Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Giới thiệu khái quát về công ty TNHH một thành viên Điện cơ Thống nhất.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.27 KB, 90 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Lớp: Quản trị tài chính - K1
Địa điểm thực tập:
1. Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên:
- Mức độ liên hệ với giáo viên:……………………………………….…
- Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:………………………………
- Tiến độ thực hiện:……………………………………………………
2. Nội dung bao cáo:
- Thực hiện các nội dung học tập:……………………………………….
- Thu thập và xử lý các số liệu thực tế:………………………………….
- Khả năng hiểu biết về thực tế và lý thuyết:……………………………
3. Hình thức trình bày:…………………………………………………
4. Một số ý kiến khác:…………………………………………………
……………………………………………………………………………
5. Đánh giá của GVHD:…………………………………………………
Chất lượng báo cáo: …………………………………………………….
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ : Tài sản cố định
TSCĐ HH : Tài sản cố định hữu hình
TSCĐ VH : Tài sản cố định vô hình
HM TSCĐ : Hao mòn tài sản cố định.
HM TSCĐ HH : Hao mòn tài sản cố định hữu hình
HM TSCĐVH : Hao mòn tài sản cố định vô hình


NLV : Nguyên vật liệu
BCTC : Báo cáo tài chính
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh.
NKCT : Nhật ký chứng từ
GTGT : Giá trị gia tăng
TK : Tài khoản
BHXH : Bảo hiểm xã hội.
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để vươn lên tự khẳng
định mình. Đồng thời nó cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều khó khăn,
thách thức cần phải giải quyết. Để có được chỗ đứng cũng như có được tên tuổi
như hiện nay, Công ty TNHH 1 thành viên Điện cơ Thống nhất đã không
ngừng nỗ lực tìm tòi hướng đi riêng cho mình. Là một doanh nghiệp Nhà nước,
Công ty đã khẳng định vị trí của mình bằng việc luôn duy trì và nâng cao chất
lượng sản phẩm, tìm hiểu và mở rộng thị trường cũng như từng bước đổi mới
công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên.
Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ phòng tài vụ của Công ty, cũng
như sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Chương em đã tìm
hiểu được những kiến thức bổ ích, giúp cho em trong việc hoàn thành chuyên
đề thực tập tốt nghiệp này. Qua thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu
về các hoạt động của doanh nghiệp và viết thành báo cáo gồm 4 phần:
Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH một thành viên Điện cơ
Thống nhất.
Phần II: Phân tích tổng quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần III: Phân tích hoạt động tài chính - kế toán của công ty.
Phần IV: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp.
Tuy đã cố gắng tìm hiểu nhưng do trình độ và thời gian còn hạn chế nên
báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cô giáo và tập thể cô chú ở phòng kế toán của Công ty để bài viết
cả em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Đình Huy
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành
viên Điện cơ Thống nhất
Công ty TNHH 1 thành viên điện cơ Thống nhất là một doanh nghiệp
Nhà nước, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập từ
năm 1965 trên cơ sở sáp nhập 2 xí nghiệp công tư hợp danh là Xí nghiệp Điện
thống và Xí nghiệp Điện cơ Tam Quang, lấy tên là Xí nghiệp Điện khí Thống
nhất.
Địa chỉ: Số 164 - Nguyễn Đức Cảnh - phường Tương Mai - quận Hoàng
Mai - Hà Nội.
Điện thoại: 3662240 - Fax: 36622473
Ngày 17/03/1970 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định số
142/QĐ - UB sáp nhập bộ phận còn lại của Xí nghiệp Điện cơ Tam Quang
vào Xí nghiệp Điện khí Thống nhất thành lập xí nghiệp Điện cơ Thống nhất.
Ngày đầu thành lập công ty có mặt bằng 8.000m2 với gần 600m2 nhà xưởng,

với 464 cán bộ công nhân viên, và 40 máy móc thiết bị các loại, với nhiệm vụ
sản xuất các loại quạt điện và các loại động cơ nhỏ.
Trong thập kỷ 80, sản phẩm của xí nghiệp vẫn luôn có uy tín trên thị
trường, có khả năng cạnh tranh tốt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Đặc biệt sản phẩm của xí nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường Cuba với số
lượng 129.614 chiếc. Năm 1985 xí nghiệp vinh dự được Đảng và Nhà nước
trao tặng danh hiệu "Anh hùng lao động".
Trong thập kỷ 90, với những tiền đề cơ bản đã được xây dựng từ những
năm trước đó, thêm vào đó là sự đầu tư máy móc thiết bị mới hiện đại của Đài
Loan và trình độ tay nghề của người lao động được nâng cao, xí nghiệp đã
liên tục đổi mới cả cơ cấu sản xuất lẫn cải tiến mẫu mã cũng như chất lượng
sản phẩm. Do đó số lượng sản phẩm sản xuất hàng năm của xí nghiệp tăng
lên từ 67.532 sản phẩm năm 1990 lên 150.041 sản phẩm năm 1995.
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngày 02/11/2000 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định số
5928/QĐ - UB đổi tên Xí nghiệp Điện cơ Thống nhất thành Công ty điện
cơ Thống nhất. Công ty có trên 205 máy móc thiết bị với 628 cán bộ công
nhân viên.
Tháng 7 năm 2005 Công ty điện cơ thống nhất đổi tên thành công ty
TNHH Nhà nước 1 thành viên Điện cơ thống nhất.
Ngày 18 tháng 4 năm 2012 Công ty đổi tên thành công ty TNHH 1 thành
viên Điên cơ thống nhất .
Qua 47 năm xây dựng và phát triển với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán
bộ công nhân viên qua nhiều thế hệ đã vượt qua nhiều thăng trầm, với những
khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Công ty liên tục tổ chức lại sản xuất cho
phù hợp với từng giai đoạn của cơ chế kinh tế, tăng cường quản lý các mặt
của sản xuất kinh doanh như: đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ
nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường đổi mới tư

