Câu 1. Mối quan hệ giữa Trạng thái – Áp lực – Đáp ứng là mối quan hệ đơn hay đa
chiều? Vì sao? Ý nghĩa của hiểu biết vấn đề này? Phân biệt khái niệm
thông số với tiêu chuẩn và giá trị nền của môi trường.
Trạng thái hoặc tình trạng môi trường của một khu vực hoặc quốc gia chính là trạng
thái chủ yếu của môi trường trên hai phương diện: tình trạng vật lý – sinh học và tình
trạng kinh tế - xã hội.
Áp lực của tự nhiên và con người lên trạng thái môi trường chính là các vận động,
hoạt động sản xuất phát triển, vì vậy, nó làm thay đổi trạng thái cũ. Trong hoạt động sản
xuất và đời sống, con người không ngừng sử dụng các nguyên liệu, năng lượng và thông
tin từ môi trường, cải biến môi trường để tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất với nhu
cầu tồn tại của mình, cũng như đưa vào môi trường những chất thải với các tính chất mới.
Kết quả là con người đã làm thay đổi
Đáp ứng với áp lực đó chính là những thay đổi trong môi trường (hiệu ứng nhà kính,
tỷ lệ người chết tăng do nhiễm độc môi trường) và đáp ứng chủ động của con người (xử
lý thải, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng tiết kiệm nước và năng lượng, thay đổi thể chế
và luật, đáp ứng cá thể trong cộng đồng…)
1. Thông số môi trường
Thông số môi trường là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học cụ thể đặc trưng
cho môi trường có khả năng phản ánh tính chất của môi trường ở trạng thái nghiên cứu.
Ví dụ: pH, độ dẫn điện, độ mặn, tỷ trọng, % hữu cơ phân bố kim loại nặng … (Cu,
Pb, Cd, Zn…) hàm lượng dinh dưỡng N, P, K…, độ dày lớp phủ tàn dư hữu cơ, khả năng
trữ nước, % cấp hạt, độ chặt, đá mẹ, nền kết cấu công trình, loại và hạng đất.
2. Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường chính là sự chuẩn hóa các thông số môi trường tại một giá trị
(hoặc một khoảng giá trị) nào đó.
Ví dụ: Tiểu chuẩn Việt Nam về đất nông nghiệp: Cd là 2 mg/kg; Zn là 80 mg/kg
3. Giá trị nền
Giá trị nền (của môi trường) với một đại lượng nào đó (VD: Cd) là giá trị nguyên thủy
của nó trong môi trường đang xem xét.
Câu 2. Phân tích khái niệm “Đánh giá”, “Tác động” và định nghĩa “Đánh giá tác
động môi trường” theo luật bảo vệ môi trường 2005.
1.1. Đánh giá
Đánh giá bao gồm công việc thu thập, chỉnh lý số liệu sau đó tiến hành phân tích để
xác định các tác động. Đánh giá ở đây bao hàm nghĩa xem xét, cân nhắc mức độ tác
động. Kết quả của việc đánh giá giúp cho việc quyết định lựa chọn được dự án thích hợp.
1.2. Tác động
- Theo định nghĩa thông thường: Tác động là hiệu ứng, là ảnh hưởng của một vật, một
quá trỉnh này lên vật or quá trình khác.
- Trong ĐTM, tác động được xác định rõ là tác động của dự án lên môi trường. như vậy,
muốn ĐTM thỉ phải trả lời các vấn đề sau:
o Tác động đó là gì? Thuộc loại nào?
o Phạm vi tác động
1
o Time tác động
o Mức độ tác động
o Khả năng tích lũy tác động
o Cơ chế tác động
o Các thành phần môi trường chịu tác động
o Nguồn tác động, khả năng hạn chế tác động
- Ngta còn xem xét cả tác động trực tiếp và gián tiếp của dự án đến môi trường. nếu như
tác động trực tiếp có thể nhận thấy hơn khi nó xảy ra thì việc nhận biết tác động gián tiếp
khó khăn hơn và tốn nhiều time hơn.
