoo, Bing, Ask…Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam thì Google
vẫn là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất và tùy vào từng quốc gia mức độ phổ biến của
công cụ tìm kiếm khác nhau, ở Trung Quốc thâm chí Google chỉ chiếm tủy lệ rất nhỏ
trong danh sách các công cụ tìm kiếm của người dân nước này. Theo thống kê từ nghiên
cứu thị phần của các công cụ tìm kiếm trên Internet tại thị trường Việt Nam như sau:
+ Google- www.google.com – chiếm 64,2% thị phần
+ Yahoo- www.yahoo.com – chiếm 20,4 % thị phần
+Bing( thuộc Microsoft)- www.bing.com – chiếm 8,2% thị phần
Khi nhắc đến việc “ tìm kiếm” tức ta nói đến 2 loại kết quả tìm kiếm sau:
+ Kết quả tìm kiếm tự nhiên hay hệ thống kết quả tìm kiếm (Natural search
results hay Organic search results) : Đây là những kết quả tìm kiếm thông qua chính các
công cụ tìm kiếm này (search engine), được hiển thị ở phía bên trái trong trang kết quả
tìm kiếm – SERPs (Search Engine Reasult Pages). Những kết quả này được hiển thị
không phải do tác động trả phí của các doanh nghiệp nên được gọi là những kết quả tìm
kiếm tự nhiên. Hệ thống kết quả này phải luôn luôn đáng tin cậy để thu hút (và giữ) người
sử dụng. Google là một công cụ đã được phát triển và đạt được thành công lớn trong số
các công cụ tìm kiếm ngày nay nhờ việc có thể liên kết trực tiếp đến các thuật toán tìm
kiếm và cho ra các kết quả gần như chính xác với mong muốn của người tìm kiếm.
+ Kết quả tìm kiếm được trả tiền hay được tài trợ (Paid search results) :
Tìm kiếm được trả tiền, hay còn được biết đến nhiều là hình thức Pay per Click
(PPC) liên quan đến việc hiển thị các kết quả được tài trợ cùng với các kết quả tìm kiếm
tự nhiên. Các kết quả này thường hiển thị phía trên bên phải của SERPs. Các nhà quảng
cáo phải trả phí cho vị trí đặt các kết quả, và trả cho công cụ tìm kiếm khi trang web của
họ được nhấp vào. Các kết quả tìm kiếm được tài trợ phân biệt với các kết quả tìm kiếm
tự nhiên nhờ vào vị trí ưu tiên này. Thông thường, các công cụ tìm kiếm thu hút người
dùng bằng việc cho ra các kết quả tìm kiếm tự nhiên có liên quan nhưng lại thu về lợi
nhuận phần lớn dựa vào các kết quả tìm kiếm được tài trợ này.
Tương ứng với từng loại kết quả tìm kiếm trên ta có các phương pháp SEM hường

được sử dụng nhất là SEO (cho ra kết quả organic) và PPC (các kết quả paid search).
Ngoài ra còn có một số công cụ khác như các Affiliates, Social Media Optimization (sẽ
được nói tới ở mục sau – Social Media Marketing) và Video Search Marketing.
1.3.4. Social Media Marketing
Social Media là một kênh truyền thông mới ở Việt Nam hiện nay, xuất hiện một vài
năm trở lại đây nhưng nó đã chứng minh tính hiệu quả vô cùng cao của mình trong việc
truyền thông tiếp thị, lan truyền thông điệp. Và cũng có rất nhiều cách diễn giải thế nào là
Social Media nhưng dù theo cách diễn đạt nào thì có những đặc điểm nổi bật của Social
Media. Là một kênh truyền thống mới, diễn ra trên nền tảng Internet và người dùng tự
biên tập nội dung, các thành viên tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp hai chiều và/hoặc đa
chiều một cách chủ động, sự kết nối này dựa trên những liên kết có sẵn trong lịch sử cá
nhân từng người là quan hệ, giới tính, công việc, sở thích…Và nó có tính xã hội hóa, mội
trường tương tác mang tính xã hội mở rộng.Để làm được Social Media Marketing, doanh
nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo và quan trọng “ Hãy là một thành viên của mạng xã
hội”. Nói về Socia Media ta có thể phân các kênh phân phối của Social Media thành:
Content Source( nguồn nội dung) bao gồm Blog, Forum, Flickr, Sannhac…, content
sharing ( chia sẻ nội dung) bao gồm Facebook, Wiki, Twitter…, content
distribution( phân phối nội dung) bao gồm linkhay, Digg…Tuy nhiên ở đây tác giả chỉ
xin đề cập đến 3 công cụ chính và phổ biến nhất đối với người dùng Internet.
 Mạng xã hội- Facebook
Khi cư dận mạng coi Facebook là một căn nhà ảo không thể thiếu của mỗi người thì
đó cũng là nơi để những người làm Marketing sử dụng triệt để nhằm thu hút sự quan tâm
của cư dân mạng dành cho FanPage của mình. Nếu sử dụng kết hợp một cách hiệu quả,
tận dụng những ý tưởng, cách thức, những ứng dụng hỗ trợ thì kết quả đem lại sẽ làm cho
doanh nghiệp khá hài long.
Để đạt được hiệu quả Marketing trên Facebok, một số tips mà Marketer không thể
bỏ qua:
Thứ nhất, đó là thông thạo những Influencer có ảnh hưởng trên Facebook, nếu
không thể trở thành một Influence thì hãy cố gắng làm quen hay kết bạn, theo dõi những
user có ảnh hưởng lớn trên Facebook.

