Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Câu hỏi thực tế môn Tiền tệ ngân hàng kỳ 1 năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.82 KB, 5 trang )

1
Câu hỏi thực tế môn Tiền tệ ngân hàng kỳ 1 năm 2013
3. Phân tích diễn biến lãi suất thị trường ở VN từ đầu năm đến nay và dự báo
cho 6 tháng tiếp theo.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, NHNN đã 2 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều
hành theo các Quyết định số 643/QĐ-NHNN (ngày 25/3/2013) và Quyết định số
1073/QĐ-NHNN (ngày 10/5/2013). Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh
giảm từ mức 8%/năm xuống còn 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm xuống
còn 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và
cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân
hàng từ 9%/năm xuống còn 8%/năm, lãi suất trên thị trường mở cũng được điều
chỉnh giảm liên tục. Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng theo sát với
lãi suất chỉ đạo của NHNN và giảm mạnh. Qua đó cho thấy, tính thanh khoản của
các TCTD ngày càng ổn định, vai trò của NHNN trong dẫn dắt thị trường ngày
càng thể hiện rõ rệt. Ngay từ quý I/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số
08/2013/TT-NHNN giảm 0,5% trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 tháng đến
dưới 12 tháng (8%/năm xuống 7,5%/năm), lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở
lên sẽ do các TCTD tự ấn định trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường. Bên cạnh
việc giảm trần lãi suất huy động, trong 6 tháng đầu năm 2013, NHNN đã 2 lần điều
chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa với một số lĩnh vực ưu tiên thông qua
việc ban hành các Thông tư số 09/2013/ TT-NHNN ngày 25/3/2013 và Thông tư
số 10/2013/ TT-NHNN ngày 10/5/2013. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, với việc thực
hiện chủ động, linh hoạt quy định trần lãi suất huy động bằng VND từ năm 2011
tới nay, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, giảm khoảng 7-10%/năm so với
thời điểm giữa năm 2011. Hiện nay, lãi suất huy động của các TCTD phổ biến:
không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng ở mức 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến
dưới 6 tháng ở mức 5-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 6,5-
2
7,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,5-9%/năm, phù hợp với kỳ vọng
lạm phát đến cuối năm 2013 và cả năm 2014.
Việc lãi suất giảm lãi suất huy động tạo điều kiện cho các TCTD giảm mạnh lãi


suất cho vay để chia sẻ khó khăn đối với các DN. Đến nay mặt bằng lãi suất cho
vay giảm khoảng 9-12%/năm so với thời điểm giữa năm 2011 và đã trở về mức lãi
suất của giai đoạn 2005-2006, thấp hơn năm 2007. Hiện lãi suất cho vay đối với
các lĩnh vực ưu tiên hiện ở mức 7-9%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9-
11%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ từ 6,5-7%/năm.
“Mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh nhưng người dân vẫn yên tâm gửi tiền vào
các TCTD với kỳ hạn dài hơn cho thấy gửi tiền vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu
quả nhất hiện nay so với các kênh đầu tư khác trong điều kiện lạm phát hiện nay và
mục tiêu ổn định tỷ giá (đến giữa tháng 9/2013, tiền gửi VND của dân cư tăng
13,78% so với cuối năm 2012). Đây là một thành công về điều hành CSTT thời
gian qua”, bà Hồng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo Vụ CSTT, mặc dù NHNN đã bỏ quy định trần lãi suất kỳ hạn từ
6 tháng trở lên nhưng tính trật tự, kỷ luật trên thị trường vẫn được duy trì, không có
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất giữa các TCTD với nhau nhằm
chèo kéo khách hàng, người gửi tiền gửi tiền với kỳ hạn dài hơn, không rút tiền từ
TCTD này gửi sang TCTD khác để hưởng chênh lệch lãi suất.
Hiệu quả rõ rệt nhất là đường cong lãi suất đã hình thành thể hiện việc phân bổ
nguồn vốn trong nền kinh tế hợp lý hơn, các TCTD có thể huy động được nguồn
vốn dài hạn và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
Dự báo : Sẽ tiếp diễn tình trạng như năm 2013, tức chênh lệch lãi suất cho vay giữa
các đối tượng tiếp tục tồn tại và sẽ ở mức lớn. Tùy từng khách hàng, NH có thể
3
duy trì lãi suất cho vay trong khoảng 8-15%/năm. Đây là thực tế trong thời gian
qua và sẽ tiếp diễn trong năm tới. Theo đó, lãi suất cho vay bình quân trong năm
2014 sẽ không tăng hoặc giảm.
2. Phân tích biến động chỉ số giá tiêu dùng từ đầu năm đến nay và dự báo cho
6 tháng tiếp theo.
- Từ tháng 1 đến tháng 7/ 2013. Chỉ số CPI cao nhất trong 2 tháng đầu năm
( 1,25%, 1,32%) sau đó giảm từ tháng 3 với mức âm 0,19%, tiếp tục âm trong
tháng 5 là – 0,06%, sau đó có xu hướng tăng nhẹ vào các tháng 6,7.

