Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.37 KB, 102 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN VĂN TRỌNG





ĐẶC ĐIỂM
THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH









LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC








HÀ NỘI - 2013

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN VĂN TRỌNG





ĐẶC ĐIỂM
THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH



Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG




HÀ NỘI – 2013


3

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: “Đặc điểm thơ
lục bát Nguyễn Bính” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn


Trần Văn Trọng








4
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới PGS. TS. Đoàn Đức Phương - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
những ngƣời đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, cơ
quan đã cử tôi đi học và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành
luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy nghiệp sƣ, gia đình, bạn bè
đồng môn, phật hữu, những ngƣời đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ.


Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn


Trần Văn Trọng





5
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Cấu trúc luận văn 5
CHƢƠNG 1: THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ SÁNG TÁC THƠ
CỦA NGUYỄN BÍNH 6
1.1. Thể thơ lục bát 6
1.1.1. Lịch sử thể loại 6
1.1.2. Đặc điểm thể loại 7
1.2. Sáng tác thơ của Nguyễn Bính 15
1.2.1. Hành trình sáng tác 15
1.2.2. Quan niệm sáng tác 17
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ LỤC BÁT
NGUYỄN BÍNH 24
2.1. Cái tôi trữ tình đa cảm 24
2.1.1. Giới thuyết về cái tôi trữ tình 24
2.1.2. Cái tôi thôn dân 25
2.1.3. Cái tôi “sầu đô thị” 28
2.1.4. Cái tôi công dân 30
2.2. Tình yêu chân phác, đậm chất thế sự 33

6

2.2.1. Tình yêu chân phác, dân dã 33
2.2.2. Chất thế sự trong thơ tình 37
2.3. Cảm hứng quê hương, đất nước 43
2.3.1. Cảm hứng quê hƣơng 43
2.3.2. Cảm hứng đất nƣớc 51
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ LỤC BÁT
NGUYỄN BÍNH 60
3.1. Thể thơ - truyền thống và cách tân 60
3.1.1. Tiếp nối truyền thống 60
3.1.2. Sáng tạo, cách tân 66
3.2. Ngôn ngữ thơ 72
3.2.1. Sắc thái dân gian, dân tộc 72
3.2.2. Sắc thái hiện đại 76
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật 81
3.3.1. Thời gian nghệ thuật 81
3.3.2. Không gian nghệ thuật 86
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

7
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều nhà thơ tài năng mà tên tuổi của họ
sẽ mãi mãi chói sáng trong “viện bảo tàng” lớn nhất của văn chương dân tộc -
đó là tâm hồn nhân dân, tâm hồn con người Việt Nam. Trong số những nhà
thơ tài năng ấy có Nguyễn Bính, một tên tuổi được nhớ tới với những “định
danh” đã trở nên quen thuộc: nhà thơ chân quê, thi sĩ của đồng quê, thi sĩ của
thƣơng yêu…
Trước Cách mạng, ngược lại với nhiều nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của

văn học phương Tây, Nguyễn Bính cùng với Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn
Văn Cừ, Vũ Đình Liên… quay lại với truyền thống dân tộc trong cả nội dung
sáng tác và phương thức biểu hiện. Thơ Nguyễn Bính đã thể hiện thật đậm
đặc, tập trung cái hồn quê Việt Nam, cái hồn quê ấy có ở mỗi người Việt Nam
qua mọi thời đại. Đọc thơ Nguyễn Bính là lạc vào thế giới của ca dao với
vườn trầu, hàng cau, bến đò, giàn đỗ ván, ao rau cần, với những học trò
trường huyện, trai gái làng, cô lái đò, cô hàng xóm, mẹ già, em dại rất điển
hình của nông thôn Việt Nam xưa, tất cả mang vẻ đẹp chân thực đến cổ điển.
Trên cái nền khung cảnh làng quê thơ mộng ấy, Nguyễn Bính đã làm say đắm
tâm hồn con người bởi những tình quê chất phác dung dị xúc động đến lạ
lùng: tình cảm gia đình, chòm xóm, bạn bè, tình cảm của những con người tha
hương nếm trải mọi ấm lạnh của tình đời lại hướng về quê cũ với tận cùng
của lòng xót xa thương nhớ. Thơ Nguyễn Bính mang nét buồn chung của thời
đại, nhưng chính cái kiểu “nhà quê” gần gũi văn hóa dân gian đã giữ lại sự
trong sáng, giản dị mà không quá lãng mạn, ủy mị, bi thương như nhiều tác
phẩm thi ca đương thời. Cũng bởi vì văn hóa dân gian là “nơi lui về đồn trú
của những đặc trƣng dân tộc về mặt văn hóa luôn luôn bị giai cấp thống trị
ngoại bang tìm diệt”[22;179], cho nên nói tính chất dân gian cũng là để nói
tính dân tộc đậm đà trong thơ Nguyễn Bính.

