Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Du ký, một bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 109 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ KIM NHẠN




DU KÍ, MỘT BỘ PHẬN ĐỘC ĐÁO TRONG
SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ VĂN PHẠM QUỲNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ








Hà Nội, 5/2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ KIM NHẠN



DU KÍ, MỘT BỘ PHẬN ĐỘC ĐÁO TRONG
SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ VĂN PHẠM QUỲNH


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34







Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Xuân Thạch



Hà Nội, 5/2013
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Nhiệm vụ của đề tài 8
4. Phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Bố cục luận văn: 10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẠM QUỲNH VÀ SÁNG TÁC DU KÍ TRONG
BỐI CẢNH VĂN CHƢƠNG QUỐC NGỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX 11
1.1. Vài nét cuộc đời, sự nghiệp Phạm Quỳnh 11
1.1.1. Cuộc đời Phạm Quỳnh 11
1.1.2. Văn nghiệp Phạm Quỳnh 13
1.1.2.1. Dịch thuật 13
1.1.2.2. Khảo cứu, phê bình 14
1.1.2.3. Sáng tác du kí 17
1.2. Du kí trong bối cảnh văn chƣơng quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX 19
1.2.1. Tiền đề lí thuyết về du kí 19
1.2.1.1. Du kí ở giữa những giao thoa 19
1.2.1.2. Du kí, diễn ngôn về không gian 21
1.2.2. Khái lược du kí quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX 25
1.2.2.1. Các tiền đề văn hóa - xã hội 25
1.2.2.2. Du kí quốc ngữ đầu thế kỉ XX 28
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG TRONG DIỄN NGÔN DU KÍ PHẠM QUỲNH 31
2.1. Nhãn quan văn hóa, chính trị của Phạm Quỳnh qua du kí 31
2.1.1. Cái nhìn văn hóa qua các không gian Việt 31
2.1.1.1. Cảnh quan đô thị 31
2.1.1.2. Cảnh quan nông thôn, miền núi 36
2.1.2. Cái nhìn chính trị về không gian thế giới 41
2.1.2.1. Cảnh quan thuộc địa 42
2.1.2.2. Cảnh quan chính quốc 50

2.2. Bản lĩnh trí thức của Phạm Quỳnh qua du kí 53
2.2.1. Nhận diện các vấn đề nước Việt Nam mới 54
2.2.1.1 Định vị cốt cách văn hóa 54
2.2.1.2. Vấn đề ngôn ngữ 55
2.2.1.3. Vấn đề sinh kế 56
2.2.1.4. Vấn đề đoàn kết dân tộc 60
2.2.2. Tư thế kẻ sĩ trước chính quyền 62
2.2.2.1. Thái độ với triều đình Huế 62
2.2.2.2. Thái độ với nước Pháp 65
CHƢƠNG 3: SỰ CHUẨN BỊ CỦA LỐI VIẾT MỚI TRONG DU KÍ PHẠM
QUỲNH 71
3.1. Kết cấu và sự hỗn dung thể loại 71
3.1.1. Kết cấu du kí 71
3.1.1. Sự hỗn dung thể loại 74
3.2. Ngƣời kể chuyện 77
3.3. Ngôn ngữ du kí 81
3.3.1. Vốn từ 82
3.3.1.1. Vốn Việt cổ 82
3.3.1.2. Vốn Hán-Việt 83
3.3.1.3. Vốn Pháp văn 86
3.3.2. Cú pháp du kí 88
3.3.3. Đặc trưng, tính cách ngôn ngữ du kí 92
3.3.3.1. Tính khoa học 92
3.3.3.2. Tính biểu cảm, hình tượng 93
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC THAM KHẢO 99


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Ba mươi năm đầu thế kỉ XX đánh dấu sự vận động hình thành thể loại văn
học mới, lấy các tiêu thức của văn học phương Tây làm hệ quy chiếu; trong sự biến
chuyển mấy mươi năm ấy, văn học Việt Nam đã phải trải qua những bước đệm mà
theo đó, những dấu hiệu mới mẻ dần xuất lộ, nhờ được công chúng mới ủng hộ và
chấp nhận, chúng dần được nhân rộng, từng bước chiếm lĩnh, đưa nền văn học tiến
vào kỉ nguyên hiện đại. Trong giai đoạn bước chuyển ấy, du kí - một thể tài đã có
thời kì phát triển nở rộ trên báo chí suốt những năm 1920 cho đến đầu những năm
1930, trở thành một hiện tượng độc đáo của lịch sử văn học. Sự nở rộ của du kí diễn
ra trong bối cảnh tiếp xúc văn hóa Đông - Tây, một mặt đánh dấu sự thay đổi trong
tư duy và tập quán sinh hoạt của người Việt, mặt khác ghi dấu những cách tân trong
nghệ thuật tự sự, là bước chuẩn bị cho công cuộc hiện đại hóa văn học. Tuy thế, du
kí do chiếm vị thế nhỏ trong tiến trình văn học, nên cho đến nay, thể loại này vẫn
chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi
tiến hành tìm hiểu, nhìn nhận du kí một cách nghiêm túc để từ đó thấy quá trình
hiện đại hóa của văn học dân tộc.
Sự ra đời và phát triển của du kí quốc ngữ gắn liền với báo chí, trong đó nổi
lên vai trò của Nam phong tạp chí như một bệ đỡ quan trọng nhất của đời sống văn
học ba mươi năm đầu thế kỉ XX. Cũng trên tờ báo này, du kí viết bằng tiếng Việt đã
tạo được một bước trưởng thành cả về chất và lượng so với thời kì đầu tiên vào cuối
thế kỉ XIX, đánh dấu bằng các tác phẩm của Trương Vĩnh Kí, Trương Minh Kí,
đăng trên Gia định báo. Tìm hiểu du kí trên Nam phong tạp chí sẽ cho thấy bước
tiến của văn xuôi viết bằng quốc ngữ, sự trưởng thành của tư duy nghệ thuật trước
thềm hiện đại hóa văn học dân tộc.
Sự bùng nổ của du kí trên Nam phong trong suốt thập kỉ 1920 không thể
không kể đến công lao khởi xướng, góp sức của chủ bút Phạm Quỳnh. Với 7 tác
phẩm du kí, ông đã tạo cho mình một lối văn du kí độc đáo, sâu sắc, có giá trị nhiều
mặt. Chính bởi vậy, việc tìm hiểu du kí Phạm Quỳnh sẽ hứa hẹn khám phá được
những đặc sắc trong tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật mà ông thể hiện, không



giống với các bộ phận khác trong văn nghiệp của ông, và càng không thể trộn lẫn
với du kí của các nhà văn khác, qua đó giúp chúng ta nhìn ra và có những đánh giá
khách quan về con người cũng như phần nào tư tưởng của Phạm Quỳnh, một nhân
vật bị không ít hiểu lầm ngay từ lúc sinh thời lẫn sau khi ông mất. Chọn một mảng
trước tác trong văn nghiệp của nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhưng không được
đánh giá đúng trong một thời gian dài do những thiên kiến chính trị, chúng tôi hi
vọng sẽ đưa ra ánh sáng một phần chân dung con người Phạm Quỳnh như ông vốn
thế, để từ đó có những hình dung khách quan hơn về chính ông và chính lịch sử văn
học. Theo hướng đó, tìm hiểu du kí sẽ là công việc đầu tiên trong tổng thể các công
trình nghiên cứu về Phạm Quỳnh sẽ được chúng tôi thực hiện về sau.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề đang nghiên cứu - du kí, một bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của
Phạm Quỳnh - đã được nhắc đến đâu đó trong các công trình nghiên cứu, dù không
nhiều và xuyên suốt. Trong số các công trình văn học sử trước Cách mạng tháng
Tám, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan đã dành cho du kí Phạm Quỳnh những
lời bình ngắn nhưng súc tích về nội dung cũng như cách kể chuyện. Ông đánh giá:
“Quyển ba tháng ở Paris (rút ở những bài Pháp du hành trình nhật kí, đăng trong
Nam Phong từ số 58 - tháng Tư 1922) của ông là một quyển du kí rất thú vị.
Chuyện ông kể đã có duyên lại vui, tường tận từng người từng chốn, làm cho người
chưa được bước chân lên đất Pháp, chưa hề đến Paris cũng tưởng tượng qua được
những thắng cảnh và những nơi cổ tích của cái kinh thành dưới trời Tây và chia ít
nhiều cảm xúc cùng nhà du lịch”; và bình luận về nghệ thuật viết: “Lối viết du kí,
vừa thuật chuyện vừa xen lời phê bình một cách trang nhã như thế là một lối mặn
mà khéo léo, làm cho ai cũng ham đọc.” [50, tr. 95] Tiếp đó, năm 1965, Phạm Thế
Ngũ trong công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) đã dành ra hai
trang để bàn về du kí Phạm Quỳnh. Tác giả giới thiệu tất cả các tác phẩm du kí của
ông chủ bút Nam phong, luận bình về sức hấp dẫn và giá trị văn hóa, lịch sử của
chúng. Tác giả ghi nhận Phạm Quỳnh chính là người mở đầu cho lối văn du hành
trên Nam phong.



