Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.83 KB, 97 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ THÙY TRANG


NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA HUCKLEBERRY
FINN TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI




HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VŨ THÙY TRANG


NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA HUCKLEBERRY
FINN TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI
Mã số: 602230



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Hải Phong


HÀ NỘI - 2014

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
Đại học Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ
Hải Phong, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn nhiệt tình, tận tâm và
cho Tôi những lời khuyên quý báu, những định hƣớng giúp
Tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, Tôi xin gởi lòng biết ơn đến Cha - Mẹ, ngƣời thân
và bạn bè, những ngƣời luôn quan tâm và động viên Tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Học viên
Vũ Thùy Trang







“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 12
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 13
CHƢƠNG 1: CỐT TRUYỆN 15
1.1. Khái quát về cốt truyện 15
1.1.1. Cốt truyện là gì ? 15
1.1.2. Phân loại cốt truyện và sự hình thành cốt truyện phiêu lƣu 16
1.1.3. Vai trò & chức năng của cốt truyện 18
1.2. Cốt truyện của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn 19
1.2.1. Nội dung cốt truyện 19
1.2.2. Chất phiêu lƣu trong cốt truyện Những cuộc phiêu lưu của Huck
Finn. 20
CHƢƠNG 2: KHÔNG – THỜI GIAN 32
2.1. KHÔNG GIAN 32
2.1.1. Không gian thiên nhiên. 32
a. Không gian dòng sông Mississippi 33
b. Không gian Rừng 38
2.1.2. Không gian xã hội 41
a. Xã hội đồng tiền 41

b. Xã hội chiếm hữu nô lệ 42
c. Xã hội lƣu manh và bạo lực 42
2.1.3. Không gian phong tục 44
2.2. THỜI GIAN 45

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

2

2.2.1. Thời - không gian cản trở 46
2.2.2. Thời gian từ điểm nhìn trần thuật: 52
a. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn quá khứ đến điểm nhìn hiện tại 52
b. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn 54
CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT 59
3.1. Nhân vật qua cái Tôi du hành 59
3.2. Nhân vật Cặp đôi 67
3.3. Nhân vật qua thủ pháp tiếng cƣời 70
3.3.1. Tiếng cƣời tƣơng phản 71
3.3.2. Tiếng cƣời giễu nhại 72
3.4. Nhân vật qua những vận động về tính cách. 74
3.5. Những cách tân thể loại trong thủ pháp xây dựng nhân vật 79
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91















“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

3

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi truy ngƣợc về nguồn gốc của thể loại phiêu lƣu, các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, trong văn hóa văn học phƣơng Tây, nguồn gốc của thể loại này có
lẽ bắt đầu xuất hiện ở Thế kỷ thứ VIII trƣớc Công nguyên, với bộ sử thi
Odyssey của Homer. Khai thác chủ đề trung tâm là chủ nghĩa anh hùng qua câu
chuyện kể về cuộc hành trình nguy hiểm của Odyssey, các nhà nghiên cứu cho
rằng, chính Odyssey đã thiết lập một khuôn mẫu cho tất cả các cốt truyện phiêu
lƣu sau này. Có không ít tác phẩm đã đi theo khuynh hƣớng đó, bằng bút pháp
sử thi và cảm hứng lãng mạn, khắc hoạ lại hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến
đấu và bảo vệ những lí tƣởng cao đẹp nhƣ Những cuộc phiêu lưu của Sherlock
Holmes, Ông già và biển cả, Đảo giấu vàng, Sáu người đi khắp thế gian
Tiểu thuyết, với tƣ cách là một thể loại văn xuôi, ra đời rất lâu sau sử thi, và
nhanh chóng trở thành một thể loại chủ đạo trong văn học hiện đại. Hầu hết các
tác phẩm vĩ đại của văn học Thế giới Thế kỉ XIX - XIX đều đƣợc xây dựng trên
thể loại tự sự này (Chiến tranh và hoà bình, Tấn trò đời, Những người khốn
khổ, Giã từ vũ khí ). Đặc trƣng bởi sức chứa một dung lƣợng hiện thực khổng
lồ, tiểu thuyết gần nhƣ đã trở thành phƣơng thức khắc hoạ và chuyển tải sinh
động nhất hiện thực lịch sử nhân loại qua các thời kì. Nhiều hình tƣợng nhân

vật, mô típ tiêu biểu của tiểu thuyết đã đi vào trong đời sống cũng nhƣ không ít
những nguyên mẫu của cuộc đời đã bƣớc lên trang sách qua bút pháp điển hình
hoá. Trong nhiều chủ đề khác nhau của tiểu thuyết, có thể nói, tiểu thuyết phiêu
lƣu đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển chung của thể loại cũng nhƣ của
toàn nền văn học. Theo Từ điển Văn học (2004), tiểu thuyết phiêu lƣu là thể
loại tiểu thuyết có cuộc phiêu lƣu (the adventure), có các nhân vật tham gia trên
một hành trình, đi khám phá những vùng đất mới và đấu tranh cho một lý tƣởng
xã hội. Những cuộc phiêu lƣu này thƣờng gắn với những yếu tố nguy hiểm, rủi
ro, hay đơn giản chỉ là những thách thức mà nhân vật chính sẽ phải đối mặt

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

4

trong toàn bộ cuộc hành trình. Thông qua việc thám hiểm, vƣợt qua những cơ
hội và thử thách, các nhân vật sẽ khám phá ra những giá trị sống, những đích
đến mà con ngƣời luôn hƣớng tới.
Trong nền văn học hiện đại nói chung và văn học Mỹ nói riêng, Mark Twain
có thể coi là một trong những tác giả có những đóng góp quan trọng ở thể loại
tiểu thuyết. Với ƣu thế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật tạo
tiếng cƣời thông minh, dí dỏm, Mark Twain đã làm nên sức sống vĩnh cửu cho
các tác phẩm của ông. Chính nhà văn đã từng chia sẻ: Cái hài là ân huệ lớn nhất
mà nhân loại đƣợc hƣởng thụ. Đó là lí do mà mỗi thời đại, mỗi độc giả tìm đến
các tác phẩm của ông đều tìm thấy sự đồng cảm, một khát vọng mơ hồ đƣợc
giải thoát hay thoả mãn chính bản thân mình. Chất liệu hiện thực trong các tác
phẩm của ông đƣợc khai thác từ những kí ức tuổi thơ trên dòng Mississippi
hoang dã. Có thể thấy, với việc tập trung khắc hoạ tiếng cƣời và trẻ em, thành
công đầu tiên của Mark Twain chính nằm ở việc ông đã biết chọn một đối
tƣợng phản ánh hết sức gần gũi, phù hợp với độc giả.
Tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của Mark Twain là