8
Từ trước đến nay, giới nghiên cứu và phê bình văn học luôn đánh giá
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ đồng quê
trong phong trào Thơ mới. Họ cũng luôn khẳng định những sáng tác có giá trị
nhất của Nguyễn Bính là ở giai đoạn đầu - thời kỳ trước Cách mạng. Tô Hoài,
một người bạn thân của Nguyễn Bính, cũng từng viết: “Nguyễn Bính chỉ thật
riêng một góc trời ở những bài thơ đầu với một mảng thơ đất quê”[16;22]. Dù
sao, một điều hiển nhiên ai cũng thấy rõ: tuy là một nhà thơ tiêu biểu của
phong trào thơ lãng mạn nhưng vốn là người đậm đà hồn quê, mang cốt cách
giống nòi, thiết tha yêu nước, nên Nguyễn Bính đã bắt kịp nhịp đi hào hùng

của dân tộc, khi mọi người theo tiếng gọi của non sông đứng lên chống thực
dân, đế quốc và tay sai, tất cả vì một nước Việt Nam mới, độc lập, tự do, hạnh
phúc. Thơ Nguyễn Bính cũng đã có những chuyển biến lớn lao theo dòng
chảy vĩ đại của thời đại mới. Nguyễn Bính tham gia Cách mạng tháng Tám,
rồi tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, ông liên tục cho ra đời
nhiều tập thơ yêu nước. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, ông làm thơ
ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hướng về sự nghiệp đấu
tranh thống nhất đất nước. Có thể nói bút lực của Nguyễn Bính sau Cách
mạng không hề giảm sút, trái lại vẫn dồi dào mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết, chứa
chan bao ân tình với cuộc sống và con người. Hơn nữa, cái hồn dân tộc từ
ngàn đời, cơ hồ đã gắn bó với tâm hồn mỗi chúng ta, được tiếp tục chung đúc
một cách đằm thắm và hết sức tinh tế trong thơ Nguyễn Bính.
Trong cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám, tiếng nói thi ca
của Nguyễn Bính luôn đậm đà hồn quê, hồn dân tộc, hồn đất nước. Nguyễn
Bính cũng viết nhiều thể thơ, trong đó thể lục bát là thể thơ được ông viết
nhiều nhất và thành công hơn cả. Nguyễn Bính đã phổ hồn dân tộc vào một
thể thơ đặc biệt truyền thống của dân tộc cho nên thơ Nguyễn Bính có sức lay
động mạnh mẽ với mọi tâm hồn Việt Nam.
Vì những lý do trên, người viết chọn đề tài luận văn là: Đặc điểm thơ lục
bát Nguyễn Bính.

9
2. Lịch sử vấn đề
Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn đã viết: “Chỉ trong phạm vi
thế kỷ này, giữa không biết bao nhiêu thi sĩ mà nông thôn nƣớc ta đã cung
cấp cho văn học, trƣớc sau, Nguyễn Bính vẫn là một tài năng bậc nhất, hơn
nữa, một tài năng tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào vừa độc đáo”[63;206].
Quả vậy, ngay từ độ trình làng bằng bài Mưa xuân (1936) trên tờ Ngày
nay và bài Cô hái mơ (1937), đặc biệt là sau Lỡ bước sang ngang, thơ
Nguyễn Bính đã chiếm được lòng yêu mến của đông đảo bạn đọc và sự chú ý

của các nhà nghiên cứu. Trước hết là Hoài Thanh với bài giới thiệu Nguyễn
Bính trong Thi nhân Việt Nam: “Cái đẹp của vần thơ Nguyễn Bính, tuy cảm
đƣợc một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt của các nhà
thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính, họ sẽ bảo „Thơ nhƣ thế
này thì có gì?‟. Họ có ngờ đâu, đã bỏ rơi một điều mà ngƣời ta không thể
hiểu bằng lý trí, một điều quý giá vô ngần: hồn xƣa của đất nƣớc…”[80;348].
Trong kháng chiến chống Pháp, người ta vẫn trân trọng những “vần thơ
xưa” của ông.
Hòa bình lập lại, ở miền Bắc, cùng chịu chung số phận với các nhà thơ
mới, việc giới thiệu và nghiên cứu thơ Nguyễn Bính ít được chú trọng. Ở
miền Nam, thơ Nguyễn Bính được giới thiệu trong giáo trình Thế hệ 1932
của Đại học Văn khoa Sài Gòn, được nhận xét, thẩm định trong một số
chuyên luận về thơ tiền chiến (Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn
Long và Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên của
Phạm Thế Ngũ…).
Sau năm 1975, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính có bước tiến mạnh mẽ.
Thơ Nguyễn Bính được nghiên cứu sâu trong nhiều công trình: Phong trào
Thơ mới (Phan Cự Đệ), Thơ mới những bƣớc thăng trầm (Lê Đình Kỵ), Giáo
trình văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn
Hoành Khung), Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Vũ Đình Liên (Lê Bảo), Nguyễn
Bính thi sĩ của đồng quê (Hà Minh Đức), Nguyễn Bính hành trình sáng tạo thi

10
ca (Đoàn Đức Phương), Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn
Mặc Tử (Chu Văn Sơn)… Bên cạnh đó, phải kể đến hàng loạt bài viết của
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà thơ đã viết về Nguyễn Bính và
thơ Nguyễn Bính với tình cảm yêu mến và trân trọng, như: Tô Hoài, Vũ Quần
Phương, Lê Đình Kỵ, Mã Giang Lân, Đỗ Lai Thúy, Hoài Việt, Bùi Hạnh Cẩn,
Lại Nguyên Ân… Nữ sĩ Mộng Tuyết viết: “Bính viết lục bát nhanh nhƣ văn
xuôi”. Đoàn Thị Đặng Hương khẳng định: “Nguyễn Bính là một trong những

