Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 115 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRỊNH THANH THÚY
(16/02/1981)



SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THAN ĐÈO
NAI (QUẢNG NINH) TRONG THỜI KỲ ĐỔI
MỚI (1986 - 2006)





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ











HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRỊNH THANH THÚY
(16/02/1981)



SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THAN ĐÈO
NAI (QUẢNG NINH) TRONG THỜI KỲ ĐỔI
MỚI (1986 - 2006)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 602254

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỒNG TUNG





HÀ NỘI – 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương I: Khái quát về tình hình Công ty than Đèo Nai trước
thời kỳ đổi mới (1960 - 1985) 6
1. Điều kiện tự nhiên và xã hội 6
2. Quá trình phát triển của Công ty than Đèo Nai trước năm
1960 8
2.1 Sự hình thành và phát triển của khu vực than Quảng Ninh 8
2.2 Sự thành lập Công ty than Đèo Nai 12
2.3 Tình hình đội ngũ công nhân Công ty than Đèo Nai 14
2.4 Cuộc sống của người công nhân mỏ 20
2.4.1 Cuộc sống của công nhân mỏ trước năm 1954 20
2.4.2 Cuộc sống của công nhân mỏ từ năm 1954 đến năm 1986 26
2.5 Phong trào đấu tranh của công nhân mỏ trước năm 1954 27
3. Tình hình hoạt động của Công ty than Đèo Nai trước đổi mới 39
3.1 Vài nét chung về ngành than Việt Nam 39
3.2 Về hình thức tổ chức kinh doanh của Công ty than Đèo Nai 45
4. Tình hình chung của Công ty than 48
4.1 Quy trình công nghệ khai thác than của Công ty than Đèo Nai 48
4.2 Về cơ cấu tổ chức 49
4.3 Về máy móc kỹ thuật 50

4.4 Về trình độ công nhân Công ty Đèo Nai 51
4.5 Nguyên nhân của tình trạng trên 52
Chưong II: Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (1986 - 2006) .56
I.Thời kỳ ổn định và bước đầu xây dựng (1986 - 1995) 56
1. Bối cảnh quốc tế 56
2. Bối cảnh trong nước 58
3. Tình hình chung của Công ty than Đèo Nai 64
3.1 Cơ cấu tổ chức 64
3.2 Máy móc kỹ thuật 65
3.3 Trình độ công nhân 68
3.4 Đời sống của người công nhân mỏ 70
II. Thời kỳ khởi sắc của Công ty than Đèo Nai 71
1.Tình hình chung của Công ty than Đèo Nai 71
1.1 Hình thức kinh doanh của Công ty than Đèo Nai 71
1.2 Về cơ cấu lãnh đạo 73
1.3 Trình độ của công nhân mỏ 74
1.4 Sản lượng khai thác than trong thời kỳ từ năm 1995 đến 2006 77
2. Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại Công ty than Đèo Nai 81
2.1 Công đoàn cơ sở của Công ty than Đèo Nai 81
2.2 Tổ chức Đoàn thanh niên của Công ty than Đèo Nai 87
2.3 Vai trò của các đoàn thể của Công ty than Đèo Nai 90
Chương III: Một số nhận xét về hành trình lịch sử của
Công ty than Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) 93
1.Hành trình đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức doanh nghiệp 93
2.Không ngừng đổi mới trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất 95
3. Không ngừng chăm lo cải thiện đời sống của người lao động 97
4. Công ty than Đèo Nai đã có những đóng góp to lớn vào
sự phát triển kinh tế địa phương 98
Kết luận 102
Tài liệu tham khảo 105



DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 1: Số lượng công nhân Công ty than Đèo Nai thời kỳ 1936 -
1939
Bảng 2: Tai nạn lao động so với 1000 công nhân
Bảng 3: Sản lượng khai thác than của Công ty than Bắc Kỳ
Bảng 4: Bảng chỉ tiêu chất lượng than
Bảng 5: Bảng thống kê số lượng máy móc năm 1960
Bảng 6: Số lượng công nhân thời kỳ 1960 - 1975
Bảng 7: Số lượng máy móc năm 1995
Bảng 8: số lượng máy móc năm 1976
Bảng 9: Số lượng công nhân thời kỳ 1986 - 1995
Bảng 10: Số lượng đội ngũ công nhân mỏ thời kỳ 2000 - 2005
Bảng 11: Sản lượng khai thác than hàng năm
Bảng 12: Chỉ tiêu sản xuất các loại than từ năm 2001 đến 2002
Bảng 13: Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm than
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý điều hành của Công ty than Đèo Nai trước
đổi mới
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý điều hành của Công ty than Đèo Nai năm
1990
Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý điều hành của Công ty than Đèo Nai năm
2000
Sơ đồ 4: Tổ chức công đoàn Công ty than Đèo Nai




1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự chuyển mình của ngành công nghiệp nặng nói chung và
ngành than nói riêng, Công ty than Đèo Nai đã vượt qua bao khó khăn thử
thách để tự khẳng định mình. Sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đã tạo
nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế trong đó có ngành than. Công ty than Đèo
Nai đã thể hiện rõ nét sự chuyển biến đó. Vì vậy tuy nghiên cứu một trường
hợp nhưng thông qua Công ty than Đèo Nai, đã khắc họa được bức tranh toàn
cảnh về quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam.
Ngành công nghiệp khai thác than là ngành chính đảm bảo cuộc sống
cho người dân nơi đây, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của thị xã. Hầu như
cuộc sống của người dân phụ thuộc vào nghề khai thác mỏ. Mặc dù đã trải
qua biết bao khó khăn gian khổ nhưng ngành công nghiệp khai thác than vẫn
tự vươn lên khẳng định mình.
Công ty than Đèo Nai là một trong những mỏ lớn của ngành công nghiệp
than Quảng Ninh, tự hào là mỏ được thành lập khá sớm, được chứng kiến quá
trình “thay da đổi thịt” của đất nước. Công ty than Đèo Nai bất chấp khó khăn
vừa sản xuất, vừa đối phó với chiến tranh trong thời kì 1960 - 1975, nhưng
với sức sống mãnh liệt đã giúp mỏ than tự vươn lên khẳng định mình.
Để thấy được sự phát triển của Công ty than Đèo Nai, thấy được ngành
công nghiệp khai thác than Việt Nam trong từng thời kì, tôi đã chọn đề tài: “Sự
phát triển của Công ty than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới”.
Mục đích nghiên cứu thêm phần nào về con người đất mỏ, về sự phát triển của
một mỏ than trong từng giai đoạn lịch sử nhất là trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh
đó tôi muốn khắc họa hành trình lịch sử của Công ty than Đèo Nai từ thời Pháp
thuộc cho tới năm 2006. Mục đích không phải chỉ để tái hiện lịch sử mỏ than mà

