Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 95 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HẠNH







NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC
TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON








LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

















Hà Nội-2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HẠNH




NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC
TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON







Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài
Mã số: 06031028






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Gia Lâm













Hà Nội-2010





Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
89
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Cấu trúc luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ CỦA NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG THAO THỨC 6
1.1. Nhân tố tự bạch trong tiểu thuyết 6
1.2. Cơ sở của nhân tố tự bạch trong Thao thức 12
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN NHÂN TỐ TỰ
BẠCH TRONG THAO THỨC 19
2.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và điểm nhìn trần thuật bên trong. 19
2.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất 19
2.1.2. Tự bạch với điểm nhìn trần thuật bên trong 26
2.2. Sự lặp lại trong thời gian và sự mở rộng không gian 29
2.2.1. Sự lặp lại trong thời gian 29
2.2.2. Sự mở rộng không gian 36
2.3. Giọng điệu chủ quan, suy tư 49
2.3.1. Giọng điệu tâm tình tha thiết 49
2.3.2. Độc thoại và đối thoại nội tâm 56
Chương 3: NHÂN TỐ TỰ BẠCH VỚI VIỆC THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM
TRIẾT - MỸ CỦA A.KRON 61
3.1. Vị trí người trí thức trong thời đại mới 61
3.1.1. Người trí thức trong mối quan hệ khoa học và đời sống 61
3.1.2. Phẩm chất người trí thức trong thời đại mới 66
3.2. Tự bạch về tình yêu, tình bạn 73

3.2.1. Tự bạch về tình yêu 73
3.2.2. Tự bạch về tình bạn 75
3.3. Triết lý về sự sống và hạnh phúc 77
3.3.1. Quan niệm về sự sống 77
3.3.2. Triết lý về hạnh phúc 80
KẾT LUẬN 84


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
90



Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn xuôi Nga–xô viết những năm 60-80 của thế kỷ XX phát triển nở rộ
với dòng văn xuôi viết về chiến tranh, văn xuôi viết về đời sống làng quê và
văn xuôi viết về “đời thường của con người đương thời” [19, tr. 109]. Nằm
trong mảng đề tài thứ ba, cuốn tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron có
vị trí vững chắc, bên cạnh tác phẩm của các nhà văn Yu.Trifonov, A.Bitov,
A.Rybakov,… góp phần làm phong phú thêm những khám phá nghệ thuật
mới trong việc nhận thức con người nói chung và hình thức trần thuật nói
riêng. Nhân tố tự bạch như là một đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật của
tiểu thuyết Thao thức, đồng thời cũng là đặc điểm chung trong xu hướng
phong cách trâm lý - triết lý của văn xuôi Nga-xô viết giai đoạn này, bao gồm
cả văn xuôi “chiến tranh” và văn xuôi “làng quê”. Ở Việt Nam, Thao thức

chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của công trình khoa học nào. Chính vì
vậy, luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết Thao thức nhằm tiếp
cận và có cái nhìn cụ thể về dòng văn xuôi này ở Nga-xô viết những năm 60-
80 của thế kỷ XX.
Bối cảnh cốt truyện của Thao thức là một viện nghiên cứu sinh học
nhưng cũng là một xã hội thu nhỏ với đủ kiểu người. Viện nghiên cứu sinh
học này có những nhà khoa học chân chính như giáo sư Uspensky, Beta …, có
những người mang chủ nghĩa cá nhân như Yudin, có kẻ thực dụng, vụ lợi như
Vdovin và cũng có những con người đáng thương, bị đè nén như Alyosha,
Iliusa… Công việc làm khoa học đã đem đến cho mỗi người một số phận.
Trong tập thể nghiên cứu khoa học đó, Yudin là nhân vật trung tâm. Qua
những va chạm với đời sống, anh đã khám phá những chiều sâu trong tâm hồn
con người và dần hoàn thiện nhân cách.


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
2
Cuốn tiểu thuyết là những trăn trở, suy tư của Yudin về sự nghiệp khoa
học của mình cùng những khám phá về chân lý khoa học và chân lý đời sống.
Dọc theo cốt truyện là hành trình kiểm điểm lại bản thân của nhân vật. Anh tự
thú về những lỗi lầm của mình, đồng thời luôn trăn trở với khát vọng hoàn
thiện bản thân. Nhân tố tự bạch len lỏi vào từng yếu tố trong kết cấu tác phẩm,
nó cũng chính là cơ sở để người kể chuyện nhìn nhận, phán xét các vấn đề
xung quanh, đó là vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học, mối quan hệ
giữa khoa học và cuộc sống… Đồng thời trên cơ sở đưa ra hàng loạt các câu
chuyện về những con người cụ thể làm khoa học, Aleksandr Kron muốn độc
giả cùng xem xét vấn đề định vị người trí thức trong xã hội và vai trò của cá
nhân trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của toàn dân tộc. Việc tìm hiểu
nhân tố tự bạch trong cuốn tiểu thuyết sẽ giúp chúng ta thâm nhập sâu vào

dòng suy ngẫm triền miên của nhân vật và những quan điểm triết mỹ của một
nhóm những người trí thức Nga-xô viết lúc bấy giờ.
Nếu như ở thế kỷ XIX, những người trí thức Nga trong các tác phẩm của
M.Lermontov (với Một anh hùng trong thời đại chúng ta), Lev Tolstoy (với
Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh) luôn trăn trở đi tìm chân
lý thì sang thế kỷ XX, người trí thức Nga-xô viết lại suy ngẫm về vấn đề định
vị bản thân trong thời đại mới, thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật. Chính vì
vậy, trong những năm 60-80 của thế kỷ XX, Yuri Bondarev (với Trò chơi),
Aleksandr Kron (với Thao thức) đã nối mạch mảng đề tài lớn về người trí
thức trong văn học Nga. Việc tìm hiểu cuốn tiểu thuyết Thao thức sẽ giúp
chúng ta có một hình dung cụ thể hơn về hình tượng người trí thức trong xã
hội mới.




Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
3
2. Lịch sử vấn đề
Thao thức lần đầu in trên tạp chí Thế giới các số 4-6 năm 1977 của Nga
và ngay từ cuối năm đó, khi chưa được in thành sách, cuốn tiểu thuyết đã gây
nên dư luận sôi nổi, cả khen lẫn chê. Thao thức được in thành sách tại Nhà
xuất bản Văn học Quốc gia Moskva năm 1980. Cuốn tiểu thuyết được dịch giả
Hoàng Hữu Phê chuyển ngữ và xuất bản ở Việt Nam năm 1983.
Từ khi Thao thức xuất hiện ở Việt Nam, hầu như chưa có công trình
nghiên cứu hoàn chỉnh về tác phẩm, đáng kể nhất vẫn là bài viết giới thiệu của
nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn với nhan đề Những lý do chính đáng để thao
thức in ở các trang đầu của tập một bộ tiểu thuyết. Vương Trí Nhàn đã giới
thiệu sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Aleksandr Kron. Ông đưa ra

lời tổng kết mang tính chất định giá cho tác phẩm: “Thao thức là một tác
phẩm giúp ta hiểu bề sâu con người xô viết, cuốn tiểu thuyết mang nặng chất
suy nghĩ này thật kỳ lạ, thú vị và đây là một hình thức tiểu thuyết hiện đại,
hơn nữa, một hình thức có triển vọng nhất.” [10, tr. 9].
Tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở vai trò của một lời ngỏ nhằm giới thiệu
cuốn sách đến với độc giả Việt Nam. Hơn nữa, bài viết chỉ giới thiệu cuốn
tiểu thuyết như: tóm tắt nội dung, tóm tắt quá trình tiếp cận độc giả của cuốn
tiểu thuyết… Bởi vậy, có thể nói với bản luận văn của chúng tôi, tiểu thuyết
Thao thức của Aleksandr Kron lần đầu tiên trở thành đối tượng nghiên cứu
một cách chi tiết và hệ thống ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là nhân tố tự bạch - một yếu tố
chi phối đến toàn bộ các yếu tố cấu trúc trong tác phẩm như người kể chuyện,
giọng điệu, không – thời gian. Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu cơ sở, đặc điểm,
chức năng và hình thức biểu hiện nhân tố tự bạch trong tác phẩm, để từ đó


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
4
hình dung được diện mạo tinh thần của người trí thức Nga trong giai đoạn lịch
sử những năm 60-80, thế kỷ XX trên các bình diện: đời sống khoa học, đời
sống tình cảm… Đề tài cũng sẽ làm rõ một vài phương diện nổi bật trong bút
pháp thể hiện của tác giả Aleksandr Kron.
Luận văn được triển khai trên cơ sở khảo sát bản tiếng Việt cuốn tiểu
thuyết Thao thức do Hoàng Hữu Phê dịch từ nguyên bản tiếng Nga, do nhà
xuất bản Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam ấn hành ăm 1983.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu trần thuật học để
làm sáng tỏ cơ sở, đặc điểm và hình thức thể hiện của nhân tố tự bạch trong

tiểu thuyết Thao thức. Cùng với đó, luận văn cũng sử dụng các thao tác như:
so sánh, thống kê, phân tích.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn của chúng tôi gồm có ba
chương:
Chương 1: Cơ sở của nhân tố tự bạch
1.1. Nhân tố tự bạch trong tiểu thuyết
1.2. Cơ sở của nhân tố tự bạch trong Thao thức
Chương 2: Đặc điểm và hình thức thể hiện nhân tố tự bạch trong
Thao thức
2.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và điểm nhìn trần thuật bên trong
2.2. Sự lặp lại trong thời gian và sự mở rộng không gian
2.3. Giọng điệu chủ quan, suy tư


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
5
Chương 3: Nhân tố tự bạch với việc thể hiện quan điểm triết – mỹ
của A.Kron
3.1. Vị trí người trí thức trong thời đại mới
3.2. Tự bạch về tình yêu, tình bạn
3.3. Triết lý về cuộc sống và hạnh phúc




















Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
6
Chương 1
CƠ SỞ CỦA NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG THAO THỨC
1.1. Nhân tố tự bạch trong tiểu thuyết
Thuật ngữ “tự bạch” mà chúng tôi sử dụng ở đây được dịch từ tiếng Nga:
‘ispoved’ (tương đương confession trong tiếng Anh). Trong tiếng Nga,
ispoved có nghĩa là tự bạch, tự thú, sám hối, xưng tội. Điểm chung nhất của
các ngữ nghĩa này đó là trạng thái thú nhận tội lỗi. Chính vì vậy, “tự bạch” ở
đây không chỉ đơn thuần là sự tự bộc bạch, thổ lộ tâm tư mà còn là sự tự thú
nhận những lỗi lầm của bản thân. Vì người Nga đồng nhất ý nghĩa của hai
thuật ngữ: tự bạch và tự thú, vậy nên nhân tố tự bạch ở đây chính là những ăn
năn, hối hận về tội lỗi của một ai đó và mong muốn được sửa chữa.
Nhà nghiên cứu G.Ibatullina trong bài viết Lời tự bạch và “phong cách”
hiện sinh (phiên bản tiếng Anh: Confessional word and the existential "style")
có lý giải: Từ “xưng tội” có nhiều ý nghĩa. Một trong những nghĩa của nó đã
được xác định trong từ điển ngôn ngữ của V.I.Dal, và nghĩa thứ hai là để chỉ

một phần của hành động nghi lễ - là những lời thú tội trong nhà thờ, còn lớp
nghĩa thứ ba rộng hơn, đó chính là “sự thú nhận”, “là ý nghĩ chân thành và
đầy đủ, là cơ sở của niềm tin, suy nghĩ và hành động của con người” [20].
Theo G.Ibatullina, một trong những nghĩa đó liên quan đến khái niệm “tự thú”
như là một thể loại văn học đặc biệt. Ví dụ điển hình là các đại diện trong nền
văn hóa châu Âu. Nếu ở các tác phẩm của Augustine, Rouseau, Tolstoy,
chúng ta tìm thấy nhiều hay ít một dạng thức tự bạch thuần túy thì đến các tác
phẩm như Thoughts của Marcus Aurelius, Stories of my disasters của Pierre
Abelard, Notes của Natalia Dolgorukoi, Letters to a stranger của A.Maurois,
Diary of a witer của Dostoevsky, Fallen leaves của Rozanov , chúng ta thấy
sự phong phú về ý thức tự bạch được thể hiện trong các văn bản.


