Tải bản đầy đủ (.pdf) (345 trang)

Thi Hương thời Nguyễn (Qua các trường thi Hương Hà Nội, Nam Định và Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.89 MB, 345 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ HƯƠNG THẢO





THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN
(Qua các trường thi Hương Hà Nội,
Nam Định và Hà Nam)





LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ








HÀ NỘI – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ HƯƠNG THẢO





THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN
(Qua các trường thi Hương Hà Nội,
Nam Định và Hà Nam)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại
Mã số: 62 22 54 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. NGUYỄN QUANG NGỌC



HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình khoa học của
riêng tôi. Các tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn
trung thực, khách quan, khoa học và có xuất xứ rõ ràng. Nếu không
đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, 5 – 2014
Đỗ Thị Hương Thảo



LỜI CẢM ƠN

Bản Luận án này được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân trong quá trình
công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại khoa Lịch sử. Tuy nhiên, sự thành
công của Luận án còn là kết quả của sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn đồng
nghiệp trong và ngoài khoa Lịch sử.
Trước tiên, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy
hướng dẫn là GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc – nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam
học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi có “duyên” được là học
trò của Thầy từ khi làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Sử học đến luận văn Thạc sỹ
và giờ là luận án Tiến sĩ. Sự trưởng thành của tôi hôm nay trong nghiên cứu khoa
học nhờ phần lớn công sức của Thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ
trung đại, khoa Lịch sử: GS. TSKH Vũ Minh Giang, PGS. TS. Vũ Văn Quân, PGS.

TS. Phan Phương Thảo… - những người luôn động viên, giúp đỡ và định hướng
cho tôi trong quá trình làm luận án. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới cố PGS. TSKH.
Nguyễn Hải Kế bởi những ý tưởng gợi mở của thầy trong thời gian tôi làm Luận án.
Bản luận án cũng không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của các
đồng nghiệp trong và ngoài khoa Sử. Tôi thật sự biết ơn họ vì họ đã chia sẻ cùng tôi
những khó khăn trong quá trình khai thác và xử lý tư liệu luận án. Tôi xin gửi lời
cảm ơn tới ThS. Tống Văn Lợi, ThS. Nguyễn Ngọc Phúc, ThS Vũ Thị Minh Thắng,
TS. Đặng Hồng Sơn, Hà Duy Biển, TS. Trần Thái Hà, ThS Trịnh Văn Bằng và
nhiều anh chị em khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cá nhân, gia đình và các cơ quan, đoàn thể tại
Nam Định, Huế và Sài Gòn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điền dã, thực
địa. Xin gửi lời cảm ơn tới TS. Sun Laichen, khoa Lịch sử, trường California State
University Fullerton, Hoa Kỳ – người đã giúp đỡ để tôi có cơ hội tiếp cận với
những phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của các học giả nước ngoài trong
thời gian tôi học tập tại Mỹ.
Bên cạnh thầy cô, đồng nghiệp, tôi gửi lời biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm,
chia sẻ và giúp đỡ của bố mẹ và gia đình. Đặc biệt, chồng và con trai tôi là chỗ dựa,
là động lực tinh thần để tôi phấn đấu hoàn thành luận án này. Bản Luận án vừa là sự
trưởng thành trong khoa học vừa là công trình tôi dành tặng cho những người thân
trong gia đình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Đỗ Thị Hương Thảo
MỤC LỤC


Trang
Danh mục Bảng

Danh mục Bản đồ - Sơ đồ


Danh mục Biểu đồ

MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
2
3. Mục đích, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
12
4. Nguồn tài liệu
14
5. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
16
6. Đóng góp của Luận án
18
Chương 1. THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN: MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUAN
20
1.1.
Trường thi
20
1.1.1.
Số lượng các trường
20
1.1.2.
Thời gian tổ chức thi
21
1.1.3.
Quy mô, cấu trúc trường thi
22

