Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sự của Lý Nhuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 100 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ THU HẰNG




NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG
NGÂN THÀNH CỐ SỰ
CỦA LÝ NHUỆ






LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC








Hà Nội – 2009

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ THU HẰNG




NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG
NGÂN THÀNH CỐ SỰ
CỦA LÝ NHUỆ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60.22.30



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lê Huy Tiêu



Hà Nội – 2009


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Mục đích nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 11
6. Cấu trúc của luận văn 11
7. Đóng góp mới của luận văn 12
Chƣơng 1: NGƢỜI TỰ SỰ 13
1.1 Khái niệm người tự sự 13
1.2. Ngôi kể truyền thống, cách kể sáng tạo 14
1.3. Điểm nhìn di động 24
1.4.Giọng điệu đa dạng 31
Chƣơng 2: NHÂN VẬT NHƢ LÀ PHƢƠNG THỨC TỰ SỰ 42
2.1. Khái niệm nhân vật 42
2.2. Quan niệm mới về nhân vật lịch sử 43
2.3. Các kiểu nhân vật cụ thể 51
2.3.1. Nhân vật người chiến sĩ cách mạng thất bại 51
2.3.2. Nhân vật chống phá cách mạng vô thức 56
2.3.3. Quần chúng nhân dân xa rời cách mạng 60

Chƣơng 3: NGÔN NGỮ TỰ SỰ 66
3.1. Khái niệm ngôn ngữ tự sự 66
3.2. Các thành phần của ngôn ngữ tự sự 67
3.2.1. Ngôn ngữ kể 67
3.3.2. Ngôn ngữ tả 73
3.3. Đặc điểm của ngôn ngữ tự sự 78
3.3.1. Chất sang trọng - phong vị Đường thi 78
3.3.2. Vẻ đẹp tài hoa, uyên bác 84
3.3.3.Ngôn ngữ tượng trưng, biểu tượng 88
PHẦN KẾT LUẬN 92
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, từ lâu nay, văn học
Trung Quốc vẫn là một sự cuốn hút khó nói hết thành lời. Vườn văn Trung Quốc
đương đại đang rực rỡ khoe sắc với các tên tuổi tiêu biểu như: Vương Mông,
Mạc Ngôn, Trương Hiền Lượng, Giả Bình Ao, Phùng Ký Tài, Trương Khiết,
Thẩm Dung… Có một người tự nhận mình không hợp với cái ồn ã của văn đàn
Trung Quốc hiện nay, nhưng dường như khi lạnh lùng với ánh hào quang của
vòng nguyệt quế, ông lại được các văn sĩ kính phục hơn cả. Đó là nhà văn Lý
Nhuệ - một trong những cột trụ lớn nhất của văn học Trung Quốc đương đại.
Sinh năm 1950 tại Bắc Kinh, Lý Nhuệ bắt đầu sự nghiệp viết văn từ
năm 1970. Văn Lý Nhuệ sâu lắng, gần gũi với đời với người. Dù đề tài có
khác nhau nhưng các tác phẩm của ông đều xoay quanh một chủ đề duy nhất:
khám phá bản chất đời sống con người.
Năm 1998 Lý Nhuệ được bầu làm Phó chủ tịch hội nhà văn tỉnh Sơn
Tây. Năm 2003 ông từ chức và cũng xin rút khỏi hội nhà văn Trung Quốc,
làm một người viết văn tự do.

Trên thị trường văn học Trung Quốc đương đại, văn Lý Nhuệ không
gây nhiều tranh cãi như Mạc Ngôn, không được đọc nhiều như Dư Hoa.
Nhưng trên thị trường văn học quốc tế, “thương hiệu” Lý Nhuệ được chú ý
hơn hẳn. Tác phẩm của Lý Nhuệ được các nhà Hán học giỏi nhất theo sát để
dịch. Gornan Malmqvist – thành viên nói tiếng Hán duy nhất trong Viện Hàn
lâm Thụy Điển – bám sát Lý Nhuệ ngay từ thành công đầu tiên: Hậu thổ (Đất
dày). Malmqvist đã dịch 3/5 tác phẩm của Lý Nhuệ và đang dịch tiếp “Ngân
Thành cố sự”. Không riêng gì Malmqvist, các dịch giả nổi tiếng thế giới về
Hán học như Howard Goldblatt (Mỹ) hay Annie Curien (Pháp) cũng tìm được

3
sự đồng cảm khi dịch tác phẩm của Lý Nhuệ. Tác phẩm của ông đã thu hút
hàng triệu độc giả Âu Mỹ vốn luôn cảm thấy xa lạ và hiếu kì với văn hóa
phương Đông huyền bí.
Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hội nhà văn kết hợp với công ty Văn hóa và
Truyền thông Nhã Nam đã dịch và xuất bản các tác phẩm sau của Lý Nhuệ:
Hậu thổ (Đất dày) viết năm 1989
Cựu chỉ (Chốn xưa) viết năm 1992
Vô phong chi thụ (Cây không gió) viết năm 1996
Vạn lí vô vân (Ngàn dặm không mây) viết năm 1996
Ngân Thành cố sự (Chuyện cũ ở Ngân Thành) viết năm 2002
Hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm của Lý Nhuệ chưa
được giới nghiên cứu Việt Nam chú ý nhiều. Chúng tôi chọn tiểu thuyết
“Ngân Thành cố sự” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. Cuốn tiểu thuyết này
ra đời sau một thời gian tác giả im hơi lặng tiếng. Nó khiến cho giới văn học
Trung Quốc và thế giới phải sửng sốt, được xếp vào 100 tiểu thuyết lớn nhất
của Trung Quốc mọi thời đại, tạo nên thành công vang dội cho Lý Nhuệ.
Viết về đề tài lịch sử, Lý Nhuệ đã thổi vào đó cảm hứng hiện đại. Triết
lí mới về lịch sử, về con người được Lý Nhuệ thể hiện qua nghệ thuật tự sự
vừa truyền thống vừa hiện đại.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mười năm sau “Chốn xưa”, thành phố nhỏ Ngân Thành lại trở về trong
tác phẩm của Lý Nhuệ như là sự hoàn thiện cuối cùng bức chân dung nhân
vật lớn mà tác giả luôn trăn trở: Lịch sử.
Cuốn tiểu thuyết có dung lượng hơn 350 trang với bốn chương. Nhan
đề các chương lần lượt là các câu thơ trong bài thơ “Xuất tái” của Vương Chi
Hoán:

