MỤC LỤC
3.Bách khoa toàn thư mở (2008). Những Các trận lũ lụt lớn ở Hà Nội và miền Bắc. [Internet].
10/11/2008. Lấy từ: URL: 22
5.Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương – Văn phòng Ủy ban quốc
gia tìm kiếm cứu nạn (2008). Công điện khẩn về tình hình lũ lụt [Internet]. 04/11/2008 Lấy từ:
URL: 22
6.Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội (2008). Đoàn công tác nắm tình hình sau lũ. [Internet}.
17/11/2008. Lấy từ: URL: 22
7.PV (2008). Giải bài toán rác thải sau mưa lũ. [Internet]. 15/11/2008. Lấy từ: URL:
22
Các bài báo, tạp chí, sách tham khảo 22
1.Trường Đại học Y tế công cộng (2003). Nhân học y tế ứng dụng. Hà Nội 22
2.Vũ Cao Đàm (1998). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản khoa học. Hà Nội. .22
3.Judith Green (2004). Qualitative Methods for health Ressearch. SAGE Publication 22
4.Hahn R.A (1995). Seckness and healing: an anthropological perpective. Yale University Press 22
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những vấn đề về hệ thống cấp thoát nước ở Hà Nội từ lâu đã được đặt ra
nhưng vẫn chưa được giải quyết hiệu quả. Nhiều khu vực vẫn thường xuyên rơi vào
tình trạng thiếu nước sạch và nước sinh hoạt. Bên cạnh việc cấp nước không đủ đó
thì việc thoát nước cũng chưa đạt yêu cầu. Vào những ngày nắng ráo thì vấn đề
thoát nước dường như là “tảng băng chìm”, không được chú ý tới. Nhưng cứ sau
mỗi đợt mưa dù lớn hay nhỏ thì trong nội thành Hà Nội vẫn diễn ra tình trạng ngập
úng. Và trận lụt xảy ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008 vừa
qua đã khiến tất cả mọi người phải suy nghĩ.
Sau 5 ngày mưa liên tiếp, hàng loạt tuyến phố nội đô cũng như khu vực ngoại
thành đã chìm trong biển nước. Tính đến ngày thứ hai, lượng mưa đã đạt mức 800 mm
trên nhiều phần đất của thủ đô (điển hình ở Hà Đông 812,19 mm), tạo ra cảnh lũ lụt
nghiêm trọng nhất kể từ 35 năm nay. Lượng mưa đo ở phố Láng Hạ là 340 mm trong khi
mức kỷ lục năm 1984 là 394 mm, lượng mưa tại Hà Đông đã đạt gần 500 mm, vượt xa
mức lịch sử năm 1978. Tại trung tâm thành phố, lượng mưa cũng vượt qua kỷ lục năm
1984 ( ghi nhận vào 10.11.1984 lượng mưa bình quân là 394,9mm).
Trận lụt này đã gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản: có 27 người bị thiệt
mạng do chết đuối, do bị rơi xuống cống và bị nước cuốn trôi. Nước sông Hồng
dâng cao làm tràn ngập hơn 15 ngàn căn nhà. Hàng ngàn người phải di tản của cải
trong nhà lên những vùng đất cao ráo hơn. Không những thế, nước đã cuốn trôi
nhiều nhà cửa, cầu cống và đường lộ. Nhiều đồ đạc như bàn ghế sopha, tủ lạnh, vật
dụng nhà bếp do nước ngập nhanh không kịp di chuyển và bị ngâm trong nước lâu
nên đã mục, hỏng. Mỗi gia đình trong khu vực chịu ảnh hưởng của trận lụt bị thiệt
hại ít nhất 5 triệu đồng, có nhà vài chục triệu đồng, đặc biệt những hộ gia đình nhà
một tầng thiệt hại là rất lớn.
Trận lụt đã gây ra ảnh hưởng tới mọi mặt của xã hội, tuy nhiên những hậu quả
về môi trường sau lụt được nhận định là nghiêm trọng nhất. Sáng ngày 7/11, khi
nước rút hết đã biến khu vực ngập nước trở thành khu vực ngập rác. Vấn đề đặt ra
chính là công tác vệ sinh môi trường ở những khu vực đó để hạn chế tối đa dịch
bệnh có thể phát sinh sau lũ. Thói quen vứt rác bừa bãi đã có những tác động xấu
tới môi trường và nó càng được thể hiện rõ trong trận lụt vừa qua. Rác tích trữ trong
nhiều ngày được người dân mang đi vứt. Mọi người chỉ cần rác không còn trong
2
nhà mình là được mà họ không quan tâm rác đó đi đâu và được xử lý như thế nào.
Những đống rác để không đúng nơi quy định hay chưa kịp xử lý đó có thể gây ô
nhiễm môi trường và tác động xấu tới sức khỏe người dân.
Phường Định Công là một trong những nơi trũng nhất của quận Hoàng Mai.
Tính cho đến ngày 11/11, tức là gần 2 tuần sau trận "đại hồng thuỷ”, quận Hoàng
Mai, “rốn” nước của nội thành Hà Nội vẫn ngập trong rác. Bao nhiêu rác thải từ các
quận khác cũng dồn về đây và đang được nhân đôi, nhân ba bởi người dân tiến hành
dọn nhà, phường Định Công bị ngập trong biển nước cả chục ngày, công nhân vệ
sinh môi trường không thể tiếp cận được để thu gom rác thải, trong khi lượng rác
trong dân vẫn không ngừng ùn ùn đổ ra. Người dân không có nơi để vệ sinh, buộc
phải xả thẳng chất thải ra các tuyến phố.
Rác thải sinh hoạt của người dân cũng như xác súc vật chết đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường và là nguồn phát sinh các dịch bệnh, đe dọa trực tiếp
tới sức khỏe người dân. Tuy nhiên, với lượng rác thải quá lớn như vậy thì đó quả
thật là công việc quá sức đối với các nhân viên vệ sinh môi trường. Vì thế, môi
trường sau trận lụt bị ô nhiễm nặng nề, hơn lúc nào hết, cần được sự quan tâm của
cả người dân cũng như các cấp các ngành có liên quan để nhanh chóng khắc phục
được tình trạng đó.
