Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Sự hình thành và phát triển của một số thể văn xuôi quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG



SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ THỂ
VĂN XUÔI QUỐC NGỮ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mã số: 5 04 33




Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Vương



HÀ NỘI - 2004
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


1


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 12
B. PHẦN NỘI DUNG 21
CHƢƠNG I: GIỚI THUYẾT CHUNG 21
1.1. Khái niệm "thể loại nhỏ" 21
1.1.1. Thế nào là "thể loại nhỏ"? 21
1.1.2. Cơ sở lý luận. 27
1.2. Những tiền đề cho sự "định hình" và phát triển các "thể loại nhỏ" của văn xuôi nghệ thuật trong
giai đoạn giao thời (1900 - 1930). 32
1.2.1. Những tiền đề lịch sử - văn hoá. 32
1.2.2. Đội ngũ sáng tác và các quan niệm về văn xuôi nghệ thuật, về thể loại văn xuôi nghệ thuật
của các tác giả văn học giai đoạn giao thời (1900- 1930). 39
1.3. Tiểu kết. 51
Chƣơng II 52
KHÁI QUÁT VỀ NAM PHONG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THỂ
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT TRÊN NAM PHONG 52
2.1.Khái quát về Nam Phong. 52
2.1.1. Bối cảnh tồn tại của Nam Phong 52
2.1.2. Nam Phong tạp chí và các tác giả tiêu biểu của nó. 56
2.2.Các thể loại văn xuôi nghệ thuật trên Nam Phong tạp chí. 62
2.2.1. Các "truỵện ngắn" và "tiểu thuyết" trên Nam Phong. 63
2.2.2. Văn biên khảo trên Nam Phong tạp chí. 66
2.2.3. Văn học dịch trên Nam Phong 68
2.2.4. "Ký" trên Nam Phong. 70
2.3. Tiểu kết. 73
Chƣơng III 73
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA "KÝ " VÀ "TRUYỆN NGẮN" VIẾT BẰNG
CHỮ QUỐC NGỮ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ - NHỮNG
ĐÓNG GÓP CỦA HAI THỂ LOẠI NÀY CHO QUÁ TRÌNH HIỆN

ĐẠI HOÁ VĂN HỌC. 73
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


2
3.1- "Truyện ngắn" viết bằng chữ quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí -những biểu hiện nội dung và
nghệ thuật. 74
3.1.1- Vài nét về nguồn gốc và các quan niệm của nhà văn giai đoạn giao thời (1900 - 1930) về
truyện ngắn. 75
3.1.2. Những biểu hiện về nội dung và nghệ thuật của "truyện ngắn" Nam Phong. 79
3.1.3. Những đóng góp của "truyện ngắn" trên tạp chí Nam Phong cho quá trình hiện đại hoá văn
học Việt Nam. 101
3.2- "Ký" Nam Phong - những biểu hiện nội dung và hình thức. 109
3.2.1- Vài nét về nguồn gốc và những quan điểm của các tác giả đương thời 109
về thể "ký". 109
3.2.2- Vài nét về nội dung và nghệ thuật của "ký" Nam Phong. 112
3.2.3. Những đóng góp của "ký" trên Nam Phong cho quá trình hiện đại hoá văn học. 139
3.3- Tiểu kết. 143
C. KẾT LUẬN 144
PHỤ LỤC 148

















Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài - phạm vi nghiên cứu.
"Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học,
người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và căn bản của văn học và ngôn ngữ,
mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường
phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba" [ 7, 28 ].
Những phát hiện về vai trò, vị trí của thể loại trong dòng chảy văn học của
M.Bakhtin đã khiến giới nghiên cứu, phê bình văn học, trước đây vốn chỉ quan
tâm đến nội dung, trường phái, trào lưu , nhìn vấn đề thể loại bằng con mắt khác,
ít xa lạ hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã mạnh dạn đưa ra những đánh giá
chung về đặc điểm của một nền văn học thông qua hệ thống thể loại. Không ít nhà
nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nhất trí với quan điểm:"Để có thể phân kì
lịch sử văn học một cách chính xác, thể loại là một tiêu chí quan trọng", thậm chí
có người còn khẳng định:"lịch sử văn học là lịch sử phát triển của thể loại văn
học" (Bùi Duy Tân). Thực tế chứng minh, thể loại là một tiêu chí quan trọng để
khảo sát các tiến trình văn học sử. Từ việc đổi thay cơ bản của một hệ thống thể
loại, người ta có cơ sở để bàn tới sự thay thế của một hệ hình văn học này đối với
một hệ hình văn học khác, của một thời đại văn học này đối với một thời đại văn
học khác. Ở phương Tây, đó là "sự phong thánh của các thể loại nhỏ" (từ dùng
của M.Bakhtin), với trung tâm điểm là tiểu thuyết, nó "diễu nhại" các "thể loại

lớn" của nền văn học Cổ đại Hy-La. Còn ở phương Đông, đó là sự đổi thay của
nền văn học từ phạm trù trung đại sang hiện đại, thể hiện rõ nét nhất ở quá trình
dịch chuyển của các thể loại từ vùng ngoại biên vào vùng trung tâm. Những thể
loại trong nền văn học cổ, trung đại vốn bị coi thường, bị xem là "ngoại thư, thạp
thuyết" thì đến một thời điểm nhất định, trước những tác động của hoàn cảnh lịch
sử đã tự vận động để trở thành những thể loại chủ chốt của nền văn học mới. Một
sự đổi thay ở qui mô như vậy cũng đã diễn ra trong lịch sử văn học Việt Nam,
trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Vào thế kỷ XVIII, trong bài Tựa tập thơ Tinh xà kỷ hành, Ngô Thì Nhậm viết:
"( ) Nước Việt ta lấy văn hiến giữ nước, thơ ca thai ngén từ đời Lý, thịnh vượng
ở đời Trần, dấy lên rầm rộ vào đời Hồng Đức, đời Lê. Một bộ Toàn Việt thi lục,
xét về cổ thể thì không nhừng thi ca đời Hán, đời Tấn. Xét về cận thể thì không
nhường thi ca các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh nhả ngọc, phun châu, thật
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


2
đáng gọi là một nước thơ" [41, 76]. Những lời ca ngợi đó đủ để nói lên bề dày của
văn học truyền thống, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của thơ ca trong nền văn
học quá khứ. Cho đến hết thế kỷ XIX, Việt Nam đã có hơn 900 năm phát triển
văn học - một nền văn học mang tính khu vực, sáng tác bằng chữ Hán và chữ
Nôm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các thể loại văn học Trung Quốc, với thơ ca
nằm ở vị trí trung tâm. Sang đầu thế kỷ XX, trên tiến trình văn học dân tộc diễn ra
một quá trình chuyển đổi loại hình, phá vỡ những ranh giới khu vực, đón nhận
những nguồn ảnh hưởng khác, từng bước hoà nhập vào quĩ đạo văn học toàn cầu.
Trên cơ sở đó, diễn ra song song sự phân giải cấu trúc nền văn học Hán Nôm
trung đại và tái cấu trúc một nền văn học mới, viết bằng chữ quốc ngữ, theo định
hướng cận hiện đại hoá. Thơ tuy vẫn phát triển với một đội ngũ sáng tác đông đảo
nhưng càng về sau thì vai trò độc tôn của nó càng giảm. Thơ rất gần với văn xuôi,
thể thơ tự do phát triển, ngôn từ không bị gò ép bởi niêm luật mà trở nên phóng

túng hơn. Điều đó chứng tỏ bước sang thời kỳ cận hiện đại những thể loại vốn
được coi là cao quý, chính thống như thơ ca, phú, văn chính luận…đã không còn
được sáng tác nhiều và tôn trọng như trước.Thay vào đó là sự nảy nở của các thể
văn xuôi mới, du nhập từ phương Tây (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… ) và các
thể văn cách tân từ văn học truyền thống, trước đây bị coi là "nhỏ bé", "tầm
thường" (truyện ký, tuỳ bút, ký sự … ). Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm trong
Việt Nam văn học sử yếu cũng đã đề cập tới sự đổi thay này: "Các cụ ta xưa
không hề viết kịch bản và tiểu thuyết (….) văn xuôi thì trong Việt văn hầu như
không có (…) các cụ chỉ viết văn vần như thơ, phú, ca, ngâm…"[16, 412]. Và khi
nhìn nhận về "tương lai của một nền quốc văn mới" ông đưa ra nhận xét: "các thể
văn cũ biến cải đi, các thể văn mới (tiểu thuyết, phê bình, kịch…) được các nhà
chế tác viết theo…"
Những kiến giải sơ lược trên đây cho thấy, vấn đề thể loại luôn là một vấn đề khó
và chưa được khai thác một cách thấu triệt, mặc dù nó giữ một vai trò không kém
phần quan trọng trong tiến trình phát triển văn học. Trước những đổi thay của văn
học từ phạm trù trung đại sang hiện đại, từ nền văn học viết bằng chữ Hán, chữ
Nôm sang nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống thể loại cũng đã có sự
vận động, biến đổi. Văn xuôi nghệ thuật phát triển làm lu mờ vị trí của thơ ca, tiểu
thuyết, truyện ngắn, ký, kịch,… như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, tạo nên một
diện mạo mới cho văn học dân tộc. Những đặc điểm này là lý do đầu tiên và quan
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