2

thông qua việc nghiên cứu có thể làm sáng tỏ được bức tranh toàn cảnh nhưng
rất cụ thể của ngành than - một bộ phận lớn của công nghiệp nặng trong cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường.
Xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng lao động” Công ty than Đèo Nai
với vị trí thuộc trung tâm thị xã Cẩm Phả, đã ngày đêm tự đổi mới hoàn thiện
mình, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho hàng ngàn công
nhân mỏ. Công ty than Đèo Nai đã tạo được vị trí thuộc trung tâm thị xã Cẩm
Phả, đã ngày đêm tự đổi mới hoàn thiện mình, góp phần giải quyết việc làm,
cải thiện đời sống cho hàng ngàn công nhân mỏ. Công ty than Đèo Nai đã tạo
được vị trí trong lòng người dân mỏ cũng như ngành than Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề công nhân Việt Nam nói chung và phong trào công nhân vùng
mỏ Cẩm Phả (Quảng Ninh) nói riêng đã có nhiều tác giả trong và nước ngoài
nghiên cứu. Các vấn đề đã được tìm hiểu nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự
hình thành phát triển của công nhân và phong trào công nhân vùng mỏ Quảng
Ninh trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống
Pháp.
Tiêu biểu có các tác giả với những xuất bản sau: Thi Sảnh (Giai cấp
công nhân Quảng Ninh trong việc bảo vệ và xây dựng thắng lợi chính quyền
cách mạng ở khu mỏ từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà xuất bản giáo dục,
1998).
Ban nghiên cứu lịch sử Quảng Ninh (Ngành than Quảng Ninh trong thời
kỳ đổi mới, Nhà xuất bản giáo dục, 1998).
Cao Văn Biền (Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ, Tạp chí nghiên cứu lịch
sử, Số 7 năm 1995).
Tuy nhiên những công trình đã xuất bản, các đề tài, luận văn đã công bố,
hầu như là những nghiên cứu tổng thể, ở tầm vĩ mô,chưa có nghiên cứu cụ thể

3
trên phương diện lịch sử về sự phát triển của Công ty than Đèo Nai trong thời

kỳ đổi mới.
Thời kỳ xây dựng từ năm 1955 đến năm 1985 và nhất là từ 1986 cho đến
nay, vùng mỏ than Quảng Ninh đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát
triển nguồn nhiên liệu và năng lượng cho đất nước.
Để góp phần nhỏ bé tìm hiểu sự phát triển cua vùng mỏ trong xây dựng
kinh tế, trong Luận văn này chủ yếu nêu lên sự phát triển của Công ty than
Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Vấn đề được nghiên cứu trong Luận văn này là sự phát triển của mỏ than
Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)
Về quá trình hình thành mỏ than, phong trào đấu tranh của công nhân mỏ
dưới thời Pháp thuộc, đời sống của công nhân mỏ, về nguồn nhân lực của
mỏ
Về địa bàn: Chỉ tìm hiểu nghiên cứu trong một mỏ của vùng than Cẩm
Phả.
Về thời gian: tập trung chủ yếu tìm hiểu sự phat triển của Công ty than
Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)
Tập trung vào những nội dung trên mục đích của Luận văn nhằm làm
sáng tỏ sự chuyển biến về kinh tế của một doang nghiệp từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển của Công ty than Đèo Nai
trong thời kỳ đổi mới. Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước có mối tương
quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, song luận văn chỉ dừng lại nghiên cứu
tình hình chung của Công ty than, một số vấn đề cơ bản trong quá trình phát
triển kinh tế.

4
Về mặt thời gian, Luận văn nghiên cứu sự phát triển của Công ty than
Đèo Nai thời kỳ 1986 - 2006, nhưng để đảm bảo tính logic chúng tôi vẫn đề

cập đến những giai đoạn trước với mục đích phác họa đầy đủ hơn bước phát
triển mới của Công ty than Đèo Nai.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên
Trong quá trình hoàn thành Luận văn, tôi đã đi thực tế đến vùng than
Cẩm Phả và Công ty than Đèo Nai, đã tiếp cận với nguồn tư liệu lưu trữ tại
các phòng chức năng của mỏ: phòng thống kê, phòng lao động tiền lương,
phòng kĩ thuật, phòng nhân sự, các ban ngành tổ chức như đoàn thanh niên,
ban nữ công để lấy tư liệu phục vụ cho việc tìm hiểu sự phat triển của Công
ty than Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006).
Nguồn tư liệu từ các sách báo viết về vùng than Quảng Ninh. Nguồn tư
liệu điền dã được khai thác từ các nhân chứng của vùng mỏ là cán bộ lãnh đạo
mỏ, quản đốc xí nghiệp và công nhân trên công trường khai thác vận hành
quy trình công nghệ sản xuất than
Đề tài Luận văn: Tìm hiểu về sự phát triển của Công ty than Đèo Nai
trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) , trong quá trình thực hiện đã sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, điền dã, phỏng vấn sâu, để làm rõ sự phát triển của mỏ than
trong thời kỳ đổi mới.
6. Đóng góp của khóa luận
Luận văn đã góp phần lấp khoảng trống nghiên cứu về vùng than Cẩm
Phả trong thời kỳ đổi mới. Trong luận văn đã khai thác nguồn tư liệu tại địa
phương chưa được công bố trên các sách và tạp chí. Luận văn cũng đã góp
phần tập hợp tư liệu còn khuyết về Công ty than Đèo Nai. Bên cạnh đó tái
hiện được hành trình lịch sử của Mỏ than trong thời kỳ đổi mới. Tuy chỉ
nghiên cứu một mỏ nhỏ trong sự chuyển biến trung của cơ cấu kinh tế, nhưng
đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học không trùng lặp với bất kỳ công

5
trình nào từ trước đến nay. Vì vậy Luận văn đã góp phần không nhỏ cho việc
nghiên cứu về lịch sử truyền thống khu Mỏ Quảng Ninh.

