Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Sự vận động và phát triển của tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 112 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
***





TRẦN NGỌC HÀ






SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TIỂU PHẨM TRONG BÁO CHÍ VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI.



CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60 32 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THÀNH HƯNG







HÀ NỘI: 2008
MỤC LỤC


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4
5. Phương pháp nghiên cứu
5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
5
7. Cấu trúc của luận văn
6
PHẦN NỘI DUNG
7
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỂU PHẨM VÀ BIẾN THỂ
CỦA NÓ
7
I. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu phẩm báo chí
7
1.1 Sự xuất hiện của tiểu phẩm với tư cách là một thể loại trên báo

chí
7
1.2 Vị trí của tiểu phẩm trong hoạt động báo chí hiện đại
9
II. Khái niệm
10
2.1 Các quan niệm khác nhau về tiểu phẩm
10
2.2 Khái niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm báo chí
11
2.3 Những đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm
15
III. Biến thể của tiểu phẩm
17
3.1 Quan niệm về biến thể của tiểu phẩm
17
3.2 Sự xuất hiện của tiểu phẩm biến thể trên báo chí Việt Nam hiện
đại
18
Chƣơng II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU
PHẨM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX QUA PHONG CÁCH CỦA
HAI TÁC GIẢ NGUYỄN AÍ QUỐC VÀ NGÔ TẤT TỐ
20
I. Đôi nét về diện mạo báo chí và tình hình sử dụng tiểu phẩm trên
báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
20
II.Phong cách tiểu phẩm Hồ Chí Minh

26
2.1 Về sự nghiệp báo chí cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh

26
2.2 Những nét độc đáo trong phong cách tiểu phẩm Hồ Chí Minh
27
2.2.1 Vận dụng sáng tạo các thủ pháp của sáng tác văn học vào tiểu
phẩm
31
2.2.2 Độc đáo trong sử dụng ngôn từ
33
2.2.3 Độc đáo trong cách rút tít cho tiểu phẩm
35
III.Tiểu phẩm báo chí Ngô Tất Tố
38
3.1 Sơ lược tiểu sử tác giả Ngô Tất Tố
38
3.2 Ngô Tất Tố nghề văn và nghiệp báo
39
3.3 Nội dung tiểu phẩm báo chí Ngô Tất Tố
41
3.4 Những đặc trưng và sự sáng tạo trong tiểu phẩm Ngô Tất Tố
43
3.4.1 Sử dụng có hiệu quả bút pháp trào phúng, châm biếm
43
3.4.2 Sự độc đáo về việc sử dụng giai thoại, điển tích trong tiểu
phẩm
44
3.4.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong tiểu phẩm Ngô Tất Tố
46
Chƣơng III: BIẾN THỂ CỦA TIỂU PHẨM TRÊN BÁO CHÍ
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
50

I. Diện mạo báo chí Việt Nam đương đại
50
II Biến thể của tiểu phẩm và hiệu quả của nó trong quá trình tạo lập
và định hướng dư luận xã hội
52
2.1 Thử tìm một khái niệm
52
2.2 Tình hình sử dụng biến thể tiểu phẩm trên báo in hiện đại
53
2.3 Sự đa dạng về đề tài, nội dung phản ánh của biến thể tiểu phẩm
55
2.4 Hiệu quả truyền thông của tiểu phẩm biến thể
56
III. Một số tác giả tiêu biểu về phong cách sử dụng tiểu phẩm biến
thể
59
3.1. Nhà báo Hữu Thọ
59
3.2 Biến thể trong tiểu phẩm của Ba Thợ Tiện
63
3.3 Lý Sinh Sự và sự tiếp nối chuyên mục “Nói hay đừng” trên báo
Lao động
70
3.4 Độc đáo tiểu phẩm biến thể của Bút Bi trên báo Tuổi trẻ
75
IV. Đặc điểm về phong cách, cấu trúc và kết cấu của tiểu phẩm
biến thể
85
4.1 Chủ đề, đề tài của tiểu phẩm biến thể
86

4.2 Phong cách ngôn ngữ của tiểu phẩm biến thể
88
4.3 Đặc điểm về kết cấu, dung luợng và vị trí tiểu phẩm biến thể
trên mặt báo
91
V. Định danh tiểu phẩm biến thể
97
5.1 Tiểu phẩm chính luận-thời đàm
97
5.2 Tiểu phẩm đối thoại giả tưởng và phỏng vấn giả tưởng
98
5.3 Tiểu phẩm ngụ ngôn
99
5.4 Tiểu phẩm tiếu lâm
100
KẾT LUẬN
101

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài.
Báo chí Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các phương
diện, từ kỹ thuật làm báo, công nghệ làm báo, công tác đào tạo báo chí lẫn
khoa học và lý luận về báo chí.
Sự đa dạng của bức tranh báo chí có sự đa dạng của các loại hình báo
chí cũng như tính phong phú của các thể loại báo chí. Báo chí hiện đại không
đóng khung trong các dạng thức thể loại đã từng phôi thai xuất hiện và định

hình trong lịch sử. Thực tiễn nghề báo cho thấy xuất hiện ngày càng nhiều thể
loại mới hoặc những thể loại cũ được cách tân tạo nên những biến thể mới mà
khoa học báo chí chưa thực sự khảo sát và tổng kết hết. Tiểu phẩm báo chí là
một trong những dạng thức hết sức thú vị và đặc biệt đó.
Tiểu phẩm báo chí đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử báo chí thế giới lẫn
báo chí Việt Nam. Nhiều cây bút đã thành danh và gắn tên tuổi của mình với
thể loại vừa có tính trào lộng, vừa có tính chiến đấu này. Một mặt đặc trưng
với lối viết giàu chất văn trên cái nền của sự kiện và thông tin mang tính báo
chí đã làm cho tiểu phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ và có một chỗ đứng
xứng đáng qua tất cả các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử báo chí.
Tất nhiên hoàn cảnh xã hội thay đổi, thông tin báo chí theo đó cũng thay đổi.
Sự vận động, đổi mới của tiểu phẩm cho phù hợp với tâm lý bạn đọc đang là
một xu thế tất yếu. Trên báo in, đa phần các báo lớn, nhỏ, kể cả báo địa
phương đều xuất hiện tiểu phẩm với tư cách là một bài viết trội có thế mạnh.
Tiểu phẩm trên báo chí ngày nay tiết kiệm thời gian cho bạn đọc nên kết cấu
vô cùng ngắn gọn, linh động và không kém phần sâu sắc.
Tuy tiểu phẩm xuất hiện đã lâu trên báo chí nhưng hệ thống lý luận về
nó vẫn chưa thực sự phong phú, có tính hệ thống và đầy đủ. Đặc biệt những
biến thể của nó trên báo chí Việt Nam hiện đại thì càng không thấy đề cập đến
từ góc độ lý luận, với những đặc trưng, đặc điểm trên phương diện cấu trúc tác

2
phẩm, đồng thời cũng chưa thấy có những nghiên cứu về hiệu quả báo chí,
hiệu quả thông tin trên phương diện nội dung. Chính vì vậy, luận văn này sẽ
góp phần nghiên cứu thêm tiểu phẩm và biến thể của nó để góp thêm một góc
nhìn lý luận và thực tiễn đầy đủ và toàn diện hơn về tiểu phẩm và những biến
thể của nó. Trong lĩnh vực báo chí học xuất phát từ sự thiếu vắng, mỏng manh
của lý luận thể loại, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với chút hy vọng
góp phần hoàn thiện hơn lý luận về tiểu phẩm báo chí cả trong lịch đại và đồng
đại.