một trong số những tác phẩm nhƣ thế. Tiếp nối Những cuộc phiêu lưu của Tom
Sawyer, năm 1883, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn chính thức ra
mắt độc giả sau hơn 5 năm thai nghén. Câu chuyện kể về cuộc phiêu lƣu của
cậu bé Huck thông minh, lém lỉnh và Jim - ngƣời bạn da màu bên dòng sông
Mississippi hùng vĩ và những miền đất dọc bên sông. Đó cũng là con đƣờng hai
cậu bé vƣợt lên những bất công của xã hội, tìm đến tự do và hƣớng đến những
lí tƣởng cao đẹp. Đại văn hào Ernest Hemingways đã có một câu nói nổi tiếng:
“Toàn bộ nền văn học Mỹ đương đại đều bắt đầu bằng “Những cuộc phiêu lưu
của Huckleberry Finn”. Đó là tác phẩm hay nhất mà chúng ta từng có”.
Thuộc thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu, theo nhƣ cái tên mà Mark Twain ngay
từ đầu đã chọn đặt cho tác phẩm, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn
nằm trong số những tác phẩm hành trình mà qua đó, nhân vật sẽ trƣởng thành

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

5

trong hành động và nhận thức. Cuộc du hành của Huck và bạn đồng hành đến
những vùng đất khác nhau của nƣớc Mĩ, gặp gỡ một loạt những con ngƣời khác
nhau, trong số đó có cả những ngƣời du hành (travelers) chính là cái cớ cho
mọi tình huống và những phát triển của hình tƣợng nhân vật. Bên cạnh đó,
chúng ta còn hoàn toàn có thể bắt gặp yếu tố của một cuốn tiểu thuyết giáo dục
(hay tiểu thuyết tập sự “apprenticeship novel”) qua câu chuyện về những trải
nghiệm của cậu bé Finn cũng nhƣ những bài học về cuộc sống. Là một tác
phẩm đƣợc dựng nên bởi nhiều đặc trƣng thi pháp thể loại khác nhau, Những
cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn sẽ giúp cho chúng ta hình dung tổng thể
về tiểu thuyết và tiểu thuyết phiêu lƣu, trên hành trình từ khi định hình đến khi
dần ổn định và hoàn thiện.
Với một tác phẩm chứa đựng rất nhiều vấn đề lý thú, đa chiều, đa dạng về
phong cách thể loại nhƣ Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, chúng tôi

mong muốn rằng, việc khai thác và tìm hiểu chất phiêu lƣu - yếu tố trung tâm
độc đáo trong tác phẩm này sẽ đóng góp thêm một đánh giá mới về những
phƣơng diện làm nên thành công vang dội của tác phẩm. Bên cạnh đó, thông
qua việc chỉ ra những đặc sắc toàn diện từ nội dung đến nghệ thuật, chúng tôi
muốn góp phần khẳng định lại vị trí của Mark Twain trong nền văn học Mỹ
hiện đại với vai trò là ngƣời cách tân, đổi mới quan trọng về thể loại văn học.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Có không ít những tên tuổi lớn đã làm nên dấu ấn và sự thành công của văn
học Mỹ nhƣ Ernest Hemingway, Edgar Adlan Poe, Walt Whitman, Henry
James, Jack London, William Faulkner, John Steinbeck, Saul Bellow, Toni
Morrison… Trong số đó, không thể không kể đến Mark Twain với những tác
phẩm đƣợc độc giả nhiều thế hệ ngƣỡng mộ cùng những đóng góp quan trọng
trong sự định hình, cách tân thể loại tiểu thuyết hiện đại. Sau đây, chúng tôi sẽ
điểm qua một số các công trình nghiên cứu về Mark Twain trong phạm vi tƣ
liệu bao quát đƣợc.

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

6

 Tƣ liệu bằng Tiếng Việt
Trƣớc hết có thể kể đến những công trình tổng quan về văn học phƣơng Tây,
trong đó có nền văn học Mỹ và những tác giả tiêu biểu nhƣ: Lịch sử văn học
phƣơng Tây, Văn học phƣơng Tây của nhóm tác giả Đặng Anh Đào, Phùng
Văn Tƣu, Hoàng Nhân… Đi vào chi tiết hơn, chúng tôi có khảo sát cụ thể nền
văn học Hoa Kỳ nói chung và tác giả Mark Twain nói riêng trong một số
chuyên luận của các tác giả: Hữu Ngọc (Hồ sơ văn hoá Mỹ), Lê Huy Bắc (Văn
học Mỹ, Mark Twain và Tom Sawyer), Nguyễn Đức Đàn (Hành trình văn học
Mỹ), Lê Đình Cúc (Văn học Mỹ - Mấy vấn đề về tác giả; Lịch sử văn học Mỹ).
Bên cạnh đó, những bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành

của các nhà nghiên cứu Giang Tân, Thanh Việt Thanh, Huy Liên, Lê Huy Bắc,
Lê Đình Cúc cũng đã gợi mở cho chúng tôi những tƣ liệu, những vấn đề quan
trọng trong quá trình tiếp cận và khảo sát đối tƣợng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các chuyên luận, bài viết đều theo
hƣớng khẳng định và tôn vinh tác giả Mark Twain và những tác phẩm của ông.
Tuy nhiên, có thể thấy nổi lên hai vấn đề chính: giá trị hiện thực và tính hài
hƣớc trong tác phẩm của Mark Twain. Trong đó, Những cuộc phiêu lưu của
Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn đƣợc nhắc đến
nhƣ hai kiệt tác để đời của đại văn hào.
Nhận định về Mark Twain, có không ít những nhà nghiên cứu đã đƣa ra
những đánh giá trên nhiều diện thành tựu mà ông mang lại cho văn học Mỹ Thế
kỉ XIX. Các tác giả Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Hoàng Nhân trong cuốn
Văn học phƣơng Tây (1998) đã khẳng định Mark Twain “Là nhà văn lớn nhất
của Mỹ Thế kỉ XIX, với những tác phẩm mà giá trị phê phán, tính chất hiện
thực và yếu tố hài hước hoà quyện vào nhau tạo nên một phong cách độc nhất
vô nhị” [39, tr. 450 – 451]. Không những thế, các nhà nghiên cứu còn cho rằng
nhà văn đã dùng cái hài nhƣ một phƣơng thức tƣ duy nghệ thuật để chuyển tải
nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc; Lấy châm biếm và hài hƣớc làm vũ khí,