Với những vấn đề bức thiết đặt ra trên đây, nhóm chúng tôi nhận thấy tầm
quan trọng và sự cần thiết của việc cần phải có một nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ
hơn về hậu quả môi trường sau lũ lụt, đặc biệt là từ quan điểm của người dân. Vì
đây là một sự kiện mới nên chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nó hoặc có nhưng
lại chưa tập trung vào quan điểm của nguời dân. Vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi
quyết định chọn đề tài: “Quan điểm của người dân về vấn đề môi trường sau trận
lụt cuối tháng 10 – đầu tháng 11 năm 2008 tại Hà Nội”. Trong giới hạn của một
nghiên cứu nhỏ, chúng tôi đã chọn phường Định Công – một trong những nơi chịu
hậu quả nặng nề nhất của trận lụt này làm địa điểm nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm có thể gặp phải những khó khăn do thiếu
kinh nghiệm, hạn chế về nguồn lực và các nguyên nhân khách quan khác có thể
mang lại. Vì vậy, nghiên cứu có thể gặp một số thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến nhận xét và bổ sung để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
3
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu quan điểm của người dân về vấn đề môi trường sau trận lụt cuối
tháng 10 – đầu tháng 11 tại Hà Nội.
2. Mục tiêu cụ thể
1. Tìm hiểu quan điểm của người dân về ảnh hưởng của trận lụt đến môi trường.
2. Đưa ra quan điểm của người dân về hậu quả môi trường ảnh hưởng đến sức
khỏe của họ.
3. Tìm hiều về quá trình tự khắc phục những hậu quả môi trường sau trận lụt
của người dân.
III. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người dân ở phường Định Công, quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội - nơi chịu hậu quả nặng nề nhất của trận lụt cuối tháng 10, đầu
tháng 11 năm 2008 để làm nghiên cứu này.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cho nghiên cứu này,
bởi lẽ, nghiên cứu định tính mang tính tích lũy và tổng thể, áp dụng cho những
trường hợp mà cộng đồng ít hiểu biết về vấn đề và hoàn cảnh xã hội quan trọng.
Với đặc điểm là tìm hiểu ý nghĩa của các hiện tượng, sự kiện xã hội trong mối
tương quan với bối cảnh xảy ra các sự kiện đó (theo quan điểm diễn giải luận);
các số liệu thu thập được thường thể hiện dưới dạng văn bản mô tả bản chất và ý
nghĩa của hiện tượng; giúp hiểu biết sâu hơn về hành vi, hiểu biết của cộng đồng
về một vấn đề; giúp thiết kế các công cụ điều tra chính xác hơn, nghiên cứu định
tính chắc chắn sẽ mang lại nhiều thông tin nhất cho nghiên cứu này và sẽ là
phương pháp tối ưu trong một trường hợp hiếm gặp, một trận lụt chưa từng có ở
thành phố Hà Nội như thế này.
IV. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
4
1. Thảo luận nhóm trọng tâm
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu được những quan điểm của người dân về hậu quả của vụ lụt từ
nhiều phía, từ đó có được những đánh giá khách quan hơn.
b. Nội dung tiến hành
- Chuẩn bị
+ Tìm hiểu địa bàn phường Định Công, xin giấy giới thiệu của Nhà trường và
làm việc trước với chính quyền phường.
+ Chuẩn bị bảng hướng dẫn phỏng vấn.
+ Dụng cụ: giấy giới thiệu, bộ câu hỏi, bút, giấy, máy ghi âm
+ Lựa chọn địa điểm thích hợp, tiện cho người dân: nhà văn hóa, ủy ban nd
phường
+ Báo cáo với chính quyền địa phương về mục tiêu và nội dung của buổi thảo
luận, có thể nhờ sự giúp đỡ của chính quyền để liên lạc với những người dân tham
ra thảo luận
+ Liên hệ trước với những người sẽ tham ra thảo luận, nói trước với họ ngày,
giờ và địa điểm cụ thể.
- Tiến hành
+ B1: Giới thiệu, trình bày mục đích và mục tiêu của thảo luận.
+ B2: Đặt ra những câu hỏi và mọi người lần lượt cho ý kiến.
+ B3: Điều chỉnh một số ý kiến của mọi người đảm bảo đi đúng chủ đề, trả lời
vào trọng tâm câu hỏi.
+ B4: Ghi chép và tóm tắt những ý kiến của mọi người, tổng hợp lại kết quả.
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: những quan điểm đưa và được nhiều người đã đồng ý, vì vậy, đảm
bảo được tính khách quan của thông tin.
- Nhược điểm: có nhiều ý kiến khác nhau, trái ngược, khó tổng hợp, nhiều
người sẽ không tham ra thảo luận hoặc có thái độ thảo luận không tốt.
2. Phỏng vấn sâu
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu được những suy nghĩ, thái độ, nhận thức chủ quan của người dân
5
về hậu quả của vụ lụt.
- Thu thập thông tin để hiểu biết sâu hơn về hậu quả của vụ lụt
b. Nội dung tiến hành
- Chuẩn bị
+ Tìm hiểu trước vấn đề, thu thập những thông tin đầu tiên, có thể là chính thống
hoặc không chính thống: qua TV, đài báo, phim tư liệu, blog, bạn bè…về vụ lụt.
+ Đưa ra bộ câu hỏi phỏng vấn cộng đồng về hậu quả của vụ lụt dựa trên các
hiểu biết đã có được.
+ Tìm hiểu địa bàn phường Định Công, xin giấy giới thiệu của Nhà trường và
làm việc trước với chính quyền phường.
+ Chọn ra một số hộ gia đình đại diện để phỏng vấn. Yêu cầu chọn: đủ thành
phần: giàu- nghèo, đang công tác- nghỉ hưu, công nhận viên- lái xe, có con nhỏ- con
đã trưởng thành, người già- trẻ em.
+ Với mỗi hộ gia đình: cử 2 thành viên đi phỏng vấn: 1 người hỏi,1 người
nghe và ghi chép.
+ Dụng cụ: giấy giới thiệu, bộ câu hỏi, bút, giấy, máy ghi âm, bản đồ hành
chính phường (nếu cần).
- Các bước tiến hành
+ B1: Giới thiệu, trình bày mục đích và mục tiêu của buổi phỏng vấn
+ B2: Người hỏi tiến hành hỏi từ từ tất cả các câu hỏi trong bộ câu hỏi (không
phải hỏi lần lượt để tránh chặn dòng suy nghĩ của đối tượng được phỏng vấn).
+ B3: Tổng hợp kết quả, phân tích và chỉnh sửa bộ câu hỏi nếu có vấn đề phát sinh.
- Lưu ý: khi hỏi cần nói từ từ, rõ ràng, giải thích lại nếu đối tượng phỏng vấn
chưa thực sự hiểu câu hỏi, phải có tương tác bằng các cử chỉ ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ trong quá trình phỏng vấn, tránh câu hỏi gợi ý, dẫn dắt. Đồng thời trong lúc này
thì thành viên còn lại nghe và ghi chép lại các thông tin và hộ trợ người hỏi nếu thấy
cần thiết.
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm
+ Tương đối dễ tiến hành, ít tốn kém.
+ Thu thập được nhiều thông tin và hiểu biết về vấn đề nghiên cứu.
