Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.27 KB, 132 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÙI THỊ THỦY



THẾ GIỚI
NGHỆ THUẬT THƠ LÊ ANH XUÂN



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học







Hà Nội - 2013

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THỊ THỦY



THẾ GIỚI
NGHỆ THUẬT THƠ LÊ ANH XUÂN



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Phạm Thành Hƣng



Hà Nội - 2013

3
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ THƠ LÊ

ANH XUÂN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ VIỆT NAM CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC 16
1.1. Khái lược chung về thế giới nghệ thuật 16
1.2. Thơ Lê Anh Xuân trong tiến trình thơ Việt Nam chống Mỹ cứu nước 18
1.2.1. Bối cảnh thơ ca Việt Nam những năm chống Mỹ 18
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp Lê Anh Xuân 21
CHƢƠNG 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG
TRONG THƠ LÊ ANH XUÂN 32
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Lê Anh Xuân 32
2.1.1.Tình yêu quê hương miền Nam thắm thiết 33
2.1.2. Tình cảm chân thành với miền Bắc thân yêu 50
2.2. Thế giới hình tượng trong thơ Lê Anh Xuân 60
2.2.1. Cái tôi trữ tình 60
2.2.2. Hệ thống nhân vật trữ tình 66
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LÊ ANH XUÂN 83
3.1. Thể thơ trong thơ Lê Anh Xuân 83
3.1.1. Thơ tự do 83
3.1.2. Thơ lục bát 87
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ Lê Anh Xuân 91
3.2.1. Ngôn ngữ 91
3.2.2. Giọng điệu 101
3.3. Hệ thống hình ảnh biểu tượng trong thơ Lê Anh Xuân 110
3.3.1. Cây dừa 110
3.3.2. Dòng sông 114
3.3.3. Đất 118
KẾT LUẬN 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125


4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một
trong những trang sử hào hùng nhất trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Là sản
phẩm tinh thần của thời đại anh hùng và đầy đau thương, hi sinh ấy, thơ cũng như
cả nền văn học đã làm trọn sứ mệnh lịch sử đối với dân tộc và thời đại. Thơ kháng
chiến chống Mỹ thực sự là vũ khí tinh thần có sức mạnh to lớn trong việc khơi dậy
lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, ý chí chiến đấu và niềm tin thắng lợi cuối
cùng của mỗi người cũng như toàn dân tộc Việt Nam.
Trong những năm tháng sóng gió và máu lửa nửa sau thế kỷ XX ấy, các thế hệ
nhà thơ đã nhanh chóng trưởng thành và chính họ đã góp phần không nhỏ đem lại
diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Họ là một dàn đồng ca mang âm
hưởng hào hùng, trong sáng, biết gắn kết cái tôi riêng tư vào cái ta chung của cộng
đồng dân tộc, biết quên mình vì l‎ý tưởng cao đẹp. Có lẽ chưa bao giờ thơ trẻ Việt
Nam lại tạo ra một giao hưởng hào hùng và có sức âm vang như thế. Họ mang đến
sự ồ ạt đông vui cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ, duyên dáng, đặc sắc
của riêng lứa tuổi trẻ mà thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được. Và “chỉ ba
mƣơi năm đầu của cuộc kháng chiến, chúng ta đã có đƣợc một Tuyển tập thơ chống
Mỹ cứu nƣớc tập hợp 159 bài thơ của 112 tác giả với những thành tựu rất đáng tự
hào. Trong giai đoạn chống Mỹ, hàng trăm tập thơ đƣợc xuất bản. Ấy là chƣa kể
đến biết bao nhiêu tập thơ tuyển của từng địa phƣơng, in rõ đặc sắc của từng vùng”
[80, tr.119]. Chúng ta có cả một thế hệ nhà thơ ra trận, họ cầm súng và cầm bút,
đánh giặc trên chiến trường và đánh giặc trên từng trang thơ, nhiều trang bản thảo
của họ thấm đẫm giọt máu đào ấm nóng từ trái tim yêu nước. Trong đội ngũ nhà thơ
trẻ tài năng, giàu nhiệt huyết ấy - những nhà thơ đã “làm tròn sứ mệnh lịch sử với
dân tộc và thời đại” và góp phần “tạo ra một bản giao hƣởng hào hùng ấy” - Ca Lê
Hiến – Lê Anh Xuân là một gương mặt tiêu biểu. Anh đã anh dũng ngã xuống trên
chiến trường giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ. Cuộc đời 28 tuổi của nhà thơ, chiến sĩ Ca
Lê Hiến - Lê Anh Xuân đã nêu một tấm gương về lòng say mê l‎ý tưởng, về lẽ sống

5

cao đẹp và tinh thần phấn đấu không ngừng trong sáng tạo thơ ca. “Kẻ thù đã cƣớp
mất của chúng ta Lê Anh Xuân, một nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng. Lê Anh Xuân
đã mang đến cho miền Nam một chất thơ đằm thắm và tha thiết” [21, tr.12].
Lê Anh Xuân mới trải qua 10 năm làm thơ với số lượng bài thơ anh để lại cho đời
không nhiều: hơn 60 bài thơ, một bản trường ca và một tập văn xuôi. “Còn có sự vội
vàng chƣa kịp gọt rũa công phu, còn thiếu cái nhiều mặt của đề tài, chiều sâu của suy
tƣởng, nhƣng cái dồi dào nhất là tấm lòng của anh đối với quê hƣơng đang chiến
đấu, tâm hồn của anh đối với l‎ý tƣởng cách mạng mà anh tin yêu, là sự say mê của
anh đối với thơ ca ngày đêm anh miệt mài sáng tạo” [19, tr.52]. Thơ anh là tiếng nói
của một trái tim đầy nhiệt huyết, thiết tha và cháy bỏng, mang cốt cách của một con
người vùng quê Đồ Chiểu trong cách nói phóng khoáng, bộc trực, chân thành.
Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Lê Anh Xuân vụt qua như một ngôi sao hôm
giữa bầu trời đầy khói lửa. Thế nhưng tất cả những gì mà anh để lại cho quê hương,
đất nước, gia đình, bạn bè, đồng đội và cả thơ ca đã làm cho chúng ta xúc động và
tự hào. Có thể nói, Lê Anh Xuân là điển hình cho một thế hệ, một thời đại, một lớp
người ra đi để bảo vệ tự do, độc lập cho Tổ Quốc. Do đó, chúng ta rất trân trọng,
yêu quý anh, trân trọng những tác phẩm viết bằng máu của một người chiến sĩ có
tâm hồn thơ rất rung động.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Lê
Anh Xuân” để nghiên cứu như một nén nhang tưởng niệm Nhà thơ – chiến sĩ Lê
Anh Xuân đã “ngã tồn ngã huyết dĩ can huyên” (lấy máu đào bảo vệ non sông) cho
mảnh đất này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ca Lê Hiến – Lê Anh Xuân sáng tác thơ trước khi tập kết ra Bắc (1954) nhưng
thơ anh chỉ thực sự được giới nghiên cứu phê bình chú ý kể từ khi có bài Nhớ mƣa
quê hƣơng đoạt giải Nhì, giải thưởng Tạp chí Văn nghệ 1961. Kể từ đó cho đến nay,
có đến hàng mấy chục công trình nghiên cứu, bài viết, giới thiệu, phê bình về cuộc
đời và thơ văn của Lê Anh Xuân của các tác giả: Hoài Thanh, Hồng Tân, Diệp
Minh Tuyền, Bảo Định Giang, Trang Nghị, Châu Khoa, Nguyễn Chí Bền, Nguyễn


