Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.04 KB, 124 trang )

Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







VŨ THỊ THU HOÀN






TƢ DUY ĐỐI LẬP TƢƠNG PHẢN
TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC















Hà Nội – 2012
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ THỊ THU HOÀN




TƢ DUY ĐỐI LẬP TƢƠNG PHẢN

TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32







Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam










Hà Nội - 2012

Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên


Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Lịch sử vấn đề
3
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu
5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
7
5. Cấu trúc của luận văn
7
PHẦN NỘI DUNG
9
Chƣơng 1: Tƣ duy thơ và hành trình sáng tạo của nhà thơ
Chế Lan Viên
9
1.1. Tư duy đối lập làm nên một Chế Lan Viên ưa triết lí
9
1.2. …Và hành trình sáng tạo của nhà thơ Chế Lan Viên
17
1.3. Chế Lan Viên- sự vận động của một cái tôi nhiều đối cực
21
Chƣơng 2: Đối lập tƣơng phản trong chi tiết hình ảnh, hình
tƣợng thơ
48

2.1. Đối lập tương phản trong các chi tiết hình ảnh thơ
48
2.2. Đối lập tương phản trong các hình tượng thơ
66
Chƣơng 3: Tƣơng phản đối lập trong nghệ thuật xây dựng 90
thời gian và không gian
94
3. 1. Đối lập trong không gian
94
3.2. Đối lập trong thời gian
104
PHẦN KẾT LUẬN
117
MỤC LỤC SÁCH THAM KHẢO
120

Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
6

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nhắc đến Chế Lan Viên, người đọc thường nhớ đến những vần thơ
độc đáo, đậm chất triết lí. Những vần thơ đó được người đọc ưu ái gọi là
“ những vần thơ trí tuệ”. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm từng nhận
xét: “ Trong các nhà thơ của thế kỉ chúng ta, Chế Lan Viên vẫn là nhà
thơ giàu chất triết lí hơn cả” [ 13, tr 389]. Không ai có thể phủ nhận một
điều: Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn và ông đã để lại nhiều bài thơ có

giá trị cho nền văn học hiện đại nước nhà. Thơ ông không phải thứ thơ
đọc vội, chỉ cần vần nhịp âm điệu trầm bổng là thấy hay. Đọc thơ ông,
người đọc phải ngẫm nghĩ mới thấy hết được cái hay, cái đẹp chứa đựng
trong đó. Và kì lạ thay, càng đọc ta lại càng thấy một vẻ đẹp lung linh
sắc màu có sức lan toả rộng lớn. Phải chăng chính tính triết lí gắn liền
với tư duy theo lối đối lập của thơ ông đã tạo nên vẻ đẹp ấy?
Thông thường theo quy luật tiếp nhận, cái gì quen thuộc dễ hiểu, dễ
nhớ thì cũng dễ đi vào lòng người. Nhưng với Chế Lan Viên, dường như
ông luôn muốn sáng tạo ra những điều mới lạ, không được cũ mòn vì hơn
ai hết, Chế Lan Viên hiểu rằng sự đơn điệu nhàm chán sẽ giết chết nghệ
thuật nhanh hơn mọi thứ trên đời. Có phải vậy chăng mà ngay khi bước
chân vào làng thơ, ông đã xây dựng cho mình một thế giới nghệ thuật làm
mọi người phải bàng hoàng trong niềm kinh dị, rợn ngợp trước nỗi hư vô
có một không hai, trước “ một tháp Chàm lẻ loi và bí mật”?
Mỗi nhà thơ có một cách tư duy thơ khác nhau. Người ta hay nhắc
đến cảm quan thời gian trong thơ Xuân Diệu, cảm quan không gian trong
thơ Huy Cận. Còn với Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy những vần thơ
của ông được bắt nguồn từ một lối tư duy mang đậm tính đối lập tương
phản. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều bài nghiên cứu về thơ Chế
Lan Viên, khi nói đến hình thức nghệ thuật, các tác giả thường nhắc đến
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
7
biện pháp đối lập như một nét đặc sắc trong tư duy thơ ông . Hồ Thế Hà
từng nhận xét: “ Chế Lan Viên vận dụng và sáng tạo nhiều phương thức
tư duy nghệ thuật, trong đó nổi lên phương pháp đối lập và so sánh,
mang dấu ấn thẩm mỹ và năng lực sở trường độc đáo của riêng ông” [17,
tr 24]. Khi tiếp xúc với các tác phẩm thơ Chế Lan Viên, chúng tôi cũng
nhận thấy rằng: Đối lập tương phản xuất hiện đậm đặc dưới nhiều cấp độ:

từ vựng, câu thơ, khổ thơ, bài thơ …ngay cả ở những tiêu đề bài thơ, tập
thơ, Chế Lan Viên cũng khai thác triệt để đối lập tương phản. Có thể nói,
việc khai thác các tương quan đối lập không chỉ là một thủ pháp nghệ
thuật mà đã trở thành một nét đặc trưng của tư duy thơ, chi phối cái nhìn
nghệ thuật của Chế Lan Viên.
Như vậy, đối lập tương phản không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật
đơn thuần, nó gắn bó chặt chẽ với cái tôi trữ tình, với lối tư duy của nhà
thơ và tạo nên một phong cách rất Chế Lan Viên. Tuy vậy, chưa có công
trình nghên cứu nào đi sâu vào vấn đề này. Chính vì thế, người viết đã
chọn đề tài: “ Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên” với
cách tiếp cận theo hướng thi pháp học không nằm ngoài mong muốn góp
phần khám phá vẻ đẹp phong cách thơ Chế Lan Viên ở một khía cạnh
mới. Người viết cũng hi vọng qua bản luận văn này sẽ làm nổi bật được
những đóng góp lớn lao của Chế Lan Viên về mặt thi pháp thể loại trong
nền thơ Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, có không ít các bài báo, các bài nghiên cứu về
thơ Chế Lan Viên. Thậm chí đã có hai luận án khá công phu đi sâu
nghiên cứu về đặc sắc nghệ thuật thơ Chế Lan Viên : Một là luận án tiến
sĩ Ngữ Văn của Hồ Thế Hà “ Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên” và
bản kia là luận án phó tiến sĩ “ Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức
nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945” của Đoàn Trọng Huy. Trong
các bài viết, các tác giả đã nhận thấy và khẳng định biện pháp đối lập như
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
8
một nét đặc sắc trong tư duy thơ Chế Lan Viên . Hồ Thế Hà từng nhận
xét: “ Chế Lan Viên vận dụng và sáng tạo nhiều phương thức tư duy nghệ
thuật, trong đó nổi lên phương pháp đối lập và so sánh, mang dấu ấn