3
trọng nhất để chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là vấn đề thể loại, cụ thể là
những thể văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ.
Có một điều đáng lưu ý là, sự đổi thay hệ thống thể loại không phải thông qua
một sự "lật đổ, cách mạng" nào đó, những cái mới đến thay thế những cái cũ
nhưng không phải chúng hoàn toàn xuất hiện "từ hư vô". Lịch sử văn học thế giới
cung cấp vô số tư liệu để chứng minh rằng trước khi một hay một vài thể loại nào

đó trở nên là "chủ chốt, quan trọng, không thể thiếu" trong một giai đoạn của một
nền văn học cụ thể, chúng đã phải kinh qua một quá trình lâu dài phát sinh, phát
triển, bị kiểm nghiệm, bị thử thách và phải tự chứng tỏ "quyền tồn tại" của bản
thân. Các thể loại văn học Việt cũng không nằm ngoài qui luật đó. Vì vậy, khi tìm
hiểu một thể loại nào đó và muốn khẳng định vị trí của nó trong một nền văn học
cần thiết phải hiểu rõ được qui luật vận động, phát triển này.
Hơn thế, sự phát triển rực rỡ của văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ và sự
"
định
hình", phát triển của hàng loạt
"
thể loại mới" được du nhập từ phương Tây hoặc
cách tân từ những thể loại của văn học truyền thống ở thời kỳ hiện đại không chỉ
là sự tự thân mà phải có một xuất phát điểm. Xuất phát điểm cho sự khởi đầu mới
này là ở những năm đầu thế kỉ XX và được thể hiện khá rõ trên những tờ báo, tạp
chí đầu tiên của nền báo chí Việt Nam.
Xét trong lịch sử báo chí thì Nam Phong không phải là là tờ tạp chí ra đời đầu
tiên, nhưng nó lại có vai trò nhiều mặt trong đời sống tinh thần của xã hội Việt
Nam trong vài chục năm đầu thế kỉ XX. Xét về quy mô, dung lượng, mức độ sâu
rộng của kiến thức phản ánh thì không có tạp chí nào đầu thế kỷ XX có thể so
sánh với nó.Tuy mang tính bách khoa như vậy nhưng Nam Phong vẫn giành phần
trang trọng nhất, lớn nhất cho văn học như: du ký, du hành, tiểu thuyết, tản văn,
truyện ngắn, thơ ca, lý luận phê bình… Với lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn
giao thời, dù muốn dù không Nam Phong đã để lại những dấu ấn đáng kể. Nghiên
cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời không thể bỏ qua Nam Phong tạp chí.
Những sáng tác được đăng tải trên Nam Phong thể hiện một đời sống thể loại hết
sức phong phú, đặc biệt là "truyện ngắn" và "ký". Hai thể loại này không chỉ làm
nên nét đặc trưng riêng cho Nam Phong mà còn góp phần đắc lực vào quá trình
hiện đại hoá văn học Việt Nam. Đây là điều người viết đặc biệt quan tâm và đã
chọn các sáng tác trên Nam Phong cho đề tài của mình.

Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


4
Như đã đề cập đến ở trên, thể loại là một vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi.
Đây cũng là một lĩnh vực rất khó giống như con đường nhiều chông gai mà người
bộ hành nào cũng ngại đi qua. Quyết định đặt chân lên con đường ấy người viết
phải cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, vì khả năng và kiến thức còn hạn chế nên
người viết chỉ khám phá một phần hết sức nhỏ bé đó là một vài thể văn xuôi quốc
ngữ, cụ thể là hai "thể loại nhỏ" truyện ngắn và ký.
Mặt khác, lịch sử văn học Việt Nam rất bề thế mà khuôn khổ của luận văn thì có
hạn, chúng tôi chỉ xin tập trung vào một giai đoạn - giai đoạn văn học có nhiều
biến động và có sức ảnh hưởng sâu đậm nhất đến tiến trình phát triển của cả nền
văn học - giai đoạn giao thời (1900-1930) và cũng chỉ xét trên tờ tạp chí tiêu biểu
nhất - tạp chí Nam Phong.
Trước khi tiến hành trình bày các vấn đề tiếp theo, chúng tôi muốn lưu ý một
điểm chúng tôi muốn lưu ý một điểm, việc chúng tôi dùng thuật ngữ "thể loại
nhỏ" để gọi tên các thể văn xuôi nghệ thuật không phải là sự tuỳ tiện. Thuật ngữ
này, M.bakhtin (nhà nghiên cứu văn học Nga) đã dùng khi viết về quá trình vận
động, phát triển của tiểu thuyết trong lịch sử văn học và nó cũng đã xuất hiện
trong cuốn Truyện ngắn Nga hiện đại của nhà văn E.Subin. Còn việc tại sao lại
gọi các thể loại văn xuôi nghệ thuật là các "thể loại nhỏ" chúng tôi sẽ giải thích
ở chương đầu của luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu - ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Lấy đối tượng nghiên cứu là hai thể loại "truyện ngắn" và "ký" và được
giới hạn phạm vi khảo sát trên tạp chí Nam Phong, mục đích nghiên cứu - ý nghĩa
thực tiễn của luận văn thể hiện ở mấy điểm sau :
- Về nhận thức lịch sử văn học, với đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo cứu
như trên, chúng tôi đã tự xác định tính chất của luận văn là một nghiên cứu về lịch
sử văn học. Hiển nhiên, yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác nghiên cứu văn

học sử là rất rộng lớn.Vì đối tượng nghiên cứu là các sáng tác của văn học quá
khứ, lại trên một tờ tạp chí do Pháp bảo trợ, nên yêu cầu đặt ra cho người nghiên
cứu là phải sưu tầm và khảo tra đầy đủ ở mức có thể các sáng tác, bài viết thuộc
hai thể "truyện ngắn" và "ký" đăng trên tạp chí này, đồng thời đặt chúng trong
dòng chảy văn học, trong sự so sánh với các bộ phận sáng tác khác trên một số
báo, tạp chí đương thời. Công việc đó cho phép tái hiện lại đời sống của hai "thể
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


5
loại nhỏ" này trong một thời kỳ lịch sử phức tạp, trên một tờ tạp chí có nhiều "vấn
đề" với tất cả tính đa dạng, nhiều vẻ của chúng .
- Không chỉ dừng lại ở đó, mục đích chính mà luận văn này muốn đạt tới chính là
việc tìm ra hướng vận động của "truyện ngắn" và "ký" từ truyền thống đến hiện
đại, từ phương Tây sang Việt Nam, đồng thời chỉ ra được những đóng góp của hai
thể loại này cho quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.
Đạt được mục đích đó, luận văn của chúng tôi góp phần thúc đẩy tiếp một hướng
nghiên cứu mới - nghiên cứu loại hình học thể loại (ở đây là "thể loại nhỏ "). Luận
văn này sẽ phục vụ trực tiếp công việc tìm hiểu và giảng dạy văn học Việt Nam
(đặc biệt là mảng văn chương trên báo chí đầu thế kỷ XX) ở các cấp đại học, cao
đẳng và phổ thông trung học. Nó có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho
giáo viên, sinh viên, học sinh ở các cấp học này.
3.Tình hình nghiên cứu - những nguồn tư liệu .
Lấy đối tượng nghiên cứu là "truyện ngắn "và "ký" viết bằng chữ quốc ngữ
trên Nam Phong tạp chí, nguồn tư liệu chính của luận văn này là toàn bộ các
"truyện ngắn"(đoản thiên tiểu thuyết…) và các bài "ký" được Nam Phong giới
thiệu trong suốt 17 năm tồn tại với 210 số báo .
Đồng thời, để phục vụ tốt cho việc viết luận văn, chúng tôi còn tham khảo một số
báo, tạp chí cùng thời hay gần gũi về thời điểm xuất hiện và tồn tại với Nam
Phong như: Đông Dương tạp chí, Hữu Thanh tạp chí nhằm mục đích so sánh các

sáng tác trên đó .
Để hệ thống hoá được mảng "truyện ngắn","ký" trên Nam Phong vào thời điểm
diễn ra tình trạng "bất qui tắc" trong tên gọi thể loại, chúng tôi dựa theo cuốn Mục
lục phân tích tạp chí Nam Phong của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.Việc định loại
các sáng tác của Nam Phong tạp chí chúng tôi cũng dựa theo phần lớn quan điểm
của tác giả này .
Song song với những nguồn văn liệu ấy, một nguồn văn liệu quan trọng khác là
những công trình thể hiện tư tưởng, quan niệm về các thể loại văn xuôi nghệ thuật
đăng tải trên những tạp chí giai đoạn giao thời trong đó Nam Phong là tạp chí giới
thiệu nhiều bài viết về lý luận thể loại hơn cả, và đáng chú ý nhất là công trình
Khảo về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh. Ở công trình này, Phạm Quỳnh đã đưa ra
một định nghĩa về "tiểu thuyết" (trong đó bao hàm cả truyện ngắn)-một thể loại
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