4
Chương I: Hoàng Hà tuôn nước từ mây trắng
(Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian)
Chương II: Toà thành cô độc giữa ngàn non
(Nhất phiến cô thành vạn nhận san)
Chương III: Sáo Khương sao nỡ oán dương liễu
(Khương địch hà tu oán dương liễu)
Chương IV: Gió xuân không tới ải Ngọc Môn
(Xuân phong bất đáo Ngọc Môn quan)
Xứ Ngân Thành tuy chỉ có trong trí tưởng tượng nhưng vẫn hiện ra
quen thuộc với độc giả. Một vùng đất không có tên trên bản đồ Trung Quốc,
được xác định đi ngược dòng Trường Giang, rẽ thêm mấy nhánh. Đó là xứ
làm muối mỏ khô trâu, đượm mùi khói phân trâu:
“Một thành phố phồn vinh thịnh vượng sản xuất ra nhiều muối mỏ và
khí thiên nhiên” [29, 9]
“Mấy trăm năm ròng rã cách dùng phân trâu khô đun nấu đã trở thành
một thói quen không thể thiếu với người dân thường ở Ngân Thành” [29, 5]
Thời gian lịch sử trong “Ngân Thành cố sự” là năm 1910, cuối thời Đại
Thanh năm Tuyên Thống thứ hai. Nói một cách chính xác là vào tết trung thu
năm 1910. Sự kiện lịch sử là vụ ném bom ám sát tri phủ Đồng Giang của Âu
Dương Lang Vân, diễn ra vào đêm trước của cách mạng Tân Hợi. Cách mạng
Tân Hợi là cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ

phong kiến nhà Thanh để lập nên nhà nước cộng hòa Tư Sản (1911). Cùng
hội với Âu Dương Lang Vân là Lưu Lan Đình và Lưu Chấn Võ – những
chiến sĩ cách mạng của Đồng Minh hội, đều du học ở Nhật về. Trở về Ngân
Thành, họ muốn đem lại luồng gió mới cho quê hương, viết lại lịch sử Ngân
Thành. Nhưng những chàng trai thực sự là tinh hoa của Ngân Thành cuối

5
cùng đều gục ngã. Âu Dương Lang Vân bị chặt đầu treo trên thành. Lưu Lan
Đình tự tử. Lưu Chấn Võ bị em trai ruột giết chết.
Đứng ở chiến tuyến đối lập với những chiến sĩ cách mạng tư sản là:
Nhiếp Cần Hiên và Lưu Tam Công. Một người là thống lĩnh quân tuần tra,
một người là ông chủ của gia tộc Đôn Mục Đường. Cả hai đều không theo
cách mạng. Nhiếp Cần Hiên đàn áp cách mạng, thực hiện nhiệm vụ của nhà
cầm quyền. Lưu Tam Công không quan tâm đến cách mạng. Ông chống phá
cách mạng bởi nó liên quan đến việc kinh doanh của nhà họ Lưu.
Ở Ngân Thành còn tồn tại cả một đám đông quần chúng thờ ơ với cách
mạng. Họ kéo nhau đi xem giáo viên người Nhật chụp ảnh đầu đồng bào
mình bị chặt. Trong đám đông ấy đáng chú ý hơn cả là khách trâu Vượng Tài.
Vượng Tài không quan tâm đến sự sống chết của tri phủ đại nhân, không đi
xem chặt đầu người chiến sĩ cách mạng. Anh chỉ quan tâm đến việc có bán
chạy bánh phân trâu hay không.
Truyện khép lại với cái chết của những người chiến sĩ cách mạng.
Những người chống phá cách mạng như Nhiếp Cần Hiên và Lưu Tam Công
tuy giữ được mạng sống nhưng cuộc sống đó có ý nghĩa gì khi tất cả mọi thứ
đã đổ nát. Khách trâu Vượng Tài hồn nhiên sống cuộc sống cây cỏ của mình.
Và sau những biến động ấy Ngân Thành lại trở về với nhịp sống thường nhật.
Có thể nói qua bốn chương truyện của cuốn tiểu thuyết “Ngân Thành
cố sự” nhà văn Lý Nhuệ đã tái hiện lịch sử Trung Quốc những năm 1910, ở
vùng đất Ngân Thành đến mức “thật thà” với những nhân vật và sự kiện,
những sinh họat thường nhật và cả những cuộc cách mạng. Lịch sử được trả

về với cái nhìn đa chiều và thông tục.
Hiện nay chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm “Ngân
Thành cố sự” nói riêng cũng như văn chương Lý Nhuệ nói chung. Qua khảo sát
chúng tôi tiếp nhận được một vài bài viết đáng chú ý ở Việt Nam và Trung Quốc.

6
Ở Việt Nam: Đáng kể nhất là bài viết của Vương Trí Nhàn “Lý Nhuệ -
mang lại cho cách viết cũ một triết lí mới”, đăng trên http:// www.tuoitre.com.
Ở bài này, tác giả Vương Trí Nhàn chỉ ra nghệ thuật tự sự của Lý Nhuệ là lối
“đại tự sự” truyền thống, nhưng ông đưa ra triết lí mới về con người và lịch sử.
Lý Nhuệ trả lời cho câu hỏi: “Đối diện với lịch sử con người là gì? Đối diện
với thời gian rốt cuộc mỗi sinh mệnh có ý nghĩa gì?. Bài viết này của Vương
Trí Nhàn đã được dùng làm lới tựa cho cuốn “Ngân Thành cố sự” do Hội Nhà
văn xuất bản.
Bên cạnh đó còn có bài viết của Ngô Thị Kim Cúc đăng trên http://
www.phongdiep.net, “Lịch sử cần những đôi mắt biết quan sát”. Tác giả đã
mượn lời của chàng thanh niên người Nhật Ojiro trong “Ngân Thành cố sự”
để làm nhan đề cho bài viết. Theo Ngô Thị Kim Cúc, lịch sử của thành phố
Ngân Thành nói riêng, và lịch sử nói chung tồn tại nhờ có những đôi mắt biết
quan sát. Toàn bộ lịch sử Ngân Thành được quan sát và ghi chép lại qua ống
kính và những tấm ảnh của Ojiro. Qua ống kính ấy, ta thấy được “những cái
chết, những bài học đau xót”, và cả “sự trung thực của lịch sử”. Những chàng
trai lãng mạn nuôi mộng đổi thay Ngân Thành đều phải trả giá bằng mạng
sống. Ngược lại người lính già Nhiếp Cần Hiên mới là người thấu hiểu lịch sử
và con người Ngân Thành. Dân nghèo Vượng Tài thì chẳng đoái hoài tới lịch
sử bởi nó chẳng liên quan đến những bánh phân trâu và cuộc sống của anh.
Bài viết của Minh Thi trên http:// www.laodong.com có nhan đề ấn
tượng “Ngân Thành cố sự - sự đày ải kép tinh thần con người”. Tác giả giải
thích sự đày ải kép ấy như sau: Vì cái “chân lí” của cách mạng Tân Hợi mà
biết bao người hi sinh đi tìm kiếm, nhưng để rồi lại đưa Trung Quốc đến thất