duy quản lý để vượt qua cơ chế quan liêu bao cấp và nhanh chóng hội nhập
nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua, sản phẩm của công ty luôn đạt
huy chương vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng và hàng công
nghiệp ở Hà Nội cũng như các tỉnh. Sản phẩm của công ty đã được người tiêu
dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao".
Trong vài năm gần đây, công ty đã có sự phát triển vượt bậc trong
hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Năm 2000, công ty vẫn còn trong tình trạng
làm ăn thua lỗ nhưng từ năm 2001 công ty bắt đầu làm ăn có lãi, dần dần
nâng cao lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao
đời sống của người lao động. Hiện nay Công ty đã thực sự là Công ty đầu
ngành trong lĩnh vực sản xuất quạt điện với mức doanh thu và lợi nhuận
thu được tăng dần;
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Báo cáo thống kê kết quả của 2 năm 2010 và 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 Tăng (giảm) %
Tổng doanh thu 99.861 113.890 14.029 14%
Lợi nhuận nhuận gộp 2.755 3.130 374 13.5%
Tổng tài sản 65.874 69.672 3798 5.7%
Tổng tài sản lưu động 42.055 48.602 6.547 16%
Tổng tài sản cố định 23.819 21.070 (2.749) 11.5%
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một
thành viên Điện cơ Thống nhất.
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của công ty điện cơ Thống nhất là chuyên sản xuất các loại
quạt từ quạt bàn,quạt đứng đến các loại quạt trần. Mục đích sản xuất của công

ty chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trong cả nước mà chủ
yếu là khu vực phía Bắc. Ngoài sản phẩm truyền thống của công ty là các loại
quạt, qua từng thời kỳ nhiệm vụ của công ty năm 1985 vinh dự được Đảng và
Nhà nước trao tặng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lao động".
Để thích ứng với xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước và phù
hợp vưói quy mô sản xuất kinh doanh, tháng 10/2000 xí nghiệp điện cơ
Thống nhất được đổi tên thành Công ty Điện cơ Thống nhất theo quyết định
của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội số 5928/QĐ - UB.
Ngày 28/6/2005 công ty Điện cơ Thống nhất được đổi tên thành: Công
ty TNHH nhà nước một thành viên điện cơ Thống nhất theo quyết định số
94/2005/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố. Và vào đúng dịp kỷ niệm
40 năm thành lập Công ty vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương độc
lập hạng 3.
1.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm cơ bản của các phòng
ban chức năng và các đơn vị
Trong quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị mình cũng như đúc rút
những kinh nghiệm từ thực tiễn Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ
và phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh như:
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
Tổng giám đốc
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến -
chức năng. Chủ tịch - tổng giám đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong công ty
thông qua các phó tổng giám đốc ra lệnh trực tiếp điều hành công ty thông
qua các phó tổng giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ, các phó tổng giám đốc,
trưởng phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch - Tổng giám đốc
theo chức năng nhiệm vụ được giao. Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí

tương đối gọn nhẹ, không chồng chéo và có quan hệ mật thiết với nhau về
mặt nghiệp vụ, giúp cho Chủ tịch - Tổng giám đốc có những chỉ đạo, quyết
định nhanh chóng kịp thời trong mọi hoạt động của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban giám đốc: gồm chủ tịch - tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
Phó TGĐ sản xuất Phó TGĐ kỹ thuật
Phòng
kỹ thuật
Phòng
KCS
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
tiêu
thụ
Phòng
tổ chức
- hành
chính
Trung
tâm
dịch vụ
khách
hàng
Phòng
tài
vụ