6
mới, du nhập từ phương Tây và khẳng định đó là "thể văn thịnh hành nhất thời
nay".
Cuối cùng là những công trình mang ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu, thể
hiện trong những bộ lịch sử văn học, chuyện khảo. Ngay từ bộ lịch sử văn học
đầu tiên được biên soạn ở Việt Nam - Việt Nam văn học sử yếu(1941), tác giả
Dương Quảng Hàm đã dành khá nhiều trang viết về Nam Phong . Ông đã có
nhiều nhận xét sắc sảo về "nhóm Nam Phong" và sự chuyển biến của hệ thống thể
loại từ trung đại sang hiện đại, đồng thời với những nhận xét đó là những dự báo
về một nền văn xuôi mới - văn xuôi quốc ngữ. Sau bộ lịch sử văn học có ý nghĩa
tiên phong này, nhiều bộ lịch sử văn học khác được biên soạn liên tục trong thời
điểm đất nước bị chia cắt đều có những trang viết hết sức nghiêm túc, công phu
về văn học giai đoạn giao thời nói chung và những thể loại mới trên các báo, tạp
chí đương thời và nhất là Nam Phong tạp chí .
Ở miền Nam, trước năm 1975 có thể kể đến những bộ Việt Nam văn học sử trích

yếu của Nghiêm Toản, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế
Ngũ, Lược sử văn học Việt Nam của Thế Phong, các bộ Lược thảo lịch sử văn học
Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn, các giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của
trường Đại học Sư phạm và Đại học Quốc gia Hà Nội… Bên cạnh những công
trình lịch sử văn học trên còn có những chuyên luận về văn học giai đoạn giao
thời nói chung và một số vấn đề của văn chương trên Nam Phong nói riêng như
cuốn Chủ đích Nam Phong của Nguyễn Văn Trung, Truyện ngắn Nam Phong của
Lại Văn Hùng, Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, Bảng lược đồ văn học Việt
Nam của Thanh Lãng, Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời của Trần Đình
Hượu- Lê Chí Dũng, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan hay một số bài báo, bài
nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành.
Đối chiếu những công trình nói trên có thể cho phép hình dung khá đầy đủ về
thực tế văn học đương thời và phần nào bộ phận văn chương nghệ thuật trên Nam
Phong tạp chí . Tuy nhiên, hạn chế chính là phần lớn những công trình đó đều
được trình bày theo lối khảo tả hoặc dùng nhận thức cảm tính chủ quan bình
giảng, diễn dịch từng tác phẩm văn học. Một số công trình có cách tiếp cận khách
quan và khoa học hơn cả như Bảng lược đồ văn học Việt Nam và Việt Nam văn
học sử giản ước tân biên, thế nhưng, đúng như tên gọi chúng chỉ là những "bảng
lược đồ", những cuốn" văn học sử giản ước" nghĩa là chúng chỉ mang tính tổng
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


7
quan về văn học sử. Cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là một công trình
nghiên cứu, phê bình tác giả- tác phẩm, 79 nhà văn tiêu biểu tham gia sáng tác
văn học quốc ngữ giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến đầu những năm bốn mươi đã
được Vũ Ngọc Phan giới thiệu, trong đó có tới 7 tác giả của Nam Phong. Ông đã
đưa ra những nhận xét khá sắc sảo về lối viết ký của Phạm Quỳnh, những truyện
ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, các trang văn của Đông Hồ… Tuy
nhiên, các nhận xét, đánh giá của Vũ Ngọc Phan còn mang nặng tính chủ quan,

chung chung… Ở những công trình nghiên cứu này, vấn đề thể loại không được
chú ý nhiều, chưa được khai thác đến mức thấu triệt.
Sở dĩ có hạn chế này là do các tác giả vẫn thiếu một ý thức rành mạch, đầy đủ về
tình trạng thể loại trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam giai đoạn giao thời. Chịu
ảnh hưởng của một xu hướng nghiên cứu phương Tây, trung tâm điểm chú ý của
các ông hầu như chỉ tập trung vào "tiểu thuyết" những thể văn xuôi nghệ thuật
khác như "ký" "đoản thiên" "truyện ngắn"đều bị coi như những sản phẩm thứ sinh
, cấp thấp, bước chuẩn bị cho sự ra đời của "tiểu thuyết". Thực tế lịch sử văn học
Việt Nam đã chứng minh cơ hồ ngược lại, ít nhất những thể loại "cỡ nhỏ"đó cũng
có địa vị ngang bằng với "tiểu thuyết".
Mặc dù từ trước tới nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về
vấn đề "định hình" và phát triển các "thể loại nhỏ" của văn xuôi Việt ngữ giai
đoạn giao thời và nhìn thấy được vai trò quan trọng của chúng trong tiến trình
phát triển văn học, nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã có ý thức về tính cụ thể lịch
sử khi nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật Việt Nam. Và cũng đã bước đầu có những
nhìn nhận đúng đắn về vai trò sự biến đổi của hệ thống thể loại. Trong công trình
nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 của các tác giả Trần
Đình Hượu và Lê Chí Dũng, các thể loại đã được nhìn nhận như một thứ hình
thức mang tính nội dung hàm chứa "nội dung thế giới quan" (theo ngôn ngữ
M.Bakhtin). Với một cái nhìn mang tính cụ thể lịch sử, các ông đã vạch được con
đường phát triển của văn xuôi nghệ thuật hiện đại với hai khuynh hướng chính:
tổng duyệt lại những thể văn học truyền thống và mô phỏng văn học phương Tây.
Những thể loại mới của văn xuôi nghệ thuật (trong đó bao hàm cả các "thể loại
nhỏ") được đặt trong mối quan hệ với truyền thống truyện và ký của văn học dân
tộc và văn học nước ngoài. Chính nhờ đó các ông đã phát hiện ra quá trình biến
dạng của truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại khi du nhập vào Việt Nam và quá
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


8

trình cách tân của thể truyện, ký truyền thống. Đây là những chỉ dẫn khái quát
giúp chúng tôi tìm ra hướng khảo sát quá trình "định hình" và phát triển hai "thể
loại nhỏ" của văn xuôi quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí.
4. Phương pháp nhiên cứu.
Khảo sát sự "định hình" và phát triển của thể "truyện ngắn" và "ký" trên
một tờ tạp chí của giai đoạn đầu thế kỷ XX, chúng tôi xác định tính chất của luận
văn là một nghiên cứu văn học sử. Khái niệm "văn học sử " mà chúng tôi sử dụng
ở đây được hiểu như là việc định vị và giải thích sáng tác văn học trong một tập
hợp xác định những ảnh hưởng quy định về lịch sử, xã hội,tư tưởng, văn hoá.
Hiển nhiên chúng tôi còn xác định tính chất của công trình là một nghiên cứu loại
hình học thể loại, nghĩa là tập trung vào việc khảo sát phương diện hình thức thể
loại của văn xuôi nghệ thuật (cụ thể là hai "thể loại nhỏ" truyện ngắn và ký).
Trước hết, bằng những kiến thức về lý luận thể loại và kiến thức văn học sử
chúng tôi tiến hành giới thuyết nhằm đưa ra một cách hiểu nhất định về "thể loại
nhỏ ", sau đó chúng tôi định vị sự phát triển của các "thể loại nhỏ" trong bối cảnh
lịch sử đương thời, đồng thời tìm ra những tiền đề cho sự phát triển ấy. Trong đó
chúng tôi đặc biệt chú ý đến việc đi tìm quan niệm về thể loại của nhà văn đương
thời.
Sau phần giới thuyết chung về vấn đề thể loại và định vị vị trí của các "thể loại
nhỏ" trong bối cảnh lịch sử - văn hoá, trong suy nghĩ, nhận thức của nhà văn,
chúng tôi tiến hành khảo sát một cách sơ lược bộ phận sáng tác bằng văn xuôi
quốc ngữ trên tạp chí Nam Phong trong hoàn cảnh tồn tại, phát triển hết sức phức
tạp của tờ tạp chí này. Về cơ bản, công việc được tiến hành theo phương pháp
thực chứng, khảo tra.
Vẫn bằng phương pháp thực chứng, khảo tra đồng thời kết hợp cả phương pháp
thống kê, phân loại; phương pháp phân tích, tổng hợp… chúng tôi đã mô tả lại
quá trình "định hình" và phát triển của hai thể "truyện ngắn" và "ký" trên tạp chí
Nam Phong.Sau đó chúng tôi tiến hành so sánh với những tác phẩm của các tác
giả khác cùng thời với những tác giả của Nam Phong để rút ra những nhận định
về vai trò, vị trí của truyện ngắn và ký Nam Phong trong toàn bộ tiến trình văn

học dân tộc, từ truyền thống đến hiện đại.


Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


9

















B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I
GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Khái niệm "thể loại nhỏ"
1.1.1. Thế nào là "thể loại nhỏ"?
Từ xưa đến nay, thể loại văn học luôn là vấn đề phức tạp, gây không ít khó

khăn cho các nhà nghiên cứu bởi tính "không tuỵêt đối thống nhất về tên gọi và
quan niệm trong các nền văn học khác nhau, cũng như trong các giai đoạn lịch sử
khác nhau của nền văn học" [20,13]. Chính vì vậy để đưa ra một khái niệm "thể
loại nhỏ" là điều không dễ dàng, nhất là trong điều kiện chưa có một sách lý luận
nào trong và ngoài nước đề cập một cách trực tiếp, hay có một định nghĩa rõ ràng
vấn đề này. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là "thể loại nhỏ" cùng với nội hàm
của nó là cần thiết để làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại và phân tích, đánh
giá các sáng tác văn học, từ đó giúp hình dung được phần nào lịch sử phát triển
của nền văn học dân tộc.
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


10
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nền văn học toàn nhân loại, đã
xuất hiện nhiều quan điểm thể loại khác nhau và cũng tồn tại nhiều cách phân
định thứ bậc cho từng thể loại, dựa trên những tiêu chí nhất định. Tuy vậy, nhìn
một cách khái quát thì hai nền văn học phương Đông và phương Tây đã có những
mối tương đồng trong việc phân chia thứ bậc cho của thể loại.Từ đầu thế kỷ XX,
những nhà nghiên cứu lịch sử ngữ văn theo chủ nghĩa hình thức (formalisme)
Nga, đã phát hiện ra quy luật về sự "phong thánh cho các thể loại nhỏ", về quá
trình dịch chuyển những thể loại từ vùng ngoại biên vào vùng trung tâm của nền
văn học. Quy luật đó hoàn toàn chính xác khi áp dụng vào việc tìm hiểu số phận
lịch sử của văn xuôi nghệ thuật Tây Âu. Sự hình thành nên cơ cấu thể loại của
văn xuôi nghệ thuật phương Tây chính là sản phẩm của hai quá trình diễn ra song
song: quá trình tích tụ những thể loại văn xuôi tự sự từ những bộ phận ngoại vi
của nền văn học Cổ đại và Trung cổ, đồng thời với sự chi tiết hoá, phân hoá các
thể văn xuôi tự sự. Trong Thi học của Arixtốt, công trình nghiên cứu văn học và
mỹ học đầu tiên của phương Tây, hoàn toàn không có chỗ cho văn xuôi nghệ
thuật. Nếu như ở Trung Hoa, nghĩa cổ xưa nhất của "tiểu thuyết" (bao hàm cả
toàn bộ văn xuôi tự sự) luôn được hiểu trong thế đối lập với kinh sách chính

thống là những thứ "đạo thính đồ thuyết" do đám "bái quan" ghi chép, những thứ
"tiểu đạo" mà nói như Khổng Tử: "Tuy tiểu đạo nhưng cũng có chỗ khả thư
nhưng đi đến xa thì sợ ứ đọng" nên người quâ tử không làm (Lỗ Tấn - Tiểu thuyết
Trung Quốc lược sử), thì ở Tây Âu, tình hình cũng tương tự. Trong tiếng Pháp,
"prose" (văn xuôi) gần nghĩa với prosaique" (nôm na, tầm thường) và cũng trong
thứ ngôn ngữ này, từ "roman" (tiểu thuyết) bắt nguồn từ "romanz" dùng để chỉ
thứ ngôn ngữ thông tục, đối lập với tiếng Latinh. Và từ đó phát sinh ra nghĩa thứ
hai là văn bản bằng tiếng thông tục, những tác phẩm hư cấu, hoàn toàn đối lập với
anh hùng ca (épique) - thi loại cao quý, trang nhã. Dù trong thời Trung cổ, ở Tây
Âu, những yếu tố tiền thân của văn học tự sự với các dạng "truyện các thánh", của
văn học nhà thờ, truyện kể dân gian và truyện thơ kỵ sĩ đã bắt đầu phát triển
mạnh nhưng đồng thời vẫn tồn tại tình trạng nguyên hợp giữa thơ trữ tình và tự
sự. Phải đến thời Phục Hưng, ở phương Tây tính tự sự mới đồng nghĩa với tính
văn xuôi. Tuy nhiên, trong suốt quãng thời gian từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII,
văn xuôi nghệ thuật vẫn giữ địa vị thứ yếu trong văn học Tây Âu. Mặc dù, thời
gian này các hình thức tiểu thuyết Tây Âu sơ khai (tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


11
thuyết bợm nghịch) đã tích tụ lại bằng cách kết hợp các dạng thức truyện kể, thế
nhưng ranh giới giữa tiểu thuyết và truyện kể vẫn chưa được xác định rõ, tên gọi
của chúng cũng chưa có sự thống nhất giữa các tác gia văn học. Hiện tượng này
rất gần gũi với văn học phương Đông thời trung đại (đặc biệt là Trung Quốc và
Việt Nam).
Có thể nói, cho đến tận thế kỷ XVIII, các thể loại văn xuôi nghệ thuật vẫn
chưa có một địa vị quan trọng nào trong nền văn học phương Tây. Những dạng
thức "còn đang biến đổi", "chưa hoàn chỉnh" như tiểu thuyết, các dạng truyện kể,
các bài tản văn nghệ thuật, các đoạn ghi chép cảm xúc, truyện ngụ ngôn Ở trong
tư thế đối lập với các thể loại lớn, các thể loại đã hoàn bị và được "thần thánh

hoá" như: sử thi, anh hùng ca (theo quan điểm của M.Bakhtine). Phải tới thế kỷ
XIX thì toàn bộ cơ cấu thể loại của văn xuôi nghệ thuật Tây Âu mới thực sự định
hình với thể "tiểu thuyết" ở vị trí trung tâm, thống trị toàn bộ nền văn xuôi nghệ
thuật, cuốn vào nó và "tiểu thuyết hoá" (từ dùng của Bakhtine) những thể tự sự
khác.
Những gì đề cập trên đây cho thấy, trong lịch sử văn học phương Tây (thời Cổ
đại và Trung cổ) đã tồn tại sự phân chia thứ bậc trong hệ thống thể loại, hầu hết
các thể loại văn xuôi nghệ thuật đều bị xếp bên lề nền văn học, bị coi là thứ văn
"nôm na, tầm thường" (prosaique), đối lập với các "thể loại lớn", chứa đầy màu
sắc tôn giáo linh thiêng, phục vụ lễ nghi (các tác phẩm thơ ca, các bản anh hùng
ca đồ sộ ). Chỉ đến thế kỷ XIX, những thể loại nằm ở vùng ngoại vi, giữ thân
phận nhỏ bé, "thấp kém" mới thực sự được tôn vinh, được "phong thánh" và trở
thành khuôn mẫu chung cho toàn thế giới.
Không chỉ ở phương Tây mới tồn tại quan niệm và ý thức phân chia
thứ bậc các thể loại văn học mà ở phương Đông, với tâm điểm là Trung
Hoa, sự phân chia thứ bậc thể loại văn học được thể hiện rất rõ và tồn tại dai
dẳng qua nhiều thế kỷ.
Như đã đề cập đến ở trên, một thời kỳ rất dài ở Trung Hoa, "tiểu thuyết"
(bao gồm toàn bộ văn xuôi tự sự) theo nghĩa cổ xưa nhất, là thứ văn tầm thường
mà phàm là người quân tử không ai dùng. Nó đối lập với kinh nghĩa, văn sách.
Nằm ở vị trí trung tâm được coi là thứ văn cao quý, thiêng liêng, chính thống là
hình thức văn chương khoa cử (kinh nghĩa, văn sách), văn nghị luận (luận), các
công văn hành chính (cáo, chế, biểu, tấu, sớ, hịch, dụ ) và văn chép sử. Những
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