6
T ý, Hàn Anh Trúc, Nguyễn Đăng Mạnh , Trần Hữu Tá, Hà Minh Đức , Hải Hà, Lê
Lưu Oanh, Nguyễn Mạnh Thường, Hoàng Như Mai, Nguyễn Đức Quyền, Lê Quang
Trang, Hữu Đạt , Vũ Văn Sỹ , Bùi Công Hùng , Vũ Duy Thông , Mã Giang Lân ,
Huỳnh L ý, Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Bá Long, Những đánh giá của các tác giả
này đều ghi nhận những đóng góp của Lê Anh Xuân là nổi bật, trong khoảng 10
năm sáng tác cho đến khi hy sinh. Với hai tập thơ và một bản trường ca, một truyện
ngắn, Lê Anh Xuân đủ để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc và đủ
khẳng định vị trí tỏa sáng trong nền thơ chống Mỹ.
2.1 Các bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và thơ Lê Anh Xuân
Năm 1968, Hoài Thanh – nhà phê bình văn học hàng đầu nước ta có hai bài viết
liền nhau đăng trên Tạp chí văn học số 9 và số 10/1968. Cũng từ đó thơ Ca Lê Hiến
– Lê Anh Xuân càng trở nên quen thuộc với độc giả. Với bài “Tiếng gà gáy” của
Ca Lê Hiến hay tâm sự của một thanh niên miền Nam tập kết” [73], Hoài Thanh
khẳng định, Tiếng gà gáy báo hiệu một tâm hồn thơ tươi sáng, một dòng cảm xúc
ngọt ngào, một tiếng nói trữ tình đằm thắm thiết tha. Đây là đứa con tinh thần đầu
lòng của một nhà thơ trẻ rất đáng trân trọng. Tác giả bàn về tâm trạng của Ca Lê
Hiến, người con miền Nam tập kết ra Bắc mang theo những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ
và quê hương miền Nam, trong đó có cả niềm tự hào khi chứng kiến miền Bắc đang
ngày đêm thay da đổi thịt. “Vì ngƣời làm thơ vẫn còn giữ nguyên đƣợc cái tuổi thơ
hồn nhiên, trong sáng”; và “Con ngƣời này dễ cảm xúc hay suy nghĩ mà lại cảm xúc
sâu, suy nghĩ đúng, vì cảm xúc và suy nghĩ đều bắt nguồn từ một lòng yêu nƣớc
thiết tha, một chí hƣớng dứt khoát. Cho nên rất dồi dào mà không vẩn đục. Rất
hăng say mà vẫn chín chắn, trung hậu, hiền hòa”. Còn trong “Thơ Lê Anh Xuân hay
tấm lòng một ngƣời thanh niên trên tiền tuyến lớn” [74], Hoài Thanh cho rằng:
“Đây là tiếng nói của một ngƣời thanh niên. Lê Anh Xuân đang ở lứa tuổi mà một
ánh mắt trong, một nụ cƣời xinh, một dáng đi mềm mại, một bàn chân đẹp, một làn
hƣơng đều có thể gây xao xuyến sâu sắc trong lòng”. Ở bài viết này, Hoài Thanh
giới thiệu những sáng tác của Lê Anh Xuân kể từ khi nhà thơ trở về miền Nam
chiến đấu, chủ yếu tập trung ca ngợi con người miền Nam và cuộc sống mới đang


7
diễn ra ở miền Bắc. Hoài Thanh cho rằng, thơ Lê Anh Xuân viết ở chiến trường có
độ say tình yêu và độ say lý tưởng. Cùng với độ say mê ấy, chất trữ tình đằm thắm
đã làm dịu ngọt thơ anh, cảm hứng sử thi trong thơ anh cũng trở nên tươi xanh, dễ
đi vào lòng người. “Câu thơ của Lê Anh Xuân vẫn dịu hiền và có khi nhỏ nhẹ nữa
Có thể nói Lê Anh Xuân đã đạt tới cái nhìn anh hùng ca và tìm đúng cái giọng anh
hùng ca”.
Ở bài “Lê Anh Xuân với tập Hoa dừa và trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi”, đăng trên
Tạp chí tác phẩm mới, số 7/1970, Trang Nghị viết: “Âm điệu phấn khởi, trong sáng
vang lên trong từng câu, từng chữ của Lê Anh Xuân. Tình yêu quê hƣơng tha thiết
đến đau nhói, tính dân tộc đậm đà, chất trữ tình đằm thắm nổi lên trong suốt tập
Hoa dừa Anh thích nói bằng điệu trầm ấm, nhẹ nhàng những vấn đề to lớn, sôi
sục của thực tế chiến đấu và sản xuất của đồng bào miền Nam” [55].
Trong Văn học giải phóng miền Nam, NXB Đại học và Trung học chuyên
nghiệp Hà Nội 1976, Phạm Văn Sĩ có dành hẳn chương mười ba viết về Thơ Lê
Anh Xuân, đặc biệt là tập Hoa dừa: “Nổi bật trƣớc tiên trong Hoa dừa là tình cảm
của tác giả đối với đất mẹ quê hƣơng. Đây là thứ tình cảm nồng nhiệt, vồ vập của
đứa con đi xa lâu mới trở về. Nhà thơ đi chân đất, cho chân mình ngập trong bùn
đất, bƣớc trên những chồi non nhọn sắc mới mọc sau trận na-pan để sống cái cảm
giác trực tiếp gắn bó với đất, để nghe hơi thở ấm áp của đất, nghe thấm vào mình
sự sống của đất mẹ quê hƣơng” [71, tr.204].
Với bài “Thơ Lê Anh Xuân”, in trong Giáo trình văn học Việt Nam tháng
10/1977, Huỳnh Lý đã nghiên cứu khá chi tiết về nội dung và nghệ thuật thơ Lê
Anh Xuân: “Thơ Lê Anh Xuân trƣớc hết là thơ ca ngợi không dè dặt cuộc sống
chiến đấu và lao động ở hai miền Nam Bắc, thơ anh cũng là thơ mang tình yêu quê
hƣơng thắm thiết, thơ của những tình cảm tƣơi mát, hồn nhiên, trong sáng”. Bàn về
nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân, Huỳnh Lý có nhận xét rằng: “Ngôn ngữ thơ Lê Anh
Xuân là một ngôn ngữ tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tƣơi trẻ, trong sáng”; “Phải
nói rằng, các chức năng của thơ – của văn nghệ nói chung – Lê Anh Xuân đều đạt