6
+ Đánh giá được đúng thực chất thái độ, suy nghĩ của người dân về hậu quả
của vụ lụt.
- Nhược điểm
+ Thông tin thu được là chủ quan, có thể không chính xác và không mang tính
đại diện.
+ Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp cộng đồng tốt, nhanh nhạy, nhiệt tình.
3. Phân loại giàu nghèo
a. Mục tiêu
- Phân loại giàu nghèo giúp ta có thể phân chia cộng đồng thành các nhóm, dễ
dàng hơn cho việc đánh giá và phỏng vấn sâu.
- Đánh giá được tình trạng khắc phục hậu quả sau trận lụt có liên quan đến
giàu nghèo trong khu vực.
- Đánh giá được quan điểm của người dân để có các thay đổi phù hợp với nội
dung nghiên cứu.
b. Nội dung tiến hành
- Chuẩn bị:
+ Nhóm nghiên cứu cử ra 2 người: 1 người điều hành thảo luận và 1 thư kí ghi chép.
+ Số lượng người dân khoảng 10 người/cụm dân cư, đại diện cho cộng đồng
về tuổi, giới, thành phần kinh tế.
+ Địa điểm: chọn nơi đủ chỗ ngồi, yên tĩnh, thoáng đãng (có thể chọn nhà tổ
trưởng dân phố, nhà văn hóa cụm, )
+ Dụng cụ: giấy, bút, máy ghi âm thu thập lại thông tin thu được, giấy màu để
quy định giàu nghèo.
- Tiến hành
+ B1: Người điều hành giải thích ý nghĩ, lợi ích của phân loại giàu nghèo.
+ B2: Lập danh sách các hộ trong cộng đồng, viết tên chủ hộ lên mỗi mảnh giấy.
+ B3: Thảo luận nhằm đưa ra tiêu chuẩn giàu nghèo của chính cộng đồng mình
bằng cách đưa ra một số gia đình cụ thể làm ví dụ, dựa vào đánh giá để xây dựng tiêu
chuẩn,
+B4: Các thành viên trong nhóm tự phân loại cho từng hộ gia đình trong cộng
đồng của mình, lập được danh sách phân loại giàu nghèo.
+ B5: Sau khi có được danh sách phân loại giàu nghèo, nhóm sẽ đại diện đưa
lên bản đồ cộng đồng và tiếp tục thảo luận đến mối liên quan, ảnh hưởng qua lại
giữa hậu quả trận lụt và phân loại giàu nghèo.
+ B6: Tiến hành kiểm tra lại các thông tin.
7
- Thời gian tiến hành: 3-4 h
- Chú ý
+ Tránh gây ấn tượng là cuộc điều tra vì dễ gây ra mặc cảm cho người dân.
+ Danh sách các hộ gia đình giới hạn trong một khoảng nhất định.
+ Không so sánh các cộng đồng với nhau.
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: tạo điều kiện để mọi người trong cộng đồng cùng được tham gia
phân loại giàu nghèo, số người tham gia càng đông thì kết quả càng tránh được sai
sót.
- Nhược điểm: dễ mất nhiều thời gian để giải thích đưa đến thống nhất về
quan điểm phân loại, một số cá nhân có thể đưa ra các ý kiến tiêu cực và cách nhìn
phiến diện dẫn tới kết quả thiếu chính xác.
4. Vẽ bản đồ
a. Mục tiêu
- Lôi cuốn người dân tham gia vào thảo luận, nhìn nhận và chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm của họ trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại địa bàn họ sinh
sống.
- Thu các thông tin cần thiết về phân bố giàu nghèo, phân bố yếu tố ảnh
hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.
- Tạo sức mạnh và lòng tin cho người dân khi bàn bạc, thảo luận về chính
cộng đồng của họ.
- Là khởi điểm cho các hoạt động khác trong quá trình nghiên cứu có sự tham
gia của cộng đồng.
- Thu thập các thông tin: các địa điểm ở khu vực Định Công - Hà Nội bị ngập
nặng nhất, phân bố các hộ giàu nghèo trong khu vực, nguồn nước, các nguồn lực
sẵn có trong cộng đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả, các khu vực có ảnh hưởng tới
sức khỏe người dân nhiều nhất.
b. Nội dung tiến hành
- Chuẩn bị
+ Chọn 5-10 người dân đang sinh sống tại khu vực phường Định Công gồm
nhiều thành phần: già, trẻ, nam, nữ.
+ Chọn nơi thích hợp để vẽ như Ủy ban nhân dân phường Định Công.
+ Chuẩn bị dụng cụ vẽ: giấy, bút…
+ Nhờ người dân vẽ bản đồ của những khu vực bị ngập nặng nhất theo các
điểm chủ chốt đã nêu trên.
8
+ Thảo luận với người dân về những vấn đề họ đưa ra để tìm hiểu, chia sẻ
kiến thức với họ.
- Tiến hành
+ B1: Xác định ranh giới, các mốc chính trong địa bàn mình nghiên cứu. Chọn
ký hiệu cho từng chủ đề.
+ B2: Người điều hành thường xuyên đặt các câu hỏi vì sao lại làm như vậy…
để tăng cường sự bàn bạc. Không nên so sánh hoặc phê phán các ý kiến tham gia vì
như vậy sẽ khiến họ hạn chế đóng góp ý kiến.
+ B3: Sau khi hoàn thành bản đồ, người điều hành phân tích ý nghĩa của bản
đồ cũng như công dụng của nó trong nghiên cứu của nhóm, sử dụng bản đồ đó để
áp dụng cho bước lập kế hoạch phát triển cộng đồng.
+ B4: Sao chụp hoặc vẽ lại bản đồ, không nên lấy bản gốc do người dân vẽ.
c. Ưu nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm
+ Lôi cuốn sự tham gia của người dân để họ có cơ hội bàn bạc, đưa ra các ý
kiến, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề của chính cộng đồng họ.
+ Tạo không khí bình đẳng, tự tin cho người dân.
- Nhược điểm
+ Là kỹ thuật khó thực hiện, đòi hỏi kỹ năng của người điều hành diễn giải ý
nghĩa của việc làm này để người dân tham gia.
+ Mất nhiều thời gian để triển khai phương pháp.
5. Lịch thời vụ
a. Mục tiêu
- Xác định các hoạt động chính của người dân phường Định Công trong thời
gian 1 năm.
- Xác định những thay đổi theo chu kỳ, các biểu hiện, biến động có ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân ở đây.
- Hỗ trợ việc lập kế hoạch tiến hành đánh giá nhanh có sự tham gia của
cộng đồng phù hợp với tình hình thời vụ của phường để huy động người dân
cùng tham gia.