bại nặng nề hơn trong Cách mạng văn hóa. Con người tự tạo ra cảnh khốn
cùng cho mình. Lịch sử tàn nhẫn dìm chết những sinh mạng con người từ Âu
Dương Lang Vân, Lưu Lan Đình, Lưu Chấn Võ đến Nhiếp Cần Hiên.

7
Bài viết khái quát nhất về giá trị của cuốn tiểu thuyết “Ngân Thành cố
sự” là của Thanh Lan trên http:// www.baomoi.com với nhan đề: “Ngân
Thành cố sự, cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Trung Quốc”. Vĩ đại bởi cuốn tiểu
thuyết này đã đạt giải thưởng văn học Mao Thuẫn, được xếp vào “100 tiểu
thuyết lớn nhất của Trung Quốc mọi thời đại”. Nội dung của câu chuyện là
viết về “lịch sử bi thương ở Ngân Thành” thời Vãn Thanh với những “nỗi đau
khổ cùng cực của người Trung Quốc” cả về thể xác và tâm hồn. Lý Nhuệ đã
xây dựng thành công hai hình tượng: lịch sử và người “anh hùng”. Khuôn mặt
lịch sử được tái hiện chân thật, sinh động, cụ thể. Còn người anh hùng thì bị
giằng xé giữa cách mạng – gia đình, có lúc bị tước mất khả năng hành động.
Đó là người anh hùng thất bại. Thất bại nhưng vẫn hiên ngang.
Nhìn chung các bài viết ở Việt Nam về tác phẩm “Ngân Thành cố sự”
mới dừng lại ở bước đánh giá ban đầu về giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ
thuật của tác phẩm. Đa số các ý kiến đều chỉ ra cách tiếp cận mới mẻ của Lý
Nhuệ trước đề tài lịch sử - con người. Khám phá về nội dung sẽ kéo theo phát
minh về hình thức. Nên Lý Nhuệ một mặt kế thừa những thủ pháp của lối kể
chuyện truyền thống mặt khác thổi vào đó hơi thở nghệ thuật tự sự hiện đại.
Ở Trung Quốc, nghiên cứu về văn chương Lý Nhuệ có những bài viết
như: Vương Xuân Lâm “Cảnh quan lịch sử với cái nhìn trí tuệ”, trên http://
www cnki.net; Lưu Hy và Lâm Dĩnh : “Lịch sử phản phúng và đối thoại”
đăng trên http:// www.enki.net; Vương Nhiêu “Bàn về tiểu thuyết gia Lý
Nhuệ” (Lời tựa cho cuốn “Lý Nhuệ, Tinh tuyển tập”, NXB Yên Sơn, Bắc
Kinh, 2006); Vương Đức Uy “Đọc Ngân Thành cố sự của Lý Nhuệ” (Trích
20 nhà tiểu thuyết đương đại, NXB Tam Liên thư điếm, 2006)…
Vương Xuân Lâm tìm hiểu“đôi mắt” của Lý Nhuệ khi nhìn chủ đề lịch

sử từ “Chốn xưa” đến “Ngân Thành cố sự”. Nếu thời gian tự sự trong “Chốn
xưa” dài đến một thế kỉ thì trong “Ngân Thành cố sự” chỉ có trên dưới mười

8
hôm trong tiết trung thu 1910. Lý Nhuệ viết “Chốn xưa” với một niềm xúc
động mãnh liệt, một giọng điệu rất bức xúc. Đến “Ngân Thành cố sự” giọng
điệu trở nên lạnh lùng. Ngôi kể thứ ba làm cho lịch sử tự nhiên hiện ra. Điều
đó cho thấy cách nhìn của Lý Nhuệ với lịch sử có sự thay đổi: một cái nhìn trí
tuệ. Trong sách giáo khoa, lịch sử phát triển có quá trình trật tự, lí tính.
Nhưng với Lý Nhuệ thì lịch sử thật khó lường: bất ngờ và tàn nhẫn. Tất cả các
nhân vật trong “Ngân Thành cố sự” đều là những vai diễn hiến tế trên diễn
đàn lịch sử đẫm máu từ đám nông dân tạo phản, người cách mạng đến người
trấn áp cách mạng.
Theo hai nhà nghiên cứu Lưu Hy và Lâm Dĩnh trong bài viết: “Lịch sử
phản phúng và đối thoại” đăng trên http:// www.enki.net thì: “Ngân Thành cố
sự” là văn bản rút gọn cao độ về thời gian, không gian và ý đồ của Lý Nhuệ rất
rõ ràng: trong một không gian có ý nghĩa tượng trưng, dung hợp mấy mệnh đề
lớn của lịch sử lại với nhau tạo thành kết cấu tự sự to lớn của “Ngân Thành cố
sự”. Cách mạng ở Ngân Thành không ngờ kết thúc sớm, hình thành sự “tiêu
giải” (triệt tiêu và giải thể) ý nghĩa lịch sử vốn có của nó. Cuối cùng dẫn đến
khuyết vắng ý nghĩa và trở thành phản phúng đối với bản thân chủ đề lịch sử.
Khách trâu Vượng Tài không quan tâm đến cách mạng và cũng trở thành một sự
phản phúng đối với cách mạng. Vượng Tài dùng thanh tre “lịch sử” có ghi mật
khẩu hủy bỏ bạo động cách mạng của Lưu Lan Đình làm giá phơi phân trâu.
Vương Đức Uy với bài viết: “Đọc Ngân Thành cố sự của Lý Nhuệ”
(Trích 20 nhà tiểu thuyết đương đại, NXB Tam Liên thư điếm, 2006); cho
chúng ta thấy cái nhìn phản tư lịch sử của nhà văn họ Lý. Lý Nhuệ đi ngược
lại với thứ lịch sử mô tả cách mạng trong sách giáo khoa. Với Lý Nhuệ, lịch
sử thật bất ngờ, “cái đáng phát sinh thì không phát sinh, cái không nên phát
sinh thì cứ phát sinh”. Ở thành phố Ngân Thành chí ít có bốn lực lượng: phần