Luận văn góp phần khẳng định đường lối đổi mới kinh tế công nghiệp,
trong đó có ngành than là phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thông qua Luận văn để thấy
được tiềm năng, những cơ hội và những khó khăn thử thách mà mỏ than phải
vượt qua trong suốt chặng đường của mình.
Luận văn đã nhận thức được biện pháp khắc phục khó khăn chủ động
sáng tạo nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm của công nhân
lao động Công ty Đèo Nai trong thời kỳ đổi mới.
Thông qua Luận văn có thể giáo dục lòng yêu quê hương, vùng mỏ cho
học sinh trong các bài học lịch sử địa phương.
Luận văn cũng góp phần tinh thần chủ động sáng tạo của cán bộ công
nhân, nâng cao năng suất, sản lượng than trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kêt luận và tài liệu tham khảo, nội dung của Luận
văn được trình bày trong ba chương:
Chương I: Khái quát về tình hình Công ty than Đèo Nai trước thời kỳ đổi
mới (1960 - 1985)
Chương II: Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (1986 - 2006)
Chương III: Một số nhận xét về hành trình lịch sử của Công ty than Đèo
Nai trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)






6
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY THAN ĐÈO NAI

TRƢỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1960 - 1985)
1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Than ở Đèo Nai đã được khai thác từ trước năm 1954, thuộc Công ty
than Bắc Kỳ do người Pháp quản lý. Năm 1960 Công ty than Đèo Nai chính
thức được thành lập theo quyết định của Bộ công nghiệp. Công ty than Đèo
Nai khai thác than ở bể than Đông Bắc, nằm ở phía Đông Hòn Gai - Cẩm
Phả, trên bờ Vịnh Bái Tử Long. Diện tích khu mỏ của Công ty là 9 km
2
, phía
Đông giáp với Công ty than Cọc Sáu, phía Bắc và phía Đông Bắc giáp với
khu mỏ Công ty Cao Sơn, phía Tây và phía Tây Nam giáp với Công ty than
Thống Nhất, phía Nam giáp với quốc lộ 18A, cách 5 km về phái Tây là trung
tâm thị xã Cẩm Phả. Diện tích khu mỏ được giới hạn bởi toạ độ:
X - 25000 ÷ 27400
Y - 71000 ÷ 73400
Ngoài những đặc điểm về địa lý trên Công ty than Đèo Nai vừa nằm sát
quốc lộ 18A, vừa nằm sát biển, vị trí này rất thuận lợi cho việc vận chuyển
than ra cảng Cửa Ông và vận chuyÓn than ra cảng Công ty để tiêu thụ nội địa
và xuất khẩu.
Công ty than Đèo Nai là doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ khai thác
than lộ thiên, địa hình khai thác chủ yếu là các gương tầng khai thác thác từ
phía Tây Nam và phía Tây Bắc. Địa hình nguyên thuỷ còn sót lại là phần rất
nhỏ, đỉnh cao nhất là + 419,6 m ở phía Tây Bắc, điểm thấp nhất là - 31,2 m ở
phía Đông, địa hình thấp dần từ Đông sang Tây.
Công ty than Đèo Nai nằm trong vùng Cẩm Phả với địa hình một bên là
đồi núi, một bên là biển, nên hoạt động của công ty chịu nhiều ảnh hưởng của
khí hậu vùng Đông Bắc.

7
Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa là mùa mưa và

mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt đô trung bình thay đổi từ
23
0
C đến 32
0
C, vào tháng 6, tháng 7 nhiệt độ lên tới 32
0
C đến 33
0
C.
Lượng mưa trung bình từ 1106 mm đến 2800 mm, cá biệt có khi lên tới
3000 mm.
Độ ẩm không khí cao, trung bình từ 75 ÷ 85%. Do điều kiện thời tiết như
vậy nên mùa mưa công tác sản xuất thường bị đình trệ, sản lượng không cao.
Vµo mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa giảm, thời tiết
khô hanh là điều kiện để công ty tập trung sản xuất tăng sản lượng bù đắp cho
sản lượng của những tháng mùa mưa. Tuy vậy, mùa khô thời tiết rét, nhiệt độ
có thể xuống thấp từ 7
0
C ÷ 8
0
C cũng có ảnh hưởng phần nào tới quá trrình sản
xuất.
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc với diện tích là
6099 km
2
, dân số là 1097,8 nghìn người, mật độ dân số là 180 người/km
2
,
gồm một thành phố, ba thị xã và mười huyện. Là nơi có trữ lượng than lớn

nhất của cả nước vì vậy ngành kinh tế chính ở đây là công nghiệp khai mỏ.
Bên cạnh đó ngành du lịch ở Quảng Ninh cũng rất phát triển với thắng cảnh ở
Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhưng có
một vấn đề đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh nói chung và các ngành kinh tế nói
riêng là muốn phát triển kinh tế du lịch thì đòi hỏi ban lãnh đạo tỉnh phải có
những giải pháp cụ thể đối với việc ô nhiễm môi trường, giảm ảnh hưởng đến
ngành du lịch. Đây là vấn đề cần thiết nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt
để.
Với lãnh thổ trải dài từ Đông Triều cho đến tận Móng Cái, vì vậy thành
phần dân tộc ở đây cũng rất phong phú: dân tộc Tày, Thái, Mường, Sán Dìu
vv Vì là khu tập trung nhiều mỏ khai thác than của cả nước cho nên cấu trúc
xã hội ở đây cũng mất cân đối, tỉ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới điều này sẽ
dẫn đến hậu quả là nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện

8
hút,vv Theo thống kê của ủy ban điều tra dân số thì Quảng Ninh là nơi có số
lượng người nghiện hút lớn nhất Việt Nam (năm 1999).
Bên cạnh ngành khai thác than, ở đây còn có nhiều dịch vụ khác xuất
hiện như các công ty may mặc, nhà máy xi măng, ngành chế biến dầu ăn ở
cảng Cái Lân, cửa khẩu Móng Cái cũng là trung tâm buôn bán của cả nước.
Nói tóm lại Quảng Ninh có cấu trúc kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề với
khai mỏ là ngành chính.
Vì có thành phần dân cư đa dạng cho nên trình độ văn hóa giữa các vùng
không đồng đều, những nơi như thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thị xã
Móng Cái, thị xã Uông Bí với điều kiện kinh tế khá phát triển, vì vậy tỉ lệ trẻ
em đến trường chiếm khoảng 95%. Nhưng ở các huyện còn lại số lượng trẻ
em đến được đi học khá thấp, chiếm khoảng 45%, như huyện Tiên Yên, Ba
Chẽ.
(1)
Điều này đã phản ánh sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực.