Chính vì những đòi hỏi từ thực tiễn nghiên cứu về tiểu phẩm và các biến
thể của nó trong sự vận động đi lên, xuất hiện nhiều điểm mới mẻ như vậy nên
mặc dầu biết sẽ gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, chúng tôi vẫn cố gắng lý
giải xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện tại có thể nói chưa có một công trình nghiên cứu nào dày dặn hoặc
có những giáo trình, cuốn sách nào về lý luận cũng như thực tiễn riêng về thể
loại tiểu phẩm cũng như sự vận động của nó để dẫn đến sự ra đời của các biến
thể trên báo chí Việt Nam hiện đại. Nếu như các thể loại khác như tin tức,
phóng sự, phỏng vấn, điều tra…đã có nhiều công trình nghiên cứu, các giáo
trình và cả sách công cụ, kỹ năng thì tiểu phẩm báo chí và các biến thể của nó
có thể nói chưa có một công trình hoàn chỉnh nào.
Nghiên cứu về tiểu phẩm trong lịch sử báo chí, đa phần các tác giả đi sâu
vào nghiên cứu phong cách tiểu phẩm của các nhà báo cụ thể. Chẳng hạn như
phong cách tiểu phẩm Hồ Chí Minh, phong cách tiểu phẩm Ngô Tất Tố, Hữu
Thọ, Lý Sinh Sự Tiêu biểu như TS Phạm Thành Hưng với: “Ảnh hưởng qua
lại giữa văn học và báo chí qua tiểu phẩm của Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất
Tố”; thạc sỹ Đỗ Chỉnh với tiểu luận: “Vài suy nghĩ về tiểu phẩm trên báo chí
của Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố”; Luận văn thạc sỹ của Trần Xuân Thân
với: “Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý

3
Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo”. Khóa luận cử nhân của Phan Giang
Liên với : “Tìm hiểu thể loại tiểu phẩm trong di sản báo chí của Hồ Chủ
Tịch”…
Những nghiên cứu chung về tiểu phẩm báo chí có tiểu luận của PGS.TS Tạ
Ngọc Tấn với : “Tiểu phẩm báo chí (từ khái quát đến tác giả tiêu biểu- Hồ Chí
Minh) PGS. TS Dương Xuân Sơn có một chương về tiểu phẩm trong giáo trình
“Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật”.Trong một số giáo trình của Phân
viện báo chí tuyên truyền phần thể loại cũng có đề cập đến tiểu phẩm báo

chí…
Như vậy, việc nghiên cứu tiểu phẩm báo chí đã có những nền móng nhất
định, song để nghiên cứu và gọi tên biến thể của tiểu phẩm thì chưa thấy đề
cập nhiều.Các tài liệu nói về biến thể của tiểu phẩm báo chí hiện đại đặt trong
sự vận động và phát triển của nó cho tới nay vẫn chưa có được một công trình
nghiên cứu hoàn chỉnh.
Thừa hưởng những kết quả nghiên cứu quan trọng nói trên, chúng tôi xem
đây như là những nền móng vô cùng quan trọng để tiếp tục nghiên cứu thêm,
làm sâu sắc và phong phú hơn kho tang lý luận về thể loại tiểu phẩm cũng như
các biến thể của nó trong khoa học về báo chí nói chung trong đề tài luận văn
thạc sỹ khoa học báo chí “Sự vận động và phát triển của thể loại tiiểu phẩm
trong báo chí Việt Nam hiện đại”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Như đã trình bày, tiểu phẩm báo chí trong sự vận động và phát triển của nó
rất cần một sự nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn cho đến lý luận một cách
đầy đủ để bổ sung vào hệ thống lý luận về thể loại trong báo chí học. Vì lẽ đó,
mục đích và nhiệm vụ của Luận văn này sẽ góp phần vào việc tập trung khái
quát và hệ thống hoá một cách tương đối đầy đủ các vấn đề lý luận chung về
tiểu phẩm. Trên cơ sở đó, luận văn cũng sẽ đi tìm và “giải mã” những bí ẩn
của thể loại, cũng như chỉ ra những vấn đề lý luận mới về Biến thể của tiểu

4
phẩm trên báo chí Việt Nam hiện đại. Từ kết quả của sự tập hợp và phân tích
thực tiễn thể loại,chúng tôi cố gắng chỉ ra những đặc trưng, kết cấu cũng như ý
nghĩa nội dung của biến thể tiểu phẩm để vận dụng nó trong đời sống báo chí
đương đại. Không chỉ trên phương diện lý luận, luận văn cũng sẽ tiếp cận trên
cả những kỹ năng, phương pháp sáng tạo của tiểu phẩm và biến thể của nó với
mong muốn không chỉ trang bị kiến thức lý luận mà cả kỹ năng cho tất cả
những ai quan tâm đến thể loại báo chí sinh động mà hấp dẫn này. Cùng với ý
tưởng đó, trên cơ sở nhận diện những đặc trưng cơ bản và những nét mới của

tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam hiện đại, mục tiêu của luận văn còn là sử thử
nghiệm chính danh hóa các loại tiểu phẩm, phân loại và “đặt tên” cho biến thể
tiểu phẩm.
Dẫu biết đây là một công việc khó khăn và chắc chắn sẽ còn nhiều bàn cãi,
song luận văn đã đặt ra một nhiệm vụ như vậy. Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết
trong tầm nhận thức và kiến thức của một học viên cao học và trong khuôn
khổ cho phép của một luận văn thạc sỹ khoa học báo chí.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu.
Lịch sử báo chí Việt Nam đã để lại nhiều cây bút tiểu phẩm tên tuổi, nhưng
trong phạm vi và như tên gọi của luận văn là “Sự vận động và phát triển của
tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại” thì sẽ là một “sân chơi” quá rộng
mà tác giả luận văn không thể nào khái quát và kham nổi. Vậy nhưng để thấy
được sự vận động của nó luận văn phải đặt tiểu phẩm trong dòng chảy chung
từ khi báo chí Việt Nam ra đời. Nói cách khác sẽ quy chiếu vấn đề nghiên cứu
trong cả cách nhìn lịch đại lẫn đồng đại. Cũng do phạm vi rộng lớn như vậy
nên luận văn lựa chọn khảo sát phong cách của các tác giả tiêu biểu trong quá
khứ, mà cụ thể là hai tên tuổi không thể không nhắc đến là Nguyễn Ái Quốc và
Ngô Tất Tố. Từ sự khảo sát này để dẫn đến sự so sánh diện mạo tiểu phẩm báo
chí một thời để thấy sự “vận động” và thay đổi những phong cách tiểu phẩm
của một số cây bút hiện tại như Hữu Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự, Bút Bi