Phòng
bảo vệ
PX cơ
khí
PX đột
dập
PX
sơn
PX lắp
ráp
PX
thiết bị
công
nghệ
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chủ tịch - Tổng giám đốc
Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, trực tiếp chỉ đạo và quản lý các phòng:
Phòng tổ chức - hành chính, kế hoạch - vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tài vụ và
phòng bảo vệ.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
Tổ chức chỉ đạo kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo, theo dõi, điều
chỉnh và ban hành thực hiện các định mức lao động kỹ thuật. Chủ tịch QMR
(hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008)
- Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất
Chỉ đạo xây dựng tiến độ sản xuất, giao kế hoạch hàng htáng cho các
phân xưởng sản xuất. Tổ chức kiểm kê hạch toán nội bộ. Chỉ đạo các phòng
chức năng về định mức tiêu hao vật tư.
Chức năng các phòng ban nghiệp vụ:
- Phòng Kế hoạch - Vật tư: tham mưu cho chủ tịch - Tổng giám đốc

trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất. Cân đối vật
tư, bán thành phẩm, hạch toán vật tư bán thành phẩm với các phân xưởng sản
xuấ. Hàng tháng, quý, năm.
- Phòng tiêu thụ sản phẩm: giúp chủ tịch - tổng giám đốc trong công ty
tìm hiểu thị trường. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hoạch
định chính sách phân phối sản phẩm.
- Phòng tài vụ: giúp chủ tịch - tổng giám đốc trong lĩnh vực hạch toán
kế toán và sử dụng vốn. Giám sát việc thực hiện các chính sách kinh tế, chế
độ tài chính trong Công ty. Hoạch định các chính sách về giá cả. Xác định giá
bán, giá gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Phòng tổ chức hành chính: Giúp Chủ tịch - tổng giám đốc trong việc
sắp xếp chương tình làm việc hàng ngày, tuần. Tiếp khách đối nội, đối ngoại.
Tổ chức đội ngũ thống kê phân xưởng để quản lý lao động, xác định kết quả
lao động của toàn công ty. Xác định đơn giá tiền lương cho toàn bộ hành trình
công nghệ chế tạo sản phẩm tại công ty. Xác định tiền lương, tiền thưởng cho
toàn công ty hàng tháng.
- Phòng KCS: Giúp chủ tịch - tổng giám đốc theo dõi việc thực hiện hệ
thống quản lý chất lượng tại Công ty. Bố trí nhân viên tại các phân xưởng, sản
xuất để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý, xây dựng, tạo mẫu sản phẩm
theo nhu cầu thị trường hoặc theo đơn đặt hàng. Xác định mức nguyên vật
liệu. Xây dựng định mức về thời gian công nghệ cho toàn bộ sản phẩm của
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
công ty. Chỉ đạo trực tiếp các phân xưởng sản xuất về mặt kỹ thuật.
- Phòng Bảo vệ: Giúp Chủ tịch - tổng giám đốc trong việc bảo đảm an
ninh trật tự trong công ty, bảo vệ, quản lý tài sản và phòng chống sự cố cháy
nổ, bão lụt thiên tai xảy ra.
1.3. Một số sản phẩm chủ yếu và quy trình công nghệ.

a.Các loại sản phẩm chính của Công ty hiện nay là các loại quạt điện
dân dụng, gồm 13 chủng loại chính, có 44 mẫu mã khác nhau:
Quạt bàn: QB-225.
Quạt thông gió các loại: QTG150 QM1,150 QM2,
Quạt bàn 300 các loại: QB - 300 Đ
Quạt hộp 300: QH - 300, LP, 400TL quạt hộp 350: QH - 350G -350TL.
Quạt bàn 400 các loại: QB - 400, Quạt treo tường 400: QTT - 400
Quạt đứng 400 các loại: QĐ - 400, Quạt trần cánh 1400: QT - 1400
Quạt treo tường công nghiệp , Quạt đứng công nghiệp.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại quạt điện. Sản phẩm chủ yếu
của doanh nghiệp là: quạt trần các loại, quạt bàn các loại, quạt treo tường
Quạt điện được cấu tạo bởi 2 phần chính: Phần cơ và phần điện.
Phần cơ của quát điện bao gồm các bộ phận: Rôto, Stato, nắp trước, nắp
sau và cánh lưới. Phần cơ cảu sản phẩm đều phải trải qua các công đoạn: đột,
dập, đúc, điện phay, bào, khoan.
Phần điện: gồm tụ điện, dây điện, phím bấm, đồng hồ hẹn giờ… và phải
trải qua các công đoạn chính như: quấn tua bin, vào bin, tẩm sấy…
Sau khi được lắp ráp, sản phẩm được tiếp tục trang trí, đóng gói và được
kiểm tra, chạy thử trước khi nhập kho.
Sản phẩm quạt điện là một sản phẩm có cấu tạo phức tạp, các chi tiết đòi
hỏi sự chính xác cao để đạt được yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật. Để có thể
làm được điều này doanh nghiệp cần có một công nghệ sản xuất hiện đại và
đội ngũ công nhân lành nghề.
Quy trình công nghệ gia công sản phẩm chính: quạt trần và quạt bàn.
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản phẩm chính
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
DÂY ĐỘNG

THÉP SILIC
CUỘN
NHÔM THỎI
CUỒN BIN
ĐỘT DẬP
ĐÚC NHÔM
KHỐI TÔN
STATO
KHỐI TÔN
RÔT
ROTO
NẮP TRƯỚC
NẮP SAU
NẮP TRÊN
NẮP DƯỚI
LẮP RÁP ĐỘNG CƠ
TỤ ĐIỆN
CỤM PHÍM
DÂY ĐIỆN
ĐỒNG HỒ
VÍT
LẮP RÁP TỔNG
LƯỚI QUẠT
SƠN TĨNH ĐIỆN
CẮT HÀN UỐN
THÉP SỢI
THÂN QUẠT
BẦU QUẠT
CÁNH QUẠT
ĐẾ QUẠT

