Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Bí quyết sức khỏe tối ưu Đạt ma dịch cân kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.23 KB, 47 trang )

1. Tác dụng kì diệu sau 20 năm vẩy tay
Đầu năm 1991, khi về nghỉ hưu, mới tròn 60 tuổi tôi đã có nhiều bệnh
mạn tính: Huyết áp cao, viêm đại tràng, viêm họng hạt, trĩ nội…
Huyết áp có khi lên tới 160/100. Trĩ gây chảy máu liên tục có chu kì
kéo dài cả nửa tháng. Viêm đại tràng luôn làm bụng quặn đau, táo
bón rất khó chịu. Còn viêm họng hạt cứ hai ba tháng lại bị một lần,
gây sốt nhẹ, ho khan kéo dài cả tuần lễ, uống kháng sinh, nhai lá
“sống đời”, lá dẻ quạt, chanh muối… cũng chỉ đỡ một phần nào…
Sau Tết Tân Mùi đầu năm 1991, có ông bạn thân cùng quân ngũ thời
chống Pháp khuyên tôi: “Ông nên tập vẩy tay đi, rất tốt. Chữa được
nhiều bệnh thông thường, thậm chí còn phòng tránh được cả ung
thư”. Mới đầu, tôi không tin, sau lại nghĩ mình cứ thử làm xem sao.
Thế là bắt đầu nhập cuộc. Vừa tập theo hướng dẫn của bạn, tôi vừa
tìm đọc các tài liệu của Trung Quốc. Qua đó, biết đây là phương
pháp “Dịch cân kinh” một cách tập luyện đã có từ hơn 2.000 năm về
trước của các võ sư, võ sinh Tây Tạng để rèn luyện sức khỏe trên
đường hành hương kiếm sống qua sa mạc vùng Tây Á khắc nghiệt,
chống chọi với bệnh tật và bọn “lục lâm thảo khấu” cướp đường.
Từ tháng 2 năm 1991 đến nay, tôi tập đều đều rất kiên trì, không bỏ
ngày nào kể cả mồng Một Tết. Nóng bức, giá rét, mưa dầm gió bấc
đều không bỏ tập. Yếu lĩnh cũng đơn giản. Đứng để vẩy tay. Giãn
cách 2 bàn chân bằng chiều rộng 2 bả vai. Hai bàn tay để tự nhiên
vẩy lên vẩy xuống. Khi vẩy lên hai bàn tay úp sấp chỉ đưa lên ngang
tầm mắt. Khi vẩy xuống hai tay hất mạnh hết cỡ ra phía sau theo
phương châm 4 chữ “Lên không, xuống có” tức là khi vẩy lên chỉ
theo quán tính, nhưng lúc vẩy xuống cần hơi mạnh để tăng lực co
bóp của hai lá phổi. Theo chỉ dẫn của tài liệu, mỗi ngày vẩy tay 1.800
lần liên tục trong một buổi là đã có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh,
tăng cường sức khỏe và mỗi ngày cũng chỉ cần tập một buổi, không
cần nhiều. Thoạt đầu, tôi để đồng hồ trước mặt, vừa vẩy vừa đếm
1.800 lần hết 34 phút. Như vậy, mỗi phút vẩy được 53 lần. Từ đó, tôi


tập không cần nhẩm đếm, chỉ cần nhìn đồng hồ, cứ khoảng 35 phút
là đạt yêu cầu. Cho “chắc ăn”, ngày nào tôi cũng tập một buổi 40
phút, tương đương 2120 lần vẩy tay. Vẩy xong, làm vài động tác đá
chân vung tay, vặn mình cho giãn xương cốt, rất dễ chịu. Tôi thường
vừa vẩy tay, vừa nghe đài hoặc xem ti-vi rất thoải mái và mau hết
giờ. Mỗi lần tập xong thấy trong người khoan khoái hẳn lên kể cả
những đêm hôm trước thức khuya mất ngủ.
Đến nay, sau 20 năm vẩy tay, như có một phép mầu nào đó, các
bệnh lâu năm tôi phải chấp nhận sống chung đã chịu lùi bước. Giờ
đây đã vào tuổi 80, hàng tháng kiểm tra huyết áp chỉ có 130/80, rất
ổn định. Bệnh trĩ ra máu thưa dần và đến nay đã chấm dứt. Bệnh
viêm họng hạt lâu lắm rồi không thấy tái phát. Chỉ còn bệnh viêm đại
tràng mỗi năm chỉ đau một đợt vài ngày, so với trước đã đỡ nhiều.
Cũng trong 20 năm vẩy tay, tôi không phải uống một viên thuốc
kháng sinh nào.
Đúng như tài liệu đã viết, tác dụng chính của vẩy tay là làm cho mọi
mặt trong cơ thể luôn cân bằng âm dương, cân bằng hàn nhiệt, cân
bằng khí huyết, cân bằng hấp thu và bài tiết nên đã có tác dụng
phòng bệnh chữa bệnh, vì theo y học phương Đông bệnh tật phát
sinh xét cho cùng cũng do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể,
nhất là mất cân bằng giữa khí và huyết.
Có thể hiểu trong nội tạng mỗi người đều có một hệ thống thủy lợi,
đó là hệ tuần hoàn có hàng nghìn mạch máu lớn nhỏ từ tim tỏa đi
nuôi cơ thể giống như hệ thống kênh mương tưới tiêu cho cánh
đồng. Lâu ngày, nếu không được làm sạch loại bỏ mỡ máu và tạp
chất thì hệ tuần hoàn sẽ bị tắc nghẽn, từ đó sinh ra bệnh nọ tật kia
giống như hệ thống thủy lợi nếu không được nạo vét thường xuyên
sẽ bị bùn đất bồi lắng, khả năng tưới tiêu giảm sút, đồng ruộng sẽ bị
khô nẻ hoặc ngập úng. Vẩy tay giúp tim phổi hoạt động mạnh, là
cách nạo vét các chất độc hại trong mạch máu bằng khí. Khí huyết