Từ hai ông trình mang tính văn học sử nhắc đến du kí Phạm Quỳnh trên, có
thể thấy trong suốt một thời gian dài, tính từ thời điểm những tác phẩm du kí của
Phạm Quỳnh ra đời đến đầu thế kỉ XXI, du kí nhận được không nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu, phê bình. Mảng sáng tác này cũng không được bàn riêng
trong một công trình mà chỉ được nhắc đến khi tác giả công trình tổng kết sự nghiệp
của ông chủ báo Nam phong, dưới dạng điểm qua tác phẩm chính cùng đôi lời bình
luận, cảm tưởng của nhà nghiên cứu về bộ phận trước tác ấy. Trong phần lớn các
công trình văn học sử của thế kỉ XX khác như Phê bình và cảo luận (Thiếu Sơn),
Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm), Văn học Việt Nam giai đoạn giao
thời 1900-1930 (Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng), du kí của Phạm Quỳnh không
được đề cập.
Tựu chung lại, tư cách người sáng tác du kí ở Phạm Quỳnh ít được các nhà
nghiên cứu chú ý đến; trong khi đó tư cách nhà viết tiểu luận, người chủ bút, vai trò
kiến thiết, kiến tạo nền văn hóa, văn học mới vốn là những phương diện nổi trội
trong sự nghiệp của tác giả được nhiều nhà nghiên cứu lưu tâm làm rõ. Tồn tại thực
trạng này, theo chúng tôi, có hai nguyên nhân: (1) Du kí là thể loại giao thoa giữa
báo chí và văn chương, ở chỗ du kí vừa có tính phi hư cấu (một đặc điểm quan
trọng của báo chí) lại vừa được tổ chức, thể hiện một cách nghệ thuật (trong hành
văn, kết cấu, ngôn ngữ,…) Chính sự giao thoa thể loại này đã khiến du kí ít được
chú ý so với các thể loại thuần túy khác. (2) Du kí khá tự do trong kết cấu, phát huy
được cái tôi phóng túng của người viết, nhưng vì du kí gắn với các chuyến đi, bởi
vậy trong cách hình dung của giới nghiên cứu lâu nay, nó được/bị ngầm hiểu là lối
“văn chơi”, không phải nơi thể hiện tập trung và cô đọng nhất những kết tinh tư
tưởng hay tài năng nghệ thuật của người viết so với các thể loại khác như: tiểu
thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận, bút kí Thực tế nghiên cứu, phê bình nước
ta cho thấy, việc tìm hiểu, đánh giá một tác gia, nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, giới
nghiên cứu thường chú tâm đến những bộ phận lớn trong sự nghiệp của họ, coi đó
là nơi thể hiện tập trung nhất những đóng góp của nhân vật/ tác giả đó. Đối với
trường hợp Phạm Quỳnh, người có những đóng góp đa dạng, ông không chỉ dùng

một phương thức để ghi lại tư tưởng của mình, thực tế ông là cây bút đa dạng: khi là


nhà tiểu luận (Pháp văn và Việt văn), khi là nhà bình luận, cây bút phê bình văn
học, lúc lại viết nghiên cứu, khảo cứu,… Trong đó, những bài tiểu luận, khảo cứu
của ông - mang tính luận đề - nổi tiếng ngay lúc đương thời, có những tác động to
lớn đến nhận thức của công chúng thời đó. Mặt khác, chính Phạm Quỳnh đã định
hình cho mình lối viết mà Vũ Ngọc Phan đã rất tinh tường nhận ra: “Ở nhà văn này,
người ta nhận thấy một khuynh hướng rõ ràng về học thuyết hay về những thứ mà
phần tư tưởng là phần cốt yếu” [50, tr. 82]. Dễ hiểu, giới nghiên cứu sẽ bám vào
những trang viết gây tiếng vang, thể hiện rõ nhất chủ ý của người viết để luận về
Phạm Quỳnh hơn là những sáng tác mà chính bản thân tác giả của nó không trực
tiếp đứng ra để nói lên tư tưởng. Hai điều mà chúng tôi chỉ ra trên đây thật ra có
mối liên hệ mật thiết với nhau, thể hiện cách hình dung của hệ hình tư duy cấu trúc
luận, coi một vài thể loại là trung tâm, là có vị thế quan trọng để cho những tiểu loại
khác ít quan trọng hơn châu tuần xung quanh, nằm ở vị trí ngoại biên, bên lề, chiếm
vị trí nhỏ bé trong thang tầng các thể loại văn học, và do đó ít được chú ý đến. Thực
tế đó buộc những người đi sau tìm hiểu phải nhìn du kí của Phạm Quỳnh như một
bộ phận đẳng lập, có những giá trị riêng, thể hiện tiếng nói riêng mà các bộ phận
khác không có được. Có như vậy người nghiên cứu mới mong khái quát hết những
nét đặc sắc của thể tài du kí trong toàn bộ sự nghiệp phong phú của Phạm Quỳnh,
đồng thời, chỉ ra những giá trị, những đóng góp của ông đối với tiến trình hiện đại
hóa văn học dân tộc thông qua sáng tác du kí.
Những năm đầu thế kỉ XXI đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu du
kí của Phạm Quỳnh, trước hết thể hiện ở việc nhiều tác phẩm du kí của ông được
công bố lại, cho thấy sự lưu tâm của giới nghiên cứu, người làm sách về mảng còn
ít được chú ý của ông chủ báo Nam phong, có thể kể: Mười ngày ở Huế (Nxb. Văn
học, 2001), Pháp du hành trình nhật kí: nhật kí đi Pháp từ tháng 3 đến tháng
9/1922 (Vương Trí Nhàn chú giải, Nxb. Hội Nhà văn, 2004), đặc biệt là sự xuất
hiện của hai công trình: Du kí Việt Nam (tạp chí Nam phong 1917-1934) (Nguyễn

Hữu Sơn sưu tầm, ba tập, tổng 1918 trang sách, khổ 14x20 cm, Nxb. Trẻ, 2007),
cuốn sách tuyển chọn toàn bộ du kí đăng trên Nam phong tạp chí, trong đó có đầy
đủ các sáng tác du kí của Phạm Quỳnh; và gần đây nhất là cuốn: Phạm Quỳnh -


