Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền Phái Trúc Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.58 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ HƢƠNG




SỰ VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ - ĐỀ
TÀI TRONG VĂN CHƢƠNG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam





HÀ NỘI – 2013

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ HƢƠNG



SỰ VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ - ĐỀ TÀI
TRONG VĂN CHƢƠNG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Vƣơng


HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Mục đích nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Kết cấu luận văn 6

NỘI DUNG 7
Chƣơng 1: XÁC ĐỊNH NỘI HÀM CỦA KHÁI NIỆM VĂN CHƢƠNG
THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 7
1.1. Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm 7
1.2. Tác giả văn học trong Thiên phái Trúc Lâm 8
Tiểu kết chƣơng 1 10
Chƣơng 2: SÁNG TÁC CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM NHÌN TỪ GÓC
ĐỘ CHỦ ĐỀ - ĐỀ TÀI 11
2.1. Khái niệm chủ đề - đề tài 11
2.2. Hệ thống chủ đề - đề tài qua sáng tác của một số tác giả trong Thiền phái
Trúc Lâm 11
2.2.1. Trần Thái Tông 11
2.2.1.1. Con người nhân ái vị tha rộng mở 16
2.2.1.2. Con người giác ngộ với những phẩm hạnh cao cả 19
2.2.2. Tuệ Trung Thượng Sĩ 21
2.2.2.1. Bậc trí có cái nhìn thông đạt xem sống chết là lẽ thường mà thôi. 26
2.2.2.2. Nếp sống đạo Thiền - Suối nguồn hạnh phúc 32
2.2.3. Trần Nhân Tông 34
2.2.3.1. Ngộ: Vô thường vô ngã thiền thơ 36
2.2.3.2. Ngộ: Trực cảm tâm linh thiền thơ 39
2.2.3.3. Ngộ: Thủy nguyệt điền viên thiền thơ 40
2.2.3.4. Ngộ: Lâm tuyền dã thú thiên thơ 42
2.2.3.5. Ngộ: Sơn thôn lạc chiếu thiên thơ 43
2.2.4. Pháp Loa 45
2.2.5. Thiền Sư Huyền Quang 49
Tiểu kết chƣơng 2 56
Chƣơng 3: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ - ĐỀ TÀI CỦA VĂN CHƢƠNG
THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TRONG HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ - ĐỀ TÀI
CHUNG CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC CÙNG THỜI 57
3.1. Chủ đề - đề tài của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. 57

3.1.1. Văn học Phật giáo 57
3.1.2. Văn học yêu nước 61
3.2. Đóng góp của Thiền phái Trúc Lâm vào hệ thống chủ đề - đề tài của văn
học dân tộc 65
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đạo Phật từ Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam đã hơn hai ngàn năm.
Trong suốt chiều dài lịch sử đó, Phật giáo đã tồn tại và song hành cùng vận
mệnh thăng trầm của dân tộc. Trải qua nhiều thời đại Đinh, Lê, Lý,
Trần,…đạo Phật được xem là quốc giáo. Đặc biệt là thời nhà Trần không
những đất nước thịnh trị mà văn học cũng phát triển rực rỡ. Song song với sự
phát triển của văn chương Phật giáo thời bấy giờ, nền văn học Việt Nam cũng
được khơi nguồn phát triển.
Văn học Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều thời kì.
Trong từng thời kì, do đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá xã hội, hệ tư
tưởng,… nên diện mạo văn học không tránh khỏi có sự khác nhau. Văn học
thời Trần ra đời trong hoàn cảnh cả đất nước liên tục chiến đấu chống ngoại
xâm và Phật giáo phát triển cực thịnh nên bên cạnh mảng văn học yêu nước
còn có sự xuất hiện của mảng thơ thiền như một khu vườn nghệ thuật mới lạ
và đầy sức thu hút. Dù do hoàn cảnh lịch sử, tác phẩm thơ văn thiền không
còn lại bao nhiêu, nhưng xuất phát từ tinh thần "thức nhất phiến, tri toàn
thiên" ta vẫn tìm thấy nhiều điều thú vị.
Toàn bộ vấn đề Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài trong
văn chương Thiền phái Trúc Lâm thời Trần đã toát lên một sự giải thoát tự tại
chứa đựng những triết lý sâu xa nhưng rất gần gũi với con người. Bằng những

việc làm, sự nhập thế tích cực của các vị Thiền sư, các vua quan là những
Phật tử thuần thành đã đưa văn chương Thiền phái Trúc Lâm vào lòng dân
tộc. Đây chính là nét độc đáo mà chúng ta có thể tìm thấy ở thời đại nhà Trần
và đó cũng chính là lý do vì sao người viết chọn đề tài này.
Nhưng vì kiến thức người viết còn hạn hẹp cho nên không sao tránh
khỏi những sai sót trong khi viết, dù đã cố gắng hết sức. Người viết mong
được quý vị hoan hỉ phủ chính và chỉ bảo thêm.

2
2. Lịch sử vấn đề
Đứng về phương diện chính trị - xã hội, nhìn chung các Thiền sư thời
Trần đều là những người có tấm lòng yêu nước nồng nàn, có tinh thần tự chủ
dân tộc cao, xứng đáng là những tấm gương sáng cho đời sau noi theo
Đứng ở phương diện văn học, các Thiền sư thời kỳ này còn là những
nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Những sáng tác văn chương của họ đã góp
phần to lớn cho việc hình thành nên văn học viết Việt Nam buổi đầu của thời
kỳ độc lập tự chủ. Bởi vậy, đã có không ít các công trình nghiên cứu về văn
thơ thời kỳ này nói chung và văn thơ của các thiền sư Thiền phái Trúc Lâm
nói riêng.
Việc làm sáng tỏ vấn đề Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài
trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm thời Trần được thể hiện qua các sáng
tác văn chương của các Thiền sư sẽ giúp chúng ta có sự nhìn nhận sâu sắc hơn
triết lý sống của các Thiền sư ở văn học giai đoạn này nói riêng và văn học
Việt Nam nói chung. Từ đó, có sự đánh giá khách quan, đúng mức về những
đóng góp của các Thiền sư thời kỳ này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
nền độc lập tự chủ cũng như trong lĩnh vực văn học
Hướng nghiên cứu này có các công trình đáng lưu ý như:
- Quyển Thực thể Việt nhìn từ các tạo độ chữ, tác giả Trần Ngọc
Vương, Nhà xuất bản tri thức Hà Nội năm 2010.
- Quyển Văn học trung đại Việt Nam do Lê Trí Viễn chủ biên (tài liệu