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

7

Mark Twain đã phê phán sâu sắc nhiều mặt xã hội Mỹ Thế kỉ XIX. Văn của
Mark Twain luôn ngộ nghĩnh, dí dỏm khiến ngƣời đọc luôn mỉm cƣời; Mặc dù
giọng văn có vẻ hài hƣớc nhƣng những sự kiện đƣợc nêu ra luôn luôn có một
giá trị sâu sắc và thực tế. Tuy trong các tác phẩm của ông luôn có những nét hài
hƣớc hấp dẫn không bao giờ cạn nhƣng vẫn bắt nguồn từ một suy nghĩ nghiêm
túc sâu sắc.
Một số nhà nghiên cứu khác tập trung phân tích tiếng cƣời đa bậc trong sáng

tác của Mark Twain. Tác giả Hữu Ngọc của công trình Hồ sơ văn hoá Mỹ
khẳng định: “Trong cái cười cợt của Mark Twain lắng u buồn của một tâm hồn
còn tin vào lý tưởng, ngay cả trong những tác phẩm cuối đời rất bi
quan”[24;tr. 80]. Tác giả Giang Tân trong bài Chất hài của Mark Twain (Báo
Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, số 209 ra ngày 21/01/1982) cho rằng cái
hiện thực phản ánh trong tác phẩm của Mark Twain cũng là hiện thực của đất
nƣớc, con ngƣời Mỹ, trong cái nhìn phê phán những điều lạc hậu và đả kích
những bất công: “Nội dung truyện của Mark Twain mang chất hài từ đầu đến
cuối, cái cười có khi tươi mát, có khi chua xót, mang được nội dung, tư tưởng
của thời đại.”[34, tr. 52]. Nhƣ vậy, có thể thấy, giá trị hiện thực và tiếng cƣời
đa sắc thái chính là hai điểm nổi bật trong đặc trƣng phong cách của Mark
Twain.
Cùng với Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu
của Huckleberry Finn cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến đánh giá từ phía các nhà
nghiên cứu. Các tác giả của cuốn Bách khoa toàn thư tuổi trẻ - Văn học và
nghệ thuật, bên cạnh việc khẳng định Mark Twain là Lincoln của nền văn học
hiện thực Hoa Kỳ Thế kỉ XIX, khi đề cập đến tác phẩm này còn đƣa ra nhận
định: “Cuốn tiểu thuyết này vừa miêu tả tinh tế hiện thực chủ nghĩa lại vừa có
sự phân tích tâm lí cụ thể, lại có cả những cảnh tượng kỳ ảo, hào hứng… Nó sử
dụng phổ biến các loại khẩu ngữ, tục ngữ, tiếng lóng dân gian, vừa giàu hơi
thở đời sống lại vừa lưu loát gọn gàng” [43;tr. 250]. Cũng trên quan điểm ấy,

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

8

các tác giả của công trình Thập đại tùng thư - Mười đại văn hào thế giới (Phong
Đảo dịch) đƣa ra những nhận xét xác đáng: “Việc tạo dựng hình tượng nhân vật
chính Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là một đột phá trong nền văn học
Mỹ… Huck rất ít màu sắc lãng mạn, chú trọng thực tế, sáng suốt và chú ý nhiều

đến kinh nghiệm”[44;tr. 295]. Đây có thể coi là một gợi mở để ngƣời đọc tiếp
cận đặc điểm và tính cách của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn.
Tác giả Lê Đình Cúc trong chuyên luận Lịch sử văn học Mỹ, khi bàn về
Những cuộc phiêu lƣu của Tom Sawyer cho rằng, đây: “Không chỉ nói đến số
phận con người mà còn là bức tranh rộng lớn, miêu tả nhiều mặt đời sống xã
hội Mỹ” [9; tr.16]. Trong bài viết Nghệ thuật châm biếm - hài hước trong tiểu
thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số
5/1997), tác giả Lê Huy Liên cũng đã chỉ ra tiếng cƣời trong tác phẩm của
Mark Twain đƣợc tạo ra từ sự đối lập giữa thế giới trẻ thơ hồn nhiên và thế giới
ngƣời lớn nguy hiểm, xấu xa. Tiếng cƣời đa thanh ở đây đƣợc tạo ra trên nhiều
cung bậc từ hồn nhiên, dí dỏm cho đến mỉa mai, chua xót.
Ngoài ra có thể kể đến những công trình nghiên cứu gần với đề tài chúng tôi
lựa chọn nhƣ luận văn của thạc sĩ khoa học Ngữ văn Phan Thị Kim Oanh với
đề tài:“Nghệ thuật hài hƣớc, châm biếm trong Những cuộc phiêu lưu của
Huckleberry Finn”. Luận văn của tiến sĩ khoa học Ngữ văn Dƣơng Thị Ánh
Tuyết với đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mark
Twain” cũng là những công trình gợi mở và rút kinh nghiệm cho chúng tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này.
 Tƣ liệu bằng tiếng nƣớc ngoài
Các tác phẩm của Mark Twain và phong cách nghệ thuật đặc trƣng của ông
đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của không ít các học giả trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
những công trình nghiên cứu quan trọng về Mark Twain và Những cuộc phiêu

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

9

lưu của Huckleberry Finn ở những khía cạnh gần với đề tài và đối tƣợng nghiên
cứu nhất.