nhà thơ bậc nhất của thế kỷ này về thơ lục bát”. Ngoài ra, còn nhiều bài viết,
khóa luận, luận văn, luận án khác lấy Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính làm
đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, nhà thơ Nga Ilia Phônhiacôp đã giới thiệu văn học Việt Nam và
thơ Nguyễn Bính với độc giả Xô Viết: “Đã xuất hiện nhiều tuyển tập của nhà
văn nổi tiếng Vũ Trọng Phụng…, lại vang lên những câu thơ bộc bạch tâm tƣ
mạnh mẽ, lạnh lùng của thi sĩ Hàn Mặc Tử… Nhƣng có lẽ hiện tƣợng nổi bật
nhất là sự trở về của Nguyễn Bính”[63;292].
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến mọi phương diện nội dung
và nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, chưa có công trình, bài viết nào
tập trung nghiên cứu đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính. Đó là điều kiện để
chúng tôi, trên tinh thần kế thừa và phát triển, với tinh thần cầu thị, có thể đi
sâu vào tìm hiểu và đạt được mục đích nghiên cứu.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm thơ lục bát của Nguyễn
Bính.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thơ lục bát của Nguyễn Bính ở cả
hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Luận văn hướng tới mục đích là phát hiện và khẳng định giá trị nội dung
tư tưởng, giá trị nghệ thuật biểu hiện của thơ lục bát Nguyễn Bính nói riêng,
thơ Nguyễn Bính nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

11
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp lịch sử - xã hội.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê.

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Thể thơ lục bát và sáng tác của Nguyễn Bính.
- Chương 2: Đặc điểm nội dung thơ lục bát Nguyễn Bính.
- Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thơ lục bát Nguyễn Bính.



12
Chƣơng 1
THỂ THƠ LỤC BÁT
VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN BÍNH

1.1. Thể thơ lục bát
1.1.1. Lịch sử thể loại
Thơ lục bát đã có truyền thống lâu đời. Theo ý kiến chung của nhiều nhà
nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân gian (Nguyễn Văn Hoàn - Thể lục bát
từ ca dao đến Truyện Kiều; Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao…), thể lục
bát, sớm nhất, cũng chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XV.
Từ đó đến nay, thể thơ này đã phát triển qua các giai đoạn: lục bát từ
cuối thế kỷ XV đến trước Truyện Kiều; lục bát trong Truyện Kiều; lục bát
trong Phong trào Thơ mới; lục bát đương đại.
Lục bát là thể thơ cách luật đặc sắc của dân tộc, gần gũi với đời sống như
hơi thở con người. Lục bát là đứa con cưng của tiếng Việt; tiếng Việt đã nuôi
lớn lục bát, đồng thời chính lục bát góp phần làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp
hơn. Từ lục bát của ca dao, đến Truyện Kiều rồi thơ hiện đại, thể thơ dân tộc
này đã hiện hình một cách tài hoa, đã xác định cho mình một cấu trúc hoàn
chỉnh, chuẩn mực. Trong các thể thơ bền vững, lục bát có sức sống kỳ diệu,
liên tục được bạn đọc yêu thích. Bảng thống kê tỉ lệ thơ lục bát trong số 1144
bài thơ ở Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000 sẽ cho ta thấy rõ điều này:

Thể thơ
(chữ)
4
5
6
7
8
Lục
bát
Tự do và
hợp thể
Thơ văn
xuôi
Số bài
7
118
34
95
18
221
645
6
Tỉ lệ(%)
0.6
10.0
3.0
8.3
1.5
19
56

0.5
Với tỉ lệ 19% đứng thứ hai sau thơ tự do và hợp thể, thơ lục bát vẫn
chứng tỏ được khả năng và sức sống lâu bền của mình. Lý giải điều này,
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng thơ lục bát mang trong mình “những đặc

13
trƣng dân tộc về mặt văn hóa đã nén lại trong dạng dân gian để tồn tại”
[22;188-198].
So với các thể thơ khác, thể lục bát - hồn phách của dân tộc Việt, với sự
phối hợp hài hòa giữa dòng 6 chữ và dòng 8 chữ, cùng với nhịp điệu mềm
mại và cách phối vần lưng đặc trưng của nền văn hóa Á Đông đã sống mạnh
mẽ cùng với nhiều thế hệ Việt Nam từ thuở khai sinh đến nay (bắt đầu từ cuối
thế kỷ XV, khi nó được sinh ra cùng với người anh em song thất lục bát). Sự
dung dị, mềm mại và khả năng dung nạp được cùng lúc nhiều nội dung đa
dạng của đời sống đã khiến cho thể thơ này có sức sống trường tồn. Ngay từ
cấu trúc âm luật sáu - tám nhẹ nhàng, mượt mà, giản dị, hài hoà, dễ phối
thanh, thể lục bát vốn dĩ đã rất gần gũi lối nói của người dân quê, dễ nghe, dễ
nhớ, phù hợp với cảm xúc, lối sống của con người Việt Nam ta. Thêm nữa,
thể lục bát lại có khả năng biến hoá linh hoạt chứ không khô cứng. Nó có thể
duy trì hình thức chuẩn mực cổ điển, có thể trở về với dân gian hoặc tiến lên
theo thi pháp hiện đại. Trên bình diện thưởng thức, thơ lục bát cũng được dân
ta ưa chuộng, gìn giữ. Bắt đầu từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các
truyện Nôm và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thơ lục bát vẫn
được phát huy sức sống mãnh liệt của nó trong nền thi ca hiện đại Việt Nam.
Do đó, lục bát là thể thơ có thế mạnh hơn cả trong việc thể hiện tâm hồn dân
tộc, những nét văn hóa làng quê, đời sống và con người Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm thể loại
Các thể thức của lục bát được tập trung thể hiện trong một khổ gồm hai
dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Có
thể xem cặp 6 tiếng + 8 tiếng là đơn vị tế bào, một chỉnh thể tối thiểu của thơ

lục bát:
Muốn cho biển hẹp nhƣ ao
Bắc cầu đòn gánh mà trao nhân tình
(Ca dao)