lưu hành nội bộ của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 1985) và
quyển Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X - cuối thế kỉ XIX) do Đoàn Thị
Thu Vân chủ biên (NXB giáo dục, 2008) viết về văn học thời đại Lý - Trần.
- Hai chuyên luận của tác giả Nguyễn Công Lý là Bản sắc dân tộc
trong văn thơ Thiền tông thời Lý - Trần (NXB Văn hóa thông tin, 1997) và
Văn học Phật giáo thời Lý - Trần diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học quốc

3
gia TP. Hồ Chí Minh, 2002) cung cấp cho độc giả cái nhìn có hệ thống, đầy
đủ về diện mạo, đặc điểm và bản sắc dân tộc trong văn học thời Lý - Trần,
đặc biệt là về dòng văn học Phật giáo của một thời đại phát triển rực rỡ vào
bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Nguyễn Phạm Hùng với ba chuyên luận: Văn học Lý - Trần nhìn từ thể
loại (NXB Giáo Dục, 1996), Thơ thiền Việt Nam - Những vấn đề lịch sử và tư
tưởng (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998) và Trên hành trình văn học
trung đại (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001) đã đưa ra nhiều lí giải thú vị
về thơ thiền Việt Nam qua các thời kì (thời nhà Lý, thời nhà Trần, thời nhà Lê
đến nhà Nguyễn) cũng như sự cần thiết phải nghiên cứu thơ thiền từ khía cạnh
thể loại. Đặc biệt trong công trình Thơ thiền Việt Nam - Những vấn đề lịch sử
và tư tưởng (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998), ở chương V - Thơ thiền
thời Trần, Nguyễn Phạm Hùng đã chỉ ra nét riêng trong sáng tác của các
gương mặt tiêu biểu cho thơ thiền thời kì này như Trần Thái Tông, Trần Tung
(Tuệ Trung), Trần Nhân Tông, Huyền Quang.
- Năm 2008, luận án tiến sĩ ngữ văn Giá trị văn học trong tác phẩm của
Thiền phái Trúc Lâm của Trần Lý Trai đã lí giải.
- Những sáng tác của các tác giả thuộc Thiền phái về các mặt:
+ Tư tưởng Thiền học với quan điểm Phật tại tâm, chủ thuyết “cư trần
lạc đạo” tinh thần tùy duyên, phương thức hành Thiền tu chứng.
+ Những cảm hứng chính như: cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng
cõi thiên nhiên Phật nhiệm màu, cảm hứng nhân văn - thế sự, cảm hứng quê

hương đất nước - quê hương Thiền tông.
+ Giá trị nghệ thuật về các mặt: thể loại, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật.
- Năm 1985, Ủy ban khoa học xã hội - Viện nghiên cứu triết học cho
xuất bản quyển Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên.
Công trình này bàn về Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập từ Ấn Độ sang vào
thế kỉ thứ II cho đến thế kỉ XIX.

4
- Nguyễn Lang, trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, NXB
Văn học, 1992 đã dành bảy chương trong tổng số mười lăm chương để giới
thiệu về Phật giáo đời Trần.
- Năm 1995, quyển Thiền học đời Trần do Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam xuất bản, gồm 28 bài viết của nhiều tác giả xoay quanh vấn đề tác
phẩm, tư tưởng của các thiền gia đời Trần.
- Nguyễn Hùng Hậu viết Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập I,
Từ khởi nguyên đến thế kỉ XIV – NXB khoa học xã hội, năm 2000 và Trương
Văn Chung bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ về Tư tưởng triết học của
Thiền phái Trúc Lâm đời Trần năm 1996. Cả hai công trình này đều đi vào
phân tích, tổng kết tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm qua việc phân
tích hành trạng và tác phẩm của từng nhân vật Thiền phái như: Trần Thái
Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.
- Quyển Lịch sử Phật giáo Việt Nam, (Từ Lý Thánh Tông đến Trần Nhân
Tông) của Lê Mạnh Thát được NXB TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2002.
- Gần đây nhất vào tháng 11 năm 2008, tại Quảng Ninh đã diễn ra hội
thảo về Trần Nhân Tông nhân 700 năm ngày vị tổ thứ nhất của phái Thiền
Trúc Lâm viên tịch. Trong hội thảo này có rất nhiều bài tham luận khi viết về
Trần Nhân Tông như: Vua Trần Nhân Tông và tinh thần "Bụt Ở trong nhà ,
Vua Trần Nhân Tông và bài học giải phóng dân tộc v.v…
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đây là một đề tài khá rộng và nội dung chủ yếu là nói về hệ thống chủ
đề - đề tài trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm qua những tác phẩm văn
thơ thời Trần. Cho nên, khi viết, người viết chỉ trú trọng đến những tài liệu có
liên quan đến đề tài. Tất cả những tài liệu mà người viết sử dụng đều không
ngoài phạm vi những tác phẩm liên quan đến văn học thời Trần.