tử cách mạng, quan lại địa phương, gia tộc buôn muối, người nông dân khởi

9
nghĩa ô hợp. Nếu viết theo công thức cũ thì mỗi thế lực cát cứ một nơi, Ngân
Thành giống như một miếng bánh bị chia bốn. Nhưng Lý Nhuệ viết khác đi:
“phần tử cách mạng thì hồ đồ, nhu nhược; quan lại địa phương có thể tương
kế tựu kế, diệt quân cách mạng; đại gia buôn muối cơ mưu nhưng cũng thất
bại; khởi nghĩa nông dân tuy thất bại nhưng cuối cùng vẫn trở thành “khắc
tinh”. Và khi sự kiện cách mạng kết thúc (cuộc bạo động không thành của
Đồng Minh Hội, tạo phản của nông dân) thì bất luận kẻ thắng hay bại đều rơi
vào trạng thái âu lo vô vọng.
Trong bài viết “Bàn về tiểu thuyết gia Lý Nhuệ”, Vương Nhiêu cũng
cho ta thấy cách tiếp cận và thể nhiện đề tài lịch sử của nhà văn Lý Nhuệ.
Tiểu thuyết của Lý Nhuệ bao giờ cũng có tầng sâu. Đó là kiểu kết cầu từ
“hiện thực quay lại nhìn lịch sử”, “từ lịch sử phản tư hiện thực”; thông qua
“cái ảo ảnh hư giả của lịch sử để thể hiện nhân sinh vĩnh hằng bên ngoài lịch
sử”. “Ngân Thành cố sự” khác với “Chốn xưa”, nhân vật trung tâm không có,
sông – núi – trâu – tre… trở thành một kiểu loại nhân vật của tác phẩm. Nhân
tố hằng định của tiến trình lịch sử được làm nổi bật, do đó cũng phủ nhận cái
gọi là “tiến trình lịch sử”, phủ nhận cái gọi là “LỊCH SỬ”. Trong tiểu thuyết
này, tác giả đã phát hiện ra những kẽ hở trong lịch sử ở sách giáo khoa. “Ông
đã vươn tới nhân sinh bên ngoài lịch sử”. Cả “Chốn xưa” và “Ngân Thành cố
sự” đều dùng phương thức tự sự toàn tri.
Bốn bài viết trên đều góp phần khẳng định nhà văn Lý Nhuệ đã soi
chiếu nhân vật lịch sử bằng con mắt lạnh lùng, trí tuệ của văn minh, từ đó
nhìn ra được bức tranh toàn cảnh cũng như những góc khuất của vấn đề. Viết
về một đề tài không mới nhưng cái mới của Lý Nhuệ chính là cách nhìn, như
R.Gamzatop nhận định: “Đừng nói cho tôi đề tài hãy nói cho tôi đôi mắt”.
Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu “Ngân Thành cố sự” của Lý Nhuệ ở
Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi đi đến một số nhận định sau:


10
- Khi tìm hiểu về “Ngân Thành cố sự” phải đặt nó trong văn mạch sáng
tác của Lý Nhuệ từ “Chốn xưa” để thấy được sự chuyển biến trong cách tiếp
cận vấn đề và nghệ thuật tự sự của tác giả.
- Vấn đề “đôi mắt” hay nói cách khác chính là vấn đề quan điểm, lập
trường, cách nhìn, cách nghĩ của Lý Nhuệ được quan tâm khá nhiều, bàn khá
kĩ và sâu sắc.
- Vấn đề “Nghệ thuật tự sự” trong những bài viết trên được nhắc đến
qua: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu,… nhưng mới dừng ở mức cảm nhận chứ
chưa có công trình nghiên cứu nào thật hoàn chỉnh. Cho nên chúng tôi chọn
đề tài này để từ đó tiếp cận và khám phá tác phẩm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tên đề tài của luận văn là: Nghệ thuật tự sự trong “Ngân Thành cố sự”
của Lý Nhuệ. Với đề tài này, chúng tôi tiến hành giới hạn khái niệm Nghệ
thuật tự sự.
Về khái niệm tự sự, chúng tôi sử dụng không phân biệt với kể chuyện,
trần thuật. Chúng đều là cách dịch khác của từ narrative trong tiếng Anh.
Tìm hiểu về nghệ thuật tự sự có nghĩa là chúng tôi sẽ tìm hiểu các biện
pháp, cách thức mà người kể chuyện sử dụng để dựng lên câu chuyện. Trong
phạm vi của đề tài, chúng tôi xin đi sâu vào ba vấn đề chính: Người tự sự (bao
gồm: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu); nhân vật và ngôn ngữ tự sự.
Luận văn sẽ tiến hành khảo sát nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “Ngân
Thành cố sự”, tác phẩm do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2007.
4. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng lí thuyết nghệ thuật tự sự để lí giải hiện tượng Lý Nhuệ.
Chỉ ra một trong những hướng hiện đại văn học là: hiện đại trên cơ sở
của truyền thống.

11

Đưa tác phẩm của Lý Nhuệ gần gũi, dễ tiếp cận hơn với bạn đọc bình
dân ở Việt Nam. Đồng thời khu biệt được những nét đặc sắc nghệ thuật của
ông với nhà văn khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng riêng lẻ (hoặc kết hợp) một số phương pháp nghiên
cứu văn học chính như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,
phương pháp thi pháp học…
Trong quá trình thực hiện, người viết sử dụng các thao tác tiếp cận,
khai thác văn bản như: thống kê, phân loại, lập bảng, nhận xét, phân tích, giải
thích,… để làm sáng tỏ các luận điểm luận cứ trong phạm vi cần giải quyết
của đề tài.
6. Cấu trúc của luận văn
Sau Mở đầu là các chương:
Chương 1: Người tự sự.
Chúng tôi bắt đầu nội dung của luận văn bằng chương “Người tự sự” –
người kể chuyện. Bởi người kể chuyện là khái niệm trung tâm trong việc phân
tích văn bản tự sự. Sự hiện diện của người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn,
giọng điệu, cách kể liên quan đến hiệu quả của câu chuyện.
Chương 2: Nhân vật như là phương thức tự sự
Ở chương này, chúng tôi khảo sát nhân vật như là đối tượng đồng thời
cũng chính là phương thức tự sự của nghệ thuật kể chuyện. Nhân vật được Lý
Nhuệ sử dụng như một công cụ phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng nghệ
thuật, cũng như quá trình tư duy tự sự của nhà văn.
Chương 3: Ngôn ngữ tự sự
Ngôn ngữ của người kể chuyện góp phần không nhỏ vào sự thành công
của tác phẩm. Chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ tự sự của
nhà văn Lý Nhuệ, tạo ra nét khu biệt giữa ông với các nhà văn khác.