1.1.4.
Việc cung cấp vật dụng cho trường thi
25
1.2.
Nội dung thi
27
1.2.1.
Kiến thức thi Hương
27
1.2.2.
Nội dung thi Hương và những thay đổi qua các thời kỳ
30
1.3.
Quan trường
34
1.3.1.
Thành phần, số lượng và nhiệm vụ
34
1.3.2.
Quy trình làm việc
37
1.4.
Sĩ tử
42
1.4.1.
Trước khi thi
42
1.4.2.
Trong khi thi
45

1.4.3.
Học vị, ân điển đối với người thi đỗ
47
Tiểu kết chương 1
50
Chương 2. TRƯỜNG THI HƯƠNG THĂNG LONG – HÀ NỘI
52
2.1.
Lịch sử hình thành và biến đổi
52
2.1.1.
Lịch sử hình thành
52
2.1.2.
Vị trí, quy mô, cấu trúc
53
2.1.3.
Những biến đổi của trường thi Hương Hà Nội từ nửa cuối thế kỷ XIX
57
2.1.4.
Thời gian tổ chức thi
63
2.2.
Nội dung thi Hương truyền thống
64
2.2.1.
Kỳ đệ nhất
65
2.2.2.
Kỳ đệ nhị

68
2.2.3.
Kỳ đệ tam
69
2.2.4.
Kỳ đệ tứ
70
2.3.
Quan trường
72
2.3.1.
Thành phần, số lượng
72
2.3.2.
Giải ngạch chấm thi
77
2.3.3.
Sai phạm của quan trường
78
2.4.
Cử nhân
81
2.4.1.
Số lượng
81
2.4.2.
Quê quán
83
2.4.3.
Bổ nhiệm quan chức

85
Tiểu kết chương 2
87
Chương 3. TRƯỜNG THI HƯƠNG NAM ĐỊNH VÀ HÀ NAM
89
3.1.
Lịch sử hình thành và phát triển
89
3.1.1.
Lịch sử hình thành
89
3.1.2.
Vị trí, quy mô, cấu trúc
92
3.2.
Những biến đổi trong nội dung thi Hương truyền thống
100
3.2.1.
Nhu cầu sử dụng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ nửa sau thế kỷ XIX
100
3.2.2.
Nội dung các môn thi bổ sung
103
3.3.
Quan trường
107
3.3.1.
Thành phần, số lượng
107
3.3.2.

Công việc của quan trường
112
3.3.3.
Sai phạm của quan trường
117
3.4.
Cử nhân
120
3.4.1.
Số lượng
120
3.4.2.
Độ tuổi
122
3.4.3.
Quê quán
125
3.4.4.
Bổ nhiệm quan chức
128
Tiểu kết chương 3
130
Chương 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN
132
4.1.
Các trường thi Hương – Tiếp cận so sánh
132
4.1.1.
Về lịch sử hình thành, thời gian hoạt động
132

4.1.2.
Về vị trí, quy mô, cấu trúc
134
4.1.3.
Về giải ngạch và số lượng đỗ
136
4.1.4.
Về việc bổ dụng Tú tài, Cử nhân
141
4.2.
Mối quan hệ giữa khoa cử và chính trị, văn hóa, xã hội nhìn từ
các trường thi Hương

146
4.2.1.
Mối quan hệ giữa khoa cử và bộ máy chính quyền
146
4.2.2.
Mối quan hệ giữa khoa cử và đời sống văn hóa, xã hội
150
4.3.
Những tương đồng và khác biệt giữa trường thi Hương Việt
Nam và Trung Quốc

162
4.3.1.
Về quy mô, cấu trúc trường thi
162
4.3.2.
Về nội dung thi Hương

165
4.3.3.
Về các nội dung liên quan đến sĩ tử và quan trường
167
Tiểu kết chương 4
171
KẾT LUẬN
173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