Về tôn giáo, người dân ở đây theo hai đạo chính là đạo Phật và đạo Thiên
chúa giáo. Khoảng 25% dân số theo hai đạo này, hầu hết những người theo
đạo Phật có độ tuổi từ 60 trở lên.
Với điều kiện tự nhiên và xã hội như trên vùng mỏ Quảng Ninh có rất
nhiều thuận lợi cho sự phát triển các ngành nghề kinh tế, bên cạnh đó cũng sẽ
có nhiều khó khăn mà buộc ban lãnh đạo tỉnh phải có chính sách biện pháp
kịp thời để giải quyết, đưa tỉnh Quảng Ninh ngày một phát triển hơn.
2. Quá trình phát triển của Công ty than Đèo Nai trƣớc năm 1960
2.1 Sự hình thành và phát triển của khu vực công nghiệp than
Quảng Ninh
Sau khi bị thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, bằng
hòa ước 1864, nhà Nguyễn buộc phải mở một số cửa sông, biển ở miền Bắc
cho thương nhân ngoại quốc, chủ yếu là người Pháp, trong đó có cửa sông,
biển Quảng Yên, Hải Ninh. Đến năm 1874, nhà Nguyễn lại kí với Pháp một
hòa ước mới, trong đó có một điều khoản là phải mở thêm cảng Hòn Gai cho

(1) Thống kê của ủy ban dân số Quảng Ninh năm 2004

9
tàu thuyền ngoại quốc vào buôn bán. Trên cảng này có đặt Sở Thương chính
hỗn hợp Pháp - Việt để quản lý tàu thuyền ra vào cảng.
Trong khi đó, từ giữa thế kỷ XIX đặc biệt là sau cuộc chiến tranh nha
phiến, nước Anh đã có một thế lực lớn tại Trung Quốc. Sau khi đánh hơi thấy
nguồn lợi than đá dồi dào tại khu mỏ Quảng Ninh và vị trí chiến lược cả về
kinh tế lẫn quân sự của nó, đế quốc Anh đã xúi giục nhà Thanh buộc nhà
Nguyễn phải để cho chúng có quyền lợi tại khu này. Chính vì vậy cuối tháng
11-1883, nhà Thanh đã phái người của Thương cục tới Huế đòi nhà Nguyễn
cho khai mỏ than Đông Triều, thuê mỏ than Hòn Gai, chiếm lấy khu mỏ
Quảng ninh. Nhưng chúng đã không thực hiện được âm mưu đó. Ngoài ra,
người Đức cũng muốn qua Trung Quốc gây ảnh hưởng tới Bắc Kì để vào khu

mỏ Quảng Ninh. Chính người Đức đã xin nhà Nguyễn cho mở một số công
trường khai thác than, hùn vốn với người Pháp để xây dựng cảng vạn Hoa
trên cái Bầu (Kế Bào). Vậy là từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi, bên cạnh các
công trường khai thác than của người Việt và người Trung Quốc đã có từ
trước, lại xuất hiện thêm một số công trường của người Trung Quốc mới,
người Pháp và người Đức. Trong khi triều đình nhà Nguyễn chưa thấy được
tầm quan trọng của khu mỏ thì tư bản nhiều nước đã ra sức tranh giành ảnh
hưởng để hòng làm chủ khu mỏ.
Hoạt động ngày càng nhộn nhịp của tàu bè ngoại quốc tại Quảng Ninh
sau hòa ước 1874 đã làm cho người Pháp lo lắng về sự cạnh tranh của người
nước ngoài đối với họ, đặc biệt là các công ty của Anh dưới danh nghĩa Trung
Quốc. Hơn nữa vào cuối thế kỷ XIX, Pháp ráo riết chuẩn bị xâm Bắc Kỳ lần
thứ hai nên chúng ra sức tăng cường các hoạt động kinh tế và do thám tại khu
vực Quảng Ninh, vì than đá ở đây vào loại tốt nhất thế giới. Nooc-man, một sĩ
quan Anh nói: “Nếu các chiến hạm Pháp được các mỏ than Bắc Kỳ tiếp tế, thì
họ có thể ngăn đường Trung Hoa của người Anh, Diến Điện và Can-quýt-ta
sẽ bị phong tỏa ”
(1)


(1) Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh, Dư địa chí Quảng Ninh, tập 1, NXBGD, 2000.

10
Cuối năm 1882 thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần hai, nhà Thanh coi
đây là một nguy cơ mất Bắc Kỳ và vùng mỏ than Quảng Ninh vào tay người
Pháp. Đồng thời họ cũng coi đây là một cơ hợi để xâm lược Bắc Kỳ mà
không bị dư luận phản đối. Họ giương cờ “giúp nhà Nguyễn chống Pháp” để
hòng thực hiện dã tâm tranh giành quyền lợi của người Pháp. Đối với tư bản
Pháp thì việc chiếm khu mỏ Quảng Ninh là một trong những âm mưu hàng
đầu trong việc xâm lược Bắc Kỳ, đặc biệt là sau khi Pháp bại trận trong cuộc

chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871) và bị Đức chiếm nhiều mỏ than quan trọng
ở miền Bắc, nền công nghiệp Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng vì thiếu
than. Liên tiếp trong các năm 1880-1882, Pháp đã buộc nhà Nguyễn cho
chúng cử các đoàn kĩ thuật đến kháo sát thăm dò khu mỏ. Năm 1882, Kỹ sư
Phuyt-sơ đã mang than Hà Lầm về Pari phân tích. Thấy than tốt điều kiện
khai thác chuyên chở lại dễ dàng, giới chủ tư bản Pháp rất sung sướng và tràn
đầy hi vọng vào nguồn lợi này. Đó chính là một trong những nguyên nhân
trực tiếp để chúng chiếm Quảng Ninh. Ngoài ra, vị trí chiến lược của Quảng
Ninh trong việc khống chế đường biển, trong quan hệ Pháp - Trung, Pháp-
Anh thông qua quan hệ Việt - Trung, cũng là lý do không kém phần quyết
định.
Chính vì vậy mà xảy ra sự kiện ngày 12 - 3 - 1883, Pháp đánh chiếm
Quảng Ninh và sau đó đặt bản doanh quân sự tại Móng Cái và Phả Lại, biến
khu mỏ Quảng Ninh thành vùng nằm lọt giữa hai gọng kìm quân sự và bắt
đầu thi hành chính sách cai trị đối với vùng mỏ.
Về hành chính, khu mỏ Quảng Ninh thuộc quyền quản lý của Công sứ
Quảng Yên và Hải Dương. Chính quyền thực dân đặt ở mỗi công ty một bộ
máy cai trị với đầy đủ các công cụ bạo lực, bao gồm quân đội cảnh sát, mật
thám, nhà tù chỉ đạo thẳng từ tỉnh xuống theo hệ thống ngành dọc. Riêng
Công ty mỏ than Bắc Kỳ của pháp (S.F.C.T), một công ty lớn nhất Đông
Dương, thì Công sứ Quảng Yên tổ chức thành một khu vực hành chính riêng,

