Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945 tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 97 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ THANH YẾN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945



LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam





Hà Nội - 2011
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 3
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5
3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 10
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 11
B. PHẦN NỘI DUNG 12


Chương 1. HÀNH TRÌNH NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƢỜI CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG 12
1.1. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN HỒNG 12
1.1.1. Vài nét về Nguyên Hồng và hành trình sáng tác của nhà văn 12
1.1.2. Truyện ngắn Nguyên Hồng trƣớc cách mạng tháng Tám 15
1.2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI 17
1.2.1. Quan điểm nghệ thuật của Nguyên Hồng 17
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời 23
Chương 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYÊN
HỒNG TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945. 30
2.1. NHÂN VẬT CAM CHỊU 33
2.1.1. Những phu phen thợ thuyền cam chịu 33
2.1.2.Những ngƣời phụ nữ cam chịu 34
2.1.3.Những trẻ em nghèo 38
2.2. NHÂN VẬT VƢỢT LÊN HOÀN CẢNH 41
2.2.1. Những ngƣời lao động nghèo 41
2.2.2. Những tri thức tiểu tƣ sản nghèo 43
2.3. NHÂN VẬT VỊ THA, GIÀU ĐỨC HY SINH 45
2.4. NHÂN VẬT THA HÓA 49
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYÊN HỒNG TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM 1945 56
3.1. XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN 57
3.2. MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGOẠI HÌNH VÀ HÀNH ĐỘNG . 61
3.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình. 61
3.2.2.Miêu tả nhân vật qua hành động. 64
3.3. MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 67
3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm 67
3.3.2. Giọng điệu trần thuật sôi nổi, thiết tha 75
C.PHẦN KẾT LUẬN 84

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyên Hồng là một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học hiện
thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Cùng với Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô
Hoài, Nguyên Hồng đã trở thành một trong những nhà văn tiên phong góp phần
xây dựng nền văn học mới, nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với
gần nửa thế kỉ cần cù và say mê sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã để lại cho chúng ta
một gia tài văn học đồ sộ, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị. Ông đã đặt "cả
cuộc đời, trái tim và tâm hồn, nhường tất cả hơi sức, hi vọng và lòng tin" trên mỗi
trang viết để viết về những con ngƣời cùng khổ và dựng nên một bức tranh hiện
thực về sự nghiệp cách mạng trọng đại của dân tộc.Ngòi bút của Nguyên Hồng
cũng góp phần vào không khí sôi động và sự phát triển liên tục của hành trình văn
học Việt Nam trong thế kỉ XX.Với ý nghĩa đó, sự nghiệp văn học của nhà văn
xứng đáng đƣợc chúng ta giữ gìn, ngợi ca và trân trọng.
Nguyên Hồng, ngay từ những trang viết đầu tay, ông đã tự vạch cho mình
một con đƣờng nghệ thuật riêng: nhà văn của những ngƣời cùng khổ. Cả cuộc đời
cầm bút, ông gắn bó sâu sắc, máu thịt với những con ngƣời nhỏ bé, những lớp
ngƣời dƣới đáy của xã hội thành thị. Sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng có nét
gần gũi với nhà văn Nga Mácxim Gorki – trong mỗi trang viết của ông nồng nàn
hơi thở của đời sống cần lao. Nguyên Hồng luôn khả năng nhìn thấy một vẻ đẹp
đầy chất thơ trong đời sống cần lao, trong những cái bình thƣờng, thậm chí tầm
thƣờng, xô bồ, bề bộn của cuộc sống, trong cảnh lầm than, lam lũ, khốn khổ, cơ
cực của con ngƣời . Và ông đã say sƣa miêu tả những sâu kín, thánh thiện ấy với
một thái độ đầy nâng niu, trân trọng, và với một niềm tin mãnh liệt Không ít nhà
văn hiện thực cùng thời với ông nhìn cuộc sống một cách bi quan. Không có thái
độ bi quan về con ngƣời và xã hội đƣơng thời nhƣ Nguyễn Công Hoan hay Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng, dù cả cuộc đời sống trong cơ cực lao khổ, vẫn luôn
nhìn cuộc đời bằng con mắt tin yêu, lạc quan tin tƣởng và với một tấm lòng nhân
đạo cao cả.
Nguyên Hồng bƣớc vào nghề văn do sự thôi thúc nội tâm , muốn nói lên nỗi

thống khổ khôn cùng của con ngƣời, trƣớc hết là ngƣời lao động để bênh vực
họ.Đó là ý thức nghệ thuật đã trở thành nguồn cảm hứng, cuốn hút sự say mê, sang
tạo của ông trong suốt cuộc đời cầm bút.
Sáng tác là niềm đam mê lớn nhất trong cuộc đời Nguyên Hồng.Viết văn đối
với ông là để “giải thốt những xâu xé, những dào dạt trong lòng. Để phơi bày
những ý tưởng rạo rực tâm hồn (…), viết còn để tìm cho mình một đời sống lâu dài
trong tâm hồn mọi người và được yêu thương lại một cách nồng nàn với những
mối tình thắm thiết mênh mông”[26,75]. Ngòi bút ông đã hòa nhập vào đời sống
cần lao của những con ngƣời dƣới đáy xã hội, vào cát bụi lầm than, vào những
cảnh đời, những kiếp ngƣời khốn khổ và ông đã tìm đƣợc ở đó suối nguồn dạt dào
nuôi dƣỡng cả cuộc đời nghệ thuật của mình. Cảm hứng thƣơng cảm là cảm hứng
chủ đạo, bao trùm lên toàn bộ sáng tác của Nguyên Hồng, tạo nên trong tác phẩm
của ông một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, “bao giờ cũng thống thiết, mãnh liệt”
(Nguyễn Đăng Mạnh).
Nhắc đến các tác phẩm của Nguyên Hồng, ngƣời ta thƣờng nói nhiều đến
các tiểu thuyết và Hồi kí của ông nhƣ : Bỉ vỏ, Sóng gầm, Cơn bão đã đến, Cửa
biển, Những ngày thơ ấu. Trong cuộc đời viết văn của mình, Nguyên Hồng tập
trung nhiều nhất cho tiểu thuyết .Từ Bỉ vỏ-tác phẩm khi mới bắt đầu cầm bút, đến
Cửa biển-tác phẩm mà ông dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất cho đến tác
phẩm cuối đời- Núi rừng Yên Thế, đều là tiểu thuyết. Những tác phẩm tiểu thuyết
này đã góp phần xác lập vị trí của Nguyên Hồng trên văn đàn nghệ thuật nƣớc nhà.
Tuy nhiên trong sự nghiệp văn chƣơng của Nguyên Hồng, truyện ngắn của
ông cũng có một vị trí quan trọng không thua kém gì so với tiểu thuyết. Và so với
các nhà văn cùng thời, truyện ngắn Nguyên Hồng cũng mang những nét độc đáo
riêng.
Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng nhƣ những bài phê bình
tiểu luận của các nhà văn, nhà phê bình, các bạn văn, độc giả …về con ngƣời và
những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, những thành tựu trong truyện ngắn của
Nguyên Hồng vẫn chƣa đƣợc đánh giá một cách đầy đủ . Lựa chọn đề tài Thế
giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng tháng Tám