12
Cuối cùng là Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo. Trong phần kết

luận, chúng tôi tổng kết lại những đặc sắc về nghệ thuật tự sự trong “Ngân
Thành cố sự” của Lý Nhuệ, chỉ ra xu hướng mới trong việc tiếp cận nghệ
thuật tự sự của Lý Nhuệ.
7. Đóng góp mới của luận văn
Đây là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về Nghệ thuật
tự sự trong “Ngân Thành cố sự” của Lý Nhuệ.
Chỉ ra những đóng góp mới của nhà văn ở phương diện nghệ thuật tự sự.
Góp thêm một tiếng nói trong việc giảng dậy văn học nước ngoài trong
các trường đại học.



13
Chƣơng 1: NGƯỜI TỰ SỰ
Những phát hiện của G.Genette về người trần thuật (người tự sự) là
một cuộc cách mạng đối với lý luận tự sự học hiện đại. Người đọc hiện nay
không chỉ quan tâm tác giả kể cái gì mà còn xem tác giả kể như thế nào? Cái
hay, sự hấp dẫn của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật kể
chuyện của nhà văn. Ở chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề
người tự sự trên các bình diện: ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu.
Người tự sự là người trực tiếp đảm nhiệm vai trò kể chuyện trong nghệ
thuật kể chuyện của Lý Nhuệ. Với ngôi kể truyền thống - ngôi thứ ba, người
kể chuyện giấu mặt; Lý Nhuệ đã khéo léo trong việc xử lý ngôi kể và điều tiết
điểm nhìn. Mỗi chương truyện của Lý Nhuệ được kể bằng một lối kể có nhiều
khoảng trống, quãng ngưng tạo điều kiện cho người đọc thưởng thức và đồng
sáng tạo. Giọng văn Lý Nhuệ cứ điềm nhiên, lạnh lùng, tỉnh táo; có lúc lại là
giọng thâm trầm của người ưa triết lý.
Điểm nhìn và giọng điệu trong "Ngân Thành cố sự" của Lý Nhuệ có
chung xuất phát điểm từ sự trăn trở của nhà văn về hai chữ "lịch sử", về
những vấn đề mang tính triết lý: "Đối diện với lịch sử con người là gì? Đối

diện với thời gian rốt cuộc mỗi sinh mệnh có ý nghĩa gì?"
1.1 Khái niệm ngƣời tự sự
Khái niệm "người tự sự" hay còn gọi là người kể chuyện, người trần
thuật đã trở nên quen thuộc đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, được sử
dụng khá rộng rãi.
Theo tác giả Diệp Tú Sơn: "người tự sự là một nhân vật quan trọng
trong tác phẩm, đảm nhiệm công việc thuật lại câu chuyện" [32, 32].
Trong cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học", nhóm tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi quan niệm: "hình tượng người kể chuyện

14
trong tác phẩm văn học chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một
nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả có
thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra Một tác phẩm có thể có
một hoặc nhiều người kể chuyện" [13, 191].
Nguyễn Thái Hòa trong cuốn: "Những vấn đề thi pháp của truyện"
khẳng định: "người kể chuyện là người biết tất cả", biết cả cốt truyện, nhân
vật và dẫn dắt nhân vật hành động. Tác giả cho rằng có hai hình thức kể trực
tiếp là: "người kể kể về mình" (người kể chuyện ở ngôi thứ nhất) và "người
kể kể về người khác" (người kể chuyện ở ngôi thứ ba).
Như vậy mảng tài liệu lý luận về vấn đề người kể chuyện khá phong
phú và thống nhất, góp phần bổ sung cho nhau. Các tác giả đều nhất trí người
tự sự là người dẫn dắt câu chuyện của tác phẩm; có thể là hình tượng tác giả
cũng có thể là một nhân vật do tác giả sáng tạo nên; có thể lộ diện hoặc ẩn
tàng; có thể xuất hiện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một
sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái
nhìn của tác giả, làm cho sự tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm
thêm phong phú và nhiều phối cảnh.
Không có bất cứ một nguyên tắc nào trong việc lựa chọn ngôi tự sự.

Lựa chọn như thế nào là do dụng ý của nhà văn trong việc bộc lộ tư tưởng của
mình thông qua tác phẩm sao cho chân thực và khách quan nhất. Trong "Ngân
Thành cố sự", Lý Nhuệ đã chọn cho mình một người kể chuyện hấp dẫn, lôi
cuốn độc giả.
1.2. Ngôi kể truyền thống, cách kể sáng tạo
Về vấn đề "ngôi kể", từ trước tới nay, tác phẩm văn học thường được
kể ở hai ngôi chính là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Thông thường, khi người

