Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May I Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.8 KB, 43 trang )

Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD
KẾT LUẬN
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong thời kì đất nước mình gia
nhập kinh tế toàn cầu, gia nhập WTO, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt.
Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm
của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác
thì không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh sao cho hiệu quả. Do vậy, tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh là vấn đề đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan
tâm, chú trọng.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phân May I Hải Dương, trước
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hiệu quả của các
hoạt động này, em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May I Hải
Dương” cho chuyên đề thực tập của mình với mục đích để thực hành những
kiến thức đã học và qua đó xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần May I Hải Dương đã tào điều
kiện giúp đỡ, cung cấp tài liệu để em thực hiện đề tài này.


Em xin chân thành cảm ơn Ths.Trần Thị Tuyết Trang đã góp ý, sửa đổi để
em hoàn thiện đề tài này.
Kết cấu luận văn của em gồm những chương sau:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần May I Hải Dương.
Chương II: Thực trạng sản xuất của công ty cổ phần May I Hải Dương.
Chương III: Đánh giá và kiến nghị nâng cao hiệu quả SXKD.
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
2
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
I. Quá trình hình thành và pháp triển của công ty.
1. Tên và địa chỉ của công ty.
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần May I Hải Dương.
- Tên giao dịch quốc tế: Hai Duong garment company no I.
- Giấy ĐKKD: 111556 do sở KD&ĐT Hải Dương cấp ngày 10/10/1997.
- Địa chỉ: số 120 Đường Chi Lăng- Phường Nguyễn Trãi- TP Hải
Dương.
- Điện thoại: 0320-3852056/3852209.
- Mã số thuế: 0800290516.
- Vốn điều lệ hiện tại: 4.300.000.000 đồng.
- Email:
2. Quá trình hình thành và pháp triển.
Công ty cổ phần May I Hải Dương là công ty chuyên về ngành nghề sản
xuất kinh doanh và may mặc như áo jacket, quần áo thể thao, áo sơ mi.
Quan nhiều thời kì phát triển, công ty đã có sự thay đổi tên khác nhau. Từ
năm 1969-1993, công ty có tên là Xí nghiệp May I Hải Hưng. Đến năm 1994-
1996, công ty được gọi là công ty May I Hải Dương. Tháng 8/2004 thực hiện
theo QĐ số 1050/QĐ-UBND ngày 5/3/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Hưng “V/v Cổ phần hóa DNNN- Công ty may I Hải Dương. Công ty nằm ở

120 Chi Lăng - P.Nguyễn Trãi - TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Công ty May I Hải Dương là một doanh nghiệp Nhà nước, trước khi
chuyển thành công ty cổ phần May I Hải Dương, là một doanh nghiệp có rất
nhiều khó khăn. Tuy nhiên sau khi chuyển sang công ty cổ phần, HĐQT, Ban
giám đốc của công ty đã tiến hành tổ chức sắp xếp lại bộ máy tổ chức SXKD
và từng bước đã khắc phục được những vấn đề tồn tại để ổn định tình hình
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
3
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, thu nhập ngày càng
cao. Doanh thu từ 8 tỷ (2004- chưa cổ phần) đã lên tới 20 tỷ (2005- sau cổ
phần). Năm 2005, công ty tiếp tục đầu tư thêm nhà kho hơn 200m2, nâng cấp
nhàn xưởng, máy móc thiết bị. Hiện nay, công ty không ngừng cố gắng để
đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu của khách hàng.
II. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 111556 ngày 10 tháng 1 năm 1997
Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh mặt hàng may mặc. Sản
phẩm may mặc của công ty được tiêu thụ trong và ngoài nước, trong đó doanh
thu xuất khẩu chiếm 90% trong tổng doanh thu.
Trên thế giới, thị trường tiêu thụ chính của công ty là thị trường Đài Loan,
một số nước Đông Âu và Mỹ. Công ty đang phấn đấu tiếp tục ổn định vị trí và
mở rộng thị trường xuất khẩu.
III. Tổ chức sản xuất và kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần may I Hải Dương là một doanh nghiệp sản xuất gia công
hàng may mặc, được cắt may thành các loại hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất
và mẫu mã vải của một chủng loại mặt hàng có sự phức tập khác nhau, phụ
thuộc chỉ tiết các loại mặt hàng đó.
Sản xuất ở công ty là kiểu sản xuất băng chuyền, kiểu liên tục, sản phẩm
phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà công ty

sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại, thường trải qua công đoạn cắt, may,
là, đóng gói. Riêng đối với mặt hàng có yêu cầu tẩy, mài hoặc thêu thì trước
khi đưa vào dây chuyền là, đóng gói còn phải mài hoặc thêu. Các phân xưởng
sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín, mỗi phân xưởng có ba dây
chuyền may bộ phận và quy trình sản xuất sản phẩm may được bố trí như sau:
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
4
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ biểu diễn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may.
Quy trình sản xuất sản phẩm may của công ty được làm như sau:
Khi có đơn đặt hàng phòng xuất khẩu có nhiệm vụ làm thủ tục, nhập
nguyên phụ liệu do bạn hàng gửi đến theo từng chủng loại.
Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành chuẩn bị nguyên vật liệu chế thử mẫu mã để
giao cho khách hàng duyệt mẫu mã và thông số kỹ thuật.
Sau khi được duyệt mẫu và thông số kỹ thuật, sản phẩm được đưa xuống
phân xưởng và sản xuất hàng loạt.
Giai đoạn cắt: dựa trên lệnh sản xuất nguyên vật liệu được đưa vào gia
đoạn đầu của quá trình cắt tạo ra bán thành phẩm cắt. Nếu khách hàng có yêu
cầu thuê hoặc in thêm thì số bán thành phẩm sẽ được đem đi thêu hoặc in.
Giai đoạn may: nhận bán thành phẩm từ giai đoạn cắt chuyển sang tiếp tục
gia công hoàn chỉnh sản phẩm. Kết thúc giai đoạn này thì được sản phẩm gần
như hoàn chỉnh.
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
5
Đơn đặt hàng
Chuẩn bị vật liệu
Sản xuất mẫu thử
Duyệt mẫu và các thông số kỹ thuật
Phân xưởng
Tổ cắt Tổ may