1945, tác giả luận văn mong muốn đƣa ra một cái nhìn có tính hệ thống về nhân
vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng đồng thời khẳng định những đóng góp của nhà
văn đối với nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nguyên Hồng là một trong số những nhà văn ngay từ đầu đã tự xác định cho
mình con đƣờng nghệ thuật đúng đắn và tiến bộ. Ngòi bút của ông luôn hƣớng về
đời sống cần lao và những con ngƣời lao động nghèo khổ, lam lũ.Con đƣờng nghệ
thuật Nguyên Hồng là con đƣờng của nhà tƣ tƣởng hiện thực chủ nghĩa với chủ
nghĩa nhân đạo mãnh liệt và thống thiết. Con ngƣời nhà văn và những sáng tác của
ông luôn giành đƣợc những tình cảm yêu thƣơng đằm thắm trong lòng bạn bè và
bạn đọc nhiều thế hệ. Nguyên Hồng là một trong số ít những nghệ sĩ mà ngay trong
những sáng tác đầu tay đã có đƣợc vị trí vững chắc trên văn đàn nghệ thuật và trở
thành nguồn cảm hứng và cho nhiều nhà nghiên cứu và những ngƣời yêu thơ văn.
Cảm hứng đó đƣợc trải dài từ những năm trƣớc 1945 cho đến nay
a. Tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám 1945
Nguyên Hồng lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn bằng truyện ngắn Linh
hồn đƣợc in trên Tiểu thuyết thứ bảy vào năm 1936.Đó là thời gian Nguyên
Hồng vừa chuyển đến sống ở Hải Phòng, ban ngày ông là một thầy giáo tƣ dạy học
cho lũ trẻ con nhà nghèo trong xóm Cấm, ban đêm ông lại cặm cụi viết văn dƣới
ánh đèn leo lét, viết một cách đau khổ và đầy say mê.Nhà văn trẻ ấy đã bƣớc vào
nghề văn bằng sự trình bày thống thiết nỗi khổ ê chề của những con ngƣời nhỏ bé
dƣới đáy xã hội vốn hằng ngày sống xung quanh mình.Nhƣng phải đến cuốn tiểu
thuyết Bỉ vỏ-tác phẩm đƣợc nhận giải thƣởng của Tự lực Văn đoàn năm 1937 thì
cái tên Nguyên Hồng mới thực sự đến gần với bạn đọc.
Ngay từ tiểu thuyết đầu tay ấy,Nguyên Hồng đã bộc lộ đƣợc tƣ tƣởng nhân
đạo của một nhà văn hiện thực. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Nhà văn
hiện đại (1942) đã nhận xét:
“ Tập văn đầu tiên của ông là tập Bỉ vỏ…Nhưng cái tư tưởng thâm trầm nó
bao quát cả cuốn tiểu thuyết Nguyên Hồng là cái tư tưởng : Tuy đã sa chân vào
chốn trụy lạc, người ta vẫn có thể mang một tâm hồn trong sạch được.” Bỉ vỏ là

cuộc sống thực và cũng chính là máu thịt cuộc đời Nguyên Hồng.
“ Bỉ vỏ của Nguyên Hồng là một cuốn tiểu thuyết chứa chan tinh thần nhân
đạo,nó làm cho ta thương xót đến cả những kẻ đầy tội lỗi, nhưng Bỉ vỏ lại xây
dựng một khuôn luân lí rất cao, nên dù ta thương xót họ cũng không thể không ghê
tởm về hành vi của họ”.
Tuy nhiên trong tiểu thuyết đầu tay này, Nguyên Hồng không tránh khỏi
những nhƣợc điểm của ngƣời mới cầm bút “Tính cách nhân vật đôi khi bị đơn
giản hóa . Có những tình tiết bố trí giả tạo. Nhiều câu văn lỏng lẻo, dễ dãi…” (Vũ
Ngọc Phan).
Tiếp sau Bỉ vỏ, Nguyên Hồng lại mang đến cho bạn đọc một sự ngạc nhiên
mới. Thiên tự truyện Những ngày thơ ấu đã ghi lại một cách truyền cảm và chân
thành “ sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại lạc loài trong những lề lối
khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn”(Thạch Lam). Nhận xét tinh tế của Thạch
Lam thể hiện sự đồng cảm giữa hai nhà văn này.
Những ngày thơ ấu ngay từ khi mới ra đời đã đƣợc đông đảo bạn đọc và
giới phê bình đón nhận và đánh giá cao bởi lẽ đó là lần xuất hiện đầu tiên của một
tác phẩm văn học theo lối tự truyện . Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, trong tuyển tập
Nhà văn hiện đại(1942) đã đánh giá rất cao tác phẩm này của Nguyên Hồng:
“ Mới đọc tập tự truyện của Nguyên Hồng, tôi đã tưởng có dưới mắt một
quyển sách của một nhà văn Anh hay một nhà văn Nga. Không những thế, càng
đọc những trang sau, ta càng thấy Nguyên Hồng kể cho ta nghe hết cả những cái
cay đắng, những cái trụy lạc của mình và những người thân mình”
“Phải sống trong cảnh nghèo, phải luôn luôn gần gụi với xã hội người
nghèo mới có thể viết được những dòng thành thật và cảm động như Nguyên
Hồng”.
Tiếp nối thành công của hai tác phẩm đầu tay, năm 1941, Nguyên Hồng tiếp
tục ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn Bảy Hựu. Đây là tập truyện phản ánh những
cuộc đời bi đát của hạng ngƣời lƣu manh sống âm thầm lẩn lút trong xã hội. Những
nhân vật trong Bảy Hựu đều mang dáng vẻ phi thƣờng nhƣng lại “có tấm lòng
khẳng khái hi sinh không khác nào những nhân vật trong Thủy Hử”.( Vũ Ngọc

