Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 127 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





VƯƠNG THỊ TRI TÚC




CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC SAU KHI
GIA NHẬP WTO




























Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Vƣơng Thị Tri Túc – 2005-2008



MỤC LỤC
Phần A: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử đề tài 2
3. Phạm vi nội dung nghiên cứu 2
4. Nguồn tƣ liệu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của đề tài 3
7. Kết cấu khoá luận 4

Phần B: Nội dung
CHƢƠNG 1: ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP

SAU KHI GIA NHẬP WTO
1.1. Chính sách điều chỉnh với các ngành tập trung lao động 7
1.2. Chính sách chú trọng ngành kỹ thuật cao, mới 8
1.3. Chính sách với các ngành có sức cạnh tranh yếu 15
1.4. Chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 16
1.5. Xóa bỏ những chính sách không phù hợp với yêu cầu của WTO 17
Tiểu kết 20

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SAU KHI TRUNG
QUỐC GIA NHẬP WTO
2.1. Tình hình phát triển công nghiệp của Trung Quốc hiện nay 21
2.1.1. Một số nét khái quát 21
2.1.2. Tỷ lệ tăng trưởng, việc làm và lao động 27
2.1.3. Đầu tư 28
2.1.4: Thương mại 29
2.1.5: Khoa học kỹ thuật 30
Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Vƣơng Thị Tri Túc – 2005-2008

2.2. Tình hình cơ bản của một bộ phận ngành công nghiệp sau khi gia nhập WTO - 32
2.2.1. Tình hình phát triển ngành dệt may Trung Quốc 32
2.2.1.1. Đặc điểm thương mại sản phẩm dệt may Trung Quốc 33
2.2.1.2. Vị trí của ngành dệt may Trung Quốc trên thị trường thế giới 37
2.2.1.3. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Trung Quốc - 38
2.2.2. Tình hình phát triển ngành điện gia dụng Trung Quốc 41
2.2.2.1. Tình hình phát triển ngành điện gia dụng 41
2.2.2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành điện gia dụng 44
2.2.3. Tình hình phát triển ngành điện cơ Trung Quốc 45
2.2.3.1. Tình hình tăng trưởng ngành điện cơ 46

2.2.3.2. Những ưu hóa kết cấu của xuất khẩu sản phẩm điện cơ 48
2.2.4. Tình hình phát triển ngành sản xuất ô tô Trung Quốc 51
2.2.4.1. Tình hình phát triển chung 51
2.2.4.2. Nguyên nhân phát triển 54
2.2.5. Ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc 58
2.2.5.1. Tình hình tổng quan 59
2.2.5.2. Năng lực cạnh tranh quốc tế của sản phẩm công nghệ cao 62
2.3. Những kết quả đạt đƣợc của ngành công nghiệp Trung Quốc 67
2.3.1. Tổng giá trị sản phẩm 68
2.3.2. Giá trị gia tăng công nghiệp 68
2.3.3. Lợi nhuận 70
2.4. Những vấn đề tồn tại của công nghiệp Trung Quốc 73
2.4.1. Xuất hiện vấn đề xây dựng trùng lặp trong công nghiệp 74
2.4.2. Tranh chấp thương mại tăng cao 76
2.4.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường 79
2.4.4. Áp lực cạnh tranh lớn 82
2.4.5. Các vấn đề tồn tại khác 85
Tiểu kết 87
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Vƣơng Thị Tri Túc – 2005-2008

3.1. Những giảp pháp 88
3.1.1. Đi sâu cải cách thể chế các doanh nghiệp độc quyền 88
3.1.2. Nâng cao mở cửa đối ngoại 91
3.1.3. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp 92
3.1.4. Đẩy nhanh sáng tạo thể chế và kỹ thuật 93

3.1.5. Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường có hiệu quả 94
3.2. Triển vọng phát triển ngành công nghiệp 96
3.3. Một số điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong phát
triển công nghiệp 97
3.3.1. Những điểm tương đồng 97
3.3.2. Những điểm khác biệt 101
3.4. Một số kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam 102
Tiểu kết 104