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
7
Bản thân “tự bạch” hay “sám hối” chính là quá trình tự đánh giá, kiến
giải, biện minh qua suy nghĩ, ứng xử. Quá trình đó không mang tính chính
luận trước đông người mà hướng vào nội tâm, trò chuyện với lương tâm.
G.Ibatullina nhấn mạnh: “Tự thú không tương thích với ý nghĩa là thể loại văn
học như hình thức tự truyện, nhật ký, thư từ, tiểu thuyết và truyện ngắn…”
[20]. Mặt khác, “tự bạch” còn có ý nghĩa là “ý định ban đầu”, là ý thức cơ
bản, được phản ánh và thể hiện trong sự đa dạng của tất cả các hình thức giao
tiếp bằng lời và thậm chí cho phép tạo ra những giao tiếp. “Xưng tội có thể
được coi là một loại nguyên mẫu cho các hình thức giao tiếp có ý thức của
con người – một loại giao tiếp có chủ ý” [20]. Những giao tiếp này là sự liên
kết hai đối tượng cần trao đổi thông tin mà ở đó, họ không bị ràng buộc bởi
bất kỳ mối quan hệ nào, điều quan trọng nhất là họ phải có tâm hồn tinh khiết
và tinh thần tự giác. Tuy nhiên, cho dù giao tiếp xảy ra ở mức độ nhận thức
hay siêu ý thức, bất kể có hoặc không phải là lời nói thì ý nghĩa của nó đã nằm

trong ý thức của chủ thể giao tiếp.
Cũng theo G.Ibatullina, “tự thú không chỉ đơn thuần là một trạng thái ý
thức mà còn là nỗ lực nhận thức để di chuyển từ cấp độ ý thức này đến cấp độ
ý thức khác cao hơn. Ví dụ, Tatyana của Pushkin viết cho Onegin để thú nhận
tình yêu của mình” [20]. Một tuyên bố chân thành của tình yêu không thể
không có ý nghĩa thuộc về tôn giáo vì tuyên bố của tình yêu dựa trên điều cơ
bản là mong muốn mở linh hồn của chính mình, mở tâm hồn của nhau và
thậm chí là nhập vào nhau. Vậy nên, “Tôi sám hối không chỉ là tôi chân thành
mà còn là tôi muốn được chân thành” [20]. Khi thú tội, con người luôn có
những căn thẳng trong nội tâm, mong muốn được nói chuyện và được lắng
nghe. Từ đó, con người có thể giải tỏa được những giày vò trong nội tâm.
Từ những phân tích của G.Ibatullina, ta có thể có ngay những liên tưởng
đến một nghi lễ trong nhà thờ. Từ liên tưởng này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
8
bản chất của thuật ngữ “tự bạch”. “Tự bạch” là một thuật ngữ xuất phát từ nhà
thờ, nó cũng có nghĩa là “tự thú”, “xưng tội” và “sám hối”. Trong ý nghĩa hẹp
của nó, đó là một hành động được thực hiện hàng ngày và quá đỗi quen thuộc
của những con chiên. Trong không gian nhà thờ, con chiên bộc bạch hết mọi
nỗi niềm và tội lỗi với đức cha, lắng nghe lời xưng tội đó không chỉ có đức
cha mà còn có Chúa Trời và sâu xa hơn nữa là chính linh hồn của người đang
thú tội. Khi thực hiện nghi lễ thiêng liêng này, con người trở nên thành thực
hơn bao giờ hết, lúc này họ mới được trở về cội nguồn, được là chính mình.
Bởi vậy, những lời thốt ra từ người đang sám hối là những lời chân thật nhất.
Không dừng lại ở mức độ bộc bạch tâm tư hay tự thú lỗi lầm, hành động
sám hối còn là một hình thức giao tiếp ở cấp cao khi hai ý thức tương tác
nhau. Liên tưởng sang hành động xưng tội trong Thiên Chúa giáo, ta sẽ thấy

rõ điều này. Có những điều mà chỉ khi đối diện với đức cha, với Chúa, con
người mới dám nói ra, đặc biệt là những lời thú nhận về tội lỗi. Khi thú tội,
con chiên mong muốn được mở lòng hơn bao giờ hết. Không dừng lại ở đó,
họ còn mong muốn được nhận lại những lời khuyên răn để tâm hồn được khai
sáng. Bên cạnh ý nghĩa là một nghi thức trong nhà thờ, trong cuộc sống
thường nhật, “tự bạch” còn là những lời tâm sự thành thực nhất của mỗi người
sau quá trình tự kiểm điểm bản thân, và từ đó có mong muốn sửa chữa. Sau
những lỗi lầm mắc phải, con người luôn tự xem xét lại mình, nhìn nhận lại
cuộc sống xung quanh một cách bao dung và khách quan hơn.
Trong văn học, như G.Ibatullina đã phân tích, nhân tố tự bạch đã tồn tại
như là một phong cách. Một trong những biểu hiện của nhân tố tự bạch đó là
các đối thoại nội tâm và dòng ý thức. Theo nhà nghiên cứu, kể từ khi chủ đề
tự ý thức trong con người tồn tại thì nhân tố tự bạch (mang bóng dáng của tôn
giáo) đã tồn tại trong các tác phẩm văn học. Bà đã đưa ra hai dẫn chứng cho
phong cách này đó là A.Camus và J.P.Sartre – hai đại diện của chủ nghĩa hiện


