Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN hương pháp củng cố kiến thức Tiếng anh lớp 3 qua các hoạt động trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.24 KB, 17 trang )



“Phương pháp củng cố kiến thức Tiếng anh lớp 3 qua
các hoạt động trò chơi”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Nền giáo dục Việt Nam ngày nay đã và đang không ngừng nâng cao chất
lượng dạy và học Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, nhất là chương
trình dạy và học Tiếng Anh trong trường Tiểu học là nền tảng góp phần quan
trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Vì vậy dạy học môn
Tiếng anh cũng mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và
hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá
trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu tương quan.
Chính ở điểm này, tác động của các hoạt động trò chơi tại lớp học có một ý
nghĩa rất quan trọng, nó làm cho người học rất gần gũi, được cởi mở, và quan
trọng hơn là nó có ý nghĩa chủ đạo trong việc tạo ra khuynh hướng “khởi điểm
của sự quan tâm”, sự chú ý của người học đối với nội dung bài giảng, nó khuyến
khích sự quan tâm của người học một cách tự nhiên không gượng ép và bắt buộc
khô cứng. Hơn thế nữa các hoạt động trò chơi gợi sự ham muốn bằng ý tưởng
mới như một chiếc cầu nối hữu hiệu và thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người
dạy và người học.
Chính vì vậy môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cần phải có những đổi mới
mạnh mẽ, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung
tâm, gây hứng thú học tập cho các em bằng các hoạt động bổ ích phù hợp với
nhận thức của các em. Như thông qua các trò chơi, các bài hát, các hình ảnh sinh
động, những câu chuyện ngộ nghĩnh…Các em sẽ lĩnh hội được những kiến thức
và khả năng vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ dàng, củng cố khắc
sâu kiến thức một cách vững chắc tạo tiền đề cho các em học tập tốt hơn ở các
bậc học trong tương lai sau này.
1



II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Là một giáo viên tâm huyết với nghề, yêu nghề, yêu trẻ tôi luôn tìm hiểu
tâm lý của trẻ ở lứa tuổi Tiểu học ( đặc biệt là các em HS lớp 3). Các em đang
còn tuổi ăn, tuổi ngủ nên rất ham chơi, các em học nhanh nhớ nhưng rồi sẽ quên
ngay, nhất là với môn Tiếng anh một môn học hấp dẫn nhưng khác với tiếng mẹ
đẻ, vì vậy các em không có người giúp đỡ khi các em không hiểu bài mà chỉ có
thể học cùng thầy cô và các bạn ở trên lớp, thực tế cho thấy ở trường nông thôn
tôi dạy, nhiều phụ huynh không hiểu sâu sắc sự quan trọng và cần thiết của bộ
môn Tiếng anh mà chỉ chú trọng các môn văn hoá như Toán, tiếng việt…
- Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ,
chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này. Từ
đó, một số em có tâm lý chán học Tiếng anh. Trong các giờ học, đa số các em
thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham gia
phát biểu để tìm hiểu bài học.
Chính vì thế việc gây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một
việc vô cùng quan trọng thường xuyên. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến
động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một
ngôn ngữ: Không có động cơ trẻ sẽ không học - và việc củng cố kiến thức còn
làm khắc sâu hơn những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ
thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá
trình học tập sau này.
Để chất lượng học tập của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là
một chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ
năng học tập toàn diện nhất? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến
thức của bài học? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững mà không
nhàm chán, phải thật sự lôi cuốn, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học.
Từ đó tôi đã kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kỳ I đối với học sinh
khối 3 và kết quả cho thấy:
2