Thứ hai, làm quen với Admin các Fanpage lớn, hãy bắt đầu bằng những đề nghị
tài trợ chi phí vận hành Page, like tất cả các Page có trên 100.000 fans ( đặc biệt là những
page có lượng fan tương đồng với khách hàng của mình), từ mối quan hệ với Admin họ sẽ
thống kê chính xác số lượng người nhìn thấy mục đăng tin của mình.
Thứ ba, nên tạo một điều hữu ích cho cộng đồng thay vì chỉ quảng cáo thương
hiệu cho mình, thay đổi cách tiếp cận khách hàng bang cách đưa ra các tip, kiến thức…
hữu ích cho đối tượng nhận, hoặc chia sẻ những hình ảnh, bài viết, status… mang tính thú
vị thì chắc chắn lượng fan sẽ tăng đều và chất lượng fan database sẽ được đảm bảo.
Thứ tư, sử dụng thành thục các apps hữu ích trên Fanpage, việc chạy Apps để
quảng bá hình ảnh và tăng fan cho Page cũng đã trở nên vô cùng phổ biến, doanh nghiệp
có thể tự nghiên cứu và viết các Apps riêng cho mình, tuy nhiên việc này sẽ mất nhiều
thời gian và sẽ không tưởng nếu DN không rành về việc lập trình. Có một thực tế là sự
xuất hiện Apps tràn lan đang dần trở nên nhàm chán và gây phiền phức cho bạn bè của
bạn.Đồng thời vấn đề của Admin các Fan Page hiện nay là tạo ra chiều sâu và tăng tính
thú vị cho các Apps chứ không chỉ dừng lại ở việc để câu Like trong khi database người
dùng thực sự không giúp ích nhiều cho việc quy tụ những Nó bao gồm: Promotion Apps,
Online Store, Facilities Apps.
 Forum Seeding
Forum Seeding là chỉ những gieo mầm trên các diễn đàn trên các cộng đồng mạng,
trên các phương tiện mà máy tính và mạng có thể vuon tới nhằm đạt được một mục đích
truyền đạt thông điệp có lợi cho thương hiệu.
Hinh 1.2: Hình minh hoa mô hình hành vi khách hàng trong thời đại Dentsu
( nguồn sưu tầm)
Nhìn vào mô hình hành vi khách hàng trong thời đại Internetdo Denstu đề xuất
hầu hết các kế hoạch Forum Seeding đều thực hiện để giải quyết chữ A đầu tiên:
Attention. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, Forum Seeding hầu như đi xuyên suốt mô hình này.
Attention: kịch bản này thường đặt xảy ra với những sản phẩm chuẩn bị hoặc mới ra mắt
thị trường. Thông điệp chính của những mẫu Seeding này phải ấn tượng với mục tiêu
chính là gây sự chú ý và tò mò cho khách hàng hàng tiềm năng tuy nhiên không nên lạm
dụng quá. Interest & Share: với trường hợp này các Forum Seeder thường tạo tạo ra