- Đánh giá tác động môi trường: ĐTM thực ra là công việc rất mới, nhưng đã thu được
những kết quả to lớn:
o ĐTM là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng đến môi trường XH và cụ thể là
đến sức khỏe con người.
o Từ đó đánh giá đến tác động các thành phẩn môi trường: vật lý, sinh học, KT –
XH nhằm giúp cho việc ra quyết định hợp lý và logic.
o ĐTM còn cố gắng đưa ra biện pháp, nhằm giảm bớt những tác động có hại, kể cả
việc áp dụng các biện pháp thay thế.
-Ví dụ chứng tỏ tính đa dạng của định nghĩa ĐTM: Đánh giá tác động môi trường được
coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập thông tin về ảnh hưởng môi trường của một dự
án từ người chủ dự án và các nguồn khác, được tính đến, trong việc ra quyết định cho dự
án tiến hành hay không (Do E, 1989)
Câu 3. Sự ra đời và phát triển của đánh giá tác động môi trường.
• Một số thuật ngữ
- Kiểm kê hiện trạng môi trường (mô tả toàn diện về môi trường đang tồn tại ở vùng dự
định đặt dự án hoặc vùng có các hoạt động xảy ra)
- Đánh giá tác động MT. - Báo cáo ĐTM
• Các tổ chức quốc tế
- 1972 Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về Môi Trường
- Tổ chức y tế thế giới ban hành các quy định về chất lượng nước uống và không khí
- Tổ chức UNESCO xây dựng chương trình con người và sinh quyển
- 1980 UNEP, UNDP và WB công bố tuyên bố về các chính sách và thủ tục về MT
• Việt Nam: - ĐTM ra đời 1984
- Chính phủ ban hành quyết định về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên về BVMT 1985
- Báo cáo ĐTM đầu tiên ra đời 1985
- 1993 chính phủ ban hành luật BVMT và nghị định 175/CP
- 2005 luật BVMT Việt Nam được sửa đổi
- 2006 NĐ 80/2006/NĐ-CP quy đinh chi tiết hơn về ĐTM và cam kết BVMT
- 2008 chính phủ ban hành NĐ 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi bồ sung một số điều của NĐ
80/2006/NĐ-CP
2
- NĐ 29/2011/NĐ-CP của chính phủ quy đinh về ĐMC, ĐTM, CKBVMT thay thế NĐ
21/2008/NĐ-CP
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của bộ tài nguyên và môi trường quy
đinh chi tiết 1 số điều của NĐ 29/2011/NĐ-CP
Câu 4. Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường.
- ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi
trường của các chính sách, chương trình hoạt động và của các dự án.
- ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của
chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có tiếp
tục thực hiện dự án hay không.
- Đối với các chương trình, chính sách, hoạt dộng, dự án được chấp nhận thực hiện thì
ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có
hại tới môi trường.
- ĐTM đã tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết
định, thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định.
- Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng
thời và tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng, điều đó góp phần lựa
chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
- Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu hướng tự
loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn của
công chúng.
- Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều
kiện nhất định, chẳng hạn như chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc, giám sát, lập báo
cáo, hàng năm phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
- Trong ĐTM phải xem xét đến các khả năng thay thế, chẳng hạn chư công nghệ, địa
điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận
- ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn, trợ
giúp cho tăng trưởng kinh tế.
- Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính
cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa là chấp nhận
phát triển, tăng trưởng kinh tế.
Câu 5. Ý nghĩa của công tác đánh giá tác động môi trường.
- ĐTM là một công cụ quản lý môi trường quan trọng đóng góp tích cực cho sự phát
triển bền vững. Nó không nhằm thủ tiêu, loại trừ hay gây khó dễ cho phát triển kinh tế-xã
hội như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế
và bảo vệ môi trường. Vì vậy nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.
- ĐTM đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó.
- ĐTM tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển, huy
động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội.
- ĐTM giúp kết hợp các công tác bảo vệ môi trường trong thời gian dài.
