Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THUYẾT MINH về cây CHUỐI có sử DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.49 KB, 4 trang )

THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
Việt Nam - một đất nước có khí hậu nhiệt đới, rất thuận tiện cho sự phát
triển của các loại cây ăn quả. Cũng chính vì có nhiều loại cây nên chúng
thường tranh cãi rất quyết liệt để dành vị trí cao nhất trong sự quan tâm của con
người. Để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng, tại một thành phố nhỏ của Vương
quốc Việt Nam đã tổ chức một hội chợ hoa quả mà trong đó có cuộc thi mang
tên là "Sắc đẹp thiên nhiên". Tham gia vào hội thi có tôi là Chuối, chị Vải, cô
Mít, chú Sầu Riêng, dì Măng Cụt, cậu Cam và nhiều loại khác nữa. Đồng hành
cùng hội chợ hoa quả có sự góp măt của 3 vị giám khảo là Bác Nông Thôn, bà
Thành Phố và ông Tiêu Dùng. Trong khuôn viên diễn ra cuộc thi hết sức gây
cấn, nóng hổi.
- Để cho chương trình diễn ra liên tục, xin mời anh Chuối lên trình bày về
bản thân Một MC giới thiệu.
Khi bắt đầu cuộc thi tâm trạng tôi rất lo lắng và hồi hộp nhưng khi dược
xướng tên tôi lại thấy niềm tự hào trong tôi dâng lên. Tôi bước lên sân khấu và
dõng dạc nói:
- Xin chào tất cả mọi người, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Ngự, họ Chuối.
Họ hàng nhà tôi rấ nhiều như anh Chuối Sứ, chị Chuối Cau, bạn Chuối Tây, cô
Chuối Hột, chú Chuối Tiêu và nhiều người họ Chuối nữa. Không biết họ nhà
Chuối chúng tôi ra đời từ khi nào, nhưng chỉ biết chúng tôi là thành quả từ sự
lai tạo chuối rừng của loài người.
- Bạn đã kể cho chúng tôi nghe về họ hàng và nguồn gốc nhà bạn thì bây giờ
tôi và mọi người muốn nghe về đặc điểm cấu tạo của bạn được không? -Bác
Nông Thôn ngắt lời tôi.
- Vâng, thưa quý vị nhìn bề ngoài tôi thế này thôi nhưng bên trong cấu tạo
rất phức tạp. Chuối thì có nhiều loại nhưng mang vẻ bề ngoài khá giống nhau.
Gốc (rễ chuối) thuộc loại củ, nằm sâu dưới mặt đất ở độ sâu nửa mét. Thân
chuối gồm những bẹ mọng nước hình vòng cung, màu trắng xanh, xếp khít vào
nhau thành hình trụ cột, tròn, trơn bóng. Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô
nhỏ như hình tổ ong, rỗng và xốp. Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió
nên ngả sang màu nâu, mềm giai như chiếc áo bảo vệ thân chuối. Lá chuối tập


trung phần lớn ở ngọn cây. Tàu lá chuối dài từ 1.5 đến 2 mét. Mặt lá tròn có
màu xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt theo độ tuổi. Ở giữa lá là gân chính, 2
bên là chi chít những đường gân nhỏ song song, đều tăm tắp. Những tàu lá
vươn ra tứ phía như những cánh tay. Lá chuối non mới nhú có màu cốm, nõn
nà, vươn thẳng như cánh buồm. Sau 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ
hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tía, mỗi lớp ôm ấp những đài
hoa bé nhỏ như ngón tay mà sau này sẽ phát triển thành những nải chuối. Một
buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây phải oằn mình đỡ lấy. Khi những
nải chuối lớn dần, người ta sẽ chặt bỏ đi phần bắp chuối. Còn phần cuối cùng là
trái chuối.Trái chuối có hình thon dài với nhiều dạng khác nhau tùy theo loại
chuối. Chuối còn sống có màu xanh, khi chín sẽ ngả sang màu vàng. Mỗi quả
chuối vó cách sinh trưởng và tâm hồn riêng.Khi chín mới dễ bóc.
- Woa!Thật tuyệt vời! Nhìn bạn đơn sơ thế này nhưng cấu tạo khá phức tạp
đấy nhỉ? Vậy còn đặc điểm và cách sinh trưởng của nó thì như thế nào nhỉ?-Bà
Thành phố tỏ lời khen ngợi.
Khi nghe những lời khen ngợi, tâm trạng tôi cảm thấy rất vui, giúp tôi tự tin
nói tiếp:
- Cảm ơn lời khen của bà Thành Phố, và thưa Bà họ nhà Chuối chúng tôi rất
dễ sống. Nói thật chứ không phải tự đề cao mình chứ cây Chuối chúng tôi rất
dễ dàng thích nghi với mọi loại đất. Chúng tôi thích sống ở khí hậu nhiệt đới
như ở đất nước Việt Nam này, ưa nước, nên người ta thường trồng bên ao hồ
để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành
rừng bạt ngàn, vô tận. Nhân giống lúa bằng cách để cây mẹ đẻ cây con rồi đào
cây con. Từ khi trồng đến khoảng 3 -> 4 tháng thì cây bắt đầu sinh ra buồng
chuối. Khi thu hoạch người ta lại chặt thân cây để những cây con có thể phát
triển. Việc chăm sóc không cần quá kĩ lưỡng nhưng họ hàng nhà chuối chúng
tôi vẫn có thể phát triển quanh năm.
Khi tôi nói đến đây thì ông Tiêu Dùng ngắt lời tôi:
- Ngay từ khi bạn giới thiệu thì tôi nghe bạn nói có rất nhiều bà con, họ
hàng, bây giờ bạn hãy kể chi tiết cho chúng tôi nghe được không?