12
thể loại văn chương này đều được viết bằng văn biền ngẫu, theo lối tứ lục hoặc
bát cổ (ngoại trừ văn chép sử). Nhiều nhà nghiên cứu gọi các thể loại văn học này
bằng cái tên "văn học chức năng". Tiêu chí phân loại những thể loại này đều dựa

trên mục đích, công dụng và vị thế của người viết để từ đó quy định toàn bộ
những yếu tố thi pháp mang tính khuôn mẫu bắt buộc, trở thành "khuôn vàng,
thước ngọc" cho từng thể loại. Chẳng hạn, lời của vua ban hành mệnh lệnh thì gọi
là "chiếu", phong thưởng cho công hầu thì gọi là "chế", lời của quan lại, thần dân
dâng lên vua để trần tình, tạ ơn, chúc mừng thì gọi là "biểu" Cơ cấu thể loại
"văn học chức năng" được hình thành rất sớm trong văn học Trung Quốc. Trải từ
thời Tiên Tần đến thời Đường Tống thì đã ổn định và trở thành điển phạm. Bắt
đầu kỷ nguyên tự chủ, khi những triều đại phong kiến Việt Nam thay thế phong
kiến phương Bắc làm chủ vận mệnh dân tộc mình thì hệ thống thể loại này, theo
một định hướng chiến lược văn hoá chung được chuyển dịch sang nước ta. Và
chúng được sử dụng mà hầu như không có gì thay đổi, cho đến tận đầu thế kỷ
XX, khi chế độ phong kiến Việt Nam chấm dứt số phận lịch sử. Vì thế, cũng
giống như ở Trung Quốc, bộ phận văn học này giữ vị trí trung tâm, là thứ văn
chương cao quý trong nền văn học cổ, trung đại Việt Nam. Đối lập với những thể
loại "văn học chức năng" ấy là những thể văn phi chức năng, "phi chính thống",
nằm ở ngoại vi của nền văn học, bị coi là thứ văn "nôm na, mách qué". Những thể
loại này hầu hết đều thuộc bộ phận văn xuôi nghệ thuật mà tiêu biểu là: tiểu
thuyết chương hồi, truyện ký, tự sự, truyện truyền kỳ, văn cảm xúc, văn biên
khảo
Văn xuôi Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV chủ yếu thuộc về bộ phận
văn chương chính thống, phục vụ chính quyền, tiêu biểu là loại "văn chép sử" lấy
việc "tín bút", "ký thực" làm nguyên tắc. Ngoài ra là những thể loại như: chiếu,
hịch, các bài văn tế, văn bia, văn chương cử tử các loại , thậm chí có cả những
tác phẩm lý luận tôn giáo (Khoá hư lục), những bộ chính sử (Đại Việt sử ký toàn
thư, Lam Sơn thực lục), những tác phẩm khảo cứu, ghi chép về địa lý, văn hoá
(An Nam chí, Dư địa chí) Nhìn chung, văn xuôi giai đoạn này chưa có sự phân
tách rõ ràng giữa văn xuôi nghệ thuật và phi nghệ thuật, giữa văn-sử và triết.
Ngoại trừ một tác phẩm đặc biệt là Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng,
viết vào thế kỷ XV, ở Trung Quốc, ghi lại những hồi ức, sự kiện xảy ra tại Việt
Nam trong những năm cuối triều Trần. Vị thế của tác giả cho phép tác phẩm phần

Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


13
nào thoát khỏi ảnh hưởng của những thể loại "văn học chức năng" và mang đậm
màu sắc nghệ thuật.
Ở những thế kỷ tiếp theo của văn học Trung đại (XVII, XVIII, XIX), mặc
dù trong quan niệm và thực tiễn sáng tác, những thể loại lớn, mang tính chức
năng vẫn nằm ở vị trí trung tâm của nền văn học, vẫn được coi là thứ văn chương
đích thực, nhưng cũng đã hình thành một vài nhóm thể loại không phục vụ chức
năng hành chính. Những nhóm thể loại hiển nhiên không được coi trọng và cũng
không cao quý như các thể loại văn chương chính thống, nó chấp nhận một thân
phận thấp kém, nhỏ bé hơn. Khởi đầu là những tác phẩm "ký" và "chí" mà thực
chất là những tiểu thuyết chương hồi về đề tài lịch sử, có nguồn gốc từ truyền
thuyết, thần thoại, thần tích của văn hoá dân gian như: Hoàng lê nhất thống chí,
Việt Nam khai quốc chí truyện, Hoan Châu ký Đến thế kỷ XVIII, chịu ảnh
hưởng từ văn học Trung Quốc (chẳng hạn Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu),
truyện "chí quái", "chí dị" phát triển thành truyền kỳ với tác phẩm tiêu biểu
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Hay trước đó (?) là Thánh Tông di thảo mà
vấn đề niên đại lẫn tác giả hiện còn làm giới nghiên cứu băn khoăn. Cùng với
truyền kỳ, một hình thức văn xuôi nghệ thuật khác cũng khá phổ biến trong giai
đoạn thế kỷ XVII, XVIII là các thể loại tuỳ bút, bút ký: Vũ trung tuỳ bút, Tang
thương ngẫu lục, Đào hoa mộng ký Đây là nhóm thể loại đặc biệt phức tạp, vừa
có sự giao thoa với các loại "chí dị", "truyền kỳ" ở loại truyện ghi chép tiểu sử, sự
việc khác thường, vừa mang dáng dấp những bài bút ký ghi chép thế sự, phong
cảnh, phong tục xen lẫn triết lý, ký ngụ tâm sự của tác giả (Vũ trung tuỳ bút,
Thượng kinh ký sự, Công dư tiệp ký ) Thể loại này có ảnh hưởng không nhỏ đến
các sáng tác ở thời kỳ cận, hiện đại, mà đặc biệt là những bài ký trên báo chí đầu
thế kỷ XX.
Có thể nói, mặc dù không được quan tâm, chú trọng nhiều, những bộ

phận văn học với các truyền kỳ, chí quái, bút ký , lại là bộ phận sáng tác
mang đậm tính nghệ thuật nhất của văn học trung đại Việt Nam.
Nằm giữa phức hợp các thể loại "văn học chức năng", những thể loại "văn
chơi" "phi chính thống"như: tiểu thuyết, ký sự, tuỳ bút, truyền kỳ, chí quái , mặc
dù có tính nghệ thuật cao nhưng lại giữ vị trí khiêm tốn trong nền văn học phương
Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng cũng chịu chung số phận như các
thể tiểu thuyết, truyện diễu nhại, truyện ngụ ngôn của văn học phương Tây. Và
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


14
cũng giống như Tây Âu (nhưng muộn hơn một thế kỷ), trước những biến động
của lịch sử văn hoá, trước sự chuyển biến ý thức hệ nhà văn và sự tan rã của
những tập quán văn học có "tính chất Trung cổ truyền thống" thì hệ thống thể
loại văn học Việt Nam mới có những đổi thay. Điều này thể hiện bằng việc mất
dần các thể loại "văn học chức năng", thay vào đó là các thể loại văn xuôi nghệ
thuật được cách tân từ truyền thống và sự du nhập một số thể loại văn học mới từ
phương Tây.
Nói một cách tổng quát, nếu như ở Tây Âu, người ta gọi sự chuyển biến trong
hệ thống thể loại văn học là quá trình dịch chuyển các thể loại từ vùng ngoại biên
vào trung tâm, là quá trình "phong thánh cho các thể loại nhỏ", thì ở Việt Nam là
quá trình vận động từ mô hình văn học Hán Nôm với cơ cấu "văn thơ phú lục"
sang mô hình văn học hiện đại bằng chữ Quốc ngữ với cơ cấu "thơ, kịch, tiểu
thuyết".
Với tất cả những điều đã trình bày trên đây, mục đích của chúng tôi là đưa
ra một cách hiểu về "thể loại nhỏ" và quá trình vận động, phát triển của những
thể loại này trong lịch sử văn học. Ở đây, chúng tôi coi những thể loại văn xuôi tự
sự mang đậm chất nghệ thuật nhưng lại giữ một địa vị thấp kém, bị coi là thứ văn
"nôm na", tầm thường, nằm ở vùng ngoại vi trong cơ cấu văn học Cổ, Trung đại
là những "thể loại nhỏ". Những thể loại này nằm trong tư thế đối lập với thứ

"văn học chức năng" phục vụ công việc hành chính, lễ nghi, được coi là những
thể loại chính thống, cao quý Sự phân chia thứ bậc (cao - thấp, lớn - nhỏ) trong
hệ thống thể loại văn học đã xuất hiện từ rất lâu và không chỉ riêng cho một nền
văn học nào mà là chung cho tất cả các nền văn học. Tức là, nền văn học của mỗi
dân tộc, ở mức độ khác nhau, trong một giai đoạn lịch sử nào đó cũng đã từng tồn
tại những nhóm "thể loại nhỏ", giữ nhiệm vụ làm nền cho các thể loại nòng cốt,
tạo nên bức tranh đa dạng về thể loại cho nền văn học ấy.
Có một điểm đáng chú ý là hầu hết các "thể loại nhỏ" (ở cả phương Đông
và phương Tây) đều thuộc bộ phận văn xuôi tự sự. Ở phương Tây là các loại
truyện diễu nhại, truyện ngụ ngôn, tiểu thuyết, ký, kịch , với thể loại "tiểu
thuyết" giữ vị trí chủ chốt, quy tụ xung quanh nó các thể loại "nhỏ bé" khác. Còn
ở phương Đông (Trung Quốc và Việt Nam) là các thể truyền kỳ, chí quái, ký sự,
tuỳ bút, tiểu thuyết chương hồi ,thậm chí, bao gồm cả những sáng tác "văn
chương mang tính trước thuật" là văn biên khảo.
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