những mẫu đối thoại xoay quanh thương hiệu , từ đó dẫn dắt câu chuyện theo hướng có
lợi cho thương hiệu.
 Quy trình Forum Seeding:
 Phân tích đối tượng – Lựa chọn forum phù hợp
 Xác định mục tiêu – Lựa chọn thông điệp
 Thực hiện
 Dự đoán rủi ro – Cách thức giải quyết khi xảy ra khủng hoảng
 Đo lương, đánh giá và điều chỉnh
 Một nguyên tắc khi làm Forum Seeding:
 Seeding mà như không Seeding: người sử dụng ngày nay rất “thông minh”,
nếu không khéo léo khi Seeding thì rất dễ gây phản cảm cho người sử dụng.
Ngoài ra chủ quản của các forum hầu như “không thích” việc “vô tư quảng cáo
miễn phí” trong nhà của họ, nếu bạn không khéo léo thì mẫu seeding của bạn
sẽ bị ban nick và xóa nội dung chỉ sau một ngày.
 Phải luôn dự đoán trước những rủi ro có thể xảy và cách thức giải quyết khủng
hoảng
 Nguyên tắc “Comment đầu cuối”: trước hết phải tạo được user than thiên trên
forum trước khi thực hiện mục đích của mình, xem xét các topic của đối thủ,
sau một thời gian có một chỗ đứng trên forum lúc ấy mới nên lập một topic
của riêng mình
 Forum seeding không phải là spam nên không nên quá ạm dụng nếu không kết
quả sẽ ngược lại với mọ mong muốn
 Blogging
Marketing qua blog, hay còn gọi là Social Media Seeding, là quá trình tạo ra dư
luận và sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp trong các
blog cá nhân hoặc tổ chức, các cộng đồng và những môi trường xã hội khác. Chìa khóa để
thực hiện một kế hoạch seeding hiệu quả là xác định chính xác cộng đồng mục tiêu (đối
tượng khách hàng tham gia vào những blog chuyên biệt), các thông tin cần đưa đến cho
họ một cách tự nhiên nhất và theo một phong cách khác biệt, làm sao để những thông tin
đó không bị coi là spam hay bị vi phạm các nội quy blog.

1.3.5. Video Marketing
Đây là một hình thức tìm kiếm khác thay bằng từ khóa, người làm Marketing sẽ sử
dụng những đoạn video hình ảnh thay cho lời muốn nói đối với công chúng mục tiêu,
Video Marketing hay còn gọ là SEO video trên Youtube. Các chuyên gia Marketing
Online đã nhận định rằng với các chức năng, quy mô và mức độ ảnh hưởng thì Youtube
đã vượt qua khuôn khổ một trang video mà còn là một công cụ tìm kiếm đắc lực.
Nghiên cứu thuật toán SEO của Youtube bao gồm việc tối ưu hóa và đánh giá bởi
những yếu tố : tiêu đề, mô tả, tags, số lần xem và đánh giá. Tất cả các yếu tố này có thể
được đánh giá bởi chủ sở hữu video, cũng như khán giả xem / chia sẻ, để xác định vị trí
trong cả hai danh sách tìm kiếm của YouTube, và chuyển sang danh sách tìm kiếm của
riêng của Google.
Một số cách thức để quảng bá Video trên Youtube:
 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Youtube: Những liên kết, hoạt động, chia sẻ
của cộng đồng/ mạng xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định thứ hạng trên
công cụ tìm kiếm video. Nó bao gồm:Ratings, Favorites, Playlists, Comments,
Honors, Views, Embedding, Response Videos, and Linking.Đơn giản nhất là vào
xem 1 trang video của đối thủ, xem tab “Statistics & Data” và phân tích các yếu tố
để từ đó xác định được các yếu tố, phương hướng cần để phát triển và vượt qua họ.
 Kích thước video: Không nên tập trung vào widescreen! Mặc dù hiện tại Youtube
có hỗ trợ tính năng xuất bản video dưới chế độ wide: 16:9, nhưng bạn vẫn nên để ở
dạng 4:3 bởi vì chuẩn 4:3 là định dạng mục tiêu của công cụ tìm kiếm và chuyển
đổi.
 Trường mô tả: Độ dài Anchor description tối đa 27 kí tự, chứa URL trong dòng
đầu tiên của thẻ mô tả
 Video Image: Là các hình ảnh dưới dạng thumbnails (1/4 , ½ hoặc ¾) hiển thị các
video liên quan.
 Chia sẻ và lan truyền: Comment trên các video nhiều người xem và dẫn link về
video channel của mình. Tạo 1 đoạn video liên quan, tương đồng với những video
nhiều người xem nhưng không copy tiêu đề, mô tả để xuất hiện như 1 related
video.