ÉP NHỰA
NHỰA HẠT
THÀNH PHẨM
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
b. Các công nghệ chủ yếu chế tạo quạt điện:
- Công nghệ đột dập lá thép chế tạo cụm Stato - Roto: Vật liệu sử dụng
là tôn cuộn. Các công đoạn đột dập + ép tán + đánh độ chéo được thực hiện
trên máy + khuôn đột dập liên hợp cao tốc (tốc độ từ 200 - 350 nhát/phút) có
độ chính xác cao cho ra sản phẩm hoàn thiện là khối Stato-Roto.
- Công nghệ đột cánh quạt trần (bằng nhôm lá 1,2mm hoặc tháp lá
0,8mm): Được thực hiện trên máy đột dập 63 tấn với các khuôn đột được chế
tạo của công ty.
- Công nghệ đúc áp lực cao: Roto sau khi đột + ép tán xong được đúc
lồng sóc bằng khuôn đúc kim loại. Các chi tiết như gối đỡ trước - sau được
đúc bằng khuôn kim loại có độ chính xác cao. Đúc nắp dưới quạt trần (bằng
công nghệ đúc áp lực thành mỏng). Vật liệu dùng để đúc là nhôm có chất
lượng cao như nhôm ADC12, A0 hoặc tương đương.
- Công nghệ gia công cơ khí: sử dụng các máy chuyên dùng máy mài,
máy cắt ren. Tiện hoàn chỉnh nắp gang quạt trần, máy đúc áp lực cao v.v., ép
trục vào roto bằng máy ép thủy lực 10 tấn. Khoan + taro các lỗ bắt bulông -
vít bằng máy khoan đứng, khoan bàn và máy taro.
- Công nghệ quấn dây êmay vào Stato: Việc quấn dây êmay vào Stato
của quạt trần 1,4m và các loại quạt cánh 400, cánh 300 thực hiện trên máy và
dây chuyên dùng.
- Công nghệ tẩm sấy dây Stato: Việc tẩm sấy được thực hiện bằng hệ
thống tẩm sấy chân không, đảm bảo tiêu chuẩn cách điện cao.
- Công nghệ sản xuất các chi tiết nhựa: Các chi tiết nhựa như: cánh quạt,
thân, đế, vỏ, trụ v.v. được thực hiện trên các máy ép nhựa. Nguyên liệu sử
dụng trong công nghệ này là các loại nhựa hạt như: ABS, AS, PP, PE.v

- Công nghệ sản xuất lồng quạt: Toàn bộ quá trình sản xuất lồng quạt
được thực hiện trên dây chuyền liên hoàn bằng máy hàn tự động.
- Công nghệ sơn tĩnh điện: Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ tiên
tiến hiện nay, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, giảm tối thiểu các tác động ô
nhiễm môi trường. Dùng để sơn các chi tiết như: cánh quạt trần, lồng quạt
v.v Nguyên liệu sử dụng là các loại sơn bột.
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CHUNG
CỦA CÔNG TY
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Marketing
2.1.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm 3 năm 2011, 2010 và năm 2009
Biểu số 1: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty
TT Vùng địa bàn
Thực hiện
So với
2005 (%)
Sản lượng
(chiếc)
Tỷ trọng
(%)
Sản lượng
(chiếc)
Tỷ trọng
(%)
Tổng cộng 471.342 627.226 133,072
1 Hà Nội 187.188 39.7% 208.901 33.3% 111,600
2 Hải Dương 34.757 45.613 131,233

3 Hưng Yên 21.629 27.093 125,261
4 Sơn Tây 25.245 34.454 136,477
5 Hoà Bình 15.282 18.708 122,417
6 Vĩnh Phúc 11.499 17.963 156,212
7 Việt Trì 14.472 20.825 141,265
8 Tuyên Quang 5.932 10.342 175,847
9 Yên Bái 4.214 8.302 197,028
10 Lào Cai 3.698 4.987 134,888
11 Bắc Ninh 11.511 17.175 149,198
12 Bắc Giang 20.954 29.061 138,689
13 Thái Nguyên 26.972 37.237 138,689
14 Lạng Sơn 2.824 4.225 149,613
15 Quảng Ninh 5.798 9.138 157,603
16 Ninh Bình 6.607 14.052 212,680
17 Nam Định 29.044 40.809 140,505
18 Thái Bình 11.849 25.908 218,659
19 Thanh Hoá 18.443 31.196 169,144
20 Nghệ An 8.074 1.7% 15.040 2.4% 186.287
21 Huế 5.079 6.107 120,232
(Nguồn: Phòng tiêu thụ)