Tác giả Kathryn VanSpanckeren khi nghiên cứu về Mark Twain cùng tiểu
thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn trong Đại cương văn học
Hoa Kỳ (1990), ngoài việc ghi nhận nghệ thuật sử dụng tiếng lóng và phƣơng
ngữ, còn nhận định: “Với Twain và các nhà văn Hoa Kỳ khác ở cuối Thế kỉ
XIX, chủ nghĩa hiện thực không chỉ là kỹ thuật văn chương. Nó là cách thức để
nói sự thật và làm nổ tung tập quán cũ mèm. Vì vậy, đó là sự giải phóng dữ dội
và là mối bất hoà tiềm tàng với xã hội. Ví dụ tiêu biểu nhất là: Những cuộc
phiêu lưu của Huck Finn, cậu bé nghèo quyết định nghe theo tiếng nói lương tri
mình, giúp một nô lệ da đen bỏ trốn đến vùng tự do, ngay cả khi Huck nghĩ
rằng việc làm đó có nghĩa rằng cậu sẽ bị đày xuống địa ngục vì vi phạm pháp
luật” [19;tr. 48]. Nói cách khác, tác giả công trình đã gợi mở một phƣơng diện
tiếp cận Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn với tƣ cách là nhân vật bị chối
bỏ, phủ nhận thực tại và khao khát tìm kiếm tƣơng lai tƣơi sáng.
Cũng bàn về Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, nhà nghiên cứu
Everett Emerson trong cuốn Hợp tuyển Heath về văn học Hoa Kỳ (1998) bắt
đầu bằng câu hỏi: “Tại sao cho đến nay Huckleberry Finn vẫn là cuốn sách nổi
tiếng nhất của Mark Twain?”. Qua quá trình nghiên cứu, câu trả lời đƣợc đƣa
ra là bởi “trong cuốn sách đó, những tình cảm sâu sắc nhất của tác giả đã tìm
thấy lối thoát. Thông qua phát ngôn viên Huck, trong một khoảng thời gian,
ông có thể tìm thấy tự do cho bản thân từ sự câu thúc của văn hoá mà một phần
trong ông đã lựa chọn để chấp nhận nó” (16;tr. 272). Peter Conn trong cuốn
Văn học Hoa Kỳ (1989) lại tìm cách chỉ ra những đóng góp của Mark Twain
trong sự đối sánh với Henry James, bằng cách trích lời Henry James: “Sự lựa
chọn của tôi là thế giới cũ”, trong khi của Mark Twain là “thế giới mới” với tất
cả “sự không phù hợp, sự đa dạng hầu như không thể phân loại của nó”. Peter
Conn cũng xếp Mark Twain vào đội ngũ những nhà văn mang tƣ tƣởng ủng hộ

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

10


cái mới và tác phẩm của ông, hiển nhiên cũng sẽ bao hàm nhiều yếu tố hiện đại
hơn các nhà văn cùng thời.
Năm 1999, Emory Elliott - tổng chủ biên công trình Lịch sử Columbia về
tiểu thuyết Hoa Kỳ cũng đƣa ra những phân tích kỹ lƣỡng về điểm nhìn dịch
chuyển và cái tôi du hành - một đặc trƣng nổi bật của tiểu thuyết phiêu lƣu khi
bàn về đối tƣợng chúng tôi nghiên cứu: “Mark Twain khám phá lại miền Nam
thời tiền chiến trong Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn và Chàng
ngốc Wilson để thẩm vấn hiện tại. Bằng cách dịch chuyển hành trình tự sự của
Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn từ phía Bắc lên phí Nam, từ tự do đến nô
lệ và hơn nữa, từ sự vận động của Jim như một nô lệ bỏ trốn đến trò khôi hài
của Tom để trả tự do cho một con người tự do. Twain đang ghép đôi quá khứ
với thực tại, miền Bắc với miền Nam, để tra vấn ý nghĩa của sự tự do cho người
Hoa Kỳ gốc Phi và cả quốc gia nói chung dưới hậu quả của thời kì tái thiết
(các bang miền Nam sau nội chiến 1861 - 1865)” [45;tr. 24].
Ngoài ra, khi nhận định cụ thể hơn về Những cuộc phiêu lưu của
Huckleberry Finn, Miles Donald trong lời giới thiệu về Tom Sawyer và Những
cuộc phiêu lưu của Huck Finn (1991) đã chỉ ra sự tiếp nối giữa hai cuốn tiểu
thuyết: “Có lẽ sự khác nhau cơ bản nhất về phương diện thể loại giữa hai cuốn
tiểu thuyết là quan hệ đối với người đọc. Nói ngắn gọn, mặc dù người lớn và
trẻ con có lợi ở những cấp độ khác nhau và theo các cách khác nhau từ cả hai
cuốn sách, nhưng Tom Sawyer nguyên thuỷ được viết cho trẻ em còn
Huckleberry Finn nguyên thuỷ là viết về trẻ em nhưng lại dành cho người lớn”
[tr. 12]). Cùng với đó, tác giả đồng thời khẳng định tầm vóc của Những cuộc
phiêu lưu của Huck Finn - một trong những tiểu thuyết xuất sắc hàng đầu của
Hoa Kỳ: “Không nghi ngờ gì nữa, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là một
trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất, ai đó có thể không đồng ý, nhưng nó
là cuốn tiểu thuyết vĩ đại đầu tiên của Hoa Kỳ. Trong bối cảnh, hành động, tính
cách, đề tài và có lẽ địa hạt nổi trội nhất là ngôn ngữ tinh tuý của người Hoa


“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

11

Kỳ… Đây không chỉ là câu chuyện của Huck, mà còn là sự tường thuật của cậu
ta. Cũng thế, sức thuyết phục nhanh chóng đã hé lộ rằng đây là một Huck mới
với thái độ nước đôi nhiều hơn những trò trẻ con của Tom…” [tr. 19]. Từ một
góc độ khác, Leo Marx trong bài Chàng hoa tiêu và vị hành khách (The pilot
and the passenger) đã chỉ ra nhân tố quyết định sự thành công của tiểu thuyết
này chính là phong cách trần thuật phƣơng ngữ của Mark Twain: “Mục đích
của tôi không phải là tâng bốc lối trần thuật phương ngữ như là một kỹ thuật
siêu hạng phổ biến. Mỗi một nhà văn khám phá ra phương pháp tối ưu nhất
phù hợp với sự cảm nhận cuộc sống mà anh ta sáng tạo. Đương nhiên, trong
trường hợp này, sử dụng phương ngữ là sự giải phóng đối với Sam Clemens.
Khi ông nhìn dòng sông bằng đôi mắt của Huck, bỗng nhiên ông được giải
thoát khỏi những diễn đạt nhàm chán nào đó mà lẽ ra một nhà văn phải sử
dụng. Hẳn là ngớ ngẩn khi để Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn miêu tả
dòng sông Mississippi như là bức tranh phong cảnh siêu phàm” [50;tr. 57].
Nhƣ vậy, có thể thấy, một trong những yếu tố tạo nên chuyến phiêu lƣu kỳ diệu
của Những cuộc phiêu lƣu của Huck Finn chính là nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên qua ngôn ngữ của Huck.
Một nhà nghiên cứu khác là Henry Nash Smith trong bài viết Một trái tim
lành mạnh, một lương tri méo mó cũng đánh giá cao thành công về phƣơng
diện nghệ thuật trong Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Ông cho
rằng: “Tác phẩm chứa đựng ba thành tố chính. Nổi bật nhất là câu chuyện về
những cuộc phiêu lưu của Huck và Jim trong cuộc chạy trốn về miền tự do. Jim
bỏ trốn khỏi ách nô lệ thực sự. Huck thì từ bỏ sự độc ác của cha cậu, từ bỏ
những nỗ lực văn minh hoá với mục đích tốt đẹp của cô Watson và bà goá
Douglas, từ bỏ sự trọng vọng và tập quán nói chung. Thành tố thứ hai trong
tiểu thuyết là sự châm biếm xã hội đối với những thị trấn dọc bờ sông. Sự mỉa