8
đƣợc ở mức khá cao, riêng có chức năng thẩm mỹ thì chƣa đƣợc nâng lên ngang
hàng với giáo dục và nhận thức”.
Trong bài “Lê Anh Xuân, nhà thơ chiến sĩ”, in trong cuốn Thơ, những gƣơng
mặt, NXB Tác phẩm mới, 1983, Thiếu Mai cho rằng, vấn đề ý thức dân tộc là “vấn
đề bao trùm, tỏa sáng trong tất cả câu thơ của Lê Anh Xuân làm nên giá trị chủ yếu
của thơ anh” [47, tr.126] và điều đó được thể hiện qua nhiều hình tượng, nhiều tứ
thơ độc đáo, đặc sắc.
Với bài “Lê Anh Xuân”, trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học
xã hội, 1984, Bích Thu đã dành một dung lượng đáng kể để phân tích nội dung và
nghệ thuật theo trình tự từ Tiếng gà gáy đến Hoa dừa và Trƣờng ca Nguyễn Văn
Trỗi. Theo Bích Thu, tình yêu quê hương được Lê Anh Xuân thể hiện qua cái tôi trữ
tình đầy cảm xúc. Trong tập thơ Tiếng gà gáy, “tình yêu quê hƣơng và lòng khao
khát đƣợc trở về là giai điệu nổi bật tạo nên chất trữ tình trong sáng, trẻ trung
trong thơ Lê Anh Xuân”. Đến tập Hoa dừa, “tình yêu quê hƣơng ấy đã hòa thấm
một cách tự nhiên với lý tƣởng cách mạng Thơ Lê Anh Xuân bao giờ cũng có sự
hòa quyện giữa cái tôi và cái ta, giữa cái riêng và cái chung. Cái tôi của anh bao
giờ cũng đƣợc đặt trong mạch sống của quê hƣơng” [82].
Nhà phê bình Lê Quang Trang, người được coi là cùng thế hệ với Lê Anh Xuân,
trong cuốn Dọc đƣờng văn học, NXB Văn học, 1996, có bài “Lê Anh Xuân, một hồn
thơ tinh tế và giàu sức chiến đấu” [6, tr.157] đã tập trung vào hai nét cốt lõi (được
định hướng từ tiêu đề bài viết), có ý nghĩa như những dấu hiệu nổi bật tạo nên sắc
diện tinh thần của một hồn thơ. Đó là sự tinh tế trong cảm nhận và tinh tế ở các
phương thức biểu hiện. Song song với nó là tính chiến đấu, là mẫu số chung của thơ
ca kháng chiến. Với một hồn thơ tinh tế từ quan sát đến biểu hiện, tính chiến đấu
trong thơ anh luôn đan quyện giữa cái cụ thể và cái khái quát nên thơ anh vừa vang
lên âm hưởng réo rắt bay bổng của những khúc tráng ca, vừa tái hiện sinh động
những hình ảnh hết sức bình dị, trữ tình.
Ngô Văn Phú qua bài Lê Anh Xuân (1940 – 1068), in trong Văn chƣơng và

ngƣời thƣởng thức, NXB Hội nhà văn, năm 2000, đã điểm xuyến lại cuộc đời Lê Anh

9
Xuân. Trong Địa chí Bến Tre, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 2001, do Thạch Dư –
Đoàn Tứ chủ biên; Từ điển tác gia văn học thế kỷ XX, Nhà xuất bản Hội nhà văn,
2003, do Nguyễn Mạnh Thường chủ biên; và cuốn Tinh tuyển văn học Việt Nam tập
8, phần Văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 2004, do Trần Đình Sử chủ biên
đều có phần giới thiệu đôi nét cuộc đời và những đóng góp của Lê Anh Xuân.
Trong cuốn Văn học tình yêu của tôi, NXB Khoa học xã hội, năm 2001, Nguyễn
Kim Hoa có bài Nhà thơ – chiến sĩ Ca Lê Hiến – Lê Anh Xuân, tác giả đã đi nghiên
cứu chuyên sâu về con người, sự nghiệp của nhà thơ, đồng thời phân tích hai tập thơ
Tiếng gà gáy và Hoa dừa. Tác giả viết: “Anh đã để lại một tấm gƣơng ngời sáng
của một nhà thơ – chiến sĩ, một nghệ sĩ chân chính đã gắn chặt với sự nghiệp, vận
mệnh của dân tộc, của Tổ Quốc”; “Giản dị, mộc mạc và vẫn mặn mà, duyên dáng,
thơ Lê Anh Xuân không nói cái gì xa lạ cả. Nó chỉ nói lên tâm tƣ, tình cảm, nguyện
vọng, ý chí và hành động của chúng ta mà thôi” [24, tr.139].
Trong Từ điển tác gia tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trƣờng, NXB
Đại học sư phạm, 2003, do Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý
đồng chủ biên, cũng có phần giới thiệu về Lê Anh Xuân và nội dung chính của hai
tập thơ: “Đây là một giọng thơ có dấu ấn riêng: tƣơi trẻ, hồn hậu, nhỏ nhẹ, tâm tình
mà sâu sắc bởi những cảm hứng lịch sử mang tầm khái quát cao. Lê Anh Xuân là
một gƣơng mặt thơ khá tiêu biểu và đáng trân trọng của lớp nhà thơ trẻ trƣởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc”.
Trong Lịch sử văn học Việt Nam tập III, NXB Đại học sư phạm, 2004, do
Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, đã dành hẳn chương bốn viết về Lê Anh Xuân do Lê
Quang Hưng biên soạn. Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá công phu
về tiểu sử, các tác phẩm đã xuất bản và nội dung, nghệ thuật trong thơ Lê Anh
Xuân. Tác giả viết: “Thơ Lê Anh Xuân là tiếng ca trong trẻo, mê say của một tâm
hồn hồ hởi, thiết tha tin yêu trƣớc cuộc đời. Tiếng thơ ấy nhƣ cơn mƣa đầu hạ, dạt
dào, tƣơi mát, nhƣ dòng sông mải miết băng băng về phía trƣớc” [47, tr.407]. Anh

là nhà thơ sớm có giọng – một giọng điệu trữ tình riêng rất khó lẫn: “Cái giọng ấy
phản ánh rất tự nhiên, rất chân thật một tâm hồn, một lối cảm nghĩ, một cách sống.

10
Đó là điều đáng quý bởi không ít ngƣời làm thơ từng uốn giọng, từng giả giọng
ngƣời này ngƣời nọ” [47, tr.407].
Trong Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, năm 2004, Đỗ Đức Hiểu chủ
biên, cũng đã dành 2 trang viết về Lê Anh Xuân do Trần Hữu Tá biên soạn. Tác giả
cũng đưa ra những nhận định khái quát về nội dung thơ văn, từ đó đi đến kết luận
về sự đóng góp của nhà thơ Lê Anh Xuân: “Thơ Lê Anh Xuân mang sắc thái riêng,
vừa bằng giọng nhỏ nhẹ tâm tình, vừa bằng cảm hứng lịch sử mang ý nghĩa triết
luận khá sâu sắc Tính hàm súc của thơ ông chƣa cao, những bài có tứ thơ hoàn
chỉnh độc đáo chƣa nhiều” [59].
Trong Giáo trình văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, NXB
Đại học sư phạm, 2009, Nguyễn Văn Long chủ biên, có viết: “Trong thơ Lê Anh
Xuân, một vùng quê Nam bộ thân yêu với những rặng trâm bầu, một hàng bình bát,
một bóng dừa xanh, một bông súng nở xòe cánh quạt trên mặt ao, một dòng sông
tuổi thơ cùng với những con ngƣời kiên trung, anh dũng hiện lên trong tâm trí xao
xuyến, bồi hồi, đầy xúc động của nhà thơ” [tr.123]. Thơ Lê Anh Xuân đậm đà chất
trữ tình, chứa chan chất men say nồng của tuổi trẻ. Cái nhìn lãng mạn lý tưởng hóa
cũng rất đậm trong thơ anh.
Trong cuốn Nhật ký Lê Anh Xuân, NXB Văn hóa Văn nghệ năm 2011, PGS.TS
Đoàn Đức Phương – TS. Diêu Lan Phương đã nhận định rằng: “Thơ anh và chính
cuộc đời anh đều thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hƣơng đất nƣớc, với nhân
dân, với đồng đội. Có thể nói anh là ngƣời ghi lịch sử bằng thơ” [60, tr.429]. Còn
PGS.TS Phạm Thành Hưng cho rằng: “Đọc một số bài thơ anh, tôi cảm thấy thơ
anh nhƣ dấu nối của hai thời thơ: thời thơ ca đấu tranh thống nhất đất nƣớc với
nguồn cảm xúc “hƣớng về Nam” và thời thơ chống Mỹ. Chính việc anh từ giã giảng
đƣờng đại học, lên đƣờng vƣợt Trƣờng Sơn trở về quê hƣơng cũng là một dấu nối –
dấu nối vật chất, làm tiền đề cho dấu nối của hai thời thơ Việt Nam” [60, tr.447].