3
- ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng các dự án và
những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu
quả hơn.
- ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài.
- ĐTM làm cho dự án có hiệu quả hơn về mặt kinh tế xã hội. Các đóng góp của cộng
đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và
hiệu quả đầu tư.
Câu 6. Phân biệt chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát ô nhiễm trong
công tác đánh giá tác động môi trường.
Chi phí trực tiếp
Chi phí này đối với công ty lớn chiếm tỉ lệ nhỏ của tổng kinh phí dự án
Đây là kinh phí dành trực tiếp cho công tác ĐTM, không kể các chi phí dành cho việc
khống chế ô nhiễm. Tuy nhiên phải hết sức tiết kiệm trong việc thực hiện ĐTM. Chi phí
này thường thay đổi trong khoảng 0.1-5% tổng chi phí dự án, phụ thuộc vào:
* Các kiểu dự án, bản chất dự án: những dự án gây tác động lớn đến môi trường
thường phải được đánh giá cẩn thận hơn nên chi phí đánh giá phải cao hơn.
* Quy mô dự án: cùng loại dự án nhưng quy mô dự án khác nhau thì chi phí cho ĐTM
cũng khác nhau.
* Chất lượng ĐTM: để có ĐTM chất lượng cao phải chi phí cao hơn, bởi vì nó sử
dụng những phương pháp đánh giá hiệu quả, đội ngũ chuyên gia lành nghề
* Phương pháp, kỹ thuật sử dụng: khi sử dụng phương pháp hiện đại, phức tạp thì chi
phí tăng lên, chẳng hạn dùng kỹ thuật viễn thám sẽ tốn kém hơn dùng các kỹ thuật khác.
* Thời gian đánh giá: với các dự án khác nhau, đòi hỏi thời gian thực hiện ĐTM khác
nhau, phụ thuộc vào kiểu, bản chất, quy mô dự án cũng như phương pháp, kỹ thuật được
sử dụng và chất lượng những người tham gia đánh giá.
* Khả năng số liệu: cơ sở dữ liệu dùng để đánh giá ở các nước khác nhau cũng khác
nhau.
Ngoài ra, phạm vi, vị trí đặt dự án, số lượng, phẩm chất người đánh giá và một số
nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến chi phí thực hiện ĐTM.
Chi phí gián tiếp
Trong quá trình thực hiện ĐTM thường phát sinh những trở ngại chậm trễ từ nhiều
phía, nhưng có thể tránh được các trở ngại chậm trễ này nếu có quy hoạch tốt. Song nhiều
khi chúng xuất hiện và rất khó dự báo. Nguyên nhân phát sinh thường là:
* Thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan hoặc các cấp chính quyền có liên quan
* Nhu cầu đối lập nhau giữa các cơ quan và các cấp chính quyền
* Không đúng theo thời hạn (từ phía các cơ quan và Chính phủ)
* Gia tăng số cơ quan, các cấp chính quyền có liên quan
* Sự phản đối của công chúng
* Những thiếu sót trong báo cáo ĐTM được các cơ quan và cá nhân phát hiện ra
Những điều này đòi hỏi phải được nghiên cứu thêm, nghĩa là phải tốn thêm kinh phí.
Kinh phí khi có sự ngăn cản làm chậm trễ-chi phí gián tiếp cao hơn so với chi phí trực
tiếp, có thể lên tới 10% tổng chi phí dự án. Vì vậy phải hết sức tránh loại chi phí này.
4
Chi phí kiểm soát ô nhiễm
Chi phí này được dùng để thực hiện các giải pháp xử lí, khống chế ô nhiễm. Loại chi
phí này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí dự án. Ngoài ra, phải tính đến chi phí mua
đất làm các vùng đệm, tạo cảnh quan, hàng cây che chắn
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm bớt chi phí cho ĐTM. Một trong các biện pháp
là tách quá trình thành các bước khi cần thiết. Các bước này tạo thành quy trình ĐTM.