5
trên các tờ báo xuất hiện nhiều thể loại này như Lao Động, Nhân dân, Tuổi trẻ,
Thể thao Văn hóa, Pháp luật Việt Nam…
Như vậy Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chủ yếu tập trung vào hai giai
đoạn. Một là trên diện mạo báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX trên
cơ sở khảo sát các tác giả tiêu biểu, cụ thể, luận văn sẽ tập trung vào các nhà
báo Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố. Giai đoạn thứ hai, luận văn khảo sát về những
biến thể của tiểu phẩm trên báo chí hiện đại, cũng tập trung vào một số tác giả
tiêu biểu như Hữu Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự, Bút Bi Đối tượng mà luận

văn tập trung nghiên cứu là tiểu phẩm báo chí và các biến thể của nó, thông
qua khảo sát các tác phẩm của các nhà báo kể trên để nhận diện đặc trưng rồi
chỉ ra các biến thể của tiểu phẩm báo chí là gì.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng và cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Báo chí cách
mạng và nhiệm vụ của báo chí cách mạng.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các tác phẩm báo chí và các tác
giả liên quan đến phạm vi, đối tượng và đề tài nghiên cứu qua việc hệ thống
hóa tài liệu và các tác phẩm báo chí.
- Nghiên cứu văn bản, cụ thể là tiếp cận văn bản tiểu phẩm của các tác giả
liên quan trong hoàn cảnh xã hội xuất hiện tiểu phẩm
- Lấy mẫu và số liệu để khảo sát tần suất xuất hiện của tiểu phẩm cũng như
có những nghiên cứu nhỏ bằng phương pháp điều tra xã hội học về tâm lý, thái
độ từ thực tiễn công chúng trong việc tiếp nhận thể loại tiểu phẩm và các biến
thể của tiểu phẩm báo chí.
- Dựa trên nền tảng lý luận, các sách vở, giáo trình có đề cập đến vấn đề mà
luận văn quan tâm nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.

6
Về ý nghĩa lý luận, luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm và hệ thống hoá lại
những kiến thức về thể loại tiểu phẩm báo chí. Đặc biệt sẽ bổ sung những
thông tin lý luận ít nhiều mới mẻ về các biến thể của nó vào hệ thống lý luận
tiểu phẩm nói chung. Cùng với mục tiêu đó luận văn triển khai theo hướng
khẳng định lại vai trò, vị trí và hiệu qủa thông tin của tiểu phẩm báo chí và
những biến thể của nó mang lại trong hoạt động báo chí hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu góp phần để các bạn sinh viên,
học viên cao học và những ai quan tâm đến tiểu phẩm và các biến thể của tiểu
phẩm tìm hiểu để phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và hoạt động

chuyên môn của mình.
Mặt khác, luận văn cũng sẽ gọi tên, chỉ ra đặc điểm, cách viết, cấu
trúc của các biến thể tiểu phẩm để những người làm báo có thể vận dụng nó
vào trong hoạt động chuyên môn cho nghề báo.
7. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn được cấu trúc như sau
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung: Bao gồm 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tiểu phẩm và những biến thể của nó
Chƣơng 2: Sự hình thành và phát triển của tiểu phẩm nửa đầu thế kỷ XX
qua phong cách hai tác giả: Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố.
Chƣơng3: Biến thể của tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam đương đại.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.





7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỂU PHẨM VÀ BIẾN THỂ CỦA NÓ
I. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu phẩm báo chí.
Sự xuất hiện của tiểu phẩm với tƣ cách là một thể loại trên báo chí.
Khá nhiều các tài liệu đều cho rằng tiểu phẩm báo chí xuất hiện vào khoảng
thế kỷ XVIII. Và như vậy nó đã xuất hiện được hơn 200 năm có lẻ. Nhiều nhà
nghiên cứu báo chí cho rằng: Tiểu phẩm xuất hiện trong cuộc cách mạng tư
sản Pháp lần thứ nhất cuối thế kỷ 18. Báo chí Pháp gọi thể loại này là

Feuilleton. Ban đầu đa phần các nhà văn dùng dạng thức này như một thứ vũ
khí có tính chiến đấu cao để đả kích và công phá vào mặt trận tư tưởng của
những thế lực thù địch. Một số tài liệu báo chí Xô Viết lại cho rằng tiểu phẩm
ra đời vào những năm 60- 70 của thế kỷ XVIII với sự xuất hiện của các bài
viết có tính châm biếm của Nôvicốp và Giécxen trên báo chí Nga. Quan điểm
này thì cho rằng ở Pháp tiểu phẩm xuất hiện muộn hơn, nghĩa là đến đầu thế
kỷ XIX mới xuất hiện gắn với các bài viết của Cha đạo Julien Geoffroy
Các bài báo dạng này đều gắn với tên tuổi các nhà văn, nhà báo nổi tiếng và
đều nhằm theo mục tiêu chung là phê phán hiện thực xã hội thối nát đương
thời. Các cây bút tiểu phẩm nổi tiếng được nhắc đến nhiều trong lịch sử báo
chí là Tuốc-ghi-nhê-ép; Sê-đrin; Ghéc- xen; Goóc- ky; Đéc-mu- lanh; Brít-sot;
An-na-tôn Frăng; Lỗ Tấn…Nhiều nhà hoạt động cách mạng và là những lãnh
tụ của giai cấp công nhân thế giới cũng đã sử dụng tiểu phẩm như một thứ vũ
khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh với những thế lực, giai cấp thống trị
phản động.
Dẫn chứng là C.Mác đã từng ra báo và đã từng bị cấm hoạt động báo chí,
thậm chí còn bị giai cấp tư sản đàn áp hoạt động báo chí của mình. Lịch sử còn
ghi lại sự kiện trước phiên tòa bồi thẩm ngày 7 tháng 2 năm 1848 xử những
người chịu trách nhiệm chính ở tờ báo Neue Rheinnische Zeitung (Báo Ranh

8
Mới) thì từ hàng ghế bị cáo, C.Mác đã nói rằng: “Báo chí phải chống lại một
hiến binh nhất định, một viên công tố nhất định”. Và trong suốt thời gian tồn
tại của tờ Ranh Mới. C. Mác và F.Ăng ghen đã viết rất nhiều tiểu phẩm phê
phán và đả kích sâu cay vào kẻ thù của cách mạng.
Còn ở Việt Nam, do các điều kiện lịch sử xã hội chi phối nên báo chí ra đời
khá muộn. Những tờ báo đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào khoảng giữa thế
kỷ XIX. Tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam là Gia Định Báo
cũng mãi đến ngày 15 tháng 4 năm 1865 mới ra đời. Cũng chính vì vậy mà
tiều phẩm báo chí cũng xuất hiện khá muộn màng so với lịch sử của thể loại