 Xây dựng liên kết: YouTube sử dụng “nofollow” cho tất cả các tiêu đề video …
ngoại trừ những những video trong mục “Hoạt động gần đây”. Nếu có thể bạn hãy
cố luôn để video cần seo trong mục này. Độ dài anchor text link trong mục này là
27 ký tự. Xây dựng liên kết đến các video trên youtube từ website (on-page seo) và
liên kết đến kênh video cũng giúp cho việc marketing video hiệu quả hơn.
 Theo dõi và đánh giá: Kiểm tra YouTube Insight cho phân tích số liệu thống kê:
^ Nguồn xem. (Nguồn xem có thể đến từ video có liên quan, tìm kiếm trên
Youtube, Google Search, nhúng video, hoặc liên kết bên ngoài.)
^ Xem thông tin nhân khẩu học. (Độ tuổi phạm vi và giới tính)
^ Xem thời gian xem video
^ Các trang web liên kết đến video của bạn
^ Địa lý xem. (Video của bạn ở địa phương, khu vực, hoặc các quốc gia nào là
phổ biến nhất.)
^ Biểu đồ thống kê tăng giảm lượt xem video
 Tối ưu hóa website khi nhúng video trên Yotube vào: Nhúng video YouTube trên
trang web không chỉ tiết kiệm chi phí về lưu trữ, mà có thể nhận được từ YouTube
số liệu thống kê theo dõi miễn phí. Một số cách thức tối ưu khi nhúng video trên
youtube vào website: tạo một trang tối ưu hóa riêng biệt cho mỗi video trên trang
web hoặc bao quanh đoạn video với một mô tả và liên kết đến trang YouTube với
mật độ là các từ khóa mà mình muốn xếp hạng.
1.3.6. Email Marketing
Theo Wikipedia - Email Marketing là một hình thức của Marketing trực tiếp sử
dụng email (thư điện tử) làm phương tiện truyền thông tin tới khách hà ng tiềm năng.
Theo định nghĩa rộng: mỗi một email gửi tới một khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng
đều có thể coi như là email-marketing.
Gửi email nhằm tăng cường mối quan hệ của công ty với các khách hàng hiện tại
hay trước đây nhằm khuyến khích lòng trung thành của khách hàng và tạo thêm các hợp
đồng với các khách hàng này.Gửi email để biến một người quan tâm thành khách hàng
hoặc thuyết phục khách hàng hiện tại mua sản phẩm/dịch vụ ngay lập tức. Việc đưa các
quảng cáo vào trong email được gửi bởi các công ty tới khách hàng của họ. Và việc gửi

các email qua internet (có các hệ thống email tồn tại ngoài internet).
Email Marketing ngày càng được ưa chuộng bởi đặc điểm dễ sử dụng, tốc độ lan
truyền cao, an toàn và đáng tin cậy, dễ dàng trong việc truyền tải thông tin, dex dàng tự
động hóa, than thiện với môi trường, có thể sử dụng đồ họa và là công cụ quảng cáo hữu
hiệu. Tuy nhiên bên cạnh đó Email Markeitng cũng có một số hạn chế như dễ bị vius, dễ
bị khách hàng coi là spam, bị hack, gây hiểu lầm nếu không chuẩn bị tốt, email dài, đầy
Inbox có nghĩa là khi đầy email mới gửi tới sẽ bị gửi trả lại, đôi khi gây phiền toái cho
người gửi lẫn người nhận, và người dùng bắt buộc phai kiểm tra inbox thường xuyên.
Nhưng những hạn chế của Email Marketing dường như là không đáng kể đối với những
hiệu quả của nó đem lại cho người làm Marketing: hiệu quả cao, chi phí thấp, cho phản
hồi ngay, có thể đo lường, tiếp cận khách hàng ở bất cứ đâu, cho phép khách hàng lựa
chọn,tự động hóa và đặc biệt là rất dễ dàng để thực hiện cho dù công ty có quy mô lớn
hay nhỏ.
Email Marketing là một công cụ dùng trong quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với cả khách hàng đang có cũng như các khách hàng
tiềm năng của công ty bằng cách gửi email, catalogue điện tử,… đến khách hàng. Đây
cũng là một hình thức Marketing trực tiếp sử dụng công nghệ để truyền tải thông tin
thương mại đến khách hàng.
Hoạt động Marketing bằng email có 2 hình thức phổ biến sau :
+ Email Marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited
Commercial Email). Đây là hình thức hiệu quả nhất được thực hiện thông qua việc khách
hàng đăng ký nhận bản tin trên website doanh nghiệp.
+ Email Marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email
Marketing hay Unsolicited Commercial Email - UCE), còn gọi là Spam. Hình thức này
không được người nhận đồng tình cho lắm, bởi nó gây phiền hà cho người đọc và dễ bị
cho vào trash (thùng rác) hoặc bị chặn bởi các chương trình chặn spam trên máy tính
người dùng.
Việc phát triển của các kênh truyền thông trực tuyến đang ngày càng thay đổi nhận
thức của người nhận thông điệp truyền thông cũng như cách thức làm truyền thông của
những chuyên viên Marketing.