180
TÀI LIỆU THAM KHẢO
181
PHỤ LỤC
210
1. Bảng
211
2. Bản đồ, Sơ đồ
248
3.Tư liệu
255
Tư liệu 1. Nội dung thi Hương truyền thống
256
Tư liệu 2. Quy định về kỳ thi bổ sung của trường thi Hương Nam Định
278
Tư liệu 3. Quan trường thi Hương
291
Tư liệu 4. Sĩ tử thi Hương
309

4. Ảnh
321

DANH MỤC BẢNG

Bảng trong Nội dung Luận án
Bảng 1.1.
Quy định thời gian tổ chức thi Hương của các trường
Bảng 1.2.
Nội dung các kỳ thi Hương thời vua Duy Tân
Bảng 2.1.
Ngày thi của trường Thăng Long - Hà Nội
Bảng 2.2.
Số lượng quan trường trường Thăng Long - Hà Nội thời Gia Long và đầu
Minh Mệnh
Bảng 2.3.
Số lượng quan trường trường Thăng Long - Hà Nội thời Minh Mệnh, Tự Đức
Bảng 2.4.
Các quan Phân khảo, Phúc khảo, Sơ khảo trường Nam Định khoa thi năm 1848
Bảng 2.5.
Quê quán Cử nhân trường Thăng Long - Hà Nội
Bảng 3.1.
Số lượng quan trường trường Nam Định thời Gia Long và đầu Minh Mệnh
Bảng 3.2.
Số lượng quan trường trường Nam Định thời Minh Mệnh và Tự Đức
Bảng 3.3.
Số lượng quan trường trường Nam Định và Hà Nam năm 1880 và 1886
Bảng 3.4.
Quê quán Cử nhân trường Sơn Nam, Nam Định từ khoa thi 1807 đến 1879
Bảng 3.5.

Quê quán Cử nhân trường Hà Nam từ khoa thi 1884 đến 1915
Bảng 3.6.
Bổ nhiệm Cử nhân trường Nam Định và Hà Nam
Bảng 4.1.
Thời gian hoạt động của các trường thi Hương trong nước
Bảng 4.2.
Số Cử nhân của các trường từ năm 1807 đến 1840
Bảng 4.3.
Số Cử nhân của các trường từ năm 1841 đến 1918
Bảng 4.4.
Số Cử nhân được bổ nhiệm làm quan theo vùng
Bảng 4.5.
Số Cử nhân được bổ nhiệm làm quan trong tương quan cả nước
Bảng 4.6.
Số lượng người dự thi, thi đỗ các kỳ của các trường thi Hương khoa thi năm
1858





Bảng trong Phụ lục
Bảng 1.
Cung ứng của triều đình đối với quan trường thi Hương
Bảng 2.
Cung ứng của triều đình đối với các trường thi Hương
Bảng 3.
Nội dung các kỳ thi Hương từ thời Gia Long đến Tự Đức
Bảng 4.
Số lượng quan trường thời Gia Long và đầu Minh Mệnh

(từ 1807 đến nửa đầu năm 1825)
Bảng 5.
Số lượng quan trường thời Minh Mệnh (từ nửa sau năm 1825 trở đi)
Bảng 6.
Đề điệu, Giám thí, Giám khảo của trường Thăng Long, Bắc Thành
Bảng 7.
Chánh, Phó chủ khảo của trường Bắc Thành, Hà Nội
Bảng 8.
Chức vụ, Phẩm hàm của các Chánh, Phó chủ khảo trường Thăng Long - Hà Nội
Bảng 9.
Giải ngạch của trường Hà Nội
Bảng 10.
Số lượng dân đinh một số tỉnh miền Bắc năm 1847
Bảng 11.
Số lượng Hương cống/Cử nhân trường Thăng Long - Hà Nội.
Bảng 12.
Bổ nhiệm Hương cống/Cử nhân trường Thăng Long – Hà Nội
Bảng 13.
Ngày tổ chức các kỳ thi ở trường Sơn Nam - Nam Định
Bảng 14.
Đề điệu, Giám thí, Giám khảo của trường Sơn Nam (từ 1807 đến 1825)
Bảng 15.
Chánh, Phó chủ khảo trường Nam Định (từ 1828 đến 1879)
Bảng 16.
Chánh, Phó chủ khảo trường Hà Nam (từ 1888 đến 1915)
Bảng 17.
Chức vụ, phẩm hàm Chánh, Phó chủ khảo trường Sơn Nam, Nam Định và Hà Nam
Bảng 18.
Giải ngạch của trường Nam Định
Bảng 19.