5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu các tác phẩm văn chương của năm
Thiền sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm đời Trần như sau:
- Trần Thái Tông (1218 – 1277).
- Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 – 1291).
- Trần Nhân Tông Đại Sĩ (1258 - 1308) - Sơ tổ Trúc Lâm Yên Tử.
- Pháp Loa ( 1248- 133) Nhị tổ Trúc Lâm Yên Tử.
- Huyền Quang (1254 - 1334) Tam tổ Trúc Lâm Yên Tử.
4. Mục đích nghiên cứu
Khi viết đề tài này, người viết không ngoài mục đích là muốn khơi
nguồn lại thời vàng son của Phật giáo Việt Nam trong đời nhà Trần và đồng
thời giúp người viết hiểu rõ hơn về tư tưởng trong văn thơ của các vị Thiền
sư. Qua những phong cách, những tư tưởng đó cũng là lợi ích phần nào trong
cuộc sống nhân sinh.
Tiếp đó là tìm hiểu xem vấn đề hệ thống chủ đề - đề tài trong văn
chương Thiền phái Trúc Lâm của các Thiền sư giai đoạn này được thể hiện
qua các sáng tác văn học ra sao? Có gì khác với hệ thống chủ đề - đề tài của
các tác giả cùng thời khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp và
thao tác sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp: tài liệu nghiên cứu và sáng tác văn
học của các Thiền sư thời kỳ này có rất nhiều. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài

này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích tài liệu để tìm ra những dấu hiệu
đặc trưng có liên quan đến đề tài
Phương pháp so sánh: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, và
văn học Phật giáo cũng có từ rất sớm nên luận văn so sánh sự vận động phát

6
triển hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm với sáng
tác của các tác giả cùng thời khác.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Xác định nội hàm của khái niệm văn chương Thiền phái
Trúc Lâm.
Chương 2: Sáng tác của Thiền phái Trúc Lâm nhìn từ góc độ chủ đề -
đề tài.
Chương 3: Hệ thống chủ đề - đề tài của văn chương Thiền phái Trúc
Lâm trong hệ thống chủ đề - đề tài chung của văn học dân tộc cùng thời.

7
NỘI DUNG
Chƣơng 1: XÁC ĐỊNH NỘI HÀM CỦA KHÁI NIỆM
VĂN CHƢƠNG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

1.1. Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm
Đầu thế kỷ XIII, triều đình nhà Lý bắt đầu suy yếu. Các nhà vua khi lên
ngôi còn quá non trẻ, lớn lên ham chơi, bỏ bê việc triều chính. Vua Cao Tông
mải mê xây cung điện, nghe đàn hát. Vua Duệ Tông thì nhu nhược, lại mắc
bệnh cuồng. Trong triều các gian thần, nịnh thần lộng hành nhiễu loạn. Ngoài
xã hội, nhiều năm mất mùa, đói kém triền miên. Nạn hỗn chiến giữa các phe
phái phong kiến càng trở nên sâu sắc.

Trong triều đình bấy giờ, họ Trần ngày càng chiếm ưu thế, anh em con
cháu họ Trần lần lượt nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều. Vốn sống
bằng nghề đánh cá, họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng cửa sông
ven biển, đến đời Trần Lý (ông nội của vua Trần Thái Tông) đã trở thành một cự
tộc có thế lực vùng Hải Ấp nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên
Tuy Hoá, Thái tử Sảm chạy về Hải ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ.
Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần
Lý. Họ Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc
(thuộc tướng của Phạm Bình Di), đưa vua Lý trở lại kinh đô. Cậu ruột Trần
Thị Dung là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ
Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi Hoàng tử Sảm lên ngôi vào
năm 1211, tức là vua Lý Huệ Tông. Ông cho đón vợ là Trần Thị Dung về cung
lập làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong là Thái úy phụ chính.
Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi
việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông, người chức cao, quyền lớn nhưng "không
có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán chính sự ngày

8
một đổ nát”. Lợi dụng tình hình đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở
Hồng Châu thả sức cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi.
Năm 1216 , trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ Tông
đã bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng với Trần Thị Dung trốn đến nơi đóng
quân của Trần Tự Khánh. Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực
anh em họ Trần.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ
Độ (em họ Trần Thừa và Tự Khánh) khi ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân.
Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông
nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo.
Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuổi lấy con

trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh lên 6 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12
âm lịch năm 1225, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà
Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.
Khi lên ngôi, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) còn nhỏ, mọi việc triều
chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Nhiếp chính Trần Thừa.
Nhà Trần trải qua 13 đời vua bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm
1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt khi vua Thiếu
Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông
ngoại là Hồ Quý Ly tức Lê Quý Ly - tổng cộng là 175 năm. Những vị vua và
tôn thất nhà Trần mến mộ Phật giáo, nghiên cứu tu tập và có sự chứng đắc,
điển hình là vua Trần Nhân Tông, sau hai lần đánh thắng quân Nguyên -
Mông (1285 và 1287) đã nhường ngôi lại cho Trần Anh Tông, về làm Thái
thượng hoàng và tu hành trên núi Yên Tử rồi sáng lập thiền phái Trúc Lâm.
1.2. Tác giả văn học trong Thiên phái Trúc Lâm
Đối với thiền phái Trúc Lâm thì Trúc Lâm Điều Ngự Trần Nhân Tông
là đệ nhất Tổ, nhưng tính theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử phải kể từ

9
Thiền Sư Hiện Quang là Tổ ban đầu. Sư là người khai sơn chùa Vân Yên
(chùa Hoa Yên ngày nay). Vốn là đệ tử của Thiền Sư Thường Chiếu, dòng Vô
Ngôn thông, nhưng tỏ ngộ nơi Thiền Sư Trí Thông chùa Thánh Quả.
Thiền sư Viên Chứng, cũng gọi là Quốc Trúc Lâm, người đã từng đón
tiếp vua Trần Thái Tông tìm lên Yên Tử năm 1236.
Quốc sư Đại Đăng, người đã tiếp nhận thêm dòng thiền Lâm Tế từ
Thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa tại kinh đô Thăng Long và là thầy
của vua Trần Thánh Tông.
Thiền sư Tiêu Dao, là Thầy của Thượng Sĩ Tuệ Trung, cũng gọi là Đại
sư Phúc Đường, vì sư ở Tinh xá Phúc Đường mà Thượng Sĩ Tuệ Trung có bài
thơ tựa "Thượng Phúc Đường Tiêu Dao Thiền sư".
Thiền sư Huệ Tuệ, theo Việt Nam Phật giáo Sử luận của nguyễn Lang