Bên cạnh những bài viết nghiên cứu, thẩm bình về thơ Lê Anh Xuân nói chung,
các tác giả còn tiếp cận theo hướng nghiêng về phân tích, thẩm bình từng bài thơ cụ
thể của Lê Anh Xuân. Đó là bài viết của Hoàng Như Mai, Nguyễn Đức Quyền, Hải

11
Hà, Vũ Huy Thông, Lê Xuân, Vũ Văn Sỹ, Bùi Công Hùng Trong Thơ ca miền
Nam 1955 – 1975, do Tế Hanh giới thiệu, Quốc Túy gợi ý phân tích, NXB Giáo dục
năm 1971, đã trích tuyển và gợi ý phân tích các bài thơ Cấy đêm; Dáng đứng Việt
Nam; Trƣờng mới và Mùa xuân Sài Gòn – mùa xuân chiến thắng. Trong Những vẻ
đẹp thơ, Nguyễn Đức Quyền, NXB Hội Văn nghệ Nghĩa Bình nắm 1987, đã trích
dẫn và phân tích bài Nhớ mƣa quê hƣơng. Nói về cảm xúc bài thơ, tác giả viết:
“nguồn cảm xúc dạt dào quá, anh cứ trải hồn chân thật của mình ra, nhƣ là nguồn
của một con sông lớn. Mà thơ cũng nhƣ sông, tình cảm lớn thì thơ lớn, nhƣ lƣu vực
lớn thì nguồn lớn, trong trẻo, nồng nàn, cả nồng nàn làm cho ta ngây ngất nhƣ một
cái hôn đầu Thơ anh thành thật quá! Sự thành thật đã làm nên cái mê hoặc của
thơ anh” [67].
Trong cuốn Nhà văn trong nhà trƣờng Lê Anh Xuân, NXB Giáo dục năm 1999,
Hải Hà khẳng định: “Trong thơ Lê Anh Xuân ngoài nhạy cảm của con ngƣời thi sĩ,
anh còn là nhà sử học Tri thức sử học ấy đã cho anh thêm khả năng tổng hợp và
khái quát những vấn đề rộng lớn mà bài thơ cần vƣơn tới” [19].
Ngoài ra, trong mấy năm gần đây, một số người chọn cuộc đời và thơ Lê Anh
Xuân làm đề tài nghiên cứu trong các luận văn thạc sĩ và được hội đồng luận văn
đánh giá xuất sắc. Đó là luận văn của Nguyễn Bá Long, với đề tài Cảm hứng trữ
tình sử thi trong thơ Lê Anh Xuân, Trường ĐHSP TPHCM, năm 2006; và luận văn
của Nguyễn Văn Triều với đề tài Bƣớc đầu tìm hiểu thơ Lê Anh Xuân, trường
ĐHKHXH & NV TPHCM năm 2006.
2.2. Các bài viết về kỷ niệm, ký ức của các tác giả đối với nhà thơ Lê Anh Xuân
Các bài viết của Lê Văn Thảo, Anh Đức, Thanh Quế, Lữ Huy Nguyên, Hoài
Anh, Viễn Phương, Ca Lê Hồng, Nguyễn Văn Bổng, Từ Sơn đều bộc lộ tình cảm
xúc động qua những câu chuyện, những kỉ niệm sống, học tập và chiến đấu cùng Lê

Anh Xuân.
Lê Văn Thảo có bài viết “Về một bài thơ” đăng trên Báo Tuổi trẻ số 137 tháng
6/1978 viết về những kỷ niệm xung quanh bài thơ Dáng đứng Việt Nam. Viết về
câu thơ mở đầu bài thơ, tác giả viết: “Anh Lê Anh Xuân viết câu thơ ấy là nói về cái

12
chết hào hùng của ngƣời chiến sĩ quân giải phóng, nhƣng rồi sau đó anh cũng ngã
xuống y nhƣ vậy. Anh đã hi sinh một cách thầm lặng, “không một tấm hình, không
một dòng địa chỉ” nhƣ bao ngƣời chiến sĩ bình thƣờng khác”. Sau này, trong bài
viết “Lê Anh Xuân kỷ niệm” in trên tờ Sài Gòn giải phóng, trang Chủ nhật,
15/2/1998, Lê Văn Thảo đã kể lại những kỷ niệm của tác giả với Lê Anh Xuân
trong khoảng thời gian hai người sống chung với nhau ở miền Nam 1964-1968.
Chính tác giả là người chứng kiến sự hi sinh của Lê Anh Xuân: “Lê Anh Xuân chết
5 ngày sau đó 24-5, sát cạnh thành phố Sài Gòn. Tôi liệm anh trong chiếc võng dù
anh mang từ miền Bắc vào, có lẽ của cô ngƣời yêu đã chuẩn bị cho anh, đi suốt dọc
Trƣờng Sơn, vào ở mấy năm trong rừng miền Đông, về Bến Tre, rồi giờ về tới nơi
đây. Ngoài ra không có gì cả, giống nhƣ ngƣời chiến sĩ anh đã tả, chỉ có khẩu súng
tôi mang về giao lại cơ quan và tập nhật ký gởi ra cho gia đình ở miền Bắc”. Năm
1975 sau ngày giải phóng, chính tác giả là người tham gia bốc mộ anh: “Tôi lại liệm
anh lần nữa trong chiếc võng với nắm xƣơng tàn ở nghĩa trang liệt sĩ, anh nằm đó
cùng chung với những ngƣời chiến sĩ vô danh khác”.
Trong Chiến trƣờng sống và viết (tập 1), NXB Hội nhà văn năm 1994, Nguyễn
Văn Bổng có bài viết “Nhớ Lê Anh Xuân” và Từ Sơn có bài “Chiến trƣờng ấy,
không quên” hồi ức lại những kỷ niệm những năm ở chiến trường. Nhận xét về anh,
Nguyễn Văn Bổng viết: “Dáng ngƣời anh và dáng thơ anh, dáng đứng bình dị,
trong sáng hiền lành. Xuân ít nói, chỉ hay cƣời, cái cƣời lặng lẽ”.
Trong Tuyển tập Anh Đức, NXB Văn học năm 1997, Anh Đức có viết bài “Nhớ
Lê Anh Xuân” nhân hai con giáp ngày giỗ của nhà thơ Lê Anh Xuân 5/1968–
5/1992: “Hai mƣơi bốn năm qua, mỗi lần nhớ tới Lê Anh Xuân tức Ca Lê Hiến, là
lòng tôi lại dấy lên nỗi thƣơng tiếc khôn nguôi Đã hai mƣơi bốn năm trôi qua, kể

từ lúc Hiến ngã xuống nơi cánh đồng ở sát ven lộ 4 cách Bến Lức độ 3 cây số.
Nhiều năm nay tôi vẫn thƣờng qua lại lộ 4. Mỗi lần xe chạy ngang qua chỗ đó, tôi
đều chăm chú nhìn vào cánh đồng nơi Hiến chết. Lúa trên đồng bao nhiêu mùa qua
đã xanh rờn vào màu xanh của cơm áo. Trời ở bên trên đã xanh màu xanh yên bình