Số lượng dân đinh một số tỉnh miền Bắc năm 1847 (tiếp theo)
Bảng 20.
Số lượng Hương cống/Cử nhân trường Sơn Nam - Nam Định và Hà Nam
Bảng 21.
Quê quán Hương cống/Cử nhân trường Hà Nội (từ 1813 đến 1915)
Bảng 22.
Quy mô các trường thi Hương thời Nguyễn
Bảng 23.
Số lượng Hương cống/Cử nhân các trường thi Hương thời Nguyễn
Bảng 24.
Số sĩ tử và Cử nhân của các trường khoa thi năm 1858
Bảng 25.
Số Hương cống/Cử nhân các vùng Bắc – Trung – Nam thời Nguyễn
Bảng 26.
Bổ nhiệm Hương cống/Cử nhân các trường thi Hương
Bảng 27.
Các kỳ Ân khoa thi Hương thời Nguyễn
Bảng 28.
Số lượng Hương cống/Cử nhân qua các kỳ Ân khoa thời Nguyễn
Bảng 29.
Số lượng Hương cống/Cử nhân các trường được bổ nhiệm làm quan
Bảng 30.
Nội dung các kỳ thi Hương đầu thời Minh
Bảng 31.
Nội dung các kỳ thi Hương thời Minh – Thanh (1757 – 1787)
Bảng 32.
Nội dung các kỳ thi Hương cuối thời Thanh
(sau cải cách năm 1901 và bị xóa bỏ năm 1905)

DANH MỤC BẢN ĐỒ - SƠ ĐỒ


Bản đồ, Sơ đồ trong Nội dung Luận án
Bản đồ 2.1.
Vị trí trường thi Hương Hà Nội trong Bản đồ Hà Nội
Bản đồ 2.2.
Bản đồ Hà Nội năm 1866 do Trần Huy Bá vẽ lại
Bản đồ 2.3.
Hà Nội từ năm 1875 đến 1888
Bản đồ 3.1.
Bản đồ Nam Định năm 1883
Bản đồ 3.2.
Bản đồ Nam Định 1883 chồng xếp trên bản đồ thành phố Nam Định hiện nay
Sơ đồ 2.1.
Sơ đồ Trường thi Hà Nội năm 1875
Sơ đồ 3.1.
Trường thi Hương Nam Định

Sơ đồ trong Phụ lục Luận án
Sơ đồ 1.
Vị trí trường thi Hương Hà Nội
Sơ đồ 2.
Cấu trúc trường thi Hương Nam Định (bản vẽ của Orband)
Sơ đồ 3.
Cấu trúc trường thi Hương Nam Định (bản vẽ của Trần Văn Giáp)
Sơ đồ 4.
Cấu trúc trường thi Hương ở Huế năm 1915

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1.


Tỷ lệ các chức quan giữ vị trí Chánh, Phó Chủ khảo trường Thăng
Long – Hà Nội
Biểu đồ 2.2.
Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ của Cử nhân trường Thăng Long - Hà Nội
Biểu đồ 2.3.
Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ các hạng của Cử nhân trường Thăng Long – Hà Nội
Biểu đồ 2.4.