Lớp
Tổng
số HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
3A 27 1 3,7 2 7,4 16 59,2 8 29,6
3B 30 2 6,7 3 10 15 50 10 33,3
Đồng thời sau khi kiểm tra khảo sát tôi tiến hành làm phiếu điều tra hứng
thú học tập của các em.
Kết quả cho thấy:
Lớp Tổng số học sinh
Thái độ
Thích Không thích Lưỡng lự
3A 27 3 20 4
3B 30 5 22 3
Chính vì vậy vai trò và trách nhiệm của giáo viên dạy Tiếng anh không
chỉ dạy học đơn thuần mà cần phải không ngừng tìm hiểu và vận dụng những
phương pháp đổi mới, sáng tạo. xây dựng một môi trường học tập Tiếng anh
thân thiện để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp có ý nghĩa
thông qua các hoạt động trò chơi bổ ích.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp, để khuyến khích học sinh thực hành
bài học theo các tình huống học mà chơi, chơi mà học. Tạo cho các em thấy việc
học Tiếng anh như một trò chơi, như hát một bài hát …các em sẽ khắc sâu trong
trí nhớ và nghi nhớ bài học rất nhanh.
Vì vậy tôi đã vận dụng “Phương pháp củng cố kiến thức Tiếng anh lớp
3 qua các hoạt động trò chơi” vào quá trình giảng dạy trong năm học vừa qua.
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIÁI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải pháp chung:
3


- Quan sát thực tế tình hình học tập của học sinh.Tâm sự gần gũi với các
em để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc …của các em trong quá
trình học Tiếng anh.
- Nghiên cứu tài liệu, sách, báo tạp trí giáo dục…đọc sách giáo khoa,
sách giáo viên…và soạn ra những trò chơi phù hợp.
- Dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Phỏng vấn trực tiếp các em HS sau giờ học mà các em được tham gia
chơi trò chơi với giờ học không được tham gia chơi.
- Tham mưu chặt chẽ với nhà trường:
Sự quan tâm của nhà trường về cơ sở vật chất… tạo điều kiện để GV và HS
có thể tham gia thực hiện các trò chơi…
- Khích lệ các em tham gia các trò chơi trên máy tính như ghép chữ
Tiếng anh… Xem phim hoạt hình phát âm Tiếng anh mà phụ đề Tiếng việt
trên truyền hình nhằm thu hút , lôi cuốn các em vào quá trình tổ chức trò
chơi trong giờ học trên lớp một cách tự nhiên và hiệu quả.
2. Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần
của chương trình.
- Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập
trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
- Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách
chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
- Trò chơi phải phù hợp với năng lực của người hướng dẫn, phù hợp với
yêu cầu cơ sở vật chất của nhà trường….

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học
sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung
khác của bài học một cách có hiệu quả.
4


- Trò chơi không chỉ là phương tiện học tập tốt mà còn là phương pháp
giáo dục tính kiên trì , nhẫn nại và rèn luyện ý chí vì tập thể…
- Trò chơi phải nhằm củng cố, khắc sâu nội dung bài học, góp phần giải
trừ mệt mỏi, căng thẳng trong học tập…
- Trò chơi phải phù hợp trình độ, tâm lý của học sinh:Ví dụ như:
Trò chơi có tính ngôn ngữ: Clap the board, simon says, hang man…
Trò chơi có tính giao tiếp: Describle and draw, find your partner…
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tổ chức các trò chơi trong giờ học:
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi là dạy học thông qua
việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được
hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi
chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và
phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự
đánh giá.
a. Quy trình thực hiện cụ thể:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia
(mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian
chơi, những điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi.

(nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:
5


- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
- Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần
thưởng cho đội đoạt giải.
- Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể
hiện.
b.Một số trò chơi cụ thể:
* Trò chơi 1: Ong tìm chữ.
- Sử dụng trò chơi này trong bài: Unit Eight- Ages- Section A- lesson 1.
book 1.
- Mục đích: Củng cố và giúp học sinh ghi nhớ các số đếm từ 1 đến 10 và
vận dụng kỹ năng sử dụng mẫu câu hỏi tuổi .
- Chuẩn bị:
+ Hai bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như
sau, mặt sau có gắn nam châm.
+ 10 chú ong trên mình có ghi các chữ sau, mặt sau có gắn
nam châm.
6
one two ten
four seven
10
7
2
4