Câu 7. Phân tích quy trình chung của đánh giá tác động môi trường ở VN hiện nay.
Từ 1993 đến 2005, quy trình ĐTM của nước ta có 4 bước chính:
Bước thứ nhất: Sàng lọc môi trường, do cơ quan quản lý môi trường thực hiện.
Các dự án phát triển được chia làm hai loại: loại 1, các dự án cần tiến hành ĐTM
và loại 2, các dự án không cần ĐTM.
Bước thứ hai: Đối với các dự án loại 2, không cần tiến hành ĐTM, chủ đầu tư
soạn bản đăng ký đạt chất lượng môi trường trình cơ quan quản lý môi trường xét
duyệt và thông qua, quy trình ĐTM cho loại dự án này kết thúc tại đây.
Đối với các dự án loại 1, cần phải tiến hành ĐTM, lập báo cáo ĐTM sơ bộ, sau
đó chuyển sang giai đoạn ĐTM sau.
Bước thứ ba: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết.
Bước thứ tư: thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Câu 8. Làm thế nào để có một báo cáo đánh giá tác động môi trường tốt?
Để có được một báo cáo ĐTM tốt cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Tóm tắt của báo cáo ĐTM đủ dễ hiểu đối với những người không có chuyên môn,
công chúng và nên để trước phần chính của báo cáo.
5
Sơ đồ 1: Quy trình ĐTM ở Việt Nam
Lược duyệt/sàng
lọc
Cần ĐTM
Lập bản CKBVMT
Xét duyệt bản
CKBVMT
Xác định phạm vi
Lập đề cương nghiên cứu
ĐTM
Lập báo cáo
ĐTM
Thẩm định báo cáo
ĐTM
Kế hoạch quản lý & giám sát
MT
Cần ĐMC
Lập báo cáo
ĐMC
Thẩm định
báo cáo
ĐMC
Chỉ cần lập bản
CKBVMT
- Các từ viết tắt và tên tắt nên được định nghĩa, danh mục các từ chuyên môn có thể
đưa vào phần phụ lục.
- Mục lục phải cho phép xác định nhanh các vấn đề chính.
- Tác giả của báo cáo ĐTM phải được xác định rõ ràng
Để giúp cho việc soạn thảo báo cáo được tiến hành thuận lợi, nhiều chính phủ, tổ
chức đã xuất bản sách hướng dẫn, trong đó nêu lên những vấn đề cần được trình bày
trong báo cáo ĐTM.
Nội dung của báo cáo ĐTM phải theo đúng khuôn mẫu đã được quy định cụ thể trong
thông tư số 26/2011/TT-BTN&MT (phụ lục 5.).
Trong báo cáo ĐTM phải chú trọng hơn đến khía cạnh tác động môi trường của dự án
nếu đặt tại địa điểm nào đó.
Hai yêu cầu chính của báo cáo ĐTM là:
- Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu.
- Báo các ĐTM phải chặt chẽ về mặt pháp lý,
Ngoài ra, báo cáo ĐTM còn là tài liệu cung cấp thông tin cho việc quản lý môi trường
cũng như quá trình đánh giá tác động môi trường cho các dự án tiếp theo.
Vì vậy, việc soạn thảo báo cáo phải được coi là một trong những khâu quan trọng
nhất trong quá trình ĐTM, đòi hỏi tập trung trí tuệ của nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực
khác nhau.
Câu 9. Nêu bước lập kế hoạch quản lý và giám sát môi trường trong ĐTM(trang70)
- Chọn thông tin cần thiết để trình bày.
- Người đánh giá or người đứng đầu nhóm đánh giá phải có kiến thức tương đối
toàn diện.
- Cần tập trung khai thác những vấn đề có liên quan tới tác động môi trường.
- Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hỉu.
- Báo cáo ĐTM phải rõ ràng về mặt pháp lý.
- Cần chú ý:
+ tóm tắt của báo cáo D9TM đủ, dễ hỉu.
+ các từ viết tắt, tên tắt nên được định nghĩa.