lưu thông thì mọi cái sẽ thông, bệnh tật sẽ bị đầy lùi.
Thế Trường
(P304, nhà D12, TT Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội – ĐT 04.38512672)
= Người cao tuổi hãy tập “Đạt Ma Dịch cân kinh”
Tập “Dịch cân kinh” thấy ăn tốt ngủ ngon, đấy là việc phổ biến, nên
đã làm tăng sức khỏe cho các bệnh nhân nói chung và chữa khá
nhiều bệnh như: Suy nhược thần kinh, huyết áp cao, bệnh tim các
loại, bệnh thận, bán thân bất toại, trúng gió, méo mồm, lệch mắt, hen
suyễn…
Đông y cho rằng, vấn đề cơ bản của bệnh tật con người là do “khí
huyết” (Âm-Dương) mất thăng bằng sinh ra. “Đạt Ma Dịch cân kinh”
giải quyết được vấn đề này, nên đối với đa số các loại bệnh, nhất là
bệnh mãn tính đều có thể chữa được cả…
Lịch sử:
Năm 917 (sau Công nguyên) Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung
Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn – Hà Nam –
Trung Quốc, xây dựng chùa Thiếu Lâm. Có nhiều đệ tử nhập môn
học Phật để mai sau đi truyền giáo đem một tín ngưỡng mới đi tuyên
truyền, có khi trái với tín ngưỡng cũ, dễ xảy ra xung đột nên cho đệ
tử Chùa Thiếu Lâm vừa học lí thuyết Phật giáo, vừa phải luyện võ để
tự vệ (một phái võ Thiếu Lâm vẫn tồn tại đến ngày nay).
Nhiều người xin nhập môn, nhưng thể lực kém không luyện võ được.
Tổ sư truyền dạy một phương pháp luyện tập tên gọi là “Đạt Ma Dịch
cân kinh” để chuyển biến thể lực của các đệ tử từ yếu thành khỏe.
Cách tập đơn giản, nhưng hiệu lực lớn, vì tiêu trừ được bệnh.
Ngày nay, người ta nghiên cứu lại phương pháp này chữa được rất
nhiều bệnh. phương pháp luyện tập “đạt Ma Dịch cân kinh” trước tiên
nói về tư tưởng:
Phải có hào khí: nghĩa là phải có quyết tâm tập cho đến nơi và đều
đặn, phải vững vàng tin tưởng, không nghe lời bàn ra nói vào mà

chán nản bỏ dở.
Phải lạc quan: không lo sợ vì bệnh mà mọi người cho là hiểm nghèo,
và tươi tỉnh tin rằng mình sẽ thắng bệnh do luyện tập.
Tư thế: “Trên không dưới có, trên ba dưới bảy”.
Trên phải không, dưới nên có, đầu nên lơ lửng, miệng không hoạt
động, bụng phải mềm, lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh
tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay lại
phía sau, ngón xòe như cái quạt. Vẫy, hậu môn phải thót, bụng dưới
thót, gót chân lỏng, bàn chân phải cứng, các ngón chân bấm chặt
như đứng trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yêu
cầu khi luyện “Đạt Ma Dịch cân kinh”.
Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay, thì từ cơ hoành trở lên, phải
giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ
ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ cần buông lỏng để
có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím
môi), ngực nên buông lỏng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông
tự nhiên, giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở
xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn
nhích lên, mười ngón chân bấm chặt vào mặt đất, giữ cho đùi và bắp
chân trong trạng thái căng thẳng, xương mông thẳng như cây gỗ.
Động tác vẫy tay.
Khi vẫy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẫy tay
về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính, không dùng
sức đưa ra phía trước.
“Trên ba dưới bảy” là phần trên để lỏng chỉ độ ba phần khí lực, phần
dưới lấy gắng sức tới bảy phần thể lực, vấn đề này phải quán triệt
đầy đủ thì hiệu quả rất tốt.
Mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi gì, chỉ nhẩm đếm lần vẫy tay.
Các bước tập cụ thể như sau:
a. Hai bàn chân để xích ra bằng khoảng cách của hai vai.

b. Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay
quay về phía sau.
c. Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu
miệng trong trạng thái bình thường.
d. Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót chân sát đất, bắp chân
và đùi thẳng.
e. Hai mắt chọn một điểm đằng xa để nhìn, không nghĩ ngợi lung
tung, chỉ chú ý vào ngón chân bám đùi vế chắc, hậu môn thót và
nhẩm đếm.
f. Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở lại phía trước theo
quán tính, tuyệt đối không dùng sức, chân vẫn lên gân, hậu môn co
lên không lòi.
g. Vẫy tay từ 300-400-500-600 dần dần lên tới 1.000 cái vẫy tay, ước
chừng 30 phút.
h. Phải quyết tâm tập đều đặn, lần vẫy tay dần dần tăng lên không
miễn cưỡng vì “dục tốc bất đạt”, nhưng cũng không tùy tiện bữa tập
nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ bệnh, vì thế dễ làm mất lòng tin trong việc
luyện tập, khó có kết quả.
Bắt đầu luyện tập cũng không nên dùng tận lực làm tổn thương các
ngón chân (sau buổi tập nên vân vê các ngón chân, tay, mỗi ngón
chín lần). Nôn nóng mong muốn khỏi bệnh ngay mà dùng quá sức
cũng không đưa lại kết quả mong muốn. Có quyết tâm, nhưng phải
từ từ tiến lên mới là đúng cách, sẽ thu được kết quả mĩ mãn.
Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán, thì khí huyết loạn
xạ, và không chú ý đến “trên nhẹ dưới nặng” là sai và hỏng.
Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thường thường có trung tiện, hắt hơi,
hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng… đấy là hiện tượng
bình thường, đừng ngại.
Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy
mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp

với “trên nhẹ, dưới nặng”. Đây là quy luật của sinh lí hợp với vũ trụ
“thiên khinh, địa trọng”.
Bệnh gan: Do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát,
tích lũy, làm cho khó bài tiết. Đương nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng
tới cả mật và tì vị. Luyện “Dịch cân kinh” có thể giải quyết vấn đề này.
Nếu có trung tiện là có kết quả sớm.
Bệnh mắt: Luyện “Dịch cân kinh” có thể khỏi đau mắt đỏ, các chứng
đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí nó chữa được cả bệnh đục
thủy tinh thể (thong manh).
Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được”, khi khí huyết
không dẫn đến bộ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh
của mắt. Con mắt là trong hệ thống của thị giác, nhưng cũng là một
bộ phận của cơ thể.
Khi tập có thể có phản ứng sự xung đột giữa chính khí và tà khí, ta
vẫn tập thì sẽ sản sinh ra chất bồi bổ có nhiều ích lợi cho chính khí.
Ta luyện tập đúng phép là làm tăng mức đề kháng, thải cặn bã trong
các gân, thần kinh và cả tế bào khác mà máu bình thường không thải
nổi. Như luyện “Đạt Ma Dịch cân kinh” khí huyết lưu thông mới thải
nổi các cặn bã ra nên sinh ra phản ứng. Vậy ta đừng sợ, cứ tiếp tục
tập như thường, hết một phản ứng là khỏi một căn bệnh, tập luyện
dần đưa lại kết quả tốt.
Luyện “Đạt Ma Dịch Cân Kinh” đạt được bốn tiêu chuẩn như sau:
Nội trung tố: tức là nâng cao can khí lên, là then chốt, điều chỉnh tạng
phủ, lưu thông khí huyết, thanh khí sẽ thông suốt lên tới đỉnh đầu.
Tứ trưởng tố: tức là tứ chi phối hợp với động tác theo đúng nguyên
tắc khi tập “Dịch cân kinh”. Tứ trưởng tố song song với Nội trung tố
sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trọc khí dằn xuống, cơ năng sinh
sản ngày càng mạnh.
Ngũ tâm phát: nghĩa là 5 trung tâm của huyệt dưới đây hoạt động
mạnh hơn mức bình thường:

Bách hội: một huyệt trên đỉnh đầu.
Lao cung: hai huyệt của hai gan bàn tay.
Dũng Tuyền: hai huyệt ở hai gan bàn chân.
Khi luyện “Dịch cân kinh” năm huyệt này đều có phản ứng và hoàn
toàn thông suốt. Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả phi
thường, nó làm tăng cường thân thể tiêu trừ các bệnh nan y mà ta
không ngờ.
Lục phủ minh: Lục phủ là ruột non, mật, dạ dày, ruột già, bong bóng,
tam tiêu.
Nghĩa là không trì trệ, lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn tiêu hóa
và bài tiết được thuận lợi, xúc tiến các cơ năng sinh sản, giữ vững
trạng thái bình thường của cơ thể, tức là âm dương thăng bằng, cơ
thể thịnh vượng. (Còn nữa)
Nguyễn Đức Thuần (St)
= Bài tập thể dục đa năng
Bs PHẠM XUÂN PHỤNG
Tương truyền rằng bài tập phất thủ hay phẩy tay do Đức Đạt Ma tổ
sư, vương tử thứ ba của vương quốc nước Thiên Trúc (ngày nay
thuộc Ấn Độ), vị tổ của nền võ học Trung Hoa, nghiên cứu ra sau giai
đoạn tiềm tu “Cửu niên diện bích” (9 năm quay mặt vào tường để
quán tưởng và tinh tấn để đạt đạo), nhằm hồi phục sinh lực sau một
thời gian luyện võ mệt mỏi của môn đệ. Nhận thấy bài tập có lợi
trong việc phòng và trị bệnh cũng như giữ gìn sức khỏe, người đời
truyển nhau tập luyện cho đến ngày nay. Là người đã thực hành và
hướng dẫn cho nhiều bệnh nhân tập luyện trong nhiều năm qua,
chúng tôi xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và mong các bậc cao
niên nhiều kinh nghiệm chỉ giáo thêm.
CÁC ĐỘNG TÁC CỦA BÀI TẬP PHẨY TAY
-Đứng thẳng, hai bàn chân hơi dạng ra rộng bằng vai. Ngón chân
bám chặt vào đất hoặc ván gỗ. Hai tay buông thẳng tự nhiên. Năm

ngón tay khép kín nhưng nhẹ nhàng. Lòng bàn tay úp theo tư thế tự
nhiên
-Từ từ đưa hai bàn tay ra phía trước, như có ai buộc giây vào hai cổ
tay mình mà kéo lên. Bản thân như không dùng sức. Lòng bàn tay úp
xuống, cong tự nhiên, các ngón tay khép nhẹ. Khi hai tay lên cao
ngang vai song song với nhau thì dừng lại. Lưng bàn tay hướng lên
trời, lòng bàn tay hướng xuống đất. Hít vào từ từ trong quá trình này
-Dùng sức thật mạnh (như cố giật đứt sợi giây đang buột cổ tay)
phẩy mạnh hai tay xuống dưới và ra sau lưng. Khi di động ra sau hết
cỡ tự nhiên, hai cánh tay lập thành một hình thang mà đáy lớn là
khoảng cách giữa hai đầu mút các ngón tay, rộng hơn vai một chút
theo tỷ lệ ước định 6/5. Ví dụ hai vai rộng 40 cm thì hai bàn tay cách
nhau cỡ 48 cm Thở ra từ từ.
Chú ý : Hai tay vẫn thẳng tự nhiên (nghĩa là hơi cong ở khủy
tay),không co cẳng tay lại. Không bắt chéo hai tay vào nhau hoặc
hướngnhau ở sau lưng. Lòng bàn tay ngửa lên trời khi động tác vừa
chấm dứt.
-Từ từ bị kéo hai tay ra trước như động tác 2. Sau đó lập lại động tác
3, 4 … Cứ thế, hai tay đong đưa lui tới, như quả lắc (Có lẽ vì thế, có
người gọi bài tập này là lắc tay chàng ?).
Sau vài lần đong đưa theo động tác mẫu, hai tay sẽ tự nhiên đong
đưa lui tới theo quán tính, không cần gắng sức. Tuy có vẻ dễ thực
hành, song cũng xin ghi ra dưới đây :
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN GHI NHỚ
-Suốt quá trình tập : Miệng khép tự nhiên, hai hàm răng khít, nhưng
không cắn chặt, môi kín, lưỡi cong lên, và luôn luôn áp sát vào vòm
khẩu cái (hốc trên của miệng) nhằm nối hai mạch Nhâm và Đốc để
khí luân lưu toàn thân. Rất dể quên động tác ép lưỡi này. Không sao
cả, cứ nhẩm đi nhẩm lại trong đầu, lỡ quên thì làm lại chớ đừng
ngưng tập vì sợ hải, sau nhiều lần tự nhiên quen.