14
Với sự tuần hoàn đều đặn của hai câu sáu - tám, thể thơ này rất thích hợp
cho giọng kể lể, tâm sự, cho những nỗi niềm buồn đau thương xót, bâng
khuâng nhớ nhung.
Cũng như thể thơ Đường luật, thơ lục bát tuân thủ quy tắc “nhất tam ngũ
bất luận, nhị tứ lục phân minh”, nghĩa là các tiếng 1,3,5 trong câu có thể tự do
về thanh, nhưng các tiếng 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Câu lục theo thứ tự
tiếng 2,4,6 là bằng-trắc-bằng; câu bát theo thứ tự tiếng 2,4,6,8 là bằng-trắc-
bằng-bằng:
Trăm năm trong cõi ngƣời ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Về vần, cách gieo vần phổ biến là vần bằng, vừa gieo vần chân, vừa gieo
vần lưng. Tiếng cuối của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng
thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với tiếng 6 của câu lục tiếp theo. Chính sự đắp
đổi đều đặn của hai phép gieo vần chân - lưng đã làm cho thơ lục bát có nhịp
điệu uyển chuyển nhịp nhàng. Sự chuyển đổi thanh điệu và khuôn âm của hai
chữ mang vần ở câu bát đã làm cho hệ thống vần của thơ lục bát luôn chuyển
hóa và thông thoáng, rất tự do và dễ liên kết. Nếu lục bát dân gian có xu
hướng tự do hóa mình bằng cách mở rộng dung lượng câu và thay đổi cách
gieo vần thì lục bát Truyện Kiều lại ổn định số lượng câu chữ và cách gieo
vần, nhưng lại tự do hóa mình bằng cách ngắt nhịp trong nội bộ câu. Rất
nhiều câu thơ Truyện Kiều nếu đem đặt các dòng thơ theo nhịp thì sẽ thấy hệt
như những câu thơ tự do hiện đại :
Hỏi tên

Rằng
Mã Giám sinh
Hỏi quê
Rằng
Huyện Lâm Thanh
Cũng gần

15
Thơ lục bát luôn uyển chuyển nhịp nhàng một cách ổn định, đồng thời
vẫn dễ co thắt, dễ duỗi dài. Tính đàn hồi này đã làm giàu có thêm khả năng
diễn tả của thơ lục bát mà các thể thơ khác khó sánh kịp.
Thế nhưng đôi khi tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát có thể tự do, có
thể chuyển sang thanh trắc; hoặc là câu lục giữ nguyên, còn câu bát lại theo
thứ tự trắc-bằng-trắc-bằng, người ta gọi là lục bát biến thể:
- Có xáo thì xáo nƣớc trong
Đừng xáo nƣớc đục đau lòng cò con
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
(Ca dao)
Về cách gieo vần, trong thơ lục bát có hai loại là vần chính và vần thông.
Vần chính gọi là vần „giàu‟ hoặc vần „sát‟ gồm những tiếng theo một khuôn
âm như ao với sao, mờ với tơ, tơ với chờ:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai
(Ca dao)
Vần thông còn gọi là vần „nghèo‟ hoặc vần „gượng‟ gồm những
tiếng hợp nhau về thanh nhưng chỉ tương tự với nhau về âm, như đình với
cành, sen với xin:

Hôm qua tát nƣớc đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em đƣợc thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
(Ca dao)

16
Về luật phối thanh, các tiếng chẵn 2 và 6 là thanh bằng, đối nhau qua
thanh trắc (4), câu bát có thêm một nhịp bằng nhưng bằng (6) và bằng (8) phải
đối nhau về âm vực trầm (thanh huyền), bổng (thanh ngang).
Về đối, thơ lục bát không quy định nhất thiết phải có đối. Tuy vậy, đặc
trưng phổ biến của lục bát lại là tiểu đối và là đối thanh trong hai tiếng thứ tư
hoặc thứ sáu của câu bát với tiếng thứ tám của câu đó. Nếu tiếng này mang
thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại. Có khi đối ý, có
khi lại đối cả ý và thanh.
Về nhịp, lục bát thường ngắt nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng nhưng có thể
gặp lối ngắt nhịp lẻ và xen kẽ nhịp chẵn / lẻ tùy theo nội dung cảm xúc; ví dụ,
nhịp chẵn 4/2 và 2/2/4:
Trời mƣa ƣớt bụi/ƣớt bờ
Ƣớt cây/ƣớt lá/ai ngờ ƣớt em
(Ca dao)
hay nhịp lẻ 3/3 trong câu lục:
Ngƣời quốc sắc/kẻ thiên tài
Tình trong nhƣ đã, mặt ngoài còn e
(Truyện Kiều)
Có một số biến thể khác trong cấu trúc của thể lục bát:
- Thanh bằng ở tiếng thứ 2 đổi thành thanh trắc. Thanh trắc ở tiếng thứ 4
đổi thành thanh bằng (ít gặp).
- Gieo vần câu bát ở tiếng thứ tư (có khi là tiếng thứ 2). Tiếng thứ tư này
vốn mang thanh trắc phải chuyển thành thanh bằng (trầm).