+ danh mục các từ chuyên môn có thể đưa vào phần phụ lục.
+ tác giả của báo cáo ĐTM phải được xác định rõ ràng.
+ mục lục phải cho phép xác định nhanh các vấn đề chính.
Câu 10.Làm thế nào để có biện pháp giảm thiểu tốt và quản lý tác động có hiệuquả?
- Trước khi tiến hành các biện pháp giảm thiểu phải thu thập đầy đủ thông tin.
- Nâng cao trách nhiệm của chủ dự án.
- Người đánh giá phải nắm được bản chất và quy mô của các tác động và các vần đề
liên quan.
6
- Xem xét kỹ tính cấp bách của việc thực hiện biện pháp giảm thiểu.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Cân nhắc trong việc lựa chọn phương án.
Câu 11. Nêu bước lược duyệt trong công tác đánh giá tác động môi trường. Nêu và
phân tích sơ lược một dự án lâm nghiệp phải lập báo cáo ĐTM
*Các bước lược duyệt trong công tác ĐTM:
Để đảm bảo cho bước lược duyệt thu được kết quả như mong muốn, cần phải có hai
yếu tố ban đầu sau:
- Chủ dự án phải nhận thức rõ quá trình ĐTM và mức độ thích ứng của nó đối với dự
án của mình
- Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải cung cấp được cho dự án các
thông tin cần thiết về ĐTM.
Theo tài liệu do Hội đồng châu Âu soạn thảo thì lược duyệt lại có thể chia thành các
bước nhỏ:
Bước 1: Chuẩn bị dự án
Bước 2: Kiểm tra danh mục dự án theo Luật, quy định
Bước 3: Kiểm tra việc đặt dự án có vào vùng phải ĐTM không
Bước 4: Tham khảo sách hướng dẫn ĐTM
Bước 5: Thu thập thông tin các loại
Bước 6: Lập danh mục câu hỏi lược duyệt
Bước 7: Lập văn bản quyết định lược duyệt
Câu 12. Nêu và phân tích sơ lược một dự án lâm nghiệp phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường. Nêu bước xác định mức độ, phạm vi đánh giá trong công tác
đánh giá tác động môi trường.
*Nêu bước xác định mức độ, phạm vi đánh giá trong công tác đánh giá tác động môi
trường.
1. Xem xét dự án và vị trí để xác định các tác động
Nhiệm vụ của bước này là xác định khả năng tác động có thể nảy sinh khi thực thi dự án
đến môi trường, kể cả tác động gián tiếp, tác động thứ sinh, tác động
2. Nhận xét các khả năng thay thế
3. Chọn ra các tác động đáng kể nhất
4. Soạn văn bản nháp
5. Lấy ý kiến về văn bản nháp
6. Hoàn thiện và kết thúc
Câu 13. Nêu và phân tích sơ lược một dự án lâm nghiệp phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường. Nội dung đề cương của báo cáo đánh giá tác động môi trường
cần có theo Lê Thạc Cán và một số tài liệu cần thu thập để thực hiện lập báo cáo
đánh giá tác tác động là gì?
Nội dung đề cương của báo cáo ĐTM cần có theo Lê Thạc Cán
- Tên báo cáo ĐTM của dự án, mục đích cụ thể của ĐTM
- Cơ quan soạn thảo báo cáo ĐTM, thành viên nhóm ĐTM
7
- Các phương pháp được sử dụng để ĐTM
- Tài liệu tham khảo (số liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu,…)
- Dự kiến tiến hành theo dõi
- Kế hoạch và chương trình làm việc của nhóm ĐTM
- Kế hoạch hội thảo, trao đổi ý kiến về kết quả ĐTM
- Kế hoạch in ấn, công bố báo cáo ĐTM
- Thời gian biểu
- Kinh phí thực hiện ĐTM
- Các yêu cầu khác
Một số tài liệu cần thu thập để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động
- Các văn bản luật có liên quan tới dự án
- Các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng định đặt dự án
- Các thông tin khoa học, công nghệ
- Các báo cáo ĐTM dự án tương tự
- Các số liệu khảo sát vùng định đặt dự án
- Các điều kiện kinh tế - xã hội vùng định đặt dự án…
Câu 14. Nêu bước nhận dạng tác động trong công tác đánh giá tác động môi trường.