này trong báo chí thế giới. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy các dạng thức bài
viết mang tính trào phúng, ban đầu chỉ mang tính “hài” đơn thuần, về sau phát
triển thành dạng thức tiểu phẩm và xuất hiện trên báo vào những năm đầu của
thế kỷ XX. Các tờ báo thời kỳ này như Đông Dương tạp chí, Đông Tây, Duy
Tân, Phong hóa, Vịt đực…Nhưng tiểu phẩm chỉ thực sự xuất hiện rầm rộ và
trở thành một thể loại mạnh trên báo chí Việt Nam với đầy đủ các đặc trưng cơ
bản nhất và mặt thể loại của nó là thời kỳ Mặt trận dân chủ giai đoạn 1936-
1939. Đây là giai đoạn mà báo chí cách mạng có điều kiện phát triển mạnh nên
theo đó cũng là một mảnh đất tốt cho tiểu phẩm phát triển và phát huy lợi thế
tuyên truyền của mình.Cũng từ đây những cây bút tiểu phẩm xuất hiện và để
lại nhiều dấu ấn sáng tạo mà đặc biệt là tên tuổi của Ngô Tất Tố dưới rất nhiều
các bút danh khác nhau.
Một tên tuổi hay một hiện tượng tiểu phẩm khác xuất hiện ở nước ngoài
đầu những năm 20 chính là Nguyễn Ái Quốc với rất nhiều tiểu phẩm đăng tải
trên những tờ báo bằng tiếng Pháp như Le Paria (Người cùng khổ) do chính
Nguyễn Ái Quốc sáng lập hay L’Humanité (Nhân đạo).
Sau giai đoạn 1936- 1939, tiểu phẩm báo chí tiếp tục phát triển cùng sự
phát triển của báo chí cách mạng. Trên mặt báo, những người viết tiểu phẩm

9
ngày càng nhiều và những tên tuổi gắn với thể loại này ngày càng dài thêm
như Xích Điểu, Lê Kim, Lã Vọng, Thợ Rèn….
Cho đến báo chí hiện đại ngày nay, hầu hết trên các mặt báo tiểu phẩm vẫn
xuất hiện như một thể loại mạnh. Từ báo chí giải trí đến chính trị xã hội, báo
giới, ngành…đều thấy xuất hiện dày đặc thể loại này với những biến thể hết
sức đa dạng.
Điều này cho thấy Tiểu phẩm trên báo chí nước ta có sự phát triển liên tục,
không đứt đoạn. Trong dòng chảy của lịch sử báo chí, cả báo chí không cách
mạng và báo chí cách mạng đều sử dụng tiểu phẩm như một món ăn tinh thần
không thể thiếu của mình.

Vị trí của tiểu phẩm trong hoạt động báo chí hiện đại.
Chúng ta biết rằng tiểu phẩm xuất hiện trên báo chí cũng có những cơ sở xã
hội của nó. Mà một trong những nhân tố có tính tâm lý xã hội xuất phát từ văn
hóa và truyền thống Việt, đó là bản lĩnh đấu tranh và tinh thần lạc quan trong
lối sống của con người Việt Nam được hun đúc qua đấu tranh dân tộc và đấu
tranh xã hội. Một mặt truyền thống tiếu lâm trong văn nghệ dân gian với quan
niệm thẩm mỹ: Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh, văn học là vũ khí đấu tranh
nên tiểu phẩm luôn phát huy được lợi thế sắc bén của nó trong mọi gian đoạn
phát triển của báo chí Việt Nam hiện đại như đã trình bày. Mặt khác, khi xã
hội có những bất công, ngang trái, có những mâu thuẫn giai cấp rõ nét, đặc biệt
là trong xã hội phong kiến thuộc Pháp nửa sau thế kỉ XIX thì thứ vũ khí sắc
bén có tên gọi là tiểu phẩm để đả kích sâu cay vào tư tưởng của chủ nghĩa thực
dân nửa phong kiến lẫn bè lũ xâm lược Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ
cho đến thời bình, tiểu phẩm cũng luôn phát huy được sức mạnh đấu tranh của
mình.
Vì các lẽ đó mà tiểu phẩm báo chí có một vị trì đặc biệt và ngày càng trở
thành một thể loại xung kích với tần số xuất hiện đậm đặc trong các trang báo
in. Tiểu phẩm được nghiên cứu và đúc kết lý luận như một đối tượng hấp dẫn

10
và có tính đặc thù cao. Nó được xếp vào nhóm Chính luận nghệ thuật và ngày
càng được chú ý nghiên cứu.
Tiểu phẩm và các biến thể của nó trong báo chí hiện đại không đơn thuần là
những bài báo giải trí gây cười thông thường. Càng ngày tính chính luận của
nó càng được khẳng định mạnh mẽ. Cũng vậy mà thay vì những vị trí khiêm
nhường của một góc trang Văn hóa- Văn nghệ, tiểu phẩm có sự “dời đô”
ngoạn mục lên trang 2 của mặt báo và nhiều tờ báo đã dành hẳn một diện tích
trang 1 cho tiểu phẩm và biến thể của nó. Đó là một vị trí xứng đáng, bởi vì
nội dung mà tiểu phẩm hướng đến luôn có tính thời sự, tính chiến đấu cao và
nhiều lúc còn là một phương tiện truyền phát chính kiến của cơ quan báo chí.

Từ lý luận báo chí đến thực tiễn hoạt động báo chí, đã khẳng định tính độc
đáo, sự độc lập và nét trội của tiểu phẩm bên cạnh các thể loại báo chí khác.
Và tiểu phẩm đang khẳng định vị thế chính luận, chức năng giải trí, và do vậy
khẳng định luôn hiệu quả kinh tế của nó, trên thương trường báo chí hiện đại.
II. Khái niệm
Các quan niệm khác nhau về tiểu phẩm.
Có thể nói rằng có rất nhiều các quan niệm khác nhau về tiểu phẩm. Về mặt
từ vựng học với nội hàm rộng, thuật ngữ “tiểu phẩm” xuất hiện trong nhiều
lĩnh vực nghệ thuật. Trong văn học, trong sân khấu, trong điện ảnh…Theo
nghĩa này, tiểu phẩm không chỉ là địa hạt của riêng lĩnh vực báo chí. Và như
vậy quan niệm rộng rãi và cách dùng phổ thông thì tiểu phẩm là tất cả các sáng
tác văn nghệ (văn chương, điện ảnh, sân khấu…) có dung lượng nhỏ, ngắn
gọn.
Một góc độ khác, các câu chuyện tiếu lâm có tính trào phúng và được sử
dụng các hình ảnh, thủ pháp của văn học cũng được gọi là tiểu phẩm. Như vậy,
từ góc độ này, tiểu phẩm bị đồng nhất với một thể loại của văn học là tiếu lâm.
Trong sự linh động về mặt kết cấu, cả trong văn học lẫn báo chí, có một số
thể văn, bài viết ngắn, có sự gần gũi về bút pháp và đặc điểm thẩm mỹ, chằng