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
9
sinh. Riêng về tác phẩm Người xa lạ của A.Camus, nhà nghiên cứu nhấn
mạnh đến ý nghĩa giao tiếp của tác phẩm. Bà cho rằng trong Người xa lạ, chủ
nghĩa cá nhân luôn ý thức về sự cô lập, luôn coi mình là người ngoài cuộc:
“Hôm nay mẹ tôi qua đời và có thể hôm qua. Tôi không biết”. Dưới vỏ bọc
của một kẻ xa lạ, nhân vật che giấu đi những mặc cảm và những tâm tư của
mình. Nhưng đằng sau đó lại là những khát khao được bộc bạch và giao tiếp
với thế giới xung quanh.
Trong văn học Nga, nhân tố tự bạch đã tồn tại trong một số tiểu thuyết ở
thế kỷ XIX, trong đó, đậm đặc nhất phải kể đến các sáng tác của Dostoevsky,
Lev Tolstoy. Sang đến thế kỷ XX, nó xâm nhập sâu hơn vào những cuốn tiểu

thuyết viết về chiến tranh. Trong Bút ký mùa đông (sáng tác năm 1863),
Dostoevsky đã bày tỏ những trăn trở về tiền đồ của đất nước, nhân dân ruột
thịt khi chứng kiến những biến chuyển về xã hội, con người châu Âu trong
thời điểm chủ nghĩa tư bản phương Tây đang phát triển và phơi bày những sức
mạnh hãnh tiến của mình. Nhà văn chăm chú quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm và
kết luận. Tác phẩm đã bộc lộ rất đậm nét những lời tự thú của nhà văn trước
những lầm lạc trong suy nghĩ về định hướng xã hội – chính trị của đất nước
Nga, con người Nga trong giai đoạn nhiều mâu thuẫn rối ren nửa sau thế kỷ
XIX. Có thể nói, ý thức tự kiểm điểm bản thân luôn thường trực trong suy
nghĩ nhà văn. Dù được mệnh danh là người bảo thủ nhưng con người
Dostoevsky là một khối mâu thuẫn phức tạp. Ông luôn hoài nghi, tự bác bỏ
luận điểm này, luận điểm kia để tìm đến chân lý. Chính vì vậy, các tác phẩm
của Dostoevsky luôn mang dấu ấn một cuộc đối thoại nhiều lúc gay gắt với
chính bản thân. “Đó là một đặc điểm tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà
văn Nga vĩ đại, tiêu biểu cho một thời kỳ xã hội Nga, con người Nga trải qua
những cơn lốc xoáy lốc… Nó quy định thi pháp nghệ thuật của Dostoevsky,


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
10
tạo nên tính đa thanh, tính đối thoại phức tạp trong tiểu thuyết của ông” [18,
tr. 368].
Đến tác phẩm Nhật ký của một nhà văn (sáng tác năm 1873), Dostoevsky
đã không đặt mình ở vị trí người nói hộ, nói thay. Ông đã nói về những biến
động diễn ra trong chính mình và “khắc họa những con người trải qua quá
trình tự phân tích, tự mổ xẻ tâm địa mình” [18, tr. 368]. Đó là quá trình tự
nhận thức, tự kiểm điểm đầy chua chát, đắng cay.
Trong tiểu thuyết Phục sinh của Lev Tolstoy, nhân vật chính Nekhlyudov
đã có hành trình tìm lại chính mình với nhiều trăn trở và tự thú. Nếu như ở

tuổi mười chín, chàng còn là một thanh niên trong sáng tràn đầy lý tưởng cùng
quyết tâm làm điều thiện, hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc mọi người thì chỉ ba
năm sau đã là một sỹ quan trung úy quân đội Nga hoàng và trở thành một
người hoàn toàn khác. Đó là một kẻ vị kỷ, ngỗ ngược, một gã trác táng. Chỉ
khi gặp lại và nhận ra Maslova Katioucha đang đứng trên vành móng ngựa,
Nekhlyudov với tư cách là viên bồi thẩm thì con người tự do, con người của
lương tri mới trỗi dậy trong anh. Ý thức sám hối và mong muốn được chuộc
lại tội lỗi trong Nekhlyudov mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chàng nhận thấy
không chỉ Maslova cần phục hồi nhân phẩm mà chính bản thân mình cũng cần
phải tự tu thiện. Anh như được giác ngộ: “Phải luôn luôn tha thứ cho mọi
người. Phải tha thứ cho rất nhiều lần, là vì không có ai là không phạm tội và vì
vậy, họ không thể trừng phạt hay sửa chữa người khác được.” [18, tr. 423].
Sau cùng, Nekhlyudov đã tìm con đường phục sinh bằng cách trốn vào
“vương quốc của Chúa” nhằm tìm “thiên đường trên mặt đất”. Bước đường
phục sinh để tu thiện của Nekhlyudov là cả một quá trình xót xa, cay đắng với
những dằn vặt nội tâm. Kết quả, anh đã tự kiểm tra được nhân cách mình và
trở về với bản chất tốt đẹp của một chàng trai trong sáng, giàu lòng trắc ẩn.


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
11
Tiểu thuyết Phục sinh là một trong những tác phẩm tiêu biểu mà ở đó, nhân tố
tự bạch được thể hiện rõ nét.
Một vấn đề đặt ra, đó là cần phân biệt rõ “tự bạch” với “tự truyện”, “tự
thuật”. Trong tiếng Việt, tự bạch cũng có nghĩa gần với “tự thuật” nhưng
trong tiếng Nga, như trên đã nói, tự bạch lại có nghĩa tương đồng với tự thú,
sám hối và xưng tội. Tự bạch là yếu tố có liên quan đến nội dung và thuộc về
phong cách còn “tự truyện” hay “tự thuật” lại là những thuật ngữ dùng để chỉ
thể loại văn học. Nhà nghiên cứu G.Ibatullina đã nhấn mạnh: “Tự bạch không