Phan).
Đánh giá về tập truyện Bảy Hựu, trên tạp chí Tri Tân số 6(8-6-1941),
Nguyễn Tử Anh nhận xét:
“ Bảy Hựu là tác phẩm viết do một ngọn bút xuất sắc . Bảy Hựu với những
lời văn giản dị, trơn tru, ta không phải tìm hiểu mà tự nhiên thấy vô hạn thương
cảm những vai chủ động…không cầu kì, khách sáo, đó là đặc điểm của văn
Nguyên Hồng”.
Khảo sát tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng tháng Tám
1945, có thể thấy các nhà nghiên cứu phê bình đều đánh giá cao tài năng của
Nguyên Hồng và khẳng định ông là nhà văn hiện thực mang tinh thần nhân đạo cao
cả. Tuy nhiên các bài phê bình đánh giá thƣờng tập trung nhiều vào mặt nội dung
tƣ tƣởng của tiểu thuyết Bỉ vỏ và Những ngày thơ ấu.Truyện ngắn của Nguyên
Hồng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên sâu trong giai đoạn này.
b.Tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
đến nay
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyên Hồng tiếp tục cho ra đời nhiều tác
phẩm có quy mô đồ sộ .Đặc biệt ánh sáng của quan niệm giai cấp và những nhận
thức về chính trị đã nâng cao chất lƣợng nhiều truyện ngắn của Nguyên Hồng.
Ngòi bút của ông với vẫn hƣớng tình cảm của mình về phía nhân dân lao động
đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh kiên trì và tất thắng của họ.
Phan Cự Đệ trong bài viết "Những bước tiến mới về tiểu thuyết Nguyên
Hồng sau Cách mạng Tháng Tám" đã đƣa ra những nhận định khái quát nhất về sự
nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng :
" Lò lửa và địa ngục là một cái mốc quan trọng trên con đường sáng tạo
của Nguyên Hồng. Tuy về căn bản nó vẫn là những tác phẩm hiện thực phê phán
nhưng cái ánh sáng chiếu rọi vào thì lại là của một thế giới quan đã bắt đầu đổi
mới"
"Bỉ vỏ và Sóng gầm là hai mốc về tiểu thuyết của Nguyên Hồng. Hai tác
phẩm cách nhau một phần tư thế kỷ và cũng là hai thời kì khác nhau trên con
đường nghệ thuật của Nguyên Hồng. Bỉ vỏ là những tình cảm yêu thương dào dạt,

là khát vọng ngây thơ, trong trắng hồn nhiên của buổi ban đầu. Sóng gầm, Cơn
bão đã đến ra đời lúc cây bút Nguyên Hồng đã trưởng thành, luôn luôn day dứt
suy nghĩ về những vấn đề nghệ thuật và đời sống".
Có thể nói từ sau năm 1945, tình hình nghiên cứu về Nguyên Hồng
cũng có nhiều chuyển biến mới mẻ. Đặc biệt, mảng truyện ngắn của ông đã đƣợc
các nhà phê bình, các bạn văn quan tâm và bƣớc đầu đƣa ra những nhận định,
những ý kiến đánh giá khách quan.
Đánh giá về truyện ngắn Nguyên Hồng, Phan Cự Đệ thẳng thắn nhận
định:
“ Ngoài một số truyện ngắn độc đáo, người ta thấy anh hay lặp lại mình
trong một số hình tượng quá quen thuộc: một bà mẹ ngoan đạo, nhẫn nhục chịu
đựng và một người con giai thất nghiệp sống nheo nhóc cùng quẫn trong một ngõ
hẻm ở Hải Phòng. Ở một số truyện ngắn đã bắt đầu xuất hiện những con người
mới nhưng những hình tượng này còn đơn giản và sơ lược” .
Nếu nhƣ trong thời kì đầu cầm bút, Nguyên Hồng hay viết về những ngƣời
dân nghèo lƣu manh hóa thì đến những năm 40 , ánh sáng cách mạng và giai cấp
đã soi sáng cho những nhân vật lao động nghèo của Nguyên Hồng. Phan Diễm
Phƣơng trong bài viết Cảm hứng cần lao trong sáng tác của Nguyên Hồng đã
đƣa ra nhận định:
“ Từ đầu những năm bốn mươi, Nguyên Hồng đã viết một số truyện ngắn,
truyện dài có sắc thái hơi khác với những truyện ngắn trước đó của ông: Cái bào
thai, Hai dòng sữa, Một trƣa nắng, Hơi thở tàn…Có thể xem đây là những cuộc
tranh luận công khai về nghệ thuật, cũng là sự bộc lộ công khai quan điểm nghệ
thuật của tác giả, bằng hình tượng nghệ thuật và bằng những lời tuyên bố thẳng
thắn, dứt khoát” .
GS. Phan Cự Đệ là một trong những ngƣời dành nhiều tâm huyết trong
việc nghiên cứu và đƣa tác phẩm Nguyên Hồng đến với ngƣời đọc. Trong Lời giới
thiệu cho cuốn Nguyên Hồng toàn tập(2000), ông đã đƣa ra nhiều ý kiến đánh giá
về truyện ngắn Nguyên Hồng trên các phƣơng diện nhân vật, kết cấu, bút pháp
nghệ thuật và khẳng định vị trí của truyện ngắn Nguyên Hồng

“ Chúng ta có thể nói đến Nguyên Hồng như một phong cách truyện ngắn
trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sưu tầm và tuyển chọn những tác phẩm trước và
sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta sẽ có một tập truyện ngắn giá trị với nhiều
màu sắc độc đáo”.
Đúng nhƣ lời nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu “ Nguyên Hồng mất đi
nhưng cái văn của anh ấy vẫn còn rên rỉ”. Từ sau khi nhà văn qua đời cho đến nay,
sự nghiệp văn chƣơng và con ngƣời nhà văn vẫn là đề tài cho các công trình khoa
học, các bài viết nghiên cứu phê bình văn học.
Tiếp cận đề tài từ góc độ văn học sử, trong cuốn sách Phong cách nghệ
thuật Nguyên Hồng, tác giả Bạch Văn Hợp đã trình bày một cách hệ thống những
nét độc đáo, tiêu biểu, có ý nghĩa thẩm mỹ cao và những biến chuyển nhất quán
của phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng, từ đó góp phần khẳng định những cống
hiến và vị trí của nhà văn trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam hiện đại.Trong
đó, truyện ngắn của Nguyên Hồng là đối tƣợng chính đƣợc tác giả tập trung khảo
sát.
Nhà nghiên cứu trẻ Lê Hồng My với công trình " Lời văn nghệ thuật
Nguyên Hồng", đã chọn cách tiếp cận sáng tác của nhà văn từ góc độ "lời văn
nghệ thuật" để " khám phá các phương thức tổ chức, đặc điểm và đặc sắc của lời
văn; khám phá mối quan hệ giữa tư tưởng nghệ thuật và lời văn nghệ thuật; xác
định vai trò của lời văn nghệ thuật đới với thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ
thuật Nguyên Hồng "(Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng- Lê Hồng My)
Tác giả Nguyễn Thu Hà với đề tài luận văn " Tìm hiểu những đặc điểm
nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trƣớc Cách
mạng", đã khảo sát những sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng
trƣớc năm 1945 để làm sáng tỏ những đặc điểm nghệ thuật của Nguyên Hồng.
Qua những bài viết và công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều mặt trong
sáng tác của Nguyên Hồng, các tác giả đã có những nhận định khách quan và chính
xác về thế giới nghệ thuật, phong cách nghệ thuật trong các tác phẩm tiểu thuyết và
truyện ngắn của nhà văn.
Tuy nhiên,chúng tôi nhận thấy những ý kiến phê bình đánh giá