11
đứng đầu là Đại lý mỏ, đặt trụ sở tại Cẩm Phả, bên cạnh đó là bộ máy hành
chính của Nam Triều đứng đầu cũng là Đại lý, đặt trụ sở tại Hòn Gai.
Về mặt quản lý, các Công ty mỏ Pháp là do chính quyền thực dân điều
hành, song trong chừng mực có sự thỏa thuận của chủ mỏ, hoặc được chúng
yêu cầu tiến hành. Điều đó thể hiện rõ ở Công ty SFCT. Tại đây những công
cụ bạo lực của chình quyền thực dân thường là đứng vòng ngoài, đóng vai trò
hỗ trợ, phối hợp hoặc làm chỗ dựa cho các Công ty mỏ. Kẻ có quyền trực tiếp

giải quyết các công việc hành chính ở mỏ là bộ máy bạo lưc riêng của công
ty, đặt dưới quyền điều hành của giám đốc Công ty mỏ. Đó là một bộ máy
cưỡng bức lao động và cũng là bộ máy bạo lực, trong đó mật thám được tổ
chức thành hệ thống chặt chẽ, dày đặc có công khai có trá hình. “ Tại các tỉnh
chỉ có một cơ quan mật thám, nhưng ở Hòn Gai có nhiều thứ mật thám: mật
thám sở, mật thám chính quyền, loại làm tay sai cho chủ, loại làm tay sai cho
cai thầu vv ”
(1)

Các công ty mỏ, mà rõ nhất là SFCT (Công ty than Đông Triều) là những
khu nhượng địa vĩnh viễn của tư bản Pháp, đều có chế độ độc quyền. Đó
cũng chính là cơ sở chính trị để mỗi công ty mỏ lớn được thành lập. Bắt đầu
cắm mốc nhượng địa đến đâu là chúng thiết lập chế độ độc quyền đến đấy.
Trong phạm vi nhượng địa, công ty độc quyền làm chủ tất cả đất đai, đồng
ruộng, rừng núi nhà cửa, đường sá và cả quyền khai thác lòng đất. Không
những thế giới chủ mỏ còn cấu kết với nhau để phát hành một loại “tiền” đặc
biệt của khu mỏ gọi là “tiền mìn”, với đồng tiền mìn này chủ mỏ tự quy định
giá của nó, vì vậy khi muốn sử loại tiền này người công nhân phải đổi sang
đồng bạc Đông Dương. Như vậy một lần nữa chủ mỏ lại bóc lột sức lao động
của người công nhân thông qua việc đổi tiền. Trong mỗi công ty mỏ, quyền
lực thực tế nằm trong tay hội đồng quản trị gồm những nhà tư bản lớn của
Pháp, chi phối điều hành hội đồng là những người có nhiều cổ phiếu nhất. Sau
này, trước hiệp định sơ bộ ngày 6 - 6 - 1884 đặt Việt Nam dưới quyền cai trị

(1) Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Quảng Ninh, Dư địa chí Quảng Ninh, tập 1, NXBGD, 2000.

12
của Pháp, ngày 24 - 4 - 1884, bị thực dân Pháp ép buộc, triều đình nhà
Nguyễn đã làm văn tự bán khu mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả không thời hạn cho tư
bản Pháp với giá 10 vạn đồng Mễ Tây Cơ. Vậy là trên thực tế, triều đình nhà

Nguyễn đã trao toàn bộ quyền sử dụng khu mỏ Quảng Ninh cho chính phủ
thực dân Pháp tại Đông Dương. Có trong tay văn tự này, thực dân Pháp đã
nắm được cơ sở pháp lý để thiết lập chủ quyền và khai thác khu mỏ Quảng
Ninh, dù không cần một áp lực quân sự hay chính trị nào mà do “sự thoả
thuận” giữa chúng và triều đình nhà Nguyễn.
Từ đó, các công trường khai thác tại khu mỏ Quảng Ninh, dù là của
người Việt Nam hay người ngoại quốc, hoặc bị giải tán, hoặc trở thành những
công trường trưng thầu cho chủ mỏ thực dân Pháp.
Trước năm 1954 do thị trường than bị thu hẹp, than khai thác ra bị ứ
đọng ngày càng nhiều, cho nên các công ty mỏ thực dân hoặc phải sản xuất
cầm chừng, hoặc phải giảm bớt mức sản xuất. Nhưng sau chiến tranh từ 1954
đến nay thì tình hình trên được cải thiện - nhu cầu sử dụng than để phục vụ
cho sự phát triển ngành công nghiệp chính quốc đã được đẩy mạnh kích thích
sự hoạt động trở lại của ngành than.
2.2 Sự thành lập Công ty than Đèo Nai
Trước đây khu vực của mỏ là vùng rừng núi rậm rạp, địa hình hiểm trở,
dân cư thưa thớt, là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh quan trọng trong lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc (Trần Khánh Dư trong trận đánh ở Vân
Đồn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên) vì Trung Quốc muốn đánh
vào nước ta phải qua vùng đất này mới tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Như
vậy có thể nói vùng đất này có yếu tố lịch sử quân sự, gắn liền với nhiều sự
kiện vĩ đại của lịch sử dân tộc.
Khi thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm vùng mỏ toàn bộ cơ sở hạ tầng ở
đây không có gì. Cho nên để phục vụ cho việc khai thác một cách triệt để
nguồn “vàng đen” của Việt Nam buộc Pháp phải đầu tư cơ sở hạ tầng ở đây.