cho là sư vốn làm Thầy Hoà Thượng truyền giới pháp cho vua Trần Nhân
Tông khi vua xuất gia.
Trúc Lâm Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông, theo hệ thống truyền thừa của
Yên Tử, ngài thuộc hàng thứ sáu, nhưng là người khai sáng ra dòng Thiền
Trúc Lâm của Đại Việt nên là Sơ Tổ.
Theo sách Đại Nam Thiền Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục của Hòa
thượng Phúc Điền hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
được tiếp nối qua các vị sau: Tổ sư Pháp Loa,Tổ sư Huyền Quang, Quốc sư
An Tâm, Quốc sư Phù Vân Tĩnh Lự, Quốc sư Vô Trước, Quốc sư Quốc Nhất,
Tổ sư Viên, Tổ sư Đạo Huệ, Tổ sư Viên Ngộ, Quốc sư Tổng Trì, Quốc sư
Khuê Thám, Quốc sư Sơn Đằng, Đại sư Hương Sơn, Quốc sư Trí Dung, Tổ
sư Tuệ Quang, Tổ sư Chân Trú, Đại sư Vô Phiền.
Mặc dù tác giả trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm thì có nhiều
nhưng với nội dung của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu
các tác phẩm văn chương của năm Thiền sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm đời
Trần như sau:

10
- Trần Thái Tông (1218 – 1277).
- Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 – 1291).
- Trần Nhân Tông Đại Sĩ (1258 – 1308) – Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử.
- Pháp Loa (1248 – 1330) - Nhị Tổ Trúc Lâm Yên Tử.
- Huyền Quang (1254 – 1334) - Tam Tổ Trúc Lâm yên Tử.
Thiền phái Trúc Lâm được một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là
dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến
triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy
tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sơ tổ Trúc
Lâm truyền thừa cho Pháp Loa là đệ nhị Tổ, đến Huyền Quang đệ tam Tổ, sau
đó hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng như trước nữa.


Tiểu kết chƣơng 1

Trên đây, chúng tôi đã trình bày về sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử và sự truyền thừa của các tác giả văn chương Thiền sư trong Thiền
phái này rất hùng hậu, để thấy văn chương đời Trần được hình thành và phát
triển là nhờ lực lượng sáng tác của những Thiền sư với thể loại phong phú,
nội dung xúc tích, đa dạng, đa sắc thái, thể hiện rõ bản sắc dân tộc đậm tính
nhân văn và giàu lòng yêu nước. Thời kỳ này, có những minh quân sau khi bỏ
áo hoàng bào khoác áo nâu sòng đã hoàn thành rất tốt vai trò Thiền sư vừa tu
tập giải thoát vừa có tinh thần yêu nước thương dân.



11
Chƣơng 2: SÁNG TÁC CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHỦ ĐỀ - ĐỀ TÀI

2.1. Khái niệm chủ đề - đề tài
Về khái niệm chủ đề - đề tài thì có rất nhiều sách đề cập tới, nhưng ở
đây với nội dung của đề tài luận văn nên người viết chỉ nêu khái niệm chủ đề
- đề tài thuộc Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi ( chủ biên). Theo sách này thì “khái niệm đề tài giúp ta xác
định tác phẩm viết về cái gì, còn khái niệm chủ đề lại giải đáp câu hỏi vấn đề
cơ bản của tác phẩm là gì” và lấy đó làm cương yếu cho bài nghiên cứu của
mình. Thời Trần xã hội thịnh trị nên hệ thống chủ đề - đề tài chung trong văn
chương của các Thiền sư lúc bấy giờ là đều thấy tính chất vô thường, giả tạo
của vạn vật vũ trụ này và muốn nhân sinh tu hành đạt tới cực lạc giải thoát.
2.2. Hệ thống chủ đề - đề tài qua sáng tác của một số tác giả trong
Thiền phái Trúc Lâm
2.2.1. Trần Thái Tông

Trần Thái Tông (1218 - 1277), vị vua đầu tiên của nhà Trần đã từng
trực tiếp xông pha trận mạc. Sau chiến thắng đã nhường ngôi cho con là Trần
Thánh Tông để làm thơ và nghiên cứu Phật giáo rồi viết ra Thái hư lục và
Thiền tông chỉ nam. Qua thơ văn ông, người đời sau thấy được một vị vua
khoan hậu, tuy chưa hề xuất gia nhưng vẫn tha thiết với Phật pháp và mơ ước
một cuộc sống thanh tịnh, an nhiên, coi thường quyền lực và phú quí.
Theo tài liệu ghi chép lại thì Thái Tông sáng tác được tác phẩm. Tác
phẩm đầu, như ta đã biết là Thiền tông chỉ nam. Sáng tác rất sớm trong cuộc
đời của ngài, khi ngài mới khoảng 31, 32 tuổi, và được Quốc sư khen là trái
tim của Bụt nằm trong đó.
Tác phẩm thứ hai là Kim cương tam muội kinh chú giải. Vua đã chú
giải Kinh Kim cương tam muội và chúng ta còn bài tựa của tác phẩm này.

12
Tác phẩm thứ ba là Lục thời sám hối khoa nghi mà chúng ta đã nói qua
ở trên đây.
Tác phẩm thứ tư là Bình đẳng lễ sám văn. Một tác phẩm sám hối khác.
Bình đẳng ở đây là Samat, tức là không phân biệt giữa mình và Phật, tại vì tự
tính của mình và của Phật hoàn toàn bình đẳng. Không phân biệt người lạy và
người bị lạy.
Tác phẩm thứ năm là Khóa hư lục có thể là những bài hướng dẫn về tu
tập, hợp lại thành một cuốn sách. “Khóa” có nghĩa là những bài học, những
thời khóa công phu. “Hư” có nghĩa là thực tập với một thái độ tự do, không bị
vướng mắc. Chúng ta biết có nhiều người thực tập và bị dính mắc vào những
hình thái thực tập cho đến nỗi không thừa hưởng được bản chất của sự thực
tập. Thực tập như vậy thì rất là nặng nề, kẹt vào hình thức. Như vậy khóa hư
ở đây có nghĩa là những thời thực tập với một thái độ không bị vướng mắc.
Tác phẩm thứ sáu là Thi tập, tức là những bài thơ của vua để lại.
Tác phẩm Kim cương tam muội kinh chú giải hiện nay chúng ta không
thấy còn nữa. Chỉ còn một bài tựa được in lại trong sách Khóa hư lục mà thôi.