2.1.2.Sơ lược thị trường tiêu thụ hàng hoá dịch vụ ,đối thủ cạnh tranh.
a. Thực trạng thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ quạt điện có sức cạnh tranh cao, ngày càng
nhiều thành viên mới tham gia sản xuất quạt điện và tiêu thụ tại thị trường
trong nước. Bên cạnh đó một số lượng quạt không nhỏ nhập khẩu vào thị
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
trường Việt Nam càng khiến cho thị trường quạt điện sôi động cạnh tranh gay

gắt hơn. Chính vì thế, để giữ vững và không ngừng tăng thị phần tiêu thụ sản
phẩm của công ty trên thị trường quạt trong nước công ty đã và đang xây
dựng và thực hiện chiến lược phát triển riêng cho mình và có những chính
sách tốt hơn cho sản phẩm của mình. Ví dụ như trong vài năm gần đây giá
bán của công ty đã giảm nhiều nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, các chính sách
sau bán được công ty rất quan tâm.
Là một trong những công ty sản xuất quạt đầu tiên ở Việt Nam, hiện nay
thương hiệu quạt Điện Cơ thống nhất rất có uy tín đối với người tiêu dùng
nhất là người tiêu dùng miền Bắc. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của
công ty là thị trường miền Bắc từ Thanh Hoá trở ra. Nhìn vào bảng kết quả
tiêu thụ sản phẩm của công ty ta thấy trong 2 năm thì sản lượng quạt được
tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc là chủ yếu. Hà Nội là nơi tiêu thụ quạt lớn nhất
với 187.188 chiếc năm 2010 chiếm 37.7% và 208.901 chiếc năm 2011 chiếm
33.3%. Sản lượng tiêu thụ tại Hà Nội tăng 21713 chiếc tăng 11.6% nhưng tỷ
trọng lại bị giảm là do tổng sản lượng tiêu thụ của công ty tăng nhanh hơn so
với lượng tiêu thụ tại Hà Nội. Trong khi đó sản lượng tiêu thụ tại thị trường
miền trung là rất nhỏ, chỉ có 2 tỉnh Nghệ An và Huế với sản lượng 8.074
chiếc ở Nghệ An năm 2010 chiếm 1.7% nhưng đến năm 2011 đã tăng 15.040
chiếc chiếm 2.4% tăng 6.966 chiếc tăng 86.3%.
Hiện nay sản phẩm quạt của công ty chưa xâm nhập được nhiều vào thị
trường miền Nam và miền Trung một phần là do yếu tố địa lý ảnh hưởng đến
vận chuyển làm chi phí tăng cao ảnh hưởng đến giá bán, một phần do sản
phẩm của công ty chưa được người miền Nam biết đến nhiều và do sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ở phía Nam.
Theo dự đoán của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ quạt điện của nước ta
vào khoảng 2 triệu sản phẩm mỗi năm. Bằng dự báo nhu cầu các năm kế tiếp,
theo mức tăng trưởng GDP (7-8%/năm) thì tổng nhu cầu quạt điện trong các
năm tới như sau:
Biểu số 2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ quạt trong những năm tới
Đơn vị tính: sản phẩm

Năm Nhu cầu tiêu thụ
2011 2.140.000
2012 2.289.000
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2013 2.450.000
2014 2.621.000
2015 2.805.000
2016 3.000.000
2017 3.211.000
2018 3.436.000
(Nguồn: phòng tiêu thụ)
Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty:
- Công ty Điện - điện tử 91
- Công ty Lidico
- Công ty Điện Cơ Đồng Nai
- Công ty cơ điện Bình Đông
- Công ty điện cơ Hải Phòng
- Các loại quạt của các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan
Với năng lực sản xuất và chất lượng của sản phẩm như hiện nay, Công ty
có thể đứng vững và cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất quạt điện
trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên để có thể đứng vững và phát triển mạnh
hơn nữa trong tương lai, công ty cần có những chiến lược kinh doanh phù
hợp, những dự án đầu tư đúng hướng, đồng thời nỗ lực mở rộng thị trường để
có thể tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra. Có như vậy sẽ đảm bảo sự phát
triển lớn mạnh của doanh nghiệphát triển rong những năm tới đây.
2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương.
2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty.
Bảng số 3: Bảng tổng hợp danh sách CBCNV

(Công ty TNHH 1 thành viên Điện cơ thống nhất)
2012 Tỷ lệ
Tổng số toàn công ty 752 (người) 100%
1. Lao động gián tiếp 118 (người)
Trong đó:
- Ban giám đốc 3 15.7%
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Khối phòng ban nghiệp vụ 75
- Công nhân phục vụ 40
2. Lao động trực tiếp sản xuất 634 (người)
Trong đó: 84.3%
- Công nhân trực tiếp sản xuất 504
- Công nhân phụ trợ 130
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Tổng số lao động trong danh sách của công ty hiện nay là 752 người
trong đó: 118 lao động gián tiếp chiếm 15,7% tổng số lao động và 634 lao
động trực tiếp sản xuất chiếm 84,3% tổng số lao động. Số lao động gián tiếp
của công ty còn tương đối cao (trên 10%)
Phân loại lao động theo trình độ ta có:
+ Số lao động có trình độ Đại học: 75 người chiếm 9.97% tổng số lao
động.
+ Số lao động có trình độ Cao đẳng, trung cấp; 65 người chiếm 8.6%
tổng số lao động.
+ Số lao động có trình độ trung học: 612 người chiếm 81.4% tổng số lao
động.
Trong số lao đọng có trình độ trung học thì có 106người có trình độ tay
nghề cao chiếm 16.1%.
Phân loại lao động theo đội tuổi ta có:

+ Lao động có độ tuổi từ 18-35: 409 người chiếm 54,4% tổng số lao
động.
+ Lao động có độ tuổi từ 36-45: 200 người chiếm 26.6% tổng số lao
động.
+ Lao động có độ tuổi từ 46-55: 140 người chiếm 18.6% tổng số lao
động.
+ Lao động có độ tuổi trên 55: 3 người chiếm 0.4% tổng số lao động.
Ta thấy rằng đội ngũ lao động của công ty rất là trẻ.
2.2.2. Các hình thức phân phối tiền lương , thưởng .
Cách xây dựng đơn giá tiền lương.
Tiền lương của CBCNV được hưởng của cơ quan công ty gồm hai bộ
phận cấu thành: TL = (TLtg + TLns) x T
Trong đó: TL: Tổng tiền lương được hưởng
TLtg: Tiền lương thời gian được hưởng
TLns: Tiền lương sản phẩm hàng tháng.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương kết hợp việc trả
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
lương thời gian và lương sản phẩm.
Phương pháp tính lương theo sản phẩm như sau:
- Công ty xây dựng định mức lao động cho từng công việc của công
nhân sản xuất từng ngày công, và đơn giá tiền lương cho công việc của công
nhân sản xuất.
- Căn cứ trên bao cáo sản xuất trong ca và Bảng theo dõi cá nhân thực
hiện trong ca để tính ra lương sản phẩm cho công nhân sản xuất.
Lương sản
phẩm
=
Số lượng sản phẩm hoàn

thành quy đổi cho sản phẩm
loại I
x
Đơn giá lương cho 1
sản phẩm loại I hoàn
thành
Trong đó, đơn giá lương cho 1 sản phẩm loại 1 hoàn thành được tính
như sau:
Đơn giá lương cho 1
sản phẩm loại I hoàn
thành
=
Hệ số lương cấp bậc x Mức lương tối thiểu
Số lượng sản phẩm
định mức ngày
x
Số ngày làm việc
trong tháng
Áp dụng tính lương theo sản phẩm cho một công nhân sản xuất (thợ bậc
3) của phân xưởng sơn mạ làm công việc Ép nhựa và cắt đậu, lương theo sản
phẩm của công nhân đó được tính như sau:
- Định mức của công nhân đó như sau:
Số lượng sản phẩm sản xuất 1 ngày: 400 cái
Thời gian sản xuất 1 sản phẩm: 7,2 s/cái
Hệ số lương cấp bậc thợ bậc 3 độc hại: 1,83
- Đơn giá lương cho 1 sản phẩm loại I hoàn thành của công nhân đó
được tính như sau:
Đơn giá lương cho 1 sản phẩm loại I
hoàn thành =
2,31 x 830

= 184.355
400 x 26
- Hàng ngày, các phân xưởng theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất được
của công nhân sản xuất quá Báo cáo sản xuất trong ca. Cuối tháng, tổng hợp
lên Bảng theo dõi cá nhân thực hiện trong ca, từ đó công ty xác định số lượng
sản phẩm hoàn thành quy đổi cho sản phẩm loại 1 công nhân sản xuất được
trong tháng. Sau đó, tính ra số tiền lương của công nhân đó trong tháng:
Lương sản phẩm của công nhân = 11.102 x 184.355 = 2046709,21
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
trong tháng
Phương pháp tính lương thời gian như sau:
- Công ty sử dụng bảng chấm công để theo dõi thời gian làm việccủa
khối phòng ban, lao động gián tiếp.
Lương thời gian =
Hệ số lương
cấp bậc
x
Mức lương
tối thiểu
x
Số ngày làm việc
trong tháng
26
Ví dụ: ông Nguyễn Đức Chiến quản đốc phân xưởng Cơ khí, tổ văn
phòng hệ số lương là: 4,9. Số ngày công làm việc thực tế là 25 ngày.
Lương thời gian của ông Chiến =
7,2x830
x 25 ngày = 5.746.000