- Yếu tố đưa ra thảo luận khi làm lịch thời vụ.
+ Yếu tố về khí hậu: thời tiết trong năm về mưa, nắng, bão, lụt…
9
+ Các hoạt đông nông nghiệp: thời vụ và mùa màng, gieo trồng, chăm bón.
+ Mùa thu hoạch các sản phẩm.
+ Các hoạt động mang tính cộng đồng đặc biệt, thường niên trong năm.
+ Mùa bệnh tật.
+ Các hoạt động khác.
+ Mô tả công việc hằng ngày.
b. Nội dung tiến hành
- Chuẩn bị
+ Chọn địa điểm: có đủ chỗ ngồi cho mọi người tham gia:có thể là một bàn to
có đủ ghế ngồi, hoặc trên sân, bãi đất trống bằng phẳng.
+ Nhóm nòng cốt: cử ra 2 người, một người dẫn chương trình, người này có
trách nhiệm chuẩn bị dàn ý, một người thư ký chuẩn giấy, bút để sao chép lại.
+ Nhóm tham gia (cộng đồng): chọn một nhóm người dân từ 5-7 người bao
gồm cả người già và, trẻ em, nam, nữ.
+ Công cụ: các vật dụng có sẵn tại chỗ (cây, đá, que,…). Giấy bút cho quan sát
viên để lưu lại kết quả.
-Tiến hành
+ B1: người dẫn chương trình giải thích ý nghĩa, lợi ích và cách thực hiện
phương pháp.
+ B2: đề nghị nhóm tham gia chọn cách làm: chọn cách vẽ trên giấy: để hạ tự
trình bày theo cách của họ (nếu những người tham gia không kẻ được khung thì người
hướng dẫn kẻ giúp họ), chia khung đó làm 12cột, tương đương với 12 tháng trong năm,
qui ước ghi theo tháng âm lịch hay dương lịch là do người tham gia tự quyết định.
+ B3: sau khi những người tham gia đã hoàn thành lịch thời vụ của mình thư
ký ghi chép lại toàn bộ kết quả đó.
+ B4: phân tích kết quả thu được qua lập lịch thời vụ để người tham gia biết sử
dụng tốt kết quả lịch thời vụ mà họ vừa lập ra. Ví dụ, trong những tháng mưa, nhiều
muỗi sinh sản nhanh hay có bệnh sốt rét để họ có kế hoạch chủ động phòng chống.
b. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm
+ Tìm hiểu được sự thay đổi về cường độ lao động người dân theo thời gian
10
trong một năm, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em.
+ Vẽ nên bức tranh toàn cảnh về đời sống, kinh tế, văn hoá, tinh thần, sức
khoẻ của người dân ở đây theo thời gian.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng cùng bàn bạc, thảo luận tìm giải pháp
khắc phục những tồn tại và phát huy những tập quán, thói quen có lợi cho sức khoẻ.
- Nhược điểm
+ Là kỹ thuật mất nhiều thời gian để hướng dẫn, giải thích cho mọi người dân
hiểu rõ lợi ích và triển khai phương pháp.
+ Khó áp dụng do cơ cấu lao động ở phường Định Công khá phức tạp.
+ Khó thực hiện kỹ thuật này, cần phải đào tạo tốt những người làm công tác
hướng dẫn và thư ký khi thực hiện phương pháp.
6. Quan sát
a. Mục tiêu
- Quan sát nhằm phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trong
vùng lụt.
- Quan sát nhằm tìm hiểu các cách khắc phục hậu quả sau lũ của người dân.
- Quan sát nhằm đánh giá những khó khăn, bất cập người dân đang gặp phải
trong quá trình khắc phục.
- Quan sát và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cho người dân địa phương.
b. Nội dung tiến hành
- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ thu thập thông tin giấy, bút nhằm ghi chép lại những thông tin thu
thập được từ việc quan sát.
+ Máy ảnh, máy ghi âm nhằm lưu giữ lai thông tin, hình ảnh nhanh và đầy đủ
nhất
- Tiến hành quan sát bằng việc tham dự vào các hoạt động nhằm khắc phục
hậu quả sau lũ của người dân.
+ Môi trường: Tham gia vào các hoạt động xử lí môi trường của người dân địa
phương từ đó đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương, và những vấn đề
người dân cho là bất cập, vấn đề khắc phục những thiệt hại về môi trường của người
dân tại địa phương.
+ Kinh tế: những khó khăn về mặt kinh tế gặp phải sau lụt trong buôn bán, sản
xuất…, những biện pháp khắc phục của người dân, hiện trạng tính tới thời điểm
quan sát, hiệu quả của việc khắc phục và những khó khăn gặp phải.
+ Đánh giá qua sự giúp đợ, hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể các khu
11
vực khác: Phương tiện, tiền hỗ trợ, nhân lực hỗ trợ….
Chỉ ra các vấn đề còn tồn tại cho người dân địa phương: Công tác xử lí, biên
pháp thích hợp để xử lí….
- Quan sát không tham gia:
+ Quan sát hiện trạng xủ lí môi trường: nhà của, đường phố, khu vực tập trung
rác thải trong quá trính xử lí.
+ Quan sát : Công cụ lao động, phân công lao động, thực hiện các nhiệm vụ
được chính quyền giao,….
+ Quan sát sự vào cuộc của các tổ chức, ban ngành tại địa phương:UBND
phường, hội phụ nữ, hội thanh niên, hội người cao tuổi…
+ Quan sát các vấn đề sức khỏe xảy ra sau lũ: các bệnh mắc phải do ảnh hưởng
bởi trận lụt,
+ Các nguy cơ phát triển bệnh trong môi trường, ghi chép đầy đủ thông tin thu
thập được từ người dân, và thông tin tự quan sát được.
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm
+ Thu thập được thông tin chi tiết phù hợp với bối cảnh điều tra.
+ Thu thập được các số liệu không có trong bộ câu hỏi điều tra.
+ Cho phép thử mức độ tin cậy của các bộ câu hỏi.
+ Có được thông tin khách quan về vấn đề nghiên cứu.
+ Dễ kiểm tra lại hoặc làm rõ hơn các thông tin đã thu thập trước đó.
+Tạo cơ hội cho người dân thấy được những gì đang xảy ra xung quang họ mà
họ không để ý đến.
- Nhược điểm
+ Nảy sinh đến các vấn đề đọa đức liên quan đến cá nhân hoặc có tính chất
riêng tư.
+ Có thể xuất hiện sai sót do người quan sát.
+ Sự xuất hiện của người quan sát có thể ảnh hưởng đến bối cảnh quan sát.
+ Chỉ cho phép thấy được hình ảnh tại thời điểm quan sát mà không thấy được
quá trình diễn ra và phát triển của nó.