Trong bài tựa này vua có nói rằng mỗi khi vua đọc Kinh kim cương tam muội
là trong lòng phát sinh ra trăm ngàn mối cảm hứng. Vì vậy cho nên vua đem
những cảm hứng đó, đem hết ruột gan để làm những lời chú giải Kinh kim
cương tam muội.
Chúng ta biết Kinh kim cương là sự thực tập lấy đi bốn ý niệm về
Ngã, về Nhân, về Chúng sinh, và về Thọ giả. Nếu sống tỉnh thức để có thể
nhận diện được bốn ý niệm đó trong đời sống hàng ngày, để đừng vướng
mắc vào chúng, thì mình đã sống thường trực trong tam muội gọi là Kim
cương tam muội.
Bình đẳng lễ sám văn cũng là một nghi thức sám hối và nay cũng đã
mất, và bài tựa cũng còn được giữ lại trong sách Khóa hư lục. Nếu ta suy tư

13
về đề tài của tác phẩm và nếu căn cứ trên bài tựa thì chúng ta có thể biết rằng
nghi thức này được viết sau Lục thời sám hối khoa nghi và nghi thức này có
một chiều triết học thâm sâu hơn là nghi thức Lục thời sám hối khoa nghi.
Khi có thì giờ nghiên cứu, học hỏi những tác phẩm của vua Trần Thái
Tông, chúng ta nhận thức rằng cái nhu yếu đầu tiên mà chúng ta thấy được
trong các tác phẩm đó là nhu yếu muốn sống tỉnh thức. Vua không muốn sống
đời sống mê ngủ, đắm chìm.
Chúng ta biết tác phẩm Lục thời sám hối khoa nghi là một sự nhắc nhở
không phải chỉ bằng lý thuyết, bằng cách đọc, mà nhắc nhở bằng sự thực tập
mỗi ngày sáu lần. Nhắc rằng con mắt của mình có thể đưa mình đi rất xa; lỗ
tai của mình có thể đưa mình đi rất xa; lưỡi của mình cũng có thể đưa mình đi
rất xa. Và khi đi xa rồi thì mình đánh mất quê hương, mình không thấy được
những cái quan trọng nhất của sự sống. Không thấy được nhu yếu thâm sâu
nhất của cuộc đời mình. Tình trạng của những người không tu học, không có
chính niệm, không có tăng thân là tình trạng gọi là "túy sinh mộng tử", nghĩa
là khi sống thì sống như một người say, khi chết thì cũng chết ở trong giấc
mộng. Sống say chết mộng. Vua không muốn như vậy. Vua nhắc nhở mình

phải sống tỉnh thức, cho nên thời khóa Lục thời sám hối khoa nghi là để đánh
thức mình dậy trong mỗi giờ phút của sự sống.
Trong Khóa hư lục vua có làm những bài kệ về bốn núi, gọi là Tứ sơn
kệ. Đây là một phương tiện để vua tự nhắc mình đừng sống trong cơn say,
đừng chết trong giấc mộng.
Chúng ta biết rằng ngày xưa, hồi Phật còn tại thế, một hôm Phật có
nhắc vua Ba Tư Nặc một vấn đề. Hôm đó vua đến thăm Phật, và được Phật
hỏi những câu về bốn ngọn núi: “Đại vương! Nếu Đại vương đang ngồi trong
cung mà có một phái đoàn trinh thám của Đại vương chạy về và nói rằng từ
phương Đông có một ngọn núi vĩ đại đang di chuyển lần lần đến kinh đô, và

14
trên con đường di chuyển nó làm tan nát hết những công trình xây dựng,
những sinh mạng, những sông núi. Khi vừa nghe báo cáo như vậy xong thì có
một phái đoàn khác, về tới cung và nói từ phương Tây cũng có một ngọn núi
vĩ đại đang di chuyển tới kinh đô, và trên đường đi nó cũng đang tiêu diệt tất
cả những sinh mạng, sông núi, thành quách. Và rốt cuộc thì Đại vương được
báo cáo từ bốn phía có bốn ngọn núi đang đi tới như vậy. Đại vương biết
rằng Đại Vương không có thì giờ nữa. Bốn ngọn núi đó tượng trưng cho sinh,
lão, bệnh, tử và chúng đang đi tới ép vua. Vậy thì Đại Vương phải làm gì?”
Phật thấy vua đã lớn tuổi mà tu học không được tinh chuyên mấy, có vẻ
nhởn nhơ cho nên Phật mới đưa ra hình ảnh bốn trái núi bao vây, đang từ từ
tiến tới, để nhắc nhà vua rằng thời gian đã cấp bách, không gian đã thu hẹp.
Vua Ba Tư Nặc cũng thông minh lắm nên vua nói: “Bạch Đức Thế Tôn, trong
trường hợp đó thì câu trả lời duy nhất là mình phải sống những giờ phút còn
lại của mình cho chính niệm”.
Khi vua Trần Thái Tông đọc được kinh đó thì vua rung động, tại vì nhà
vua cũng muốn làm được như vua Ba Tư Nặc, và có thể muốn làm hơn vua
Ba Tư Nặc nữa. Cho nên vua đã làm bốn bài thơ về bốn trái núi, và vua đã
viết những bài chú giải về bốn trái núi rất là hay. Quý vị nên tìm đọc cho biết.