15
Việc coi những thể loại này là "thể loại nhỏ" không chỉ bởi chúng có một
thân phận thấp kém, nhỏ bé trong nền văn học (cổ, trung đại), mà còn bởi về mặt
dung lượng, chúng cũng thực sự bé nhỏ. Ta có thể dễ dàng nhận thấy, phần lớn
các tác phẩm văn xuôi "thể loại nhỏ" đều có dung lượng nhỏ (ngoại trừ tiểu
thuyết), so với "sử thi" hay "anh hùng ca" thì chẳng thấm vào đâu. Hầu hết các
bài ký, tuỳ bút, các câu truyện ngụ ngôn, chí quái, truyền kỳ đều dài không quá
chục trang sách. Càng về sau, dung lượng của các thể loại này càng có xu hướng
ngắn gọn, cô đọng hơn (truyện ngắn, ký, tản văn nghệ thuật )
Nằm ở vùng ngoại vi của nền văn học trong suốt một thời gian dài, chịu sự
"hắt hủi, ghẻ lạnh" nhưng những "thể loại nhỏ" này không phải không có
những đóng góp cho kho tàng văn học nhân loại, thậm chí nhiều tác phẩm có
giá trị, được lưu truyền muôn đời lại thuộc bộ phận sáng tác này.

Trong văn học Việt Nam, đến giai đoạn đầu thế kỷ XX, những "thể loại
nhỏ" tiến dần tới vị trí trung tâm của nền văn học, xuất hiện ồ ạt trên các trang
báo, tạp chí và chính môi trường báo chí đã "vực dậy" những "thân phận nhỏ bé",
bị lãng quên suốt một quãng thời gian dài gần mười thế kỷ. Các "thể loại nhỏ",
đến lúc này không còn giữ thân phận nhỏ bé, thấp kém nữa mà được giới văn sĩ
quan tâm, sử dụng để phản ánh những vấn đề nóng bỏng, hiện thực nhất của đời
sống Chúng vẫn nhỏ về mặt dung lượng, hình thức thể loại nhưng hoàn toàn
không nhỏ về mặt ý nghĩa, vị trí, vai trò trong nền văn học. Chính những "thể loại
nhỏ", thể loại mới được định hình trong giai đoạn giao thời đã góp phần quan
trọng vào quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.
Nói tóm lại, việc đưa ra một khái niệm, một định nghĩa chính xác đến từng
câu chữ, giống như việc định nghĩa một vấn đề trong toán học đối với "thể loại
nhỏ" là điều bất khả thi, bởi lẽ thể loại là một vấn đề phức tạp và "luôn biến đổi".
Trả lời câu hỏi: "Thế nào là "thể loại nhỏ"?" cũng giống như việc trả lời "Thơ là
gì?", "thế nào là tiểu thuyết?" , có thể có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác
nhau cho những vấn đề này và không bao giờ chúng ta có một lời giải đáp giải
đáp thống nhất, trọn vẹn. Chính vì vậy, trong khuôn khổ giới hạn của luận văn
cũng như sự giới hạn trong kiến thức, chúng tôi chỉ xin đưa ra đây một cách hiểu,
một cách hình dung về "thể loại nhỏ" dựa trên thực tế lịch sử hình thành và phát
triển, cũng như sự phân chia thứ bậc hệ thống thể loại văn học. Tất nhiên, đây
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


16
không phải là những cảm nhận thuần tuý chủ quan, cảm tính mà chúng tôi dã dựa
trên những cơ sở lý luận nhất định.
1.1.2. Cơ sở lý luận.
Người nghệ sĩ trong quá trình quan sát, học hỏi, chắt lọc để tái tạo một
tác phẩm nghệ thuật, cho đến khi hoàn thành tác phẩm ấy thường bị chi phối
bởi rất nhiều yếu tố: môi trường, hoàn cảnh, vị thế của mình trong xã hội,

xu thế chung của thời đại, thị hiếu của độc giả nhưng yếu tố quyết định
nhiều nhất đến các sáng tác của nhà văn, của nghệ sĩ là quan niệm của họ về
cuộc sống, về văn chương. Chính những quan niệm văn chương của các tác
giả đã quy định nội dung, tính chất và hình thức thể loại của các tác phẩm
văn học. Hiển nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, có những quan niệm
về văn chương khác nhau.
Ở Việt Nam, quan niệm "văn dĩ tải đạo", "thi dĩ ngôn chí" đã từng tồn tại
trong lịch sử văn học suốt chín thế kỷ, trở thành một thứ khuôn mẫu bất biến và
ảnh hưởng tới toàn bộ nội dung, tính chất cũng như đời sống thể loại của văn học
trung đại Việt Nam. Nguyễn Văn Siêu - một tác gia văn học có tiếng cuối thời
trung đại từng khẳng định: "Văn với đạo tuy tên gọi khác nhau nhưng thực ra văn
vẫn do đạo mà ra". Lê Quý Đôn - nhà văn hoá lớn thế kỷ XVIII cũng cho rằng:
"Vô luận cổ văn hay kim văn, tuy thể loại và cấu tạo có khác nhau nhưng đại để
đều có nội dung là đạo. Có nội dung ấy thì văn chương phát đạt, không thì loạn"
(dẫn theo [41,237]. Khi nhận xét về văn chương, Nguyễn Tư Giản đã phát biểu:
"Văn của thánh nhân là để chở đạo, văn của văn nhân là để luận đạo. Cho nên bàn
về văn của thánh nhân như sự trong sáng, tinh tế của Chu Dịch, sự thông thoát,
chí lý của Thượng Thư, sự uyển chuyển, trung hậu của Kinh thi. Bàn về Văn của
văn nhân có văn nghĩa lý, văn chính sự, có văn từ chương, mà cốt yếu là ở thần, ở
khí, ở thế, ở cách " (Trích trong Thạch Nông toàn tập, [41,169]). Những quan
niệm của cha ông ta về văn chương cho thấy họ không chú trọng đến bản thân
văn chương nghệ thuật mà chú trọng trước hết đến đạo lý. Loại văn nào nói đến
đạo lý, phục vụ cho sự nghiệp, nói được chí hướng của con người thì là loại văn
cao quý của các bậc "thánh nhân", "văn nhân". Ngược lại, loại văn nào không
"chở đạo", "luận đạo", không đạt được mục đích "giáo huấn", "nói chí hướng"
đều bị coi là thứ văn tầm thường, phàm là người quân tử không ai dùng Những
quan niệm văn chương ấy một thời thống trị văn đàn, là nguyên nhân trực tiếp
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung



17
quy định việc phân chia thứ bậc trong hệ thống thể loại của văn học thời trung đại
ở Việt Nam.
Hệ tư tưởng Nho giáo và chế độ khoa cử là những tác nhân chính làm hình
thành các quan niệm về văn chương, về sáng tác của các tác gia văn học trung
đại. Ở nước ta, ảnh hưởng của Nho giáo đến sự phát triển của văn học viết sâu
rộng không kém ảnh hưởng ấy ở Trung Quốc (nơi Nho giáo hình thành và phát
triển). Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, nhưng phải đến thời kỳ
tự chủ nó mới thực sự thịnh đạt. Nho giáo là ý thức hệ chính thống chi phối các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá (trong đó có giáo dục, thi cử và văn
chương). Nó ảnh hưởng sâu sắc đến văn chương nghệ thuật, tạo ra một lớp nhà
văn có cùng một quan niệm văn học, một quan điểm thẩm mĩ, viết cùng những
thể loại Xuất phát từ quan niệm "văn chở đạo", từ chức năng giáo hoá chính
tâm, Nho giáo đề cao một số thể loại văn học và loại khỏi phạm vi văn học một số
thể loại khác. Các thể loại văn chương mà Nho giáo đề cao là những thể loại văn
chương quan dụng dùng trong các trường thi, các thể văn thư hành chính. Người
ta gọi chung các thể loại này là "văn chương cử tử", bao gồm: thơ, phú, lục, kinh
nghĩa, văn sách "Văn chương cử tử" có những khuôn mẫu nhất định, bắt buộc
các thí sinh trong mỗi kỳ thi phải tuân thủ nghiêm ngặt thể chế văn bài, nếu muốn
đỗ đạt Chính vì lẽ đó mà loại văn chương này đã bao đời "làm tiêu ma tinh thần
sáng tạo của sĩ tử, đẩy ngàn vạn sĩ tử vào cái học hư văn, phù phiếm" [38,126 ]. Ở
Trung Quốc từ đời Đường về sau, còn ở ta thì bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông,
"văn chương cử tử" rất thịnh hành cùng với sự phát triển của chế độ khoa cử.
Chính chế độ khoa cử, dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Nho giáo đã đẩy lùi và dần
loại bỏ văn chương "phi chính thống"- những thể loại không nhằm mục đích "nói
chí", "chở đạo", "không tuân theo khuôn phép sáng tác. Ở Trung Quốc, truyền kỳ,
tiểu thuyết chương hồi, ca kịch từng bị coi nhẹ, thậm chí có thời không được coi
là văn học. Còn ở nước ta, các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật (truyện ký, tuỳ bút,
chí quái, văn cảm xúc ), các khúc ngâm, hát nói, truyện Nôm , những thể loại
mà ngày nay giới nghiên cứu cho là những thể loại chính của văn học các thế kỷ