Tổ là
KCS Hoàn
chỉnh
Đóng
gói
Nhập
kho
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Giai đoạn là: nhận sản phẩm từ giai đoạn may chuyển sang rồi là phẳng.
Khâu KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm thực hiện ở nhiều khâu trong
quá trình hoàn thiện sản phẩm, nó có thể được thực hiện ngay khi sản phẩm
đang còn ở trong dây chuyền sản xuất và chưa phải là một sản phẩm hoàn
chỉnh.
Giai đoạn gấp, đóng gói: sản phẩm sau khi hoàn thành được gấp đóng túi
hộp theo yêu cầu của khách hàng, sau đó thành phẩm được nhập kho và chờ
giao cho khách hàng.
IV. Tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may I Hải
Dương.
Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới với ngành nghề kinh doanh và
số lượng công nhân viên trong công ty, bộ máy của công ty được tổ chức khá
đơn giản nhưng đầy đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt
chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình. Công ty May I Hải Dương là
công ty hạch toán kinh doanh độc lập, được tổ chức theo mô hình trực tuyến
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
6
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
công ty
Phòng

kế toán
& tài
chính
Phòng
kế
hoạch
Phòng
thị
trường
KD
Phòng

thuật
KCS
Phòng
tổ chức
& nhân
sự
Phòng
bảo vệ
Tổ cơ
điện
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
tham mưu: Trên là Giám đốc, dưới là các phòng ban chức năng.
Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị của Công ty bổ nhiệm, là đại
diện pháp nhân có quyền cao nhất trong Công ty, chụi trách nhiệm trước ban
quản trị về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc quyết định tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm
các chức danh quản lý công ty trừ các chức danh của Hội đồng quản trị bổ

nhiệm, miễn nhiệm.
Phó giám đốc: Điều hành một số lĩnh vực theo phận sự phân công của
giám đốc và pháp luật về những việc được giao.
Phòng kế toán và tài chính: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm
soát ngân quỹ, kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, thu
nhập phân loại xử lý tổng hợp các số liệu thông tin về số liệu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Giám sát việc lập hóa đơn thanh toán và phiếu ghi
nhận, quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu thống kê của công ty. Giám sát tình
hình các chính sách chế độ thể lệ do nhà nước và do ngành ban hành, đồng
thời cung cấp thông tin trong công tác phân tích hoạt động tài chính. Quá
trình hoạch toán kế toán phải đúng, tính đủ phục vụ cho việc hoạch toán kế
toán được đảm bảo tính chính xác, đôn đốc nhắc nhở việc ghi chép các nghiệp
vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất các phân xưởng và
toàn Công ty xác định kết quả kinh doanh.
Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng các
kế hoạch ngắn, trung và dài hạn, điều hành sản xuất, ký kết các hợp đồng sản
xuất đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại, có nhiệm vụ tham
mưu và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của Công ty. Thống kê tìm hiểu
các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, tiếp xúc các mối quan hện đối
ngoại nhằm cung cấp cập nhật đầy đủ các thông tin về thị trường, phân bổ kế
hoạch cho từng phòng và theo dõi thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với thực
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
7
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
tế.
Phòng thị trường kinh doanh: Tìm khách hàng để ký kết các hợp đồng gia
công may mặc và mua đứt đoạn, chụi trách nhiệm hoàn thiện chứng từ giao
cho khách hàng và đôn đốc việc thanh toán với khách nước ngoài, cùng với
các phòng ban chức năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết
Phòng kỹ thuật + KCS: Có nhiệm vụ xây dựng, quản lý và theo dõi các

quy trình về phạm vi kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Khi có kế hoạch thì kiểm tra các mẫu thử thông qua khách hàng duyệt,
sau đó mới đem sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu,
hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng đồng thời kiểm tra chất lượng
sản phẩm và chất lượng của nguyên phụ liệu xuất từ kho cho các phân xưởng.
Phòng tổ chức nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo điều độ tiến độ
sản xuất, sắp xếp hoạt động trong công ty, điều hòa bố trí tuyển dụng lao
động và giải quyết vấn đề tiền lương, quan tâm đến đời sống của cán bộ công
nhân viên như lương thưởng và các kỳ nghỉ mát, nghỉ phép. Truyền đạt các
thông tin trong nội bộ của công ty tới các cá nhân một cách đầy đủ, kịp thời,
cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cũng như
tuyển chọn thêm người cho các phòng ban.
Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong
nội bộ Công ty.
Tổ cơ điện: Tham mưu cho ban lãnh đạo tính năng tác dụng của máy móc,
thiết bị, loại danh mục máy móc thiết bị và xây dựng kế hoạch, sửa chữa, bảo
dưỡng, đầu tư nâng cao hiệu quả SXKD.
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
8
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
I. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty.
1. Đặc điểm nhân lực.
Bảng 1: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2009 -> 2011
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh tăng
giảm
2010/2009
So sánh tăng

giảm
2011/2010
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượ
ng
Tỷ
trọng
(%)
Số
tuyệt
đối
%
Số
tuy
ệt
đối
%
Tổng số lao động 721 100 754 100 727 100 33 4,6 -27
3,6
Phân theo tính chất lao động