-Suốt quá trình tập : Các ngón chân bấm chật vào đất hoặc ván gỗ,
không tập trên sàn xi măng hoặc gạch hoa cách đất. Tốt nhất, tập
trên ván gỗ kê nghiêng cách mặt đất chừng 15 độ. Truớc cao sau
thấp.
-Suốt quá trình tập : Hậu môn luôn thót lại để bế dương khí, không
cho thoát ra : Nếu không thót hậu môn, cứ để tự nhiên mà tập, sẽ có
thể bị trĩ hoặc sa thực tràng (lòi dom) do khí bị dồn ép xuống Đan
điền, tăng sức ép vùng chậu hông. Hô hấp tự nhiên (nhẹ và đều)
nhằm giải thoát này một phần. Bế khí lành, trục khí độc. Rất hay
quên động tác này. Cố ghi nhớ khi quên sực nhớ ra cứ làm lại và cứ
tập. Sau vài buổi tập, tự nhiên điều khiển được. Nhưng phải nhớ hai
chân luôn đứng rộng bằng vai. Người đang bị trĩ, sa trực tràng, sỏi
tiết niệu, đại tiện lỏng do rối loạntiêu hoá hoặc bệnh đường ruột
không nên tập. Hếtđi lỏng, tập nhưthường – Lời khuyên dè dặt.
Người táo bón kinh niên, tập bài nay rất tốt nếu bị trĩ hoặc sa thực
tràng – Lời khuyên theo kinh nghiệm lâm sàng thực tế.
-Ngoài ba động tác cố nhớ và cố sức trên đây, toàn bộ các tác động
còn lại (trừ động tác phẩy tay ra sau) đều tuân thủ nguyên tắc : tự
nhiên, nhẹ nhàng, mềm mại.
-Khi phẩy tay, các khớp xương tay thỉnh thoảng cong lại rồi duỗi
thẳng ra, nhất là khớp cổ tay.
-Khi phẩy tay, mắt luôn nhìn thẳng về một điểm tưởng tượng hoăc có
thật ở phía trước. Tập trung tư tưởng vào các việc : hô hấp đều, ép
lưỡi, bấm ngón chân, thót hậu môn và đếm số lần phẩy tay. Không
nghĩ vu vơ.
-Khi phẩy tay một hồi, cảm thấy mệt mỏi, phải dừng lai ngay. Hôm
sau tập tăng dần. Những buổi đầu, tập phẩy tay từ vài chục lần/buổi.
Dần dần nâng lên 1000 lần đến vài ngàn lần/buổi. Theo kinh nghiệm
bản thân, một buổi tập phẫy 1000 lần mất chừng 30 phút. Tốc độ
phẫy tay tương đương tốc độ đong đưa tay (đánh đường xa) khi ta

bước nhanh.
-Tập mỗi ngày 1-2 lần. Buổi sáng, sau khi đánh răng rửa mặt, làm vệ
sinh thân thể. Buổi tối, sau khi làm vệ sinh thân thể, tập xong lên
giường ngủ luôn. Nhớ kỹ sau khi tập, không được dùng nước lạnh
hoặc nước ấm để lau rửa thân thểvì sẽ làm tiêu hao nguyên khí.
-Vấn đề phản ứng : Mới tập ít buổi, giai đoạn khí huyết đang lưu
chuyển, biến hoá sẽ sinh ra một số phản ứng của cơ thể (người có,
người không) : hắt hơi, trung tiện nhiều, tê đầu ngón tay, đau đầu
ngón chân, cảm giác nóng lạnh bất thường, cảm giác kiến bò, chấn
động trong mình. Đó là do lâu nay khí huyết uế, huyết trọc bị ứ đọng,
kinh lạc có chỗ bất thông. Nay do tập luyện đúng cách, khí huyết
được thanh lọc, khí uế huyết trọc được trục dần ra ngoài, xuống
dưới, kinh lạc được khai thông lưu chuyển tạo nên các triệu chứng
trên. Đó là các dấu hiệu tốt. Tập lâu dần,tự nhiên khí huyết bình hoà,
kinh lạc thông suốt, cơ thể trở nên khoẻmạnh, không còn các dấu
hiệu trên.
KẾT LUẬN
Đặc điểm cơ bản của phẩy tay là : Thượng hư – Hạ thực. Làm cho
trênn rỗng, dưới đầy. Trên nhẹ, dưới nặng, động tác nhu hòa, tinh
thần tập trung, hai tay đong đưa mềm dẻo theo đường cong của Thái
cực làm cho có thể cải thiện được tình trạng Thượng thực – Hạ hư
của những người có thể chất yếu, tiên thiên bất túc, hậu thiên bất
tục, những người lao tâm khổ trí, uẩn ức ưu phiền, quân hỏa suy,
tướng hỏa vượng, gây nên chứng trên nặng dưới nhẹ, đầu váng, mắt
hoa, đau nhức mình mẩy, mất ngủ về đêm, buồn ngủ lúc làm việc,
chân tay uể oải, đại tiện táo kết, tiểu tiện đỏ, đi đứng liêu xiêu, tai ù,
mắt mờ. Tình trạng trên được cải thiện, phần dưới được kiên cố nên
nặng, phần trên cần linh hoạt nên nhẹ, đều được như ý. Bệnh tật sẽ
tự tan biến đi.
CHỈ ĐỊNH

