Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ MINH TRANG




VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NHẬT
BẢN CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN
TRANH LẠNH ĐẾN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC





HÀ NỘI-2007



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ MINH TRANG


VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NHẬT
BẢN CHO CÁC NƯỚC ĐễNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN
TRANH LẠNH ĐẾN NAY

Chuyờn ngành: Quan hệ quốc tế
Mó số: 60.31.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Hà





HÀ NỘI-2007



LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội) và dưới sự hướng
dẫn của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè, luận văn thạc sỹ với đề tài “Viện trợ phát
triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến

nay” đã được hoàn thành.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ
dẫn quý báu của các thầy cô giáo Khoa Quốc tế học – Trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Cho phép tôi được bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với thấy giáo PGS. TS Vũ Văn
Hà, Phó Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và kiến thức còn hạn chế, bài luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và
những người quan tâm tới đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tích cực động viên và giúp đỡ để tôi có
thể hoàn thành bài luận văn này.



DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT


ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á
ASEAN (Association of Southeast asian Nation): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
DAC (Development assistance Committee): Uỷ ban hỗ trợ phát triển
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
GNP (Gross National Product): Tổng sản phẩm quốc dân
IMF (International Monetary Fund): Quỹ Tiền tệ quốc tế
JBIC (Japan Bank for Internatinal Cooperation): Ngân hàng Hợp tác
quốc tế Nhật Bản
JICA (Japan Internatonal Cooperation Agency): Cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật Bản

METI (Ministry of Economic and International Trade): Bộ Kinh tế và
Thương mại quốc tế Nhật Bản
MITI (Ministry of Industry, Trade and Investmnet): Bộ Công nghiệp,
Thương mại và Đầu tư Nhật Bản
MOFA (Ministry of Foreign affaires): Bộ ngoại giao
ODA (Official Development Aid): Viện trợ phát triển chính thức
OECD (Organization of Economic Cooperation and Development): Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới


MỤC LỤC



Trang
Mở đầu
1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ODA
6
1.1. Khái niệm ODA

6
1.1.1.Lịch sử hình thành ODA

6
1.1.2 Khái niệm ODA

8
1.1.3. Phân loại ODA


12
1.1.4. Nguồn cung cấp ODA chủ yếu

29
1.2 Vài nét về ODA Nhật Bản

31
1.3.Vai trò của ODA đối với các nước đang phát
triển

37
1.3.1. ODA giúp các nước đang phát triển bổ sung nguồn vốn

37
1.3.2. ODA với vấn đề nâng cao kinh nghiệm quản lý, đổi mới công
nghệ

39
1.3.3. ODA hỗ trợ các nước đang phát triển đào tạo nguồn nhân lực,
cải cách thể chế, góp phần xoá đói giảm nghèo

40
Chương 2: ODA CỦA NHẬT BẢN CHO ĐÔNG NAM Á: CHÍNH
SÁCH VÀ THỰC TRẠNG


42

2.1. Sự điều chỉnh ODA của Nhật Bản


42

2.1.1. Cơ sở điều chỉnh ODA của Nhật Bản trong thế kỷ XXI

42
2.1.2. Sự điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản

47
2.2. Thực trạng ODA Nhật Bản vào các nước Đông Nam
Á
63
2.2.1. Tổng lượng ODA của Nhật Bản dành cho các nước
Đông Nam Á


63
2.2.2. Các lĩnh vực ODA Nhật Bản dành cho các nước Đông
Nam Á

67
2.2.3. Đánh giá tác động của ODA Nhật Bản đối với Đông
Nam Á

76

2.3. ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam

80


2.3.1. Tình hình thu hút ODA Nhật Bản tại Việt Nam

80

2.3.2. Vấn đề sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam

84
Chương 3: XU HƯỚNG ODA NHẬT BẢN TRONG KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á

94
3.1. Nhu cầu ODA của các nước Đông Nam Á và khả năng đáp
ứng của Nhật Bản

94

3.2. Xu hướng ODA Nhật Bản trong khu vực

98
3.2.1. Giảm tổng lượng ODA nhưng tỷ lệ ODA dành cho các nước
Đông Nam Á vẫn cao