Phẩm hàm của Cử nhân trường Thăng Long – Hà Nội khi được bổ
nhiệm chức quan
Biểu đồ 3.1.
Tỷ lệ các chức quan giữ vị trí Chánh, Phó Chủ khảo trường Nam Định
và Hà Nam.
Biểu đồ 3.2.
Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ của Cử nhân trường Nam Định và Hà Nam
Biểu đồ 3.3.
Tỷ lệ đỗ các hạng Tiến sĩ của Cử nhân trường Nam Định và Hà Nam
Biểu đồ 3.4.
Độ tuổi đỗ Cử nhân của trường Hà Nam
Biểu đồ 3.5.
Tỷ lệ đỗ Cử nhân của các huyện thuộc tỉnh Nam Định


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục và khoa cử Việt Nam thời trung đại là phương thức tuyển lựa

nhân sự, nhân tài cho bộ máy chính quyền và là “bước đường đầu tiên của sự nhập
thế hành đạo” của kẻ sĩ [295, tr.68]. Mặc dù có nhiều loại hình thi khác nhau,
trong khoa cử truyền thống, khoa thi chính yếu và quan trọng là khoa thi Tiến sĩ,
gồm 3 cấp thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong 3 cấp thi này, thi Hương là kỳ thi
đầu tiên, tổ chức ở địa phương, chọn ra những người có năng lực lên kinh đô vào
thi Hội, thi Đình. Mặc dù thi Hương là kỳ thi cơ bản, quan trọng nhưng dựa vào
tính chất và yêu cầu về độ khó tăng dần của các kỳ thi, đa phần các nhà nghiên
cứu về giáo dục khoa cử thời trung đại thường tập trung nghiên cứu những khía
cạnh khác nhau của thi Hội và thi Đình để từ đó tìm hiểu hình thức, nội dung tư
tưởng của Nho giáo cũng như các vấn đề có liên quan đến giáo dục Nho học.
1
Vẫn
theo hướng tiếp cận này, trong giáo dục Nho học, các học giả, các nhà nghiên cứu
có xu hướng nghiêng về tìm hiểu về loại hình trường có chức năng, đào tạo
(trường học) như Quốc Tử Giám (Thăng Long, Huế); trường học các cấp phủ,
huyện, tổng ở địa phương… mà ít tìm hiểu các trường có nhiệm vụ tổ chức các kỳ
thi (trường thi Hương, thi Hội), một phần vì sự thiếu vắng của tư liệu và phần
khác là do loại hình trường thi này chiếm tỷ lệ không nhiều so với các trường có
chức năng dạy học.
Như vậy, có thể thấy, vẫn còn những khoảng trống trong nghiên cứu về giáo
dục Nho học ở Việt Nam, đặc biệt ở kỳ thi Hương. Trong nghiên cứu hiện nay, các
nghiên cứu về trường thi Hương mới dừng lại ở quy mô các các bài tạp chí chuyên
ngành, kỷ yếu hội thảo, hoặc một phần của cuốn sách, mà chưa có một công trình
nghiên cứu nào đi vào phân tích, lý giải một cách đầy đủ và hệ thống về quy mô, vị
trí, cấu trúc, chức năng của trường thi Hương cũng như những vấn đề có liên quan
để có cái nhìn toàn diện về kỳ thi đầu tiên trong kỳ thi Tiến sĩ.
1.2. Có những lý do nhất định để chọn thi Hương thời Nguyễn làm đối tượng
nghiên cứu. Thi Hương ở Việt Nam bắt đầu từ thời Trần, nhưng dưới thời Trần và
thời Lê, cơ bản các tài liệu ghi chép về thi Hương còn lại không nhiều, nếu có thường
ở dạng gia phả, hương ước, văn bia… nằm rải rác tại các địa phương nên việc tiếp

cận nghiên cứu khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, triều

1
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 – 1919) do Ngô Đức Thọ
chủ biên năm 2006, Tiến sĩ Nho học Thăng Long – Hà Nội (1075 – 1919) của Bùi Xuân Đính năm 2003,
Bước đầu tìm hiểu văn sách Đình đối thời Nguyễn - luận văn Thạc sỹ khoa học Ngữ văn của Đinh Thanh
Hiếu năm 2003, Khoa thi Tiến sĩ cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam (Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ tư,
1919) của Phạm Văn Khoái năm 2010, Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội trong tủ sách 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội năm 2010, Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị Tiến sĩ
(1075 – 1919) của Lê Thị Thanh Hòa năm 2011…
2