-Các chứng đã nêu trong phần yếu luận.
-Bồi bổ chân nguyên, thanh lọc khí huyết, tăng cường sinh lực và sự
mền dẻo, độ bền của cơ lực và trí nhớ.
-Tự nhiên chữa được các chứng đau lưng, đau cơ khớp, đau mỏi vai
gáy, cánh tay, uể oải mệt nhọc, biếng ăn …
CHỐNG CHỈ ĐỊNH (theo thực tế lâm sàng) :
-Trĩ nặng, sa trực tràng, sỏi tiết niệu.
-Bệnh tim mạch nặng, có dấu hiệu suy tim.
-Thận trọng với các chứng : Cao huyết áp kịch phát, động kinh, rối
loạn tiền đình, u não, glaucome …
-Tạm dừng tập khi : Bị đi lỏng, thai cuối kỳ, đang hành kinh.
KINH NGHIỆM BẢN THÂN
-Gần 50 tuổi, đọc chữ nhỏ không cần đeo kính.
-Mất ngủ (ngủ ít, ngủ không sâu, hay mơ loạn, tỉnh dậy hồi hộp đánh
trống ngực, nặng đầu, trí nhớ kém sút, chán ăn, sức làm việc giảm)
hàng tháng trời. Tập bài này, ngay lần đầu tiên đã có một giấc ngủ
say, sáng dậy thấy sảng khoái. Nay có thể thức thâu đêm làm việc.
-Táo bón : Hay bị táo bón, tập đến ngày thứ 3, khi đi ngoài phân
nhuyễn, cảm giác êm ái. Nay hết táo bón đã nhiều năm.
-Đau lưng : Trước đây, ngồi hay đứng lâu độ một giờ, thấy lưng đau
êẩm. Nay có khả năng ngồi đọc sách và viết liên tục 4-5 giờ đồng
hồkhông thấy đau lưng.
Ghi chú
Các chỉ định và chống chỉ định trên đây là dựa vào thưc tế hướng
dẫn cho người bệnh tập luyện rồi đúc rút lại. Cũng chỉ mới dừng ở
mức kinh nghiệm lâm sàng. Cần và mong được tạo điều kiện pháp lý
để tiến hành nghiên cứu nghiêm túc bởi nhiều nhà y học, nhà võ học,
để tổng kết thành một công trình Nghiên Cứu Khoa Học Y học hẳn
hoi.
LỜI CA TRUYỀN KHẦU VỀ 16 YẾU LĨNH & LỜI KHUYÊN LỢI ÍCH

CỦA PHẤT THỦ LIỆU PHÁP
Đứng vững chuyển mãi các khớp xương
Gân cốt giản ra, hơi độc tiêu
Hư thực đổi thay hơi khép mở
Khí đều tay chân trăm mạch sống
Trên ba dưới bảy có trọng tâm
Hai chân đứng vững vai trì xuống
Khử bệnh đầu nặng chân nhẹ đó
Tinh khí tràn trề thân nhẹ nhõm
Phẩy tay trị bệnh đúng nguyên nhân
Hơn cả xoa bóp và châm cứu (*)
Khí huyết không thông nảy trăm bệnh
Khí hoà tâm bình bệnh khó sinh.
(*) Xin thưa rõ để tránh hiểu lầm : Đây là lời ca truyền khẩu, người
viếtghi lại đầy đủ, không nhằm chê bai môn xoa bóp và châm cứu, vì
ngườiviết cũng yêu thích hai môn này.
= Vẩy tay và đi bộ – Bài thuốc quý giúp tôi bình thường sau tai biến
mạch máu não
[Nguoicaotuoi, 11/8/2011] – Tôi là Vĩnh Liên, sinh ngày 5-4-1945,
nghề nghiệp viết báo, nghỉ hưu tháng 4- 2005, thường trú tại nhà số
3, ngõ 62 phố Tây Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng. Tôi bị bệnh đái
tháo đường típ 2, gluco trong máu 9,9, máu nhiễm mỡ và huyết áp
cao 160 – 180/90 – 100, phát hiện từ năm 2003.
Với phương châm “hưu nhưng không nghỉ”, sau khi rời nhiệm sở,
nhận sổ hưu, tôi vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội từ thiện
nhân đạo, sinh hoạt các Hội CCB, NCT, đồng môn, đồng ngũ… và
làm CTV với một số báo, tạp chí phát thanh, truyền hình của Trung
ương và địa phương. Quên bệnh tật, quên tuổi tác, tôi vẫn miệt mài
với những chuyến đi thực tế, quay phim, chụp ảnh, viết phóng sự…
Thế rồi, trưa ngày 2-9-2009, cả nhà đang chuẩn bị ăn cơm thì tôi bị

huyết áp tăng cao 200/120, lên cơn co giật, liệt toàn thân và bị cấm
khẩu. May là ngày nghỉ lễ, mọi người ở nhà đông đủ và nhà lại gần
bệnh viện nên chỉ sau 10 phút bị cấm khẩu, tôi đã có mặt tại khoa hồi
sức cấp cứu Bệnh viện Kiến An. Tôi được các thầy thuốc cứu chữa
kịp thời, qua cơn nguy kịch. Sau hơn 3 tuần nằm tại khoa hồi sức
cấp cứu và khoa tim mạch, tôi đã tỉnh táo, nhúc nhắc đi lại được, tự
sinh hoạt cá nhân và được ra viện. Tuy được sống lại làm người sau
đột qụy do tai biến mạch máu não, nhưng tôi vẫn đau đầu, trí nhớ
giảm, chân tay thường bị tê cứng, đi lại khó khăn, nói thường bị dính
lưỡi. Đầu năm 2010, có một bà bạn đồng môn cấp 3 Vĩnh Bảo là
dược sĩ đến thăm, hướng dẫn tôi luyện tập “Vẩy tay Đạt Ma dịch cân
kinh” và khuyên tôi nên tập đi bộ để chữa bệnh. Tôi tập vẩy tay Đạt
Ma dịch cân kinh trong nhà vào buổi sáng và chiều tối. Mỗi lần tập 30
phút với tư thế: Đứng thẳng, ngực ưỡn, hai bàn chân doạng ra song
song rộng bằng vai. Co các đầu ngón chân lại bấm vào mặt sàn nhà.
Lưỡi co lại, đầu lưỡi chạm nhẹ vào nướu và chân răng cửa hàm trên.
Miệng ngậm, răng cửa hàm trên chạm nhẹ vào răng cửa hàm dưới.
Mắt nhắm, hướng về phía trước hơi thở bình thường. Tư tưởng tập
trung trên đỉnh đầu, đầu lơ lửng, bụng mềm, lưng thẳng, thắt lưng
mềm dẻo, hai cánh tay đưa song song ra phía trước, tay duỗi thẳng,
cổ tay cong ngoắt lên trên, ngón tay hướng về phía trước. Đưa 2
cánh tay song song về phía sau hết mức và cụp bàn tay lên, lòng
bàn tay ngửa hướng lên trên. Khi vẩy tay, hậu môn thót lại, bụng
dưới thót, gót chân lỏng, bàn chân cứng, các ngón chân bấm chặt
xuống sàn nhà như đang đứng trên đất trơn. Khi vẩy tay cần nhớ “lên
không – xuống có” nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, còn tay trở
lại phía trước là do quán tính. Sau hai tháng tập vẩy tay, sức khoẻ
của tôi chuyển biến tích cực, đi lại dễ dàng hơn. Sáng ngủ dậy tôi
thường tập vẩy tay từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ l0 phút (40 phút vẩy
2.000 lần). Buổi chiều tập đi bộ lúc đầu tập đi trong nhà, sau vài tuần