1.3.7. Mobile Marketing
Mobile Marketing là một hình thức mở rộng của SMS Marketing, ngoại trừ SMS
chiếm đến 95%, các hình thức nâng cao như MMS, PSMS, WAP sẽ góp phần tăng thêm
các giá trị thông tin khi được gửi đi.
Để thực hiện một chương trình Mobile Marketing đòi hỏi rất nhiều đơn vị tham gia
vì đây là một lĩnh vực cần có cả sự tác động kỹ thuật, tuy nhiên có thể chia làm 4 phần
chính: sản phẩm và dịch vụ, đơn vị cung cấp ứng dụng di động, kết nối bởi các nhà cung
cấp mạng, các phương tiện truyền thông.
 Các phương tiện ứng dụng cho Mobile Marketing
 SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất, sử dụng
SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới, chương trình khuyến
mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội dung này có thể phát triển
ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công ty.Tuy nhiên,
có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là
160 ký tự. Vì thế công ty phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi. Mặt
khác, việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu không,
tin nhắn của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chương
trình marketing.
 PSMS- Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn
bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia một trò
chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông, hình nền điện
thoại.
 MMS- Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi
cùng tin nhắn, hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho các
chương trình Marketing cho một số hang lớn trên thế giới, do chi phí của nó lớn và
không phải khách hàng nào cũng có thể nhận được dạng tin nhắn này. Tuy nhiên
hiệu quả của nó đem lại có thể khá bất ngờ
 WAP- Có thể hiểu đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động. Tương
tự như những trang web được xem trên internet có thể đưa thông tin về công ty
hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap này, hoặc phổ

biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.
 Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của
video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì
sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như số
thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều.
Kết luận: Hiện nay tại thị trường Việt Nam, việc sử dụng các hình thức Marketing
Online càng được ưu chuộng hơn bởi tính kinh tế và hiệu quả của nó mang lại. Tuy nhiên,
việc chọn lọc và sử dụng những công cụ Marketing Online nào là phù hợp đối với công
ty, phù hợp với những sản phẩm của mình không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Để có một hướng đi và có một chiến lược ngắn hạn và dài hạn yêu cầu doanh nghiệp cần
có sự nghiên cứu, chuẩn bị kĩ lưỡng, hiểu và biết cách vận dụng vào thực tế là những điều
mà doanh nghiệp cần đạt được. Để được như thế, doanh nghiệp cần dựa vào nguồn lực
công ty, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu hành vi
khách hàng để lựa chọn riêng cho mình những công cụ Marketing phù hợp
Chương II. Thực trạng hoạt động truyền thông Internet
Marketing cho sản phẩm ứng dụng điện thoại di động của
Công ty CP Công nghệ Điểm Việt
1. Giới thiệu về công ty Điểm Việt
 Tên gọi: Công ty CP Công nghệ Điểm Việt
 Tên tiếng anh: vPoint Join Stock Company ( VPonit. JSC)
 Trụ sở chính: Tầng 3, số 335- Trường Chinh- Quận Đống Đa- Hà Nội
 Điện thoại: (84-4) 7300 8200
 Fax: (84-4) 7300 8200
 Website: www.vpoint.com.vn
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 2008, vPoint là một trong những đơn vị tiên phong, đi đầu
trong lĩnh vực công nghệ số, cung cấp và phát triển các ứng dụng, dịch vụ trên nền tảng
điện thoại di độngTrong gần 4 năm hoạt động, vPoint tự hào đã mang lại những đột phá,
những giá trị gia tăng, hiệu quả tới khác hàng.Với chiến lược nắm bắt xu thế và đón đầu
công nghệ, vPoint đã không ngừng gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tốt