Những tác động đến môi trường từ dự án có thể phân thành 3 nhóm, tác động sơ cấp
(trực tiếp), thứ cấp (gián tiếp) và tác động tích dồn.
- Tác động trực tiếp là các tác động trực tiếp làm thay đổi các yếu tố môi trường. Thí
dụ: hoạt động sang lắp mặt bằng sinh ra bụi làm giảm tầm nhìn; Xây dựng đặp nước làm
ảnh hưởng dòng chảy.
- Tác động gián tiếp là tác động làm thay đổi môi trường thông qua tác động trực tiếp.
Hoạt động sang lắp mặt bằng sinh ra bụi và sau đó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người, tai nạn giao thông, hạn chế quang hợp cây xanh là tác động gián tiếp; Tác động
gián tiếp của xây dựng đặp nước là thay đổi hệ sinh thái.
- Tác động tích dồn là tác động tổng hợp trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều dự án
trong cùng phạm vi lãnh thổ hoặc trong phạm vi rộng. Hiệu ứng nhà kính là hậu quả tác
động tích dồn của nhiều hoạt động của con người và tự nhiên sinh ra khí CO2 và các chất
khác (CFC, CH4, ).
Giai đoạn xây dựng hay thi công dự án
Những hoạt động có khả năng sinh ra chất thải như:
- Đào, đắp, sang lấp mặt bằng
- Xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng,
- Vận chuyển thiết bị,
- Lắp ráp, vận hành thử
Giai đoạn hoạt động
Tùy thuộc vào từng loại dự án mà các tác động đến môi trường sinh ra trong giai đoạn
hoạt động (vận hành) sẽ khác nhau. Đối với những dự án sản xuất, những khía cạnh có
thể gây ra tác động và cần phải phân tích như:
- Nhân lực tham gia vận hành hoạt động dự án (nhu cầu nước, nước thải và chất thải
rắn, ),
8
- Năng lượng sử dụng (điện, than, dầu cần cho máy phát điện, khí đốt, ) cho hoạt
động của dự án,
- Nguyên liệu cung cấp cho hoạt động của dự án (loại và lượng),
- Công nghệ, dây chuyền sản xuất cụ thể,
- Và nhiều tác động khác tuỳ theo loại dự án cụ thể.
Câu 15. Trong dự án Trồng rừng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường, cần phải chú ý đến những phương thức thi công thực hiện nào gây
nhiều nguy cơ tác động môi trường theo chiều hướng tiêu cực?
- Cơ giới trồng rừng sản xuất, quy mô rộng lớn, xáo trộn nhanh và mạnh các yếu tố
sinh thái
- Xử lý thực bì bằng Phá + Đốt, phá vỡ sinh cảnh.
- Loài cây trồng rừng thuộc những loài “không thân thiện” đối với dinh dưỡng đất,
đối với độ ẩm và các xuất xứ nguồn nước, đối với Sinh khí hậu tiểu vùng, phát
sinh sâu bệnh hại…
- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng bằng các giải pháp hóa học
- Mặt bằng và không gian dự án xuất hiện chia cắt hành lang sinh cảnh một số loài
động vật hoang dã hiếm quý, hoặc gián tiếp phát sinh các mối đe dọa xâm hại
những điều kiện phát triển ĐDSH
- Phương thức khai thác rừng trồng, cơ sở chế biến sản phẩm rừng trồng, gây ô
nhiễm môi trường, hoặc thu hoạch sản phẩm từ vỏ, nhựa cây rừng trồng phát sinh
tác hại, ô nhiễm môi trường.
Câu 16. Trong dự án Khai thác rừng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường, cần phải chú ý đến những phương thức thi công thực hiện nào gây nhiều
nguy cơ tác động môi trường theo chiều hướng tiêu cực?