mai thường là khôi hài tột độ, đặc biệt là những tình tiết liên quan đến tên quận
công và vua lưu manh, nhưng nó cũng liên quan đến bạo lực ghê sợ, như mối
huyết thù Grangerford - Shepherson hay vụ giết lão Boggs không có khả năng

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

12

tự vệ của đại tá Sherburn. Thành tố chính thứ ba trong cuốn sách là việc định
hình đặc điểm tính cách đang phát triển của Huck”.[51; tr. 118].
Tác giả W.H.Auden trong bài viết Huck và Oliver lại chọn cách tiếp cận từ
góc độ văn hoá đối với tác phẩm này. Ông đã chỉ ra sự khác nhau trong văn hoá
Châu Âu và văn hoá Hoa Kỳ qua một số chủ đề nhƣ thái độ đối với thiên nhiên,
đối với quy luật tự nhiên, đối với tiền bạc và mối quan hệ giữa chúng… khi so
sánh đối chiếu hai tác phẩm nói trên: “Huckleberry Finn là một trong những
cuốn sách chìa khoá cho việc tìm hiểu về văn hoá Hoa Kỳ” [tr. 112]. Tác giả
bài viết cũng chỉ ra sự giống và khác nhau giữa hai nhân vật Huck và Artful
Dodget bằng cái nhìn xã hội học văn hoá. Điểm này gợi mở cho chúng tôi nhiều
phƣơng diện khi nghiên cứu bản sắc Hoa Kỳ qua cuộc phiêu lƣu của Những
cuộc phiêu lưu của Huck Finn.
Nhƣ vậy, ngoài giá trị hiện thực và tiếng cƣời châm biếm nhƣ các nhà
nghiên cứu trong nƣớc đã chỉ ra, Mark Twain còn đƣợc các nhà nghiên cứu trên
thế giới ca ngợi nhƣ một bậc thầy của việc sử dụng phƣơng ngữ và nghệ thuật
trần thuật tài hoa, chặt chẽ, mạch lạc. Những luận điểm đó đã gợi mở cho chúng
tôi rất nhiều trong quá trình tiếp cận cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của
Huckleberry Finn từ góc độ thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu. Tiếp thu và rút kinh
nghiệm từ những luận điểm đó, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần khẳng định
lại một lần nữa giá trị vững bền của tiểu thuyết nói trên cũng nhƣ tầm vóc và sự
ảnh hƣởng toàn nhân loại của đại văn hào nƣớc Mỹ Mark Twain trong công
trình nghiên cứu này.

III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tƣơng ứng với tên đề tài: Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn từ
góc nhìn thể loại, mục đích của luận văn này là nghiên cứu tác phẩm Những
cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn dƣới góc nhìn thể loại tiểu thuyết phiêu
lƣu. Để thực hiện mục đích đó, chúng tôi thực hiện những nội dung sau:

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

13

- Tìm hiểu, khai thác và đánh giá phƣơng pháp xây dựng cốt truyện trong
tác phẩm.
- Tìm hiểu, khai thác và đánh giá đặc trƣng phƣơng pháp xây dựng không
gian & tổ chức và vận động thời gian trong tác phẩm.
- Tìm hiểu, khai thác và đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật và những
cách tân thể loại của Mark Twain.
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành luận văn chủ yếu dựa trên phƣơng pháp tiếp cận về thi
pháp học văn bản, thi pháp học thể loại kết hợp với thi pháp học văn hóa.
Luận văn cũng đƣợc tiến hành bằng một số thao tác nghiên cứu cụ thể nhƣ:
khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, bình giá, tổng hợp, hệ thống, đối chiếu,
so sánh đồng đại và nghịch đại.
V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là tiểu thuyết Những cuộc phiêu
lưu của Huckleberry Finn từ góc nhìn thể loại. (gọi tắt là Những cuộc phiêu lưu
của Huck Finn)
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chọn khảo sát chính trên bản dịch
tiếng Việt Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, dịch giả Xuân Oanh,
NXB. Văn học 2002. Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo thêm nguyên bản tiếng
Anh The Adventure of Huckleberry Finn, NXB. Charles L.Webster And

Company, 1884.
VI. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi
bao gồm 03 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cốt truyện
Chƣơng 2: Không – thời gian

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

14

Chƣơng 3: Nhân vật























“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

15

CHƢƠNG 1: CỐT TRUYỆN
1.1. Khái quát về cốt truyện
1.1.1. Cốt truyện là gì ?
Cốt truyện là một trong những phƣơng diện quan trọng của tác phẩm văn
học, đặc biệt là với thể loại tự sự học, trong đó là tiểu thuyết. Vậy cốt truyện là
gì ? Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện đƣợc xem là tiến trình của các sự
kiện. Cốt truyện tạo ra một trƣờng hoạt động cho các nhân vật, và từ đó ngƣời
đọc có thể xem xét và lý giải đƣợc tính cách của nhân vật. Tuy nhiên, quan niệm
này chỉ mới đề cập đến một số khía cạnh quan trọng của cốt truyện (nhƣ tiến
trình sự kiện, trƣờng hoạt động của nhân vật…), chứ chƣa phải là toàn bộ các
yếu tố tạo thành cốt truyện.
Trong cuốn Lý luận văn học (Nxb Giáo dục), Phƣơng Lựu (chủ biên) cùng
với các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng: “Cốt truyện là hình thức sơ đẳng
nhất của truyện”, “Cốt truyện thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra
cho đến kết thúc”. Cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: thắt nút,
phát triển, cao trào, mở nút. Ngoài ra, cốt truyện còn bao gồm phần trình bày và
vĩ thanh. Một định nghĩa khác cũng đƣợc đƣa ra bởi nhà nghiên cứu Lại Nguyên
Ân trong 150 thuật ngữ văn học: “Cốt truyện là một phương diện của lĩnh vực
hình thức nghệ thuật chỉ lớp biến cố hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố
(tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả
trong tác phẩm”; “cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tác phẩm
tự sự và kịch”[1;tr. 34]. Cốt truyện tạo ra một trƣờng hoạt động cho các nhân

vật, từ đó nó cho phép tác giả thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách
của nhân vật. Tóm lại, “cốt truyện có chức năng quan trọng, thậm chí quyết định
trong một tác phẩm văn học. Cốt truyện không phải gì khác mà chính là lớp biến
cố trong tác phẩm đó”[sđd].
Các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
Từ điển thuật ngữ văn học đã đƣa ra một khái niệm tổng hợp hơn về cốt truyện,