Lao động trực
tiếp
634 87,9 667 88,5 640 88 33 5,2 -27
-4,04
Lao động gián
tiếp
87 12,1 87 11,5 87 12 0 0 0
0
Phân theo giới tính
Nam 248 34,4 256 33,9 231 32 8 3,2 -25
-9,7
Nữ 473 65,6 498 66,1 496 68 25 5,2 -2
-0,4
Phân theo trình độ
Đại học và trên
đại học
25 3,5 25 3,4 25 3,4 0 0 0
0
Cao đẳng và trung
cấp
32 4,4 32 4,2 32 4,4 0 0 0
0
PTTH hoặc
THCS
664 92,1 697 92,5 670 92,2 33 4,9 -27
-3,8
Phân theo độ tuổi
Trên 45 146 20 151 20 147 20 5 3,4 -4
-2,7
Từ 35 đến 45 tuổi 217 30 221 30 212 30 4 1,8 -9

-4,07
Từ 25 đến 35 tuổi 258 36 270 36 256 36 12 4,6 -14
-5,2
Dưới 25 tuổi 100 14 112 14 146 14 12 12 35
31,25
(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự)
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
9
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Công ty cổ phần May I Hải Dương là một công ty chuyên hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất cho nên công nhân chủ yếu hoạt động trong các phân xưởng
sản xuất. Đến nay công ty đã tạo công ăn việc làm cho 727 người. Qua bảng
cơ cấu nhân lực của công ty cổ phần May I Hải Dương ta nhận thấy số lao
động trực tiếp chiếm tỉ trọng chủ yếu. Củ thế năm 2009 số lao động trực
tiếp/gián tiếp là 87,9%/12,1%; năm 2010 là 88,5%/11.5%; năm 2011 là
88%/12%.
Tổng số lao động năm 2009 là 721 người, năm 2010 là 754 người tăng
hơn so với năm 2009 là 4.6%. Năm 2011 là 727 người giảm nhẹ so với năm
2010 là 3,6%.
Do đặc thù là của ngành may mặc số cán bộ công nhân viên trong công ty
chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng cố công nhân viên. Năm 2009 số công nhân viên
nữ chiếm 65,6%. Sang năm 2010 số công viên nữ tăng hơn so với năm 2009 là
5.2%. Năm 2011 số công nhân viên nữ so với công nhân nam giới chiếm 68%.
Là doanh nghiệp sản xuất nên lao động chủ yếu của công trong độ tuổi lao
động (từ 25-> 45 tuổi) chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số lao động, rất hiệu quả cho
công việc sản xuất tại nhà máy.
Xét về trình độ thì lực lượng lao động là chủ yếu của doanh nghiệp là
công nhân. Cho đến năm 2011, công nhân chiếm tới 92,2% tổng số lao động;
cán bộ quản lý, quản đốc phân xưởng chiếm 7,8% tổng số lao động. Trong đó
lao động ở bộ phận quản lý đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, có kinh nghiệp

và khả năng quản lý, điều hành tốt. Đối với những lao động có trình độ trung
cấp làm quản đốc trong các phân xưởng.
Công ty luôn quan tâm đến đời sống và quyền lợi của cán bộ công nhân
viên trong công ty như lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã
hội. Đến những ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm của công ty… công nhân viên đều
có quà thưởng và lương tháng ưu đãi.
2. Cơ sở vật chất.
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
10
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
2010/2009 2011/2010
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Tổng
24.981 100 25.201 100 25.769 100 +220 0,9 +568 2,3
Nhà cửa, kiến trúc
6.363,7 25,5 6.406 25,42 6.534,3 25,4 +42,3 0,7 +128,3 2
Máy móc thiết bị
17.068,5 68,3 17.156 68,08 17.538 68,05 +87,5 0,51 +382 2,23
Phương tiện vận
tải
1.049,2 4,2 1.093,7 4,34 1.102,5 4,35 +44,5 4,2 +8,8 0,8
Thiết bị dụng cụ
văn phòng
499,6 2 545.3 2,16 594,2 2,3 +45,7 9,2 +48,9 9,0
( Nguồn: phòng kế toán – thống kê)
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trong quyết định
năng suất lao động, số lượng, chất lượng hàng hóa sản xuất ra. Vì vậy, để

ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao trong hoạt động XKD thì bất cứ
doanh nghiệp nào cũng không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị máy móc
có công nghệ cao. Việc phân tích tình hindh sử dụng TSCĐ thường xuyên để
từ đó có thể đưa ra những biện pháp sử dụng tối đa công suất và số lượng
TSCĐ cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp.
Công ty cổ phân May I Hải Dương là một doanh nghiệp gia công hàng may
mặc xuất khẩu nên vấn đề về cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được coi trọng,
quan tâm. Đây là một cơ sở cần thiết để đối tác khí hợp đồng gia công với
công ty. Đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất. Bảng 2, phản ánh tình hình cơ
sở vật chất kỹ thuật của công ty qua 3 năm.
Nhìn chung, qua 3 năm tổng giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đều
tăng. Năm 2010, tăng 0,9% hay tăng 220 triệu đồng so với năm 2009. Và đến
năm 2011 tăng 2,3% hay tương đương tăng 568 triệu đồng. Điều này chứng
tỏ, công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư TSCĐ để phục vụ một cách tốt
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
11
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty; đồng thời đáp ứng nhu cầu về sản
phẩm ngày càng cao của người tiêu dung.
Máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị cơ sở vật chất kỹ
thuật ( trên 65%) của công ty, cụ thể là: Năm 2009, giá trị máy móc thiết bị
17.068,5 triệu đồng hay chiếm 68,3%, năm 2010 tăng hơn so với năm 2009
là 0,51%. Sang năm 2011 tăng tiếp 2,23%. Cho thấy công ty đã đầu tư mua
thêm máy móc thiết bị để đầu tư sản xuất đã làm tăng giá trị máy mọc thiết
bị. Có được điều này là do công ty luôn chú trọng trong việc đổi mới máy
móc thiết bị.
Hàng năm công ty đều cải thiện hoặc nâng cấp khu nhà làm việc, xưởng phù
hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất đồng thời cải thiện hơn môi trường
làm việc cho cán bộ nhân viên. Năm 2010, giá trị nhà cửa kiến trúc của công