7. Đi bộ cắt ngang
a. Mục tiêu
- Quan sát thực tế về hậu quả trận lụt, cách khắc phục hậu quả sau trận lụt của
người dân.
- Đánh giá lại những phát hiện trước đó của nghiên cứu.
12
b. Nội dung tiến hành
- Chuẩn bị
+ Lưu ý quan sát các điểm công cộng như chợ, trạm y tế…
+ Quan sát các thiệt hại do trận lụt gây ra và các hoạt động khắc phục.
+ Phương tiện: giấy, bút, máy ảnh…
- Cách tiến hành
+ Chọn một hướng trên bản đồ đã vẽ.
+ Lập nhóm có 1-2 ĐTV và có người dân đi cùng.
+ Quan sát những thiệt hại do lụt và cách khắc phục của người dân.
+ Ghi chép những gì đã được quan sát.
+ Tiến hành thảo luận với người dân.
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: có sự tham gia của cộng đồng.
- Nhược điểm: do là sinh viên nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc hướng
dẫn, phải vẽ bản đò xong mới tiến hành được phương pháp này.
V. KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Thời gian phân tích số liệu sẽ kéo dài trong 3 tháng, từ 01/03/2009 đến
31/05/2009. Sau đây chúng tôi sẽ mô tả về kế hoạch ghi chép, tổng hợp và tóm tắt
số liệu; kế hoạch phân tích số liệu và chiến lược đảm bảo chất lượng số liệu và giảm
sai số của số liệu.
1. Kế hoạch ghi chép, tổng hợp và tóm tắt số liệu
Trước hết, chúng tôi cần phải đọc kỹ bộ phỏng vấn, tìm ra những ý chính của
bài phỏng vấn. Sau đó sẽ tóm tắt lại những thông tin về: thời gian, địa điểm của
buổi phỏng vấn, đối tượng được phỏng vấn và những nội dung chính của buổi
phỏng vấn.
2. Kế hoạch phân tích số liệu
a. Mã hóa số liệu
Để có thể mã hóa được số liệu, chúng tôi sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ bài phỏng vấn. Mỗi phỏng vấn đọc 3 lần và đánh dấu các
câu nói, các trích đoạn cần trích dẫn.
Bước 2: Đánh dấu lại các biến, mã hóa các biến (open coding) và phiên giải
ý nghĩa chi tiết cho từng biến.
Bước 3: Ghi mã, chú thích sang bên phải. Ghi suy nghĩ, đánh giá, càm giác
của bản thân về câu trả lời của đối tượng phỏng vấn sang bên trái.
Bước 4. Tiến hành mã hóa lại số liệu: mã hóa theo trục và mã hóa theo chủ đề.
13
b. Sắp xếp lại số liệu
Nhóm sẽ sắp xếp lại số liệu theo thẻ chỉ mục. Trước tiên, cần đọc kỹ và nhóm
lại các số liệu thành các chủ đề lớn. Những chủ đề này sẽ phải bám sát theo mục
tiêu nghiên cứu. Sau đó sẽ tập hợp các số liệu, thông tin theo chủ đề. Sử dụng mô
hình để chia lại chủ đề lớn thành các chủ đề nhỏ hơn.
c. Trình bày số liệu
Sau khi đưa ra một ý lớn ý, chúng tôi sẽ dùng các đoạn trích dẫn mà đã được
đánh dấu từ trước để minh họa. Nhóm sẽ sử dụng một số công cụ như: cây vấn đề
thể hiện nguyên nhân; bảng biểu, biểu đồ.
3. Kế hoạch giảm sai số của số liệu
Sai số là điều không thể tránh khỏi của bất kì một nghiên cứu, đặc biệt là
nghiên cứu định tính lại càng dễ mắc sai số hơn. Chính vì vậy, khi phân tích số liệu
chúng tôi đặc biệt chú ý đến những phương pháp làm giảm sai số của nghiên cứu
định tính. Trước hết chúng tôi cần phải đọc kỹ phỏng vấn để đảm bảo là hiểu đúng
được nội dung của bài phỏng vấn đó. Khi tiến hành phân tích, mỗi bài phỏng vấn sẽ
được 2 người phân tích. Hai người đó sẽ phân tích riêng rẽ và sau đó là đối chiếu, so
sánh kết quả. Những kết quả sai lệch giữa hai người cần phải được kiểm chứng lại
sau đó sẽ thống nhất lại thành kết quả chung. Ngoài ra, cần phải tìm hiểu thêm
thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: internet, đài báo và kết hợp
với quan sát trực tiếp để có thể so sánh được sự phù hợp của kết quả nghiên cứu
với thực tế để từ đó có được sự điều chỉnh phù hợp.
VI. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
STT Hạn chế Ảnh hưởng Khắc phục
1 Thời điểm: sau trận lụt Không thể trực tiếp quan
sát được bối cảnh cũng
như hậu quả của trận lụt
=> không đánh giá được
một cách đầy đủ quan
điểm của người dân về
hậu quả của trận lụt này
Tìm hiểu về trận lụt
qua các nguồn thông
tin khác như: truyền
hình, báo đài…
2 Khả năng bao phủ của Không bao phủ hết quần Chọn những đối tượng
14
nghiên cứu: nghiên
cứu được tiến hành tại
phương Định Công,
đây là một phường
đông dân cư nên có
thể. phỏng vấn đủ lớn, có
khả năng đại diện được
cho quần thể.
Phỏng vấn viên: thiếu
kinh nghiệm về phỏng
vấn, xử lí tình huống…
Cộng tác viên: chưa
hiểu rõ nội dung, mục
đích phỏng vấn….
4 - Đối tượng được
phỏng vấn: nhiều trình
độ, thành phần, độ
tuổi…
- cách hiểu câu hỏi khác
nhau => cách trả lời
khác nhau => thông tin
thu thập được không tập
trung,, gây khó khăn cho
quá trình mã hóa số
liệu…
- Phỏng vấn viên, cộng
tác viên phải linh hoạt
khi khai thác thông tin,
nghiên cứu viên đọc
bản ghi nhiều lần để
khai thác triệt để thông
tin, đưa ra những nhận
định chính xác.
- Không tiếp cận được
với đối tượng mà
nghiên cứu đang tập
trung vào
- Gây khó khăn cho việc
đánh giá quan điểm từ
nhiều đối tượng.
-Giải thích về nghiên
cứu ngay từ những
bước tiến hành đầu tiên
cho cộng đồng ở đây.
- Đạt lịch cụ thể, liên
hệ trước.
- Sai số nhớ lại: các đối
tượng được phỏng vấn
có thể không nhớ rõ về
một số chi tiết.