Phần C: Kết luận 105
Thư mục tài liệu tham khảo 109
Danh mục từ viết tắt 115
Danh mục bảng và biểu đồ 116
Phụ lục 118



PHẦN A: MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là một quốc gia lớn trên thế giới, Trung Quốc luôn là tâm điểm thu hút
sự chú ý quan tâm của thế giới. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới
WTO (năm 2001) đến nay, nền kinh tế Trung Quốc nói chung và nền công
nghiệp nói riêng đã có những bƣớc phát triển mới.
Công nghiệp có thể coi là một trong những chủ thể lớn của nền kinh tế
Trung Quốc. Công nghiệp phát triển cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế quốc
dân phát triển. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Trung Quốc cũng
nhƣ nền kinh tế nói chung đã thôi thúc các nhà kinh tế học trong và ngoài nƣớc
tiếp tục nghiên cứu, dõi theo sự phát triển của Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc là những nƣớc láng giềng có quan hệ gắn bó

lâu đời, có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hóa xã hội và chính trị. Đặc biệt hiện
nay cả hai nƣớc đều trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đều
là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO; do đó việc nghiên cứu tìm
hiểu thực tiễn phát triển công nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO đến
nay là điều quan trọng và cần thiết với Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam vừa mới
gia nhập WTO gần hai năm, kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực là chƣa nhiều, việc
học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc (đã có bảy năm gia nhập WTO) đặc biệt là
về vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp lại càng trở nên quan trọng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá hẹp: nghiên cứu sự phát triển của công
nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO; nguồn tƣ liệu không thực sự
phong phú và đa dạng nhƣng nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên em vẫn
mạnh dạn chọn đề tài này. Việc tìm hiểu kỹ về thực trạng công nghiệp Trung
Quốc sau khi gia nhập WTO giúp em với tƣ cách là một học viên có cách nhìn
sâu sắc hơn về công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Qua đó em mong
muốn có thể gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình
gia nhập WTO.
2. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
Trƣớc khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, các nhà nghiên
cứu của Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích và dự đoán về
nền kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên đi sâu vào lĩnh vực
nghiên cứu nền công nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO đến nay thì
chƣa có nhiều tác phẩm chuyên sâu. Phần lớn các sách nghiên cứu về các ngành
nghề của Trung Quốc, trong đó đề cập tới công nghiệp là một bộ phận cấu
thành. Có thể kể đến các tác phẩm nhƣ Nghiên cứu phát triển kinh tế Trung
Quốc theo hiệp định khung WTO của Tiết Kính Hiếu, Năng lực cạnh tranh quốc
tế của ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc của Từ Hào Ở Việt Nam có
một vài tác phẩm có đề cập đến tình hình công nghiệp Trung Quốc nhƣ: Điều
chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (Giai đoạn 1992-2010) của TS.
Nguyễn Kim Bảo, Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì của TS.
Nguyễn Kim Bảo, Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm của thế

kỉ XX của TS. Phạm Thái Quốc.
Các tác phẩm này đều là các nghiên cứu đối với từng lĩnh vực cụ thể của
ngành công nghiệp hoặc là những nghiên cứu đối với toàn bộ nền kinh tế Trung
Quốc. Tính cho đến nay, đã bảy năm gia nhập WTO, vẫn chƣa có tác phẩm nào
đúc rút tổng kết lại nền công nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO đến
nay.
Do đó có thể nói đề tài này chƣa có đƣợc một bề dày lịch sử nghiên cứu
nên việc chọn và tìm hiểu đề tài này còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm
kiếm tƣ liệu cũng nhƣ trong việc tổng hợp đƣa ra ý kiến nhận xét đánh giá.
3. PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nội dung nghiên cứu chủ yếu là sự phát triển công nghiệp Trung
Quốc từ năm 2001 đến nay. Kể từ khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới
WTO, công nghiệp Trung Quốc đã có những bƣớc phát triển mới, đạt đƣợc
nhiều thành tựu đồng thời tránh đƣợc những rủi ro lớn Tìm hiểu, phân tích
công nghiệp Trung Quốc để tìm ra những vấn đề đƣợc và chƣa đƣợc sẽ là

×