XVII, XVIII, XIX thì người xưa không coi trọng, không cho đó là văn chương
chính đạo.
Có thể nói, tư tưởng Nho giáo cùng với chế độ khoa cử du nhập từ Trung
Quốc vào Việt Nam và tồn tại nhiều thế kỷ trên đất Việt đã có ảnh hưởng tiêu cực
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


18
tới nền văn học nói chung, tới đời sống các thể loại văn học nói riêng. Chúng đã
quy định các quan niệm sáng tác của nhà văn, đã biến các thể loại văn chương
thành những khuôn khổ nghệ thuật khô cứng, công thức, đầy tinh thần bảo thủ.
Cũng chính hệ tư tưởng Nho giáo cùng với chế độ khoa cử đã gián tiếp tạo nên sự
phân chia thứ bậc cao - thấp, lớn - nhỏ trong hệ thống thể loại văn học thời
trung đại, bởi các tư tưởng, quan niệm văn chương "chính đạo" và "phi chính
đạo" đã ăn sâu trong nhận thức của người xưa. Cũng may, văn học trung đại Việt
Nam còn có thứ văn chương "phi chính đạo" ấy để lưu lại cho đời sau, dẫu rằng,
các nhà Nho vẫn nghĩ tuyệt tác của mình viết ra là ít giá trị vì "phi chính đạo", là
chỉ có tác dụng "Mua vui cũng được một vài trống canh" như Nguyễn Du nói về
Truyện Kiều của mình mà thôi.
Bên cạnh các tác nhân chính là tư tưởng Nho giáo và chế độ khoa cử,
gây ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm về văn chương, về thể loại và quá
trình sáng tác của các nhà Nho, làm hình thành trong văn học hai thể loại
văn chương "chính đạo" và "phi chính đạo", sự phân chia thứ bậc của thể
loại văn học trung đại còn do một nguyên nhân khác, nó xuất phát từ chính
suy nghĩ tự thân của các nhà Nho về việc sáng tác văn chương, từ nhận thức
của họ về tầm quan trọng của các thể loại văn học.
Trong thế kỷ XVIII, khi viết tựa cho một tập thơ của Phan Huy Ích, Ngô
Thời Nhậm đã thốt lên những lời đầy tự hào về thơ ca Việt Nam cho đến thời
điểm đó "về cổ thể thì không thua thơ ca đời Hán, đời Tần, về cận thể thì không
nhường các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, nhả ngọc, phun châu, thật đáng

gọi là một nước thơ " [41,176]. Lê Quý Đôn, cũng vào thời điểm này, đã có
những ý thức khá rõ về thể loại nhưng vẫn chủ yếu chỉ nói đến thơ " thơ đạo chí
thì phải trang trọng, thơ điển cố thì phải cảm khái, thơ đầu tặng (đưa tặng người
khác) thì phải dịu dàng, phải dàn xếp ý thơ trước rồi sắp đặt lời sau, sao cho
không làm thể thơ này lẫn với thể thơ khác thì mới là tinh, là thực" [41,94]. Suốt
9 thế kỷ của văn học Hán Nôm, chưa từng thấy một lời tương tự dành cho văn
xuôi, chưa từng thấy một ai tự hào về "xứ văn xuôi" hoặc có những lời bàn cụ thể
về các thể loại văn xuôi. Văn học Việt Nam thời Trung đại chịu ảnh hưởng to lớn
của văn học Trung Hoa từ quan niệm thẩm mỹ, quan niệm văn chương đến ngôn
ngữ, văn tự và hệ thống thể loại Một bài thơ, bài phú hay bài hịch, bài cáo dù
viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm vẫn hầu như giữ nguyên quan niệm thẩm mĩ về
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


19
thể loại, khuôn khổ, niêm luật, hình tượng , hệt như nó có từ khi ra đời ở Trung
Quốc. Tương tự như vận văn (chủ yếu là thơ) và biền văn (văn tứ lục có đối), tản
văn (văn xuôi nghệ thuật) Hán Nôm thời trung đại cũng lấy khuôn mẫu thể loại từ
Trung Quốc. Đại lược, truyện chí dị, chí quái thì noi theo các sách Sưu thần ký,
Tế hào ký; truyền kỳ thì lấy khuôn mẫu từ Tiễn đăng tân thoại; ký, truyện thì coi
trọng Sử ký, Hán thư Tuy nhiên nếu như trong thơ ca, từ thế kỷ XV đã dấy lên
phong trào dùng ngôn ngữ dân tộc sáng tác thơ và thành quả là những thể loại
"đặc định" dân tộc, thì điều đó chưa đạt được trong văn xuôi nghệ thuật. Cũng
chưa bao giờ thấy văn xuôi nghệ thuật thu hút được những tên tuổi lớn, những tài
năng kiệt xuất của nền văn học như thơ ca. Đối với các nhà văn Việt Nam thời
trung đại dường như thơ ca vẫn có sức hút hơn văn xuôi. Ngay đến công việc ghi
chép lại những chuyến đi sứ, những cuộc hành trình, một công việc "đầy chất văn
xuôi", các tác giả văn học Việt vẫn có thói quen dùng thơ ca hơn là văn xuôi. Cho
đến cuối thế kỷ XIX, văn xuôi Việt Nam vẫn tồn tại trong tình trạng "tiến hoá nửa
chừng", những thành tựu về văn xuôi hoàn toàn thưa thớt. Giáo sư Trần Đình

Hượu, trong một công trình nghiên cứu đã nhận xét: "Nền văn học truyền thống
của ta căn bản là một nền văn học văn vần. Văn xuôi cũng phải có nhạc điệu, tiết
tấu hoặc là viết theo thể biền ngẫu, hoặc là phải viết chen vào những đoạn văn
vần. Văn xuôi viết bằng tiếng nói thông tục không phát triển" [25,35 ]. Trước tình
trạng này, việc các thể loại văn xuôi nghệ thuật bị đẩy ra vùng ngoại biên, không
được quan tâm, cũng không mấy tác giả sử dụng trong sáng tác là điều dễ hiểu.
Đó là câu chuyện của hơn 9 thế kỷ hình thành và phát triển các thể loại văn
chương thời Trung đại, tưởng chừng câu chuyện ấy sẽ được tiếp tục ở giai đoạn
sau, nhưng mọi điều dường như lại vận động theo chiều ngược lại.
"Không một tác phẩm nào đạt tới sự tồn tại mà lại không có mối liên hệ hữu cơ
với những gì được sáng tạo trước đó" [35,35 ]. Ở Việt Nam, những di sản của quá
khứ vẫn không ngừng ràng buộc văn học hiện đại, nhưng rõ ràng trong văn xuôi
nghệ thuật giai đoạn giao thời (1900 - 1930) đã diễn ra một sự đột biến so với văn
chương truyền thống. Bước đột phá mang tính quyết định là việc dùng chữ quốc
ngữ (thay cho chữ Hán và chữ Nôm) để viết văn xuôi. Nó tạo ra khả năng phát
triển mạnh mẽ của những thể văn xuôi nghệ thuật. Cũng phải đến thời kỳ này,
chúng ta mới được chứng kiến sự chuyển dịch của các thể loại văn xuôi nghệ
thuật - các "thể loại nhỏ" từ vùng ngoại biên vào vùng trung tâm của nền văn
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