thẩm mỹ và nămg lực sở trường độc đáo của riêng ông” [ 17, tr 24].
Đoàn Trọng Huy cũng cho rằng: “Đối lập có trong liên tưởng như đã
nêu. Tuy nhiên nó trở thành một phương thức tư duy lớn bao trùm hơn ,
mang dấu ấn cá tính sáng tạo rất rõ trong thơ Chế Lan Viên” [19, tr 39].
Ngoài hai tác giả trên, có không ít các nhà nghiên cứu khác đề cập đến
vấn đề này dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Nguyễn Văn Hạnh
trong một bài viết của mình đã đưa ra ý kiến: “ Hình thức cơ bản, phổ
biến trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập. Tính đa diện
và sức biến hoá của câu thơ Chế Lan Viên một phần quan trọng là dựa
trên sự đối lập…”. Ý kiến này nhận được sự ủng hộ đồng tình của PGS.
TS Đoàn Trọng Huy trong cuốn “ Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”. GS
Trần Đình Sử cũng cho rằng: “ Thơ Chế Lan Viên khai thác triệt để phạm
trù đối lập để tạo thành hình tượng thơ” [37, tr 45] . Tuy nhiên, hầu hết
các tác giả chỉ mới dừng lại ở những nhận xét khái quát như trên mà chưa
đi sâu nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống và toàn vẹn. Có chăng một
số công trình nghiên cứu về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên đề cập đến vấn
đề này với tư cách là một khía cạnh nhỏ của hình thức nghệ thuật mà thôi
. Bản thân người viết trong một khóa luận đã từng đề cập đến đối lập
tương phản như một thủ pháp nghệ thuật làm nên tính hấp dẫn độc đáo
của thơ Chế Lan Viên. Tuy nhiên, cùng với thời gian, chúng tôi nhận
thấy: đối lập tƣơng phản không đơn thuần chỉ là một thủ pháp nghệ
thuật, cao hơn nó là lối tƣ duy mang phong cách của riêng Chế Lan
Viên. Lối tư duy ấy gắn bó với nhà thơ không thể tách rời, nó giải thích
và cắt nghĩa một cách rành mạch cái gọi là mâu thuẫn trong thơ của thi sĩ
họ Chế. Đúng là trong cuộc đời một nhà thơ chưa có ai nhiều mâu thuẫn
gằng xé và đứng giữa hai thái cực nhiều như Chế Lan Viên , chưa ai triết
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
9

lí và triết học như nhà thơ từng làm. Chế Lan Viên làm thơ và tự do triết
lí bằng chính tư duy đối lập. Điều này tạo nên những bài thơ đầy cá tính,
độc đáo, trí tuệ. Có thể nói, nghiên cứu hình thức thơ Chế Lan Viên mà
bỏ qua địa hạt này quả là điều đáng tiếc. Vì tất cả những lí do trên, trong
bản luận văn này, người viết chọn tư duy đối lập tương phản trong thơ
Chế Lan Viên làm đối tượng nghiên cứu chính. Có thể nói, nghiên cứu về
tư duy thơ Chế Lan Viên là một vấn đề không dễ dàng. Trong bản luận
văn này, người viết sẽ trình bày về tư duy đối lập tương phản như cội
nguồn làm nên một Chế Lan Viên ưa triết lí trong thơ. Viết về tư duy thơ,
người viết cũng không thể bỏ qua quan niệm nghệ thuật của tác giả, cái
tôi trữ tình trong thơ, các hình ảnh biểu tượng cũng như cách tổ chức thời
gian, không gian nghệ thuật.
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu
Nhắc đến tư duy - một vấn đề khá trừu tượng - quả là vấn đề không dễ
và bàn về tư duy thơ của một nhà thơ như Chế Lan Viên càng khó
hơn Vì, làm thơ không phải là có gì nói lấy, nghĩ gì viết lấy. Chúng ta
không thể phủ nhận để có một bài thơ hay để lại ấn tượng cho người đọc
nhà thơ đã phải miệt mài bỏ biết bao công sức lao động nghệ thuật một
cách nghiêm túc như thế nào. Vấn đề không đơn thuần nằm trong nội
dung câu thơ hay bài thơ nữa mà nó còn liên quan đến hình thức. Ý thơ
sẽ được triển khai ra sao, dùng hình ảnh biểu tượng nào, thể loại nào là
thích hợp điều đó còn phụ thuộc vào từng nhà thơ và lối tư duy nghệ
thuật của họ. Nói về tầm quan trọng của tư duy văn học, Chế Lan Viên
từng viết: “ Nghe ngóng, quan sát, lấy tài liệu cũng chỉ giúp ta nắm
chân lí lấy một nửa. Còn một nửa nữa là phải biết vận dụng tư duy”.
Chính vì thế, suy nghĩ đơn giản, một chiều là điều rất xa lạ với nhà thơ.
Ông luôn tạo cho thơ mình nhiều tầng nhiều vẻ nhờ vào sức liên tưởng,
tưởng tượng phong phú và ngay trong liên tưởng, với lối tư duy quen
nhìn sự vật từ hai phía tương phản, nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên


Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
10
thơ bất ngờ, mới lạ. Có thể nói, nét đặc trƣng tƣ duy này của Chế Lan
Viên đƣợc vận dụng hiệu quả trong cảm xúc và suy tƣ, đều có ý
nghĩa thi pháp. Tất cả tưởng tượng, liên tưởng, đối lập trong quá trình
tư duy đều nhằm đạt hiệu quả tạo hình thức nghệ thuật, biểu hiện tốt nhất
nội dung. Thông qua bản luận văn này, ngƣời viết mong muốn tiếp cận
tác phẩm thơ Chế Lan Viên dƣới một góc độ mới và một cách khiêm
tốn, góp thêm một cách lí giải sức sống lâu bền của những vần thơ
triết lí , lí giải sự gắn bó giữa tƣ duy và sáng tác nghệ thuật, chức
năng của văn học…vốn là những vấn đề lí luận muôn thuở. Ngoài ra, đề
tài cũng hướng tới một hiệu quả thực tiễn: giúp những người đã và đang
yêu thơ Chế Lan Viên học tập cách viết của nhà thơ để cánh đồng thơ
nước nhà được tốt tươi như lời nhà thơ Tố Hữu từng tiên đoán:
“ Mai sau những cánh đồng thơ lớn
Chắc có tro anh bón sắc hồng”
Để đạt được những mục tiêu trên, trong bản luận văn này, chúng tôi sẽ
làm nổi bật vấn đề trên các phương diện sau:
- Nghiên cứu biện pháp đối lập như một hình thức nghệ thuật chứa đựng
nội dung.
- Biện pháp nghệ thuật này được bắt nguồn từ lối tư duy đối lập tương
phản quen thuộc của nhà thơ.
- Những hiệu quả nghệ thuật đạt được: tính triết lí, suy tưởng, trí tuệ…
Qua tiếp xúc với các tác phẩm thơ Chế Lan Viên, chúng tôi thấy
đối lập xuất hiện đậm đặc dưới nhiều cấp độ. Tuy nhiên không phải tất cả
các đối lập đều làm nên giá trị nghệ thuật. Trong một số bài thơ, tuy có
các từ ngữ đối lập nhưng dường như chúng chỉ được đặt cạnh nhau theo
“thói quen” của tác giả mà thôi. Còn những đối lập thật sự mang tính
nghệ thuật thường gắn với những vần thơ sắc sảo, tài hoa, lấp lánh ánh

sáng trí tuệ . Đó chính là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
11
Hơn nữa, vì sự nghiệp thơ Chế Lan Viên quá đồ sộ và không phải
bài thơ nào của ông cũng sử dụng biện pháp đối lập, chúng tôi chỉ dừng
lại ở những bài thơ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đặc biệt là những
bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong các tập
Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Di cảo thơ. Các tập thơ khác cũng được
nghiên cứu nhưng với mức độ kém sâu hơn.
Ngoài ra vì Chế Lan Viên không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là
nhà phê bình sắc sảo, nhà lí luận độc đáo có rất nhiều các bài nghiên cứu
phê bình, tiểu luận về thơ, về nghề. Đây là tài liệu quý để chúng tôi tìm
hiểu tham khảo giúp cho việc đánh giá được khách quan và chính xác
hơn.
Trong quá trình phân tích, chúng tôi cũng lấy một số bài thơ của
các tác giả cùng thời hoặc khác thời để đối chiếu so sánh nhằm làm nổi
bật vấn đề.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, khảo sát.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần. Ngoài phần mở đầu được nhắc tới ở trên và
phần kết luận, trong phần nội dung chính chúng tôi chia làm các chương
sau:
Chương 1: Tư duy thơ và hành trình sáng tạo của nhà thơ Chế Lan Viên
1. Tư duy đối lập làm nên một Chế Lan Viên ưa triết lí…
2. ….Và hành trình sáng tạo của nhà thơ Chế Lan Viên

3. Chế Lan Viên - sự vận động của một cái tôi nhiều đối cực
Chương 2: Đối lập tương phản trong các chi tiết hình ảnh, hình tượng
thơ
1. Đối lập tương phản trong các chi tiết hình ảnh.
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
12
2. Đối lập tương phản trong các hình tượng thơ .
Chương 3: Đối lập tương phản trong nghệ thuật xây dựng thời gian
và không gian.
Và cuối cùng là danh mục các tài liệu tham khảo.


























Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
13

B. NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: Tƣ duy thơ
và hành trình sáng tạo của nhà thơ Chế Lan Viên
1. 1. Tƣ duy đối lập làm nên một Chế Lan Viên ƣa triết lí
Từ cổ chí kim có biết bao quan niệm khác nhau về chức năng của
thơ ca. Thời trung đại, quan niệm “ thi dĩ ngôn chí” ( làm thơ để tỏ rõ cái
chí khí của mình) đã biến thơ trở thành công cụ giáo huấn đạo đức, giữ
gìn phong hóa kỉ cương, tôn trọng trật tự xã hội. Đến Phan Bội Châu- một
chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX- văn chương lại gắn liền với chức năng
tuyên truyền tư tưởng yêu nước, quan điểm chính trị. Ông viết rất nhiều
bài thơ để “thức tỉnh” thế hệ trẻ : Xuất dương lưu biệt, Ru em,….Cùng
quan niệm này, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết: “ Chở bao nhiêu đạo
thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tòe”. Đến Tản Đà –
nhà thơ vốn được mệnh danh là gạch nối giữa hai thế kỉ, người mở ra
nhưng không dám bước hẳn qua địa hạt của Thơ Mới thì quan niệm về
văn chương lại có sự đổi khác: Tản Đà cho rằng có văn có ích có văn
chơi. Như vậy, văn chương nói chung và thơ ca nói riêng không chỉ có
mục đích nhận thức, giáo hóa mà nó còn được dùng để giải trí, trước tiên

là cho bản thân người làm thơ.Và lần đầu tiên trong thơ ca, bằng sự xuất
hiện của phong trào Thơ Mới, cái tôi trữ tình được bộc lộ trực tiếp và trực
diện nhất. Cái tôi giãi bày, sẻ chia, tìm tâm hồn đồng điệu. Có thể nói,
hầu hết các nhà thơ Mới đều phủ nhận vai trò của lí trí và đề cao vai trò
của cảm xúc trong tư duy thơ ca. Thời kì sau này, thơ ca cách mạng lấy
hiện thực cách mạng làm đối tượng phản ánh, nhấn mạnh sự hài hòa giữa
lí trí và cảm xúc. Có thể nói, đời thơ của Chế Lan Viên trải dài theo từng
bước biến động của văn học và lịch sử dân tộc. Là một nghệ sĩ luôn trăn
trở với nghề, Chế Lan Viên cũng có những suy nghĩ sâu sắc về thơ. Ông
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
14
nhấn mạnh yêu cầu súc tích, đột phá của thơ: “ Thơ là cô đúc, là thể
“đóng”. Thơ đòi cô đúc để rồi trong một phút nổ ra như tiếng sét. Đây
không phải là chuyện dài hay ngắn, đây là cuộc chạy đua một trăm mét
cơ mà…Thơ ngắn nhưng đây là cái nhỏ bé của nguyên tử”. Trong quan
niệm của Chế Lan Viên chúng ta thấy ông nhấn mạnh tính trí tuệ của tƣ
duy thơ, tính đột xuất của sáng tạo thơ.
Điểm qua một cách ngắn gọn quan niệm về chức năng của thơ như
trên chúng tôi muốn nhấn mạnh: chính tƣ duy thơ sẽ quy định đến tất
cả các yếu tố về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Giả sử, cảm xúc
trào dâng khiến bạn nảy ra một ý thơ nào đó và bạn muốn làm một bài
thơ. Để có thể làm được bài thơ diễn tả ý thơ đó, bạn phải chọn lựa thể
loại, kết cấu, chọn cách gieo vần, ngắt nhịp,…Như vậy bạn đang phải tiêu
tốn thời gian để suy nghĩ, tìm tòi. Điều đó có nghĩa là bạn đang tư duy.
“Tư duy thơ là một phương thức nhận thức của con người nhằm biểu
lộ bản chất sự vật bằng hình tượng ngôn ngữ. Chính vì tính chất tổng thể
đó mà tư duy thơ là một vấn đề có tính chất trung tâm của nhiều vấn đề lý
luận về thơ” [ 34, tr2]