Tuyển tập du kí (Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, Nxb. Tri thức - Công ty văn hóa
Phương Nam, 2013) công bố trọn vẹn du kí Phạm Quỳnh. Những động thái này đã
khơi nguồn, rộng đường cho những nghiên cứu bước đầu về thể tài du kí của ông
chủ báo Nam phong trong vòng hơn chục năm nay.
Phê bình về du kí Phạm Quỳnh, Nguyễn Huệ Chi khi soạn mục từ Phạm
Quỳnh trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) (Đỗ Đức Hiểu chủ biên), đã đề cập vắn
tắt nhưng cũng khái quát được một nét đặc sắc không chỉ của du kí Phạm Quỳnh:
“Ngay cả những thiên du kí, phần tra soát, luận lí vẫn nhiều hơn những trang nói lên
tâm trạng và cảm xúc của mình, nên giá trị sưu khảo trong đó rất lớn (chẳng hạn bài
viết về lễ tế giao) nhưng đây đó vẫn có những nhận xét tinh tế, dí dỏm” [20, tr.
1364]. Sau hàng loạt tác phẩm du kí của Phạm Quỳnh được công bố trở lại, trên
nhiều tờ báo lớn, thể tài du kí (trong đó có du kí Phạm Quỳnh) được luận bàn: Đọc
sách để đi chơi (Tuổi trẻ, số ra ngày 23/3/2007) của Ngân Xuyên, Du kí trên tạp chí
Nam phong (Người đại biểu nhân dân, số 91, ngày 1/4/2007) của Phong Lê, Du kí
như một thể tài (Thể thao và văn hóa, số 50, ngày 27/04/2007) của Linh Lê, Viết
của sự đi (Doanh nghiệp, số ra ngày 13/5/2007) của Trung Sơn,… Trong khuôn khổ
của báo chí, tác giả các bài viết trên đây đều nhắc đến Phạm Quỳnh như một người
mở đầu cho thể văn du kí trên báo Nam phong, chỉ ra được một nét hấp dẫn nào đó
của du kí Phạm Quỳnh, đặc biệt là giá trị nhiều mặt như lịch sử, văn hóa, xã hội
học, phong tục tập quán,… được thể hiện trong mỗi ghi chép của ông.
Người giới thiệu một cách hệ thống về du kí phải kể đến là Nguyễn Hữu
Sơn, tác giả của các công trình sưu tập đầy đủ du kí trên Nam phong, trong đó có du
kí Phạm Quỳnh. Ông đi từ lịch sử thể tài du kí chữ Hán: Thể tài văn xuôi du kí chữ
Hán thế kỉ XVIII-XIX và những đường biên thể loại, đến những nhận định khái quát
về: Thể tài du kí trên Nam phong tạp chí (1917-1934) (Nghiên cứu văn học, số

4/2007). Nguyễn Hữu Sơn cũng có nhiều bài báo phân tích những đặc điểm riêng
của du kí quốc ngữ viết về từng vùng đất cụ thể giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX: Phác
thảo Hà Nội qua những du kí xưa (tạp chí Thế giới mới, số 357/1998), Phác thảo du
kí Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám (Hà Nội ngày nay, số 6/2000), Phác thảo du
ký xứ Huế nửa đầu thế kỉ XX (Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 14/2000), Du kí


Quảng Ninh nửa đầu thế kỉ XX (Văn nghệ Hạ Long, số Tết/2002), Du kí Ninh Bình
nửa đầu thế kỉ XX (Văn nghệ Ninh Bình, số 6/2004), Thể tài du kí và các tác gia
Nam bộ từ nửa cuối thế kỉ XIX đến 1945, (Kiến thức ngày nay, số 570/2006), Du kí
về vùng văn hóa Nam bộ trên Nam phong tạp chí (1917-1934) (Kiến thức ngày nay,
số 619/2007), đáng chú ý hơn cả là những bài viết về du kí đề cập đến mối quan hệ
quốc tế: Du kí của người Việt Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Pháp-Việt
giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Du ký của người Việt Nam viết về các
nước và những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn
thế kỷ XIX - đầu thế kỷ X, Phạm Quỳnh và những trang du kí viết về nước Pháp
(Kiến thức ngày nay, số Tất niên, 2013). Trong tất cả các bài viết ấy, du kí Phạm
Quỳnh đều được nhắc đến với mức độ nông, sâu tùy vào phạm vi và đối tượng mà
tác giả muốn khái quát. Đặt du kí Phạm Quỳnh vào bối cảnh xã hội Việt Nam đầu
thế kỉ XX, Nguyễn Hữu Sơn khẳng định sức hấp dẫn và giá trị văn hóa-lịch sử của
những trang viết này. Tìm hiểu mảng du kí về mối quan hệ Việt - Pháp, tác giả đặc
biệt nhấn mạnh hai tác phẩm Pháp du hành trình nhật kí và Thuật chuyện du lịch ở
Paris của Phạm Quỳnh, coi đó là những chiếc cầu nối, nơi phản ánh mối quan hệ
giữa hai nước giai đoạn này. Tất cả các bài viết của Nguyễn Hữu Sơn về du kí
Phạm Quỳnh đều có tính chỉ dẫn rất cao cho người nghiên cứu sau này.
Đi sâu nghiên cứu trực diện du kí Phạm Quỳnh, năm 2008 xuất hiện hai công
trình: Thể tài du kí của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí của Trần Thị Ái Nhi
(luận văn thạc sĩ, bảo vệ tại Đại học Quy Nhơn) và Nhãn quan văn hóa của Phạm
Quỳnh, qua du ký của Đặng Hoàng Oanh (báo cáo khoa học, Đại học Vinh). Trong
công trình Thể tài du kí của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí, đi sâu phân tích

6 trên tổng số 7 tác phẩm du kí Phạm Quỳnh, tác giả đã khái quát những nét tiêu
biểu trong cuộc đời, sự nghiệp Phạm Quỳnh, chỉ ra đặc điểm thể tài du kí từ truyền
thống chữ Hán đến định lượng thể tài du kí trên Nam phong tạp chí. Tiếp đó, bằng
cái nhìn tổng quan, tác giả công trình đã khái quát, cho người đọc hình dung tổng
thể các vấn đề nội dung, nghệ thuật của du kí Phạm Quỳnh, cụ thể: Tác giả khái
lược lại hiện thực và lịch sử được thể hiện các tác phẩm du kí, nhấn mạnh phong
cảnh, danh thắng, phong tục tập quán, con người (vua chúa, quan lại, danh sĩ, và


bản thân con người nhà văn) và quan hệ Đông - Tây; Về nghệ thuật viết du kí của
Phạm Quỳnh, tác giả đã chỉ ra những đặc sắc trong phương thức tự sự, nghệ thuật
khắc họa con người, cảnh vật, kết cấu tác phẩm và cuối cùng là ngôn ngữ du kí.
Trần Thị Ái Nhi tỏ ra rất chú trọng đến khảo sát ngôn ngữ khi lập bảng thống kê
ngữ liệu cổ, ngữ liệu Hán-Việt, nhìn thấy ngôn ngữ du kí Phạm Quỳnh chịu ảnh
hưởng của Truyện Kiều và ca dao, khẳng định ông chủ báo Nam phong là người “có
ý thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây trong việc sử dụng
từ ngữ để xây dựng câu văn.” [48, tr. 74] Công trình Nhãn quan văn hóa của Phạm
Quỳnh, qua du ký của Đặng Hoàng Oanh lại đi sâu tìm hiểu con người văn hóa của
Phạm Quỳnh. Từ việc chỉ ra những mặt khác nhau trong con người nhà văn: “người
dung hòa những đối cực: cũ và mới, truyền thống và hiện đại, bảo thủ và cách tân”,
tác giả soi chiếu vào tác phẩm, chỉ ra rằng: du kí Phạm Quỳnh vừa thể hiện tư tưởng
tồn cổ (thể hiện qua Mười ngày ở Huế, Trẩy chùa Hương), vừa thể hiện khao khát
vươn ra thế giới văn minh (Pháp du hành trình nhật kí, Thuật chuyện du lịch ở
Paris) của học giả Phạm Quỳnh.
Với phạm vi đề tài khác nhau, ở một mức độ nhất định, hai công trình đều
khái quát được những giá trị của du kí Phạm Quỳnh. Trong khi Trần Thị Ái Nhi
nhấn mạnh hơn đến ngôn ngữ thì Đặng Hoàng Oanh quan tâm đến khía cạnh văn
hóa. Cả hai công trình đều có tính chỉ dẫn trong nghiên cứu du kí Phạm Quỳnh.
Nhìn lại tổng thể lịch sử nghiên cứu trên đây, có thể nói tất cả các công trình
đều phần nào chỉ ra những nét đặc sắc trong du kí Phạm Quỳnh, gợi ra nhân cách,