13
Ngay sau khi chiếm được Hòn Gai, thực dân Pháp đã lập một “ ủy ban chuẩn
bị khai thác mỏ”. Những thiết bị cho việc khai thác lớn đã được mua sắm.
Một đường goòng dài 15km, rộng 1,1m được xây dựng, nối Hà Tu với cảng

Hòn Gai. Trong khu vực Hòn Gai, SFCT ( công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ ) đã
cho xây dựng một nhà máy sàng rửa gồm ba phân xưởng. Ngoài ra, công ty
này cũng cho xây dựng chín lò than sản xuất than cốc, có thể sản xuất được
25 tấn trong 10 giờ. Cảng Hòn Gai đã có một cầu tàu dài 75m và hai sàn tàu,
mỗi sàn dài 70-80m.
Sau một thời gian tìm hiểu và khai thác, thực dân Pháp đã đưa một lượng
than rất lớn đem về chính quốc. Lúc này đổ xô vào xâu xé khu mỏ Quảng
Ninh không chỉ có giới tư bản công nghiệp, thực dân Pháp ở Đông Dương mà
cả giới tư bản trong nhiều ngành kinh tế khác. Một số tư sản người Việt đã có
chỗ đứng trong ngành kinh doanh khai thác mỏ than đá ở Quảng Ninh, song
những cơ sở khai thác của người Việt đều bé nhỏ, vụn vặt, trang thiết bị kỹ
thuật không đáng kể, bởi vậy chỗ đứng của họ rất bấp bênh.
Xét dưới góc độ kinh tế, đây là vùng đất có trữ lượng than lớn. Có thời
gian dài người Hoa và người Pháp đã đặt ách đô hộ lên đất nước ta, gây lên
tổn hại rất lớn đối với nền kinh tế nhưng ngược lại họ là người có công “đánh
thức” nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây, đặt nền móng cho công cuộc khai
thác nguồn năng lượng ở đây, biến vùng đất rừng núi hẻo lánh thành trung
tâm công nghiệp.
Như vậy dưới thời Pháp thuộc Công ty than Đèo Nai hoạt động phụ
thuộc vào công ty SFCT của Pháp, tất cả các khâu sản xuất đến khâu xuất
khẩu than của mỏ đều phải thông qua Pháp. Bởi vậy, trong suốt thời gian này
sản lượng khai thác than và chất lượng than rất thấp, chủ yếu than khai thác
được đều phục vụ cho sự phát triển của công nghiệp của chính quốc.

14
Sau Cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới
chỉ giành được quyền sở hữu trên giấy tờ còn thực chất Công ty than Đèo Nai
hoạt động dưới sự tiếp quản của chính quyền địa phương khu mỏ. Nhưng với
những khó khăn thử thách mà chính quyền cách mạng phải đương đầu như
nạn đói, nạn dốt, sự quay trở lại của thực dân Pháp, cho nên từ năm 1945-

1954 mỏ than hoạt động hết sức khó khăn. Với cơ sở hạ tầng mà Pháp xây
dựng nên chỉ có thể đáp ứng trong một thời gian sản xuất ngắn, còn về lâu dài
thì buộc chính quyền địa phương phải có những biện pháp cụ thể cho sự phát
triển chung của mỏ.
Từ sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi,
Nhà nước ta đã tiếp quản các cơ sở kinh tế trong đó có vùng than này. Với
tiềm năng và trữ lượng than của mỏ, với điều kiện kinh tế của khu vực nơi
đây là dân cư chủ yếu sông bằng nghề khai mỏ, vì vậy theo quyết định của Bộ
công nghiệp số 707 BCN/ KB
2
ngày 27 - 7 - 1960, Công ty than Đèo Nai
được thành lập ngày 1-8-1960. Sự thành lập Công ty than Đèo Nai đánh dấu
một bước chuyển trong sự phát triển chung của ngành than Việt Nam. Trên
chặng đường còn nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi ban lãnh đạo của mỏ
phải có những quyết định đúng đưa ngành than ngày một đi lên xứng đáng
với vai trò là ngành then chốt của công nghiệp năng lượng.
2.3 Tình hình đội ngũ công nhân Công ty than Đèo Nai
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã thi hành chính sách cai trị, khai
thác tài nguyên thiên nhiên nước ta một cách cạn kiệt. Trong qúa trình đó, giai
cấp công nhân Việt Nam đã ra đời và ngày càng trưởng thành về mặt số lượng
cũng như chất lượng. Nhưng các số liệu thống kê về giai cấp công nhân mỏ
thời kỳ trước năm 1936 chưa được đầy đủ và chính xác, phải đến năm 1936
số liệu mới được đề cập một cách cụ thể.
Do chính sách khai thác của thực dân Pháp đội ngũ công nhân của ngành
mỏ đã tăng lên đáng kể. Từ 1936 - 1939 đội ngũ công nhân mỏ được bổ sung

15
gần 12 ngàn người, trung bình mỗi năm tăng thêm 4 ngàn. So với thời kỳ
khủng hoảng kinh tế ta có bảng dưới đây
Bảng 1: Số lƣợng công nhân mỏ than từ năm 1936 - 1939.

Năm
Số lƣợng
công nhân
(ngàn ngƣời)
Số tăng (ngàn ngƣời)
So với năm
trƣớc
So với năm 1935
So với năm
1932
1936
43,8
4,8
4,8
10,3
1937
49,2
5,4
10,2
15,7
1938
52,7
3,5
13,7
19,2
1939
55,2
2,5
16,2
21,7

Nguồn: Dẫn theo Cao Văn Biền, giai cấp công nhân Việt Nam từ 1936-
1945
Đến năm 1939, đội ngũ công nhân mỏ than đã tăng thêm 21,7 ngàn người
so với năm 1932 và vượt số lượng năm cao nhất của thời kỳ 1926 - 1928 là
trên 1000 người.
Đội ngũ công nhân mỏ than bao gồm hai bộ phận: bộ phận công nhân đã
hoạt động trong ngành mỏ từ lâu và bộ phận mới được bổ sung. Bộ phận thứ
nhất chiếm số đông trong tổng số công nhân. Đối với tuyệt đại đa số công
nhân bộ phận này, tiền công làm thuê cho tư bản là nguồn thu nhập chủ yếu
nếu chưa phải là duy nhất, để nuôi sống gia đình. Trong đó có gia đình là công
nhân hoàn toàn, có trường hợp là công nhân thuộc thế hệ thứ hai. Bộ phận mới
bổ sung chiếm số lượng nhỏ, họ xuất thân từ những thành phần khác nhau: từ
nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, từ các tầng lớp trung
gian bị thất thế và một số đông là những công nhân bị sa thải trong lúc kinh tế
khủng hoảng phải trở về nông thôn, chạy sang ngành khác để kiếm sống. Đặc
điểm chung của bộ phận này là còn có quan hệ kinh tế với thành phần xuất
thân của mình. Tiền công làm thuê chỉ là một phần đôi khi chưa phải là phần
chính của nguồn sống gia đình. Những công nhân mới bổ sung gần giống như