20
học. Nhìn lại toàn bộ ba thập niên của giai đoạn giao thời, có thể khẳng định đó là
giai đoạn phát triển độc tôn của các thể loại văn xuôi nghệ thuật. Các thể loại "tự
sự cỡ nhỏ" này nhỏ bé trong con mắt người xưa nhưng không hề bé nhỏ trong con
mắt người thời nay, dẫu vẫn còn tồn tại đây đó những quan niệm bảo thủ về văn
học. Chúng vẫn là những "thể loại nhỏ" nhưng gần như chỉ là nhỏ về mặt hình
thức, mặt dung lượng phản ánh (đi sâu vào một lát cắt đời sống), bản thân chúng
có "sức chứa nội tại lớn lao". Chúng được nhìn nhận lại với những khả năng to
lớn với vận mệnh dân tộc, được gán cho những nghĩa vụ quan trọng trước quốc

dân
1.2. Những tiền đề cho sự "định hình" và phát triển các "thể loại nhỏ" của
văn xuôi nghệ thuật trong giai đoạn giao thời (1900 - 1930).
Trong bài viết Nhìn văn học 50 năm từ nghìn năm văn học, nhà nghiên cứu
Trần Ngọc Vương nhận xét: "Tuy ngắn ngủi và chịu nhiều giới hạn khách quan
kìm hãm, văn học viết Việt Nam từ buổi giao thời (vào những năm bản lề giữa
hai thế kỷ XIX-XX) cho đến 1945, với rất nhiều khuyết tật và hạn chế, cũng đã
tạo nên được những kỳ tích( )Văn xuôi mới đột ngột tăng tốc so với văn xuôi
cũ,và ở góc nhìn này, một phần mười cuối cùng của văn xuôi đã để lại nhiều hơn
chín phần mười lịch sử trước kia (chỉ toàn bộ di sản văn học Hán Nôm thời trung
đại)" [51,160 ]. Sự "đột ngột tăng tốc" của văn xuôi giai đoạn giao thời so với văn
xuôi trung đại mà tác giả đề cập đến ở đây, trong đó đáng chú ý là sự "lên ngôi"
của các "thể loại nhỏ" cần có những tiền đề, những xuất phát điểm…
1.2.1. Những tiền đề lịch sử - văn hoá.
Năm 1858, tiếng súng xâm lược của Thực dân Pháp chính thức nổ ra ở
cửa bể Đà Nẵng. Mặc dù nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh
của người Việt yêu nước liên tục diễn ra nhưng vì mang tính chất lẻ tẻ, tự
phát nên đều nhanh chóng bị dập tắt. Có thể nói, sau hàng ước 1884 được
ký giữa triều Nguyễn và bọn xâm lược, xứ Đông Dương (bao gồm Việt,
Miên, Lào) chính thức nằm dưới sự cai trị của Pháp đầu thế kỷ XX, khi công
cuộc xâm lược bằng "bạo lực quân sự" đã đạt được kết quả, thực dân Pháp
bắt đầu tiến hành chính sách vơ vét, bóc lột của chúng bằng những cuộc
khai thác thuộc địa và đưa quan chức dân sự từ Pháp sang nắm giữ bộ máy
cai trị Đông Dương. Chúng cũng đào tạo một đội ngũ tay sai giúp việc nhằm
phục vụ cho mục đích "thống trị tinh thần". Lịch sử xứ Đông Dương thuộc
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


21
Pháp lật sang trang mới và lịch sử dân tộc Việt cũng bắt đầu giai đoạn cận

hiện đại.
Tuy nhiên, trong quá trình "thực dân hoá" Việt Nam, người Pháp đã
trở thành một thứ "công cụ không tự giác" của lịch sử (từ dùng của Marx),
đặt tiền đề cho việc phá huỷ cơ cấu xã hội cũ và xây dựng một xã hội mới.
Hệ quả tất yếu là trên một cái nền truyền thống bản địa được bảo lưu rất
vững chãi ở nông thôn, những nhân tố, thiết chế xã hội hiện đại và một
phương thức sống mới đã manh nha xung quanh các đô thị. Mặt khác, bắt
đầu từ những phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục dấy lên vào các
năm 1905 - 1907, người Việt Nam đã có những ý thức đầu tiên về nhu cầu
đổi mới cơ thể xã hội của mình và từ đó, trong tất cả những phong trào phản
kháng, giải phóng dân tộc, nhu cầu độc lập không thể tách rời khỏi nhu cầu
hiện đại hoá. Tất nhiên, quá trình cận hiện đại hoá xã hội Việt Nam không
thể tránh khỏi những mặt dang dở, thiếu triệt để, thiếu hoàn thiện bởi nó
được tiến hành trong những điều kiện lịch sử bất bình thường, từ một xuất
phát điểm chưa phát triển đến mức tự phủ định, cũng như sự chi phối của
chủ nghĩa thực dân kiểu cũ mà người Pháp áp dụng ở Đông Dương.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn học đã chứng minh, đô thị chính là
một trong những tiền đề cho sự ra đời văn học hiện đại. Đây là nơi tích tụ và
phản ánh những chuyển biến của xã hội Việt Nam trong quá trình hiện đại
hoá. Đô thị là cửa ngõ giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và thế giới, là nơi mà
những ảnh hưởng từ phương Tây thể hiện sâu sắc nhất. Đồng thời, đây cũng
là nơi bộc lộ những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam trên con đường chuyển
từ đời sống làng xã sang đời sống đô thị. Tại các đô thị "mới" này, xuất hiện
những tầng lớp xã hội mới chưa từng có trong các đô thị truyền thống. Một
phức thể đa dạng dân cư thuộc những thành phần xã hội khác nhau: viên
chức, công chức, quan chức, nhà thầu khoán phục vụ chính quyền thực dân,
tầng lớp dân nghèo thành thị hình thành từ quá trình bần cùng hoá nông
thôn, tầng lớp trung lưu hành nghề tự do và những nhà tư sản dân tộc đã
được tập hợp lại trong các đô thị. Một lối sống tư sản hoá tràn lan khắp các
ngõ ngách của đô thị Trong môi trường ấy, các tầng lớp và giai cấp xã hội

ở thành thị (tư sản và công nhân, dân nghèo thành thị, trí thức tân học và
nhà Nho, cho tới các cô sen, cậu bồi…), tuy rất khác nhau về mức sống,
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung


22
thậm chí đối lập nhau về thái độ đối với chế độ đương thời, vẫn gần nhau về
những nét tâm lý, thị hiếu:"họ thích đua đòi, hưởng lạc, muốn sống và giải
trí trong môi trường náo nhiệt, khao khát cái lạ, cái luôn luôn đổi thay "[
25,263 ].
Môi trường đô thị với đời sống thành thị là nơi tập hợp của một đội
ngũ đông đảo công chúng văn học mới. Mặc dù trong họ, những sợi dây liên
lạc với văn hoá truyền thống không bị cắt đứt nhưng sự gắn bó với văn hoá
quá khứ chắc chắn đã bị cuộc sống mới làm cho phai nhạt. Cuộc sống mới
cũng đặt ra cho họ những nhu cầu tâm lý và hưởng thụ văn hoá mới mẻ.
Nhiều người trong số họ lại tiêm nhiễm văn hoá phương Tây ở những mức
độ khác nhau. Chính họ đã làm xuất hiện nhu cầu về một thứ văn học mang
mầu sắc "văn nghệ" phương Tây. Họ đòi hỏi văn học phải phản ánh được
đời sống bình thường, hàng ngày, rất "văn xuôi", thơ ca, phú bình không
còn phù hợp với thị hiếu của công chúng độc giả. Vì thế, công chúng thành
thị, một mặt ưa thích những sáng tác có nguồn gốc từ truyền thống, một mặt
lại quan tâm đến những truyện kể, tiểu thuyết có nội dung tình cảm ướt át
hoặc vui nhộn, hoặc phiêu lưu, mạo hiểm của Trung Quốc và Pháp, đồng
thời cũng chú ý đến những sáng tác văn xuôi cô đọng, ngắn gọn như "đoản
thiên tiểu thuyết", "ký sự", những bài văn cảm xúc hay những tiểu thuyết
phóng tác được viết bằng thứ văn tự mới (chữ quốc ngữ), đăng tải tràn ngập
trên những tờ báo, tạp chí đương thời.
Trên một phương diện khác, đô thị với những cơ quan báo chí và xuất
bản, nơi tích tụ nhu cầu thưởng thức văn học của công chúng với số lượng
lớn là điều kiện để hình thành đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp, nơi mà văn

chương có thể trở thành một nghề để kiếm sống. Hơn nữa, cuộc sống đô thị
với tất cả những phức tạp cũng tác động không nhỏ tới nhà văn. Với một
trình độ học vấn ít nhiều đã được Âu hoá, đã có những khái niệm, những
hình dung nhất định về văn học phương Tây, trước những nhu cầu đổi mới
của công chúng và trước một thực tại đời sống mới, việc các nhà văn dấn
thân vào những thể nghiệm văn học đi ra ngoài khuôn khổ truyền thống là
điều tất yếu.
Có thể nói, môi trường đô thị, đời sống đô thị giai đoạn giao thời
(1900 - 1930) với những biến đổi khác trước, là nơi tập trung những tầng

×