1
5
3
9
6
8


+ Phấn màu
+ Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 5 em. Giáo viên chia bảng làm hai, mỗi
bên bảng một bông hoa và 5 chú ong ở bên dưới không theo thứ tự, đồng thời
giới thiệu tên trò chơi.
Cô giáo có 2 bông hoa, trên những cánh hoa là những con số, còn những
chú ong mang trên mình những chữ tương ứng, nhiệm vụ của các em là dẫn
đường đưa những chú ong về số phù hợp.
Hai đội xếp thành hàng, khi nghe hiệu lệnh ‘bắt đầu’ thì lần lượt từng bạn
đưa chú ong về với số thích hợp . Song bạn thứ nhất tiếp tục bạn thứ hai và cho
đến hết. Cuối cùng đội nào làm nhanh và đúng là đội đó chiến thắng.
* Trò chơi 2: Bingo:
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng nhiều trong phần củng cố từ vựng
cho các em trước khi vào bài học mới.
Ví dụ: Trước khi dạy –Unit 10 – The Weather – Section B – Lesson 1: Cho các
em chơi trò chơi này để ôn lại các từ đã học ở phần A. Để các em bắt đầu vào
học phần B một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Cách chơi: Yêu cầu học sinh nhắc lại khoảng từ 10 - 20 từ các em đã học ở
phần A.
Ví dụ các từ sau: Cloudy, windy, sunny, rainy, weather, one, two, three, four,
five, seven, eight, nine, ten, how, today…
- Giáo viên viết các từ đó lên bảng.
- Mỗi em chọn bất kỳ 5 từ trên bảng.

7
six five eight
nine three


- Giáo viên đọc các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự.
- Học sinh đánh dấu vào các từ đã chọn khi giáo viên đọc từ đó.
- Học sinh có cả 5 từ đã được đánh dấu hô to “ Bingo”.
Giáo viên cùng cả lớp khen gợi học sinh đó bằng một tràng pháo tay.
* Trò chơi 3 : Kim’ game:
- Ví dụ: Unit 11 – Our Pets - Section A - Book 1.
- Hoạt động này nhằm rèn luyện khả năng nhớ từ mới của HS .HS nhớ từ
mới nhanh và tạo phong trào thi đua học tập ở mỗi nhóm trong giờ học.
Chia lớp thành 2 nhóm.
Giáo viên chuẩn bị sẵn 6-8 tranh vẽ .
Yêu cầu học sinh xem tranh trong vòng 20 giây.
Yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ.
Giáo viên cất tranh vẽ và yêu cầu đại diện 2 nhóm lên bảng viết lại tên các từ
phù hợp với các bức tranh.
Nhóm nào viết được nhiều từ và đúng sẽ chiến thắng.


*Trò chơi 4: Simon says:
Hoạt động này giúp hs củng cố lại các câu mệnh lệnh đơn giản qua các hành
động của giáo viên.
-Ví dụ: Unit 6- My classroom – section B – Book 1.
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- GV hô to các câu mệnh lệnh. HS chỉ làm theo mệnh lệnh của GV nếu GV
bắt đầu bằng đoạn ngữ “Simon says”.
-VD: Nếu GV nói “ Simon says: Stand up”. HS sẽ phải đứng dậy. “Simon

says: Close your book”. HS sẽ gấp sách lại.

Simon says: Stand up Simon says: close your book
8


Nếu GV chỉ nói “ Stand up” hoặc “ Sit down” HS không làm theo mệnh lệnh
đó.

Stand up. Sit down
- Nhóm nào có ít HS phạm lỗi nhất là nhóm chiến thắng.