13
gần hai thập kỷ. Và những dòng thơ của Hiến để lại cũng còn tƣơi xanh nhƣ đất
nhƣ trời ấy”.
Trong bài viết “Lê Anh Xuân, sống học sử, chết đi vào sử”, in trong cuốn Chân
dung văn học, NXB Hội nhà văn năm 2001, Hoài Anh viết về những kỷ niệm của
buổi sinh hoạt thơ khi nghe Lê Anh Xuân đọc Nhớ mƣa quê hƣơng. Tác giả viết:
“Nhìn dáng thƣ sinh dong dỏng cao, mái tóc hơi quăn, nƣớc da trắng trẻo, đôi mắt
trìu mến đầy tin yêu và giọng nói thủ thỉ ấm áp của Hiến, tôi không mƣờng tƣợng
nổi đó là dáng đứng của một ngƣời chiến sĩ. Bài thơ của Hiến đầy ắp những kỷ
niệm tuổi thơ lồng trong cảm xúc thƣơng nhớ da diết quê Nam”. Nhận xét về bài
thơ Dáng đứng Việt Nam và Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi, tác giả cho rằng: “Lê Anh
Xuân đã tự tạo một dáng đứng riêng trong văn học Việt Nam thế kỷ 20 mang đặc
trƣng điển hình của đất nƣớc và ngƣời Nam Bộ” [2].
Nhìn chung, các nghiên cứu về Lê Anh Xuân đều có được những tìm tòi , khám
phá đáng qu ý, đáng trân trọng về mặt nội dung và nghệ thuật giúp cho người đọc có
được cái nhìn sâu sắc hơn trong việc thẩm định giá trị và ý nghĩa của thơ Lê Anh
Xuân đối với nền văn học giải phóng miền Nam nói riêng và thơ ca dân tộc nói
chung. Lê Anh Xuân xứng đáng là dáng đứng của một thế hệ nhà thơ. Cuộc đời của
anh là tấm gương cao đẹp về nhà thơ – chiến sĩ, về ý thức trách nhiệm của người
cầm bút. Thi phẩm của anh không phải chỉ là những giá trị tư liệu, giá trị tuyên
truyền mà còn là những giá trị nghệ thuật đích thực.
Để tri ân và lưu giữ những kỉ vật tinh thần vô giá của anh, gần đây, Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với NXB Văn hóa
văn nghệ TP HCM đã cho xuất bản cuốn Nhật ký Lê Anh Xuân. Tập Nhật ký là
những ghi chép chân thực, sống động dưới góc nhìn của người nghệ sĩ, đồng thời

cũng là người lính sôi sục ý chí cứu nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chính
vì thế, cuốn Nhật ký được xem như một món quà lịch sử vô giá. Nếu như trước đây,
chúng ta chỉ biết đến nhà thơ Lê Anh Xuân qua những trang thơ nổi tiếng của anh,
thì trên 400 trang nhật ký này sẽ đưa chúng ta đi cùng với Lê Anh Xuân qua những

14
chặng đường, những ngày tháng mà anh đã sống, học tập, lao động, chiến đấu và
cuối cùng đã hy sinh ở chiến trường miền Nam.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân, người viết hướng tới hệ
thống một cách đầy đủ nhất về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác thơ văn của nhà thơ Lê
Anh Xuân; Khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ Lê Anh Xuân,
từ đó thấy được những đóng góp của nhà thơ đối với nền thơ ca văn học nước nhà
nói chung và thơ ca chống Mỹ nói riêng; đồng thời góp thêm tư liệu cần thiết phục
vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy thơ Lê Anh Xuân.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung phân tích, khái quát các tác phẩm thi ca của Lê Anh Xuân để
nắm bắt, nhận diện thế giới hình tượng thơ tác giả. Các sáng tác văn xuôi và Nhật
ký của nhà thơ, các tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ cũng được khảo sát, đánh
giá như một sự tham chiếu, so sánh để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tiến hành khảo sát một cách toàn diện toàn bộ
sự nghiệp sáng tác thơ ca của Lê Anh Xuân bao gồm: tập thơ Tiếng gà gáy, Hoa
dừa và Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi. Hướng nghiên cứu tập trung vào 3 vấn đề cơ
bản được thể hiện trong ba chương của luận văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận nghiên cứu tác giả văn học, kết hợp với
các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp phân loại, thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử

- Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
5. Cấu trúc của luận văn
Phù hợp với logic nội tại của vấn đề đặt ra nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và
phần kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương:

15
Chƣơng 1: Khái lƣợc chung về thế giới nghệ thuật và thơ Lê Anh Xuân trong
tiến trình thơ Việt Nam chống Mỹ cứu nƣớc
Chƣơng 2: Cảm hứng chủ đạo và thế giới hình tƣợng trong thơ Lê Anh Xuân
Chƣơng 3: Đặc điểm thi pháp thơ Lê Anh Xuân
Tuy vậy, do một số nội dung giữa các chương có sự liên quan với nhau nên đôi
chỗ dẫn chứng đã nói ở chương, mục này sẽ được nhắc lại ở chương, mục khác để
khẳng định hoặc khai thác thêm ‎ý nghĩa mới với mong muốn khám phá thơ Lê Anh
Xuân từ nhiều góc độ và có cái nhìn đầy đủ hơn.




16
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ
THUẬT VÀ THƠ LÊ ANH XUÂN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ
VIỆT NAM CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC

1.1. Khái lƣợc chung về thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật có thể được hình dung như “thiên nhiên thứ hai” do
người nghệ sĩ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện
những khát vọng chân – thiện – mĩ của chủ thể sáng tạo. Với ý nghĩa này, vấn đề

đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật bao quát, thật đầy đủ để
làm cơ sở cho việc tiếp cận các hiện tượng và tác giả văn học.
Đáp ứng yêu cầu đó, ở Liên Xô cũ vào những năm 70 đã có một số công
trình nghiên cứu về khái niệm này như các công trình: “Thế giới nghệ thuật của
M.Gorki”, “Thế giới nghệ thuật của Sôlôkhốp”… Ở Việt Nam, khái niệm được nhắc
đến vào những năm 80 nhưng cách hiểu của các tác giả chưa hoàn toàn cụ thể về
nội dung của nó.
Năm 1985 trong luận án tiến sĩ khoa học “Sự hình thành và những vấn đề
của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại”,
Nguyễn Trọng Nghĩa đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật như sau:
“Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá
trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của
nhà văn. Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mỹ. Thế giới nghệ thuật
bao gồm hiện thực – đối tƣợng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng
tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ
thuật. Trong thế giới nghệ thuật, chứa đựng sự phản ánh hiện thực, tƣ tƣởng, tình
cảm của nhà văn. Thế giới nghệ thuật không chỉ tƣơng đƣơng đối với tác phẩm
nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó. Nó bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ

17
thuật của một nhà văn, một trào lƣu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học,
một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhƣng đồng thời cũng có liên quan
đến nhiều yếu tố khác của sáng tạo nghệ thuật (nhỏ hơn khái niệm hình tƣợng nghệ
thuật). Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai đƣợc ngƣời nghệ sĩ tạo dựng
trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con ngƣời… ,
là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lƣu văn học, mỗi
dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử đều có thế giới nghệ thuật của riêng mình”. Đây là một
khái niệm rộng, được triển khai với nhiều cấp độ. Tuy còn dừng ở mức khái quát
song quan niệm sẽ là những gợi ý hết sức quý báu, phù hợp với nhiều luận điểm mà
chúng tôi sẽ triển khai trong luận văn.