26
- Cán bộ công nhân viên nghỉ phép được hưởng 75% lương thời gian.
- Cán bộ công nhân viên làm thêm giờ được hưởng 150% lương, làm
việc vào ngày chủ nhật 200% lương, ngày lễ tết 300% lương.
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định.
2.3.1. Các vật tư và nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh.
Để sản xuất được một chiếc quạt hoàn chỉnh cần đến rất nhiều các loại
nguyên vật liệu khác nhau. Nhưng nguyên vật liệu chủ yếu và quan trọng để
chế tạo ra sản phẩm quạt điện của công ty là: Tôn silíc, các loại nhôm đúc,
thép, dây emay các loại, nhựa hạt các loại, vòng bi
Để minh hoạ ta lấy ví dụ về sản phẩm quạt đứng mini 400 - ĐK các
nguyên vật liệu như sau: Thép (Thép tròn, thép tấm, thép lò so), Tôn silic,
nhôm, nhựa, vật liệu điện, dây đồng, sơn…
Xây dựng định mức nguyên vật liệu của công ty: định mức nguyên vật
liệu theo định mức của phòng kỹ thuật cộng với mức tiêu hao cho phép.
Bảng tổng hợp các loại nguyên vật liệu và định mức NVL của quạt đứng
Mini 400 - ĐK (phụ lục)
2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định.
Tổng tài sản mà công ty đang sử dụng tính đến ngày 31/12/2011 là
48.602.437.423 đồng. Trong đó tài sản dài hạn là 21.069.918.960 đồng chiếm
30,2% (riêng tài sản cố định là 19.091.559.077đ chiếm 27.4% TTS), tài sản
lưu động chiếm 69,8%. Tài sản dài hạn của công ty năm 2011 là
23.819.772.499 đồng. Chứng tỏ tài sản dài hạn đang sử dụng của công ty đã
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
bị giảm đi rất nhiều giảm 4.728.213.442 đồng, giảm 19.8% so với năm 2011.
Tài sản cố định của côngty được chia làm 4 nhóm (xem sổ tài sản cố
định):
* Máy móc thiết bị

* Phương tiện vận tải.
* Thiết bị dụng cụ quản lý
* Nhà cửa, vật kiến trúc.
Qua sổ tái sản cố định năm 2006 của công ty ta thấy trong năm 2006 giá
trị tài sản cố định đầu kỳ đang sử dụng của công ty là 23.819.772.445đ, mức
khấu hao trong năm là 6.208.676.351đ, giá trị còn lại trong năm là
19.091.559.077đ.
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Biểu số 4
Đơn vị: Công ty TNHH 1 thành viên Điện cơ Thống nhất
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2011 (TRÍCH) Đơn vị tính : đồng
TT Tên TSCĐ
Năm
đa vào
sử
dụng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
đầu kỳ
Giá trị khấu
hao TSCĐ
năm 2011
Giá trị còn lại
2010 mang
sang
Tăng trong
năm
Giảm

trong
năm
Tổng cộng
A
Đang sử dụng
(còn giá trị)
I
MMTB động
lực
1
Tủ phân phối
điện
1998 16.785.400 16.785.400 4.135.584 2.541.350 1.594.234
… … … … … … … … …
9 2 cầu trục 5 tấn 4/2009 588.904.762 - - 588.904.762 504.774.619 228.406.531 692.880.591
Cộng I - 1.203.333.208 - - 1.203.333.208 921.287.122 288.406.531 692.880.591
II. MMTB
công tác
III. Thiết bị
vận tải
IV. Thiết bị
quản lý
… … … … … … … …
Tổng cộng 27.839.349.165 1.105.020.000 - 28.944.375.165 18.199.431.702 4.976.326.244 14.328.131.458
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MMTB
V. TSCĐ vô
hình
2009 120.000.000 120.000.000 120.000.000 68.157.500 51.842.500

VI. Nhà sản
xuất
Cộng nhà
xưởng
7.013.702.647 169.825.412 - 7.183.528.059 4.943.044.833 926.038.404 418.683.184
Công TSCĐ
đang sản xuất
35.828.541.338 1.480.462.983 37.309.004.321 23.819.772.445 6.208.676.351 19.091.559.077
B
Đang sử dụng
hết giá trị
… 13.032.563.050 152.373.585 - 12.880.190.465
C
Đã hết giá trị,
chuyển thanh lý
1.195.976.215 1.195.976.215
Tổng toàn bộ 50.057.080 1.632.835.568 51.385.171.001

Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 3
HỆ THỐNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Hệ thống kế toán của công ty
3.1.1. Hệ thống thông tin kế toán.
a. Hình thức hạch toán áp dụng tại công ty
Kỳ kế toán: Hiện nay kỳ kế toán của công ty được xác định theo từng
quý. Cuối mỗi quý công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập các BCTC theo
quy định.
Năm kế toán: Được xác định theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01

đến ngày 31/12.
Phương pháp tính giá nhập nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, TSCĐ: tính
theo giá thực tế.
Phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm:
tính theo giá bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, thành phẩm: phương pháp kê
khai thường xuyên.
Phương pháp hach toán chi tiết hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp tính giá sản phẩm hoàn thành nhập kho: theo phương p háp
giá thành tỷ lệ.
Phương pháp xác định giá trị sản xuất kinh doanh dở dang: tính theo chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Phương pháp tính thuế GTGT: Thuế GTGT được tính theo phương pháp
khấu trừ.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: khấu hao TSCĐ được tính theo
phương pháp đường thẳng.
b. Tổ chức hệ thống chứng từ.
Hiện nay công ty đã đăng ký và sử dụng hệ thống chứng từ theo quy
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
định tại thông tư số 120/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 30/12/2002
hướng dẫnthi hành nghị định 89-CP của Chính phủ về in, phát hành, sử dụng
và quản lý hoá đơn.
Với mỗi phần kế toán công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định
của Bộ Tài chính, ngoài ra công ty còn tự thiết kế các chứng từ cần thiết để sử
dụng trong nội bộ công ty như: giấy ra viện, giấy điều động…
Ngoài ra, với một số phần hành cụ thể, để giảm bớt số lượng chủng loại
chứng từ phải quản lý, công ty có sử dụng một loại chứng từ cho các nghiệp