đạt 6.406 triệu đồng tăng 0,7% so với năm 2009, sang năm 2011, tiếp tục
tăng thêm 2% đạt 6.534,3 triệu đồng.
Trong 3 năm công ty cũng đầu tư nhiều vào phương tiện vận tại. Năm 2010
giá trị phương tiện vận tải đạt 1093,7, tăng so với năm 2009 là 4,2%, năm
2011 tiết tục tăng thêm 0,8% đạt 1102,5 triệu đồng. Ngoài ra, thiết bị dụng
cụ quản lý không ngừng tăng lên về giá trị cũng như tỷ trọng nhằm đáp ứng
nhu cầu mở rọng quy mô sản.
Qua phân tích cho thấy CSVCKT của công ty tương đối tốt, trong đó máy
móc thiết bị ngày càng tăng cho thấy năng lực hoạt động sản xuất của công
ty ngày càng mạnh.
3. Năng lực tài chính
Bảng 3: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp từ 2009-2011
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
12
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Tổng vốn 33.924 100 34.953 100 36.099 100 +1029 3,0 +1146 3,3
Chia theo nguồn vốn
Nguồn vốn
CSH
4.300 12,7 4.300 12,3 4.300 12 0 0 0 0
Nợ phải trả 29624 87,3 30.653 87,7 31.799 88 +1029 3,5 +1146 3,74
- Nợ ngắn hạn 19.533 65,9 22.135 72,2 24.367 76,6 +2.602 13,3 +2.232 10,1
- Nợ dài hạn 10.091 34,1 8.158 27,8 7.432 23,4 -1.933 19,2 -726 8,9

Chia theo tính chất
Vốn cố định 24.981 74 25.201 72 25.769 71,4 +220 0,9 +568 2,3
Vốn lưu động 8.943 26 9.752 38 10.330 28,6 +809 9,1 +578 6,03
( Nguồn: phòng kế toán- tài chính của công ty may I Hải Dương)
Qua số liệu tính ở bảng 3 ta thấy tổng vốn của Công ty tăng dần qua các
năm. Cụ thể năm 2010 tổng vốn tăng 1029 triệu đồng tương ứng tỷ trọng tăng
3% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1146 triệu đồng tương với tỷ trọng tăng
3,3% so với năm 2010. Như vậy công ty không ngừng tăng nguồn vốn để mở
rộng sản xuất.
Xét về cơ cấu có thể thấy: Đây là một doanh nghiệp sản xuất nên phần
vốn cố định chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Và tăng
dần qua mỗi năm. Năm 2009 vốn cố định chiếm tỷ lệ 74% so với tổng nguồn
vốn. Năm 2010 là 72%, năm 2011 là 71%. Năm 2010, vốn cố định là 25.201
triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 220 triệu đồng (tỷ trọng là 0,9%).
Năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 568 triệu đồng tương ứng tỷ trọng
tăng 2,3% về vốn cố định. Điều này cho thấy công ty không ngừng đưa ra
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
13
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
chính sách đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, đầu tư dài hạn.
Cùng với tốc độ tăng của vốn cố định, vốn lưu động cũng tăng dần qua
các năm. Năm 2010 vốn lưu động của công ty là 9.752 triệu đồng tăng so
với năm 2009 là 809 triệu đồng, tương đương chiếm tỷ lệ 9,1%. Sang năm
2011, vốn lưu động tiếp tục tăng so với năm 2010 là 6,03%. Vốn lưu động
tăng đáng kể như thế cho thấy công ty đang tiếp tục mở rộng thêm quy mô
sản xuất.
Xét theo cơ cấu nguồn vốn: vốn của công ty hình thành từ 2 nguồn: vốn
chủ sở hữu và nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn). Qua bảng số liệu ta thấy nguồn
nợ chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 là 30.652 triệu đồng
(87,7% tổng vốn năm 2010) cao hơn năm 2009 là 1.029 triệu đồng tương

tương tỷ trọng là 3,5%. Năm 2011 tiếp tục tăng hơn so với năm 2010 chiếm tỷ
trọng là 3,74% tương tương 1.146 triệu đồng. Đồng thời chiếm 88% tổng vốn
năm 2011. Điều này cho thấy, công ty phải tiến hành trích lợi nhuận hàng
năm ra để tiến hành trả lãi. Vì vậy, việc cần thiết là làm sao giảm tỷ trọng của
nguồn vốn vay lại là tốt nhất. Điều này thể hiện sự tử chủ về tài chính của
công ty còn chưa cao và do vậy làm cho rủi ro về tài chính của doanh nghiệp
có xu hướng tăng lên. Đồng thời vệc phải trả một khoản lãi vay lớn sẽ gay rất
nhiều khó khăn trong công ty, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong tổng số nợ phải trả, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng dần qua
các năm. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2009, nợ ngắn hạn
chiếm 65,9% trong tổng nợ. Năm 2010 tăng thêm so với năm 2009 là 13,3%
và chiếm 72,2% trong tổng nợ. Năm 2011 nợ ngăn hạn chiếm 76,6% trong
tổng nợ. Như vậy có thể kết luận tình hình vốn vay của doanh nghiệp chưa
tích cực và chắc chắn có tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
Đối ngược lại với phần vốn vay đó là nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
14
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
này chiếm một tỷ lệ quá nhỏ còn tương đối thấp. Trong khi nguồn vốn vay
không ngường tăng trong từng năm thì nguồn vốn chủ sở hữu không hề tăng.
Nên tỷ lệ của nguồn vốn nay liên tục giảm. Trong năm 2009 chiếm tỷ lệ là
12,7% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2010 thì đã giảm xuống 12,3% trong
tổng nguồn vốn. Năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 12% trong tổng nguồn
vốn. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần nhiều cách cải tiến trong hoạt
động của mình nhằm đẩy mạnh tỷ trọng đóng góp của phần vốn này lên. Đến
khi đó công ty mới thực sự làm chủ được mọi hoạt động tài chính của mình,
không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Điều này giúp công ty hoạt động
sản xuất có hiệu quả lớn hơn, doanh thu và lợi nhuận cao hơn.