về truyện ngắn của Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng vẫn chƣa đƣợc trình bày trong
những công trình chuyên sâu, mang tính hệ thống. Những bài viết nêu trên đã
giúp chúng tôi có những gợi ý quan trọng và có hƣớng giải quyết những vấn đề cần
đi sâu, tìm hiểu trong luận văn này.
3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Tiếp thu các ý kiến đánh giá về truyện ngắn Nguyên Hồng của những
ngƣời đi trƣớc, luận văn đặt ra nhiệm vụ là tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện
ngắn Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 một cách có hệ thống dƣới
góc độ thi pháp học.Từ đó tìm ra cái riêng của nhà văn trong thể loại truyện ngắn
so với những nhà văn cùng thời và khẳng định vị trí của truyện ngắn Nguyên Hồng
trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Lấy thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trƣớc Cách
mạng làm đối tƣợng nghiên cứu, luận văn đã đi sâu vào đời sống tâm hồn, tính
cách con ngƣời để nắm bắt đƣợc tƣ tƣởng của nhà văn bởi nhân vật là yếu tố để
nhà văn bộc lộ chủ đề, tƣ tƣởng của mình.Đồn thời, thông qua nhân vật, nhà văn
muốn bày tỏ những quan niệm, những suy tƣ trăn trở về con ngƣời và cuộc đời. Từ
đó, chúng ta nhận ra những quan niệm nhân sinh mới mẻ, tiến bộ, nhận ra con
ngƣời và cá tính Nguyên Hồng trong văn học.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung khảo sát
và tìm hiểu các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng,
gồm 49 truyện ngắn đƣợc in chung trong Nguyên Hồng toàn tập, tập 1, Phan Cự
Đệ(2008).So sánh với truyện ngắn của các tác giả cùng thời để thấy đƣợc thành
công và hạn chế của Nguyên Hồng trong việc xây dựng nhân vật. Qua đó giúp
chúng tôi có một cái nhìn đầy đủ hơn về quá trình sáng tạo hình tƣợng nghệ thuật
của ông.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã vận dụng một số
phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp lịch sử-cụ thể

- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu
- Phƣơng pháp phân tích-tổng hợp
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, nội dung chính của Luận
văn đƣợc tổ chức thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Hành trình nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con
người của Nguyên Hồng
Chƣơng 2: Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng
trước Cách mạng tháng Tám 1945
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của
Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám 1945
Cuối cùng là phần Thƣ mục Tài liệu tham khảo


















B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
HÀNH TRÌNH NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƢỜI CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG
1.1. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN HỒNG
1.1.1. Vài nét về Nguyên Hồng và hành trình sáng tác của nhà văn
Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5-11-1918 tại
phố Hàng Cau , thành phố Nam Định trong một gia đình công giáo đang trong thời
kì sa sút. Mƣời hai tuổi,cậu bé Nguyên Hồng mồ côi cha, ngƣời mẹ trẻ nghèo khổ
phải vào Vinh đi ở vú đầm, rồi mấy năm sau thì đi bƣớc nữa. Mƣời lăm tuổi, vừa
mới học xong tiểu học, ông đã bị đày đọa trong các nhà lao trải dài từ Nam Định
đến Hà Nội và cuối cùng bị giải đi Phúc Yên. Đến năm mƣời sáu tuổi, hết hạn tù
đƣợc tha, Nguyên Hồng từ giã quê hƣơng-thành phố Nam Định để cùng mẹ và bố
dƣợng ra sinh sống ở xóm Cấm -Hải Phòng. Tại cái xóm nghèo ấy, Nguyên Hồng
đã trở thành thầy giáo tƣ của con em những ngƣời lao động nghèo khổ.
Cũng chính tại Hải Phòng, vào năm 1935, nhà văn của chúng ta đã đƣợc
gặp gỡ Thế Lữ-" nhà thơ ngõ Nghè", chủ soái của phong trào Thơ Mới.Chính từ
cuộc gặp gỡ này, Nguyên Hồng đã bắt đầu ƣớc vọng đi vào con đƣờng văn chƣơng
. coi văn chƣơng là lẽ sống cao cả của cuộc đời mình.
Năm 1936, Linh hồn -truyện ngắn đầu tay của Nguyên Hồng đƣợc in
trên tờ Tiểu thuyết thứ bảy càng làm củng cố thêm quyết tâm này của nhà văn.
Chính trong những căn nhà ổ chuột tối tăm, bẩn thỉu của khu lao động xóm Cấm-
Hải Phòng, những trang viết đầu tiên của tiểu thuyết Bỉ vỏ và Hồi ký Những ngày
thơ ấu đã đƣợc hình thành. Bỉ vỏ đƣợc in thành nhiều kì trên báo và nhận đƣợc
giải thƣởng Tự lực Văn đoàn. Cũng từ đó, Nguyên Hồng đã thực sự trở thành một
nhà văn.Năm 1938, báo Ngày nay bắt đầu giới thiệu Những ngày thơ ấu đƣa văn
chƣơng Nguyên Hồng đến gần hơn với bạn đọc.
Bƣớc vào thời kỳ mặt trận dân chủ, Nguyên Hồng có điều kiện đƣợc tiếp
xúc với một số Đảng viên Đảng cộng sản đang hoạt động ở thành phố Hải Phòng,
trong đó có đồng chí Tô Hiệu- là bí thƣ Thành ủy lúc bấy giờ. Sau đó, Nguyên