- Vâng! Họ nhà Chuối chúng tôi nhiều không kể xiết. Nhưng một số loại
chuối đặc biệt như là: Chuối Sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng
tươi; Chuối Tây già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20cm, với người
phương Tây đây là thực phẩm cao cấp; Chuối Cau có quả nhỏ, khi chín vỏ
mỏng, vàng tươi; Chuối Hột trái to, có ba cạnh nổi rõ, ruột chi chít nhưng hột
đen như hạt tiêu; còn tôi là Chuối Ngự, quả to, thịt chắc, dẻo và thơm; và còn
rất nhiều loại nữa ạ!
- Chắc nhiều loại chuối thế này thì công dụng của nó cũng rất nhiều nhỉ?
-Người MC lên tiếng.
- Nói đến công dụng và lợi ích của họ nhà Chuối thì nhiều vô kể thưa quý
vị! Để có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt
Nam, chuối đã " cống hiến '' cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân
cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò hay gia súc rất tốt. Còn lá
cây thì giúp cho con người trong các việc như là để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi
và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để gói bánh gai hoặc ở nông thôn
ta còn thấy lá chuối khô có thể quấn làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa
chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người yêu
thích, đặc biệt là sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Quả chuối có lẽ là nhiều
công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường
chứa rất nhiều vitamin, rất tốt cho làn da mịn màng. Chuối xanh được nấu với
các loài ốc, lươn, để khử mùi tanh.Thái ghém ăn với thịt luộc, bê thui, bò
nhúng giấm, Chuối hột dùng để ngâm rượu. Và chủ yếu chuối chín thường
dùng để ăn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật
dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, Chuối là một loại
cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn eo hẹp. Ở nông thôn,
mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải
chuối đó đều rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người
Việt, chuối cũng như Bưởi hay Hồng, nó cũng là một trong phần trong mâm
ngũ quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp Lễ Tết. Trong tâm thức mỗi con người,
hẳn là cây chuối tôi là loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.

Sau khi Chuối Ngự kết thúc phần dự thi, thì các loại hoa quả khác như chị
Vải, cô Mít hay dì Măng Cụt và nhiều loại khác nữa tiếp tục chương trình bằng
bài dự thi của mình. Còn trong cánh gà, anh Chuối Ngự được cánh nhà báo bao
vây để chụp hình và đăng lên mạng.
Thời gian cứ thế trôi đi, hội thi cũng đến lúc bế mạc. Ông tiêu dùng đại diện
cho toàn thể thần dân của Vương quốc Việt Nam lên phát biểu:
-Thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã
đến dự buổi lễ ngày hôm nay. Các loại cây ăn quả tham gia hội chợ này đều
xứng đáng để nhận giải cao nhất, nhưng chúng tôi phải tìm người xứng đáng
hơn cả, đó chính là đại diện của họ nhà Chuối - anh Chuối Ngự. Sở dĩ chúng tôi
trao giải cho anh ấy vì Chuối đã gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả
cho con người Việt Nam từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần.
Cầm kỉ niệm chương của cuộc thi trên tay mà lòng tôi vô cùng tự hào về
dòng họ Chuối của mình. Khi nhận giải xong, cánh nhà báo và fan hâm mộ vây
quanh để chụp hình tôi và hỏi tôi biết bao nhiêu câu hỏi như: '' Khi nhận giải
anh cảm thấy thế nào?'' hay " Cảm xúc của anh bây giờ như thế nào? ''. Tôi nói
với tất cả mọi người rằng:
-Tôi là Chuối Ngự, được họ nhà Chuối bầu làm đại diện tham dự hội thi
''Sắc đẹp thiên nhiên '' và dành được giải cao. Tôi cảm thấy đó là một niềm tự
hào. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thiên nhiên đất mẹ, người nông dân Việt Nam
đã tạo ra chúng tôi ngày hôm nay. Mong rằng cây chuôí chúng tôi sẽ mãi là
hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

×