16
trong quá trình hình thành giai cấp công nhân, mới chỉ bước một chân vào đội
ngũ giai cấp công nhân còn một chân vẫn đứng ở nông thôn, ở thành phần
kinh tế xuất thân. Nhất là trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933), hàng
vạn công nhân bị sa thải trở nên thất nghiệp sinh sống vô cùng cơ cực. Bài học
đau xót đó khiến cho họ chưa dám cắt đứt quan hệ kinh tế với thành phần xuất
thân. Vả lại thời gian làm thuê còn ngắn ngủi chưa đủ để họ “công nhân hóa”
hoàn toàn bản thân và gia đình. Đối với một số người việc “đi làm phu mỏ”
chỉ là do sự dồn ép nhất thời của tình cảnh kinh tế khó khăn vì thiên tai, qua
được khó khăn đó họ có thể trở về làm ruộng. Một số ít khác có thể trở về
thành phần xuất thân của mình, nhưng chưa chọn hẳn “nghề phu mỏ” làm

nghề sinh sống, họ có thể làm thuê ở các cửa hàng, bến cảng, nhà máy.
Trong cuốn công nghiệp khai khoáng ở Đông Dương năm 1937
P.Guyôma, kỹ sư chánh sở mỏ đã dẫn ra số liệu về tình hình làm việc của công
nhân mỏ trong năm 1936 như sau: tổng số công nhân và nhân viên do chủ mỏ
thuê trong năm là 24.825 người thì:
422 người làm từ 300 ngày trở lên
1420 người làm từ 250 đến 300 ngày
1433 người làm từ 200 đến 250 ngày.
1905 người làm từ 150 đến 200 ngày
18645 người làm dưới 150 ngày
.(1)
Sở dĩ có tình trạng như trên là vì một số công nhân chỉ làm thuê theo
mùa, theo tháng, tức là bộ phận không ổn định của công nhân mỏ. Những
người làm thuê theo mùa, theo tháng có thể làm thuê nhiều lần cho một hay
nhiều chủ mỏ trong một năm, tùy theo điều kiện lao động, tiền lương và hoàn
cảnh riêng. Do đó tổng số lượt người mà chủ mỏ thuê trong một năm bao giờ
cũng lớn hơn số lượng công nhân trên thực tế.

Do tính chất của lao động trong ngành mỏ là loại lao động nặng, đặc biệt
là công việc khai khoáng, đào than dưới hầm lò, công nhân nam giới chiếm tỷ

(1) Cao Văn Biền, Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939, NXBKHXH, 1979.

17
lệ cao so với công nhân nữ và công nhân trẻ em. Chẳng hạn vào năm 1939,
Công ty mỏ than Bắc Kỳ có 21385 công nhân thì trong đó:

18021 là công nhân nam, chiếm 84,2%
2901 là công nhân nữ, chiếm 13,6%
472 là công nhân trẻ em , chiếm 2,2%.

Đặc điểm nổi bật nhất của công nhân mỏ là độ tập trung cao, biểu hiện
trên ba phương diện. Thứ nhất là khu vực, tuyệt đại bộ phận công nhân tập
trung ở miền Đông Bắc nước ta, ở những nơi như: Apatít Lào Cai, sắt Thái
Nguyên, than Quán Triều, Bố Hạ, thiếc Tĩnh Túc, sắt Nghệ An, chiếm tỷ lệ
rất nhỏ. Thứ hai là tập trung theo theo nghành khai thác, trong suốt gần 100
năm thống trị nước ta tư bản thực dân Pháp tập trung trước hết vào việc khai
thác than, đồng thời có khai thác một số khoáng sản dễ làm ăn, nhiều lợi như
thiếc, kẽm vv
Trong ngành khai thác than, theo số liệu năm 1937 là năm ổn định nhất
của thời kỳ 1936-1939, công nhân được phân chia giữa các công ty như sau:
Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ 25785 công nhân.
Công ty than Đông Triều 11430 công nhân
Công ty than Hạ Long- Đồng Đăng 550 công nhân
Mỏ than của Ký Sao 375 công nhân
Mỏ than Bí Chợ 200 công nhân
Mỏ Sa Na 420 công nhân
Mỏ của Đoàn văn Công 365 công nhân
Mỏ của Clairette 300 công nhân
Mỏ của Phạm Kim Bảng 35 công nhân
Công ty than Tuyên Quang 330 công nhân
Công ty than và kim khí Đông Dương 320 công nhân
(1)

Như vậy Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ lớn nhất, chiếm trên 63% tổng số
công nhân. Tính chất tập trung của công nhân mỏ cũng biểu hiện ở các cơ sở

(1) Cao Văn Biền, Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939, NXBKHXH, 1979.

18
khai thác. Nếu như trong các ngành khác, một xưởng máy vài ba chục công

nhân đã có thể hoạt động bình thường, thì trong ngành mỏ một cơ sở khai thác
phải sử dụng hàng trăm công nhân. Năm 1937, mỏ than Mạo Khê của công ty
than Bắc Kỳ, sử dụng 2440 công nhân, mỏ than Tĩnh Túc 900 công nhân.
Ngay cả những mỏ nhỏ của các tư bản người Việt cũng phải sử dụng đến hàng
trăm công nhân. Mỏ than Bí Chợ của Bạch Thái Bưởi cũng phải sử dụng 200
công nhân để cầm hơi lúc mạt kỳ.
Đội ngũ công nhân khai thác còn có đặc điểm là bao gồm một số thợ
thuộc các ngành nghề khác nhau như thợ cơ khí, thợ nguội, thợ điện, thợ rèn,
thợ lái máy. Tỷ lệ các loại thợ này không lớn, đáng chú ý nhất là thợ điện.
Như trên đã nói, các Công ty mỏ lớn đều có nhà máy điện riêng cung cấp điện
dùng trong mỏ và cung cấp điện cho các thị trấn lân cận. Toàn ngành mỏ có
mười tám nhà máy điện với công suất thiết kế là 16100 kw. Sản lượng năm
1937 là 38500 ngàn kw/h. Trong khi đó sản lượng điện Bắc Kì và Trung Kì
năm 1937 chỉ có 28000 ngàn kw/h. Như vậy công nhân ngành điện trong đội
ngũ công nhân mỏ cũng có thể tương đương với số lượng công nhân điện Bắc
Kì và Trung Kì. Tính chất tập trung cao độ và tính chất đa ngành cuả đội ngũ
công nhân mỏ khiến cho nó có sức mạnh đặc biệt và có ảnh hưởng to lớn
trong phong trào công nhân.
Sang đến thời kỳ 1945-1954 số lượng công nhân hầm mỏ có tăng nhưng
tốc độ gia tăng chậm vì những lí do: nhiều hầm mỏ bị phá hoại trong quá trình
chiến tranh, phương tiện khai thác hư hỏng, thiếu thốn, đội ngũ công nhân bị
phân ra nhiều nơi.Từ năm 1945-1950 số công nhân hầm mỏ là 79600 người.
Trong quá trình khai thác, bóc lột của thực dân Pháp tại Quảng Ninh, giai
cấp công nhân Việt Nam đã ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất
lượng. Với chính sách mà thực dân Pháp đưa ra cho công nghiệp thuộc địa là:
phục vụ cho công nghiệp chính quốc với tính cách là nơi tiêu thụ sản phẩm và
cung cấp nguyên liệu, không phát triển những ngành công nghiệp chế tạo máy