11
hn nh tp vn, tn vn, phim lunCng ó cú nhng quan im ng
nht nhng dng thc k trờn vi tiu phm.
Cũn t gúc bỏo chớ hc, khỏi nim tiu phm cú th xut phỏt t vic
phõn tớch thut ng t Hỏn-Vit tiu phm vi thut ng ting nc ngoi
feuilleton, newspaper satire, /feleton/, nh dng v nhn bit th loi ny.
Nằm trong hệ thống thuật ngữ ghi bằng âm Hán Việt, thuật ngữ tiểu phẩm
đôi khi gây ra sự hiểu nhầm về nội hàm của nó, cũng t-ơng tự nh- các thuật
ngữ tiểu thuyết, tiểu trong tiểu thuyết lại không biểu hiện dung lợng số
trang, ngợc lại tiểu trong tiểu phẩm lại gây ấn tợng ngay l nhỏ bé,
ngắn ngủi; Gọi l tạp văn nhng tiền tố tạp ở đây không đồng nghĩa vơí

tính chất tầm th-ờng, vụn vặt về ph-ơng diện đề tài.
T nhng quan nim ny, da trờn nhng nột c trng chung nht ca tiu
phm trờn c phng din ni dung, kt cu, cỏc phng phỏp v th phỏp
biu hin chỳng, ta s i n tỡm hiu v ghi nhn mt khỏi nim khoa hc hn
c v tiu phm
Khỏi nim v tiu phm v tiu phm bỏo chớ.
Nh- đã trình bày trong phần các quan niệm khác nhau về tiểu phẩm, một sự
tiếp cận bắt đầu từ tên gọi là sự hé lộ một phần của khái niệm. Trong tiếng
Anh, thể loại này đ-ợc gọi là Feuilleton, Newspaper satire. Thực ra thuật ngữ
này xuất phát từ nguyên gốc tiếng Pháp: Feuillton có nghĩa là tờ giấy, chiếc lá.
Do sử dụng thuật ngữ bng từ Hán Việt, tiểu phẩm đợc hiểu một cách thông
dụng nh- một tác phẩm ngắn gọn, nhỏ lẻ, có dung l-ợng khiêm tốn, chỉ l-u ý
tới lợng chứ không tới chất của tác phẩm. Trong lĩnh vực truyền thông,
đặc biệt là báo in, tiểu phẩm là thể loại có vị thế t-ơng đối cổ điển. Thời kỳ đầu
xuất hiện, tiểu phẩm còn nằm lẫn trong các trang phụ tr-ơng quảng cáo gắn
kèm với nội dung chính của tờ báo. Nổi tiếng nhất trong số các trang phụ
tr-ơng tiểu phẩm và quảng cáo này là phụ tr-ơng của nhà văn Lessing cho tờ
báo Đức Vossische Zeitung, xuất bản từ năm 1751 đến năm 1751. Vì có nội
dung châm biếm, hài h-ớc về những chuyện sinh hoạt đời sống, có chức năng

12
giải trí là chủ yếu, tiểu phẩm đ-ợc phép phát triển nằm ngoài sự quan tâm của
bộ máy kiểm duyệt chính thống. Sự nhận biết v khai trơng thể loại chính
thức diễn ra vào năm 1800, khi chủ bút tờ báo Pháp Journal des Débats là J.
Geoffroy quyết định di chuyển tiểu phẩm cùng mục quảng cáo từ các trang phụ
tr-ơng vào nửa d-ới trang nhất của mỗi số báo. Những số báo đầu tiên, ông in
các bài phê bình sân khấu của mình. Nửa d-ới trang báo đ-ợc ngăn với nửa
trên bằng một vạch kẻ ngang, mực đậm, với mục đích l-u ý độc giả rằng đây là
phần đ-ợc miễn kiểm duyệt. Về mặt đồ hoạ kỹ thuật, bài tiểu phẩm th-ờng
đ-ợc in bằng kiểu chữ nghiêng và đ-ợc đóng khung. Đ-ợc sáp nhập vào trang

báo chính thức, thể tiểu phẩm bắt đầu một lịch sử phát triển của nó. Nhiều ký
giả và nhà văn nổi tiếng nh- Th. Gautier, Ch. A. Sainte-Beuve (Pháp), I.S.
Puskin (Nga), H. Heine (Đức), K. Capek (Séc), đều tham gia viết tiểu phẩm.
Một số nớc còn gọi tiểu phẩm bng cái tên nôm na l bi dới vạch
(podcara Séc), tức l dới vạch cấm, hay khu vực phi kiểm duyệt. Các bi
tiểu phẩm càng ngày càng hấp dẫn độc giả và ảnh h-ởng sâu rộng tới đông đảo
công chúng. Đề tài của tiểu phẩm mở rộng dần trên các mặt của đời sống văn
hoá-xã hội và nghệ thuật. Vì bị giới hạn về dung l-ợng chữ, tiểu phẩm phát
triển theo xu h-ớng dồn nén thẩm mỹ và bắt đầu một lịch trình giao thoa loại
hình. Bằng lối viết nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phân tích, bình luận một cách hài
h-ớc, các cây bút tiểu phẩm đã đ-a thể loại này xích lại gần văn học, tới mức
có nhà nghiên cứu (J. Táborská) cho rằng đây chỉ là một thể loại văn học xuất
hiện v phát triển nơng nhờ trên đất báo.
Tuy vậy, thực tiễn và sự khái quát lý thuyết về tiểu phẩm không phải có sự
thống nhất ở tất c mọi nớc. Hiện tại, ở Đức, khái niệm feuilleton đợc
dùng để chỉ tất cả các bài báo ngắn in trên các trang phụ tr-ơng, viết về văn
hóa, xã hội, giới thiệu và phê bình văn học nghệ thuật, kể cả những bài bình
luận chính trị và không tính tới chất hài h-ớc, châm biếm ở đó có hay không.
ở Việt Nam, tiếp nhận những ảnh h-ởng tinh hoa của hai nền văn hoá lớn
là Pháp và Trung Quốc, các nhà báo Nguyễn á i Quốc, Ngô Tất Tố thực sự là

13
những cây bút tiểu phẩm tiên phong của báo chí Việt Nam hiện đại. Di sản tiểu
phẩm của hai tác giả ngay từ đầu đã hội đủ không chỉ những thuộc tính phổ
quát của thể loại feuilleton ph-ơng Tây mà còn có sự bổ sung các đặc điểm
mới: Tính chiến đấu và sự can dự sâu rộng vào địa hạt chính trị. Tiểu phẩm của
báo chí đầu thế kỷ này ở Việt Nam th-ờng xuất hiện trong các chuyên mục nh-
Nói m chơi, Thời đm, Mua vui cũng đợc một vi trống canh, Nói
hay đừng v.v.
i t in ting Vit cú a ra mt nh ngha ngn gn, tiu phm l bi

bỏo ngn núi v ti thi s cú tớnh cht chõm bim v l mt v kch ngn
mang tớnh cht hi hc, chõm bim. Mt s giỏo trỡnh bỏo chớ cng ó a ra
nhng khỏi nim v tiu phm bỏo chớ. Chng hn nh trong Giỏo trỡnh Cỏc
th loi bỏo chớ Chớnh lun ngh thut ca PGS.TS Dng Xuõn Sn, trong
chng 8- Chng Tiu phm cú a ra khỏi nim: Tiu phm l mt th loi
bỏo chớ nhúm chớnh lun-ngh thut, mang tớnh vn hc, c din t bng
ngụn ng chõm bim, kớch hoc hi hc v mt s kin, s vic, hin
tng cú thc, c th hoc khỏi quỏt, qua ú tỏc gi th hin quan im ca
mỡnh v s kin, hin tng ú. Trong cun Ngh nghip v cụng vic ca
nh bỏo, tỏc gi Trnh ỡnh Khụi cho rng: Tiu phm l mt th loi tỏc
phm bỏo chớ ngn gn, mang tớnh vn hc, c din t bng ngụn ng
chõm bim hoc hi hc v mt s vic cú thc, c th hoc khỏi quỏt, m
thụng qua ú tỏc gi biu hin quan im ca mỡnh trc nhng s vic, hin
tng ú. Thc cht hai quan im ny cú nhng nột tng ng, khỏc chng
trong khỏi nim c PGS.TS Dng Xuõn Sn a ra ó xỏc nh tớnh khu
bit ca tiu phm trong a ht ca nú khi xp nú vo nhúm Chớnh lun- ngh
thut.
Cũn t gúc ca ngi lm bỏo, nh bỏo ng thi cng l mt cõy bỳt
tiu phm, Xớch iu cho rng : Tiu phm L th loi va cho phộp phỏt
trin tớnh cht in hỡnh ca vn hc, va mang tớnh chõn tht, khoa hc v kp