Qua phân tích, ta thấy nguồn vốn của công ty quá 3 năm đều tăng lên, đặc
biệt là nguồn vốn vay tăng rất cao, điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài
chính của công ty càng ngày càng kém. Công ty cần có những chính sách
hiệu quả hơn để quản lý các khoản phải thu tránh tình trạng bị chiếm dụng
vốn, các khoản phải trả tránh tình trạng nợ quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong
việc trả nợ. Bên cạnh đó cần có chính sách để quản lý vốn bằng tiền tốt hơn,
để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời của công ty tốt hơn trong những thời
điểm cần thiết. Mặt khác cũng cần có những biện pháp quản lý vốn cố định
như tài sản cố định, đầu tư trang thiết bị máy móc nhằm phục vụ tốt hơn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4. Đặc điểm máy móc thiết bị.
Bảng 4: Đặc điểm máy móc thiết bị công ty may I Hải Dương
Loại máy Số lượng Công suất
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
15
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
(sản phẩm/ ngày)
Máy may các loại 190 85
Máy vắt sổ 65 70
Máy ép cổ 20 70
Máy là các loại 15 75
Máy cắt các loại 15 85
Máy thuê in 45 75
Máy dập khuyết 61 75
Máy dập cúc 30 60
Máy đốt oze 10 50
Máy ép mex 10 50
( Nguồn: phòng kĩ thuât- vật tư công ty cổ phần may I Hải Dương)
Do cổ phần từ Doanh nghiệp Nhà nước, nên máy móc thiết bị cũ kỹ và lạc hậu.
Sau khi cổ phần, thiết bị máy móc đã được Công ty nâng cấp và sửa chữa nhà

xưởng. Tuy nhiên với số vốn điều lệ 4.3 tỷ đồng, việc chú động đầu tư vào máy móc
thiết bị hiện đại ở Công ty là một điều rất khó khăn. Nguồn vốn đầu tư những máy
móc thiết bị chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng với lãi xuất sao. Vì vậy việc đầu
tư nâng cấp trình độ công nghệ còn rất nhiều hạn chế.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là gia công nên với
công suất máy móc hiện tại là tương đối ổn định. Tuy nhiên, có một số máy
như: máy dập cúc, máy ép mex, máy đốt oze do thời gian sử dụng đã khá lâu
mà chưa được thay mới nên một số không được vận hành, công suất làm việc
không hiệu quả.
5. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khách hàng.
5.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Công ty cổ phân May I Hải Dương là công ty sản xuất kinh doanh các
mặt hàng may mặc. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là gia công hàng
may mặc cho nước ngoài. Ngoài ra công ty còn gia công các sản phẩm trong
thị trường trong nước. Cơ cấu sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
16
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
phong phú. Ngoài các mặt hàng truyền thống của công ty như áo lông vũ, áo
Jacket, quần áo 2 lớp, thì công ty còn sản xuất quần áo trẻ em, váy bầu, quần
áo thể thao, đồng phục học sinh… Tuy nhiên mặt hàng áo Jacket và áo quần
áo 2 lớp chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm gia công của công ty. Bên
cạnh đó công ty còn chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh phụ nhằm tăng
doanh thu như ký kết hợp đồng bán áo và đồng phục cho học sinh, đồng phục
cho cơ quan.
5.2. Tình hình tiêu thụ của công ty.
Bảng 5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng chính.
(Đơn vị: Chiếc)
Sản phẩm
Năm

2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
Số lượng %
Số
lượng
%
Áo lông vũ 26.060 29.870 27.605 3.810 14,6 -2.265 -7,6
Váy (Đầm) 27.370 31.258 28.453 3.888 14,2 -2.805 -9,0
Áo Jacket 2 lớp 34.056 34.795 33.218 739 2,2 -1.577 -4.5
Quần áo trẻ em 27.770 33.070 33.006 5.300 19,1 -64 -0,2
Áo Vest nữ 29.840 31.952 29.541 2.112 7.1 -2.411 -7,5
Bộ đồ nữ 28.550 29.450 31.247 900 3,2 1.797 6,1
Quần 2 lớp 32.361 34.975 33.580 2.614 8.1 -1.395 -4.0
Tổng 206.007 225.370 216.650 19.363 9,4 -8.720 -3,9
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty Cổ phẩn May I Hải Dương)
Công ty cổ phần May I Hải Dương xác định chuyên môn hóa được coi là
phương hướng chủ đạo phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, bên cạnh
kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, công ty đã sản xuất những mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu sau:
Áo lông vũ: Đây là mặt hàng truyền thống của công ty. Năm 2010 số
lượng áo lông vũ tiêu thụ là 29.870 chiếc tăng hơn so với năm 2009 là 3.810
chiếc tương ứng chiếm tỷ trọng so với năm 2009 là 14.6%. Điều này cho thấy
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N