* Trò chơi 5:Gap fill:
- Trò chơi này dùng để củng cố nội dung bài đọc. Cũng có thể dùng trong
nhiều loại bài như: Bài nghe, bài đọc, bài giới thiệu ngữ liệu hay bài thực
hành…
- Ví dụ: Unit 9 – My house – Section B – Book 1.
- GV viết lên bảng một đoạn văn ngắn hay một số câu còn để vài khoảng
trống. Khoảng trống có thể là từ vựng hay ngữ pháp hay cũng có thể là phối hợp,
đoạn văn càng nhiều khoảng trống thì bài tập cành khó đối với HS yếu, GV có
thể cho trước những từ cần điền.
VD: Điền từ còn thiếu trong đoạn văn sau. Dựa vào từ gợi ý( small, big, desk,
bed, is).
This is my house.It is (1)…… This (2)… …my bedroom. It is(3) There is
a (4)… and a chair in the room. There is a (5)…… in the room too.
HS làm việc cá nhân sau đó so sánh với bạn bè cùng cặp, hoặc trong nhóm.
- Gọi HS lên bảng để điền vào chỗ trống.
- Tuyên dương HS làm đúng bằng những tràng pháo tay…
*Trò chơi 6: Survey:
- Kỷ thuật này thường được dùng trong phần Post reading nhằm để củng

cố bài hoc.
- Ví dụ : Unit Seven: Family members – Section B – Book 1
9


- GV nêu chủ điểm hoặc cho những bức tranh theo chủ đề.
- HS làm việc theo từng cặp, lần lượt một em hỏi, một em trả lời sau đó
đổi vai. Vừa hỏi các em vừa ghi chú các thông tin về bạn mình.
- Sau khi HS phỏng vấn xong, GV khuyến khích một số HS tường thuật
lại cho cả lớp nghe những thông tin mà các em đã biết về bạn mình hoặc yêu cầu
các em viết thành câu hoàn chỉnh vào vở.
- VD: GV cho những bức tranh theo chủ đề gia đình:
( VD tranh 1):
+ HS 1: Hello! My name is Lan. What’ your name?
+ HS 2: Hi ! Lan. My name is Nam. Who’ that?
+HS 1: That is my father. His name is Hung.
+ HS 2: And who’ that?
+ HS1: That’s my mother. Her name is Huong.
That’ s my brother. His name is Tung. And me. p
* Trò chơi 7: Noughts and crosses.
- VD : Unit six- My school – Section A – Lesson 1 - Book 1
Giáo viên giải thích cho học sinh trò chơi này giống như trò chơi "ca rô" ở
Việt Nam nhưng chỉ cần 3 "O" hoặc ba "X" trên một hàng ngang, dọc hay chéo
là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô vuông trên bảng. Mỗi ô có chứa một từ hoặc một
tranh vẽ. Giáo viên chia học sinh ra làm 2 nhóm. Một nhóm là " noughts" và một
nhóm là " crosses" (X) . Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm
nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hay một (X). ( Giáo viên có thể làm một câu
mẫu, sử dụng một tranh bất kì trong ô).
0
x

Nhóm nào có 3 O hoặc 3 X trên một hàng ngang,dọc hoặc chéo sẽ chiến thắng.
10
Picture 1
Picture 2


- VD: This is my school.
.
* Ngoài việc sử dụng trò chơi trong các bài học . Sử dụng trò chơi trong phần ôn
tập không những giúp Hs củng cố các kiến thức đã học ở chương đó theo chủ
điểm mà còn tạo không khí hào hứng sôi nổi trong học tập và không bao giờ bị
nhằm chán.
Ví dụ trò chơi : Hái hoa dân chủ
Sử dụng trò chơi này trong phần ôn tập chương 1: Theme one: You and me.
(Self- check- one)- book 1
- Mục đích:Trả lời hoặc nói được một số mẫu câu đơn giản đã học ở
chương I. Theo chủ điểm bạn và tôi.
- Chuẩn bị : Một cây cảnh trên có gắn các bông hoa bằng giấy màu trong
đó có ghi một số câu hỏi bằng tiếng Anh. ví dụ: What is your name ?How old
are you? …….Hoặc bằng tiếng việt: Ví dụ:Em nói sang Tiếng anh câu sau:
“Tạm biệt, hẹn gặp lại….”.