nhất và nhanh nhất nhu cầu khách hàng.
Để xây dựng được niềm tin đối với khách hàng, vPoint hiểu được rằng phải “Lấy
khách hàng là trung tâm, nỗ lực hết mình vì lợi ích của khách hàng”. Chính vì thế, vPoint
đảm bảo sẽ tạo dựng những lợi ích ngày càng vượt trội cho cộng đồng.
1.2. Định hướng hoạt động và phát triển
Thành lập công ty, các sang lập viên mong muốn bằng kinh nghiệm , sự chuyên
nghiệp và long nhiệt tình của một tập thể trẻ trung, năng động, cầu tiến, công ty CP Công
nghệ Điểm Việt sẽ mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, phục vụ nhu cầu cho
khách hàng, mang đến cho khách hàng những công nghệ hiện đại và tiện ích nhất.
Công ty Điểm Việt cung cấp cho khách hàng các sản phẩm công nghệ ứng dụng
tiện ích với thực tế, chất lượng cao dựa trên mọi cơ sở về nguồn lực của khách hàng,
Ngoài việc cung cấp những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao công ty còn mang đến cho
khách hàng sự tiện ích khi sử dụng dịch vụ và cho khách hàng thấy được sự chuyên
nghiệp của công ty và nỗ lực mang đến cho khách hàng những điểu tốt đẹp nhất.
1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ( nguồn báo cáo của công ty)
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
 Giám đốc
Người đại diện pháp luật, điều hành mọi hoạt động của công ty, thực hiện các mối lien
hệ, giao dịch, kí hợp đồng. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm trước các chỉ tiêu pháp lệnh
của Nhà nước
 Phó giám đốc
Có trách nhiệm điều hành cụ thể các mảng hoạt động của công ty, giám sát trực tiếp
các phòng ban và có trách nhiệm dưới sự ủy quyền của giám đốc về các mối lien hệ
hay giao dịch.
 Phòng chịu trách nhiệm về nội dung các dự án phần mềm
Lên ý tưởng, nội dung cụ thể cho toàn bộ các dự án phần mềm và gửi sang cho phòng
thiết kế.
 Phòng thiết kế ( Design)

^ Thiết kế những hạng mục cần thiết cho các dự án phần mềm của công ty như thiết
kế đồ họa, âm thanh cho ứng dụng dựa trên ý tưởng của phòng nội dung, thiết kế
banner, quảng cáo, email marketing… từ ý tưởng của phòng Marketing
^ Lưu trữ, cập nhật và quản lý các báo cáo về Pr, marketing bằng hình ảnh cho khách
hàng
^ Quản lý và thiết kế Website của công ty
 Phòng Marketing & PR
^ Lên ý tưởng các kế hoạch Marketing( chủ yếu và Marketing Online) cho sản
phẩm dự án và cho công ty
^ Chịu trách nhiệm tìm kiếm , tiếp cận và chăm sóc khách hàng
^ Xây dựng các hoạt động truyền thông, PR và triển khai kế hoạch
^ Chịu trách nhiệm với mọi vấn đề, phản hồi từ phía khách hàng
 Phòng sản xuất- kĩ thuật
^ Liên hệ với phòng nội dung, phòng thiết kế để thực thi các hạng mục trong
dự án
^ Tham gia hỗ trợ các vấn đề về sản xuất khi thực hiện dự án
^ Quản lý các sản phẩm trước và sau dự án
^ Phối hợp với phòng Marketing để xây dựng và quản lý Website
 Phòng hành chính
Chịu trách nhiêm quản lý chung các vấn đề tài chính, nhân sự và dự án
^ Tài chính: Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về tài chính, kế toán, giao
dịch thanh toán trong nội bộ công ty và giữa công ty với bên ngoài như:
quản lý và cân đối việc thu chi trong công ty, thực hiện các báo cáo tài
chính và báo cáo thuế định kì, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và
báo cáo lên Giám đốc…
^ Nhân sự:quản lý chung các vấn đề nhân sự trong công ty
^ Dự án: Thực hiện báo giá dự án, soạn thảo hợp đồng kinh doanh, quản lý
chi phí sản xuất- tài chính trong các dự án của công ty.
1.4. Lĩnh vực kinh doanh
STT Lĩnh vực Mô tả