đi lại bình thường, tôi liền tham gia CLB đi bộ leo núi từ nhà đến đỉnh
Thiên Văn ở độ cao 116m với đoạn đường gần 3.000 m, cả đi lẫn về
6.000m. Tôi đi bộ, leo núi vào các buổi chiều. Mùa đông đi từ lúc 16
giờ chiều. Mùa hè đi từ lúc 17 giờ. Đi lên đỉnh núi Thiên Văn – nơi
đặt quả cầu ra- đa của đài khí tượng thủy văn Đông Bắc, tôi cùng
mọi người tập 10 – 15 phút dưỡng sinh, rồi quay về. Những ngày
mưa to, gió lớn hay những ngày rét đậm, rét hại thì tôi đi bộ trong
nhà, đi lên đi xuống cầu thang trong nhà chừng 30 phút và 30 phút
vẩy tay.
Sau 6 tháng tập vẩy tay và đi bộ, kết hợp với uống thuốc đái tháo
đường Nilga, thuốc hạ huyết áp AMTIM và hộ tạng đường, hoạt
huyết dưỡng não đều đặn vào buổi sáng hằng ngày, nhờ vậy từ
tháng 8-2010, tôi trở lại làm việc, sinh hoạt bình thường. Thi thoảng
có những chuyến đi thực tế phải xa nhà vài ba ngày, tôi mang theo
thuốc và tiếp tục tập vẩy tay và tập đi bộ. Kiên trì rèn luyện, uống
thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ điều trị, sinh hoạt lành mạnh,
không ham hố, không bê tha rượu chè, không hút thuốc lá, thuốc lào,
làm việc điều độ tùy theo khả năng sở trường của bản thân, quên
hận thù, quên bệnh tật, quên tuổi tác, để sống vui, sống khỏe, sống
có ích đã giúp tôi trở lại bình thường sau đột qụy do tai biến mạch
máu nãon
Vĩnh Liên
(3/62 Tây Sơn, Kiến An, Hải Phòng)
= Tập “dịch cân kinh” khỏi nhiều bệnh mà không mất tiền
Một phương thuốc không mất tiền, cùng một thời gian mà chữa được
nhiều bệnh, đó là luyện tập theo “dịch cân kinh”.
Bài tập không khó, có những lần Báo Người cao tuổi đã giới thiệu,
đưa tin về những người tập đem lại hiệu quả tốt. Tuy vậy, có nhiều
người chưa biết, hoặc chưa tin, còn ngại khó khăn. Vì vậy tôi xin nêu
thêm một minh chứng, cụ thể, sống động của bản thân để mong có

thêm nhiều người biết, tin và nên đi vào tập.
Tôi năm nay cũng vào lớp người “xưa nay hiếm”, có nhiều bệnh tật.
Từ lúc còn ba, bốn mươi, tuổi tôi đã bị bệnh đại tràng và bệnh viêm
họng mãn tính, bệnh suy nhược thần kinh, đau đầu, hay quên, mất
ngủ. Đến tuổi già lại mắc thêm các bệnh viêm phế quản, thiểu năng
tuần hoàn não, đau nhức xương cốt… Tôi cũng rất tích cực chữa
bệnh. Đau đâu chữa đấy. Nghe ở đâu có thầy hay cũng tìm đến. Tôi
đã nằm viện Đông, Tây y đủ cả từ địa phương đến Trung ương.
Bệnh tật đeo đẳng, quanh năm chữa bệnh, nhà lúc nào cũng đủ loại
thuốc. Dẫu vậy, ngày càng kém ăn mất ngủ, người gầy rạc đi, làm
việc gì cũng khó. Cuộc sống sinh hoạt không lúc nào được thoải mái.
Báo Người cao tuổi có phổ biến phương pháp luyện tập “dịch cân
kinh”. Tôi háo hức đi sưu tầm tài liệu, nhờ người hướng dẫn cách
tập. Thế là bắt đầu từ đấy, sáng nào tôi cũng tập “vẩy tay” đúng tư
thế, số lần đạt từ 1.800 đến trên 2.000 lần trong khoảng 30 phút. Một
vài tháng đầu, kết qủa chưa rõ rệt. Tôi kiên trì tập luyện thật đều đặn,
kể cả những ngày đi chơi xa, những ngày mưa gió rét. Bất kể ở đâu,
bất kể thời tiết thế nào buổi sáng vào giờ đã định đều luyện tập đúng
tư thế, đủ động tác và thời gian. Việc tập luyện dần dần đã trở thành
thói quen như cơm bữa, không thể nhịn được.
Do kiên trì tập luyện, cùng với chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi
hợp lí, đến nay qua bảy, tám năm tôi không phải dùng một thứ thuốc
gì đối với những bệnh mãn tính mà sức khoẻ trở lại bình thường. Tôi
đã khỏi hẳn bệnh đường ruột, bệnh viêm họng, phế quản cũng không
tái phát. Bệnh suy nhược thần kinh hầu như cũng không còn. Tôi ăn
tốt, ngủ tốt, không còn bị đau đầu, chóng mặt, trí nhớ được hồi phục.
Bảy, tám năm nay tôi không tăng, giảm cân. Tôi cao 1,65m, cân nặng
dao động 63-65kg. Thế là tôi đã không mất tiền mua thuốc mà lại
khỏi nhiều bệnh. Cuộc sống vui tươi hạnh phúc. Tôi đã có điều kiện
tham gia công tác xã hội, công tác đoàn thể và sinh hoạt cộng đồng.