- Câu thơ không phải là 6/8 mà có thể thêm hoặc bớt một số tiếng.
Lục bát được nghiên cứu từ rất sớm, ít nhất từ đầu thế kỷ XX trong các
công trình nghiên cứu của Dương Quảng Hàm, Hoa Bằng, Đặng Việt Thanh,
Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Lân, Nguyễn Hồng Phong, Hoàng Xuân Hãn, Lê
Trí Viễn, Phương Lựu, Trần Đình Sử… Hầu hết các tác giả đều thống nhất:
thơ lục bát có ngọn nguồn từ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) và

17
tác phẩm thơ lục bát cổ nhất (Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê
Đức Mao) là khoảng thế kỷ XV. Nó là “lối văn riêng của ta mà Tàu không
có”, “phát nguyên bởi ca dao phƣơng ngôn, ngạn ngữ đời cổ”, là “thể văn
tuyệt diệu của ta”, là “thể thơ quen thuộc của dân tộc mang cốt cách thuần
túy Việt Nam”[67;123].
Riêng Nguyễn Xuân Kính lại có quan điểm: “Ở văn học ngƣời Hán của
Trung Quốc không có thể lục bát. Trong lịch sử văn học Việt Nam, lục bát có vai
trò đặc biệt và có sức sống mạnh mẽ”[43;215] .
Lục bát được phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Thơ lục bát ở
giai đoạn cuối thế kỉ XV đến trước Truyện Kiều còn trong tình trạng chưa
hoàn chỉnh, hình hài chưa cụ thể, còn xô bồ, tự do và có đôi chút lỏng lẻo.
Chức năng riêng của thể loại chưa được xác định, nó được dùng theo ngẫu
hứng, tự nhiên.
Đến giai đoạn sau, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đánh dấu son cho sự
mẫu mực, cổ điển của thể loại lục bát. Hai yếu tố gieo vần và phối điệu đã đạt
tới sự thống nhất, ổn định. Câu thơ đã xuất hiện hình thức đối. Do có đối nên
sự diễn ý thơ đã có thêm khả năng mới, dòng thơ 6 hoặc 8 âm tiết được nhận
thức như một tổ hợp hai đơn vị mới, mỗi đơn vị gồm 3 hoặc 4 âm tiết. Vì thế
dòng thơ như dồn nén lại, ý thơ trở nên súc tích, trọng lượng hơn .
Lục bát thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX
đều đi theo hướng mẫu mực đã được khẳng định chắc chắn từ trong Truyện
Kiều, về cơ bản nó không có sự tìm kiếm, lựa chọn nào khác.

Cuối thế kỷ XIX, tác dụng của lục bát không kể chuyện được nữa mà
chuyển sang nhận chức năng trữ tình làm chức năng chủ yếu. Giai đoạn này
chứng tỏ khả năng phong phú của lục bát trong việc biểu đạt nội dung của tác
phẩm trữ tình nhỏ. Tiêu biểu cho thể thơ dân tộc ở giai đoạn này là Tản Đà.
Lục bát trong Thơ Mới (1932 - 1945) đã có nhiều cách tân đa dạng về cả
hình thức thể hiện (về gieo vần, về phối điệu…) cũng như nội dung biểu đạt.

18
Ngoài ra, còn có hiện tượng mới mẻ nhưng lại diễn ra ở khá nhiều tác
phẩm, tác giả thời kì này là sự biến đổi về mặt cú pháp trên các dòng thơ.
Ranh giới dòng thơ và đơn vị cú pháp không còn trùng khít nữa, biểu hiện ở hai
hướng:
Hiện tượng vắt dòng:
Cổng làng rộng mở. Ồn ào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai
(Cổng làng - Bàng Bá Lân)
Hiện tượng chấm câu giữa dòng thơ:
Lòng ta dù vỡ tan tành
cũng còn thổn thức. Buộc lành cho nhau
(Lời tuyệt vọng - Thế Lữ)
Hình hài câu thơ lục bát, cách tổ chức dòng thơ cũng có nhiều cách tân lạ
mắt. Đó là xếp dòng theo bậc thang:
Đƣờng xa ƣ cụ?
Quản chi
Đi gần hạnh phúc là đi xa đƣờng
(Uống rượu với Tản Đà - Trần Huyền Trân)
Hay đó là trường hợp ba dòng lục đi với một dòng bát:
Bẽ bàng, lá vẫn theo bên
Si tình, lá vẫn theo bên
Thuyền trôi vẫn quyến sao đêm

Hào quang vẫn ngủ êm đềm trong thơ
(Tình si - Vũ Hoàng Chương)