11
- Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp ,
lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa
thì đọc câu hỏi cho cả lớp nghe rồi trình bày câu
trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được
khen và được một phần thưởng.
- Luật chơi: Học sinh xung phong lên bảng
bốc câu hỏi trên những bông hoa và trả lời

- Kết thúc trò chơi:Tuyên dương những bạn
trả lời đúng và nhanh. Giáo viên nhận xét và sửa
những lỗi mà học sinh mắc phải.


Trò chơi: Pastimes
- Mục đích : Kiểm tra vốn kiến thức từ vựng mà HS đã học ở chương 2 theo
chủ điểm Trường học của tôi.( Theme two:My School. (Self check two)
- Chuẩn bị:Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.
- Cách chơi: Giáo viên vẽ hai ông mặt trời có những tia nắng và chia lớp làm
hai đội đồng thời cho mỗi đội một viên phấn duy nhất để lên bảng viết một từ
bất kỳ nào đã học, viết song nhanh chóng truyền phấn cho bạn khác trong đội
mình lên viết.

- Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, các em trong mỗi đội thật nhanh lên
bảng viết một từ bất kỳ, chỉ được viết duy nhất 1 từ cho mỗi lần và có thể nên
nhiều lần, rồi lại truyền phấn cho bạn khác. Kết thúc trò chơi trong vòng 3-5
phút, cả lớp cùng kiểm tra đội nào viết đúng và nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
*Lưu ý trong đội những từ trùng nhau chỉ được tính 1.Kết thúc trò chơi có thể
khuyến khích các em bằng những món quà nhỏ mà cô giáo đã chuẩn bị.
2. Tổ chức trò chơi bằng các bài hát Tiếng Anh. (Lồng ghép các bài hát
Tiếng anh vào các trò chơi để củng cố bài học).
Dựa vào tâm lý vui chơi của các em để các em cùng vui chơi ca hát với
Tiếng anh. Để các em nghe từng câu, từng câu trong bài Tiếng anh và dạy các
em hát lại câu hát đó. Bài hát nên ngắn gọn, dễ nhớ và giải nghĩa Tiếng việt để
các em hiểu. Việc dạy cho các em hát và nghe các bài hát Tiếng anh rèn luyện
12


kỹ năng nghe cho các em. Qua đó ngôn ngữ được lồng vào sẽ được sử dụng

nhiều lần và linh hoạt hơn, khắc sâu hơn
* Luôn tạo cho các em thói quen hát một bài hát Tiếng Anh vào mỗi đầu
tiết học. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học các em bị căng thẳng, mệt
mỏi do học vào tiết cuối cùng, giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc
hai bài hát ngắn, nhẹ nhàng với giọng điệu vui – kèm theo những tiếng vỗ tay
nhịp đôi, rồi nhịp một, nhịp càng lúc càng nhanh rồi chấm dứt, nhằm trả lại sự
phấn chấn, rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp học.
* Kết hợp một vài động tác hay điệu bộ phù hợp trong lúc hát. Hát kết
hợp chơi như “Hát thi” (không hát lại một trong những từ của chủ điểm đã được
hát trước theo quy định của giáo viên).
* Hình thức hát đuổi là cách hát vui nhộn và mang tính giáo dục rất có ý
nghĩa, nó gây được sự ham thích của học sinh. Hát đuổi (với 2 hoặc 4 nhóm) tạo
cho người hát, các nhóm, các bè và cả người nghe một cảm giác lộn xộn lúc ban
đầu khi các nhóm hát khác nhau (khác về lời nhưng nhạc vẫn đi theo một mẫu
giống nhau), rồi sau cùng lại giống nhau – cùng hát một câu. Nếu hát được
đúng, ta đã giúp tạo ra lòng tự tin, tính độc lập cho các em, không nghe theo,
không làm theo người hát bè khác. Khi đó, chắc chắn các em sẽ rất vui và còn
hãnh diện nữa…Ngoài ra vào cuối năm học, việc giới thiệu một hoặc hai bài hát
ở chương trình Tiếng Anh lớp 3 không những có thể giúp cho các em giải trí ,
ham học hơn mà còn mang tính giáo dục rất cao.