Viết bài này, tôi cũng gửi lời tri ân đến Báo Người cao tuổi đã phổ
biến bài tập. Cám ơn những người đã rút kinh nghiệm cho tôi tập
luyện. Nhờ kiên trì tập luyện, tôi thực hiện phương châm “Sống vui,
sống khoẻ, sống có ích cho gia đình và xã hội”.
Đào Đính
(Thôn Chiềng, xã Thái Hưng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình;ĐT:
0363.862.931)
= Bài tập “đạt ma dịch cân kinh”
Sau khi Báo Người cao tuổi đăng bài “khỏi nhiều bệnh mà không mất
tiền” của tôi, tôi đã nhận được điện thoại của nhiều người, nhiều nơi
gọi đến.
Người thì chia sẻ kinh nghiệm, người thì khích lệ lòng tin, kiên trì
luyện tập. Đặc biệt, có một số người nhận thấy ích lợi của việc luyện
tập, nên cũng rất muốn tham gia tập luyện. Nhưng chưa biết bài bản
thế nào. Qua điện thoại, tôi không thể truyền đạt được hết ý, nhờ
Báo Người cao tuổi giúp, gửi bài tập đến bạn đọc, để đáp ứng yêu
cầu trên. Dưới đây là tóm tắt tài liệu và sự vận dụng luyện tập của
tôi.
Năm Đinh Sửu (917) thiền sư Đạt Ma, từ Ấn Độ sang Trung Quốc
thuyết pháp truyền đạo. Trong hoàn cảnh, đường sá xa xôi, khí hậu
khắc nghiệt, tình hình an ninh phức tạp, đòi hỏi ông phải có một sức
khỏe phi thường. Ông có phương pháp luyện tập hữu hiệu và cũng
truyền lại cho tín đồ phật tử khi truyền đạo. Sau này người ta gọi là
“Đạt ma dịch cân kinh”. Có người nói, đây là khởi đầu của môn võ
“Thiếu Lâm tự” (chùa Thiếu Lâm) ở Trung Quốc ngày nay. Luyện tập
theo “Đạt Ma dịch cân kinh” có thể chữa được bệnh suy nhược thần
kinh, huyết áp, tim mạch, hen suyễn, dạ dày, đường ruột.v.v…
Sĩ dĩ có tác dụng như thế vì khí huyết lưu thông đều khắp cơ thể, cả
trong lục phủ ngũ tạng, có tác động mạnh đến hệ thống kinh mạch…
Theo quan niệm của Đông y “Thống bất thông, thông bất thống”

(nghĩa là đau là do khí huyết không lưu thông được, khí huyết đã lưu
thông thì sẽ hết đau).
Giới thiệu bài tập
Điều kiện:
Phải có quyết tâm cao và lòng kiên trì bền bỉ.
Phải luyện tập đúng bài bản.
Cách tập:
1.Tư thế:
Đứng thẳng người, đầu óc không suy nghĩ, mắt nhìn vào một điểm
thích nghi. Từ thắt lưng trở xuống cố định, từ thắt lưng trở lên thả
lỏng. Lưỡi chạm hàm ếch. Chân chữ bát hoặc ngang vai (chữ bát tốt
hơn nhưng khó đứng lâu đối với người sức khỏe yếu). Mười đầu
ngón chân bấm đất như người đi đường trơn.
2.Động tác
Lên không xuống có, lên ba xuống bảy (lên nhẹ xuống nặng; lên tay
đưa thấp, xuống tay đưa cao).
Hai tay đưa ra phía trước theo quán tính, mức độ bằng 1/3 của vòng
tay khi tập tạo thành, lấy thân người làm ranh giới.
Đẩy mạnh tay ra phía sau, dùng hết sức, mức độ bằng 2/3 của vòng
tay khi tập tạo thành…
Hai bàn tay xòe ngón, cổ tay thả lỏng, lòng bàn tay quay ra phía sau.
Thót hậu môn, mỗi khi vảy tay mạnh lại đằng sau.
Khi tập cần thở sâu và đều.
3.Thời lượng:
Số lần vảy từ 1.800 – 2.400 lần (khoảng 30′). Tùy theo sức khỏe, lúc
đầu có thể tập ít hơn, rồi số lần sẽ tăng dần lên. Nhưng đạt được
mức độ số lần vảy như trên mới có kết quả theo ý muốn. Một ngày
có thể tập từ 1 đến 2 lần vào các buổi sáng và buổi tối (nếu có điều
kiện cũng không nên tập nhiều quá mức).
Chú ý: Nếu sức khỏe yếu hoặc tập quá sức có thể có phản ứng phụ,

nhưng không quan trọng. Cần kiên trì tập luyện lâu dài, từ hàng
tháng trở lên mới thấy tác dụng rõ rệt.
Đào Đính
(Thôn Chiềng, xã Thái Hưng,
huyện Hưng Hà, Thái Bình ĐT63.862.931)
Copy từ nguoicaotuoi.org.vn
Đạt Ma Dịch Cân Kinh
(Nguyên bản Việt ngữ của Bác sĩ Lê Quốc Khánh
đăng trong nhật báo Người Việt ở Hoa Kỳ)


Bài này được đăng trên nhật báo Người Việt lần đầu vào ngày 17
tháng 11 năm năm 2000. Tiếp theo trên số báo ra ngày 24 tháng 2
mới đây cũng đăng thêm bài Kinh nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân
Kinh. Nay do sự yêu cầu của nhiều độc giả, chúng tôi in lại bài đầu
tiên về Dịch Cân Kinh để độc giả tiện tra cứu và tìm hiểu thêm.

1/ Lời thưa:
Sau khi đọc lần đầu tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh, tôi chỉ mỉm
cười, không mấy tin tưởng vì thấy phương pháp chữa trị những bịnh
nan y một cách dễ dàng và quá đơn giản.