Hồng ngày càng tích cực tham gia các hoạt động do Đảng cộng sản Đông Dƣơng
chủ trì trong suốt thời kì này.Cùng với Nhƣ Phong, Nguyễn Tƣờng Khanh, Trần
Minh Tƣớc, Lƣu Qúy Kì và La Hy, Nguyên Hồng tham gia sinh hoạt trong Đoàn
thanh niên dân chủ và viết bài trên các báo Thế giới và Mới.
Tháng 9/1939, Nguyên Hồng bị mật thám bắt tại Hải Phòng. Ông bị kết
án 6 tháng tù về"tội truyền bá văn học macxit và tham gia những tổ chức chống
phá trị an.". Trong thời gian bị tù đày gian khổ, các tập truyện Qua những màn
tối và Cuộc sống đã đƣợc ra đời, thể hiện những chuyển biến mới về tƣ tƣởng và
phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Vào mùa hè năm 1943, Nguyên Hồng đã cùng với Nhƣ Phong, Tô Hoài,
Nam Cao, Nguyễn Đình Thi , Nguyễn Huy Tƣởng tham gia vào tổ chức Văn hóa
cứu quốc bí mật và đƣợc tiếp xúc với Đề cƣơng văn hóa 1943 của Đảng. Điều
này đã có ảnh hƣởng sâu sắc đến những tác phẩm đƣợc viết trong giai đoạn tiền
khởi nghĩa của Nguyên Hồng nhƣ: Hơi thở tàn, Hai dòng sữa, Ngọn lửa, Buổi
chiều xám
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia biên tập cho tạp
chí Tiên phong- cơ quan hoạt động văn hóa mới của Đảng. Thời gian này ông tiếp
tục cho ra đời tập truyện vừa Ngọn lửa, tập truyện ngắn Địa ngục và lò lửa. Trong
đó, một số truyện đã đƣợc in trên tạp chí Tiên phong.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nguyên Hồng cùng với một số gia
đình văn nghệ sĩ khác nhƣ Ngô Tất Tố, Kim Lân lên khai phá ấp Kì Nhân(tức ấp
Cầu Đen-Yên Thế) cạnh căn cứ của nghĩa quân Đề Thám năm xƣa.Tại đây, ông
tiếp tục tham gia hoạt động trong Hội Văn nghệ Việt Nam, là biên tập viên cho
tạp chí Văn nghệ của Hội và phụ trách Trƣờng văn nghệ nhân dân Trung ƣơng
từ nhũng khóa học đầu tiên.
Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông cùng gia đình chuyển về
sống ở Hà Nội, đƣợc phân công công tác tại Hội nhà văn Việt Nam và làm thƣ kí
tòa soạn cho tuần báo Văn của Hội do nhà văn Nguyễn Công Hoan làm chủ
nhiệm.Sau đợt đấu tranh chống lại nhóm Nhân văn -giai phẩm, Nguyên Hồng
chuyển về tham gia lao động tại nhà máy xi măng Hải Phòng. Cũng tại nơi đây,

ông bắt đầu nhen nhóm ý tƣởng và bắt tay vào viết Cửa biển- bộ tiểu thuyết sử thi
dài bốn tập, một tác phẩm tâm huyết của cả cuộc đời cầm bút của Nguyên Hồng.
Từ năm 1962, ông sống cùng gia đình tại ấp Cầu Đen, Yên Thế( Bắc
Giang). Có thể nói sau Hải Phòng, mảnh đất này chính là quê hƣơng thứ hai của
Nguyên Hồng, là nơi mà ông đã gắn bó lâu dài và cũng là nơi ông xây dựng bộ tiểu
thuyết dài hơi còn dở dang của đời mình. Bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế dự
định gồm ba tập, đang hoàn thành tập 2 thì ông đột ngột qua đời (2/5/1982).
Tri ân cho những cống hiến của ông cho nền văn học nƣớc nhà, Nguyên
Hồng đã đƣợc Chính phủ truy tặng Huân chƣơng độc lập hạng ba và giải thƣởng
Hồ Chí Minh đợt 1.Ông không chỉ là một nhà văn lớn mà còn là ngƣời thầy dìu dắt
nhiều thế hệ nhà văn trẻ đi vào con đƣờng sáng tác văn chƣơng.
Với 46 năm miệt mài sáng tạo nghệ thuật, Nguyên Hồng đã để lại cho
chúng ta nhiều tác phẩm có giá trị trên các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ,
hồi kí, bút ki- tiểu luận. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn chƣơng của
Nguyên Hồng:
- Tập truyện ngắn: Bảy Hựu (1940), Hai dòng sữa (1943), Địa ngục
và lò lửa (1946) Giữ thóc (1956)
- Tiểu thuyết: Bỉ vỏ (1938), Quán Nải (1942), Hơi thở tàn (1944),
Cửa biển-3 tập (1961-1973), Thù nhà nợ nƣớc (1981), Núi rừng Yên Thế- tập 1
(1983)
- Thơ: Trời xanh (1960)
- Hồi kí- bút kí: Những ngày thơ ấu (1940), Đất nƣớc yêu dấu
(1949), Bƣớc đƣờng viết văn (1971), Một tuổi thơ văn (1973), Những nhân vật
ấy đã sống với tôi (1978).
1.1.2. Truyện ngắn Nguyên Hồng trƣớc cách mạng tháng Tám
Truyện ngắn là thể loại văn xuôi nghệ thuật tƣơng đồng với tiểu thuyết, có
hình thức khá tự do, có khả năng đề cập đến hầu hết các phƣơng diện đời sống con
ngƣời, xã hội nhƣng với dung lƣợng nhỏ. Truyện ngắn thƣờng hƣớng tới việc khắc
họa một hiện tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, trong đời
sống tâm hồn con ngƣời bằng những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và cô đúc. Bản

chất của truyện ngắn là ngắn, hàm súc, khái quát nghệ thuật cuộc sống theo chiều
sâu. Ở Việt Nam, truyện ngắn xuất hiện nhƣ một thể loại văn học từ đầu thế kỉ
XX, cùng với sự ra đời của văn xuôi quốc ngữ, gắn liền với tác động của báo chí.
Truyện ngắn hiện đại Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu xuất sắc trong
khoảng thời gian 1930-1945, gắn với tên tuổi và đóng góp to lớn của các nhà văn
nhƣ Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nguyên Hồng,
Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Kim Lân, Bùi Hiển Truyện ngắn giai đoạn này khá đa
dạng, đặc biệt phong phú về khuynh hƣớng thẩm mỹ, về đề tài, nội dung phản ánh,
về bút pháp, phong cách đồng thời còn đạt đến những giá trị mới về nội dung, cũng
nhƣ có sự đổi mới sâu sắc có hệ thống về hình thức, từ đó tạo nên sự xuất hiện của
những đỉnh cao nghệ thuật mới.
Nhờ có sự ra đời của báo chí mà truyện ngắn giai đoạn này đã áp sát tới gần
đời sống, kể về cuộc sống nghèo khổ của những con ngƣời tầm thƣờng dƣới đáy xã
hội.Về hệ đề tài, có thể nói truyện ngắn đã hƣớng tới tất cả mọi mặt của đời thƣờng
và khám phá tất cả những biểu hiện phong phú phức tạp trong đời sống tinh thần
của con ngƣời.
Cùng với sự phong phú về mặt nôi dung thì truyện ngắn 1930-1945 cũng rất
đa dạng về phong cách và bút pháp nghệ thuật.đó là Nguyễn Công Hoan tiêu biểu
cho phong cách truyện ngắn hài hƣớc mang đậm tính chất hiện thực; Nam Cao
mang một phong cách hiện thực nghiêm ngặt giàu tính chất tâm lý, mang dáng vẻ
hiện đại; với Thạch Lam thì " mỗi truyện ngắn là một bài ca trữ tình đầy xót
thương" và "những con người nhỏ bé ấy bao giờ cũng được nhà văn học trong một
không khí trữ tình đầy mến thương toả ra một cách dịu dàng từ tấm lòng tác giả
"; và có một Nguyên Hồng với bút pháp viết truyện vừa hiện thực vừa lãng mạn.
Trong sự nghiệp sáng tác dồi dào của Nguyên Hồng, truyện ngắn có
một vị trí quan trọng không thua kém gì so với các tác phẩm tiểu thuyết của ông.
Gần nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, ông đã cho ra đời 7 tập truyện ngắn: Bảy Hựu
(1940), Hai dòng sữa (1943), Miếng bánh (1945), Ngọn lửa (1945), Địa ngục và
lò lửa (1946), Giữ thóc (1956) và Tuyển tập truyện ngắn 1983-1985. Trong đó,
những truyện ngắn đƣợc viết trƣớc năm 1945 đƣợc bạn đọc yêu mến và đƣợc giới