98

3.2.2. ODA Nhật Bản hướng tới phát triển cơ sở hạ tầng mềm

99
3.2.3. Điều kiện cung cấp ODA của Nhật Bản chặt chẽ hơn
100


3.3.3. Các giải pháp chính để nâng cao khả năng thu hút và sử
dụng ODA của Việt Nam

106
Kết luận

118
Tài liệu tham khảo……………………………………………

121





1
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa, lý do lựa chọn đề tài
a. Mục đích
- Phân tích làm rõ chính sách và thực trạng viện trợ ODA của Nhật Bản
cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh tới nay. Trên cơ sở này,
liên hệ, so sánh với tình hình thu hút viện trợ và giải ngân ODA của Nhật Bản
tại Việt Nam, rút ra những kinh nghiệm và nêu giải pháp trong việc thu hút
ODA của Việt Nam.
- Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Phân tích chính sách tài trợ ODA của Nhật Bản cho Đông Nam Á
trong bối cảnh quốc tế mới từ sau chiến tranh lạnh.
+ Phân tích sự thay đổi đồng vốn ODA của Nhật vào Đông Nam Á và
các nguyên nhân của sự thay đổi đó.

+ Đánh giá vai trò và hiệu quả sử dụng ODA Nhật Bản đối với sự phát
triển kinh tế khu vực Đông Nam Á, rút ra các kinh nghiệm.
+ Đánh giá kết quả và những khó khăn, bất cập đặt ra trong quá trình
thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam.
b. Ý nghĩa
* Ý nghĩa khoa học
Nguồn vốn ODA nói chung, ODA Nhật Bản nói riêng đã được đề cập
tới trong nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu nhưng không đi sâu vào những
nội dung chính, chính sách tập trung đối với khu vực Đông Nam Á. Một số
công trình nghiên cứu về chính sách ODA Nhật Bản dành cho Đông Nam Á
nhưng chủ yếu trong giai đoạn chiến tranh lạnh. Từ sau chiến tranh lạnh tới
nay, các tài liệu về ODA Nhật Bản trong khu vực tản mạn, không tập trung.
Vì vậy, luận văn là sự tổng hợp, nghiên cứu có hệ thống về chính sách ODA



2
Nhật Bản đối với Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh tới nay, giai đoạn bối
cảnh quốc tế, quan hệ giữa các nước có nhiều sự thay đổi sâu sắc nhằm mang
lại cái nhìn tổng quát về hình thức viện trợ ODA của Nhật Bản, nhà tài trợ lớn
nhất trên thế giới hiện nay đối với sự phát triển khu vực Đông Nam Á.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển:
+ Cung cấp nguồn vốn cho nước nhận viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng,
giao thông, đường sá…
+ Tạo điều kiện nâng cao trình độ nhân lực thông qua các chương trình
đào tạo nhân lực, góp phần phát triển các vùng kinh tế khó khăn, chậm phát
triển tại nước nhận viện trợ.
+ Thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các vùng, giữa miền núi và đồng
bằng.

- Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, bên cạnh nguồn vốn trong nước thì việc thu hút các nguồn vốn từ bên
ngoài, trong đó nguồn ODA là rất cần thiết. Tuy nhiên việc thu hút và sử dụng
ODA ở Việt Nam còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu như: làm sao
tăng nguồn vốn này trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, cơ cấu nguồn
vốn nên như thế nào, làm sao tăng tốc độ giải ngân…
- Các nước trong khu vực nhất là các nước ASEAN là đối tượng truyền
thống cung cấp ODA của Nhật Bản. Họ đã tận dụng nguồn vốn này khá tốt
tạo dựng cơ sở hạ tầng (cứng và mềm) góp phần thúc đẩy tăng trưởng, xoá
đói giảm nghèo… Đó là những kinh nghiệm hết sức cần thiết với chúng ta.
- Trong bối cảnh chung hiện nay, xu hướng nguồn vốn ODA có chiều
hướng giảm chung, kể cả của Nhật Bản. Trong khi đó, nhu cầu về dòng vốn
này vẫn tăng lên. Chính vì vậy, cạnh tranh trong thu hút và sử dụng ODA vẫn
rất gay gắt. Điều này đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải có những giải pháp hợp