- Những thông tin cần
thiết, quan trọng không
thu được => không đạt
mục tiêu của nghiên cứu
- Phỏng vấn viên, cộng
tác viên phải linh hoạt
hơn như: gợi ý cho họ
về một số chi tiết, cho
họ xem những bức ảnh
có liên quan…
15
VII. LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: 01/12/2008 – 30/06/2009
Chịu trách nhiệm thực hiện: Nhóm 2 – K6C
STT Tên hoạt động
Thời gian
Địa điểm
Người
thực
Kết quả dự kiến
Bắt đầu Kết thúc
GIAI ĐOẠN 1: HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ
1
Xin giấy giới thiệu của
nhà trường
01/12/2009 10/12/2008
Trường
ĐHYTCC
Thúy
Xin được giấy giới thiệu cho thành
viên nhóm nghiên cứu
2 Liên hệ với địa phương 10/12/2009 20/12/2008
UBND P.
Định Công
Thu
Được địa phương đồng ý cho thực
hiện nghiên cứu trên địa bàn
3 Tuyển cộng tác viên 01/12/2008 15/12/2008
Trường
ĐHYTCC
Hồng
Tuyển được cộng tác viên cho
nghiên cứu
4
Xin tài trợ kinh phí và
cơ sở vật chất
01/12/2008 31/12/2008 Hà
Xin hỗ trợ được 100% kinh phí để
thực hiện nghiên cứu
5 Chuẩn bị tài liệu 01/12/2008 15/12/2008
Trường
ĐHYTCC
Huỳnh
Chuẩn bị đầy đủ cho quá trình đào
tạo cũng như các tài liệu liên quan
trong quá trình thực hiện nghiên cứu
6
Chuẩn bị các phương
tiện hỗ trợ
01/12/2008 25/12/2008
Trường
ĐHYTCC
Dũng
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ
trợ cần thiết trong quá trình nghiên
cứu
7
Đào tạo cho cộng tác
viên
15/12/2008 31/12/2008
Trường
ĐHYTCC
Ngân
Cộng tác viên hiểu nghiên cứu và
công việc cần làm
8
Theo dõi tổng kết giai
đoạn chuẩn bị
01/12/2008 31/12/2008
Trường
ĐHYTCC
Hải
Ghi chép đầy đủ các hoạt động của
nghiên cứu
GIAI ĐOẠN 2: THU THẬP SỐ LIỆU
16
1 Phỏng vấn sâu 01/01/2009 31/01/2009
P.Định
Công
Hà
Phỏng vấn được Chủ tịch UBND
phường, Trạm Y tế và 30 người dân
2 Thảo luận nhóm 10/01/2009 31/01/2009
P. Định
Công
Ngân
Tổ chức được 3 buổi thảo luận nhóm
(20người/nhóm)
3 Phân loại giàu nghèo 10/01/2009 31/01/2009
P. Định
Công
Thu
Xây dựng được bảng phân loại giàu
nghèo nhằm phân loại đối tượng
4 Vẽ bản đồ 01/01/2009 10/01/2009
P. Định
Công
Hồng
Xây dựng được bản đồ khu vực chịu
ảnh hưởng chi tiết
5 Lịch thời vụ 01/01/2009 31/01/2009
P. Định
Công
Thúy
Xây dựng được lịch gieo trồng, thu
hoạch,
6 Quan sát 01/01/2009 15/01/2009
P. Định
Công
Dũng
Quan sát các khu vực chịu ảnh
hưởng, đánh giá tác động
7 Đi bộ cắt ngang 15/01/2009 31/01/2009
P. Định
Công
Huỳnh Đánh giá tác động trước đó
8
Quản lý kết quả thu
thập được
01/01/2009 31/01/2009
Trường
ĐHYTCC
Hải
Quản lý chặt chẽ các thông tin thu
được
GIAI ĐOẠN 3: KIỂM TRA SỐ LIỆU
1 Phỏng vấn sâu 01/02/2009 28/02/2009
P. Định
Công
Ngân
Kiểm tra toàn bộ số liệu
thu thập được
2 Thảo luận nhóm 01/02/2009 28/02/2009
P. Định
Công
Thu
3 Phân loại giàu nghèo 01/02/2009 28/02/2009
P. Định
Công
Hồng
4 Vẽ bản đồ 11/01/2009 15/01/2009 P. Định Dũng
17
Công
5 Lịch thời vụ 01/02/3009 28/02/2009
P. Định
Công
Hải
6 Quan sát 15/01/2009 31/01/2009
P. Định
Công
Huỳnh
7 Đi bộ cắt ngang 01/02/2009 28/02/2009
P. Định
Công
Hà
8 Kiểm tra kết quả lưu 01/02/2009 28/02/2009
Trường
ĐHYTCC
Thúy
18
GIAI ĐOẠN 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
1 Ghi chép, tổng hợp và
tóm tắt số liệu
01/03/2009 20/03/2009 Trường
ĐHYTCC
Nhóm
SV
Xây dựng tóm tắt kết quả thu được
2 Mã hóa số liệu 20/03/2009 20/04/2009 Mã hóa theo trục và theo chủ đề
3 Sắp xếp số liệu 21/04/2009 31/04/2009 Sắp xếp số liệu theo thẻ chỉ mục
4 Trình bày số liệu 01/05/2009 10/05/2009
Xây dựng được cây vấn đề, bảng
biểu, biểu đồ
5 Giảm sai số 10/05/2009 31/05/2009
Đưa ra các điều chỉnh phù hợp đối
với phân tích
GIAI ĐOẠN 5: HOÀN THIỆN NGHIÊN CỨU
1 Xây dựng báo cáo hoàn
chỉnh
01/06/2009 20/06/2009 Trường
ĐHYTCC
Nhóm
SV
Xây dựng được báo cáo hoàn chỉnh
của nghiên cứu
2 Thanh toán các khoản
chi cho nghiên cứu
01/06/2009 10/06/2009 Hồng,
Ngân,
Huỳnh,
Dũng
Thanh toán toàn bộ các chi phí trong
quá trình nghiên cứu
3 Lập báo cáo thu chi và
gửi báo cáo đến các
nhà tài trợ
10/06/2009 20/06/2009 Trường
ĐHYTCC
Hà, Thu,
Hải,
Thúy
Yêu cầu báo cáo thu chi chi tiết, kê
khai rõ ràng, đảm bảo minh bạch tài
chính
4 Gửi thư cảm ơn đến địa
phương, các nhà tài trợ,
các đơn vị hỗ trợ,
20/06/2009 30/06/2009
Nhóm
SV
Thông báo kết quả đạt được, xây
dựng được mối quan hệ lâu dài bền
vững
19
VIII. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Mỗi ngành, nghề trong xã hội, nhất là những nghề có liên quan đến sự an sinh
của con người hay có ảnh hưởng đến một quần thể lớn đều có những chuẩn mực về
đạo đức. Chuẩn mực đạo đức không phải là luật pháp, mà là những quy ước hay
điều lệ về hành xử được các thành viên trong ngành nghề chuyên môn chấp nhận
như là những kim chỉ nam cho việc hành nghề. Các quy ước này cho phép, nghiêm
cấm, hay đề ra thủ tục về cách hành xử cho các tình huống khác nhau. Trong nghiên
cứu định tính, vấn đề đạo đức vẫn luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm tới, điều
đó thể hiện lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm của nhà nghiên cứu với những
người tham gia nghiên cứu. Sau đây là một số tiêu chuẩn đạo đức cần có đối với
nhà nghiên cứu:
Nguyên tắc thứ nhất là phải đặt sự thật khách quan trên hết và trước hết. Nhà
nghiên cứu phải khách quan và phải tuyệt đối thành thật với những gì mình quan sát
hay thu thập được. VD Không nên áp đặt ý kiến chủ quan của mình khi xem ti vi,
đọc báo về hậu quả mưa lũ tại phường Định Công cho đối tượng tham gia nghiên
cứu để hướng họ trả lời theo ý nhà nghiên cứu mong muốn.