nghiên cứu phê bình đánh giá cao.
Truyện ngắn Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng có sự kết hợp hài hòa giữa
chất hiện thực và lãng mạn , thể hiện tấm lòng thƣơng cảm của nhà văn đối với
những kiếp ngƣời cùng khổ và niềm tin mãnh liệt vào những phâm chất tốt đẹp
của con ngƣời lao động chân chính.Trong từng trang viết của ông, ngƣời đọc vừa
có thể nhận thức đƣợc hiện thực cuộc sống của ngƣời dân Hải Phòng trƣớc Cách
mạng, lại vừa dễ dàng nhận ra tình cảm dạt dào sôi nổi của nhà văn đối với cuộc
sống cần lao và những nhân vật dƣới đáy xã hội. Nhiều truyện ngắn của Nguyên
Hồng đƣợc viết với một bút pháp hiện thực tỉnh táo. Đọc các truyện: Đây bóng tối,
Láng, Vực thẳm, Ngƣời con gái chúng ta có thể cảm nhận đƣợc cuộc sống bi
thảm, tối tăm của những kiếp ngƣời cùng khổ trong xã hội cũ. Ngòi bút nhà văn
không ngần ngại vạch trần những chi tiết tỉ mỉ, trần trụi của đời sống cần lao. Cũng
có khi tác giả giấu mình đi, sử dụng một lối văn trần thuật khách quan để ngƣời
đọc tự cảm nhận và đƣa ra những nhận định riêng về nhân vật và tác phẩm.
Một số truyện nhƣ Những mầm sống, Cuộc sống tràn đầy âm hƣởng
trữ tình lãng mạn nhƣng không phải là thứ lãng mạn thoát li tiêu cực nhƣ một số
tác phẩm của Tự lực Văn đoàn, mà đó là chất thơ toát ra từ đời sống lao động, một
chủ nghĩa lãng mạn cách mạng bắt nguồn từ một niềm tin lí tƣởng- niềm tin đối
với con ngƣời và cuộc sống.
Truyện ngắn của Nguyên Hồng còn thể hiện tính chiến đấu, đƣợc biểu
hiện qua những thủ pháp nghệ thuật tƣơng phản, trong việc xây dựng kết cấu và hệ
thống hình tƣợng nghệ thuật.Đó là sự đối lập giữa hai kiểu ngƣời, hai lối sống, một
bên là lòng nhân hậu, sự thủy chung và một bên là sự hƣởng thủ ích kỉ, thói độc ác
tàn nhẫn ( Cô gái quê, Nhà bố Nấu); có khi lại là sự đối lập giữa hai quan điểm
nghệ thuật( Hai dòng sữa, Cái bào thai).
Truyện ngắn Nguyên Hồng đôi khi có khuynh hƣớng mở rộng quy mô và
dung lƣợng, kết cấu dàn trải theo chiều dài cuộc đời nhân vật( Ngƣời con gái, Con
gái ngƣời mãi võ họ Hoa). Tuy nhiên, cũng có truyện chỉ là một cảnh ngộ tối tăm
hay một câu chuyện dằn vặt lƣơng tâm(Tôi dạy học, Miếng bánh).Truyện ngắn
Nguyên Hồng sử dụng nhiều bút pháp, nhiều lối kết cấu và xây dựng nhân vật khác

nhau. Tất cả những thủ pháp đó đề nhắm phản ánh cuộc sống của tầng lớp dân
nghèo thành thị, những con ngƣời lƣơng thiện bị vùi dập,những tấm lòng yêu
thƣơng, nhân nghĩa thủy chung, những khát vọng đẹp đẽ về một thế giới trần đầy
ánh sáng và hạnh phúc.
Truyện ngắn của Nguyên Hồng đƣợc viết với giọng văn thƣơng cảm thống
thiết và lạc quan sôi nổi. giọng điệu ấy đi liền với cấu trức lời văn nghệ thuật.Câu
văn của ông thƣờng đƣợc mở rộng thành phần theo kiểu tăng cấp, liệt kê và sử
dụng các kết cấu lặp. Đoạn văn của ông thƣờng đƣợc tổ chức theo kết cấu tầng
tầng lớp lớp, kết cấu lửng theo kiểu lặp cấu trức câu. Vì vậy, văn của Nguyên
Hồng luôn dồi dào cảm xúc, giàu chất thơ và dễ đi vào lòng ngƣời.
Cùng với giọng điệu thƣơng cảm thống thiết ấy là ngôn ngữ giàu giá trị biểu
cảm.Nhà văn đã khai thác và vận dụng sáng tạo khả năng biểu đạt của nhiều loại
hình ngôn ngữ để diễn tả nỗi đau khổ cùng cực và những phẩm chất tinh thần tốt
đẹp của ngƣời lao động. Đó là cách sử dụng từ ngữ, thành ngữ, thán từ một cách
linh hoạt. Ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nguyên Hồng là ngôn ngữ gây ấn
tƣợng, tác động đến giác quan của ngƣời đọc.
Truyện ngắn của Nguyên Hồng có một lối tự sự chân thật giàu cảm xúc, thể
hiện lòng thƣơng cảm đối với những kiếp ngƣời cùng khổ và một niềm tin mãnh
liệt vào những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời lao động. Truyện ngắn của ông còn thể
hiện một cái nhìn lãng mạn, tràn đầy chất thơ về đời sống cần lao, một giọng điệu
trần thuật sôi nổi thiết tha với những hình thức ngôn ngữ giàu biểu cảm, gấy ấn
tƣợng, là sự kết hƣợp hài hòa giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Tất
cả các yếu tố trên đã tạo nên cho truyện ngắn Nguyên Hồng một phong vị riêng,
vừa độc đáo vừa gần gũi với đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân lao động.
1.2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI
1.2.1. Quan điểm nghệ thuật của Nguyên Hồng
“Quan niệm nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật học, nó gắn bó với quan
niệm thế giới quan, triết học, xã hội học về con người và thế giới nói chung, nhưng
tự bản thân nó đã là một “ý thức hệ” đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ
thuật” (Phan Cự Đệ). Nhƣ vậy, cái thúc đẩy sức sáng tạo nghệ thuật chính là quan