tài năng của nhà văn. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, (1) hầu hết các công
trình đều dừng lại ở những ấn tượng chung về du kí Phạm Quỳnh mà chưa có điều
kiện đi sâu phân tích để thấy những giá trị của nó. Đối với những công trình thể
hiện sự công phu của người viết khi lấy du kí của nhà văn làm đối tượng khảo sát
thì tác giả chủ yếu mô tả lại hiện thực theo những ghi chép và quan sát của nhà văn,
từ đó khái quát nhãn quan văn hóa của ông Phạm mà chưa chỉ ra mối liên hệ của
hiện thực được phản ánh đó, không chỉ với bản thân nhà văn - với tư cách chủ thể
quan sát - mà với thời cuộc, tình thế nước ta những năm đầu thế kỉ XX; (2) các công
trình cũng đều nhận xét, đánh giá nghệ thuật viết du kí của Phạm Quỳnh (cách kể


chuyện, kết cấu, ngôn ngữ…) nhưng chưa đặt du kí của ông trong tiến trình hiện đại
hóa văn học dân tộc, để thấy du kí chính là bước chuẩn bị về mặt nghệ thuật, mở
đường cho lối viết mới, khác biệt với truyền thống tự sự chữ Hán. Đó cũng là hai
nhiệm vụ chính mà chúng tôi xác định sẽ thực hiện trong công trình này.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, luận văn xác định hai nhiệm vụ chính:
Một mặt, chúng tôi đặt du kí Phạm Quỳnh trong bối cảnh xã hội Việt Nam
những năm 1920 gắn liền với công cuộc khai hóa của thực dân Pháp tại thuộc địa,
để thấy du kí trước hết phản ánh những thay đổi của non song đất nước trong thời
Pháp thuộc; quan trọng hơn, nhìn vào cách quan sát và những suy tư của Phạm
Quỳnh, chúng tôi sẽ chỉ ra cách thế sống, nhân cách của một nhà văn, một trí thức,
tìm ra các căn nguyên đã chi phối cách nhìn ấy, và phần nào đó, chỉ ra được tiếng
nói của nhà văn đối với các vấn đề thời cuộc.
Thông qua tìm hiểu phương thức tự sự của du kí, chúng tôi cũng mong tìm ra
điểm kế thừa truyền thống và những cách tân, báo hiệu lối viết mới của Phạm
Quỳnh, từ đó khẳng định du kí là bước đệm trong quá trình hiện đại hóa văn học.
Bước tiến về nghệ thuật về cơ bản thể hiện bước tiến trong tư duy nghệ thuật.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi xác định phạm vi tư liệu là bảy tác phẩm

du kí của Phạm Quỳnh. Chúng tôi cũng có ý thức đặt bộ phận du kí trong tổng thể
trước tác của ông để thấy tính liên đới trong các vấn đề tư tưởng, cũng như, tìm ra
sự khác biệt trong nghệ thuật thể hiện tư tưởng đó giữa du kí và các bộ phận khác,
đặc biệt là với tiểu luận, nơi thể hiện rất đậm nét tư tưởng Phạm Quỳnh.
Tìm hiểu du kí Phạm Quỳnh, chúng tôi cũng đặt những sáng tác du kí của
ông trong lịch sử thể tài, từ truyền thống kí sự chữ Hán đến du kí quốc ngữ ba mươi
năm đầu thế kỉ XX để thấy dấu vết của truyền thống cũng như những tiên báo trong
nghệ thuật tự sự in dấu nơi những trang du kí Phạm Quỳnh, từ đó thấy được những
đóng góp của ông trong tiến trình hiện đại hóa văn chương. Việc đặt du kí trong bối
cảnh nở rộ của thể tài du kí ba mươi năm đầu thế kỉ XX cũng cho phép chúng tôi
nhận ra phong cách riêng biệt và dấu ấn cá nhân của Phạm Quỳnh so với các cây


bút du kí cùng thời khác như: Phạm Vân Anh, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Trọng
Thuật,… và sau này, là Nguyễn Tuân, Nhất Linh,…
Chúng tôi cũng đặc biệt coi trọng việc đặt du kí Phạm Quỳnh trong một bối
cảnh rộng hơn phạm vi nước Nam và văn chương du kí nước ta đầu thế kỉ XX, đó là
cuộc giao lưu tiếp xúc Đông – Tây và cụ thể hơn, là bối cảnh của những cuộc phát
kiến địa lí, du lịch, thăm dò, thám hiểm, thể hiện qua những ghi chép du kí, trong đó
có nhiều ghi chép của người phương Tây về Việt Nam để thấy cái nhìn, quan điểm
khác nhau xuất phát từ những khu vực địa-chính trị khác nhau. Theo đó, chúng tôi
nhìn ra tính đối thoại trong du kí của nhà văn hóa-chính trị Phạm Quỳnh, người
đóng vai trò không nhỏ trong việc thiết lập mối quan hệ giữa việt Nam và thế giới
những năm đầu thế kỉ XX.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài phương pháp tiểu sử và các thao tác cơ bản như
phân tích tác phẩm, thống kê, tổng hợp,… chúng tôi nhấn mạnh một số phương
pháp sau:
Trước hết, xuất phát từ chỗ du kí thể hiện kiến thức rất uyên thâm của Phạm

Quỳnh ở nhiều lĩnh vực văn hóa, chúng tôi sử dụng văn hóa học như một chìa khóa
để thấy nhãn quan văn hóa đã chi phối đến việc quan sát cuộc sống trong mỗi
chuyến đi của ông chủ báo Nam phong, qua đó thấy được chiều sâu ẩn đằng sau
những hiện thực mà mắt thường ghi nhận được.
Tự sự học cũng được vận dụng, giúp chúng tôi nhìn ra các đặc điểm trong
nghệ thuật viết du kí của Phạm Quỳnh, từ đó khái quát được những đóng góp của
ông trong việc hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỉ.
Luận văn của chúng tôi bước đầu sử dụng cách nhìn của hệ hình hậu cấu trúc
luận, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu hậu thực dân để tiếp cận du kí Phạm
Quỳnh. Phương pháp này cho phép chúng tôi nhìn ra sức chi phối của ý thức hệ, của
thiết chế quyền lực, trong đó có thiết chế thực dân đã ngầm chi phối đến việc viết
của tác giả như thế nào. Từ đó chúng tôi nhìn ra nỗ lực thể hiện chính kiến cũng
như sự phản biện của chủ thể sáng tác, với tư cách là một người quan sát ở thuộc


địa nhìn về chính dân tộc mình, và nhìn về đất nước đã xâm lược, bảo hộ dân tộc
mình. Phương pháp, cách tiếp cận này sẽ hứa hẹn giúp chúng tôi nhìn ra tính đối
thoại ngầm ẩn đằng sau những quan sát, miêu tả về cảnh vật, con người trong từng
trang du kí, từ đó nhìn ra không chỉ thiên tính nghệ sĩ mà là những tâm sự sâu kín
của con người trí thức trong Phạm Quỳnh.
6. Bố cục luận văn:
Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Ngoài ra có Mục lục
và Danh mục tham khảo. Nội dung luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Khái quát về Phạm Quỳnh và sáng tác du kí trong bối cảnh văn
chương quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX
Chương 2: Nội dung, tư tưởng trong diễn ngôn du kí Phạm Quỳnh
Chương 3: Sự chuẩn bị của lối viết mới qua du kí Phạm Quỳnh









CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẠM QUỲNH VÀ SÁNG TÁC DU KÍ
TRONG BỐI CẢNH VĂN CHƢƠNG QUỐC NGỮ VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỈ XX
1.1. Vài nét cuộc đời, sự nghiệp Phạm Quỳnh
1.1.1. Cuộc đời Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh (bút hiệu Thượng Chi, bút danh: Hồng Nhân, Hoa Đường) sinh
năm 1893 tại số 17, Hàng Trống, Hà Nội nhưng quê nội ở làng Lương Ngọc (nay
thuộc xã Phúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương - vùng đất có truyền thống
khoa bảng, hiếu học. Xuất thân trong một gia đình có căn cốt Nho học, Phạm
Quỳnh được thừa hưởng trí thông minh, sự cần mẫn và thái độ tôn kính đối với việc
học. Nhưng vì sớm chịu cảnh mồ côi: 9 tháng tuổi mồ côi mẹ, 9 tuổi mồ côi cha,
cậu bé Phạm Quỳnh được bà nội yêu thương, chăm sóc, nuôi ăn học từ nhỏ. Là
người sớm bộc lộ thiên tư, Phạm Quỳnh học rất giỏi, đỗ đầu bằng Thành chung
trường trung học Bảo hộ (hay còn gọi là trường Bưởi, hoặc trường Thông ngôn) khi
mới 15 tuổi.
Năm 1098, ngay sau khi tốt nghiệp, Phạm Quỳnh làm việc tại trường Viễn
Đông Bác Cổ (Escole Française d‟Extrême-Orient, viết tắt EFEO), một trung tâm
nghiên cứu văn hóa Đông phương của Pháp tại Việt Nam. Thời gian này, ông tích
cực học Hán văn, trau dồi Pháp văn, đọc và nghiên cứu nhiều về văn hóa, lịch sử
Đông phương, nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình đó đã hình thành nên ở
ông một tri thức nền phong phú, sâu sắc. Sự cộng tác thường xuyên với các học giả
Pháp còn giúp ông làm chủ được các phương pháp luận nghiên cứu của phương
Tây. Những điều này đã làm nên con người học giả ở Phạm Quỳnh, chi phối đến
cách tư duy, lối viết của ông về sau. Từ 1916, ông tham gia cộng tác cho một số tờ
báo uy tín đương thời, trong đó quan trọng nhất là hoạt động dịch thuật trên Đông

Dương tạp chí (chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh).
Sự nghiệp của Phạm Quỳnh đánh dấu bước ngoặt lớn với sự ra đời của Nam
phong tạp chí ngày 1/7/1917. Sự ra đời của tờ tạp chí nguyệt san Nam phong nằm
trong ý đồ của Liên bang Đông Dương do toàn quyền Albert Sarraut đề xướng với
mục tiêu tuyên truyền cho nhà nước bảo hộ, kinh phí do chính phủ cùng Louis


Marty, giám đốc sở Mật thám bảo trợ. Là chủ nhiệm kiêm chủ bút, Phạm Quỳnh
đóng vai trò là cây bút chủ lực, đảm nhiệm chủ biên toàn bộ phần quốc ngữ
(Nguyễn Bá Trác chủ biên phần chữ Nho), viết ở rất nhiều lĩnh vực: dịch thuật,
khảo luận, phê bình, sáng tác, Ông giữ trọng trách chủ bút cho đến năm 1932.
Cũng trong thời gian làm chủ bút Nam phong tạp chí, Phạm Quỳnh tham gia
nhiều hoạt động văn hóa khác. Ngày 2/5/1919, ông sáng lập và là tổng thư kí hội
Khai Trí Tiến Đức (tên tiếng Pháp) với chủ trương giao lưu văn hóa Đông - Tây, kết
hợp trào lưu Tây học với học thuật truyền thống. Ông đã cùng các hội viên khác
soạn Việt Nam Tự điển, một công trình công phu, khoa học, có tính chỉ dẫn rất cao
đối với ngành ngôn ngữ học. Ngoài ra hội còn mở nhiều cuộc diễn thuyết cũng như
các sinh hoạt văn hóa khác, tiêu biểu là giải thưởng văn chương năm 1925 (trao cho
Quả dưa đỏ - Nguyễn Trọng Thuật) và nhất là kỉ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn
Du, tạo tiếng vang lớn. Cũng năm 1919, Phạm Quỳnh tham gia hội Trí Tri Bắc kì
(thành lập năm 1892, chủ trương quảng bá tân học). Năm 1922, đại diện cho hội
Khai Trí Tiến Đức, ông tham dự đấu xảo thuộc địa tại Marsellie; 6 tháng sống trên
đất Pháp đem lại nhiều trải nghiệm, khám phá thú vị, được ông ghi lại trong Nhật kí
và hai tác phẩm du kí: Pháp du hành trình nhật kí, Thuật chuyện du lịch ở Paris
(hai tác phẩm công bố trên Nam phong tạp chí). Từ 1924, Phạm Quỳnh được mời
dạy các môn: văn hóa, ngôn ngữ Hoa -Việt tại trường Cao đẳng Hà Nội; đồng thời,
trợ bút báo France-Indochine. Từ năm 1925 đến năm 1928, Phạm Quỳnh làm hội
trưởng hội Trí tri Bắc Kì; năm 1926, ông tham gia Hội đồng tư vấn Bắc kì, đến năm
1929, được cử vào Hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương. Năm 1931, ông làm
phó hội trưởng Hội địa dư Hà Nội; năm 1932, làm tổng thư kí Ủy ban cứu trợ xã hội

Bắc kì.
Từ năm 1930, Phạm Quỳnh chủ trương chủ nghĩa quốc gia: kêu gọi thiết lập
chế độ Lập hiến, đòi thực dân Pháp thành lập hiến pháp, quy định rõ các giới hạn
quyền lợi của triều đình, chính phủ bảo hộ, của nhân dân. Ngày 11/11/1932, ngay
sau khi Bảo Đại lên ngôi thay vua Khải Định, Phạm Quỳnh được triệu vào Huế, làm
việc tại Ngự tiền văn phòng; sau đó đảm nhiệm chức Thượng thư bộ Học, rồi


Thượng thư bộ Lại. Trong thời gian này, ông có nhiều kiến nghị đối với phía chính
quyền bảo hộ.
Sau đảo chính Pháp 9/3/1945, Phạm Quỳnh lui về ở ẩn tại biệt thự Hoa
Đường bên bờ sông An Cựu; trở lại với việc viết lách, dịch thơ Đỗ Phủ (được 51
bài). Ngày 23/8/1945, ông bị lực lượng cách mạng Việt minh tại Huế bắt và sau ít
ngày thì bị giết, bỏ lại những dự định văn chương dang dở, khi đó cuốn sách ông đề
tên là Hoa Đường tùy bút - Kiến văn, cảm tưởng I chưa hoàn thành.
1.1.2. Văn nghiệp Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh là cây bút rất đa dạng và phong phú. Trong suốt chặng đường
cầm bút của mình (theo chúng tôi là ba chặng: khi cộng tác cho Đông Dương tạp
chí, khi chủ bút Nam phong và những ngày cuối đời), ông đã để lại hàng trăm công
trình khác nhau ở nhiều lĩnh vực: triết học, tôn giáo, chính trị, tư tưởng, văn
chương. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi điểm qua những công trình liên
quan đến văn chương.
1.1.2.1. Dịch thuật
Những thập niên đầu thế kỉ XX đánh dấu phong trào dịch thuật rầm rộ trên
báo chí quốc ngữ. Sự đứt gãy của ý thức hệ truyền thống, sự lựa chọn quốc ngữ làm
nguôn ngữ chính thức cho đồng bào đã kéo theo cuộc khủng hoảng trong đời sống
văn chương. Lực lượng nhà nho sáng tác bằng chữ Hán theo các lối, thể của mô
hình văn chương trung đại không còn đủ sức hấp dẫn đối với công chúng thành thị,
những người sống bứt khỏi môi trường và quan niệm truyền thống; trong khi đó, lực
lượng sáng tác mới chưa hình thành hoặc xuất hiện quá thưa thớt. Chính lúc này,

dịch thuật đã đáp ứng nhu cầu của công chúng thành thị, khỏa lấp khoảng trống lớn
trong đời sống văn học, cũng là cách rèn tập chữ quốc ngữ cho thông thạo. Đông
Dương tạp chí, Nam phong tạp chí là những tờ báo tập trung đông đảo nhất các dịch
phẩm từ cả ngữ nguồn Hán văn lẫn Pháp văn.
Với mong muốn thâu nạp văn minh Á – Âu, Phạm Quỳnh rất coi trọng công
việc dịch thuật, coi đó là cách để bổ khuyết những thiếu hụt về tư tưởng cho người
An Nam, cũng là cánh cửa để tiếp cận văn minh thế giới. Gia tài dịch thuật của ông
gồm cả Hán văn lẫn Pháp văn, nhưng đáng kể nhất là các bài dịch Pháp văn. Trong