- Khai thác trắng, cơ giới quy mô lớn
- Khai thác chọn những cá thể cây theo yêu cầu kinh doanh, phá vỡ cấu trức lâm
phần, xâm hại sinh cảnh cục bộ rừng tự nhiên
- Thi công và vận hành hệ thống sản xuất, vận chuyển gỗ (đường bộ và các loại
hình vận tải, đường cáp, đường goòng, hoặc đường sắt, đường thủy)
- Khai thác chặt hạ cây, sơ chế thành phần tại rừng, nhiễu động và xâm hại sinh
cảnh, môi trường
- Các phương thức khai thác lâm sản không phải gỗ gây tác động tới cấu trúc rừng,
xâm hại sinh cảnh rừng: dược liệu, đặc sản trên quy mô khu rừng rộng lớn
Câu 17. Đối tượng của đánh giá tác động môi trường là gì? Nêu và phân tích sơ lược
một dự án lâm nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nêu vai trò
và trách nhiệm của cơ quan và cá nhân tham gia đánh giá tác động môi trường.
• Đối tượng
- Đối tượng chính thường gặp và có số lượng lớn nhất là các dự án phát triển cụ thể.
Những đối tượng đó có thể là: một nhà máy thủy điện, công trình xây dựng đường
xá…
9
- Tất nhiên không phải tất cả các dự án đều phải tiến hành ĐTM như nhau. Mỗi
quốc gia, căn cứ vào những điều kiện cụ thể, loại dự án, quy mô dự án, khả năng
gây tác động mà có quy định mức độ đánh giá đối với mỗi dự án cụ thể.
• Vai trò
* Cơ quan quản lý ĐTM
- Bộ Tài nguyên & môi trường
- Cục Môi trường
- Sở Tài nguyên & môi trường
- Phòng Tài nguyên & môi trường
Có vai trò:
- Tư vấn ĐTM
- Tổ chức điều hành thẩm định ĐTM
- Phê duyệt báo cáo ĐTM
- Thẩm tra việc thực hiện giải pháp BVMT
* Chủ dự án
- Tư nhân, liên doanh, nhà nước, tổ chức đầu tư nước ngoài
Nhiệm vụ:
- Cung cấp thông tin cần thiết về dự án cho quá trình ĐTM
- Cung cấp kinh phí thực hiện ĐTM
- Trả lời phản biện khi thẩm định
- Thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động
- Thực hiện (có thể) giám sát môi trường
* Cơ quan quản lý khác
- Các Bộ ngành liên quan
- Các Sở ngành liên quan
Vai trò:
- Hỗ trợ cho quá trình ĐTM (nếu cần)
- Tham gia thẩm định (nếu cần)
* Các chuyên gia
- Trường đại học, Viện nghiên cứu
- Tổ chức phi chính phủ…
Vai trò:
- Giúp chủ dự án thực hiện ĐTM
- Tư vấn xây dựng biện pháp giảm thiểu
- Lập kế hoạch quản lý và giám sát môi trường
- Tham gia thẩm định ĐTM (nếu cần)
- Đào tạo cán bộ có thể thực hiện ĐTM
* Cộng đồng
- Những người trong và quanh khu vực dự án
- Ủy ban nhân dân xã, Ủy Ban mặt trận tổ quốc xã nơi đặt dự án
Vai trò:
- Giúp nhận dạng các tác động môi trường (tự nhiên và xã hội)
10
- Cung cấp thêm thông tin về hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường và
kinh tế xã hội quanh khu vực đặt dự án
* Các tổ chức tài trợ Quốc tế
- Hỗ trợ về tài chính
- Hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật cho quy trình thực hiện ĐTM
Câu 18. Trong công tác đánh giá tác động môi trường có cần thiết phải xem xét, so
sánh phương án, dự án thay thế không? Nêu 5 cách tiếp để hoàn chỉnh ma trận
hoán đảo.