Nghiên cứu tư duy thơ không thể tách rời hành trình sáng tạo của nhà
thơ với tư cách là một nghệ sĩ ngôn từ. Tư duy thơ là một hình thức biểu
hiện của tư duy nghệ thuật trong đó tư duy nghệ thuật lại chịu sự chi phối
mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo. Tư duy
nghệ thuật khác với tư duy khoa học: tư duy nghệ thuật chấp nhận một
khả năng tưởng tượng dường như vô tận của nghệ sĩ nhưng trí tưởng
tượng phi thực tế lại trái với tư duy khoa học.
Như chúng ta đã biết, chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức
năng giao tiếp. Nhưng ngôn ngữ không chỉ có một chức năng như vậy.
Gắn liền với chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn có một chức năng khác
nữa cũng đặc biệt quan trọng, liên quan đến tư duy, đó là chức năng phản
ánh. Ngôn ngữ và tư duy vốn có mối quan hệ khăng khít, thống nhất.
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
15
Không có ngôn ngữ thì cũng không có tư duy( bởi tư duy được bộc lộ qua
ngôn ngữ). Ngược lại không có tư duy thì ngôn ngữ, nếu có, cũng chỉ là
những âm thanh trống rỗng, vô nghĩa. Vì vậy, không thể tách rời ngôn
ngữ và tư duy.
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Khác
với các ngành nghệ thuật hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, tư duy
thơ được biểu hiện trực tiếp và thông qua ngôn từ. Chẳng thế mà có nhà
nghiên cứu đã nhận xét: “ Tư duy thơ là một phương thức nhận thức và
biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn ngữ”. Có thể nói,
ngôn từ- vỏ vật chất của tư duy- đã giúp cho chủ thể bộc lộ cảm xúc, tâm
trạng một cách tự nhiên, linh hoạt. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ tiếng Việt
vừa giàu hình ảnh lại giàu nhịp điệu, thơ ca vì thế vừa là địa hạt của thị
giác vừa là địa hạt của thính giác, trong thơ vừa có nhạc vừa có hoạ. Tư
duy thơ thường được biểu hiện thành dòng phát ngôn trên văn bản và

từng quãng ngắt hơi trong khi đọc. Như vây, sự tồn tại của dòng thơ đã
làm ảnh hưởng đến tư duy thơ, tính nhạc điệu của ngôn ngữ cũng chi phối
tư duy thơ. Lê Quý Đôn trong lời đề tựa “ Toàn Việt thư lục” có viết: “Ý
thú tiên lập, từ điệu tòng chi” ( nghĩa là: ý tứ lập trước, từ điệu theo sau).
Theo đó, ngôn ngữ thơ phải phục tùng ý đồ tư tưởng của chủ thể sáng tạo.
Tóm lại, cốt lõi của vấn đề tư duy thơ là vai trò của cảm xúc và lí trí trong
hình tượng thơ, quan hệ giữa chủ thể và khách thể, quy luật vận động của
ngôn ngữ thơ.
Khi nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí trong tư duy thơ,
P. Nêruda- nhà nghiên cứu nổi tiếng có nói: “ Một nhà thơ không cần
đếm xỉa gì đến lí trí, viết ra chỉ để cho bản thân mình và cho một nhóm
nhỏ của mình thôi, đó là một chuyện đáng buồn. Một nhà thơ chỉ có lí trí
không thôi thì đến con lừa cũng có thể hiểu được và đó lại cũng là một
chuyện đáng buồn nữa” [32, tr 26]. Qua nhận định trên có thể thấy rằng:
lí trí, trí tuệ khi đã vào trong thơ phải trở thành hình tượng, thành tình
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
16
cảm, thành mối xúc động của nhà thơ thì nó mới có thể phát huy hết sức
mạnh của nó. Nếu trơ trụi chỉ có lí trí, thơ sẽ mất đi vẻ đẹp làm “ rung
động tâm hồn” người đọc, thơ sẽ khô khan sáo rỗng. Chẳng thế mà,
những câu thơ hay- những câu thơ sống mãi với thời gian, in đậm trong
tâm trí bạn đọc- là những câu thơ vừa triết lí nhưng cũng chất chứa bao
cảm xúc mãnh liệt. Đại thi hào Nguyễn Du đã đúc kết được số phận
người phụ nữ dưới chế độ phong kiến bằng sự cảm thông và thương xót:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Hay Xuân Diệu đã dũng cảm quyết liệt nói lên phương châm sống của
mình:

“ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Tóm lại, rất nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đồng tình rằng thơ phải là
tiếng nói của tâm hồn, tình cảm chứ không phải của lí trí. Vậy thì tại sao
những câu thơ vốn đậm chất lí trí, trí tuệ của Chế Lan Viên lại có sức
cuốn hút hấp dẫn đối với người đọc đến vậy? Phải chăng bởi vì nhà thơ
đã rất thông minh khi viết bằng tình cảm nồng nhiệt và thêm chút gia vị
của lí trí để câu thơ của mình không quá nhạt nhẽo. Chế Lan Viên đã biết
kết hợp hài hòa giữa lí trí và cảm xúc.
Chế Lan Viên là nhà thơ mạnh cả về tư duy hình tượng lẫn tư duy
lôgic. Tư duy thơ Chế Lan Viên mang dấu ấn cá nhân rất rõ. Nhà thơ đã
vận dụng được sức mạnh của tư duy khoa học biện chứng và phép đối,
đặc biệt là đối nghịch của thơ truyền thống để tạo nên những vần thơ gợi
được những cảm nhận kỳ thú và suy tư sâu xa.
Có thể nói, lối tư duy theo hướng đối lập tương phản đã tạo nên
một Chế Lan Viên ưa triết lí trong thơ. Ông hay tận dụng tối đa các kiểu
so sánh và đối lập để tạo hiệu quả “ chân lí loé lên từ khoảng giữa hai đối
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
17
cực”. Nhiều tứ thơ bắt nguồn từ cái cụ thể, lấy đó làm điểm xuất phát
nhưng vẫn có xu hướng muốn nâng lên tầm khái quát, triết lí:
“Ở đâu hạnh phúc chén đầy, đây chỉ chén vơi
Một hạt tấm con no suốt một đời”
Sức khái quát của câu thơ chính là dựa vào tương phản: đầy – vơi,
một hạt tấm - suốt một đời để từ đó, chân lí đến thẳng với người đọc:
Hạnh phúc là nhỏ nhoi nhưng đáng quý, đáng trân trọng, cần nâng niu giữ
gìn nó.
Điểm mạnh của thơ Chế Lan Viên là tính thông minh, chất tài hoa