19
Trong giai đoạn này, lục bát vẫn khẳng định chức năng trữ tình nhỏ nhưng
theo khuynh hướng hiện đại. Đó là bộc lộ trực tiếp cảm xúc và cái tôi cá thể đầy
tính chủ quan.
Lục bát sau năm 1945 đến nay được thừa hưởng những thành tựu nghệ
thuật giai đoạn trước, nên đã lớn lên theo tầm vóc của dân tộc; nó mới mẻ cả
hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
Về nhịp, lục bát thời kỳ này có sự ngắt nhịp, phối thanh linh hoạt của
Thơ mới và đẩy nó lên cao hơn khi một câu thơ được cắt thành 5 hoặc 6 tiết
tấu, trong đó có đến 4 hoặc 5 nhịp 1:
Dẫu tôi đã dán mắt nhìn
Dẫu tôi nghiêng ngó//soi tìm quẩn quanh
Vẫn là mƣời ngón tay anh
Vẫn là mắt ấy,//mắt mình chứ ai!
Úm ba la!/-hóa…thiên tài
Và tôi hóa kẻ nhầm,//sai,//dại,//khờ
Vỗ tay,//tôi bỗng sững sờ
Bởi yêu//ngƣời-//đã-//dối-//lừa-//đƣợc-//tôi
(Xem ảo thuật - Thúc Hà)
Về phối điệu, gieo vần, cơ bản là theo quy tắc của truyền thống nhưng
lục bát hiện đại có xu hướng cãi lại truyền thống êm đềm của thể loại ở chỗ sử
dụng nhiều thanh trắc ở vị trí lẻ. Có một số trường hợp có sự phá cách gieo
vần ở tiếng thứ tư của câu bát theo một dụng ý nghệ thuật:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội xuống bùn tay cấy mạ non”
(Bầm ơi - Tố Hữu)


20
Sự cách tân trong vắt dòng, xếp câu thơ theo kiểu bậc thang được thể
hiện ở mức độ cao hơn, phổ biến hơn. Sự vắt dòng thơ không phải chỉ trong 2
dòng mà có khi đến 4 dòng, cá biệt lên đến 6 dòng. Câu thơ xếp bậc thang
liên tục mỗi chữ một dòng:
Chia cho em một đời Thơ
một lênh đênh
một dại khờ
một tôi
Chỉ còn cỏ mọc bên trời
Một bông hoa nhỏ
lặng
rơi
mƣa
dầm…
(Chia - Nguyễn Trọng Tạo)
Hiện tượng chấm câu giữa dòng cũng phổ biến và tạo được hiệu quả thẩm
mỹ cao:
Buồn nhƣ trăng đã lên rằm
thƣơng ngƣời nhƣ đã trăm năm. Tạ từ
(Tạ từ - Nguyễn Trọng Tạo)
Về chức năng biểu đạt: thơ lục bát từ sau năm 1945, nhất là từ sau năm
1975 đến nay thật phong phú, vừa trữ tình sâu đậm, vừa đầy những suy nghĩ
tỉnh táo. Có thể thấy so với lục bát những giai đoạn trước, lục bát giai đoạn
này đa dạng hơn về giọng điệu, phong phú hơn về nội dung. Không chỉ dừng
lại việc biểu hiện những buồn thương ngậm ngùi, những nhớ nhung, lục bát
giai đoạn này tiến tới biểu đạt những nội dung mới có tính chất suy lý tỉnh

21
táo, hiện thực, chất chứa những tâm sự cá nhân trăn trở giống như các thể thơ

hiện đại khác.
1.2. Sáng tác của Nguyễn Bính
1.2.1. Hành trình sáng tác
Nguyễn Bính sinh năm Mậu Ngọ (1918), tại xóm Trạm, thôn Thiện
Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định,
trong gia đình một nhà nho nghèo. Cũng vì nghèo, Nguyễn Bính chỉ học ở
nhà với cha và cậu.
Nguyễn Bính đến với thơ rất sớm. Tháng ba âm lịch Tân Mùi (1931),
vào dịp Hội Phủ Dầy, chú bé 13 tuổi Nguyễn Bính đã có bài thơ đầu tiên công
bố được mọi người tán thưởng.
Năm 1932, Nguyễn Bính theo anh ruột Trúc Đường ra Hà Nội. Khi ấy,
Trúc Đường đang dạy học ở một trường tư thục. Bên cạnh vốn văn thơ dân
tộc ngàn đời của làng quê đã thấm sâu trong tâm hồn mình, Nguyễn Bính còn
được tiếp cận với văn học Pháp qua những bài dạy của anh cả Trúc Đường.
Năm 1937, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với bài thơ Cô hái mơ và thực sự
trở thành cái tên nhận được sự chú ý trên thi đàn lúc bấy giờ với Lỡ bước
sang ngang. Cũng trong năm 1937, Nguyễn Bính đã nhận giải Khuyến khích
về thơ của Tự lực văn đoàn, một giải thưởng văn chương danh giá đương thời.
Vốn là người thích đi đây đó, và sau này, một phần cũng xuất phát từ
nhu cầu của cuộc sống, Nguyễn Bính đã bôn ba khắp nơi. Từ năm 1937,
Nguyễn Bính vào Nam ra Bắc nhiều lần, và ở nơi đâu, Nguyễn Bính cũng để
lại những kỷ niệm vui buồn trong lòng bạn bè, cũng có những bài thơ hay, ghi
lại dấu ấn của cuộc đời mình.
Trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954),
Nguyễn Bính chủ yếu sống ở Nam Bộ. Những sáng tác của ông trong thời kỳ
này lấy cảm hứng chính từ cuộc sống chiến đấu, sinh hoạt hàng ngày của
người dân nơi đây. Nguyễn Bính hăng hái tham gia các hoạt động cách mạng,
được giao giữ nhiều trọng trách: phụ trách Hội Văn nghệ cứu quốc tỉnh Rạch