14
thời của báo chí, tiểu phẩm vốn mang một tính chiến đấu cao, có khả năng
vạch bản chất tàn bạo của kẻ thù một cách trực tiếp, sâu cay và châm biếm làm
cho người đọc vừa căm thù, vừa khinh ghét vừa cười vào mũi chúng”.
Những khái niệm được nêu trên đã cơ bản đề cập được những nét chính yếu
dựa trên những đặc điểm, đặc trưng chung nhất của tiểu phẩm. Tuy nhiên các
vấn đề lý luận, các quan niệm khoa học không dừng lại mà nó vận động theo
thực tiễn của hoàn cảnh xã hội và thực tiễn của hoạt động báo chí. Cách nhìn
lịch đại và cách nhìn đồng đại sẽ có những thay đổi như một tất yếu khách

quan khi chính chủ thể, vấn đề nghiên cứu không cố định mà phát triển theo
nhu cầu thông tin, cách thông tin trong từng hoàn cảnh lịch sử xã hội. Cũng
chính vì lẽ đó và dựa trên những nền tảng lý luận cũng như những cứ liệu phân
tích trên, chúng tôi đề xuất một khái niệm như sau về tiểu phẩm báo chí hiện
đại:
Tiểu phẩm báo chí là những tác phẩm thuộc nhóm chính luận nghệ
thuật với kết cấu ngắn gọn và linh động có nội dung phê phán, bằng tư duy
lý luận đả kích sâu cay những mặt trái cuộc sống đương đại mang hơi thở
thời sự, dưới một thủ pháp uyển chuyển và hình tượng, gần với văn học.
Ở đây sở dĩ chúng tôi đưa ra khái niệm này là vì: Tự thân tiểu phẩm báo
chí, nhất là qua khảo sát, nghiên cứu trên báo chí hiện đại thì phải khẳng định
tiểu phẩm báo chí là một dòng riêng, không thể đồng nhất với tiểu phẩm trong
văn học nghệ thuật từ phương diện đề tài, đối tượng, cách thức và phương
pháp phản ánh. Theo đó “chất” hay “nội dung” của tiểu phẩm báo chí là những
mặt trái của các vấn đề thời sự trong xã hội đương đại. Tính lý luận, lập luận
sắc bén của tư duy là yếu tố thuyết phục người đọc, cũng là yếu tố tạo nên bản
lĩnh, chính kiến của người viết tiểu phẩm cũng như của cơ quan báo chí. Còn
tính châm biếm, tính hài và một số thủ pháp vay mượn của văn học chỉ là cái
“vỏ”, là phạm trù “hình thức” của tác phẩm để tăng tính hấp dẫn, sự sáng tạo
phù hợp với kết cấu của tác phẩm. Nói tóm lại, tư duy lý luận, tính chính luận

15
trong nội dung thông tin phản ánh của tiểu phẩm báo chí hiện đại vẫn là tính
trội. Bởi vì nó có cái vỏ hình thức gần gũi với văn chương nên chúng tôi gọi
tiểu phẩm có “thủ pháp uyển chuyển và hình tượng gần với văn học”. Vậy nên
việc xếp nó vào nhóm chính luận nghệ thuật là hợp lý, nhưng tính trội về chính
luận trong tiểu phẩm báo chí vẫn là yếu tố tiên quyết chứ không phải cái vỏ
“nghệ thuật” của tác phẩm tiểu phẩm.
Đây cũng là một sự “khắc phục” các khái niệm được nêu ra trước đó, khi
cho rằng tiểu phẩm báo chí “mang tính văn học”. Tính văn học có chăng, như

chúng tôi trình bày, nó chỉ là cái vỏ hình thức của tác phẩm, vậy nên tiểu phẩm
của báo chí hiện đại và những biến thể của nó trong quá trình vận động và phát
triển thì tính tư duy lý lẽ sắc bén mang “tính báo chí” mới là đặc điểm số một
của nó.
2.3 Những đặc trƣng cơ bản của tiểu phẩm.
Hệ thống lý luận nghiên cứu về tiểu phẩm trước đây cũng đã chỉ ra những
đặc trưng, đặc điểm cơ bản của tiểu phẩm. Trong luận văn này, qua nghiên
cứu, khảo sát tiểu phẩm trên báo chí hiện đại và các biến thể của nó, chúng tôi
bổ sung thêm một số đặc trưng và sắp xếp chúng lại theo trình tự tăng dần mức
độ quan trọng của các đặc trưng cơ bản của một tiểu phẩm báo chí.
 Tiểu phẩm báo chí hiện đại có kết cấu ngắn gọn và linh động:
Trong lý luận báo chí về thể loại tiểu phấm đã từng xuất hiện khái
niệm “tiểu phẩm dài”, chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Ái
Quốc. Một số giáo trình như Giáo trình Các thể loại chính luận nghệ
thuật của khoa báo chí Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn-
Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Độ dài của tiểu phẩm từ 300 đến
1500 chữ. Thực chất trong quá khứ dung lượng dài đến 1500 chữ là có
thật nhưng qua khảo sát trên báo chí hiện đại hiện nay, độ chữ của tiểu
phẩm rất ít khi vượt quá ngưỡng 700 chữ. Cạnh đó có những tiểu
phẩm ngắn gọn, dạng hội thoại, chưa đến 200 chữ. Độ dài trung bình

16
của tiểu phẩm báo chí hiện nay chỉ dao động từ 200 đến 600 chữ. Có
thể khẳng định không còn xuất hiện tiểu phẩm báo chí nào có độ dài
đến 1500 chữ. Sự linh động của tiểu phẩm thể hiện ở kết cấu văn bản
của nó, lúc là những câu chuyện, lúc là những phỏng vấn, lúc là những
đối thoại, lúc là dạng ôn cố tri tân, rất biến hóa.
 Tiểu phẩm báo chí hiện đại mang tính chính luận với hệ thống tƣ
duy lý lẽ sắc sảo đặt dƣới cái vỏ hình thức tác phẩm gần với văn
học: Đặc trưng này gắn với việc tiểu phẩm trên báo chí hiện đại