15
kể chuyện là một nhân vật trong tác phẩm, xưng "tôi" thì có nghĩa là chuyện
được kể ở ngôi thứ nhất. Còn chuyện được kể bằng một người kể chuyện giấu
mặt, không tên tuổi, ta gọi đó là người kể chuyện ngôi thứ ba. Gần đây các
nhà nghiên cứu còn bàn đến vấn đề người kể chuyện ngôi thứ hai - với tư
cách là người đối thoại với độc giả.
Tiểu thuyết của Lý Nhuệ đi theo lối cũ, sử dụng ngôi kể thứ ba, người
kể chuyện giấu mặt (ẩn tàng). Lần đầu tiên khi kể lại câu chuyện về thành phố
Ngân Thành trong tiểu thuyết “Chốn xưa”, tác giả sử dụng ngôi kể chủ đạo là
ngôi thứ ba. Trong tác phẩm “Chốn xưa” chỉ duy nhất một lần tác giả sử dụng
ngôi thứ nhất xưng "tôi" để kể lại câu chuyện. Đó là trong phần ba chương hai,
nhân vật Lý Nãi Chi xưng tôi "ghi vào nhật kí những trang băn khoăn, khổ
đau, bàng hoàng và tuyệt vọng":
"Ngày 5 tháng 1 năm 1928. Đêm hôm qua lại mơ thấy thầy Nho, không
biết đây là lần thứ bao nhiêu. Lần nào cũng đều sợ hãi và thê thảm như nhau.
Tôi kêu lên làm chị Hận giật mình, chạy đến hỏi mơ thấy gì. Giấc mơ vô cùng
thê thảm làm sao nói với chị được. Trên thế gian này có nơi đâu giết thầy một
cách tàn nhẫn đến như thế không? Một thế giới tàn nhẫn như vậy quả là nỗi
đau thương lớn nhất của loài người?'' [27, 49].
Lần thứ hai, trở lại với con người và vùng đất Ngân Thành trong tiểu
thuyết "Ngân Thành cố sự", Lý Nhuệ hoàn toàn chỉ sử dụng ngôi kể thứ ba
truyền thống. Người kể ẩn tàng, đứng ngoài cuộc, quan sát kể lại mọi sự kiện

xảy ra ở thành phố Ngân Thành giai đoạn trong thời Vãn Thanh năm 1910.
Áp dụng cách làm của Manfred Jahn - tác giả cuốn "Trần thuật học,
nhập môn lý thuyết trần thuật”, chúng tôi sẽ khảo sát tất cả các đoạn mở đầu ở
các phần của các chương trong cuốn tiểu thuyết "Ngân Thành cố sự" để khẳng
định Lý Nhuệ chỉ sử dụng ngôi kể thứ ba.

16
Chương/Phần
Đoạn văn
Ngôi kể/Điểm nhìn
I/ 1.
Người Ngân Thành ngày nay đã không
còn ngửi thấy mùi phân trâu nữa rồi. Vào
hai triều Minh - Thanh hoặc sớm hơn,
trước đó sáu bảy trăm năm người Ngân
Thành vẫn dùng phân trâu khô làm nhiên
liệu đun nấu
NKC giấu mặt kể theo điểm
nhìn của tác giả
2.
Những người lính vác theo một cái sọt to
bê bết máu từ ngoài phố vào trong gian
phòng lớn của quán trà Hội Hiền. Máu
tươi chảy ròng ròng qua khe sọt. Vào cái
khoảnh khắc đáy sọt chạm đất Nhiếp Cần
Hiên nghe thấy rất rõ tiếng máu rơi.
Nhiếp Cần Hiên có cảm giác những giọt
máu tươi bắn thẳng vào mắt mình.
NKC giấu mặt đi chuyển
điểm nhìn từ mình sang

nhân vật Nhiếp Cần Hiên
3.
Mặc cho anh trai kiên quyết phản đối mặc
cho anh trai luôn miệng cảnh cáo không
được chính dáng gì tới đám con gái
"China", nhưng Hideyam Hoko vẫn thích
đến bến đò Thính Ngư để giặt quần áo.
NKC giấu mặt kể theo điểm
nhìn của tác giả
4.
Hoko biết vì sao anh trai kiên quyết phản
đối chuyện tình cảm của cô. Người cô
yêu là Ino Toruzo. Anh không phải là
người Nhật mà là người Trung Quốc,…
NKC giấu mặt kể tựa vào
điểm nhìn của nhân vật
Hoko
5.
Khi bước ra quán trà, Âu Dương Lang
Vân và Hideyama Ojiro đột nhiên nhìn
thấy hai cái xác không đầu. Tự nhiên
Ojiro thấy kích động và muốn chụp ảnh.
Anh biết đây là cơ hội hiếm có, là một
NKC giấu mặt kể tựa vào
điểm nhìn của nhân vật
Ojiro

17
cảnh tượng dễ gì đã gặp
6.

Thời gian còn lại không nhiều, nhưng giờ
này vẫn còn nắng, mặt trời chênh chếch
đằng tây chiếu xuống thành phố san sát
như bát úp sau lưng, một khung cảnh
nghìn năm dễ gì đã gặp
NKC giấu mặt kể theo điểm
nhìn của tác giả
7
Cách cổng Tây của thành cũ không xa có
một con đường núi nhỏ tách ra từ đường
cái, xe ngựa có thể chạy. Men theo con
đường được rừng tùng che phủ đó
khoảng năm dặm về phía tây nam, sẽ tới
cuối thung lũng
nt
II/ 1.
Nhiếp Cần Hiên lơ đãng ngậm chặt
miệng chiếc ống điếu bằng bạc trắng,
nhẹ nhàng rít một hơi, rồi lại một hơi nữa
mới phát hiện ra những sợi thuốc trong
nõ điếu đã cháy hết từ lâu…
NKC giấu mặt kể tựa vào
điểm nhìn của nhân vật
Nhiếp Cần Hiên
2.
Nhạc Thiên Nghĩa đứng trên chiếc ghế
bành quấn chặt vải đỏ, từ trong lỗ châu mai
của bức tường đổ nát ở cửa ải Đồng Lĩnh,
hết nhòm về phía Đông lại ngó về phía
Tây. Thời tiết rất đẹp không một gợn mây,

đúng là một ngày đẹp trời đầy nắng.
NKC giấu mặt kể theo điểm
nhìn của tác giả
3.
Dốc phân trâu nằm trên ngọn núi Tạ Vũ
Phong. Lưng chừng núi có một cái động,
người Ngân Thành gọi nó là Động Tiên.
Tương truyền trước kia có một vị đạo sĩ
đã từng tu luyện tại đây.
Nt
4.
Trịnh lão gia cắm ba thẻ hương vào bát
Nt

18
hương trên bàn thờ, rồi chùi lòng bàn tay
vừa được rửa sạch vào chiếc tạp dề da
trước ngực, sau đó cao giọng gọi với vào
nhà trong
5.
Cách đây hai năm trường Dục Nhân khai
giảng năm học đầu tiên. Do thời gian
chuẩn bị tương đối gấp, trăm công nghìn
việc rối như canh hẹ, nên chưa kịp sáng
tác một bài hát cho trường.
Nt
6.
Cùng với việc tống Âu Dương Lang Vân
vào nhà lao, Nhiếp Cần Hiên lập tức dẫn
người và vũ khí đến trường Dục Nhân.