22

Giá, làm ở Ban Văn nghệ tỉnh Rạch Giá, làm Phó Chủ nhiệm Tổng bộ Việt
Minh tỉnh Rạch Giá.
Từ sau hòa bình lập lại đến những năm cuối đời (1954 - 1960), Nguyễn
Bính trở về miền Bắc và sống những năm tháng êm đềm nơi quê hương nghĩa
nặng tình sâu. Ngày 30 Tết năm Ất Tỵ (20/1/1966), ông mất đột ngột tại nhà
một người bạn yêu thơ ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Trong hơn 30 năm sáng tác, Nguyễn Bính để lại 19 tập thơ, 5 truyện thơ,
2 kịch thơ, 4 tập truyện, 2 kịch bản chèo và 1 tập lý luận sáng tác (Cách làm
thơ lục bát).
Tập thơ đầu tiên của Nguyễn Bính là Lỡ bước sang ngang (1940). Tiếp
đó là 6 tập thơ: Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa
sổ (1941), Mười hai bến nước (1942), Người con gái ở lầu hoa (1942), Mây
Tần (1942). Đây là giai đoạn sáng tác sung sức nhất và cũng thể hiện rõ rệt
nhất bản chất của “nhà thơ chân quê”.
Sau Cách mạng, Nguyễn Bính cho ra mắt các tập thơ: Ông lão mài
gươm (1947), Đồng Tháp Mười (1955), Trả ta về (1955), Gửi người vợ
miền Nam (1955), Trông bóng cờ bay (1957), Tiếng trống đêm xuân (1958),
Tình nghĩa đôi ta (1960), Đêm sao sáng (1962). Giai đoạn này đánh dấu
những thay đổi cơ bản của Nguyễn Bính trong cách nhìn cuộc đời và con
người.
1.2.2. Quan niệm sáng tác
Nguyễn Bính từng viết về gia cảnh của mình trong bài Nhà tôi:
Thày tôi dạy học chữ nho
Dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh
Có gì, tiếng cả nhà thanh
Cơm ăn đủ bữa, áo lành đủ thay
Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm, giời đày làm thơ

23

Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo khó, ngay từ nhỏ, Nguyễn
Bính đã được cha mình là ông đồ Nguyễn Đạo Bình dạy cho những bài học
đạo đức vỡ lòng, coi trọng chữ nghĩa, tài năng:
Nhà ta coi chữ hơn vàng
Coi tài hơn cả giàu sang ở đời
(Con nhà nho cũ)
Nguyễn Bính viết bài thơ vào năm 1943, gửi tặng Bùi Hạnh Cẩn, trong
đó nhà thơ tâm sự về cái giấc mộng công danh, sự nghiệp bút nghiên của
mình, với hình ảnh thầy khóa, sĩ tử hồ hởi đèn sách lên kinh ứng thí, mong
chiếm được bảng rồng, được trở thành Trạng nguyên. Cái chua chát ở đây là
thực tế phũ phàng, là sự vỡ mộng:
Bây giờ thời thế biến thiên
Nhà vua không lấy Trạng nguyên nữa rồi
Mực tàu giấy bản là thôi
Nƣớc non đã hết những ngƣời áo xanh
Lỡ duyên búi tóc củ hành
Trƣờng thi Nam Định biến thành trƣờng bay
Tuy vậy, Nguyễn Bính vẫn đến với thơ ca như một định mệnh. Thi sĩ đã
nhiều lần nói bằng thơ và bằng cả tâm tình về cái duyên nghiệp ấy: “Ai bảo
bƣớc vào duyên bút mực - Suốt đời mang lấy số long đong - Ngƣời ta đi kiếm
giàu sang cả - Mình chỉ mơ toàn chuyện viển vông” (Xuân tha hương). Cảm
được cái viển vông, bẽ bàng của một đời thi sĩ nghèo trong xã hội bất công,
nhưng không phải là nỗi thù hận đối với cuộc đời. Duyên nghiệp hay cơ may
phải chăng chỉ là một, khi mà “Mình tôi giời bắt làm thi sĩ” (Hoa với rượu)
để ôm trọn kiếp “giời đày làm thơ” mà “Vốn riêng chỉ có bốn mùa lá rơi”
(Tiền và lá). Hơn nữa, Nguyễn Bính hiện diện trong làng thơ khi phong trào
Thơ mới đang ở vào thời kỳ phồn thịnh. Lặng lẽ và khiêm nhường, nhưng độc
đáo và đầy sức thuyết phục, với một năng lực sáng tạo nghệ thuật dồi dào,
một dáng dấp không ai bắt chước được, một hồn thơ của thi sĩ lãng mạn, một