thường phản ánh, đề cập và phản biện những vấn đề lớn có tính chính
trị xã hội, được dư luận quan tâm. Hệ thống tư duy lý luận có tính đả
kích nhưng là đả kích sâu cay, mềm mại và hóm hỉnh bằng cách sử
dụng nhiều thủ pháp gần với văn học. Cũng là một vấn đề chính trị xã
hội nhưng tư duy lý luận cộng với cách viết lý luận và cứng nhắc thì
sẽ trở thành một tác phẩm xã luận, bình luận hay chuyên luận.
 Tiểu phẩm báo chí hiện đại quan tâm đến các vấn đề có tính thời
sự và rất khắt khe về tính thời gian của sự kiện: Điều này cho thấy
thông tin trong tiểu phẩm nóng hổi như tin tức, hay nói chính xác hơn
là các sự kiện thời sự đã được chuyển đến độc giả dưới một dạng thức
hấp dẫn, trí tuệ hơn và bộc lộ chính kiến của người viết một cách rõ
nét. Tiểu phẩm báo chí không viết, không bình luận, không đả kích cái
đã cũ, đã lỗi thời, trừ phi cái cũ lại…có tính thời sự. Hay cái cũ được
lấy lại để làm nền cho cái mới tương tự. Không ai đi viết tiểu phẩm về
một sự kiện, vấn đề không có tính thời sự. Các dạng “ôn cố”, lấy cái
cũ để nói cũng là một cái cớ về mặt thủ pháp để nói về những bất cập
đương thời.
 Cũng nhƣ các dạng nhiều thể loại báo chí khác, tiểu phẩm có tính
chiến đấu cao: Báo chí nói chung là vũ khí trên mặt trận văn hóa tư
tưởng, đặc biệt riêng với tiểu phẩm thì đây là thứ vũ khí sắc bén với

17
tính chiến đấu cao. Tiểu phẩm đả kích sâu cay, “đánh” vào những bất
công, bất cập của những mặt trái đời sồng xã hội và nó gây ra những
hiệu ứng xã hội, tạo dư luận và cảm xúc cho người đọc để lên án gay
gắt các hiện tượng, vấn đề, sự kiện…phản tiến bộ. Tiểu phẩm “bé”,
nhưng là “bé hạt tiêu”, một thứ vũ khí mà ai đó bị đả kích thì không
thể không cảm thấy bị… “chạm nọc”!.
 Khác với các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm có tính hài, chất
châm biếm trào phúng nhƣng không phải với mục đích gây cƣời:

Đây là một nét khu biệt rất riêng của tiểu phẩm báo chí. Nhiều người
đã nhầm lẫn khi cho rằng cái chính của tiểu phẩm là gây cười, và một
số nghiên cứu đã nghiêng về tính giải trí đơn thuần của tiểu phẩm để
xếp dạng thức này là tiểu phẩm văn học. Thực chất cái cười, cái hài
trong tiểu phẩm chính là để hướng đến cái bi, cái cay đắng và bất công
trong xã hội mà thôi. Theo đó tiểu phẩm gợi nên những căm phẫn,
những phản biện chứ không phải để…cười.
Nắm bắt được những nét đặc trưng cơ bản này sẽ giúp tiếp cận việc nghiên
cứu tiểu phẩm báo chí hiện đại đi đúng hướng với tư cách là một thể loại báo
chí giàu tính chính luận có những thủ pháp biểu hiện gần với văn học như
chúng tôi đã trình bày.
III. Biến thể của tiểu phẩm.
Quan niệm về biến thể của tiểu phẩm.
Biến thể, theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt nghĩa là thể đã biến
đổi đi ít nhiều so với thể gốc. Theo nghĩa này, trong sự vận động và phát triển
của thể loại, việc xuất hiện những biến thể mới phù hợp với truyền thông hiện
đại là một quy luật có tính tất yếu. Tiểu phẩm báo chí và việc xuất hiện các
biến thể của nó không là ngoại lệ. Việc nghiên cứu tiểu phẩm biến thể là rất
cần thiết cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn của hoạt động báo chí.

18
V phn ny, chỳng tụi s trỡnh by k trong chng III ca lun vn,
õy chỳng tụi ch trỡnh by nhng vn cú tớnh cht lý lun s lc v bin
th ca tiu phm.
Khái niệm biến thể ở đây đ-ợc dùng trong tính t-ơng đối của ngữ nghĩa.
Biến thể chỉ có khi chung một gốc xuất phát, khởi đầu. Biến thể của tiểu phẩm
báo chí Việt Nam hình th nh và phát triển trên cơ sở:
1 -Kế thừa truyền thống tiếu lâm và văn ch-ơng trào phúng dân gian.
2- Tiếp thu và phát triển các thành tựu của tiểu phẩm, của thể văn giai thoại
trong báo chí và văn học Trung Quốc. Ngô Tất Tố là cây bút tiểu phẩm tiêu

biểu cho sự ảnh h-ởng và chủ động tiếp thu đó.
3 Tiếp thu và phát triển kinh nghiệm tiểu phẩm Âu châu, tr-ớc hết là từ
báo chí, văn học Pháp. Nguyễn i Quốc và nhiều ký giả Tây học tr-ớc CM
tháng Tám đã chủ động tiếp nhận.
Do vậy khái niệm Biến thể ở đây nh- đã nói là đ-ợc dùng với nghĩa nh-
những dạng thức phát triển phong phú trong đời sống báo chí Việt Nam. Mặt
khác, nếu tính từ khi tiểu phẩm xuất hiện trên mặt báo châu Âu, khi tiểu phẩm
còn chung đất với Quảng cáo, với các Tờ rơi, Truyền đơn, nằm ngoài sự kiểm
soát của bộ máy kiểm duyệt, sau hơn 200 năm phát triển (nếu lấy mốc -ớc lệ là
năm 1800) tiểu phẩm đã thực sự v-ợt rào, can dự vào nhiều lĩnh vực đề tài, hiện
diện trên trang báo nh- một thể loại vừa có tính chiến đấu cao, vừa có bộ cánh
của một thể loại giải trí, th- giãn, làm dịu không khí thời sự nóng bỏng hàng
ngày. Nh- vậy về mặt lịch sử thể loại, tiểu phẩm đã thực sự biến đổi. Việc dùng
từ Biến thể là hoàn toàn phù hợp, phản ánh đúng thực tiễn báo chí thế giới
cũng nh- hoạt động của báo chí Việt Nam hiện nay.
S xut hin ca tiu phm bin th trờn bỏo chớ Vit Nam hin i
Báo chí thời kỳ đấu tranh Giải phóng dân tộc đã sử dụng tiểu phẩm chủ yếu
vì mục tiêu đấu tranh chống kẻ thù xâm l-ợc. Sự tập trung vào một đối t-ợng
duy nhất tất yếu dẫn tới sự đơn điệu về hình thức, bút pháp. Các tiểu phẩm đả