Tôi cũng xin tự giới thiệu để quý vị thấy rằng tôi đã được đào tạo và
phục vụ Tây y qua nhiều thời kỳ. Đến nay tôi đã có bốn mươi chín
năm y nghiệp, đã từng làm việc trong các bịnh viện Quân và Dân Y
lớn nhất nhì trong nước Việt Nam Cộng Hòa, đã từng làm việc với
người Pháp. Mỹ và Phi Luật Tân; đã từng là cộng sự viên của Bác sĩ
Đinh văn Tùng, nghiên cứu chữa trị bịnh ung thư qua phẫu thuật
(1936-1965). Tôi muốn nói rằng tôi có lý do để tin tưởng Tây y là một
ngành khoa học có nhiều thành tích đáng tin cậy trong việc bảo vệ

sức khỏe của con người. Cũng vì vậy mà tôi gần như có thái độ thờ
ơ khi tiếp nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh.

Thế rồi một hôm, có người bạn cùng tuổi với tôi (sanh năm 1932) đi
xe đạp ghé thăm. Tôi được nghe anh kể là anh đã khám bịnh ở Bịnh
viện Chợ Rẫy, qua các xét nghiệm y khoa tối tân và các bác sĩ đã
định bịnh cho anh: Ung thư gan, Lao thận.
Anh thấy hoàn toàn thất vọng. Vì nếu vấp phải một trong hai chứng
bịnh ấy cũng đủ chết rồi, huống chi mắc cả hai chứng bịnh nan y
cùng một lúc. Cuối cùng anh có được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân
Kinh. “Cái phao mà anh đã níu được khi đang chới với giữa biển
khơi” . Anh cố gắng tập, kiên trì thực hiện theo đúng tài liệu, và kết
quả là anh đã thắng bịnh tật. Hiện nay anh sống khỏe mạnh bình
thường, làm việc hớt tóc, có khi anh phải đứng hàng giờ để làm công
việc, thế mà anh vẫn bình thường như bao người khác. Từ đó đến
nay, đã bốn năm, anh vẫn tập đều đặn. Nhìn tư thế và sắc diện,
không ai nghĩ là anh đã mắc phải bịnh nan y. Thỉnh thoảng anh đi xe
đạp đến thăm tôi. Cũng từ đó, tôi chú tâm nghiên cứu Dịch Cân Kinh.

Đầu năm 1986, tôi đã truyền đạt tài liệu này cho một người bạn trẻ
bị bịnh lao phổi, không được điều trị đúng cách vì hoàn cảnh bản
thân cũng như xã hội vào thập niên 80. Cuối cùng anh đã gầy guộc
chỉ còn có 32kg trong cơ thể suy nhược, đã mấy lần cứ tưởng là
không qua khỏi. Và anh đã vớt vát chút hy vọng còn lại, anh đã tập
Yoga. Kết quả cơ thể có phần nào phục hồi nhưng vẫn yếu đuối.
Suốt mùa Đông, anh vẫn không ra khỏi nhà, nhìn sắc diện, vẫn lộ
những nét bịnh hoạn.
Sau khi nhận được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh , anh đã cố
gắng kiên trì luyện tập, thời gian đầu bạn tôi cũng gặp những phản
ứng như ghi trong tài liệu. Dần dần anh qua được bước đầu vất vả,

và gần cuối năm 1986, sau bốn tháng luyện tập, anh đã ho tống ra
một khối huyết cứng to bằng trứng chim cút, và sau đó anh từ từ hồi
phục sức khỏe, da dẻ hồng hào, vẻ mặt vui tươi, và mãi đến nay anh
vẫn giữ được sắc thái của người bình thường không bịnh hoạn.

Một trường hợp khác, bạn tôi, sinh năm 1931, bị bịnh Parkinson đã
bốn năm nay, đã chữa trị Đông, Tây y, thuốc gia truyền và nhân
điện Lẽ dĩ nhiên là bịnh không khỏi. Vì bịnh Parkinson cho đến nay,
loài người vẫn bó tay.
Sau khi nghiên cứu và luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, bạn tôi cũng
gặp phản ứng như ghi trong tài liệu. Tuy vậy, anh vẫn kiên trì tập đều
đặn. Tuy hiện nay bịnh Parkinson không lành hẳn, song bịnh được
ngăn chận giới hạn ở mức chỉ rung có hai bàn tay. Còn các khớp,
nhất là khớp tay và chân, vẫn cử động bình thường, không gặp một
khó khăn trở ngại nào mà lẽ ra, đúng theo các triệu chứng điển hình,
thì bịnh càng lâu, các khớp bị cứng và hạn chế cử động cho đến một
lúc nào đó sẽ bị cứng khớp, không cử động được nữa. Bịnh kéo dài
bốn năm nay nhưng anh vẫn sinh hoạt bình thường, có nghĩa là bịnh
bị ngăn chận ở một mức độ có thể chấp nhận được.

Một trường hợp nữa là một anh bạn sinh năm 1930 bị béo phì, cao
huyết áp, rối loạn tiêu hóa kinh niên. Từ hơn ba mươi năm nay, anh
đã dùng vô số thuốc Đông, Tây y và châm cứu nhưng vẫn quanh
quẩn hết chứng này đến tật khác, không ngày nào vắng thuốc. Anh
đã tiếp nhận Dịch Cân Kinh, và sau thời gian tập luyện cũng có
những phản ứng như đã ghi trong tài liệu, và sau đó, anh phục hồi
sức khỏe, nhất là rối loạn tiêu hóa không còn nữa, ít khi phải dùng
thuốc trị cao huyết áp. Anh ca ngợi Dịch Cân Kinh là môn thuốc trị bá
bịnh.


Qua bốn trường hợp mà tôi đã theo dõi hai năm nay, chưa phải là
nhiều, tôi đã phải công nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh là một phương
pháp chữa được nhiều bịnh hiểm nghèo mà hiện nay Tây y nhiều khi
phải bó tay.

Đọc qua tài liệu Dịch Cân Kinh, chúng ta thấy vấn đề kỹ thuật luyện
tập không có gì khó khăn, rất dễ tập. Điều cần nhấn mạnh ở đây là ý
chí, quyết tâm. kiên trì và thường xuyên. Nếu vượt qua được những
điều này, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả
mỹ mãn.

×