19
móc và những ngành công nghiệp cạnh tranh với công nghiệp chính quốc. Từ

đó, công nghiệp thuộc địa, dù trải qua những bước thăng trầm, vẫn không vượt
ra ngoài quỹ đạo : què quặt, lệ thuộc, và càng về sau, khi các ngành công
nghiệp đã trải qua một quá trình phát triển, đòi hỏi phải có những ngành công
nghiệp quan trọng liên kết với nhau trong mụt nền kinh tế hoàn chỉnh thì tính
chất phụ thuộc, què quặt của nó càng bộc lộ rõ ràng. Trong điều kiện lịch sử
ấy, giai cấp công nhân Việt Nam không thể có đội ngũ hoàn chỉnh và đông
đảo như giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Giai cấp
công nhân Việt Nam gồm có các bộ phận chính: công nhân hầm mỏ, công
nhân đồn điền, công nhân các ngành công nghiệp.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hầu hết những người công
nhân mỏ vốn là nông dân, một số ít là thợ thủ công. Thực dân Pháp xâm lược
nước ta, tàn phá quê hương, làng mạc của họ, cướp đoạt ruộng đất của họ, biến
họ thành nô lệ, sống trong cuộc đời tối tăm khổ cực. Bởi vậy dù có là bộ phận
cấu thành giai cấp công nhân thì trong họ luôn có tinh thần dân tộc, lòng yêu
nước cao độ.
Giai cấp công nhân mỏ Quảng Ninh ngoài các đặc điểm chung của giai
cấp công nhân Việt Nam thì còn có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Trước hết, công nhân mỏ Quảng Ninh có cùng nguồn gốc xuất thân đại
bộ phận họ là nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu là Thái Bình và
Nam Định. Một phân tích về nguồn gốc công nhân mỏ Việt Nam của P.
Gourou cho thấy: Thái Bình - Nam Định chiếm 60%, Kiến An chiếm 10%, Hà
Nam chiếm 4.5%, Hưng Yên chiếm 2.1%, Hải Dương chiếm 2.5%. Tổng
cộng là 80%. Những người nông dân ra mỏ làm thuê là lúc tình cảnh họ quẫn
bách, vì thiên tai mất mùa, hoặc vì sưu cao thuế nặng. Những lúc ấy, dân quê
kéo cả làng đi kiếm ăn ở hầm mỏ, và có lúc đã lên đến 20000 phu mỏ ở Cẩm
Phả và Hà Lầm.

20
Về thành phần dân tộc, trong công nhân mỏ Quảng Ninh, bên cạnh đại bộ
phận là người Kinh, còn có một số là người các dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa

vv… Họ hầu hết là gốc gác dân địa phương, có cuộc sống lâu đời tại mỏ, sống
bằng nghề nương rẫy, đốn củi, bán than hoặc đánh bắt cá. Thực dân Pháp
chiếm mỏ, cắm mốc nhượng địa, cướp đoạt ruộng đất nương rẫy của họ. Đối
với bộ phận người Hoa, có một số đã cư trú lâu đời trên đất Việt Nam, một số
khác sang Việt Nam trong khoảng thế kỉ XIX đến khi thực dân Pháp xâm
lược, họ làm công trong các công trường mỏ của Hoa kiều lĩnh trưng, sau khi
Pháp chiếm mỏ, một số chủ mỏ Hoa kiều trở thành cai trưng thầu cho Pháp,
số công nhân người Hoa theo họ cũng trở thành công nhân trong các công ty
mỏ của Pháp.
Đặc điểm quan trọng khác của công nhân mỏ Quảng Ninh là đại bộ phận
công nhân không có kỹ thuật. Tại nhiều mỏ, số lượng này chiếm tới 100%. Đó
là do chính sách khai thác của thực dân Pháp ở khu mỏ là bóc lột là nô dịch
mà không trang bị kỹ thuật cho người thợ, không đào tạo họ thành người có
nghề nghiệp. Từ sau Đại chiến thế giới I trở đi, phương tiện kỹ thuật và công
nhân kỹ thuật ở khu mỏ Quảng Ninh cũng tăng dần lên. Họ là thợ lái tàu, sửa
chữa cơ khí, phát điện. Các thợ Hoa kiều từng làm công nhân trong các xí
nghiệp tư bản Anh tại Trung Quốc, sang Việt Nam làm tại các công trường mỏ
từ cuối thế kỉ trước. Tuy nhiên, bộ phận công nhân kỹ thuật so với toàn bộ
công nhân mỏ thì tỷ lệ thật nhỏ bé, chiếm khoảng 10% tổng số công nhân. Dù
có là công nhân kỹ thuật thì kỹ thuật mà tư bản trang bị cho người bản xứ
cũng rất hạn chế. Nhìn chung mỏ Quảng Ninh đều có chung một số phận là bị
chủ mỏ thực dân và tay sai bóc lột hết sức tàn nhẫn, điều kiện sống và làm
việc của họ ngày càng khốn khổ, quyền sông bị chà đạp, nhân phẩm bị rẻ
rúng.
2.4 Cuộc sống của ngƣời công nhân mỏ
2.4.1 Cuộc sống của công nhân mỏ trƣớc năm 1954

×