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

16

theo đó, cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư
tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong
hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các thể loại tự sự và kịch”[15, tr.].
Cốt truyện“là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện
sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật” [15, tr.].
Tóm lại, cốt truyện là một khái niệm văn học khá phức tạp và xoay quanh nó
cũng có nhiều quan niệm và định nghĩa. Dù diễn giải theo quan niệm nào, thì
điểm chung nhất về khái niệm cốt truyện cũng là: Cốt truyện là một hệ thống cụ
thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể
hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất
định nhằm thể hiện chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm.
1.1.2. Phân loại cốt truyện và sự hình thành cốt truyện phiêu lƣu
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, gắn với lịch sử thăng trầm của
nhân loại, cốt truyện cũng có nhiều biến đổi phức tạp. Có rất nhiều ý kiến, tranh
luận, biện giải khác nhau từ các nhà nghiên cứu về cách thức phân chia cốt
truyện.
Theo Aristote, có hai loại cốt truyện: cốt truyện đơn giản và cốt truyện phức
tạp. Trừ những cốt truyện đơn giản với các hành động liên tục, thống nhất thì ở
cốt truyện "đan vào nhau" (phức tạp), hành động của nhân vật luôn diễn ra

qua đột biến và nhận thức. Đột biến tức là sự thay đổi sự kiện theo chiều ngƣợc
lại và sự chuyển biến từ chỗ không biết đến biết thông qua đột biến là sự nhận
biết có ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, đột biến hay nhận thức phải bắt nguồn từ chính
bản thân thành phần cốt truyện. Aristote nhấn mạnh đến chức năng, nhiệm vụ
của các sự kiện thông qua việc sắp xếp, bài trí nhƣ thế nào để làm sao căn cứ
trên cơ sở của sự đột biến của các sự kiện có thể tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ
nhất định.
G.N. Pospelov trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học, với quan
điểm rằng cốt truyện đƣợc hình thành chủ yếu nhờ hành động của nhân vật, thể

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

17

hiện các xúc cảm, ý nghĩa, ý định của con ngƣời; đã chỉ ra rằng cốt truyện luôn
đƣợc triển khai trên nền của những xung đột căng thẳng, nói cách khác, chức
năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn đời sống. Tính chất
xung đột/ mâu thuẫn trong truyện lại do chủ đề mà nhà văn lựa chọn quyết định
cùng với phƣơng thức thể hiện chúng là hết sức đa dạng và biến đổi một cách
lịch sử. Dựa trên mối liên hệ giữa các sự kiện, G.N.Pospelov đã chia cốt truyện
thành hai loại: cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm. Mỗi dạng cấu tạo cốt
truyện đƣợc xác định tuỳ thuộc vào sự kết hợp giữa các sự kiện trong truyện
là mối liên hệ thời gian lấn át hay mối liên hệ nhân quả chiếm ƣu thế.
Trong bài nghiên cứu công phu in trên tạp chí Văn học số 7 (2008) về Cốt
truyện trong tự sự, PGS.TS Lê Huy Bắc đã dựa trên mối quan hệ loại hình (tự
sự, trữ tình, sân khấu) để đƣa ra cách thức phân chia cốt truyện.
Từ thế kỷ XIX trở về trƣớc, cốt truyện tự sự chủ yếu là cốt truyện kịch tính.
Từ thế kỉ XX trở đi, cơ bản là cốt truyện thơ (hoặc trữ tình).
Theo đó, Cốt truyện kịch tính tập trung vào xung đột: “Kiểu cốt truyện này
ra đời rất sớm, ngay từ khi con người biết kể một câu chuyện. Thể loại văn học

dân gian cổ xưa nhất, thần thoại, ngay lập tức sở hữu kiểu cốt truyện này. Đến
nay, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thần thoại là thể loại văn học không tự
giác, có nghĩa mục đích ra đời của thần thoại không phải là văn chương mà chỉ
là tín ngưỡng, niềm tin vào tôn giáo cổ xưa của con người. Tuy nhiên, sự tác
động của thần thoại đến mọi hình thức văn học về sau, đặc biệt là tự sự, thì vô
cùng to lớn. Chính thần thoại đã cung cấp cho các dạng thức tự sự sau nó một
cái khung trần thuật, bao gồm sự hư cấu cốt truyện, nhân vật, lời kể, lời tả Cho
dù những nhà cách tân tự sự có tài ba, phi thường đến mức nào đi nữa thì họ
vẫn không thể nào đoạn tuyệt khỏi cái khung tự sự nguyên thủy thần thoại ấy.”
[4, tr. 34-44]. Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc cũng chỉ ra rằng, trừ những thần
thoại với cốt truyện đơn giản ra đời trong giai đoạn sơ khởi (thần thoại sáng
thế); sau này, đặc biệt trong những thần thoại kể về những ngƣời anh hùng thì
cốt truyện đã có sự phức tạp nhất định. “Vẫn trên nền những sự kiện, tình huống

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

18

gay cấn, người anh hùng luôn được đặt trong các tình huống phiêu lưu. Cốt
truyện phiêu lưu ra đời, một mặt đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học truyền
miệng không liền mạch của cư dân cổ đại (vì dung lượng của một cuộc phiêu
lưu là vừa đủ cho một lần kể), mặt khác đấy là biện pháp hữu hiệu nhất để khắc
họa chân dung nhân vật khi mà người kể chưa biết cách xâm nhập vào thế giới
nội tâm sâu kín của con người.”; “Truyện phiêu lưu, bản thân đã hàm chứa tư
tưởng triết học về sự tồn tại của con người, bởi suy cho cùng một cá nhân, một
sự tồn tại nào không hàm chứa trong nó tính phiêu lƣu. Bản chất của phiêu lưu
là luôn tuân thủ hai nguyên tắc ngẫu nhiên và tất nhiên”; “Thế rồi, trong quá
trình sinh tồn, con người chiếm lấy phần tất nhiên thuộc về mình (những biểu
hiện văn hóa có thể cắt nghĩa bằng lí trí của nhân loại là tất nhiên). Còn ngẫu
nhiên (những yếu tố không thể nào lí giải bằng lí trí, bằng tư duy lôgic) thì được