3
lý để thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn ODA. Làm sao để ODA phát huy hiệu
quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề gia tăng nguồn vốn trong nước
cũng như nâng cao cơ sở để hoàn trả nguồn vốn này trong tương lai.
Như vậy, có thể thấy việc triển khai nghiên cứu vấn đề ODA là cần
thiết và có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Chính vì
đó, tôi chọn chủ đề: "Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các
nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay" làm đề tài luận văn
thạc sĩ.

2. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu quan hệ Nhật Bản - ASEAN trong lĩnh vực tài trợ ODA.
Quan hệ này trước hết thể hiện qua các chương trình, chính sách liên quan

đến ODA. Do vậy, luận văn sẽ tập trung phân tích các khía cạnh chính sách
ODA của Nhật cho các nước Đông Nam Á. Hơn nữa quan hệ trên cũng được
khẳng định qua qui mô, cơ cấu và thời gian thực hiện ODA, vì vậy luận văn
sẽ đi sâu xem xét việc cung cấp và thực hiện nguồn vốn này ở Đông Nam Á.
- Trong quá trình phân tích quan hệ trong lĩnh vực tài trợ ODA, luận
văn cũng sẽ mở rộng ở mức độ nhất định sang các khía cạnh thương mại và
đầu tư để so sánh phân tích, lý giải, góp phần làm rõ bản chất và nguyên nhân
của sự thay đổi dòng vốn ODA.
- ODA của Nhật Bản dành cho các nước Đông Nam Á được thực hiện
từ những thập kỷ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu của luận văn được giới hạn từ những năm 1990 đến nay. Đây là
thời kỳ bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, kéo theo sự thay đổi
trong chính sách ODA của Nhật Bản cho Đông Nam Á.





4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- ODA không đơn thuần chỉ là nguồn vốn mà ODA chính là sự thể hiện
chính sách của các quốc gia trong quan hệ quốc tế, là lợi ích của các quốc gia,
các nhà kinh doanh. Nói cách khác, ODA không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn
là vấn đề an ninh chính trị. Chính vì vậy, ODA là chủ đề được giới nghiên
cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong nước
và trên phạm vi quốc tế. Trong nước, có một số công trình như: "Quan hệ
Nhật Bản - ASEAN: Chính sách và tài trợ" của Trung tâm nghiên cứu Nhật
Bản (1999). Trong đó, các tác giả tập trung đề cập chính sách ODA của Nhật
thời kỳ chiến tranh lạnh là chính, đồng thời mô tả nguồn gốc vốn ODA của
Nhật Bản cho từng nước ASEAN. Bài viết "Điều chỉnh chính sách ODA của

Nhật Bản" của tác giả Vũ Văn Hà và Võ Hải Thanh trong Tạp chí nghiên cứu
Kinh tế thế giới, số tháng 10/2004 đã phân tích các lý do và xu hướng điều
chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản những năm gần đây. Ngoài ra còn có
các bài báo đề cập đến từng khía cạnh hoặc phân tích quan hệ của Nhật Bản
với từng nước Đông Nam Á thông qua nguồn vốn ODA. Mặt khác, các bài
nghiên cứu trong nước thường chỉ đi sâu vào việc thu hút và sử dụng ODA
Nhật Bản tại Việt Nam là chủ yếu và chưa được xem xét nhiều trên góc độ
quan hệ quốc tế. Ở ngoài nước có thể nêu một số công trình đề cập đến ODA
của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á như: "Japan's ODA in the 21
st