17
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
công ty luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý và
tay nghề của công ty để sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên năm 2011 giảm nhẹ
so với năm 2010 là 7,6%.
Váy (Đầm): Ngoài hai bạn hàng truyền thống là Đài Loan thì sản phẩm
váy (đầm) cũng được xuất khẩu sang một số nước Đông Âu. Số lượng gia
công năm 2010 tăng 14,2% so với năm 2009; năm 2011 giảm so với năm
2010 là 2.265 chiếc (9%).
Áo Jacket: Đây là một trong hai mặt hàng gia công chiếm số lượng lớn và
cũng ổn định của công ty. Số lượng sản phẩm mặt hàng áo jacket của năm
2009 đạt 33.406 chiếc. Năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 2.2%. Tuy
nhiên năm 2011 sản phẩm giảm nhẹ so với năm 2010 là 4,5%.
Quần áo trẻ em: Là sản phẩm mới của công ty từ năm 2009. Do là công ty
có uy tín trong sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nên năm 2009 số lượng
hàng quần sao trẻ em nhận gia công khá lớn (27.770 chiếc). Năm 2010 tăng
5.300 chiếc so với năm 2009. Năm 2011 vẫn giữ được số lượng tương đương
năm 2010.
Áo Vest nữ: Cũng là một mặt hàng truyền thống chủ yếu xuất khẩu cho
các nước châu Âu. Năm 2010 số lượng áo vest sản xuất tăng hơn 2.2112 chiếc
so với năm 2009, tuy nhiên sang năm 2011 giảm 2.411 chiếc so với năm
1010.
Bộ đồ nữ: Đây là sản phẩm do nỗ lực tìm kiếm thâm nhập vào thị trường
Hoa Kì của công ty, số lượng sản xuất cũng rất đáng kể. Năm 2010 tăng hơn
so với năm 2009 là 900 chiếc chiếm tỷ trọng 3,2%. Tiếp tục sang năm 2011
tăng thêm 1.797 chiếc so với năm 2010 (6,1%). Điều nay cho ta thấy, công ty
đã thành công nhất định trong thị trường xuất khẩu may mặc sang Mỹ, một thị
trường rất khó tính.
Quần áo 2 lớp: Cùng với áo lông vũ, quần áo 2 lớp luôn nằm trong đơn
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N

18
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
đặt hàng từ bạn hàng Đài Loan, cho thấy công ty giữ được lòng tin từ các đối
tác của mình, đây là điều quan trọng khi nhận các hợp đồng gia công. Và đây
cũng là một trong hai mặt hàng chiến số lượng lớn trong tổng số lượng sản
xuất của công ty. Năm 2010 số lượng sản xuất của mặt hàng này là 32.361
chiếc, nhiều hơn năm 2009 là 2.614 chiếc. Năm 2011 giảm so với năm 2010
là 1.295 chiếc.
So sánh năm 2010/2009, tổng sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên, là
do tất cả các sản lượng mặt hang tiêu thụ tăng lên. Trong đó, sản phẩm quần
áo trẻ em tăng mạnh thêm 19,1% so với năm 2009, tiếp theo là áo lông vũ
tăng thêm 14,6%. Sang năm 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn
cầu, tổng sản lượng năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010 là 3,9%.
5.3. Thị trường tiêu thụ và khác hàng.
Mặt hàng chính của Công ty là các sản phẩm may mặc bao gồm: áo jacket
2 lớp, áo Vest nữ, áo lông vũ, bộ đồ nữ, quần áo trẻ em, váy( đầm) xuất khẩu.
Cùng các bạn hàng truyền thống, công ty đã không ngừng tìm kiếm các đối
tác mới để mở rộng thị trường. Công ty thường xuyên duy trì mối liên hệ,
cộng tác làm ăn với các hãng như: Orange ( Hoa Kì), Youngshin (Hàn Quốc),
Funcaster (Đài Loan).
Khách hàng chính Mặt hàng
Orange ( Hoa Kì) Bộ đồ nữ
Jeannes( Đài Loan) Váy, quần áo trẻ em
Young Shin( Hàn Quốc) Áo Jacket 2 lớp
Funcaster ( Đài Loan) Áo lông vũ, Quần 2 lớp
Flunea ( Tây Ban Nha) Áo Vest nữ, Váy ( Đầm)
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty Cổ phần May I Hải Dương)
II. Phân tích và đánh giá hiệu quả SXKD.
1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N

19
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
1.1. Sử dụng vốn cố định.
Vốn cố đinh là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động
SXKD của doanh nghiệp. Sự phát triển và hoàn thiện VCĐ có ý nghĩa rất lớn,
và là điều kiện tăng lên không ngừng của năng suất lao động, cũng như khối
lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng
vốn cố định ta thường sử dụng những chỉ tiêu sau:
Bảng 6: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh 10/09 So sánh 11/10
Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu thuần Trđ 38.554 44.090 41.446 +5.536 14,4 -2.644 5,8
2. Lợi nhuận Trđ 1.496 1.890 1.670 +394 35,4 -220 11,6
3. Vốn cố định bình
quân
Trđ 24.981 25.201 25.769 +220 0,9 +595 2,3
4. Hiệu suất sử dụng
VCĐ bq (1/3)
Đồng 1,54 1,75 1.61 +0,21 13,9 -0,14 8
5. Sức sinh lời của
VCĐ bq(2/3)