Nguyên tắc thứ hai là cẩn thận, phải cố gắng hết sức để tránh các nhầm lẫn và
sai sót trong quá trình nghiên cứu. Nhà nghiên cứu phải cẩn thận từ khâu chọn mẫu,
mẫu đó phải mang tính đại diện cho người dân phường Định Công, có đủ các thành
phần như: người già, trẻ em, nam, nữ Trong quá trình thu thập thông tin, phỏng
vấn người dân thì cần ghi đầy đủ, rõ ràng. Cẩn thận khi gỡ băng để tránh mất hay
bỏ sót thông tin. Khi nhà nghiên cứu thấy thông tin không hợp lý hoặc thiếu thông
tin thì cần bổ sung. Tuy nhiên, với những thông tin bị thay đổi thì cần ghi lại lý do,
ngày tháng thay đổi để tránh thắc mắc hoặc nhầm lẫn sau này.
Nguyên tắc thứ ba là tự do nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu
về quan điểm của người dân phường Định Công về thiệt hại do mưa lũ cuối tháng
10 đầu tháng 11. Nếu nhà nghiên cứu tìm thấy chủ đề mới mà họ cảm thấy thú vị và
đem lại phúc lợi cho xã hội thì họ có quyền thưc hiện nghiên cứu đó. Nhưng nhà
nghiên cứu cần quan tâm, không để ảnh hưởng tới nghiên cứu đang đựoc tiến hành.
Nguyên tắc thứ tư là cởi mở và công khai. Hoạt động nghiên cứu mang tính
tương tác giữa nhà nghiên cứu và đối tượng đựợc phỏng vấn rất cao. Nhà nghiên cứu
20
có trách nhiệm nói rõ nguyên nhân, mục đích của nghiên cứu, chia sẻ dữ liệu và
phương pháp nghiên cứu, thiết bị hỗ trợ cho buổi nghiên cứu… với người dân tại
phường Định Công đang tham gia trực tiếp vào nghiên cứu. Nhà nghiên cứu phải nói
rõ cho đối tượng tham gia nghiên cứu rằng họ có quyền từ chối hoặc kết thúc buổi
phỏng vấn bất cứ khi nào. VD Người tham gia nghiên cứu có quyền từ chối hoặc
đồng ý cho nhà nghiên cứu ghi âm buổi phỏng vấn để phục vụ công tác nghiên cứu…
Nguyên tắc thứ năm là phải ghi nhận những đóng góp của các nhà khoa học
đi trước và tuyệt đối không lấy nghiên cứu của người khác làm thành tích của mình.
Tuy nhiên, đợt mưa lũ xảy ra ở Hà Nội cách đây chưa lâu nên đây được coi là một
trong những nghiên cứu mới nhất về vấn đề này. Nếu chúng ta nghiên cứu một vấn
đề khác mà đã có nhiều người đi trước như HIV, hút thuốc lá ở nam thanh niên thì
chúng ta có thể tham khảo các nghiên cứu đó nhưng phải đề tên tác giả, tên nghiên
cứu ở phần tài liệu tham khảo hoặc lời cảm ơn trong nghiên cứu của mình.
Nguyên tắc thứ sáu là chịu trách nhiệm trước công chúng. Đối tượng tham
gia nghiên cứu phải được tôn trọng những đề nghị của họ. Nhà nghiên cứu phải giữ
bí mật thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu, chỉ sử dụng thông tin đó phục
vụ mục đích nghiên cứu. Điều này là hết sức quan trọng, nhất là đối với những
nghiên cứu mang tính chất nhạy cảm như nghiên cứu HIV, sống thử của thanh niên
thời hiện đại Nghiên cứu nhóm chúng tôi thực hiện không phải là vấn đề nhạy
cảm trong xã hội nhưng những thông tin đó vẫn cần được bảo mật như bao nghiên
cứu khác.
Trên đây là một số nguyên tắc đạo đức mà nhóm chúng tôi thấy cần thiết cho
nhóm để thực hiện nghiên cứu này nói riêng và cho những người làm công tác
nghiên cứu nói chung. Trong tương lai, những nhà nghiên cứu và đặc biệt là sinh
viên, nghiên cứu sinh trong các trường đại học là những người trực tiếp tham gia
vào công tác nghiên cứu. Bởi vậy, việc cho họ biết về các tiêu chuẩn đạo đức trong
nghiên cứu là một biện pháp để đảm bảo sự ổn định của xã hội cho các thế hệ tiếp
theo. Bên cạnh đó, hệ thống chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu còn là một phương
tiện hữu hiệu để phòng chống các tiêu cực xảy ra trong công tác nghiên cứu.
21
IX TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn tin điện tử
1. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn ( 2009) . Các trận lũ lụt, ngập úng điển
hình ở Đồng bằng Bắc bộ. [Internet]. Lấy từ: URL:
2. />3. Bách khoa toàn thư mở (2008). Những Các trận lũ lụt lớn ở Hà Nội và miền
Bắc. [Internet]. 10/11/2008. Lấy từ: URL: />4. Phạm Gia Văn (2008). Ngập lụt Hà Nội - Bài học nào bổ ích cho tương lai!.
[Internet]. 01/11/2008 Lấy từ: URL: />5. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương – Văn
phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn (2008). Công điện khẩn về tình
hình lũ lụt [Internet]. 04/11/2008 Lấy từ: URL: />6. Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội (2008). Đoàn công tác nắm tình hình sau lũ.