24
tâm hồn thuần Việt bất tử cùng thời gian, đứng bên cạnh một Bàng Bá Lân,
một Đoàn Văn Cừ, một Vũ Đình Liên, một Anh Thơ,… Nguyễn Bính xứng
đáng với vai trò chủ soái đại diện cho một khuynh hướng thơ tiêu biểu của
Thơ mới lãng mạn đương thời. Và một cách hoàn toàn không khoa trương có
thể nói rẳng: đó chính là một tinh hoa nằm cạnh những di sản quý báu của
một lớp trầm tích văn hóa dân tộc trường tồn cùng thời gian. Có thể nói, thơ
Nguyễn Bính có một con đường riêng, không đến nỗi quá đặc biệt, nhưng rất
chắc chắn để chinh phục bạn đọc. Nói không quá đặc biệt, bởi trên thi đàn
Thơ mới, mỗi người đều có những nét độc đáo riêng; nhưng nói chắc chắn,
bởi xét ở góc độ quan niệm sáng tác, thơ Nguyễn Bính được bắt nguồn từ
mạch tình cảm trong sáng, tha thiết, chân thành từ truyền thống của làng quê,
từ cội nguồn văn hóa Việt Nam, thơ Nguyễn Bính mang đậm đà phong cách
dân gian. “Dấu ấn của Nguyễn Bính trên thi đàn Thơ mới là dấu ấn của một
trái tim chân quê hát những lời ca trữ tình của một hồn thơ lãng mạn. Trong
phong trào Thơ mới không có ai hát giống nhà thơ ấy. Nguyễn Bính giống
nhƣ một con chim sơn ca đồng nội bình dị, nó hót cái giọng riêng của mình
trong bản giao hƣởng thi ca buổi sáng của thế kỷ này trong văn chƣơng Việt
Nam.”[41;594]. Đường về “chân quê” là con đường nghệ thuật của hồn thơ
lãng mạn Nguyễn Bính, đến với thơ Nguyễn Bính là đến với những hình thức
dân gian dân tộc, đến với những giá trị văn hóa truyền thống của quảng đại
nhân dân. “Không có gì đáng trách, khi thể hiện cái chân quê, Nguyễn Bính
vẫn không thôi là con ngƣời của hiện đại, cũng nhƣ khi phảng phất cái tình
điệu lãng mạn đƣơng thời, thơ Nguyễn Bính vẫn giữ đƣợc cái tình quê vốn dĩ”
(Lê Đình Kỵ)[45;296].
Mặt khác, sự độc đáo của hồn thơ Nguyễn Bính còn ở màu sắc cá thể
hóa trong cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ; từ quan niệm sáng tác, đấy là ý thức
sâu sắc về cái tôi cá nhân. Sáng tác thơ ca trước hết là nhu cầu tự biểu hiện
của cá nhân nhà thơ với tư cách một cái tôi trữ tình. Cái tôi của Nguyễn Bính
là cái tôi nội cảm nhưng cũng là cái tôi đồng vọng của bao thời đại, bao lớp


25
người, bao cảnh ngộ. Nhưng ở thời Nguyễn Bính, cái tôi ấy bị chi phối bởi
hai góc nhìn, nói như Hà Minh Đức: “Ở Nguyễn Bính dƣờng nhƣ có hai con
ngƣời, con ngƣời của đồng quê và con ngƣời thi sĩ giang hồ đắm đuối với sự
nghiệp”(Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê).
Từ góc nhìn con người của đồng quê, hành trình sáng tạo thi ca của
Nguyễn Bính là hành trình trở về quê hương yêu dấu muôn đời, trở về với
“hồn xưa của đất nước”. Trong cảm quan nghệ thuật của Nguyễn Bính, quê
hương rất đẹp, nó được xây dựng từ những kỷ niệm dễ gợi cảm nhất trong
tâm linh con người về một miền quê thanh bình, hạnh phúc, đẹp một cách
chân thực kiểu cổ điển chỉ có trong tưởng tượng. Cái tôi thôn dân của nhà thơ
thường hóa thân vào các nhân vật của mình (anh lái đò, cậu học trò trường
huyện, anh khóa nghèo, cô gái hái dâu, người mẹ,… ) là những mảnh tâm hồn
nơi thôn dã. Đi cùng với cảm hứng nghệ thuật ấy, tư duy thơ Nguyễn Bính
khi ấy không chỉ là hướng nội mà còn là hướng ngoại: hướng về làng quê và
cuộc sống thực của những người bình dân, những cảnh đời éo le, ngang trái.
Từ góc nhìn của con người thi sĩ giang hồ đắm đuối với sự nghiệp,
Nguyễn Bính đã có những cảm nhận mới mẻ về cuộc sống hiện đại. Môi
trường đô thị với hiện thực đầy biến động của nó đã thật sự chi phối đến cảm
quan nghệ thuật của thi sĩ, khi ấy cái tôi tiểu tư sản hiện diện, khẳng định và
bộc lộ những trạng huống tình cảm của mình trước hiện thực. Nếu lúc trước là
nguồn mạch cảm hứng “chân quê” thuần phác, hồn hậu khi viết về con người
và cuộc đời, là cái cảm xúc thẩm mỹ thiên về việc ngợi ca cái đẹp, cái thi vị,
hữu tình, vượt thoát lên trên cái khổ đau, lầm lụi, thì bây giờ giữa nơi “thành
thị gió mƣa phai” tâm hồn thi sĩ đượm một vẻ sầu thương của những mối tình
đơn phương, lỡ dở, của những chia ly, thất vọng và của cuộc đời một thi sĩ
lãng mạn trong bi kịch tha hương, đeo đẳng một mối “sầu đô thị”. Trên những
nẻo đường đất khách “quê ngƣời đắng khói, quê ngƣời cay men”, sớm tiếp
xúc với cuộc sống đô thị phồn hoa nhưng cũng rất lạnh lùng khắc nghiệt, nhà

thơ nhận ra bản thân mình không hòa nhập nổi với nó nên xót xa, ân hận, tiếc

×