Năm 1992, trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán – Trần
Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ
mang tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác
phẩm, một tác giả, một trào lƣu). Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng đƣợc tạo
ra theo các nguyên tắc riêng của nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật có thời gian riêng,
không gian riêng, có quy luật tâm lý thang bậc giá trị riêng trong việc phản ánh thế
giới. Mỗi thế giới ứng với một cách cắt nghĩa về thế giới” [20].
Khẳng định tính chỉnh thể của thế giới nghệ thuật, Nguyễn Đăng Mạnh trong
Con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn cho rằng: “Thế giới nghệ thuật
của nhà văn hiểu đúng nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã là một chỉnh thể tất yếu
phải có cấu trúc nội tại theo những nguyên tắc thống nhất, cũng có nghĩa là quan
hệ nội tại giữa các yếu tố phải có tính quy luật” [50].
Nghiên cứu cụ thể ở thể loại thơ trữ tình, trong cuốn Thơ trữ tình Việt Nam
1975-1990 (1998), Lê Lưu Oanh đã chi tiết hóa khái niệm này qua hình tượng cái
tôi trữ tình: “Gọi cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật bởi thế giới nội cảm này
là một thể thống nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng phụ thuộc vào lịch sử cá nhân,
thời đại… Đi sâu vào thế giới nghệ thuật đƣợc coi là một kênh giao tiếp với những
mã số, ký hiệu, giọng nói chƣơng trình riêng, cần có thao tác phù hợp… Thế giới
nghệ thuật của cái tôi trữ tình là một thế giới mang giá trị thẩm mỹ” [62, tr 33-35].

18
Trần Đình Sử trong Những thế giới nghệ thuật thơ đã khẳng định thế giới
nghệ thuật như một cõi sống riêng, mang dấu ấn cá nhân, cái nhìn chủ quan của
người sáng tạo: “Văn bản thơ không chỉ gồm câu chữ, vần điệu, ngắt nhịp… mà bao
gồm cả thế giới hiện tƣợng bên trong nhƣ một thế giới sống đặc thù. Phải miêu tả
thế giới ấy, cho dù nó khác với thực tế nhƣ thế nào, có vẻ vô lý nhƣ thế nào. Đó
chính là thế giới chủ quan nội tâm của tác phẩm” [69].
Xét đến cùng thế giới nghệ thuật của một nhà văn, nhà thơ chính là một thế
giới hình tượng được xây cất bằng chất liệu ngôn từ, hiện ra như một chỉnh thể sống
động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh hoặc thẩm mỹ nào đó. Như vậy, thế giới

nghệ thuật vừa là con đẻ, vừa là hiện thân của tư tưởng sáng tác. Đó không phải là
một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, vừa vận động vừa phụ thuộc vừa phản
ánh những biến chuyển trong tư tưởng của người nghệ sĩ.
1.2. Thơ Lê Anh Xuân trong tiến trình thơ Việt Nam chống Mỹ cứu nƣớc
1.2.1. Bối cảnh thơ ca Việt Nam những năm chống Mỹ
1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Sau khi thực dân Pháp thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ dẫn đến việc ký kết
hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng. Ở miền
Nam, đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, lập ra chính quyền bù nhìn tay sai Ngô
Đình Diệm hòng biến nơi này thành thuộc địa kiểu mới, làm căn cứ tấn công miền
Bắc với mục đích cướp đi quyền sống Độc lập, Tự do của dân tộc. Chính quyền Mỹ
- Diệm đã gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở Hướng Điền – Ngân Sơn, Chí Thạnh,
Chợ Được, Mỏ Cày, Củ Chi, Bình Thành… Chúng tập trung thực hiện biện pháp
“Tố cộng”, “Diệt cộng” đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, trả thù những người
kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng miền Nam, ban hành Luật phát xít 10/59
“đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, biến cả miền Nam thành nơi tràn ngập nhà
tù, trại giam, trại tập trung. Cách mạng miền Nam bị dìm trong biển máu, đồng bào
ta phải chịu bao đau thương, tang tóc.
Không thể sống dưới gót giày tàn bạo của giặc Mỹ và tay sai, nhân dân miền
Nam đã nhất loạt đứng dậy đồng khởi, phá tan ách kìm kẹp, làm tan rã chính quyền

19
bù nhìn ở nhiều thôn, xã. Cả dân tộc đều ra trận với khát vọng “Không có gì quý
hơn độc lập tự do”. Miền Bắc là hậu phương vững chắc, còn miền Nam trở thành
tiền tuyến lớn.
Tháng 12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cuộc cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Mặt
trận, nhân dân miền Nam liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn, đánh dấu bước
đi lên của cách mạng. Sự lớn mạnh của cách mạng, cộng với những chỉ đạo chiến
lược tài tình của Đảng đã lãnh đạo nhân dân phá tan âm mưu cuộc Chiến tranh đặc

biệt của chính quyền Mỹ - Ngụy.
Để cứu vãn sự phá sản của Chiến tranh đặc biệt, nhằm đàn áp cách mạng miền
Nam, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, từ tháng 3/1965, Mỹ đã chính thức thực
hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ và gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không
quân và hải quân Mỹ đối với miền Bắc. Quân viễn chinh Mỹ ồ ạt đổ vào miền Nam,
trực tiếp đàn áp cuộc chiến tranh của nhân dân, biến cả nước thành một chiến
trường. Trước tình hình đó, nhân dân hai miền Nam Bắc đã vùng lên đấu tranh
chống ách kìm kẹp, trừng trị bọn ác ôn, phá từng mảng lớn ấp chiến lược, đã đem lại
những chiến thắng lớn cho cách mạng miền Nam vào những năm 1965 – 1966 và 1966
– 1967; tạo đà cho thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968.
Cuộc tiến công chiến lược 1972 và trận Điện Biên Phủ trên không tháng
12/1972 thắng lợi đưa tới Hiệp định Pari, tạo ra bước ngoặt căn bản cho cách mạng
nước ta. Trước tình hình đó, tháng 7/1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng xác định phương hướng và biện pháp cơ bản đưa cách mạng miền
Nam tiến lên, đánh đổ hoàn toàn chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ. Hội nghị đã mở
ra con đường đưa cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam tiến vào giai đoạn
cuối cùng của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng hoàn toàn miền Nam.
1.2.1.2. Đặc điểm thơ ca giai đoạn chống Mỹ cứu nƣớc
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã khơi nguồn cảm hứng lớn cho thơ ca,
lôi cuốn một lực lượng sáng tác đông đảo. Trải qua một quá trình phấn đấu, rèn
luyện không mệt mỏi, đồng thời có sự định hướng chính trị rõ ràng cùng với sự chỉ

20
đạo đúng đắn của Đảng, văn học giai đoạn chống Mỹ nói chung và thơ ca chống Mỹ
nói riêng đã có bước trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, trở
thành một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Có thể
thấy rằng, văn học cách mạng là một nền văn học của Đảng, của một cộng đồng dân
tộc đang đấu tranh cho tự do, độc lập. Do đó, nhiệm vụ của văn học và thơ ca kháng
chiến chống Mỹ phải phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ cách mạng là xây dựng chủ
nghĩa xã hội, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng đối