Nguyên nhân: Chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm cao vì đây là những tháng
trong tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên, nhất là nhóm hàng lương thực,
thực phẩm phục vụ Tết.
Những tháng tiếp theo, CPI tăng thấp, thậm chí âm trong các tháng 3 và 5 là bởi vì
Thứ nhất, giá thế giới suy giảm. Theo số liệu của Tổng cụ Thống kê, CPI nhập
khẩu 6 tháng đầu năm 2013 giảm 2,56%, CPI xuất khẩu giảm 4,81% so với cùng
kỳ năm 2012.
Thứ hai, tuy cung - cầu hàng hóa, dịch vụ cân đối, không xảy ra tình trạng thiếu
hàng, sốt giá kể cả trong các dịp Lễ, Tết nhưng do nền kinh tế phải điều chỉnh
thích ứng với các giải pháp kiềm chế lạm phát, đối mặt với tình hình kinh tế suy
giảm nên sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa khó tiêu thụ; tồn
kho ở mức cao, kéo dài; nợ xấu chậm được xử lý tạo thành những “điểm nghẽn”
của tăng trưởng và kiềm chế giá không tăng cao
4
Thứ ba, tổng cầu của nền kinh tế suy giảm, sức mua xã hội đạt thấp: Vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội chỉ bằng 29,6% GDP; Tăng trưởng tín dụng khoảng 3,8% -
4%; tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 7,1% so với cuối năm 2012; Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước,
nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 4,9% thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,7% của
cùng kỳ năm 2012.
Thứ tư, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định, tỷ giá cơ bản được bình
ổn (chỉ tăng nhẹ 0,84%), dự trữ ngoại hối tăng cao (khoảng 12 tuần nhập khẩu),
mặt bằng lãi suất vận động trong xu thế giảm thấp dần.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ chi
tiêu từ ngân sách Nhà nước, bảo đảm đúng chế độ quy định, đúng mục đích, đúng
đối tượng và hiệu quả.
Từ tháng 8 đến nay: CPI tăng trở lại, cao nhất vào tháng 9 với 1,06% sau đó giảm
trong tháng 10 và 11 (0,49%, 0,34%).
Nguyên nhân : CPI các tháng 8,9 tăng cao chủ yếu là do chi phí giáo dục bị đẩy lên
cao khi tháng 9 là mùa tựu trường giáo dục tăng 10,66%. Chi phí cho dịch vụ y tế

cũng tăng lên trong giai đoạn này. Một quyết định hành chính khác ảnh hưởng
không nhỏ đến chỉ số giá tháng này là việc quyết định áp dụng mức lương cơ bản
mới tính vào bảo hiểm y tế bắt đầu từ ngày 1/9/2013. Đây là nguyên nhân chính
khiến nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,33% so với tháng trước. Trong 2
tháng 10 và 11 CPI tăng lên nhưng ko nhiều chủ yếu là do giá cả hàng hóa lương
thực, thực phẩm tăng do bão lũ ở miền Trung, giá điện được điều chỉnh tăng…CPI
tăng ko nhiều lại do nguyên nhân nguồn cung hàng hóa vẫn được đảm bảo. Giá
một số hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, gas có xu hướng ổn định hoặc giảm.
5
Tỷ giá cơ bản ổn định, lãi suất được điều chỉnh giảm dần đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, người dân vẫn tiếp tục có xu
hướng thắt chặt chi tiêu khi thu nhập không tăng, khiến lực cầu không lớn.
Dự báo năm 2014, tính đến khả năng hưởng lợi bởi các yếu tố đầu vào thế giới như
giá dầu sẽ mức cân bằng dài hạn (khoảng 90 USD/thùng, cung mở rộng trong khi
cầu hạn chế), giá lương thực tiếp tục xu hướng giảm trong điều kiện thời tiết thuận
lợi, giá năng lượng giảm 0,8-1%, giá hàng hóa phi năng lượng giảm 0,3%-0,9%
(dự báo của WB), mặt bằng giá cả trong nước năm 2014 sẽ chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố sau: (1) Sức ép đối với mặt bằng giá cả do tăng tổng phương tiện thanh toán
và sự cải thiện của tổng cầu; (2) Khả năng điều chỉnh các mặt hàng do nhà nước
quản lý như điện, than, dịch vụ công theo lộ trình đưa các giá mặt hàng này theo
thị trường.
Tuy nhiên, theo định hướng chính sách ưu tiên mục tiêu ổn định vĩ mô giai đoạn
2013-2015, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp chủ động, linh hoạt trong
điều tiết cung tiền, tỷ giá, lãi suất, cùng với đó, các chương trình bình ổn giá cả,
cân bằng cung cầu hàng hóa sẽ là những yếu tố góp phần giảm kỳ vọng lạm phát.
Trên cơ sở CPI năm 2013 được kiềm chế tốt ở mức 6,0-6,3%, lạm phát năm 2014
cũng sẽ dao động ở mức ~ 7,0%, theo mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ

×