Sau đây là một số bài hát ví dụ dành cho các em học sinh tiểu học mà tôi
tự soạn và áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
* Chủ điểm giao tiếp:
Unit 1: HELLO
13
HỌC SINH SAY SƯA HÁT CÁC BÀI HÁT TIẾNG ANH


Bài hát giúp các em ôn lại lời chào nhau khi gặp mặt và khi tạm biệt. Ôn

lại mẫu câu hỏi thăm sức khỏe: “How are you?”I am fine, thank you.
* Chủ điểm trường học:
.
Unit 5: MY SCHOOL
Bài hát giúp học sinh giới thiệu về vị trí, đặc điểm của trường và lớp học
của mình. Sử dụng “This is ……… và That is ……… ”. Đồng thời giáo dục các
em iết yêu quý và bảo vệ ngôi trường thân yêu của mình.
* Chủ điểm gia đình:
Unit nine: MY HOUSE
Bài hát giáo dục cho HS tình cảm gắn bó với ngôi nhà của mình đồng thời
củng cố kiến thức cho các em khi giới thiệu về nhà , các phòng và đặc điểm của
chúng.
* Các bài hát thuộc chủ điểm khác: (Thế giới xung quanh em)
Unit 11: OUR PETS
Bài hát ôn lại các từ chỉ tên các con thú cưng một âm tiết đã học như:
dog, cat, fish, bird. Qua đó kết hợp giáo dục cho các em biết yêu thương và bảo
vệ các loài động xung quanh mình.
3. Tổ chức trò chơi trên công nghệ thông tin.
(Ứng dụng công nghệ thông tin để các hoạt động trò chơi thêm sinh động).
Ưng dụng CNTT trong trò chơi sẽ giảm được thời gian viết bảng, tạo
thuận lợi để nhắc lại kiến thức đã trình bày và lưu giữ bổ xung vào bài học một
cách dễ dàng.
14


Khi tiếp cận công nghệ thông tin với hình thức mới lạ mà hấp dẫn.Các em
được tiếp cận và làm quen với hình ảnh trực quan sinh động hơn, các em say sưa
và sôi nổi hơn trong bài học.
Ví dụ: Unit 10 – The Weather – Section B – Book 1.
Củng cố bài học về thời tiết bằng trò chơi “Những con số may mắn”.

Lucky numbers: Chia lớp thành 2 nhóm.GV đưa lên hình ảnh khoảng 2 số là
những con số may mắn.Chọn trúng con số may mắn được cộng 2 điểm và không
phải trả lời câu hỏi nào.Còn lại khoảng 4 con số, mỗi con số là một câu hỏi, trả
lời đúng sẽ được 2 điểm.Trả lời sai nhóm khác được quyền trả lời. Kết thúc trò
chơi nhóm nào được nhiều điểm sẽ là nhóm chiến thắng.

4. Khích lệ học sinh củng cố bài học bằng thi sáng tác thơ:
Thường xuyên thay đổi các hình thức chơi trong giờ học Tiếng Anh Tiểu
học là rất cần thiết. Các em sẽ không bị nhàm chán mà liên tục được cuốn hút
vào bài học bằng các trò chơi đơn giản nhưng mang tính thi đua tập thể rất cao.
Ví dụ như khích lệ các em củng cố từ vựng bằng tự ghép từ mới thành những
vần thơ.
Cách chơi: Chia lớp thành 2 hoặc 4 nhóm. Trong thời gian 5 -7 phút nhóm nào
tự sáng tác ra những vần thơ hay và đúng sẽ chiến thắng.
Ví dụ 1: Unit nine: My House: Ví dụ 2: Unit twelve: Our Toys
My house là nhà của tôi Hello chào bạn doll là búp bê.
There is… có ít, there are… có nhiều. New nghĩa là mới đẹp lại là nice .
Chair là cái ghế còn room là phòng. Ball là quả bóng five là số năm.
To là big, ngôi nhà là house. Robot người máy he là anh ta.
Kitchen là bếp, nhỏ là small.
Here đây too cũng my là của tôi.
5. Sáng tạo trong các trò chơi dạy học Tiếng anh.
15