đẩy sang phía siêu nhiên, bất khả tri. Đây chính là chỗ dựa để con người duy trì
sự tồn tại của mình và cũng chính là điểm tựa để con người thực hiện tư duy, cắt
nghĩa sự tồn tại, phát triển, của cuộc sống và mọi thứ khác” [sđd].
Từ đó, nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc khẳng định, cốt truyện phiêu lưu chính là
nơi lƣu giữ hiệu quả và cân bằng đƣợc hai yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên này.
Đó cũng là lý do vì sao càng văn minh, càng lý trí bao nhiêu thì con ngƣời lại
càng có xu hƣớng bị lôi cuốn bởi truyện phiêu lƣu. Bởi lẽ sự ngẫu nhiên, siêu
nhiên sẽ luôn là sự lý giải mà con ngƣời tìm đến cho những gì nằm ngoài khả
năng hiểu biết của mình.
1.1.3. Vai trò & chức năng của cốt truyện
Đối với một tác phẩm văn học, chức năng cơ bản nhất của cốt truyện chính
là phơi bày các xung đột xã hội, xung đột tâm lý từ đó thể hiện đƣợc số phận,
tính cách nhân vật cũng nhƣ tái hiện đƣợc hiện thực xã hội. Nhà văn xây dựng
cốt truyện là để phản ánh các quan hệ và mâu thuẫn của đời sống. Cốt truyện
còn tạo ra môi trƣờng để nhân vật bộc lộ tính cách. Đối với các nhân vật điển
hình thì cốt truyện đóng vai trò then chốt trong việc bộc lộ tính cách và lý giải

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

19

cho số phận nhân vật. Đôí với nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng, cốt truyện
có vai trò dựng lại cả quá trình hình thành và phát triển của tính cách trong quan
hệ với xã hội & môi trƣờng sống.
Rõ ràng, cốt truyện có vai trò hết sức quan trọng đối với một tác phẩm văn
chƣơng tự sự. Tuy nhiên, cũng cần thấy một điều rằng, có khi cùng một cốt
truyện nhƣng lại sẽ có nhiều văn bản trần thuật khác nhau. Trƣờng hợp này xuất
hiện rất nhiều trong thể loại cổ tích – với cùng một motip cốt truyện nhƣng lại
xuất hiện nhiều dị bản khác nhau ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia. Sở dĩ nhƣ vậy
là do sự “gia công” hay nghệ thuật xây dựng cốt truyện của mỗi nghệ sĩ là không

giống nhau. Vì vậy, khi tiếp cận tác phẩm văn học, chúng ta cần đánh giá đƣợc
sự sáng tạo riêng biệt của tác giả ở phƣơng diện xây dựng cốt truyện, bên cạnh
những phƣơng diện nội dung và nghệ thuật khác.
1.2. Cốt truyện của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn
1.2.1. Nội dung cốt truyện
Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn xuất bản năm 1884, đƣợc xem là phần
tiếp theo của Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (xuất bản năm 1876). Với
vai trò nhân vật chính, cũng đồng thời là nhân vật kể chuyện, đƣợc “chuyển
giao” sang cho Huck Finn – đứa trẻ “giang hồ” và lém lỉnh vốn đã gây ấn tƣợng
lớn với độc giả Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là câu
chuyện kể về những cuộc phiêu lƣu “sống còn” của Huck dọc dòng sông
Missiissipi cùng với ngƣời bạn đồng hành Jim – một ngƣời nô lệ da đen đang
chạy trốn.
Hành trình của Huck và Jim trên chiếc bè xuôi theo dòng Mississipi đƣợc kể
trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn đã thành công đến mức khiến cuốn
tiểu thuyết này sau đó đƣợc đánh giá là một trong những tác phẩm văn học vĩ
đại nhất trong nền văn học Hoa Kỳ. Và hình ảnh Huck và Jim trên chiếc bè trôi
theo dòng sông, đi đến tự do, là một trong những hình ảnh bất hủ nhất trong văn
học Mỹ.

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

20

1.2.2. Chất phiêu lƣu trong cốt truyện Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn.
a. Cốt truyện tập trung vào sự kiện – biến cố.
Ngay từ tiêu đề, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn đã đƣợc xác lập thuộc
về thể loại tiểu thuyết phiêu lƣu. Lấy sự kiện, tình tiết (vốn là vật liệu “then
chốt” để xây dựng cốt truyện phiêu lƣu) làm tiêu chí, Những cuộc phiêu lưu của
Huck Finn đƣợc xếp vào loại cốt truyện phân đoạn (chƣơng hồi). Những cuộc

phiêu lưu của Huck Finn có tổng cộng 42 chƣơng chính và 1 chƣơng cuối cùng
(The Chapter Last). Trong đó, có thể rất dễ dàng tóm tắt từng sự kiện – biến cố
xảy đến với Huck (và Jim) từ khởi đầu cho đến khi cuộc phiêu lƣu tạm kết thúc,
tƣơng ứng với từng chƣơng trong cuốn tiểu thuyết:
- Từ chƣơng 1 đến 4: Cuộc sống của Huck ở nhà bà quả phụ Douglas
- Chƣơng 5 đến 7: Biến cố đầu tiên: Bố Huck trở về, bắt cóc Huck vào
rừng, Huck bỏ trốn khỏi bố và quyết định không quay trở về nhà bà
Douglas.
- Chƣơng 8: Huck tình cờ gặp Jim khi chú đang trên đƣờng bỏ trốn khỏi
nhà chủ (cô Watson). Jim trở thành ngƣời đồng hành cùng Huck kể từ
đây.
- Chƣơng 9 đến 11: 3 mẩu chuyện nhỏ: Huck và Jim phát hiện 1 căn nhà
với 1 cái xác đàn ông trôi trên sông – Jim bị rắn cắn – Huck lên bờ thám
thính và biết đƣợc cả thị trấn tin rằng Huck đã bị giết, Jim đang bị lùng
bắt với giá treo thƣởng là 300 đô la.
- Chƣơng 12 đến 14: Huck & Jim tình cờ bị kẹt trong xác một chiếc tàu
đắm cùng với một toán cướp. Hai đứa thoát ra nhờ trộm đƣợc chiếc xuồng
cùng vô khối của nả, đồ đạc của bọn cƣớp.
- Chƣơng 15: Huck & Jim lạc nhau trong đêm sƣơng mù trên sông.
- Chƣơng 16: Chạm trán đám người đi lùng bắt, thoát nạn nhờ trò láu cá
của Huck. Đêm xuống, chiếc bè của Huck & Jim bị một chiếc tàu thủy
đâm phải, vỡ tan tành; hai đứa lạc nhau lần nữa.