Từng toán lính từ trong doanh trại ra
khỏi thành bóng tôi nhập nhoạng, súng
ống kinh người tiếng chân rầm rập
Nt
7.
Đoàn quân vào đến Đồng Lĩnh tốc độ
hành quân liền chậm lại rõ rệt. Hai khẩu
sơn pháo, mỗi khẩu do bẩy chú ngựa
kéo, dù vậy công việc kéo pháo vẫn vô
cùng vất vả.
Nt
III/ 1.
Nhìn đoàn quân Nhiếp Cần Hiên mất hút
trong đêm, Lưu Lan Đình tuy rất do dự
nhưng rồi anh vẫn quyết định không đợi
vị Tổng chỉ huy đó nữa, lập tức đình chỉ
việc chuẩn bị bạo động, nhanh chóng cất
giấu toàn bộ vũ khí.
Nt
2.
Mặc dù nóc lán đã phủ kín cành cây, quần
áo vẫn ướt đẫm sương thu. Khi Nhạc Thiên
Nghĩa ngồi dậy xoa xoa cánh tay mỏi nhừ,
đêm đen vẫn còn đang ngự trị…Tối qua lại
NKC giấu mặt di chuyển
điểm nhìn từ mình sang
nhân vật Nhạc Thiên Nghĩa

19
có người vào báo, chừng ba trăm đội viên

tiếp tục bỏ ngũ. Nhạc Thiên Nghĩa than
thầm: thích đi đâu thì đi Nhạc Thiên
Nghĩa này chẳng ép ai tạo phản.
3.
Thổi nấu ăn uống đàng hoàng xong xuôi,
một tốp chủ lực của tiểu đoàn Một, trung
đoàn Hai, lữ đoàn hỗn hợp Một, thuộc sư
đoàn bộ binh số 17 tiến lên phía trước năm
dặm, hợp cùng với toán quân đi trước.
NKC giấu mặt kể theo điểm
nhìn của tác giả
4.
Sương rất nặng đến cả tiếng chim hót
trong rừng cũng như ướt đẫm hơi sương.
Mặt trời vẫn còn chưa lên tới đỉnh núi,
nhưng những tia nắng sớm vẫn cứ dồn
hết đám mù xuống thung lũng.
Nt
5.
Vào cái tối mà Âu Dương Lang Vân ra
tự thú, Nhiếp Vần Hiên đã thả hết toàn
bộ nghi phạm ngay trước mắt anh ta…
Nt
6.
Người Ngân Thành đều biết hai mươi
tháng tám là ngày sinh nhật Lưu Tam
Công của Đôn Mục Đường, hơn nữa họ
còn biết ngày hai mươi tháng tám năm
nay là lần sinh nhật thứ sáu mươi, lục
tuần đại khánh.

Nt
IV/ 1.
Qua trấn Kê Minh, thế núi thấp hẳn
xuống, qua đèo là nhìn thấy Ngân Thành
từ xa. Những cần trục cao sừng sững,
dãy tường thành đồ sộ, dòng sông Ngân
Khê uốn lượn như chiếc đai ngọc đã
trong tầm mắt.
Nt

20
2.
… Cái đầu trong giỏ treo trên tường
thành kia có đúng là đầu của Âu Dương
Lang Vân không? Làm sao có thể tin
được một Âu Dương Lang Vân thư sinh
trói gà không chặt mà lại bị người ta chặt
đầu? Không quan tòa, không tòa án,
không bất kì một cuộc điều tra, không
một chứng cứ thế mà một đầu người đã
bị chặt!
NKC giấu mặt kể tựa theo
điểm nhìn của nhân vật
Ojiro
3.
Vượng Tài cắm hai thân cây ngải khô
đang cháy dở vào một chiếc bát đựng
gạo, rồi chụm mồm thổi một hơi nhẹ.
Phù, tắt rồi! Hai cây ngải vừa rồi hãy còn
cháy vậy mà thoắt cái vụt tắt, tỏa ra hai

làn khói xanh huyền bí vò giữa khoảng
tối trước mắt
NKC giấu mặt kể chuyện
theo điểm nhìn của tác giả
4.
Bà Sáu Thái đóng cổng, quay lại thở phào,
giờ thì rảnh rang rồi một xu nhân tình cũng
không nợ ai. Nợ những người chất phác
hiền lành như Vượng Tài thì lại càng áy náy
không yên. Cảnh mẹ góa con côi sao mà
dám nợ tình nghĩa thiên hạ ?
NKC giấu mặt kể theo điểm
nhìn của nhân vật bà Sáu
Thái
5.
Lưu Chấn Võ sau khi hạ trại tại trường
Dục Nhân, vội dẫn theo kị vệ binh trở vè
vườn Hương Quế Phố Văn Miếu. Đội kị
binh dũng mãnh, súng ống mới tinh
phóng trên đường phố, cá sắt nện trên đá
lát đường cồm cộp.
NKC giấu mặt kể theo điểm
nhìn của tác giả
6.
Bảy tám ngọn đèn mỡ trâu treo trên
tường, trên cột hai bên bàn rượu, mùi mỡ
Nt

21
trâu theo làn khói đen tỏa khắp. Cách bài

trí trọng đại sảnh vẫn theo kiểu cũ.
7.
Chẳng ai nói được một năm có bao nhiêu
lượt thuyền chở muối đi về trên dòng
Ngân Khê. Cũng chẳng ai nói được rõ
ràng trong một năm có bao nhiêu muối
được chuyển đi từ Ngân Khê và có bao
nhiêu tiền bạc chảy về Ngân Khê.
Nt
8.
Ngày hai mươi ba tháng tám, cứ như có
người ra lệnh, nghìn vạn con trâu từ bốn
phương lũ lượt kéo về Ngân Thành như
nước thủy triều. Trên đường lớn hay
đường mòn, đâu đâu cũng thấy từng đàn
trâu như dưới đất chui lên, cùng đi về
một hướng
Nt
Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy: người kể chuyện hàm ẩn trong
tác phẩm có hai trường hợp. Trường hợp một: Người kể chuyện hàm ẩn tựa
vào điểm nhìn của nhân vật để kể. Trường hợp hai: người kể chuyện hàm ẩn
kể lại câu chuyện theo điểm nhìn của chính mình. Và nhiều khi điểm nhìn của
người kể chuyện có sự di chuyển từ: điểm nhìn của mình sang điểm nhìn của
nhân vật. Nhiều người hay nhầm ở trường hợp một cho rằng người kể chuyện
ở đây là nhân vật, ngôi thứ ba. Thực chất vấn đề không phải như vậy. Chúng
tôi xin phân tích đoạn văn mở đầu thuộc phần 5 chương I của tiểu thuyết
"Ngân Thành cố sự":
"Khi bước ra quán trà, Âu Dương Lang Vân và Hideyama Ojiro đột
nhiên nhìn thấy hai cái xác không đầu. Tự nhiên Ojiro thấy kích động và
muốn chụp ảnh. Anh biết đây là cơ hội hiếm có, là một cảnh tượng dễ gì đã