tương thích với các ràng buộc của thể loại và nó cũng không vô tình hay cố ý
phá hủy thể loại” [20]. Có thể nói, tự bạch là nhân tố len lỏi vào từng thể loại
vì nó xuất phát từ động cơ của người viết, nó thuộc về ý thức người cầm bút
và được thể hiện qua các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “tự thuật là kể về tiểu sử, lý lịch của nhà
văn. Tự thuật yêu cầu trình bày một cách súc tích những sự kiện đã xảy ra
trong cuộc đời nhà văn” [7, tr. 329]. Còn tự truyện (hay tự thuật hư cấu) là tác
phẩm văn học thuộc loại tự sự. Ở đó, tác giả tự viết về cuộc đời mình. “Tự
truyện yêu cầu nhà văn tái hiện đoạn đời đã qua của mình trong tính toàn vẹn,
cụ thể, cảm tính và phù hợp với một lý tưởng xã hội, thẩm mỹ nhất định. Tự
thuật là sự thông báo về quá khứ, tự truyện lại là tác phẩm nghệ thuật làm cho
quá khứ tái sinh. Nhà văn viết tự truyện như được sống lại đoạn đời đã qua
của mình. Tự thuật đòi hỏi người viết phải hết sức tôn trọng tính xác thực của
các sự kiện nhưng trong tự truyện, các sự kiện tiểu sử của nhà văn chỉ đóng
vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật. Trong tác phẩm tự truyện, đời tư của
nhà văn chỉ là chất liệu hiện thực được tác giả sử dụng với nhiều mục đích
nghệ thuật khác nhau” [7, tr. 330]. Tự truyện có thể bao quát hầu hết các
phương diện của đời sống: đời tư, thế sự và sử thi. Với tự truyện, tác giả lấy
chính cuộc đời mình làm cơ sở cho sáng tạo nghệ thuật. Qua cái Tôi của


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
12
người kể chuyện, ta thấy được khá rõ cái Tôi của tác giả ngoài đời. Trong văn
học Việt Nam, độc giả có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm tự truyện Những
ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng vì đó là những kỷ niệm sâu sắc với
thời thơ ấu của nhà văn cùng những cay đắng, tủi nhục và những ước mơ mà
nhân vật “tôi” (hay chính nhà văn) trải qua. Trong văn học Nga cũng có nhiều
tác phẩm tự truyện để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Qua những lời

kể chân tình của nhân vật “tôi” trong bộ ba tự truyện: Thời thơ ấu, Kiếm sống,
Những trường đại học của tôi, ta phần nào thấy được cuộc đời gian khổ, cơ
cực và ý chí vươn lên của nhà văn Gorki từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành.
Chắc hẳn, ít độc giả nào không biết đến bộ ba tự truyện của nhà văn Lev
Tolstoy: Thời thơ ấu, Thời niên thiếu và Thời thanh niên kể về thời thơ ấu với
những niềm vui nỗi buồn trong tâm hồn Nikonlenka (là hiện thân của nhà văn
Lev Tolstoy). Đó là bộ ba tự truyện điển hình cho phong cách thể loại tự
truyện.
Không giống như các tác phẩm tự truyện, trong các tác phẩm có nhân tố
tự bạch tồn tại như là một phong cách, câu chuyện được kể không nhất thiết
phải xuất phát từ đời tư của nhà văn. Vấn đề quan trọng là độc giả có thể cảm
nhận được những bộc bạch của nhà văn được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp.
Như vậy, tự bạch, với tư cách là một thuật ngữ xuất phát từ nhà thờ, nó không
tương thích với thể loại tự thuật, tự truyện. Điều này cũng tương tự với thể hồi
ký. Hồi ký và nhật ký cũng là hai thuật ngữ chỉ thể loại, trong khi đó, tự bạch
không phải là thuật ngữ chỉ thể loại.
1.2. Cơ sở của nhân tố tự bạch trong Thao thức
Nước Nga-xô viết những năm 60-80 của thế kỷ XX đang ở đỉnh cao của
công cuộc xây dựng đất nước với nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Cùng với đó, đời sống xã


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
13
hội có nhiều biến chuyển, đòi hỏi các văn nghệ sỹ cần thay đổi lối nghĩ, lối
viết để làm sao tiến kịp thời đại. Nằm trong guồng xoáy của thời đại,
Aleksandr Kron đã chọn cho mình đề tài về người trí thức mà cụ thể hơn ở
đây là những con người tham gia trực tiếp trong cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật. Họ là một trong những lao động chủ lực làm nên các thành tựu khoa

học. Bởi vậy, họ là những cá nhân điển hình của xã hội. Không đi sâu ngợi ca,
cổ vũ những người trí thức, Aleksandr Kron có cái nhìn đa diện về họ. Những
con người làm khoa học trong thời đại mới không đơn thuần chỉ là những
người tận tụy, phục vụ hết mình cho công việc mà còn là những người chưa
hoàn thiện về nhân cách, còn có những mặt hạn chế về mặt đạo đức cũng như
năng lực chuyên môn. Khi đề cập và phân tích những mặt trái còn tồn tại
trong công tác nghiên cứu khoa học, nhà văn đã khơi sâu thêm vấn đề mang
tính thời sự, đó là vấn đề đạo đức khoa học và vị trí người trí thức trong thời
kỳ mới – thời kỳ được gọi là “chủ nghĩa xã hội phát triển”. Không chỉ dừng lại
ở việc phân tích, mổ xẻ và đánh giá phẩm chất những người làm khoa học,
nhà văn còn để họ kểm điểm lại nhân cách của mình. Đó là cơ sở để họ trở
thành người thí thức xứng tầm thời đại như nhà thơ Lugovkoi đã thể hiện
trong bản trường ca Giữa thế kỷ (1956):
“…Anh chỉ là một giọt nước trong đại dương lịch sử của nhân dân
Nhưng lịch sử trong bản thân anh đó.
Sống trong lịch sử, anh chịu trách nhiệm về lịch sử
Anh chịu trách nhiệm về tất cả:
Về những chiến thắng và quang vinh,
Về những khổ đau và lỗi lầm
Anh chịu trách nhiệm với những ai dẫn đường anh đi,
Với quốc thiều, quốc huy, với ngọn quốc kỳ”. [18, tr. 758]


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
14
Như vậy, xuất phát từ chính những yêu cầu mới của thời đại, người trí
thức cần nhìn nhận lại chính mình, tự ý thức để hoàn thiện bản thân. Đó chính
là cơ sở về mặt lịch sử - xã hội cho sự tồn tại của nhân tố tự bạch trong tiểu
thuyết Thao thức.