Nguyễn là triều đại còn lưu lại khá đầy đủ các tư liệu liên quan đến thi Hương, trong
đó phải kể đến bộ Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục ghi chép họ tên,
quê quán, độ tuổi thi đỗ… của hơn 5000 Hương cống/Cử nhân thời Nguyễn.
Hơn nữa, là vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều
Nguyễn nằm trong giai đoạn lịch sử khá đặc thù so với các triều đại trước đó. Đây
là triều đại lần đầu tiên lãnh thổ Việt Nam có diện tích lớn nhất, trải dài từ ải Nam
Quan tới mũi Cà Mau, với sự đa dạng văn hóa, kinh tế, xã hội của nhiều tộc người,
vùng miền Nếu như ở những thế kỷ trước, Đại Việt về cơ bản chỉ tiếp xúc và giao
lưu văn hóa với hai nền văn minh lớn của châu Á là Trung Hoa và Ấn Độ, thế kỷ
XIX, triều Nguyễn còn đặt trong bối cảnh tiếp nhận thêm sự tiếp xúc và giao lưu
văn hóa, văn minh phương Tây. Do vậy nghiên cứu hoạt động khoa cử của thời kỳ
này cung cấp cái nhìn về thực chất của giáo dục Nho học đặt trong mối quan hệ của
nó với yêu cầu thực tại của xã hội Việt Nam thế kỷ XIX cũng như góp phần tìm
hiểu cơ chế, tâm thức của người Việt trong “guồng máy” học tập và thi cử vốn đã
tồn tại trước đó hàng trăm năm.
Trong thi Hương thời Nguyễn, luận án chọn nghiên cứu trường thi Hương
Hà Nội, Nam Định (sau sáp nhập thành trường Hà Nam) cho phép tìm hiểu hoạt
động thi Hương thời Nguyễn trong một chỉnh thể thống nhất về thời gian (từ khoa

thi năm 1807 đến năm 1915) cũng như không gian (nằm gọn ở miền Bắc) để có cái
nhìn đầy đủ, rõ ràng hơn.
1.3. Nghiên cứu giáo dục khoa cử thời Nguyễn, ngoài việc tìm hiểu sự phát
triển nội tại của nền giáo dục Nho học Việt Nam, còn góp phần tìm hiểu ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa tại Việt Nam bởi Việt Nam có nhiều đặc điểm văn hóa
tương đồng với các nước Đông Á, cùng chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa. Đặt
trong bối cảnh, Hàn Quốc chấm dứt nền giáo dục Hán học theo mô hình Trung
Quốc vào năm 1894 và bản thân Trung Quốc – nơi khởi nguồn của nền giáo dục
Hán học - kết thúc vào năm 1905 thì Việt Nam là nước cuối cùng trong 3 nước
Đông Á, chấm dứt khoa cử muộn nhất vào năm 1919. Vì vậy, chọn giáo dục và
khoa cử của triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam làm đối tượng
nghiên cứu ít nhiều góp phần làm rõ diện mạo bức tranh giáo dục khoa cử của các
nước chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Hán học của Trung Hoa.

2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục và khoa cử giai đoạn trung đại là một trong những đề tài thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Triều Nguyễn – triều đại
cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, chứng kiến sự chấm dứt hoàn
toàn của nền giáo dục Hán học, bước sang nền giáo dục cận đại theo mô hình
phương Tây nên vấn đề giáo dục thời Nguyễn càng được đặc biệt quan tâm nghiên

×