vụ có liên quan. Ví dụ: phiếu xuất kho của phân xưởng sản xuất sẽ kiêm phiếu
nhập kho thành phẩm, hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho thành phẩm…
việc sử dụng hoá đơn, chứng từ mà công ty đang làm đã giúp cho công ty dễ
dàng quản lý chứng từ, kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ, giảm bớt khả năng
xỷa ra gian lận trong quá trình sản xuất kinh doanh.
c. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng:
Công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng theo phương
pháp kê khai thường xuyên và hình thức ghi sổ tổng hợp là Nhật ký chứng từ
do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 1141 -TC/QĐ /CĐKT ban hành
ngày 01/11/1995 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Ngày
01/01/2003 vận dụng 4 chuẩn mực kế toán mới, công ty đã không sử dụng các
tài khoản như 721, 821 và đã bổ sung thêm các TK mới như 635, 515, và
công ty đã thay đổi nội dung hạch toán của một số tài khoản như tài khoản
như: 711, 811…
d. Tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp
Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng
quạt điện, công ty đã lựa chọn phương pháp ghi sổ tổng hợp là phương pháp
Nhật ký chứng từ. Việc lựa chọn phương pháp Nhật ký chứng từ để hạch toán
tổng hợp là phù hợp với tình hình của đơn vị: công ty thực hiện kế toán thủ
công và yêu cầu quản lý đối với một doanh nghiệp Nhà nước là tương đối cao.
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 6: Trình tự ghi chép sổ kế toán
Các bảng phân bổ công ty:
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Bảng phân bổ lương và bảo hiểm XÃ HộI , BHYT, KPCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Các bảng kê:
Bảng kê 1: Bảng ghi có TK111 - Tiền mặt

Bảng kê 3: Tính giá thành thực tế NVL, CCDC (TK152, 153)
Bảng kê 2: Ghi nợ TK112 - tiền gửi ngân hàng
Bảng kê 5: Tập hợp chi phí
Bảng kê 4: Bảng kê 6…
Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 4, số 5, số 7, số 8, số 10
Sổ chi tiết bán hàng, chi tiết thanh toán. Sổ cái các tài khoản
Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
Chứng từ gốc và các bảng
phân bổ
Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
BCTC
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ

Đối chiếu
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.
Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán cho các phần hành phù hợp với yêu
cầu quản lý về phần hành đó, tuân theo quy định của Bộ tài chính về hệ thống
sổ sách sử dụng cho đơn vị áp dụng hình thức ghi sổ kế toán tổng hợp theo
hình thức "Nhật ký chứng từ", và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Các báo cáo tài chính công ty sử dụng ban hành năm 2000 đây là mẫu
bảng cũ mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang dùng mẫu
bảng ban hành năm 2006. Chính vì vậy công ty nên chuyển sang mẫu bảng

2006 cho phù hợp với quy định của nhà nước trong việc quản lý.
3.1.2. Nhận xét đánh giá
Bộ máy kế toán là một phần rất quan trọng, không thể thiếu ở bất cứ đơn
vị kinh tế hay đơn vị hành chính sự nghiệp nào. Nó giữ vị trí và vai trò quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì kế toán phản
cánh một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống về mọi mặt của hoạt động
kinh tế trong doanh nghiệp. Với 2 chức năng chính là thông tin và kiểm tra,
kế toán cung cấp thông tin cho nhà quản lý phục vụ cho việc ra quyết định
quản trị doanh nghiệp, kế toán cũng cung cấp thông tin cho các đối tượng có
liên quan đến doanh nghiệp về: hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có được các quyết dịnh
nên đầu tư hay không và biết được doanh nghiệp đã sử dụng vốn đầu tư đó
như thế nào. Ngoài ra kế toán giúp cho Nhà nước trong việc hoạch định chính
sách, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật thông qua việc kiểm tra, tổng
hợp số liệu cần thiết từ Tổng cục thống kê như: tình hình chi phí, lợi nhuận
của các đơn vị từ đó đề ra các chính sách về đầu tư, các chính sách về thuế
thích hợp.
Với vai trò quan trọng đó của kế toán, và dựa vào tình hình thực tế tại
đơn vị, công ty tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình của đơn vị và
theo đúng yêu cầu của Bộ tài chính. Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán theo
mô hình tập trung với tên gọi là Phòng Tài vụ. Phòng tài vụ phải thực hiện
toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo
Nguyễn Đình Huy Lớp: QTTC - K1
25

×