19
kích, lên án bọn xâm l-ợc Mỹ có hiệu quả t- t-ởng rõ rệt, nh-ng không tránh
khỏi sự trùng lặp nhất định về cả nội dung lẫn hình thức.
Sự đa dạng, phong phú của hình thức thể loại tiểu phẩm hôm nay phản ánh
những yêu cầu đa dạng, phong phú của đời sống xã hội. Từ chức năng một vũ
khí đấu tranh dân tộc, tiểu phẩm trở lại với chức năng cải tạo đời sống và xây
dựng đời sống thời bình. Tiểu phẩm đã vận động để rồi xuất hiện các biến thể
của nó để tham gia vào cuộc đấu tranh chung, bền bỉ, lâu dài và rộng rãi, vì sự
công bằng xã hội, vì tự do, dân chủ, văn minh và hạnh phúc thực sự cho mỗi
con ng-ời. Có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động đời sống, có chừng ấy mảng đề tài

cho các cây bút tiểu phẩm khai chiến và cống hiến. Công cuộc đổi mới xã hội
toàn diện, trong đó có đổi mới t- duy, cụ thể là t- duy báo chí đã tạo điều kiện
cho các nhà báo tự tin, tự do sáng tạo, phát huy tính năng động trong đổi mới,
cách tân hình thức, bút pháp thể hiện. Một quá trình biến đổi tiểu phẩm đã diễn
ra, nhiều khi v-ợt xa tầm tay nắm bắt của lý luận báo chí học và chính sự biến
đổi ấy rất cần đ-ợc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện để đáp ứng cả công
tác nghiên cứu về báo chí lẫn việc định dạng, tìm đặc tr-ng, thủ pháp thể của
tiểu phẩm để giúp những ng-ời làm báo có thể tiếp cận và thực hành trong quá
trình sáng tạo tác phẩm báo chí của mình.
Tiểu kết ch-ơng 1
Tóm lại tiểu phẩm báo chí hiện đại đã có những sự vận động và phát triển
theo thời gian để rồi từ thể gốc của tiểu phẩm ban đầu xuất hiện những biến thể
với những đặc tr-ng, kết cấu hết sức linh động và hấp dẫn. Sức chiến đấu của
tiểu phẩm và tiểu phẩm biến thể mở rộng ra trên mọi mặt của đời sống xã hội
khiến thể loại này chiếm một vị trí xứng đáng với tần suất xuất hiện khá dày
đặc trong hoạt động báo chí hiện nay. Cũng chính từ sự đa dạng của đề tài, vấn
đề phản ánh cộng với sự sáng tạo của ng-ời viết trên việc nắm bắt nhu cầu, tâm
lý của độc giả, tiểu phẩm biến thể xuất hiện với nhiều dạng thức, làm sinh động
và phong phú thêm cho cả hoạt động lý luận lẫn thực tiễn của nghề báo. Tuy

20
nhiên cũng đặt ra những thách thức cho những ng-ời làm công tác nghiên cứu
lý luận báo chí khi nghiên cứu và định danh nó một cách khoa học.

Chng 2
S HèNH THNH V PHT TRIN CA TIU PHM NA U
TH K XX QUA PHONG CCH CA HAI TC GI NGUYN A
QUC V NGễ TT T.
I. ụi nột v din mo bỏo chớ v tỡnh hỡnh s dng tiu phm trờn
bỏo chớ Vit Nam na u th k XX.

Nhng nm u th k XX, hon cnh lch s Vit Nam y ry nhng
bin ng phc tp. c bit nm 1914 th chin I bựng n cng ó nh hng
mnh m n cỏc nc thuc a. Chớnh sỏch búc lt thuc a ca Phỏp
ụng Dng c y mnh bũn rỳt ca ci mang v mu quc. Cnh ú
trong lnh vc vn húa, giỏo dc, mt chớnh sỏch thc dõn bng sỏch v
cng c thc hin mt cỏch rỏo rit. V l tt nhiờn nm trong cỏc chớnh
sỏch v vn húa t tng, bỏo chớ ó c bn thc dõn li dng nh mt th
v khớ t tng li hi.
Bc vo th k XX, Vit Nam cú khong 10 t bỏo c ting Vit ln
ting Phỏp v ch Hỏn. Trong nhng nm u th k, nh ó núi, bỏo chớ do
ngi Phỏp lm ch bi lut phỏp thi thuc a by gi khụng cho ngi bn
x lm bỏo. Tuy nhiờn nh quy lut phỏt trin, dn d cng cú nhng t bỏo
lỏch lut cú nhng cỳ li ngc dũng trong s búp c bỏo chớ bn a
ca chớnh quyn thc dõn. n u nhng nm 20 ca th k, ó dn nh
hỡnh mt nn Bỏo chớ Vit Nam. Bờn cnh nhng t bỏo thi s chớnh tr xó
hi, ó cú bỏo chớ vn húa vn ngh, bỏo chớ kinh t, bỏo chuyờn ngnh,
chuyờn gii. Ngoi cỏc trung tõm ln l Si Gũn v H Ni, l t mt vi a
phng khỏc nh Hi Phũng, Cn Th, Hu cng u xut bn bỏo.

21
Chiếm dòng chủ lưu trong báo chí thời gian này là những cơ quan
chuyên lo việc tuyên truyền, tô điểm cho chế độ thực dân, kêu gọi nhân dân
hợp tác với nhà cầm quyền. Những tiếng nói phản kháng tuy đã có cất lên song
vẫn còn rất yếu ớt và luôn luôn bị bóp nghẹt. Tuy nhiên những tiếng nói này
lại biểu thị một ý thức dân tộc đang tự khẳng định qua những khuynh hướng
yêu nước thương nòi, đòi quyền dân chủ, lên án chế độ cai trị hà khắc và bất
công xã hội Đó là tín hiệu báo trước sự xuất hiện tất yếu của một nền báo chí
cách mạng.
Sự phát triển cho dù chật vật của báo chí Việt Nam dưới chế độ cũ vẫn
từng bước tạo nên một đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp. Trừ một

số rất ít, người làm báo lúc này không còn là viên chức hoặc là kẻ cúc cung tận
tụy phục vụ quyền lợi thực dân. Gia nhập đội ngũ làm báo có những nhà hoạt
động chính trị như Trần Huy Liệu, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng , những
người làm chính trị dưới dạng nghiên cứu học thuật như Phạm Quỳnh, Nguyễn
Văn Vĩnh , những nhà dịch thuật như Trần Chánh Chiếu, Phan Kế Bính,
Nguyễn Đỗ Mục , những trí thức du học từ nước ngoài về như Nguyễn An
Ninh, Hoàng Tích Chu , Chính họ chứ không phải nhà cầm quyền, là những
người quyết định nội dung báo chí tất nhiên theo quan điểm riêng của mỗi
người cùng với tất cả ràng buộc khắt khe dưới chế độ thuộc địa. Với việc
người Pháp đẩy mạnh việc khai thác Đông Dương để bù đắp cho nền kinh tế
chính quốc bị kiệt quệ bởi chiến tranh thế giới thứ nhất đi đôi với sự gia tăng
đàn áp về chính trị, xã hội nông nghiệp Việt Nam càng bị bần cùng hóa. Giai
cấp tư sản bản xứ hình thành và cùng với nó là sự xuất hiện và lớn mạnh của
giai cấp công nhân. Trên thế giới, Cách mạng Tháng Mười đã thành công ở
Nga. Đảng Cộng sản Pháp đã thành lập với chính sách đúng đắn đối với vấn đề
thuộc địa. Ở Việt Nam, dần dần hội tụ những điều kiện khách quan cho sự ra
đời của một phong trào yêu nước, dân chủ được chỉ đạo bởi tư tưởng của giai
cấp công nhân. Hoàn cảnh trong nước cũng như bối cảnh quốc tế đã chín muồi

×