niệm nghệ thuật về cuộc đời và con ngƣời thể hiện sự thống nhất giữa hiện thực
đƣợc phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lý giải nghệ thuật của nhà văn. Ứng với một
quan niệm về cuộc đời và con ngƣời là một thế giới nghệ thuật tồn tại ngay trong
khám phá của nhà văn. Trên cơ sở quan niệm nghệ thuật đã hình thành trƣớc trong
tƣ duy, trong cảm xúc, tác giả có thể lựa chọn và xây dựng những hình tƣợng nghệ
thuật khác nhau. Và mỗi hình tƣợng nghệ thuật nhƣ vậy trong những tác phẩm
khác nhau của cùng một tác giả lại gặp nhau ở cùng một điểm dƣới sự chỉ đạo của
quan niệm nghệ thuật của tác giả. Mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm về nghệ
thuật và cuộc đời của riêng mình. Chính điều này chi phối quá trình thai nghén tác
phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn, đồng thời giúp độc giả xác định đƣợc
mức độ chiếm lĩnh con ngƣời của hình tƣợng văn học và sự đóng góp tích cực của
hiện tƣợng văn học đó vào lịch sử văn học cũng nhƣ vào sự phát triển nhân cách
con ngƣời.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo đang trong thời kì sa sút,
Nguyên Hồng không có điều kiện để theo học lên những bậc cao. Nhƣng bù lại,
ông đã sớm bắt rễ đƣợc vào cuộc đời của những con ngƣời nghèo khổ. Thời thơ ấu
lam lũ và cực khổ đã dạy cho Nguyên Hồng biết yêu thƣơng những con ngƣời
cùng cảnh ngộ. Cúng chính vì họ mà Nguyên Hồng đã sớm cầm bút để viết nên
những trang văn ca ngợi và bênh vực cho những con ngƣời lao động chân chính.
Nguyên Hồng viết văn trƣớc hết là để khẳng định sự tồn tại của mình với
cuộc đời. Ông tự ý thức:
"Cần thiết đối với tôi là tôi phải viết, viết ra thành chữ tất cả những gì chứa
đựng, nung nấu, quằn quại, đau xót, và bay bổng, và bát ngát của tâm hồn, của suy
nghĩ. Viết để mình đọc trước nhất, viết cho mình đọc trước nhất " [7,828].
Đối với một ngƣời thanh niên thời đó, địa vị không có, gia đình suy tàn, học
thức thì có hạn, Nguyên Hồng chỉ còn một cách tồn tại và khẳng định bản thân
mình trong cuộc sống cái cao quý và trong sạch của văn chƣơng. Sáng tác là niềm
đam mê lớn nhất trong cuộc đời Nguyên Hồng. Dƣờng nhƣ ông đã dốc cạn cuộc
đời mình ra để viết, ông tìm thấy niềm vui, niềm an ủi và hạnh phúc vô bờ trên
những trang viết, ông viết với tất cả niềm say mê và tin tƣởng vào nghề văn.Ông

đã viết để đƣợc giãi bày tấm lòng mình, để đƣợc chia sẻ, cảm thông, để tìm ra ánh
sáng cho cuộc đời cơ cực và đau khổ của mình. Bởi vậy, Nguyên Hồng viết suốt
ngày, suốt đêm, viết một cách say mê bất chấp " cái đói ê ẩm thấm thía vô cùng
trong đêm mưa lạnh hoang vắng". Bỉ vỏ- cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông cũng
đƣợc viết " trên một cái bàn kê bên khung cửa trông ra vũng nước đen ngầu bột
của một bãi đất lấp dở dang và một chuồng lợn ngập ngụa phân tro" 25,2].
Nguyên Hồng thƣờng mải mê viết truyện giữa tiếng tranh giành xô
xát, mỉa mai đay nghiến, eo sèo khắc khoải của những ngƣời dân nghèo trong các
ngõ hẻm của thành phố Hải Phòng.Ngay cả trong những ngày đang bị tù đày ở Bắc
Mê, sau khi đi làm cỏ vê về, ông lại cặm cụi ngồi viết ở một gốc cây mé sau trại
giam " dưới một bầu trời mờ mờ xám xám, xung quang là màu xanh hoang vu của
núi rừng dày đặc và tiếng gió rừng lạnh lẽo hú lên từ thung lũng này qua thung
lũng khác" [60, 129].
Nguyên Hồng luôn quan niệm " văn chương là sự thật ở đời, và mỗi nhà
văn, người nghệ sĩ phải đi thẳng vào cuộc đời xốc vác lấy một phần công việc với
mọi người". Ông tự nhắc nhở mình " không được viết những truyện tình yêu phù
phiếm bợm bãi, những truyện mơn trớn khêu gợi, những tình cản thấp kém , những
truyện để mua vui, để chiều ý, để cầu lấy chút khen ngợi hay nhắc nhở của một bọn
vô công rồi nghề phè phỡn". Đối với Nguyên Hồng, một nhà văn chân chính thì "
không nên và không được viết những gì a tòng, những gì tô điểm cho lối sống và
bộ mặt của chúng" [7,846].
Chọn con đƣờng viết văn để phản ánh sự thật, ngay từ đầu Nguyên Hồng đã
là một nhà văn hiện thực.Cũng nhƣ các nhà văn có cùng khuynh hƣớng, nhà văn
hiện thực đã có sự gặp gỡ kết hợp với tinh thần nhân đạo tha thiết. Tấm lòng yêu
thƣơng những con ngƣời nghèo khổ trong xã hội cũ nhƣ đám thợ thuyền, phu phen,
những ngƣời phụ nữ góa bụa, những kẻ lƣu manh tội lỗi, đám trẻ mồ côi lang thang
đã thôi thúc ông cầm bút viết về họ bằng một tình cảm da diết, mãnh liệt và thƣờng
trực của tâm hồn.
Quan điểm nghệ thuật tiến bộ của Nguyên Hồng có sự gặp gỡ với các nhà
văn cùng thời . Thạch Lam, một nhà văn trong Tự Lục văn đoàn, là nhà văn lãng