Bên cạnh cơ sở về mặt lịch sử - xã hội thì cơ sở về mặt văn học cũng
đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại nhân tố tự bạch trong Thao thức.
Gần hai mươi năm sau chiến tranh, văn học Nga-xô viết phát triển nở rộ ở hầu
hết các thể loại. Có được thành tựu này, không thể không kể đến làn gió dân
chủ trong đời sống văn nghệ. Sau khi Stalin qua đời (năm 1953), bầu không
khí dân chủ bắt đầu xuất hiện trở lại. Người ta có thể nói lên những sự thật
hay những điều “tế nhị”. Đại hội lần thứ hai các nhà văn Liên Xô (cuối năm
1954) đã phê phán hết sức thẳng thắn và kiên quyết những sai lầm và những
yếu kém trong văn học thời kỳ trước đó – thời kỳ những năm sau chiến tranh.
Một trong những quan niệm sai lầm của văn học thời kỳ trước, đó là thuyết
“không có xung đột”, cho rằng “xã hội xã hội chủ nghĩa không có giai cấp đối
kháng cho nên không thể có xung đột, không thể có mâu thuẫn giữa người tốt
và người xấu, họa chăng chỉ có xung đột giữa người tốt và người rất tốt” [18,
tr. 755]. Bởi vậy, văn học không phản ánh đúng cuộc sống thực tại. “Những
dấu hiệu cụ thể của thời đại”, những vấn đề bất cập trong xã hội bị xếp sang
một bên. Cuộc sống là một màu hồng với toàn những điều tốt đẹp. Đại hội lần
thứ II các nhà văn Xô viết đã nghiêm túc nhìn nhận lại những khuyết điểm đó
của nền văn học và đã kêu gọi chấn chỉnh lại nền văn nghệ nước nhà mà trước
hết là việc định hướng lại cách nhìn cuộc sống của các nhà văn.
Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô (1956) đã thổi một luồng
sinh khí mới vào đời sống văn nghệ khi một loạt nhà văn bị xử oan trước đây
như I.I.Baben, I.Kataev, P.Vasilev đã được khôi phục danh dự. Điều này đã
tạo động lực để các nhà văn phát huy khả năng sáng tác. Nhờ cái “đà” đó, văn


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
15
học Nga những năm 60-80, thế kỷ XX đã phát huy tính tích cực và tinh thần
chủ động trong lập trường sáng tác của các nhà văn. Cũng trong giai đoạn này,

xu hướng suy tư về đạo đức phát triển khiến văn xuôi trở nên gần gũi với đời
sống. Các tác giả ngày càng quan tâm hơn đến “sự chân thật trong miêu tả
hiện thực cuộc sống như nó tồn tại, dầu đó là một hiện thực của môi trường
sinh hoạt hay hiện thực của những quá trình phức tạp trong tâm hồn con
người… Có những tác phẩm trong đó tác giả không ngần ngại miêu tả những
sự thật tàn nhẫn, cay đắng, không né tránh nêu lên những điều gai góc, phiền
toái” [18, tr. 759].
Thừa hưởng những luồng gió đổi mới trong đời sống văn nghệ này,
Aleksandr Kron đã phản ánh trong sáng tác của mình những mặt trái của công
tác nghiên cứu khoa học. Nhà văn đã không ngần ngại khi đề cập đến những
sai lầm của một vài cán bộ khoa học. Dường như không khí dân chủ của xã
hội lúc bấy giờ đã trở thành môi trường thích hợp để các nhân vật của Kron
thú tội, sám hối về những nhận thức và hành động sai trái của mình.
Nền văn học Nga-xô viết những năm 60-80, thế kỷ XX đặc biệt phát triển
thể loại văn xuôi trữ tình. Có được sự chuyển hướng này là nhờ các nhà văn
đã phát huy tính tích cực trong các sáng tác. Đại diện của khuynh hướng trữ
tình này là hai tác giả: Olga Bergolts và V.Soloukhin. Tác phẩm tiêu biết nhất
cho làn gió văn học mới này là thiên truyện Những ngôi sao ban ngày của
Olga Bergolts. Với tác phẩm này, người đọc “không chỉ thấy sự vận động bên
ngoài mà trước tiên nhìn thấy thế giới chiều sâu bí ẩn, thầm kín và hết sức
chân thật của tâm hồn. Đây là một thiên truyện về lịch sử xã hội xô viết với
những nét cốt yếu nhất, đây là lịch sử biểu hiện qua trái tim nhà văn, qua tiểu
sử và những thể nghiệm riêng tư của tác giả” [18, tr. 758]. Những ngôi sao
ban ngày cùng với một số tác phẩm khác cho thấy sự lớn mạnh dần của
nguyên tắc trữ tình trong văn xuôi, là bằng chứng về sự tự ý thức của nhà văn


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
16

trước vấn đề chủ thể trong sáng tác văn học. Các nhân vật trong các tác phẩm
này cũng thể hiện rõ tính chủ động trong việc nhận thức thế giới xung quanh
bằng những suy nghĩ độc lập và việc tìm lời giải đáp cho những vấn đề mới
mẻ trong cuộc sống. Họ là những “nhân vật tích cực mang tinh thần thời đại”
[18, tr. 759]. Khuynh hướng văn xuôi trữ tình không chỉ gợi mở nội dung đề
cập về những con người mới tích cực, chủ động mà nó còn là tiền đề cho sự
chuyển đổi phong cách của các nhà văn. Đó là việc tăng cường yếu tố phân
tích tâm lý nhân vật, từ đó dẫn đến xu hướng chuyển phương thức trần thuật
về ngôi thứ nhất. Đây là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển
của nguyên tắc trữ tình trong văn xuôi Nga-xô viết từ những năm 60, thế kỷ
XX trở đi, trong đó có Thao thức của Aleksandr Kron.
Một cơ sở quan trọng của nhân tố tự bạch trong Thao thức đó là những
tiền đề về nhân tố tự bạch trong văn học Nga. Văn học Nga những năm 60-80
thế kỷ trước chứng kiến sự phát triển nở rộ của dòng văn xuôi viết về chiến
tranh với các gương mặt tiêu biểu như: Yu.Bondarev, A.Ananiev, V.Bykov,
Ximonov… Trên hành trình tìm về những ngày tháng hào hùng, bi tráng của
dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc, các nhà văn đã tái hiện lại nhiều số
phận khác nhau. Văn học giai đoạn này không còn nhìn chiến tranh bằng
những chiến công và bản thân nhà văn không còn là người phất cờ, hô hào, cổ
vũ cho những cuộc chiến như văn học những giai đoạn trước nữa mà thay vào
đó, họ đã cùng nhau lật lại mặt trái tấm huy chương và cho mọi người thấy vẻ
xù xì của nó. “Đối với xã hội xô viết nhiều dân tộc, cuộc chiến tranh đó là một
vết hằn sâu nhất, cho tới nay vẫn không liền miệng” [16, tr. 5]. Sự thay đổi
trong điểm nhìn của các nhà văn đã dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong
phong cách cũng như đặc trưng thể loại. Trên bước đường đi tìm sự thật, đi
tìm chân lý, các nhà văn đã để nhân vật của mình luôn có những xung đột đạo
đức, có những dòng tự thú, sám hối. Chiến tranh cũng là công cụ để con người