Đồng 0,06 0,075 0,065 +0,015 25 -0,01 13,3
6. Hệ quả đảm nhiệm
vốn cố định (3/2)
Đồng 0,65 0,57 0,62 -0,08 12,3 +0,05 8,7
( Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)
Hiệu suất vốn cố định: là chỉ tiêu phản ánh trong sản xuất kinh doanh
bình quân một đon vị VCĐ sẽ tạo ra boa nhiêu đơn vị doanh thu. Qua 3 năm
hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty có sự biến động theo chiều tăng giảm.
Năm 2009, hiệu suất sử dụng VCĐ là 1,54 lần. Sang năm 2010 tăng so với
năm 2009 là 0,21 lần tăng thêm 13,9%. Sang năm 2011 giảm nhẹ tương
đương với 8%.
Với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2009 là 1,54 lần và giá trị VCĐ
binh quân năm 2010 là 25.201 triệu đồng thì doanh thu đạt được là:
1,54 x 25.201= 38809,54 triệu đồng
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
20
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Trong thực tế năm 2010 doanh thu công ty đạt được là 44.090 triệu
đồng, như vậy việc tăng hiệu quả sản xuất sử dụng VCĐ đã làm tăng doanh
thu của công ty một lượng là :
44.090 -38.809,54 = - 5.280,46 triệu đồng.
Hiệu suất năm 2010 đạt được là 1,75 và giá trị VCĐ bình quân năm 2011
là 25.769 triệu đồng thì doanh thu đạt được là:
1,75 x 25.769 = 45.095,75 triệu đồng
Tuy nhiên, doanh thu thực tế của công ty năm 2011 đạt được là 41.446
triệu đồng, như vậy sự giảm sút của hiệu quả sử dụng VCĐ đã làm giảm
doanh thu của công ty một lượng là:
45. 090,75 – 41.446 = 3.649,75 triệu đồng
Để đạt được mức doanh thu như năm 2011, với hiệu suất sử dụng VCĐ năm
2008 thì, công ty cần sử dụng lượng VCĐ là:

41.446 : 1,75 = 23.683,43 triệu đồng
Như vậy trong thực tế công ty đã sử dụng 25.769 triệu đồng VCĐ, vậy công
ty đã lãng phí một lượng VCĐ là :
25.769 -23.683,43 = 2.085,57 triệu đồng
Như vậy, hiệu quả sử dụng VCĐ của năm 2011 so với 2010 giảm 8% đã
làm giảm doanh thu của công ty. Như vậy, công ty đã sử dụng VCĐ chưa
hiệu quả. Để thấy rõ hơn sự biến động của hiệu suất sử dụng VCĐ của công
ty, ta phân tích chỉ tiêu này trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng như
doanh thu, VCĐ theo phương pháp liên hoàn. Sự biến động được thể hiện ở
bảng 7:
Bảng 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn cố định
Phạm vi so sánh
Biến động hiệu suất
sử dụng VCĐ
Ảnh hưởng của các nhân tố
+/- vòng %
Doanh thu VCĐ
+/- vòng % +/- vòng %
Năm 2010/2009 +0,21 13,9 +0,23 14,9 -0,02 1,3
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
21
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Năm 2011/2010 -0,14 8 -0,1 5,7 -0,05 2,8
Năm 2010 so với năm 2009: Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty tăng
0,21 lần, tương ứng tăng 13,9% do ảnh hưởng của hai nhân tố: nhờ tổng
doanh thu năm 2010 tăng 14,4%, hay tăng 5.536 triệu đồng so với năm 2009,
đã làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 0,23 lần tương đương 14,9%. Do
VCĐ năm 2010 so với năm 2009 tăng 220 triệu đồng tương ứng tăng 0,9%
làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 0,02 lần tương ứng 1,3%. Như vậy,
tổng doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009, tăng nhanh hơn tốc độ tăng

của VCĐ làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty tăng.
Năm 2011 so với năm 2010: hiệu suât sử dụng VCĐ của công ty giảm
nhẹ, giảm 0,14 lần tương ứng với 8% là do ảnh hưởng của các nhân tố:
Nhờ VCĐ tăng 595 triệu đồng tương đương tăng 2,3% so với năm 2010,
làm cho hiệu quả sử dụng VCĐ giảm 0,05 lần tương ứng với 2,8%. Do doanh
thu năm 2011 giảm so với năm 2010 là 2.644 triệu đồng, tương ứng 5,8% làm
cho hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty giảm 0,1 lần, tương ứng 5,8%. Hay
nói cách khác, hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2011 giảm so với năm 2010 là do
tốc độ tăng của VCĐ bình quân tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng
của doanh thu. Trong khi doanh thu năm 2011 lại giảm nhẹ.
Mức sinh lời VCĐ: là chỉ tiêu phản ánh khi đầu tư vào sản xuất kinh
doanh thì một đơn vị VCĐ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Năm 2009 ,
cứ một đồng VCĐ mang lại 0,06 đồng lợi nhuận, năm 2010 mang lại 0,075
đồng lợi nhuận, so với năm 2009 tăng 0,015 đồng tương ứng tăng 25%. Năm
2011 mức doanh lợi VCĐ lại có xu hướng giảm nhẹ, giảm về mặt tuyệt đối là
0,01 đồng, tương ứng giảm 13,3% so với năm 2010.
Chỉ tiêu mức đảm nhiệm VCĐ: phản ánh để tạo ra được một đồng
doanh thu thì cần sử dụng bao nhiêu đồng VCĐ. Qua bảng phân tích ta thấy
năm 2009, mức đảm nhiệm VCĐ là 0,65 lần, như vậy để tạo ra một đồng
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
22
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
doanh thu thì công ty càn phải đầu tư 0,65 đồng VCĐ. Năm 2010, chỉ tiêu
này giảm còn 0,57 đồng, để đạt được 1 đồng doanh thu thì cần 0,57 đồng
VCĐ như vậy công ty đã tiếp kiệm được 0,08 đồng VCĐ. Năm 2011, chỉ tiêu
này tăng so với năm 2010, tăng lên 0,62 lần, tức là để tạo ra 1đồng doanh thu
công ty cần 0,62 đồng VCĐ. Công ty đã lãng phí mất 0,05 đồng so với năm
2010, nhưng so với năm 2009 công ty đã tiếp kiệm được 0,03 đồng VCĐ.
Vậy qua 3 năm, mức đảm nhiệm VCĐ của công ty giảm mạnh, rồi tăng nhẹ.
Điều này cho thấy, mặc dù công ty luôn cố gắng trong việc tiết kiệm VCĐ