mạn, nhƣng quan điểm của ông về vai trò tác dụng của văn chƣơng đối với con
ngƣời và xã hội lại rất tích cực. Quan điểm sau đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ
thuật của ông:
“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự
thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực
mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm
cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Quan niệm nghệ thuật của Nguyên Hồng có nhiều nét gần gũi với quan niệm
về văn chƣơng nghệ thuật của Nam Cao, cả hai ông đều là những đại diện xuất sắc
của dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945.Cũng giống nhƣ Nguyên Hồng,
trong cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn suy nghĩ về “sống và viết”. Lúc
đầu, ông chịu ảnh hƣởng khá rõ văn học lãng mạn nhƣng dần dần nhà văn nhận ra
thứ văn chƣơng đó rất xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nhân
dân và “những cái buồn thường sớm nhường chỗ cho những cái lo”. Hơn nữa,
Nam Cao không thích sự vuốt ve,mơn trớn: “nghệ thuật không phải là ánh trăng
lừa dối”. Đến với nghệ thuật hiện thực là cả một quá trình đấu tranh gian khổ
nhƣng dứt khoát. Truyện ngắn Trăng sáng đƣợc xem là một tuyên ngôn nghệ
thuật của ông. Nó đánh dấu một bƣớc chuyển biến trong nhận thức tƣ tƣởng cũng
nhƣ quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
Trăng sáng đã thể hiện sinh động tâm trạng đấu tranh day dứt của một nhà
văn giữa hai con đƣờng: mơ mộng và thực tế, lãng mạn và hiện thực, để rồi đi đến
khẳng định sức mạnh của văn học nghệ thuật chính là bắt nguồn từ đời sống và
phục vụ đời sống :
“Chao ôi! nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể
chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật tiến bộ này mà trong các sáng tác trƣớc
Cách mạng tháng Tám, Nguyên Hồng và Nam Cao đều đặc biệt hƣớng ngòi bút
của mình vào tần lớp dƣới đáy xã hội với một niềm ƣu ái, cảm thông và trân trọng.
Ông đã viết về đời sống thực của những ngƣời lao động với tất cả những nỗi bất
hạnh và vẻ đẹp trong bất hạnh của họ. Ông đã viết về họ với một tấm lòng yêu

thƣơng vô hạn, với một trái tim nhân hậu và nồng ấm.
Nguyên Hồng quan niệm mỗi nhà văn đều phải nỗ lực không ngừng để tạo
nên một phong cách riêng: “Dù tôi non nớt, dù tôi vụng về, dù tôi không tài không
giỏi không lọc lõi không cao tay nghề nhưng tôi nhất định không chiu kém trong
tinh thần cố gắng trong công sức sáng tạo” [7,897].
Để có đƣợc cái cá tính và cái riêng biệt trong sáng tác của mình, ông tự nhủ
“ phải làm sao “cái đó” toát lên ở tâm hồn biết yêu thương của mình, ở màu sắc
sự sống mà mình diễn tả, ở thái độ trước cuộc đời mà mình suy nghĩ, ở sự gửi gắm
với người đọc, đem lại cho người đọc một sự kết đọng cao quý và trân trọng vì
nhân sinh”.
Nguyên Hồng ý thức đƣợc văn học phải tái hiện hiện thực cuộc sống và
ngƣời nghệ sĩ phải hòa mình vào cuộc sống của nhân dân thì nghệ thuật và con
ngƣời công dân mới kết hợp làm một và tiếng nói nghệ thuật mới cộng hƣởng đƣợc
với hơi thở và nhịp đập của cuộc sống ngƣời lao động :
"Không phải ngòi bút của tôi chỉ có sức sống vì đắm mình vào trong sự đau
khổ quằn quại, làm việc một bóng một đèn, mà sẽ dồi dào sinh lực chính ở trong
lao động và đấu tranh sát cánh với những con người lao động".
Nguyên Hồng khẳng định ngòi bút nhà văn phải biết tố cáo, biết phá bỏ và
biết xây dựng cuộc sống, đó chính là ngòi bút của cách mạng, của lí tƣởng cộng
sản.
Với Nguyên Hồng, viết văn là để ngƣời đọc phải nghĩ về sự thật và thấy
rằng cuộc sống không cho phép chúng ta trốn tránh, vô trách nhiệm, nhẫn tâm với
ngƣời xung quanh, viết mà ngòi bút nhà văn không trăn trở, suy nghĩ, không có
cái Tâm thì nhà văn đó không thể tái hiện đƣợc cuộc sống , con ngƣời và cuộc đời.
Trong cuộc đời viết văn đầy tin tƣởng và say mê của mình, Nguyên Hồng
luôn tự nhắc nhở :
" không được bằng lòng với chính mình, không được cho phép mình gian dối
và phải không ngừng trau dồi vốn sống".
Cũng chính vì quan niệm nghệ thuật văn chƣơng đúng đắn mà văn Nguyên
Hồng luôn" ngồn ngộn chất sống", ông chủ trƣơng cho cuộc sống ùa vào trang viết

của mình một cách thật tự nhiên, chân thực với tất cả sự ồn ào, náo nhiệt và hỗn
độn nhƣ nó vốn có.Cũng chính vì vậy mà từ những truyện ngắn, tiểu thuyết đầu tay
nhƣ Linh hồn, Bỉ vỏ…cho đến bộ tiểu thuyết Cửa biến sau này,Nguyên Hồng
luôn có sự nhất quán về tƣ tƣởng nghệ thuật, đó cũng chính là sự nhất quán trong
con đƣờng nghệ thuật mà ông đã chọn: từ một nhà văn hiện thực trở thành một nhà
văn cách mạng.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của
một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của
chỉnh thể ấy. Quan niệm về con ngƣời giúp ta thâm nhập vào cơ chế tƣ duy của
văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình thức (thể loại, phong
cách) văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong mỗi tác phẩm biểu hiện.
Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học (1998) thì:
"Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu
tả con người trong nghệ thuật", là sự lí giải, cắt nghĩa, cảm thấy con ngƣời đã
đƣợc hoá thân thành các nguyên tắc, phƣơng tiện, biện pháp hình thức biểu hiện
con ngƣời trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình tƣợng
nhân vật trong đó. Nó mở ra một hƣớng khác, nó hƣớng ngƣời ta khám phá, phát
hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể ngay cả khi miêu tả
con ngƣời giống hay không giống với đối tƣợng có thật. Nó cũng là sản phẩm của
văn hoá, tƣ tƣởng. “Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản
ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với hình thái
ý thức xã hội khác”.
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng tạo của
dấu ấn nghệ sĩ, gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ. Ở mỗi thể
loại văn học khác nhau, mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có những quan niệm con
ngƣời khác nhau.

×