Century" của tác giả Atsushi Kusano (2000). Tác giả đã đề cập đến xu hướng
của ODA và những vấn đề đặt ra trong cung cấp ODA của Nhật Bản cho thế
giới, trong đó có khối ASEAN.
Tuy nhiên, cho đến nay, có thể thấy phần lớn các công trình tập trung
vào thời kỳ chiến tranh lạnh. Những năm 1990 đến nay, bối cảnh quốc tế có
nhiều thay đổi, nhất là sự nổi lên của Trung Quốc trên mọi mặt trong đó có
việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn ODA. Bản thân Nhật Bản cũng có điều



5
chỉnh trong chính sách ODA của mình. Do vậy, rất cần có công trình nghiên
cứu có tính hệ thống, nhìn nhận vấn đề ODA trong quan hệ Nhật Bản - Đông
Nam Á gắn với bối cảnh liên kết hội nhập khu vực đang được gia tăng.

4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba chương:
- Chương 1: Khái quát chung về ODA.
- Chương 2: ODA của Nhật Bản cho Đông Nam Á: Chính sách và thực

trạng.
- Chương 3: Xu hướng ODA Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á


5. Nguồn tài liệu
- Các sách về ODA.
- Các bài đánh giá của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Các báo và tạp chí.
- Một số trang Website.






6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ODA

1.1. KHÁI NIỆM ODA
1.1.1. Lịch sử hình thành ODA
Thế giới hiện đang tồn tại hơn 100 nước được coi là chậm và đang phát
triển, dân số ở các nước này chiếm tới 80% dân số thế giới, tập trung nhiều ở
Châu Á, Châu Phi. Thực trạng của các nước này là nền kinh tế kém phát triển:
thu nhập bình quân theo đầu người rất thấp và trong tình trạng thiếu vốn
nghiêm trọng. Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, các nước này
không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng tiến hành quá trình công
nghiệp hoá đất nước. Muốn vậy, mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch
phát triển kinh tế của mỗi nước là phải tạo mức tăng trưởng kinh tế cao.
Các nguồn vốn cần có cho việc đầu tư và phát triển được huy động
trước hết từ các khoản tiền tiết kiệm trong nước. Ngoài ra còn phải nhờ đến

các nguồn tài trợ từ bên ngoài (thu hút vốn đầu tư và vay vốn nước ngoài).
Thực tế cho thấy hầu hết các nước trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển kinh
tế đều ở trong tình trạng khoản tiền cần thiết cho việc đầu tư kinh tế vượt xa
mức tiết kiệm do khả năng tích luỹ vốn trong nước bị hạn chế trong thời kỳ
đầu phát triển. Vì vậy, muốn đạt được những chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế,
các nước luôn phải dựa vào nguồn vốn từ nước ngoài. Viện trợ phát triển
chính thức (ODA) là một trong những kênh vốn lớn đối với các quốc gia đang
phát triển.
Viện trợ phát triển chính thức thực ra đã có từ rất lâu nhưng vào thời xa
xưa, người ta chưa gọi nó bằng cái tên Hỗ trợ phát triển chính thức như ngày
nay. Ngay từ thời xã hội con người chưa hình thành nên Nhà nước, các bộ lạc
đã có sợi dây liên hệ giúp đỡ nhau về mặt kinh tế chủ yếu thông qua hình thức
sơ khai (tiền thân của ODA ngày nay) là sự giúp đỡ qua lại giữa các bộ lạc



7
với nhau: một bộ lạc thiếu thốn về mặt nào đó sẽ được bộ lạc khác dư dả hơn
giúp đỡ. Đầu tiên sự giúp đỡ này còn vô tư, về sau, biến tướng đi, nó kèm
theo những điều kiện do bên cho mượn đặt ra buộc bên kia phải chấp nhận
(những điều kiện này thường có lợi cho phía nhà cung cấp).
Trong thời kỳ đầu, việc vay mượn rất đơn giản, chỉ đơn thuần là hàng
hoá, nhu yếu phẩm và có sự đồng ý giữa hai bên là được. Bên nhận sẽ trực
tiếp mang về luôn những thứ mình cần. Xã hội ngày càng phát triển và theo
cùng với nó, khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo ngày càng trở nên
cách biệt. Các nước nghèo không thể tự mình phát triển được nền kinh tế yếu
kém nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Do đó, nhu cầu vay mượn giữa
các nước với nhau tăng dần theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Từ khi xuất hiện hệ thống tiền tệ thế giới, việc vay mượn giữa nước này
với nước kia chủ yếu được thực hiện bằng tiền. Hàng hoá, lương thực, thực