với văn nghệ đã tạo ra một nền văn học cách mạng thống nhất về nhiều phương
diện, có sự tập trung cao độ về đề tài, chủ đề tư tưởng, về nhiệm vụ và cả về phương
pháp sáng tác, sự thống nhất về cảm hứng chủ đạo và âm hưởng chung. Văn học
chống Mỹ cứu nước là một nền văn học tự giác, phát triển theo những định hướng
có tính chiến đấu, mang âm hưởng lạc quan cách mạng, mang nội dung xã hội chủ
nghĩa và tính chất dân tộc. Có thể nói rằng, văn học thời kỳ này đã đạt được nhiều
thành tựu lớn, trong đó thơ chống Mỹ là một nền thơ phát triển trình độ cao – phản
ánh được tương đối đầy đủ bức tranh toàn cảnh một thời kỳ vẻ vang của dân tộc, nó
vừa là “ngƣời thƣ ký trung thành của thời đại” vừa để lại những ấn tượng sâu lắng,
những cảm xúc chan chứa mang tầm cao tư tưởng, có giá trị và sức sống lâu bền với
thời gian.
Tiếp nối văn học kháng chiến chống Pháp, văn học chống Mỹ hướng vào ca
ngợi cái chiến công kỳ tích anh hùng của người dân lao động. Chủ nghĩa anh hùng
cách mạng miền Nam trong văn học giai đoạn này nói chung và thơ ca nói riêng là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm. Chủ nghĩa anh hùng được phản ánh
ngay ở chính những con người đang sống, chiến đấu cho một lý tưởng xã hội cao
cả. Họ là những con người xuất phát từ quần chúng bình thường, được quần chúng
tin yêu, có tinh thần cách mạng tiến công, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Dưới sự
lãnh đạo chặt chẽ và thống nhất của Đảng, thơ ca kháng chiến chống Mỹ có những
bước chuyển mình phát triển tạo nên một diện mạo mới trong văn học nước nhà.
Thơ ca chống Mỹ đậm đà tính thời sự và tính chiến đấu. Thơ gắn chặt với cuộc
sống của dân tộc, phản ánh một cách kịp thời, chân thực, sinh động hiện thực cuộc

21
sống kháng chiến chống Mỹ và khí thế sôi nổi hào hùng của đời sống xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc. Các nhà thơ dũng cảm đến với cuộc sống chiến đấu nhiều
gian khổ, hi sinh nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc để tìm cảm hứng sáng tạo.
Những vần thơ của họ như là vũ khí sắc bén góp phần vạch trần bản chất của kẻ thù,
ngợi ca sự cao đẹp của quần chúng yêu nước và cách mạng, cũng như tinh thần
quyết tâm chiến đấu và niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, thơ ca chống Mỹ giàu chất trữ tình và chất anh hùng ca. Thơ bộc
lộ những cảm nhận chân thành, giản dị mà sâu lắng tình yêu, niềm tự hào về quê
hương đất nước, về cuộc sống quá khứ, hiện tại và hướng về tương lai. Thơ chính là
tiếng hát tâm tình của con người Việt Nam trước hiện thực cuộc sống đầy sôi động,
với những cảm xúc đằm thắm thiết tha về tình mẹ con, vợ chồng, tình yêu, tình
đồng chí… Đặc biệt, thơ có được vẻ đẹp hài hòa nhuần nhuyễn giữa chất anh hùng
ca và trữ tình. Có thể nói, thơ ca thời kỳ này vừa có vẻ đẹp chung của cả nền thơ,
vừa có vẻ đẹp riêng của từng khuôn mặt với những phong cách thơ khác nhau.
Thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã tự khẳng định mình trên thi đàn một
cách thuyết phục. Họ là những người vừa chiến đấu vừa làm thơ, không chỉ vì mục
đích đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thời đại mà còn có cả sự thôi thúc từ bên trong của
chính các nhà thơ nữa. Những năm kháng chiến chống Mỹ, các thế hệ nhà thơ đã tiếp
bước nhau dàn quân trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng
độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ đã mang đến sự ồ ạt đông vui
cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ, duyên dáng, đặc sắc mà trong đó
không ít tài năng đã sớm được chú ý và khẳng định: Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt,
Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo… trong đó có nhà thơ Lê Anh Xuân.
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp Lê Anh Xuân
1.2.2.1. Cuộc đời
Lê Anh Xuân, tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 05 tháng 06 năm 1940 tại xã An
Hội, thị xã Bến Tre. Quê nội ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Anh sinh ra vào đúng những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa trên mảnh đất giàu truyền
thống cách mạng.

22
Lê Anh Xuân sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức yêu nước, nổi tiếng
trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Thân phụ anh là học giả uyên thâm,
nhà nghiên cứu văn học có uy tín - GS Ca Văn Thỉnh (1902 - 1987). Mẹ là bà Lê
Thị Tài (1907 – 1990). Ông bà Ca Văn Thỉnh đều là những người từng tham gia hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những người anh em ruột

thịt của anh: nhạc sĩ Ca Lê Thuần, đạo diễn Ca Lê Hồng, họa sĩ Ca Lê Thắng… đều
là những tên tuổi quen thuộc với những người yêu thích văn học, âm nhạc, sân khấu
và hội họa của cả nước.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông bà Ca Văn Thỉnh tham gia
kháng chiến, chị em Lê Anh Xuân từ thị xã Bến Tre về vùng quê sống với ông bà
nội. Lúc bấy giờ, em út Ca Lê Thắng chưa ra đời, Lê Anh Xuân và chị Ca Lê Hồng
là nhỏ tuổi nhất.
Do cha mẹ Lê Anh Xuân đều tham gia hoạt động cách mạng, kẻ thù luôn sẵn
sàng dùng thủ đoạn bắt cóc chị em Lê Anh Xuân để làm con tin nhằm khống chế
ông bà Ca Văn Thỉnh. Chính vì thế, vào năm 1947, ông bà Ca Văn Thỉnh quyết
định đem hai con nhỏ là Lê Anh Xuân và Ca Lê Hồng gửi nhờ ở nhà người bà con
cách Thành phố Đà Lạt không xa. Lúc này, Lê Anh Xuân mới lên 7 tuổi, còn chị Ca
Lê Hồng hơn nhà thơ một tuổi. Gia đình của người bà con ở Đà Lạt cũng rất nghèo
khó nên hai chị em Lê Anh Xuân phải làm lụng vất vả để phụ góp vào cái ăn, cái
mặc cho gia đình. Vì còn nhỏ, nên Lê Anh Xuân lúc nào cũng nhớ nhà, nhớ cha mẹ
và nhiều lần rủ chị Ca Lê Hồng trốn về quê ở với cha mẹ. Song, do ông bà Ca Văn
Thỉnh khi đưa hai con đi đã căn dặn hết sức cẩn thận nên chị em Lê Anh Xuân đã
đùm bọc nhau mà sống với người bà con trong nỗi nhớ thương cha mẹ từng ngày.
Thời điểm này, hai chị em Lê Anh Xuân cũng được người bà con đưa đi học ở một
trường tiểu học gần nhà. Sau này, khi lớn lên hồi ức lại thuở nhỏ sống ở Đà Lạt với
chị, Lê Anh Xuân có bài thơ Em đẹp nhất để nhắc đến thành phố đầy thông và
những đồi hoa, nơi chất chứa những kỷ niệm thời thơ ấu.
Đến năm 1950, Lê Anh Xuân và chị Ca Lê Hồng được đưa về sống với cha mẹ ở
vùng kháng chiến miền Tây Nam bộ. Lúc mới chuyển về, Lê Anh Xuân và chị Ca