Chuyện Bụt nói về bốn trái núi cho vua ghi chép trong biệt dịch Tạp A
Hàm (Samyukt gamma), và trong Kinh Tăng Nhất A Hàm (Ekattarik gamma).
Ngày xưa vua Trần Thái Tông đã được đọc những kinh đó.
Trong bài tựa Phổ khuyến phát Bồ đề tâm, vì vua nghĩ rằng khi nào có
được tâm bồ đề thì mình sống mới tỉnh thức, mới có hạnh phúc. Vì vậy vua đã
sáng tác một bài văn gọi là "Mời tất cả quý vị hãy phát tâm bồ đề ":
“Công danh cái thế, chẳng qua một giấc mộng dài,
Phú quý kinh người, khó trách “vô thường” hai chữ,
Tranh nhân chấp ngã, rốt cuộc là không,

15
Khoe giỏi khoe hay, rốt cùng chẳng thực,
Tứ đại rã rời thôi già trẻ,
Núi khe mòn mỏi hết anh hùng,
Già cũng vậy, trẻ cũng vậy, sẽ có ngày bốn đại rã rời ra. Anh hùng
cũng vẫy mà người khiếp nhược cùng đều vậy cả.
Tóc xanh chưa mấy mà mầu bạc đã pha,
Kẻ mừng mới đi thì người điếu đã tới
Những người nào bắt đầu có hai màu tiêu muối ở trên đầu, đọc bài này
chắc thấm lắm. Mừng đám cưới vừa xong thì người điếu đám ma cũng vừa tới.
Một bao máu mủ,
Bao năm khổ luyến ân tình
(Nhất bao nùng huyết
Trường niên khổ luyến ân tình)
Đọc những hàng chữ này chúng ta nên nhớ tác giả là ai, tác giả đã từng
yêu, từng khổ. Nhất bao là một cái bao, một cái bọc. Nùng huyết là máu và
mủ ở trong con người của chúng ta. Đó là bất tịnh quán. Con người chỉ là một
bao máu mủ mà thôi. Vậy mà ngày này sang ngày khác, đêm này sang đêm
khác, năm này sang năm khác, nhớ thương, quyến luyến, khổ đau vì người ân,
người tình.

Bảy thước xương khô,
Mặc sức xan tham tiền của.
Bảy thước đây là bảy thước ngày xưa, bằng khoảng thước bảy thước
tám bây giờ. Bảy thước xương khô là một bộ xương khô. Nhìn cho kỹ thì
mình chỉ mang một bộ xương khô đi theo thôi. Vậy mà mình tom góp đồng
này đồng khác, nghĩ rằng hạnh phúc nằm ở chỗ tom góp. Điều này người nào
có đi ngang qua thì mới thấm thía, người nào chưa đi ngang qua thì có thể
mỉm cười hoài nghi.

16
Thở ra không hẹn thở vào,
Ngày nay không tin ngày kế,
Trôi nổi sông yêu giờ nào nghỉ,
Nấu nung nhà cháy biết bao thôi?
Sông yêu tức là ái hà, sông tham ái (Ái hà thiên tích lãng - Khổ hải vạn
trùng ba). “Thiên tích lãng” là có những đợt sóng cao ngàn trượng. “Ái hà
thiên tích lãng” là ý nói trong sông yêu có những đợt sóng cao cả ngàn
trượng, mình sẽ chìm đắm, sẽ chết đuối trong những đợt sóng đó. “Khổ hải
vạn trùng ba”, là trong biển khổ có những đợt sóng vạn trùng.
Chúng ta có bài tán:
Ái hà thiên tích lãng,
Khổ hải vạn trùng ba,
Dục thoát luân hồi khổ,
Tảo cấp niệm Di Đà.
Trong nghi thức tụng niệm đại toàn chúng ta có bài niệm Phật tương đương:
Sông ái dài muôn dặm,
Biển mê sóng vạn tầm,
Cõi luân hồi muốn thoát,
Niệm Phật hãy nhất tâm.
2.2.1.1. Con người nhân ái vị tha rộng mở

Trần Thái Tông đã thể hiện tấm lòng nhân ái, vị tha, rộng mở qua Khóa
hư lục kể từ khi tiếp nhận lời khuyên của thiền sư Viên Chứng: “Phàm làm
bậc nhân quân thì lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm
lòng thiên hạ làm tấm lòng của mình” (Thiền tông chỉ nam tự). Để được như
vậy con người phải biết sống hòa hợp, thuận theo đạo lý, chung sống trong
một cộng đồng. Mọi người tự ý thức thủ tiêu những ham muốn cá nhân, thay
vào đó là tấm lòng cần phải trang trải. Như vậy, từ con người cá nhân vị kỷ,

17
chứa chất bản ngã đã trở thành con người sống theo tinh thần vô ngã, xa lìa
các ham muốn của đời sống vật chất. Đó là con người có sự biến chuyển nội
tâm đi từ những thái độ hành vi bất thiện đến sự thăng hoa.
Nếu văn học Phật giáo đời Lý, khi đề cập đến hình ảnh con người, dù là
con người vô ngã, vô úy, vô ngôn,… đi nữa, chỉ gợi chứ ít khi tả thì đến văn học
Phật giáo đời Trần, nhất là Trần Thái Tông qua Khóa hư lục đã sử dụng bút pháp
tả thực để mô tả con người từ hình thể bên ngoài đến nội tâm bên trong.
Đoạn văn sau đây trong bài Phổ Thuyết Sắc Thân là một minh chứng :
Xưa kia má hồng sắc thắm, ngày nay xương trắng tro tàn. Mây mịt mùng
khi giọt lệ chứa chan, trăng hiu hắt chốn gió sầu lay động. Canh khuya vắng,
thần sầu quỷ khóc; tháng năm chầy, ngựa xéo trâu quần. Lửa đóm lập lòe dưới
đám cỏ xanh, tiếng trùng nỉ non trên hàng dương trắng. Bia mộ nữa chình, phủ
đầy rêu biếc; chăn trâu hái củi, dẫm sạt lối mòn. Dẫu có văn chương nức
tiếng; dù cho tài sắc nghiêng thành. Nào ai có khác chi ai; rốt cuộc đều về một
mối. Mắt bị "sắc" lôi lên núi kiếm; tai theo "tiếng" gọi đến rừng dao. Đầu mũi
ngửi khói tanh hôi; trong lưỡi ngậm hòn sắt nóng. Thân khiếp sợ đồng sôi tưới
tắm; ý chua cay vạc lửa dầu nung. Trần gian dù trăm tuổi trăm năm; địa ngục
một ngày một tối. Thân mạng con người được nằm trong thực tại của cõi "sinh
là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái gì không ưa mà phải hơn là
khổ, cái gì muốn mà không được là khổ, nói tóm lại triền miên trong ngũ trược
giả hợp là khổ ". Đúng như cái nhìn triết lý nhà Phật.