gặp. Đáng tiếc trong tay lại không có máy ảnh. Hơn nữa hiện tại anh còn phải

22
hộ tống người bạn đồng hành của mình về trường. Anh sốt ruột kéo Âu
Dương Lang Vân đi ra phía ngoài." [29, 52 ].
Ở đoạn văn trên không có sự xuất hiện trực tiếp của ngôi thứ nhất chỉ
có sự xuất hiện của ngôi thứ ba được cụ thể hoá bằng tên riêng (Ojiro) với
cảm nhận (thấy kích động), suy nghĩ (biết đây là cơ hội hiếm có, tiếc là trong
tay không có máy ảnh), tâm trạng (sốt ruột), hành động (kéo tay Âu Dương
Lang Vân đi ra phía ngoài). Ojiro là nhân vật hành động, là chủ thể của hành
động được kể lại, là chủ ngữ trong câu. Ojiro thuộc về hiện thực được nói đến.
Mặt khác, Ojiro không phải là người kể chuyện xưng bằng tên riêng, có một
người nào đó nữa quan sát Ojiro, kể về Ojiro. Người kể chuyện hàm ẩn này
đã mượn giọng nhân vật để kể. Có như vậy anh ta mới dễ dàng nhập vào đời
sống nội tâm của Ojiro - một người háo hức đến Trung Quốc vì tính hiếu kì.
Với cách kể này, Lý Nhuệ tạo nên ở người đọc những cảm giác trực tiếp, gần
gũi với nhân vật khiến chúng ta không có cảm giác đang nghe kể mà đang
chứng kiến trực tiếp.
Những đoạn văn mở đầu ở các phần của các chương với ngôi kể thứ ba,
người kể chuyện giấu mặt, kể theo điểm nhìn của tác giả; anh ta tỏ ra là một
"thượng đế toàn thông". Anh ta biết mọi thứ về nhân vật, sự kiện: chuyện
những đàn trâu kéo về Ngân Thành trong ngày hội, lịch sử Ngân Thành đầy
ắp khói phân trâu khô, biệt thự Tùng Sơn, dốc Phân Trâu, động Tiên Để
khách quan hoá tự sự và khẳng định vai trò của độc giả trong tiếp nhận, Lý
Nhuệ đã sử dụng kĩ thuật di chuyển điểm nhìn vào nhân vật. Người kể chuyện
giấu mặt nhưng đã dần dần dời chỗ vào nhân vật, nhìn nhận mọi sự kiện bằng
điểm nhìn, cách nhìn của nhân vật. Chúng tôi sẽ khảo sát cụ thể vấn đề này ở
phần 1.3 của chương hai. (2)
Đối chiếu với các nhà văn Trung Quốc đương đại, chúng tôi thấy: Lý
Nhuệ đã táo bạo lựa chọn cho mình một lối đi riêng trong vấn đề ngôi kể. Cao


23
Hành Kiện, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Linh Sơn" sử dụng người tự sự
ở ngôi nhân xưng thứ hai. Nhà văn Giả Bình Ao đa số sử dụng ngôi nhân
xưng thứ nhất trong các tiểu thuyết của mình. "Tần xoang" là một cuốn
trường thiên thành công của Giả Bình Ao. Toàn bộ câu chuyện về những biến
thiên của phố Thanh Phong trong hai mươi năm được tác giả đặt dưới lời kể
của nhân vật Dẫn Sinh: "Chuyện này cũng đã lâu lắm rồi, chỉ có những người
cao tuổi ở phố Thanh Phong này là hiểu rõ, còn những người ít tuổi chẳng ai
biết gì, nhưng tôi tôi lại biết" (Điệu Tần, Lê Bầu dịch, NXB Văn hóa thông tin,
2007). Với tiểu thuyết của Mạc Ngôn, chuyện cũng thường được kể theo ngôi
thứ nhất. Trong "Cao lương đỏ", tôi kể về câu chuyện của ông tôi (Từ Chiếm
Ngao), bà tôi (Phượng Liên), bố tôi (Đậu Quan). Trong "Báu vật của đời"
nhân vật tôi - đứa con thứ chín của nhà Thượng Quan - cũng dùng đôi mắt
tuổi thơ để nhìn nhận những chuyện của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị của mình.
Trong "Đàn hương hình" có sự kết hợp giữa ngôi kể thứ nhất và thứ ba.
Với bút lực vững vàng của mình, Lý Nhuệ dẫu để người kể chuyện ở
ngôi thứ ba vẫn khiến người đọc bị cuốn hút theo những dòng tả cảnh đẹp,
đượm buồn đến nao lòng; những kiến thức mới mẻ, thú vị về vùng đất Ngân
Thành. Nhà văn cũng khiến người đọc khắc khoải, dằn vặt cùng Nhiếp Cần
Hiên với những suy nghĩ về thời cuộc, cùng Lưu Lan Đình với những trăn trở,
do dự trước quyết định huỷ bỏ lệnh bạo động Người kể chuyện hàm ẩn đã
tựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể và độc giả của họ cũng không kém phần
bị cuốn hút vào câu chuyện của con người toàn thông ấy. Đó chính là sự tài
tình và sáng tạo trong cách kể của tác giả. Ở điểm này, chúng ta thấy nhà văn
Nam Cao của Việt Nam cũng là một trường hợp như thế. Với ngôi kể thứ ba
nhưng Thứ, San, Oanh, Đích trong tiểu thuyết "Sống mòn" khiến chúng ta bị
ám ảnh mãi về những kiếp sống đang ngày càng rỉ ra, mài mòn đi; những đay
nghiến tầm thường trong bữa cơm thường nhật.

×