toát lên từ những câu thơ, bài thơ do ông biết kết hợp hài hoà giữa lí trí và
cảm xúc. Có thể nói , “Ông đã suy tư bằng trái tim và cảm xúc bằng bộ
óc”(Trần Mạnh Hảo ) [ 21, Tr 122].
Triết lí không phải là những điều khô khan, quá tỉnh táo lí trí mà lí
trí ở đây chỉ là chất xúc tác làm bùng nổ những ý tưởng mới, những đúc
kết và chiêm nghiệm. Triết lí được thăng hoa từ cảm xúc trên cái nền hiện
thực cụ thể mà nhà thơ đã từng sống qua:
“ Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể
Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời”
Câu thơ tuy giản dị nhưng được rút ra từ sâu thẳm trái tim của một
nghệ sĩ bao năm tâm huyết với nghề. Cuộc đời là vô cùng rộng lớn mà cái
cân – thơ thì nhỏ bé. Nhưng nhiệm vụ của thơ thì thật cao cả, lớn lao: cân
đời. Cách nói vừa đối nghịch vừa có lí biết bao.
Như vậy, Chế Lan Viên bao giờ cũng tìm cho những triết lí của
mình một hình thức biểu hiện thích hợp: thông qua đối lập và tương phản,
từ đó, ý nghĩa triết lí cũng được nâng cao. Đương nhiên, làm nên tính triết
lí trong thơ Chế Lan Viên không chỉ có đối lập, tương phản. tác giả còn
vận dụng những liên tưởng, những ví von so sánh tưởng tượng đầy bất
ngờ.
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
18
Đối lập trong thơ Chế Lan Viên cũng được sử dụng nhiều kiểu,
nhiều cấp độ, đặt trong nhiều không gian, thời gian khác nhau, lối tư duy
ấy đã nâng tính triết lí trong thơ ông lên mức độ đậm đặc, tạo thành
phong cách riêng: “Trong các nhà thơ của thế kỷ chúng ta, Chế Lan Viên
vẫn là nhà thơ giàu chất triết lí hơn cả” ( Trần Thanh Đạm, Những vần
thơ triết lí của Chế Lan Viên qua những trang Di cảo) [ 13, tr 389].
Viết về hoa - vốn là thứ dễ làm rung động các nhà thơ nhất, Xuân

Diệu thổi vào hoa cái nhìn của một người đang yêu: Hoa chính là vật
trung gian của tình yêu đầu:
“ Anh tặng cho em hoa ngọc trâm
Lá biếc đơn sơ, cánh nuột nà
Rung rinh trên nước một cành hoa
Một cành chụm nở hoa hai đoá,
Ôi, cái đêm đầu hợp giữa ta”
( Hoa ngọc trâm )
Cũng viết nhiều về hoa nhưng Chế Lan Viên lại có thiên hướng
phát hiện ý nghĩa triết lí và khả năng thức gợi của các loài hoa qua màu
sắc và hương thơm của chúng. Trong đôi mắt sắc sảo của ông, sắc màu là
thứ ngôn ngữ kỳ diệu. Hoa trong thơ ông luôn gắn với sắc màu: hoa súng
hồng, hoa súng tím, hoa xoan trắng, cành mai vàng, hoa hồng đỏ,…Từ
màu sắc của hoa, nhà thơ tìm ra ý nghĩa biểu tượng tình cảm:
“ Anh tặng em yêu chùm hoa sắc trắng
Nhưng khi yêu, anh yêu đỏ hoa hồng”
( Hoa trắng đỏ )
Sắc hoa, vốn tự nó đã nói rất nhiều thay cho tình cảm con người.
Tặng người yêu chùm hoa trắng trong khi lại yêu sắc đỏ của hoa hồng. Có
gì mâu thuẫn ở đây chăng? Chỉ những người đang yêu mới trả lời nổi.
Nếu Xuân Diệu chú ý đến loài hoa cụ thể ( hoa ngọc trâm) thì với Chế
Lan Viên, ông chỉ quan tâm đến sắc màu của hoa mà thôi ( chùm hoa sắc
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
19
trắng ). Rõ ràng ở đây sự chung chung gợi cho người đọc nhiều liên
tưởng sâu xa. Dường như, không quan trọng là loại hoa nào mà màu hoa
tự nó đã nói lên tất cả. Đôi khi, hoa trong thơ Chế Lan Viên còn có khả
năng thức gợi đặc biệt:

“ Một cành mai phương Bắc
Làm nhớ mẹ phương Nam”
( Cây mai vườn Thống Nhất)
Ngoài việc đi vào khai thác các quy luật thông thường có tính phổ
biến, Chế Lan Viên còn đi sâu khám phá các mặt cá biệt, phía đối lập
nhằm phát hiện ra các vấn đề khái quát một cách thông minh và hiệu quả,
tạo những triết lí mới.
So sánh với những khái quát triết lí kiểu: “ Gần mực thì đen, gần
đèn thì rạng” trong tục ngữ hay những câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“ Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”, ta thấy
đó đều là những khái quát về những hiện tượng có tính quy luật tất yếu,
những điều hiển nhiên trong cuộc sống con người. Ở Chế Lan Viên,
ngoài một số những khái quát triết lí về qui luật phổ biến như trên, phần
lớn các khái quát triết lí trong thơ ông là sự khám phá từ chiều sâu đối lập
của sự vật, từ sự thống nhất trong các mặt đối lập một cách bất ngờ. Bài “
Ngọc” là một bài thơ điển hình dày đặc các khái quát có tính triết lí ở
dạng đối lập:
“ Chính trong lăng nhục của bùn
Tàn bạo của sóng
Mà tốc độ thành ngọc gia tăng
Chính trong sự thô bạo của thuỷ triều
Đã đẻ ra cái yên tĩnh của đối lập
Chính giữa những cú hích vào tận phẩm giá ngọc
Mà ngọc định hình
Mỗi tia chớp lấp lánh cười kia là giọt lệ khóc
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
20
Càng những viên ngọc dữ