Thân tự cầm tù trong các dục vọng, thói quen đã tích lũy sai lạc từ bao
nhiêu kiếp. Thói quen nguy hiểm nhất là thói quen trong suy nghĩ nhận thức
sai lạc về thân. Thân này phải biến chuyển, không thể thường tại vĩnh hằng.
Con người đang ở trọ trong cái thân giã huyễn mà cứ ngỡ tưởng chừng như
thật có. Thân tự buộc mình vào cõi tương đối thịnh suy cuộc đời con người tự
bám víu vào cái tự ngã cạn cợt đầy tham vọng mà vẫy vùng trong khổ đau.

18
Chẳng phải ngạc nhiên khi Trần Thái Tông viết lên những dòng văn
chương như thế về thân. Con người theo đó cảm nhận sự vận hành trong
không gian ảm sầu, thời gian như ngắn lại theo dòng tâm lý ngập tràn lo âu
"mây mịt mùng khi mưa lệ chứa chan; trăng hiu hắt chốn gió sầu lay động.
Canh khuya vắng, thần sầu quỷ khóc; tháng năm chầy, ngựa xéo trâu quần".
Ông khắc họa hình ảnh con người qua một thân mạng hãi hùng thế kia. Mục
đích là tự thân thoát ra sự vận hành của "cái thân" để đến một cõi lòng tĩnh
lặng, cùng chia sẻ lòng mình với mọi người.
Con người trong Khóa hư lục là con người được hóa hiện từ cuộc sống
trần trụi của nó. Từ tính cách tham ăn, khát uống, tranh quyền đoạt lợi yêu
ghét buồn vui, đắm chìm trong các dục, cho đến sự trải nghiệm cả đời người.
Tất cả được mô tả như là một hiện tượng thẩm mỹ, có sự vận động tâm linh
đa chiều luôn diễn tiến không ngừng. L. Tônxtôi thật có lý khi ông phát biểu:
" Con người như những dòng sông. Nước trong mọi con sông như nhau và ở
đâu củng vậy cả. Nhưng mỗi con sông khi thì hẹp, khi thì trong veo, khi thì
lạnh, khi thì ấm. Con người cũng như vậy. Mỗi con người mang trong mình
những mầm mống của mọi tính cách của con người và khi thì thể hiện những
tính này, khi thì thể hiện những tính chất khác và thường không giống bản
thân mình tuy vẫn cứ chính là mình" .
Hình ảnh con người được xác lập như là một chủ thể, một nhân vật
trung tâm với xác thân bị giới hạn được đề cập và nhìn nhận từ nhiều khía
cạnh khác nhau ở trong tác phẩm. Trong ý nghĩa đó, con người thấy rõ những

giới hạn, khuyết tật từ trong quan điểm sắc thân thông qua ngòi bút sắc sảo
của bút pháp tả thực văn học Phật giáo ở thời Lý - Trần. Nhờ vậy, con người
sẽ vượt thoát, an trú trong đời sống hạnh phúc, cảm nhận những giá trị thẩm
mỹ từ hiện thực.

19
2.2.1.2. Con người giác ngộ với những phẩm hạnh cao cả
Con người giác ngộ trong Khóa hư lục được bắt nguồn từ khát vọng của
Trần Thái Tông muốn lên núi Yên Tử tu hành để làm Phật, như trong Thiền tông
chỉ nam tự có viết: "chỉ muốn làm Phật chứ không muốn làm gì khác".
So với những khái niệm về con người giác ngộ trước đó, chúng ta sẽ
nhận ra những điểm tích cực, tiến bộ, cụ thể, thiết thực hiện tại của biện chứng
giải thoát. Đến thời Trần Thái Tông, hình ảnh con người giác ngộ được minh
họa qua hình ảnh "lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật". Đấy là con người
thấy rõ chân lý một cách trực tiếp, đồng nghĩa "kiến tính thấy Phật tính tại tâm”
và thường sống theo bản tính thường nhiên, trong sáng, liễu đạt các pháp.
Đọc Khóa hư lục, chúng ta thấy Trần Thái Tông xác lập con người giác
ngộ là con người "kiến tính". Khái niệm "tính" được diễn tả bằng nhiều tên gọi
như "giác tính", "bản tính", "pháp tính", " Phật tính", "chân như", "chân tâm",
"chân nguyên". “Kiến tính” là thấy được bản tính thấy được con đường giác
ngộ. Trong bài Tọa thiền luận, Trần Thái Tông nói: “Phàm người học đạo, chỉ
cần thấy tính ". Trong bài Phổ khuyến phát Bồ đề tâm văn, ông viết: "Do thấy
ánh sáng trí tuệ, phản chiếu lại mình thấy được tính mà thành Phật".
Con người muốn thấy được “tính” thì phải tự thân hành trì, không thể
trông cậy vào ai, kể cả đấng siêu hình, đó là con đường "cố thủ nội khán"
(quay đầu nhìn vào phía trong). Tại đây sự trở về quê nhà chính là con đường
giã từ "thả lòng buông bỏ" sự đắm chìm dục lạc của kẻ lang thang phong trần
như bài khai bạch, của Lục thời sám hối khoa nghi khắc họa:
Phượng hoàng đài bạn, hôn hôn thị tửu tham hoan;
Anh vũ lâu tiền, mộng mộng mê hoa thủ lạc