địa hạt văn chương, Phạm Quỳnh dịch nhiều truyện ngắn, kịch nói. Truyện ngắn có:
Ôi thiếu niên (G. Courteline), Ái tình, Chuyện trên xe lửa (Guy de Maupassant), Cái
buồn của một tên gù già, Thương hão (Loti). Kịch phẩm có: Chàng ngốc hóa khôn
vì tình (hài kịch - Marivaux), Tuồng Lôi Xích (tức Le Cid của P. Corneille), Tuồng
Hòa Lạc (tức Horarce của P. Corneille).
Dịch thuật đối với Phạm Quỳnh không chỉ là công việc chuyển ngữ thông
thường mà là chuyển một mẫu hình cho hoạt động phỏng tác, sáng tác về sau của
các nhà văn Việt Nam. Ý thức như vậy, nên ông Phạm đã rất trăn trở, cân nhắc khi
chọn lựa tác phẩm gốc, đúng như lời bộc bạch của ông: “Văn chương nước ta bây
giờ đương buổi mới gây dựng, cần phải có những mẫu đẹp của nước Pháp mà bắt
chước. Những mẫu ấy không thiếu gì, nhưng phải biết khéo kén chọn mới được.”
[54, tr. 40]. Văn phong dịch của ông mực thước, trang nhã, khác với giọng văn dịch
phóng khoáng, bay bổng của Nguyễn Văn Vĩnh. Đánh giá dịch thuật của Phạm
Quỳnh, Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận đã có nhận xét thật xác đáng: “Nên
chi những công trình văn học, triết học của Âu châu và nhất là của nước Pháp, ông
diễn dịch ra quốc văn rất nhiều, mà dịch thật đúng, thật hay, vừa biết tôn trọng cái
nguyên ý của tác giả lại vừa lựa theo cái giọng điệu của quốc văn.” [78, tr. 19]
Cuối đời, trong những ngày quy ẩn tại biệt thự Hoa Đường, để lấy đà cho sự
trở lại nghiệp văn đã ngắt quãng hơn mười năm của mình, Phạm Quỳnh dịch thơ Đỗ
Phủ (được 51 bài, trong tập Hoa Đường tùy bút - Kiến văn, cảm tưởng), thể hiện sự

đồng cảm của ông đối với bậc tiền nhân, cũng là cách kín đáo thể hiện nỗi lòng của
một người cầm bút luôn cô đơn trước thế cuộc xoay vần.
1.1.2.2. Khảo cứu, phê bình
Với lòng ngưỡng mộ văn chương Pháp, Phạm Quỳnh có một loạt công trình
biên khảo, nghiên cứu về văn học Pháp: Văn học nước Pháp (Nam phong tùng thư
1929), Pháp văn thi thoại: Baudelaure tiên sinh (Nam phong số 6, tháng 12/ 1917),
Một nhà danh sĩ nước Pháp: ông Pierre Loti (Nam phong số 72, tháng 6/ 1929),
Một nhà văn hào nước Pháp: ông Anatole France (Nam phong số 161, tháng
4/1931). Những bài biên khảo trên chẳng những có tác dụng quảng bá, làm tăng sự


hiểu biết về nền văn học vĩ đại như nền văn học Pháp mà qua đó, cung cấp mẫu
hình cho thể loại tự sự. Biên khảo của Phạm Quỳnh do đó rất gần với nghiên cứu.
Là người rất nhiệt tâm đẩy mạnh văn chương quốc ngữ tiến lên cho kịp với
các nền văn học lớn, đặc biệt là văn học Pháp, Phạm Quỳnh rất có ý thức giới thiệu
các thể loại cơ bản theo mô hình văn học phương Tây. Ở cả ba thể loại lớn của nền
văn học là tiểu thuyết, thơ và kịch, ông đều trang bị lí luận, giới thiệu một cách kĩ
lưỡng mô hình thể loại. Cuốn Khảo về tiểu thuyết xuất bản lần đầu năm 1929 bởi
Nam phong tùng thư, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết đã trở thành
cuốn sách lí luận đầu tiên của Việt Nam về thể loại này, trở thành cẩm nang cho cả
người sáng tác lẫn công chúng đọc. Cho đến nay, gần một thế kỉ qua đi, cuốn sách
vẫn được các học giả nhắc đến khi nghiên cứu lịch sử nhận thức tiểu thuyết. Phạm
Quỳnh cũng là một trong số những người đầu tiên đặt nền móng cho lí thuyết kịch
nghệ với các công trình: Lịch sử nghề diễn kịch nước Pháp: bàn về hí kịch của ông
Moliére (Nam phong, số 35, tháng 5/1920), Khảo về diễn kịch: lối diễn kịch châu
Âu (Nam phong, số 51, tháng 9/1921), Một bài kịch mới bằng chữ Pháp (Nam
phong, số 67, tháng 1/1923), Nghề diễn kịch ở nước Mĩ (Nam phong, số 77, tháng
11/1923). Với những công trình này, khái niệm “kịch”, “bi kịch”, “hí kịch” được
phân tích, mổ xẻ; các chuẩn tắc của bộ môn (nhất là luật tam duy nhất), cách phân
chia các thể loại kịch, kết cấu, ngôn ngữ, cách hành văn của kịch,… đều được Phạm

Quỳnh đề cập. Cũng như vậy, lí luận về thơ được Phạm Quỳnh giới thiệu trong hai
bài nghiên cứu: Thơ là gì? (Nam phong số 48, tháng 6/1921) vốn được ông biên
dịch từ bài diễn thuyết của Paul Géraldy - một nhà thơ Pháp và Thơ ta thơ tây (Nam
phong, số 5/1917) - bài viết chỉ ra sự khác biệt giữa một bên là sự gò ép, khuôn sáo
của thơ ta với một bên là thơ tự do của phương Tây. Cả hai bài nghiên cứu cho thấy
Phạm Quỳnh ủng hộ lối thơ nói được “cái giọng thiên nhiên” của con người.
Những giới thiệu của Phạm Quỳnh là tiền đề lí thuyết vô cùng quan trọng;
đặt trong bối cảnh văn chương quốc ngữ đang tìm đường đi, chúng hướng hoạt
động sáng tác và thưởng thức theo các tiêu thức Âu Tây, mở ra cánh cửa hiện đại
cho đời sống văn học nước ta buổi giao thời.


Nghiên cứu nhiều về văn học phương Tây nhưng Phạm Quỳnh cũng rất trân
trọng các giá trị văn chương truyền thống. Các công trình khảo cứu Tục ngữ ca dao
(Nam phong số 46, tháng 4/1921, Nam phong tùng thư, 1932), Văn chương trong
lối hát ả đào (Nam phong số 69, tháng 3/1923) cho thấy tinh thần tồn cổ, hướng về
cội nguồn của nhà trí thức. Ở khu vực văn học cổ điển, Phạm Quỳnh đặc biệt chú ý
đến Truyện Kiều, tác phẩm ám ảnh ông suốt cuộc đời, bắt đầu từ bài viết nổi tiếng:
Bài diễn thuyết bằng quốc văn của ông Phạm Quỳnh (Nam phong, số 86, tháng
8/1924), được ông đọc nhân dịp Hội Khai Trí Tiến Đức kỉ niệm 200 năm ngày mất
Nguyễn Du. Câu nói “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.” của
ông đã ám ảnh nhiều thế hệ, bởi nó không chỉ ứng chiếu với kiệt tác của tiền nhân
mà nói lên cả thân phận của dân tộc. Từ bài nói này đã tạo nên cuộc đối thoại về
Truyền Kiều giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế năm 1924 (chúng tôi nghiêng về
cách gọi đối thoại thay vì tranh luận bởi cả Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế không
“lời qua tiếng lại" mà mỗi bên chỉ thể hiện chủ ý của mình trong một bài viết, đăng
ở hai tờ báo “lãnh địa” của mình), và sau đó là bài Trả lời bài: Cảnh cáo các nhà
học phiệt trong Phụ nữ tân văn (Nam phong, số 152, tháng 7/1930) Phạm Quỳnh
đáp lời Phan Khôi nhân Phan Khôi khơi lại sự kiện ấy.
Bên cạnh các bài viết nghiên cứu đi vào chiều sâu, Phạm Quỳnh còn có