[Internet}. 17/11/2008. Lấy từ: URL: />7. PV (2008). Giải bài toán rác thải sau mưa lũ. [Internet]. 15/11/2008. Lấy từ:
URL: />Các bài báo, tạp chí, sách tham khảo
1. Trường Đại học Y tế công cộng (2003). Nhân học y tế ứng dụng. Hà Nội
2. Vũ Cao Đàm (1998). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản
khoa học. Hà Nội
3. Judith Green (2004). Qualitative Methods for health Ressearch. SAGE
Publication
4. Hahn R.A (1995). Seckness and healing: an anthropological perpective. Yale
University Press
X. PHỤ LỤC
22
BẢN HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN
I. Thông tin hành chính:
• Thời gian: ….giờ… phút, ngày… tháng… năm 2009
• Địa điểm:
• Người được phỏng vấn:
Giới tính : nam nữ
Tuổi:……………….
• Người phỏng vấn:
• Các thông tin mô tả và nhận xét chung về cuộc phỏng vấn:
- Thời lượng: khoảng 40 phút
- Mục tiêu: Phỏng vấn sâu để đánh giá thái độ của người dân về hậu quả của trận
lụt cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008 và cách khắc phục hậu quả của trận lụt.
- Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên người dân ở phường Định Công.
II. Hướng dẫn phỏng vấn
• Đối tượng áp dụng: người dân phường Định Công chịu hậu quả trực tiếp của
trận lụt cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008
• Hình thức phỏng vấn: 2 người một nhóm phỏng vấn, một người hỏi, một
người ghi chép
• Lời dạo đầu
- Chào chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú, em/cháu là……………………………sinh
viên trường Đại học Y tế Công Cộng. Chúng em đang làm một nghiên cứu về Quan
điểm của người dân về vấn đề môi trường sau trận lụt cuối tháng 10 – đầu tháng 11
tại Hà Nội. Em/cháu xin phỏng vấn chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú một số câu hỏi có
liên quan đế vấn đề này, mong chị có thể bớt chút thời gian để tham gia vào nghiên
cứu của chúng em/cháu.
- Trước khi tham gia phỏng vấn, em muốn chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú hiểu
rằng sự tham gia của chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú là hoàn toàn tự nguyện.
Chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú có thể dừng cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào hoặc không
trả lời bất cứ câu hỏi nào. Chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú nên đọc kĩ bản đồng ý tự
23
nguyện tham gia nghiên cứu sau đây và nếu đồng ý tham gia phỏng vấn, xin hãy
điền thông tin và kí tên vào.
- Trong quá trình phỏng vấn nều có điều gì chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú chưa
hiểu rõ, xin cho ý kiến, chúng em/cháu sẽ giải thích cặn kẽ.
- Mọi thông tin cá nhân của chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú sẽ đựoc giữ kín. Đồng
thời những thông tin chị/cô/bác/bà cung cấp sẽ chỉ được sử dụng trong mục đích
nghiên cứu khoa học.
Em/cháu xin cám ơn sự cộng tác của chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú!
• Các câu hỏi sàng lọc:
1.Chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú có ở phường tại thời điểm xảy ra trận lụt hay
không?
2.Chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú làm nghề gì?
3.Xin chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú cho biết trình độ học vấn của
chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú ?
4.Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình chị/cô/bác/bàông/anh/chú là bao
nhiêu / người?
III. Bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn:
Sau khi nhận được sự đồng ý tham gia nghiên cứu của người được phỏng vấn,
người phỏng vấn có thể dựa vào những câu hỏi sau để tiến hành cuộc phỏng vấn.
Để cho thuận tiện, từ đây trở đi, “chị/cô/bác/bà/ông/anh/chú ” được viết gọn thành
“anh/chị”, nhưng tùy đối tượng phỏng vấn mà nghiên cứu viên có các xưng hô phù
hợp.
Với đề tài nhóm chúng tôi đưa ra là quan điểm của người dân về vấn đề môi
trường sau trận lụt cuối tháng 10 – đầu tháng 11 tại Hà Nội, dựa vào mục tiêu
chung, nhóm đã đưa ra các mục tiêu cụ thể để từ đó xây dựng được bộ câu hỏi định
tính sau:
Quan điểm của người dân về vấn đề môi trường
sau trận lụt cuối tháng 10 – đầu tháng 11 tại Hà Nội
24
Mã
số
Câu hỏi Thông tin cần biết
A. Quan điểm của người dân về ảnh hưởng của trận lụt đến môi trường
A1
Anh (chị) đánh giá như thế
nào về lượng rác sau trận
lũ?
Lượng giác thải sau lũ so với ngày thường như
thế nào, những loại rác gì,…
A2
Anh (chị) nhận xét như thế
nào về việc thu gom rác ở
khu phố và về quá trình
vận chuyển rác thải ra khỏi
khu dân cư?
Ai thu gom, thu gom lúc nào, vận chuyển lúc
nào, khó khăn, cản trở xảy ra, có phân loại rác
hay không, rác được tập trung ở đâu,…
A3
Nhân viên môi trường
hoặc tình nguyện viên đã
gặp phải những khó khăn
gì trong quá trình thu gom
rác thải?
Khó khăn trong quá trình thu gom, vận chuyển,
lượng rác thải ra, …
A4
Anh (chị) nhận xét ra sao
về ảnh hưởng do những
đống rác chưa được xử lý
gây ra?
Ảnh hưởng về mùi hôi thối, nước rác tồn đọng
trên đường, cảnh quan, …
A5
Những ảnh hưởng của hệ
thống thoát nước đến khu
vực anh (chị) sinh sống
như thế nào?
Hệ thống thoát nước khu vực hoạt động hiệu quả
hay không, có ứ đọng, chậm tiêu, có phải thông
tắc hay không, chi phí thông tắc ra sao, ai chịu
chi phí này…
A6
Sau trận lụt thì nước sạch
được cung cấp tới khu dân
cư của anh (chị) như thế
nào?
Có được cung cấp đầy đủ hay không, sau bao lâu
được cung cấp, có đảm bảo chất lượng hay
không,…
B. Quá trình tự khắc phục hậu quả môi trường sau trận lụt của người dân
B1
Anh (chị) đã tự giải quyết
lượng rác thải trong gia
đình như thế nào?
Thu gom ra sao, để ở đâu, phân loại không,
mang ra khỏi nhà khi nào, có gặp khó khăn gì
không,
B2
Anh (chị) đã tự giải quyết
vấn đề nước sạch trong gia
đình như thế nào?
Nguồn nước từ đâu, có đảm bảo hay không, có
phải mua nước hay không, lượng nước được sử
dụng vào mục đích gì,…
B3 Anh (chị) đã giải quyết Gia đình có phải thông tắc không, hệ thống hotạ
25