nhưng vẫn xảy ra tình trạng lãng phí nguồn VCĐ. Công ty đã chưa sử duVCĐ
một cách hiệu quả.
Vốn cố định là một yếu tố đầu vào của quá trình SXKD nên nó ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. Vì vậy, việc nâng cao
hiệu quả sử dụng VCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu
quả SXKD. Qua phân tích ta thấy công ty chưa sử dụng VCĐ một cách có
hiệu quả. Trong thời gian tới, công ty cần chuấn chỉnh xem xét lại công tác
quản lý và sử dụng VCĐ để làm sao nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.
1.2. Sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động là số vốn cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các
tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi
doanh gnhiệp cần phải xác định nhu cầu VLĐ sao cho phù hợp với tính chất
và quy mô sản xuất của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu
sau: (bảng 8)
Bảng 8: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
23
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
So sánh 10/09
So sánh
11/10
Giá
trị
%
Giá
trị
%
1. Doanh thu thuần Trđ 38.554 44.090 41.446 +5.536 14.4 -2.644 5,8
2. Lợi nhuận Trđ 1.496 1.890 1.670 +394 35,4 -220 11,6
3. Vốn lưu động bình quân Trđ 8.943 9.752 10.330 +809 9,1 +578 6,03
4.Số vòng quay của VLĐ bq (1/3) Vòng 4.31 4,52 4,01 +0,21 4,9 -0,51 11,3
5. Sức sinh lợi của VLĐ bq
(2/3)
Đồng 0,17 0,19 0,16 +0,02 11,8 -0,03 15,8
6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
(3/2)
Đồng 0,23 0,22 0,25 -0,01 4,4 +0,03 13,6
Sức quay vòng VLĐ: chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh
hay chậm trong một chu kỳ kinh doanh. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển sẽ góp
phần giải quyết về vốn cho công ty. Nhìn vào bảng ta thấy chỉ tiêu này có xu
hướng tăng giảm không đều. Năm 2009 VLĐ quy được 4,31 vòng, năm 2010
quay được 4,52 vòng, tăng 4,9% so với năm 2009. Sang năm 2011 thì chỉ tiêu
này lại giảm xuống còn 4,01 vòng, giảm so với năm 2010 là 11,3% và giảm đi
so với năm 2009 là 7%. Sự giảm đi này cho thấy tình trạng VLĐ luân chuyển
đang chậm đi, việc sử dụng VLĐ của công ty chưa đạt hiệu quả.
Để thấy rõ được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, chúng
ta cần xem xét các chỉ tiêu sau:

- Số vòng luân chuyển năm 2010 là: 4,52 vòng
- Số ngày luân chuyển năm 2010 là : 360/ 4,52= 79,65 ngày
- Số vòng luân chuyển năm 2011 là 4,01 vòng
- Số ngày luân chuyển năm 2011 là : 360/4,01= 89,78 ngày
- Chênh lệch số vòng luân chuyển: Δv = 4,01-4,52= -0,51vòng
- Chênh lệch số ngày luân chuyển: ΔNIc= 89,78- 79,65= + 10,13 ngày
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
24
Trường ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Số vòng bị lãng phí: (41.446/360) * (+10,3) =1.185,82 triệu đồng
- Ảnh hưởng của doanh thu tới vòng luân chuyển:
ΔD= (41.446/9.752) – 4,52 = -0,26 vòng
- Ảnh hưởng số dư vốn bình quân lưu động: Δs= 4,01- (41.446/9.725) =
-0,25 vòng
Qua phân tích trên ta thấy công ty quản lý vốn chưa hợp lý, chưa hiệu
quả. Do vậy tốc độ luân chuyển vốn năm 2011 chậm hơn tốc độ luân chuyển
vốn năm 2010, với kết quả cụ thể là số vòng luân chuyển giảm 0,51 vòng, do
vậy mối vòng luân chuyển vốn đã phải kéo dài thêm 10,13 ngày và từ đó số
vốn bị lãng phí tương đối là 1.185,82 triệu đồng. Dựa vào ảnh hưởng của từng
nhân tố, ta thấy nhân tố chủ yếu làm giảm tốc độ luân chuyển vốn là tốc độ
tăng doanh thu tăng chậm hơn tốc độ vốn lưu động.
Chỉ tiêu mức doanh lợi VLĐ: Năm 2009, mức doanh lợi VLĐ đạt 0,17
lần, nghĩa là khi đầi tư một đồng VLĐ sẽ thu được 0,17 đồng lợi nhuận. Sang
năm 2010, mức doanh lợi VLĐ của công ty tăng so với năm 2009, tăng 0,02
lần hay tăng 11,8%. Năm 2011 thì mức VLĐ của công ty giảm so với năm
2010 là 0,03 lần tương ứng 15,8% và đạt 0,16 lần, nghĩa là công ty đầu tư một
đồng VLĐ sẽ tạo ra 1,16 đồng lợi nhuận. Và giảm so với năm 2009 là 0,01
lần.
Chỉ tiêu đảm nhiệm VLĐ: Cho biết mỗi đơn vị doanh thu tạo ra cấn sử
dụng bao nhiêu đơn vị VLĐ. Mức đảm nhiệm VLĐ của công ty biến động

qua các năm. Năm 2010, mức đảm nhiệm VLĐ của công ty là 0,22 lần giảm
nhẹ so với năm 2009 là 0,01 tương ứng 4,4%, điều này đồng nghĩa với việc để
đạt được 1 đồng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 công ty tiết kiệm được
0,01 đồng VLĐ để tạo ra một đồng doanh thu. Sang năm 2011, để tạo ra một
đồng doanh thu công ty phải sử dụng tới 0,25 đồng VLĐ, tức là công ty đã
lãng phí 0,03 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu. Điều này cho thấy công
Ngô Thị Hoài MSV: 08A06853N
25

×