(VD: Unit six: My class room- Section A )
Những phút đầu tiên, cô giáo giới thiệu từ mới. Một cái túi được đưa ra,
bên trong là những vật đơn giản đã học như: Quyển sách, vở, cái bút, thước ,
tẩy,… Mỗi em được phát một cái khăn bịt mắt. Sau đó lần lượt từng em lấy từng
đồ vật trong túi ra và nói lên chúng bằng Tiếng anh. Nếu vật nào không biết HS

có thể hỏi thầy, hỏi bạn bằng Tiếng anh. Phương pháp này giúp các em nhớ từ
rất nhanh và chất lượng.
Tổ chức cho các em vui chơi bằng Tiếng anh trong các giờ hoạt động
ngoại khoá là rất thiết thực và bổ ích. Như dẫn các em ra ngoài vườn trường để
các em biết thêm các tên loài cây, loài hoa…Tổ chức các cuộc thi vẽ , tổ chức
các cuộc thi olympic Tiếng anh cấp trường, hay các cuộc thi khác có lồng Tiếng
Anh… vừa giúp các em vui chơi tập thể vừa giúp các em học Tiếng anh một
cách thoải mái, tự nhiên…
C. KẾT LUẬN
Tạo ra những giờ học tiếng Anh thân thiện bằng phương pháp “học mà
chơi, chơi mà học” không những mang lại cho các em niềm say mê trong học
tập mà còn củng cố kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc và dễ
hiểu.Các em dễ dàng vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống
xung quanh các em một cách có hiệu quả.
Qua hai năm nghiên cứu và thử nghiệm. Bằng nhiều nổ lực của thầy và
trò, kết quả học tập của các em ngày một tiến bộ hơn, các em hăng say trong học
tập và mạnh dạn, cởi mở chứ không rụt dè như trước.Tuy kết quả chưa thật cao
nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Một điều
thật thú vị là tôi đã bắt gặp các em HS chơi các trò chơi bằng Tiếng Anh trong
các giờ giải lao, bắt gặp các em hát nghêu ngao những bài hát ngắn, hay nói
16


chuyện, chào hỏi nhau bằng những câu, những từ Tiếng anh đơn giản mà đã
được tôi lồng vào các hoạt động trò chơi trong mỗi giờ học.
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm khối lớp 3 bằng phương pháp trên, tôi
đã thu được kết quả cuối năm như sau:
Lớp
Tổng
số HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
3A 27 10 37 12 44,4 5 18,5 0
3B 30 12 40 14 46,7 4 13,3 0
Tiến hành làm phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh.
Kết quả cho thấy:
Lớp Tổng số học sinh
Thái độ
Thích Không thích Lưỡng lự
3A 27 24 3 0
3B 30 26 4 0
Kết quả trên cho thấy việc vận dụng phương pháp củng cố kiến thức
Tiếng anh lớp 3 qua các hoạt động trò chơi đã mang lại kết quả bước đầu. Vì
vậy đổi mới phương pháp dạy và học Tiếng Anh theo hướng lấy học sinh làm
trung tâm là rất quan trọng và cần thiết.

-Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra từ thực tế dạy và học ở
trường nơi tôi công tác trong năm học 2010- 2011. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp từ các bạn đồng nghiệp và các đồng chí lãnh đạo để đề tài được hoàn
thiện hơn và bổ sung vào phương pháp dạy Tiếng Anh đạt chất lượng cao hơn.

17
Học sinh lớp 3B trong giờ học Tiếng Anh

×