nhiều bài bình luận văn học. Ông là người mở đầu mục “Văn học bình luận” với bài
phê bình Một bộ tiểu thuyết mới: “Nghĩa cái chết” của nhà văn Pháp Paul Bouget
(Nam phong số 1, tháng 7/1917). Tiếp sau đó là nhiều bài giới thiệu tiểu thuyết
Pháp. Ngoài ra, ông cũng bình luận về một số hiện tượng văn học ở Việt Nam
đương thời, có thể kể: Bàn về văn Nôm của ông Nguyễn Khắc Hiếu (Đông Dương
tạp chí, số 120, năm 1915), Bình phẩm “Một tấm lòng” của Đoàn Như Khuê (Nam
phong số 2, tháng 8/1917), Mộng hạy mị? (phê bình Giấc mộng con của Tản Đà,
Nam phong số 7, tháng 1/1918). Trong khi phẩm bình, Phạm Quỳnh sử dụng các
thao tác của phương Tây để phân tích chứ không dùng lối bình, tán như cách bình
văn thời trung đại. Các bài viết của ông thường vượt lên phạm vi bình phẩm một tác
phẩm, tác giả cụ thể để khái quát các vấn đề thuộc lí luận văn học. Chẳng hạn, khi
phân tích cuốn Vua bể của Eugéne Menchior De Vogue (Nam phong số 3, tháng


9/1917), từ phạm vi phản ánh của tác phẩm, ông đã luận bàn về phạm vi mà thể loại
tiểu thuyết có thể đạt tới.
Có thể nói, khi bình phẩm về một vấn đề tác giả, tác phẩm cụ thể, Phạm
Quỳnh thể hiện một thái độ đúng mực, tuy có những đánh giá không phải khi nào
cũng nhận được nhiều sự đồng thuận, đặc biệt là bài bình luận về Giấc mộng con
của Tàn Đà, ông tỏ ra “nghiêm khắc” trước cái mơ mộng, ngông ngênh của thi sĩ.
Với sự cẩn trọng, nghiêm túc, văn phê bình bình của ông do đó hàm chứa những
vấn đề rộng lớn hơn phạm vi văn chương.
1.1.2.3. Sáng tác du kí
Nếu như dịch thuật xác định tư cách dịch giả; biên khảo, nghiên cứu, bình
luận cho thấy tri thức của một vị học giả, nhà lí luận thì du kí xác lập một Phạm
Quỳnh - nhà sáng tác. Xét một cách khách quan, Phạm Quỳnh không có nhiều tư
chất nghệ sĩ, ông cũng không phải nhà sáng tác chuyên nghiệp. Ngay từ lúc khởi
nghiệp, ông đã sớm được làm quen với các phương pháp khoa học khi làm việc tại
Viện Viễn Đông Bác Cổ. Chính môi trường nghiên cứu tại đây đã hình thành nên tư
duy khảo cứu, thứ tư duy đòi hỏi phân tích, tổng hợp từ các cứ liệu có sẵn. Trong

khi đó, sáng tác văn chương đòi hỏi tư chất nghệ sĩ - một thứ năng lực thiên bẩm,
khác hoàn toàn so với tư chất nhà khảo cứu. Điều cốt yếu của một nghệ sĩ là sự sáng
tạo, nghĩa là anh ta phải luôn biết cảm, nghĩ, viết khác cái thông thường. Công việc
của nhà văn là sáng tạo câu chuyện, sáng tạo hình ảnh, ngôn từ để đạt tới mĩ cảm
nghệ thuật. Hiểu theo cách đó sẽ thấy Phạm Quỳnh thiên về khảo cứu hơn sáng tác,
tuy nhiên trong chừng mực nào đó, ông cũng được coi là người sáng tác bởi các tác
phẩm du kí của ông chính là những câu chuyện - câu chuyện được kể lại từ sự du
lịch thực tế - chứ không phải sự ghi chép thông tin thuần túy. Du kí đòi hỏi thao tác
“kỉ sự” - tức kể lại, thuật lại - đó cũng là thao tác cơ bản của các loại hình tự sự
trong văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn,… Chính thông qua kể, cái tôi và cảm
quan của người viết được bộc lộ - đó chính là sợi dây dẫn truyền cảm xúc, mĩ cảm
cho bạn đọc.
Là một người cầm bút, Phạm Quỳnh quan tâm nhiều đến phong hóa xã hội,
chịu khó trau dồi kiến văn; du lịch là một cách để ông thâu nhận về nhân tình thế


thái. Ông đón nhận những chuyến đi với sự thích thú và rất có ý thức ghi chép để
chia sẻ với bạn đọc, “thuật lại cho đồng nhân nghe” - theo cách nói của chính ông:
“Nhà văn cũng có lắm cái lụy; một cái lụy là không thể ra khỏi cửa vài ba ngày mà
đến khi về nhà không phải viết bài văn „du kí‟. Đi sang Tây, sang Tàu, đi Phú Xuân,
Đồng Nai, gọi là một cuộc „du lịch‟, trở về viết bài „du kí‟ (…).” [60, tr. 461] Bắt
đầu từ Mười ngày ở Huế (Nam phong số 10, tháng 4/1918), Phạm Quỳnh đã mở đầu
cho mục du kí trên báo Nam phong, tạo ra một khuynh hướng mới, cổ vũ và khích
lệ các cây bút khác đi và viết, chia sẻ kinh nghiệm, làm giàu kiến văn cũng như rèn
luyện ngòi bút của mình. Viết về điều này, Phạm Thế Ngũ ghi nhận: “Phạm Quỳnh
còn mở đường cho một loại văn sau này thành mốt thời ấy, là loại du kí.” [46, tr.
156] Trong cuộc đời cầm bút, ông đã để lại bảy tác phẩm du kí với dung lượng
không đồng đều: Mười ngày ở Huế (Nam phong số 10, tháng 4/1918), Một tháng ở
Nam kì (Nam phong số 17, tháng 11/1918, số 19-20, tháng 1-2/1919), Trảy chùa
Hương (Nam phong số 23, tháng 5/1919), Pháp du hành trình nhật kí (Nam phong,

từ số 58, tháng 4/1922 đến số 100, tháng 10-11/1925, đăng không đều kì), Thuật
chuyện du lịch ở Paris (Nam phong, số 64, tháng 10/1922), Chơi Lạng Sơn, Cao
Bằng (Nam phong, số 96, tháng 6/1926), Du lịch xứ Lào (Nam phong, số 158-159,
tháng 1-2/1931). Ngoài ra, ông cũng có một số bài viết: Cùng các phái viên Nam kì
(1920), Tổng thuật về phái bộ Bắc kì đi quan sát đường xe lửa Vinh - Đông Hà
(1922), Ngự giá Âu du tổng thuật (1922), Ngự giá Bắc hành (1932), Ngự giá Nam
tuần (1933) được viết sau các chuyến đi. Tuy nhiên, theo chúng tôi, các bài viết này
thực chất là báo cáo mang tính quan phương hành chính, do đó khó có thể coi đây là
du kí. Thông qua bảy tác phẩm du kí, Phạm Quỳnh đã thể hiện con người cá nhân,
những suy tư của kẻ sĩ, trình làng một lối văn rất duyên, nhiều giá trị, đánh dấu một
bước tiến của ngôn ngữ tiếng Việt. Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi làm
sáng tỏ trong hai chương tiếp theo.