Càng sinh trưởng ở bể sâu
Tiền sử của ngọc trai là thế đấy
Ăn con sóng mà nuôi giọt máu
Rồi trong veo lí lịch của mình”
( Ngọc- Di cảo III)
Một loạt các triết lí về sự hình thành của ngọc được trực tiếp nảy
sinh từ các mệnh đề tương phản đặt kề bên nhau: thô bạo của thuỷ triều –
yên tĩnh; lăng nhục của bùn, tàn bạo của sóng - phẩm giá ngọc; bể sâu -
ngọc dữ;…Từ các quan hệ ấy, bật lên ý nghĩa khái quát: viên ngọc nói
riêng và những thứ quý giá nói chung bao giờ cũng phải trải qua một quá
trình tôi luyện, thử thách mới thành (điều này giống với câu tục ngữ của
cha ông ta: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”). Để thành một viên
ngọc đẹp, ngọc đã trải qua một quá trình “ thử lửa” : đối mặt với bùn,
thuỷ triều, với bể sâu, sóng dữ. Ngọc được định hình và sinh thành từ nỗi
đau, đó chính là “tiền sử” của Ngọc mà tác giả muốn gửi gắm đến người
đọc. Ý nghĩa ấy, nếu tách riêng từng mệnh đề đối lập ra thì sẽ không thể
có được.
Một điều dễ nhận thấy là, khái quát triết luận trong thơ Chế Lan
Viên luôn bật lên từ các hình ảnh ý tưởng tương phản với nhau. Khi thì
Chế Lan Viên nhận ra: “ Là chân lí Bác chẳng nói nhiều hơn chân lí”,
khi thì ông chiêm nghiệm: “ Lòng yêu đời là một thanh kiếm sắc”, lúc lại
thấm thía một điều tưởng chừng vô lí: “ Một sắc máu im lìm / Mà chuyển
rung thế giới”
Tất cả, một cách tự nhiên được bộc lộ thông qua đối lập, tạo nên sự
hài hoà về nội dung cũng như hình thức. Tính triết lí trong thơ Chế Lan
Viên vì vậy mà thêm phần sắc sảo, có sức khơi gợi suy nghĩ từ phía
người đọc. Bởi, người ta dễ bỏ qua những cái “quen” mà dừng lại lâu
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52

21
hơn ở cái “ lạ”. Sự mới lạ luôn hấp dẫn người đọc còn đối lập tạo sức hấp
dẫn cho những triết lí của Chế Lan Viên.
Đương nhiên, tính triết lí trong thơ thi sĩ họ Chế không chỉ được tạo
ra và được biểu hiện bởi biện pháp đối lập. Sâu thẳm hơn, đó là nhờ một
vốn văn hoá, triết học vô cùng sâu rộng mà bản thân nhà thơ không
ngừng tích luỹ, trau dồi. Chế Lan Viên từng nhấn mạnh: “ Làm thơ với
trái tim, với chất sống, không đủ. Phải có văn hoá nữa. Quang năng
không làm hại gì đến các trang thơ và dù trang thơ viết về bóng đêm
cũng nên viết nó dưới nguồn điện sáng”. Nếu nói như Hồ Thế Hà: “ Nhà
thơ nào có vốn văn hoá, vốn triết học càng cao và biết vận dụng nó trong
sáng tạo để hình thành kiểu tư duy độc đáo, đậm đặc mang cá tính riêng
thì được xem như nhà thơ trí tuệ, nhà thơ triết lí” thì Chế Lan Viên quả
đúng là một nhà thơ triết lí lớn. Những đặc điểm trên đã ăn sâu vào cá
tính sáng tạo của thi sĩ họ Chế và góp phần quan trọng làm nên sự
nghiệp thơ ca đồ sộ có một không hai trong nền văn học hiện đại Việt
Nam.
1.2. …và Hành trình sáng tạo của nhà thơ Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920.
Ngay từ khi xuất hiện trên thi đàn lúc mới 16, 17 tuổi, ông đã làm kinh
ngạc đông đảo người đọc. Và trong suốt những năm sống, làm việc, sáng
tác hầu như không ngừng, không nghỉ của mình, cả sau lúc đi xa vào
ngày 24/6/1989, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm ngỡ ngàng, kinh ngạc bạn
đọc hôm nay. Chế Lan Viên có một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Với tác
phẩm đầu tay là tập Điêu tàn, Chế Lan Viên đã trở thành một hiện tượng
của phong trào thơ Mới - cuộc cách mạng lớn trong thơ ca Việt Nam thế
kỷ XX. Ông đã tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng:
“ Trong những giọng buồn quen thuộc của thơ ca lãng mạn 1932 – 1945,
đây là giọng buồn ảo não, có pha chất huyền bí” [ 25, Tr 98] . Sau năm
1945, Chế Lan Viên viết Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim

Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
22
báo bão, Hoa trước Lăng Người, Hoa trên đá. Với những tập thơ này,
Chế Lan Viên đã chuyển ngòi bút sầu đau mang đậm chất hư vô, siêu
hình trong Điêu tàn sang những vần thơ giàu tính tư tưởng, triết lý sâu
sắc, mới mẻ. Tập thơ “Ánh sáng và phù sa” là một thành công của tác
giả trên nhiều phương diện, đánh dấu bước đổi mới của thơ ca Việt Nam
lúc bấy giờ: “ Sau hai mươi lăm năm, kể từ Thơ Mới ra đời đến lúc “Ánh
sáng và phù sa”, thơ Việt Nam đã xuất hiện một thi pháp mới, một giọng
điệu mới, một cách nghĩ, cách cảm mới” [ 25, tr 112]
Suốt cả cuộc đời, Chế Lan Viên đã viết đến hơn 10 tập thơ, làm
nên một đời thơ mạnh mẽ, bề thế. Đó là chưa kể hơn 600 bài thơ trong
các tập Di cảo xuất bản sau khi Chế Lan Viên mất mà theo các nhà
nghiên cứu văn học, chỉ riêng Di cảo cũng đủ làm nên một tầm vóc thơ ca
lớn. Điều đáng nói là để có thể sống và sáng tác văn học nghệ thuật thì
hầu như ai cũng cần phải có được sự tổng hoà của 3 yếu tố: trí, tâm, tài
đến mức cần thiết. Nhưng với Chế Lan Viên thì các yếu tố này đều quá
lớn, quá sắc sảo và nhạy cảm. Điều đó khiến cho thơ Chế Lan Viên
phong phú về mặt nội dung, biên độ cảm xúc của ông rất rộng, đề tài thơ
ông viết là muôn mặt của cuộc đời. Có khi ông nghe thấy những biến
động nhỏ bé của tâm hồn con người trong những tình cảm riêng tư nhưng
ông cũng chia sẻ kịp thời những tình cảm rộng lớn của toàn dân tộc.
Chế Lan Viên cũng rất phong phú về giọng điệu. Nhà thơ Vũ
Quần Phương, người đã dày công nghiên cứu các tác phẩm của Chế Lan
Viên nói về điều này như sau: "Có lúc thơ ông thầm thì trò chuyện, nói
tiếng thở dài trong một câu thơ ngắn, lúc ông sang sảng hùng biện, thơ
âm vang như cáo, như hịch, lúc mát mẻ lạnh lùng trong kiểu thơ ngụ
ngôn, lúc bừng bừng giận giữ trong hơi thơ đả kích, khi thâm trầm ung

dung như người thoát tục nhìn hoa đại, hoa sen. Cái phong phú ấy trong
thơ hiện đại chưa ai bằng Chế Lan Viên". Riêng về giọng điệu, chúng ta
có thể kể ra đây những lần “ chuyển giọng” của nhà thơ: Thời “Điêu tàn”
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
23
đó là một giọng điệu buồn ảo não, đến “Ánh sáng và phù sa” là giọng
điệu trữ tình lãng mạn. Về sau này, ở những tập thơ như “Đối thoại mới”,
“ Những bài thơ đánh giặc” ta thấy xuất hiện giọng trữ tình - chính luận.
Rất nhiều bài thơ mang giọng chính luận, anh hùng ca: Sao chiến thắng,
Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng, Con mắt Bạch Đằng, Thời sự Hè 72,
bình luận…Rồi, sau khi đã giã từ giọng sử thi hào sảng, tác giả lại trở về
với giọng đời tư trầm lắng- giọng điệu chủ đạo trong “ Di cảo”. Phần chủ
yếu của Di cảo là những bài thơ chiêm nghiệm, suy tưởng, tự vấn, độc
thoại về những trăn trở vĩnh cửu của đời người: vui - buồn, được - mất,
sống - chết. Dù tự nhủ mình “đừng tuyệt vọng” nhưng thời gian, cái chết,
cõi hư vô đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày càng đau đớn trong
thơ ông. Có thể nói, Di cảo mở ra những chủ đề vĩnh cửu của thi ca: sứ
mệnh của nhà thơ, chức năng của thơ và nghệ thuật, suy tưởng về hư vô
và cái chết,…
Chế Lan Viên cũng là người phong phú trong hình thức biểu hiện.
Ông là người tích cực bậc nhất trong việc tìm tòi đổi mới dáng vẻ câu thơ
và bài thơ thế kỷ XX. Bạn đọc khó có thể tìm được câu thơ nào dễ dãi
trong thi phẩm của Chế Lan Viên. Ông viết rất hàm súc (đặc biệt là các
bài thơ tứ tuyệt) :
Nước cộng hòa gắn huân chương
Lên áo chàm anh rách nát
Dưới áo rách có trái tim đang hát
Trong trái tim như có đính sao vàng.

( Gắn huân chương, Ánh sáng và phù sa )
Nhưng nếu cần, ông có thể mở rộng biên độ để tạo nên những câu
thơ dài có khả năng ôm trùm hiện thực.
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm
hồn nằm đọng lại
Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
24
thôi không trở lại làm trời.
Nếu núi là con trai, thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã
biến thành con gái
Mỗi đêm hè, da thịt sóng sinh sôi.
Ôi! Hay chính lòng ta là bể?
Đến đây nằm để yêu gần, yêu sát mỗi tầng than
Thoảng tí gió, gợn màu mây, nhạt tí nắng, ửng sắc trời, ló vầng trăng,
hay chỉ vô tình là con chim bay, con cá đớp.
(Cành phong lan bể, Ánh sáng và phù sa )
Bóng ngày nay che lên đầu ngày mai hạnh phúc
Như một trận vui dài, như một tiếng chuông ngân.
( Giữa tết trồng cây, Ánh sáng và phù sa )
Chế Lan Viên sáng tạo nhiều cách ngắt nhịp, nhiều kiểu qua hàng,
nhiều lối buông vần cho phù hợp với cảm xúc nội tâm:
Còng lưng tưới nước. Vạt rau khô
Bơm hỏng mà đâm khổ cả nhà
Đêm ngủ chỉ toàn lo vật giá
Xa dần truyện ngắn, bớt dần thơ
(Đời thường)
Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ

trở về. Nắng sớm cũng mong. Cây
cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm
cũng thêm màu trên cánh đang bay
( Tập qua hàng)
Chế Lan Viên là một tài năng chín sớm. Ông kế thừa tinh hoa của
thi ca phương Đông như thơ Đường, thơ Tống rồi thi ca phương Tây như
thơ lãng mạn, thơ hiện thực, thơ siêu thực. Ông có ý thức sâu sắc về vai
trò nhà thơ trong đời sống hiện thực. Chế Lan Viên chính luận, Chế Lan
Viên triết lý, Chế Lan Viên trữ tình nhưng tất cả đều thống nhất từ nguồn
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
25
cảm xúc lớn nhất là cảm xúc trách nhiệm với cộng đồng, với dân tộc của
ông. Suốt cuộc đời thơ của mình, Chế Lan Viên tỏ ra là một nghệ sĩ có
năng lực sáng tạo to lớn, đa dạng, phong phú mà chắc chắn cả mai sau
khó có ai vượt thoát. Thơ ông còn ẩn chứa nhiều điều chưa thể khám
phá hết và nó mãi là một vỉa quặng hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu phê
bình và cả những bạn đọc yêu thơ.
Hành trình sáng tạo của Chế Lan Viên gắn liền với sự biến đổi của
cái tôi nhà thơ. Đó là một quá trình phát triển liên tục trên cơ sở biến đổi,
có kế thừa và sáng tạo.
1.3. Chế Lan Viên - sự vận động của một cái tôi nhiều đối cực
Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi
trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Và như vậy, tư duy gắn bó
với cái tôi một cách mật thiết, cái tôi suy tư và phản ánh vào thơ một cách
đầy đủ , trọn vẹn mọi cung bậc của cảm xúc. Sự thay đổi của cái tôi trữ
tình vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của phương thức tư duy nhà thơ.
Nói vậy để thấy rằng phương thức tư duy của mỗi nhà thơ là không giống
nhau. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: đặc điểm tâm hồn, cá