Như chúng ta đều biết, một dự án đề xuất bao giờ cũng nhằm thoả mãn nhu cầu phát
triển. Chủ dự án là người nêu ý tưởng đầu tiên. Ý tưởng này có thể mang lợi cho nhiều
tầng lớp, nhưng trước hết là mang lợi cho toàn bộ cộng đồng quốc gia đó. Thế nhưng để
thoả mãn yêu cầu thực tế, có thể có nhiều phương án, dự án khác nhau được thực thi mà
dự án được đề xuất chỉ là một trong số đó.
Để có thể chống lũ, một số dự án sau có thể được lựa chọn:
- Xây các hệ thống, đập chứa nước
- Trồng rừng đầu nguồn, đắp đê….
Để tăng cường vận chuyển hàng hoá có thể xây dựng các hệ thống đường bộ, đường
thuỷ, đường sắt, hàng không. Song ngay cả lúc xây dựng hải cảng đã có nhiều địa điểm
để lựa chọn.
Như vậy, ngay từ khi hình thành ý tưởng dự án, khi lập kế hoạch thực thi một dự án
cũng có rất nhiều phương án thay thế lựa chọn.
Vì vậy, nếu chỉ xét dự án một cách cô lập, không có sự so sánh, xem xét với các dự
án, phương án thay thế thì không làm rõ hết ý nghĩa kinh tế xã hội cũng như mức độ tác
động môi trường của dự án.
• 5 cách để hoàn chỉnh ma trận hoán đảo
- Cách tiếp cận định tính
Mọi thông tin được tổ hợp, tổng hợp 1 cách định tính về mọi phương án thay thế đối
với mỗi nhân tố sẽ được trình bày trong ma trận
- Cách tiếp cận định lượng
Mọi thông tin được tổ hợp, tổng hợp một cách định lượng về mọi phương án thay thế
đối với mỗi nhân tố sẽ được trình bày trong ma trận; hoặc có sự kết hợp giữa tiếp cận
định tính và định lượng
- Cách tiếp cận phân hạng, phân loại, định cấp
Các thông tin định tính, định lượng về mọi phương án thay thế được tổng kết bằng
cách sử dụng cách sắp xếp theo phân loại, phân hạng hoặc định cấp đối với mỗi nhân tố
quyết định (nghĩa là các giá trị phân loại, phân hạng, định cấp sẽ được trình bày trong ma
trận)
- Cách tiếp cận trọng số
Trọng số chỉ tầm quan trọng của mỗi nhân tố quyết định so với nhân tố khác được
xem xét và thảo luận kết quả về thông tin của mọi phương án thay thế (định tính, định
lượng, phân hạng, phân loại, định cấp) sẽ được trình bày qua tầm quan trọng tương đối
của các nhân tố quyết định
11
- Cách tiếp cận trọng số - phân hạng – phân loại – định cấp
Trọng số chỉ tầm quan trọng đối với mỗi nhân tố được nhân với loại, hạng, cấp của mỗi
phương án thay thế, sau đó tính chỉ số tổng hợp hay tổng điểm cho mỗi một phương án
bằng cách cộng tổng của các tích đó
Câu 19. Làm thế nào để thu được kết quả khi thực hiện tham khảo ý kiến cộng
đồng trong đánh giá tác động môi trường?
- Chú ý tới những giai đoạn cần ý kiến cộng đồng
- Trước khi tham khảo nên làm gì?
- Cung cấp đủ thông tin liên quan và thông tin phải ở dạng dễ hiểu đối với những người
không phải chuyên gia.
- Người nhận thông tin phải có đủ thời gian đọc, thảo luận, cân nhắc các thông tin và
những điều muốn nói trong đó.
- Phải dành thời gian để mọi người có thể bày tỏ ý kiến nhận ý kiến, nhận xét của mình.
- Phải trả lời các câu hỏi, vấn đề nảy sinh và những ý kiến phê bình của các bên liên đới
- Địa điểm và thời gian cho các cuộc họp mặt được lựa chọn sao cho moi người có thể
tham gia trao đổi ý kiến một cách thoải mái.
12