23
Lê Hồng được cha mẹ cho đi học ở trường Trần Quốc Toản thuộc tỉnh Bạc Liêu,
trường dành riêng cho con em cán bộ của Trung ương Cục miền Nam. Cũng do việc
học thất thường nên Lê Anh Xuân và chị Ca Lê Hồng cùng học một lớp. Địch đánh
phá ngày càng ác liệt, cả hai chị em lại tiếp tục được đưa sâu vào U Minh, cùng

chuyển sang học ở trường Biển Bạch thuộc xã Biển Bạch, huyện Trần Văn Thời,
tỉnh Bạc Liêu. Cùng thích thơ văn, đàn hát nên việc tìm hiểu được gì, học được gì ở
trường hai chị em đều mang về chia sẻ cho nhau trở thành những niềm vui nho nhỏ
mỗi ngày.
Cuối năm 1952, Lê Anh Xuân vào làm việc ở nhà in Trịnh Bình Trọng thuộc Sở
Giáo dục Nam bộ. Lúc này Lê Anh Xuân mới 12, 13 tuổi nhưng đã bắt đầu làm thơ
đăng báo tường của nhà in.
Năm 1954, Lê Anh Xuân theo gia đình tập kết ra Bắc, chỉ còn người chị thứ hai
Ca Lê Du ở lại quê nhà hoạt động. Ca Lê Hồng vào đoàn văn công, còn em trai về
học tập trung tại trường học sinh miền Nam (Hải Phòng). Năm 1959 Lê Anh Xuân
mới về học ở trường cấp 3 phổ thông Nguyễn Trãi (Hà Nội). Đầu năm 1960, Lê
Anh Xuân trở thành sinh viên khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm
1962, tốt nghiệp Đại học, anh được giữ lại trường làm trợ giảng và nghiên cứu lịch
sử. Năm 1963, anh được cử đi học tập và nghiên cứu thêm ở Liên Xô, nhưng anh
xin ở lại và tình nguyện trở về quê hương miền Nam theo tiếng gọi của quê hương.
Cuối năm 1964, Lê Anh Xuân rời miền Bắc theo Đoàn cán bộ Giáo dục lên
đường vượt Trường Sơn trở về Nam, khi cuộc chiến đấu đang ở giai đoạn gay go
quyết liệt nhất. Khi vào đến miền Nam, anh được phân công công tác ở Tiểu ban
Giáo dục thuộc ban Tuyên huấn Trung ương Cục, sau đó, tháng 7 năm 1965, anh
chuyển sang công tác ở ngành Văn nghệ, thuộc Hội Văn nghệ giải phóng.
Ngày 7 tháng 8 năm 1966, Lê Anh Xuân vinh dự được đứng vào hàng ngũ của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mậu Thân 1968, hầu hết các cơ quan của Ban Tuyên huấn đều đi đưa quân
xuống mặt trận Sài Gòn. Lê Anh Xuân và một số anh em ốm yếu phải ở nhà. Giữa

24
đợt I (khoảng tháng 3 – 1968) từ mặt trận Sài Gòn các anh em trở về căn cứ. Cuối
tháng 4 đầu tháng 5 năm Mậu Thân (1968), bộ đội ta tổ chức đợt tổng công kích đợt
II tiến vào Sài Gòn. Chiến sự lúc bấy giờ hết sức căng thẳng và ác liệt. Vốn đã quen

thuộc với chiến trường nên nhà văn Lê Văn Thảo được đơn vị cử về trước để xem
xét tình hình. Thời điểm này, Lê Anh Xuân rất nôn nóng muốn được có mặt ngay ở
chiến trường nên đã nhờ nhà văn Lê Văn Thảo dẫn đường vào Sài Gòn. Biết Lê
Anh Xuân không quen đường đi nước bước, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm chiến
đấu trên chiến trường, vả lại trận đánh này lại cực kỳ nguy hiểm, nên nhà văn Lê
Văn Thảo có ý muốn từ chối. Nhưng do lòng nhiệt tình hăng say muốn tham gia
trận đánh, nên tối ngày 19 tháng 5 năm 1968, Lê Anh Xuân cùng Hồng Tân được
nhà văn Lê Văn Thảo đưa qua sông Vàm Cỏ rồi tiến vào Sài Gòn.
Ngày 24 tháng 5 năm 1968, bọn địch tổ chức một trận càn vào ngay địa điểm mà
Lê Anh Xuân cùng đồng đội đang ở. Du kích địa phương đã đưa anh và Hồng Tân
xuống ẩn nấp chung một hầm bí mật. Đây là vùng nước trũng, hầm nào cũng ngập
nước, rất khó thở. Lê Anh Xuân và Hồng Tân chưa có kinh nghiệm ở hầm bí mật
đồng bằng. Khi thấy ngộp thở thì phải dùng đoạn cây ở trong hầm dùi lỗ thông hơi,
song có lẽ cả hai anh không dám dùi lỗ vì bọn Mỹ đóng ngay trên nóc hầm. Đến
chiều, sau khi bọn giặc đã rút quân, không thấy hai anh về, mọi người lập tức đến
hầm bí mật nơi Lê Anh Xuân và Hồng Tân đang trú ẩn thì phát hiện cả hai anh đã
chết ngạt dưới hầm từ bao giờ. Lê Anh Xuân và Hồng Tân đã hy sinh ở vùng ven
Sài Gòn thuộc ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Lê Anh Xuân đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ Quốc khi tuổi đời còn
rất trẻ, 28 tuổi. Anh hy sinh đã để lại tấm gương sáng cho đồng đội, đồng chí noi
theo. Sau này, trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, có
đoạn viết: “Còn Ca Lê Hiến, anh chẳng yên tâm ngồi trên giảng đƣờng đại học, anh
không thể nghe hết tập giáo trình lịch sử - không thể ngồi nghe gƣơm khua trong
những trang giấy… Ca Lê Hiến giờ đã nằm xuống, tài năng của anh đang độ phát
triển và anh chƣa kịp làm những gì tuổi thơ hằng mơ ƣớc. Nhƣ những dòng sông

25
ấy, có bao giờ cạn đƣợc. Tiếng thơ của anh vẫn tiếp sức cho những ngƣời sau đi
tới” [72, tr. 264].
Ngày 28 tháng 3 năm 1977, Lê Anh Xuân được Thủ tướng Chính phủ công nhận

là liệt sỹ. Năm 2011, nhà thơ được Chủ tịch nước truy tặng giải thưởng Nhà nước
về Văn học Nghệ thuật và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
1.2.2.2. Sự nghiệp
* Những tác phẩm chính đã xuất bản
- Tiếng gà gáy, thơ, 1965
- Giữ đất, văn xuôi, 1966
- Có đâu nhƣ ở miền Nam, thơ in chung, NXB Thanh niên, 1968
- Hoa dừa, thơ, NXB Giải phóng, 1968
- Nguyễn Văn Trỗi, trường ca, 1969
- Chào anh giải phóng quân, tập thơ, in chung, NXB Quân đội nhân dân,
1972
- Thơ Lê Anh Xuân, tuyển thơ, 1981
- Thơ Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân), tuyển thơ, 1993
- Nhịp chày ba, thơ, tủ sách tác phẩm đầu tay, 1998
- Ca Lê Hiến – Lê Anh Xuân toàn tập, NXB Văn hóa Văn nghệ Tp. HCM, 2012
Lê Anh Xuân đã được nhận giải Nhì cuộc thi thơ của Tạp chí văn nghệ năm
1961 dưới bút danh Ca Lê Hiến, bài Nhớ mƣa quê hƣơng.
Thơ Lê Anh Xuân được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, cao đẳng, đại
học; được dịch giả Lê Văn Chất dịch sang tiếng Pháp và được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc.
* Lê Anh Xuân với hai tập thơ Tiếng gà gáy và Hoa dừa
Tiếng gà gáy, ra đời năm 1965, là tập thơ đầu tay, tập hợp những bài viết của
Lê Anh Xuân trong 10 năm sống ở miền Bắc, khẳng định vị trí của Lê Anh Xuân
trong đội ngũ sáng tác trẻ thời chống Mỹ. Qua tập thơ, người ta thấy bên cạnh tình
cảm chân thực của một người con miền Nam đối với miền Bắc, với sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của đồng bào miền Bắc còn có tình cảm sâu sắc của nhà thơ
đối với quê hương miền Nam. Tình yêu quê hương được Lê Anh Xuân thể hiện qua

×