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

21

- Chƣơng 17 đến 18: Huck gặp gia đình Grangerford và vô tình là nhân
chứng của vụ thảm sát giữa hai dòng họ Grangerford và Shepherdson.
Gặp lại Jim.

- Chƣơng 19 đến 31: Gặp hai tên lừa đảo “Nhà vua” và “Quận công”: Bị
chúng lừa bắt trở thành tay sai và buộc phải tham gia những trò lừa đảo.
Jim bị bán đi. Huck đƣợc hai tên lừa đảo thƣơng tình chỉ đƣờng tìm đến
ngƣời đã mua Jim – gia đình Phelps
- Chƣơng 32: Nhà Phelps nhận nhầm Huck là Tom Sawyer, đứa cháu mà
họ đƣợc báo là đang trên đƣờng đến thăm. Huck buộc phải đóng giả Tom.
- Chƣơng 33: Huck gặp Tom. Tom tinh quái đóng vai chính ông em ruột
Sid để lừa gia đình ông chú Phelps. Huck tình cờ thấy “nhà vua” và “quận
công” bị bêu ngoài quảng trƣờng.
- Chƣơng 34 đến 41: Huck & Tom thực hiện một kế hoạch “công phu” để
giải cứu Jim. Tom bị trúng đạn trên đường cùng Huck đưa Jim đi trốn
- Chƣơng 42: Hạ màn: Dì Polly xuất hiện, Tom & Huck bị bại lộ thân
phận thật. Jim từ một tên nô lệ bỏ trốn, suýt chút nữa bị treo cổ thành một
ngƣời da đen tự do.
- Chƣơng cuối: Đoạn kết: Jim tiết lộ bố Huck chính là cái xác dạo nọ tron
căn nhà hoang trên sông. Huck vẫn quyết định tiếp tục cuộc hành trình
của riêng mình “đến địa phận ngƣời da đỏ” trƣớc khi bà dì họ Sally của
Tom nhận Huck làm con nuôi.
Tuân theo đúng thủ pháp xây dựng cốt truyện truyền thống của thể loại tiểu
thuyết phiêu lƣu, cốt truyện của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn đƣợc lắp
ghép lắp ghép từ sự kiện khác nhau xảy đến với ba đứa trẻ (Huck, Jim và Tom);
Quan hệ giữa các sự kiện này khá lỏng lẻo, hầu nhƣ đều là những sự kiện xảy ra
độc lập với nhau; trong khi đó thì yếu tố kịch tính, bất ngờ lại đặc biệt đƣợc chú
trọng, Chính sự kịch tính và bất ngờ liên tiếp này đã làm nên sức hút đặc biệt
cho Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, khiến độc giả không thể rời mắt khỏi

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin” từ góc nhìn thể loại

22


trang sách, nín thở trƣớc từng sự biến xảy đến với của nhân vật, để rồi vỡ òa vui
thích trƣớc cái cách mà những đứa trẻ của Mark Twain xử lý những biến cố ấy.
Cốt truyện phiêu lƣu luôn bao gồm những hành động gay cấn, thậm chí trở
thành mối nguy hiểm đe dọa tính mạng của nhân vật. Nhà nghiên cứu Đào Ngọc
Chƣơng, khi bàn đến mối quan hệ giữa cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết
phiêu lƣu đã viết: “ Tiểu thuyết phiêu lưu luôn gắn liền với kiểu nhân vật hành
động…Vì thế kết cấu – cốt truyện phiêu lưu phải là một chuỗi các sự biến
thường là do hành động của nhân vật gây ra mà sự biến nào cũng có thể đẩy
nhân vật đến những điểm mút (không gian, thời gian) đầy bất ngờ, và hành động
cứ thế tiếp tục, tiếp diễn.” [, tr. 122,123]. Trong những chuyến phiêu lƣu của
mình, Huck và Jim đã gặp hết biến cố này đến biến cố khác, mà hầu hết đều bất
ngờ, hồi hộp và không ít lần đe dọa đến tính mạng, khiến cả hai “sợ rúm cả
người”, đẩy chúng tới chỗ phải hành động tiếp. Chuyến hành trình gắn với vô số
những chuyện bất ngờ của Huck và Jim trong Những cuộc phiêu lưu của Huck
Finn đã thể hiện rõ nhất kiểu kết cấu – cốt truyện này.
Huck Finn, từng đồng hành với Tom Sawyer trong Những cuộc phiêu lưu
của Tom Sawyer , bây giờ, trong vai trò ngƣời kể chuyện đã thuật lại rất hấp dẫn
hành trình trốn chạy của mình và Jim, một nô lệ da đen. Huck muốn trốn chạy
khỏi ngƣời cha tàn ác của mình và những thiện chí muốn khai hóa “văn minh”
của bà quả phụ Douglas và cô Watson; còn Jim muốn trốn chạy khỏi những trói
buộc của đời sống nô lệ Cốt truyện cuốn hút độc giả từ đầu đến cuối bởi nhiều
tình tiết bất ngờ, gay cấn xảy ra với Huck và Jim trong suốt chuyến đi, đúng với
tính chất của một tiểu thuyết phiêu lƣu. Đó cũng là một trong những yếu tố quan
trọng khiến cho cuốn tiểu thuyết này trở thành tác phẩm best seller ngay sau khi
xuất bản.
Những sự kiện - biến cố cứ lần lƣợt xảy đến với Huck từ đầu cho đến cuối
câu chuyện, tạo thành những “cái cớ” để cậu ta “sa chân” bƣớc dần vào cuộc
phiêu lƣu lớn nhất và ý nghĩa nhất trong đời. Những biến cố ấy cũng góp phần

×