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
17
nhìn nhận lại lịch sử. Chính bởi lẽ đó nên nhân tố tự bạch tồn tại đậm đặc
trong các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh và nó là cơ sở định hướng
phong cách của một số tác phẩm trong dòng văn học này.
Trong số những nhà văn viết về chiến tranh trong giai đoạn này, V.Bykov
là một tác giả tiêu biểu. Ông đặc biệt quan tâm đến những “tình thế đạo đức
trớ trêu trong chiến tranh, ông nhấn mạnh vai trò của lương tâm trong sự
khẳng định nhân cách con người” [18, tr. 767]. Trong tác phẩm Câu chuyện
một tấm bia (sáng tác năm 1972), thầy giáo Alex Ivanovich Moroz đã hy sinh
bản thân để cứu những em nhỏ bị phát xít bắt giữ. Nhưng hành động của ông
dường như là vô nghĩa khi cả ông và các em đều bị phát xít hành hình. Dù biết
là tình thế rất hiểm nghèo nhưng lương tâm Moroz không thể làm khác được.
Nhìn chung, trong những tác phẩm viết về chiến tranh, V.Bykov luôn đặt nhân
vật vào trong tình thế giới hạn, “trong đó họ đứng trước sự lựa chọn, hoặc
chấp nhận hy sinh cao nhất để bảo toàn sự trung thành với nghĩa vụ hoặc từ bỏ
nghĩa vụ để bảo toàn mạng sống [18, tr. 768]. Qua các nhân vật như Moroz,
Ivanovky, nhà văn muốn cùng các nhân vật nhìn nhận và kiểm chứng lại lịch
sử. Giờ đây, chiến tranh được nhìn từ phía những bi kịch, những mất mát bởi
chiến tranh, bản thân nó đã là một vấn đề phản nhân văn, phản tự nhiên nhất
trong đời sống con người. Cũng qua chiến tranh, con người có thể kiểm chứng
lại bản thân để nhìn nhận ra chân lý.
Các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh đã làm phong phú và đặc sắc
hơn dòng phong cách tâm lý-triết lý của văn xuôi giai đoạn này. Chiến tranh
là phép thử cho lòng dũng cảm của con người nhưng chiến tranh đã đi qua, nó
để lại nhiều xáo trộn trong cuộc sống. Chính những xáo trộn đó đã làm nên
phép thử quan trọng nhất: phép thử về đạo đức trong con người. Hành trình tự
thú, sám hối của các nhân vật cũng là hành trình đi tìm chân lý của đời sống.
Cuộc sống tốt đẹp là những ánh sáng lấp lánh tỏa ra từ những tấm huân



Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
18
chương hay đơn giản, nó chỉ là tình yêu thương với người thân và bạn bè? Có
chăng, sau những vinh quang hào nhoáng, ý nghĩa đính thực của cuộc sống lại
nằm ở chính những tình cảm thiêng liêng đó. Qua việc phân tích những tính
cách và những số phận của nhiều nhân vật, các tác giả đã đưa ra bàn luận một
vấn đề mang tính thời đại: Con người nên lựa chọn điều gì giữa một bên là
chiến tranh tàn khốc, nơi con người có thể lập chiến công và một bên là cuộc
sống bình dị, không có anh hùng trận mạc nhưng bù lại là sự bình yên trong
tâm hồn. Từ những bi kịch của người lính trong và sau chiến tranh, độc giả sẽ
tìm được câu trả lời.
Nhân tố tự bạch tồn tại đậm đặc trong các tác phẩm văn xuôi viêt về
chiến tranh đã làm sinh động và sâu sắc thêm quá trình tự nhận thức của các
nhân vật, để từ đó, con người nhận ra chân lý đời sống và sự thật ở bên trong
mình. Thao thức (và nhân tố tự bạch) nằm trong dòng phong cách tâm lý-triết
lý, có cả ở văn xuôi viết về nông thôn và văn xuôi viết về chiến tranh. Nhưng
những lời tự bạch của nhân vật Yudin trong Thao thức không phải là những
dòng thú tội của một người nhân danh người lính mà nhân danh một cán bộ
khoa học, một trí thức có tầm vóc trong xã hội. Hành trình tự thú của Yudin
cũng giống như nhiều nhân vật trong dòng văn xuôi viết về chiến tranh, đó là
nhận ra lỗi lầm, tự kiến giải, biện minh cho bản thân, rồi tự thú, sám hối, cuối
cùng là mong muốn được cảm thông và sửa chữa những lỗi lầm. Nhưng
những nội dung mà nhân vật Yudin muốn tự thú với độc giả lại không giống
với những day dứt, giằng xé của các nhân vật trong tiểu thuyết viết về chiến
tranh. Những dòng tự thú của anh là những lời tự bạch của một người trí thức
trong thời đại mới.





Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
19
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN NHÂN TỐ TỰ BẠCH
TRONG THAO THỨC

2.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và điểm nhìn trần thuật bên trong
2.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất
Vốn được xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của tác giả, nhân tố tự bạch thâm
nhập vào toàn bộ cấu trúc tác phẩm và chi phối phần nào đến sự lựa chọn hình
thức thể hiện của tác phẩm, từ việc lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn đến việc tổ
chức không – thời gian và đặc biệt là giọng điệu. Chính bởi vậy, việc đi sâu
tìm hiểu, phân tích đặc điểm các yếu tố trong cấu trúc trần thuật sẽ cho ta thấy
rõ hơn hình thức thể hiện nhân tố tự bạch trong tác phẩm. Yếu tố đầu tiên mà
nhân tố tự bạch chi phối đến, đó là sự lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật
của người kể chuyện.
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi
pháp văn xuôi hiện đại. Mặc dù “các nhà lí luận, phê bình từ nhiều khuynh
hướng tiếp cận khác nhau đã vật lộn với vấn đề này, nhưng cho đến nay nó
vẫn là còn là một vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục xem xét, nghiên cứu” [13, tr.
116]. Từ đầu thế kỷ XX, vấn đề người kể chuyện đã được các nhà chủ nghĩa
hình thức Nga (như A.Vekster, V.Shklovsky, B.Eikhenbaum) quan tâm đặc
biệt. Sau đó, nhờ hàng loạt các công trình của những người đặt nền móng cho
trần thuật học như: F.Stanzel, W.Kayser, Iu.Lotman, G.Genette, R.Barthers,
Tz.Todorov…, quan điểm về người kể chuyện mới tương đối rõ ràng.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng lý thuyết về trần thuật đã được phổ biến rộng
rãi trong các công trình nghiên cứu văn học, từ những bài tiểu luận đến các

công trình luận án hay sách chuyên ngành. Song, một định nghĩa cụ thể, đầy


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
20
đủ và thống nhất về người kể chuyện thì dường như chưa có. Theo Từ điển
thuật ngữ văn học thì “người trần thuật là một nhân vật hư cấu có thật mà văn
bản trần thuật là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành” [7, tr. 221]. Trong
một tác phẩm văn học, người kể chuyện có thể là tác giả, có thể không, tuy nó
là hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm. Người kể chuyện bị
trừu tượng hóa. Dựa vào việc tồn tại của người kể chuyện được báo hiệu như
thế nào trong văn bản, người ta phân biệt người kể chuyện lộ diện và người kể
chuyện giấu mặt (hay ẩn tàng).
Người kể chuyện lộ diện (overt narrator) là “anh, cô ta tự nhắc đến mình
ở ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi, người trực tiếp hoặc gián tiếp hướng đến người
nghe, sẵn sàng biểu hiện thái độ thân thiện với người đọc bất cứ lúc nào cần
đến (khi sử dụng chức năng diễn ngôn cầu khiến, thuyết phục…); người bày
tỏ thái độ hoặc lập trường diễn ngôn hướng tới nhân vật và sự kiện, đặc biệt
trong cách sử dụng các biện pháp tu từ, hình ảnh, những cụm từ định giá, sự
biểu hiện để nói lên những chú giải triết học hoặc khớp nối trần thuật, là người
có giọng điệu đặc trưng.” [9, tr. 46].
Người kể chuyện ẩn tàng (covert narrator) là một người không bày tỏ
những đặc điểm công khai như người kể chuyện lộ diện. “Cụ thể là anh ta/ cô
ta là người không hướng đến chính mình hay người nhận hoặc người nghe;
một người có giọng điệu và phong cách ít nhiều trung tính (không có đặc tính
rõ rệt); một người mơ hồ về giới tính; một người thể hiện không có ý muốn
quan tâm đến bất cứ thứ gì”. [9, tr. 46]. Việc xác định và phân biệt những
dạng thức khác nhau của người kể chuyện sẽ giúp ta thấy rõ hơn mối quan hệ
giữa người kể chuyện với hành động truyện, cũng như vị trí, thái độ của anh ta

với câu chuyện.


Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Nguyễn Thị Hạnh QH-2007-X
21
Tiểu thuyết Thao thức được kể bởi người kể chuyện lộ diện xưng “tôi”.
Olek Antonovich Yudin là kiểu người kể chuyện truyền thống – người hướng
dẫn ta trong tiểu thuyết thế kỷ XIX – giờ đã trở nên lạc hậu. Người kể chuyện
không phải ai xa lạ, đứng ở trên cao, ngoài xa phóng tầm mắt quan sát mọi
chuyện mà hòa mình, trực tiếp tham gia vào các biến cố. Người kể chuyện
đóng vai nhân vật chính, liên quan trực tiếp và chủ yếu đến các hành động
truyện, là kiểu người kể chuyện biết tuốt. Tác phẩm mang bóng dáng của một
cuốn tự truyện hư cấu, chính bởi vậy, câu chuyện của người kể chuyện gây
cảm giác đáng tin hơn.
Lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất đặc biệt được thịnh hành trong tiểu thuyết
phương Tây thế kỷ XVIII, khi tiểu thuyết đang vươn lên chiếm vị trí hàng đầu
trong văn đàn với các đại diện như: Voltaire, Diderot, Rousseau,
Montesquieu, Swift, Defoe, Fielding, Goeth… “Nổi bật như một ưu thế đặc
biệt trong các tiểu thuyết của thời đại là loại tiểu thuyết sử dụng ngôi kể thứ
nhất trong văn bản tự sự, trong phạm vi trần thuật.” [13, tr. 430]. Điều này
không phải là một sự sử dụng tùy hứng hay ngẫu nhiên mà nó mang tính lịch
sử, là “tính chất ngây thơ” của thời đại. “Đó là thời đại của những con người
ngây thơ và giản dị, con người bẩm sinh tốt đẹp với đầu óc ngây thơ như tờ
giấy trắng… Những con người đó đòi hỏi các truyện kể cũng phải là những
truyện kể về sự thật. Câu chuyện được kể trở thành câu chuyện về một cái tôi
cá nhân cụ thể nào đó bởi lẽ cái tôi rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của
những sự kiện được kể” [13, tr. 432-433]. Việc sử dụng ngôi thứ nhất trong
văn bản trần thuật của tiểu thuyết thế kỷ XVIII đáp ứng được khát vọng giãi
bày với vai trò dẫn đường của người kể chuyện.

Nhờ những ưu thế vốn có ấy mà người kể chuyện ở ngôi thứ nhất luôn
được nhiều tác giả lựa chọn dù ở bất kỳ thời kỳ văn học nào. Những thập kỷ
cuối của thế kỷ XX, khi nhu cầu bộc bạch cái tôi cá nhân trở nên bức thiết hơn

×