tính sáng tạo của nhà thơ đó. Nếu Huy Cận thường tư duy theo hướng
“nhìn nhận con người, cuộc đời và thiên nhiên qua sự sống cỏ cây hoá
sinh vô tận” thì Chế Lan Viên có khuynh hướng nhìn sự vật từ hai bề đối
lập. Nếu “ ví von trở thành phương thức tư duy nghệ thuật cơ bản của Tố
Hữu” thì với Chế Lan Viên phương thức đó là đối lập. Khác với phong
cách của những nhà thơ thường chỉ chú ý đến hoà âm và muốn tìm đến sự
hài hoà, Chế Lan Viên thích sử dụng những nghịch âm và muốn chân lí
loé lên từ khoảng giữa hai cực đối lập. Chính điều này đã tạo nên một
mạch thơ hết sức độc đáo không lẫn với bất cứ ai.
Khác với tư duy lôgic, thơ vốn tư duy bằng hình tượng nên nó có
khả năng rộng rãi cho sự tưởng tượng, liên tưởng (tương đồng và nghịch
chiều ). Lối liên tưởng nghịch chiều trong thơ Chế Lan Viên xuất hiện
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
26
khá đậm đặc và đây cũng chính là cơ sở cho biện pháp đối lập tương
phản. Nhờ đó, thơ mở ra nhiều chiều hướng suy tưởng, chấp nhận cả
những điều phi thực tế nhất. Tư duy thơ chấp nhận một khả năng liên
tưởng dường như vô tận của nhà thơ, đó là địa hạt cho cảm xúc thăng
hoa.
Câu nói nổi tiếng : “ To be or not to be” ( Tồn tại hay không tồn
tại) của Hămlét cho thấy được vai trò của chủ thể trong nhận thức. Con
người chỉ tồn tại khi nó biết tư duy (con người hiểu theo nghĩa là một cá
thể đơn nhất, một cái tôi cá biệt). Vậy có gì khác nhau giữa cái tôi tác giả
và cái tôi trữ tình trong thơ? Cần phải nói rằng: Cái tôi của tác giả ngoài
đời không hoàn toàn đồng nhất với cái tôi trữ tình trong thơ tuy chúng có
mối quan hệ trực tiếp và thống nhất với nhau. Trong nhiều bài thơ đôi khi
ta thấy hai cái tôi này quyện hoà làm một. Và không có gì sai khi có nhà
nghiên cứu đã nhận xét: Nhân vật chính trong thơ Chế Lan Viên là bản

thân nhà thơ đang suy nghĩ.
Nhưng bản thân thi sĩ họ Chế là một cái tôi đầy phức tạp. Hãy nghe
giây phút tự bạch của nhà thơ:
“ Anh là tháp Bayon bốn mặt
Giấu đi ba, còn lại chính là anh”
Qua lời tự bạch ta có thể thấy con người thơ Chế Lan Viên đầy
phức tạp, có khi là mâu thuẫn:
“ Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc
Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình”
( Tháp Bayon bốn mặt, Điêu tàn)
Chính sự mâu thuẫn là đặc điểm chung của các thiên tài và nó đã
tạo nên tầm vóc lớn lao của thi sĩ Chế Lan Viên.
Khi viết về Chế Lan Viên, Trần Mạnh Hảo tỏ ra rất tinh tế trong
những dòng nhận xét: “ Trong ông, con sư tử và con nai ở chung với
nhau, mèo phải hội họp với chuột, cái ác và cái thiện là một cặp bài
Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên

Vũ Thị Thu Hoàn – Cao học Văn K52
27
trùng chuyên môn cãi lộn nhau, sự thuỷ chung và sự phản bội phải làm
phép hôn phối trước vị linh mục có tên là nhân tính. Ông phức tạp hơn
người ta hiểu đến bội phần”. Hồ Thế Hà cũng viết: “Như một nghịch lí
biện chứng, những nghệ sĩ tài danh như Chế Lan Viên bao giờ cũng chứa
chất bên trong những tiềm năng toả phát như những tảng băng ngầm
không dễ nhận ra cái cốt lõi tinh tuý ngay lập tức, thậm chí tưởng như
trái ngược, mâu thuẫn nhau” [ 16 , tr 9].
Có thể nói, hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên
không phải là nhất thành bất biến mà luôn có sự vận động giữa nhiều đối
cực. Một hồn thơ vừa đi về thế giới hư ảo tưởng tượng nơi Chiêm quốc
xa xôi trong Điêu tàn lại vừa vận động đi về phía cuộc sống thực của

nhân dân trong Ánh sáng và phù sa. Một con người luôn đan xen nhiều
tâm trạng: thoắt vui, thoắt buồn, khi đau khổ lúc hạnh phúc, vừa thất
vọng lại vừa hi vọng.
Nhìn tổng quát, chúng ta có thể thấy sự vận động biến đổi của cái
tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên phát triển, biến đổi song hành cùng
các chặng đường tư tưởng và sáng tác của ông. Nếu xét theo chiều lịch
đại, có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn trước cách mạng (trước năm
1945), giai đoạn trong cách mạng (sau năm 1945) và giai đoạn sau cách
mạng (những năm 80 trở về sau). Mỗi giai đoạn, cái tôi trữ tình có màu
sắc riêng, có sự khác nhau thậm chí phủ định nhau. Chính sự vận động
của cái tôi đã dẫn đến sự thay đổi về quan điểm nghệ thuật, quan niệm
thẩm mỹ và hình tượng thơ.
1.3.1.Giai đoạn trƣớc cách mạng
Trước cách mạng, cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là chủ
tướng của nhóm thơ Bình Định với cái tên Trường thơ loạn. Qua tập Điêu
tàn, Chế Lan Viên đưa ra một quan niệm thơ độc đáo: “Hàn Mặc Tử nói:
làm thơ tức là điên. Tôi nói thêm: làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ
không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên,

×