Phác thảo toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp của Phạm Quỳnh như trên, để thấy
ông chủ bút Nam phong đã có những đóng góp nhiều mặt, cả về văn chương lẫn tư
tưởng, văn hóa trong giai đoạn bước chuyển, tiến tới xác lập hệ hình văn hóa mới


cho dân tộc. Thực tế, bằng các công việc cụ thể: điều hành Nam phong tạp chí, tờ
báo dành dung lượng lớn để bá, giới thiệu tư tưởng, triết học, khoa học, văn chương
phương Tây; ủng hộ và luôn có ý thức trau dồi chữ quốc ngữ; dịch thuật, giới thuyết
các thể văn mới lấy tiêu thức Tây Âu làm chuẩn mực để làm tiền đề cho hoạt động
sáng tác về sau, Phạm Quỳnh mang dáng dấp của một nhà kiến thiết nền văn học
mới. Ở lĩnh vực trước thuật nào, ông cũng có những đóng góp lớn cho đương thời,
tạo nên những ảnh hưởng ở bề sâu nhận thức của công chúng, nhất là tầng lớp thanh
niên mới, những người chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Pháp - Việt, sẽ là lực
lượng nòng cốt đưa nền văn chương Việt Nam tiến vào kỉ nguyên hiện đại trong
thập niên 1930.
Phác thảo văn nghiệp Phạm Quỳnh, cũng để thấy du kí chiếm số lượng
không nhiều trong tổng gia tài của ông, nhưng những thiên du kí lại là nơi thể hiện

nhiều và trực tiếp nhất những tâm sự, cảm xúc cá nhân của tác giả, điều rất ít thấy
trong các bộ phận khác, sẽ được chúng tôi làm sáng tỏ trong các chương sau của
luận văn.
1.2. Du kí trong bối cảnh văn chƣơng quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX
1.2.1. Tiền đề lí thuyết về du kí
1.2.1.1. Du kí ở giữa những giao thoa
Du kí là một nhánh nhỏ của thể kí - một thể văn rất đa dạng, bao gồm các
tiểu loại nhỏ hơn: phóng sự, kí sự, du kí, bút kí, nhật kí,… Du kí do đó mang đặc
điểm chung của thể kí: giàu thông tin, dữ liệu về cuộc sống, rất gần gũi với báo chí
nhưng lại thể hiện cái nhìn nghệ thuật của chủ thể về đối tượng ghi chép. Trần Đình
Sử trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng cơ sở của du kí là “sự ghi chép
của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của
chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến.” [18, tr.
108] Du kí bao giờ cũng được hình thành từ chính những trải nghiệm của người du
lịch, thể hiện kiến văn, cái nhìn của người viết về thế giới. Nhận định trên cũng đã
chỉ ra một đặc tính quan trọng hàng đầu của du kí là tính phi hư cấu. Điều này đã
được chính Phạm Quỳnh nhận thức khi ông chỉ ra mục đích tối hậu của “[v]ăn kỉ sự
là cứ sự thực mà thuật lại” như đã dẫn ở phần trên. Cách nói ấy cho thấy du kí


không phải sản phẩm của trí tưởng tượng, du kí không thể hình thành nếu không
dựa trên hành trình: đi - quan sát - viết, cuối cùng tạo nên tác phẩm mà chính người
kể chuyện - tác giả của nó phải là người trực tiếp trải qua hành trình. Đây cũng là
điểm khác biệt của du kí đối với tiểu thuyết phiêu lưu mà lịch sử văn học thế giới
chứng kiến sức hút khô.ng vơi cạn của nó: Robinson trên đảo hoang, (1719, Daniel
Defoe), Giuliver kí (1726, Jonathan Swith), Hai vạn dặm dưới biển (1870, Jules
Verne), Cũng đề cập đến cuộc du hành đến vùng đất xa lạ, nhưng cốt lõi của tiểu
thuyết là hư cấu, tưởng tượng trong khi du kí lại là những ghi chép hoàn toàn có
thật, thể hiện trực cảm, suy tư, chiêm nghiệm của người du lịch về hành trình của
mình. Đặc tính này khiến du kí gần với báo chí, loại hình thượng tôn sự thực, cốt

nói lên người thật việc thật.
Khác biệt với các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn ở tính phi hư
cấu nhưng mặt khác, du kí cũng lại rất gần gũi với chính các thể loại tự sự đó bởi du
kí là một nhánh của truyện kể với nhân vật, người kể chuyện và phương thức tự sự.
Du kí thể hiện trình độ dụng ngôn và nghệ thuật tự sự của người cầm bút; nhìn vào
du kí, có thể thấy đặc trưng nghệ thuật của thời đại ấy. Đây là đặc điểm khiến du kí
không đồng nhất với báo chí mặc dù rất gần gũi với nó. Trong khi kể chuyện, nhà
văn vẫn có thể “ngoài sự thực có thể điểm chút cảm tưởng riêng” như chính Phạm
Quỳnh nói, sự linh động trong kể chuyện chính là điểm khác biệt căn bản của du kí
với báo chí. Tóm lại, giao thoa với báo chí nhưng du kí không chỉ đơn thuần là
trang viết đưa tin, bình luận sự kiện; gần gũi với các tiểu loại văn tự sự khác nhưng
du kí lại không thuần túy văn chương như truyện ngắn, tiểu thuyết ở chỗ du kí đề
cao tính xác thực.
Về thể thức, theo Trần Đình Sử, du kí được thể hiện dưới nhiều dạng, “có thể
là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng,… miễn là mang lại những thông tin,
tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người
biết đến.” [18, tr. 108] Còn theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên thì, “[n]ếu duy
danh mà nói thì du kí là tất cả những ghi chép khi đi đến một nơi nào đó. Và như
thế thì hầu như ở mọi thời và mọi nền văn hóa đều có du kí.” [45, tr. 43] Nghĩa là,
du kí không bị khuôn trong một dạng thức (form) thể hiện nào. Người viết có thể


tùy vào dụng ý, khả năng và sở trường để có thể chọn cho mình hình thức thích hợp.
Chính vì thế, lâu nay khi tìm hiểu du kí, người ta ít chú ý đến những đặc thù thể loại
mà quan tâm nhiều hơn đến phương diện cảm hứng, chủ đề, vậy nên hình thành
cách duy danh thể tài du kí. Theo chúng tôi, tâm lí đề cao cảm hứng, chủ đề và
không chú ý đến phương thức tự sự của du kí là biểu hiện của cách nghĩ coi nhẹ
hình thức của tác phẩm từng rất phổ biến một thời. Tâm lí này cũng xuất phát từ
một đặc trưng của thể kí, là tính xác thực về thông tin, sự việc, sự vật, theo đó,
người viết du kí không nhất thiết tạo nên những hình tượng hư cấu, những ẩn dụ

nghệ thuật như truyện ngắn, tiểu thuyết hay tổ chức ngôn từ một cách “quái đản”, lạ
thường như thơ ca.
Du kí thường phát triển mạnh mẽ ở những thời điểm đặc biệt quan trọng của
lịch sử, khi những giới hạn không gian được nới rộng, con người có nhiều điều kiện
giao lưu, tiếp xúc với nhau. Thế giới phương Tây đã chứng kiến kỉ nguyên của du kí
từ các cuộc phát kiến địa lí, thăm dò, thám hiểm từ thế kỉ XVI cho đến thế kỉ XX và
sẽ không ngừng về sau này. Theo cách đó, du kí gắn với nhận thức và quan niệm về
thế giới của con người. Nhưng bên cạnh đó, ở một số nền văn học, du kí bùng nổ tại
những thời điểm bước chuyển của hệ hình tư duy nghệ thuật, khi hệ thống các tiêu
thức kiến tạo nên nền văn học chưa định hình. Ở những giai đoạn như thế, du kí nhờ
đặc tính là những ghi chép trực quan, không đòi hỏi phải kiến tạo những hình tượng
nghệ thuật phức tạp, thường là tiểu loại phát triển mạnh mẽ và năng động nhất, vượt
xa tiểu thuyết, truyện ngắn hay thơ ca và kịch nghệ. Theo đó, một mặt du kí thể hiện
sự chưa trưởng thành của bút pháp nghệ thuật, mặt khác, nó là nơi xuất lộ thể những
nhân tố mới, mang tính báo hiệu của nền văn học sắp định hình. Bởi vậy, tìm hiểu
du kí trong trường hợp đó sẽ giúp người nghiên cứu tìm ra sự vận động của nền văn
học. Trong luận văn này, đặc biệt ở chương 3, khi tìm hiểu về nghệ thuật du kí
Phạm Quỳnh, chúng tôi nhìn nhận đối tượng theo tinh thần ấy.
1.2.1.2. Du kí, diễn ngôn về không gian
Như trên chúng tôi đã trình bày, du kí thường nở rộ ở những thời điểm đặc
biệt của lịch sử, khi những giới hạn của không gian bị phá vỡ, hay nói đúng hơn,
khi nhận thức về giới hạn bị đả phá bởi chính những phát hiện hay nhận thức mới

×