( Bên gác phượng hoàng say đắm cuộc vui chè rượu
Trước lầu anh vũ miệt mài cái thú mê hoa).
Đó là hình ảnh trở về quê nhà, chẳng phải tìm kiếm nơi xa xôi của ảo
ảnh thiên đường hay Niết bàn mà tác giả diễn đạt bằng hình ảnh "nhật viễn

20
gia hương vạn lý trình" (ngày hết xa quê, vạn dặm trường) trong bài Phổ
thuyết tứ sơn; "Đồ trình bất thiệp gia hương đảo" (Quê hương đến được đâu
cần lối) trong Niệm tụng kệ; "Bất lao tiến bộ đắc hoàng gia" (Đường xa
không bước cũng về nhà) trong Niệm tụng kệ.
Rõ ràng, con người giác ngộ là con người tự tìm lại chính mình. Phật
và chúng sinh không khác. Trong bài Niệm Phật luận, Trần Thái Tông khẳng
định "thân ta tức thân Phật, không có hai tướng". Ý tưởng đó sau này được
Tuệ Trung Thượng Sĩ diễn dịch "khi mê không biết ta là phật" trong Thượng
Sĩ ngữ lục, còn Trần Nhân Tông thì "Nhân khuấy bụi nên ta tìm Phật; Khi ngộ
rồi Phật chính là ta” trong Cư trần lạc đạo phú.
Sinh mệnh con người rốt cuộc chỉ "mệnh tựa ngọn đèn trước gió, thân
như bọt nước đầu ghềnh". Cuộc đời thật mong manh, đầy mộng mị. Con
người cần giáp mặt, vượt thoát. Ngay cả công danh phú quý, chỉ là một giấc
mộng dài. Ai thấu hiểu nỗi lòng tác giả khi chính mình từng vượt thoát bước
ra khỏi sự mộng mị của cuộc đời. Chính lẽ đó, nhà vua không dưới 12 lần mô
tả về giấc mộng "vô thường" trong tác phẩm Khóa hư lục, tiêu biểu như:
"công danh cái thế vô phi đại mộng nhất trường; phú quý kinh nhân bất miễn
vô thường nhị tự" (công danh lừng lẫy, chẳng qua một giấc mộng dài; phú
quý hơn người, khó tránh hai chữ vô thường).
Nhờ nhận chân cuộc đời là mộng, tâm thức con người mở rộng không
cùng, độ lượng hết thảy. Nhờ triết lý ấy mà Trần Thái Tông tỉnh thức, trở
thành bậc vĩ nhân, thành vị minh quân của quốc gia, thành bó đuốc của Thiền
tông, hiếu nghĩa với anh em, chung tình với người yêu, sẵn sàng sung trận
giữa làn thiên đạn, xem tính mạng như lông hồng, xem ngai vàng như chiếc

giày rách, miễn sao ích nước lợi nhà. Phải chăng con người giác ngộ là con
người luôn bước ra ngoài thế giới đáo sứ mộng trung huyết mộng? Con người
giác ngộ cũng là con người tự do ra vào thế giới vô thường ảo ảnh. Với tinh

21
thần vô trước, vô trú, con người bước ra khỏi thế giới tư duy hữu ngã, nhị
nguyên phân biệt của sự giới hạn hai đầu giữa sinh và tử, đến và đi, có và
không, một và khác của các cặp phạm trù đối đãi. Họ là con người ung dung
tự tại, đi bất cứ nơi nào họ muốn. Hay khi miêu tả cảnh vật và con người lúc
gần sáng: "Giọt lậu điểm canh tàn, tiếng gà vừa gáy sáng. Bóng đuốc tiệc hoa
vừa dứt, giải sao ngân hán lặn rồi. Giấc điệp lại quay về thế mộng; tiếng
chuông khua vỡ chốn âm thầm. Ánh trăng nhạt ngậm nửa vành non biếc,
vầng trời hồng chưa ló mặt duềnh xanh. Vách xưa tiếng dế nỉ non; đường ngự
vó câu rộn rã. Đầu thành khói lạnh vấn vương; trời thắm sương mai mù mịt.
Đúng là khi đạo sĩ chầu trời; vừa là lúc tăng sĩ hành đạo. Muôn hộ nghìn nhà
chưa mở cửa, một đêm sáu khắc đã nên công. Tất cả đường đời; rối bời kiếp
sống. ôm gối nằm tuy sợ đương đêm; mở mắt ngủ chưa hay trọn kiếp”.
Nhìn chung, con người trong Khóa hư lục được Trần Thái Tông diễn tả
một cách sâu sắc đầy đủ cả hai mặt đạo và đời. Con người ấy luôn chan chứa
và nặng lòng yêu thương quê hương đất nước, luôn lấy lợi ích của cộng đồng
đặt trên lợi ích cá nhân, ở đó không có bóng dáng của sự ích kỷ, tranh chấp,
mà làm sao chỉ ước mong mang lại bình an, hạnh phúc cho người khác. Con
người ấy được ông nâng lên một tầm cao hơn đó là sự tu tập buông bỏ, xem
các pháp là vô thường huyễn hóa, danh lợi là bã phù du, tiền tài là sợi dây
ràng buộc, từ đó buông xả tất cả để chứng đắc quả vị giải thoát giác ngộ ngay
giữa cuộc đời đầy nhiễm ô.
2.2.2. Tuệ Trung Thượng Sĩ
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 – 1291) tên thật là Trần Tung là con trai
Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và cũng là anh ruột
hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm vợ vua Trần Thánh Tông. Khi Trần

Liễu mất (1251), Thượng Hoàng Trần Thái Tông "cảm vì nghĩa, phong cho
ông tước Hưng Ninh Vương". Cũng như phần lớn các vương hầu thân tín của

×