1 HRM-Human
Resource
Management
HRM là hệ thống quản lý thông tin về cán bộ, công nhân viên
trong các tổ chức, doanh nghiệp. vHRM là hệ thống được thiết kế
tổng thể cho phép tất cả các đơn vị thuộc các nghành khác nhau
sử dụng hiệu quả
2 E- school Hệ thống E-School là hệ thống sổ liên lạc điện tử giữa nhà
trường và phụ huynh để theo dõi tình hình học tập của học sinh.
Sổ liên lạc điện tử cung cấp thông tin cho phụ huynh dưới hai
hình thức : truy cập để nhận tin, nhận tin tự động theo yêu cầu.
3 RMU System Hệ thống RMU – Realtime Monitor Unlimited: là chương trình
hỗ trợ quản lý các cuộc gọi của tổng đài. Chương trình được xây
dựng trên nền công nghệ mới .NET FrameWork 3.5 và sử dụng
cơ sở dữ liệu SQL Server 2005
4 VP- iMedia VP-iMedia cung cấp các dịch vụ đa phương tiện trên điện thoại
di động. Với VP-iMedia, bạn có thể thỏa sức tận hưởng các dịch
vụ thông tin và giải trí: Nghe nhạc trực tuyến, tải hình ảnh nhạc
chuông, nhạc chờ, đọc truyện, chơi Game , flashcard học từ mới,
xem thông tin xổ số, bóng đá, chứng khoán
5 Hệ thống quản
lý tác nghiệp
Là hệ thống quản lý tài liệu, quản lý tài sản, quản lý quy trình
công việc và hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân, các
bộ phận trong các doanh nghiệp. Hệ thống được xây dựng trên
các công nghệ tiên tiến, tính bảo mật cao, có khả năng mở rộng,
nâng cấp và dễ dàng triển khai trên nhiều mô hình doanh nghiệp
khác nhau.
6 Hệ thống hỗ trợ
chuẩn đoán hình

ảnh
Y học hiện đại chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng
(chẩn đoán lâm sàng) và các triệu chứng cận lâm sàng (chẩn đoán
cận lâm sàng). Trong chẩn đoán cận lâm sàng thì chẩn đoán dựa
trên hình ảnh thu được từ các thiết bị, máy y tế
7 Dịch vụ nội
dung và giá trị
gia tăng trên
mobile
Các dịch vụ nội dung và giá trị gia tăng trên nền điện thoại di
động. Hỗ trợ hầu hết các nền tảng di động: IPhone, Android và
J2ME
Bảng 2.1: Các dự án hoạt động của công ty ( nguồn báo cáo từ công ty)
Hiện nay, Vpoint đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ứng dung với 7 dự án
được nêu trong bảng trên. Tuy nhiên, theo nguồn cung- cầu thị trường và dự án ngắn hạn
của Vpoint đối với thị trường Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung vào dự án phát
triển các dịch vụ nội dung và giá trị gia tăng trên mobile, cụ thể là phát triển và sản xuất
các ứng dụng di động dành cho điện thoại thông minh, cụ thể chi tiết sản phẩm sẽ được
tác giả trình bày ở phần sau.
J Tình hình kinh doanh
1.5.1. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây
Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Lợi nhuận/ vốn đầu tư
2010 5.649.342.500 4.677.484.400 971.858.100 20,77%
2011 8. 7.102.195.500 5.671.590.300 1.430.605.200 25,22%
2012 9. 8.737.958.000 6.078.256.049 2.659.701.951 43,76%
Bảng 2.2: Bảng thống kê kết quả kinh doanh của công ty 3 năm
2010, 2011, 2012 ( nguồn báo cáo từ công ty)
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm trở lại cho thấy Vpoint mới chỉ là
công ty nhỏ và chiếm thị phần tườn đối khiêm tốm trong ngành, tuy nhiên thấy được lợi
nhuận hàng năng đều tăng lên đáng kể, tuy không cao nhưng vẫn chứng tỏ công ty vẫn có

chỗ đứng trên thị trường và các hoạt động kinh doanh của công ty cũng tương đối ổn
định, nhất là vào năm 2013 khi tình trạng suy thoái kinh tế mà công ty vẫn giữ được mức
tăng trưởng, có lợi nhuân, các ngân sách cho các hoạt động đều có thể thực hiện được.

×