phẩm được dùng để viện trợ khẩn cấp. Việc vay mượn không còn đơn giản
chỉ là sự đồng ý giữa hai bên và số tiền từ bên cho vay sẽ chuyển thẳng sang
bên nhận mà bây giờ phải trải qua hàng loạt các công đoạn. Các công đoạn
này cần nhiều thời gian và điều kiện làm hạn chế số lượng tiền mà các nước
nghèo nhận được.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước bị tàn phá nặng nề, nhất là
về kinh tế, đặc biệt là các nước Châu Âu. Trong khi đó, Mỹ, nước cũng tham
gia vào thế chiến II lại không bị tổn thất nặng nề do chiến tranh không tới
được nước Mỹ, đã nhanh chóng giàu lên và chiếm vị trí mạnh nhất thế giới.
Với sức mạnh mọi mặt, nổi bật nhất là về kinh tế, Mỹ đã đưa ra kế hoạch
Marshall vào năm 1947 nhằm vừa trợ giúp các nước Châu Âu nhưng cũng
vừa chi phối, kiểm soát các nước này.
Để được tiếp nhận nguồn viện trợ từ kế hoạch Marshall, các nước Châu
Âu đã đưa ra chương trình phục hồi kinh tế và thành lập Tổ chức hợp tác kinh



8
tế Châu Âu, sau trở thành Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization
for Economic Cooperation and Development – OECD) vào ngày 14/12/1960.
Tổ chức này có những đóng góp quan trọng trong việc cung cấp ODA song
phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác và phát triển, các nước
OECD đã lập ra các Uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban Hỗ trợ phát
triển (Development Asistance Committee – DAC) nhằm mục đích giúp các
nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thành
viên ban đầu của DAC gồm 18 nước: Australia, Áo, Ai xơ len, Bỉ, Canada,
Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Niu Di lân,
Na Uy, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Anh và Mỹ. Ngoài ra, OECD còn có thêm Uỷ
ban Cộng đồng Châu Âu. Hiện nay, DAC có thêm Bồ Đào Nha, Luc xem bua
và Tây Ban Nha.

Các nước thành viên DAC có nhiệm vụ thường xuyên thông báo cho
Uỷ ban các khoản đóng góp của họ cho các chương trình viện trợ và phát
triển. Đồng thời trao đổi với nhau các vấn đề liên quan đến chính sách viện
trợ và phát triển.
Như vậy, lúc đầu ODA là sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại
hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi của các nước phát triển dành cho các
nước đang phát triển. Nhưng gần đây, DAC đã đề cập tới vai trò khác của
viện trợ, ngoài việc cung cấp vốn. Đó là viện trợ phải chú trọng tới việc hỗ trợ
các nước nhận vốn về mặt thể chế và giúp các nước nhận viện trợ có những
chính sách phù hợp chứ không chỉ đơn thuần là việc cấp vốn cho họ. Có như
vậy, hiệu quả sử dụng vốn cũng như tác dụng của ODA mới được mở rộng và
có tính lâu dài.

1.1.2. Khái niệm ODA



9
Offical Development Assistance (ODA) – Viện trợ phát triển chính
thức là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau tuỳ theo từng khía cạnh
tiếp cận.
Ngân hàng Thế giới (WB) định nghĩa viện trợ phát triển chính thức
(ODA) là một bộ phận của Tài chính phát triển chính thức (ODF). ODF là
nguồn tài trợ chính thức của chính phủ cho mục tiêu phát triển. ODF gồm có
ODA và các hình thức ODF khác, trong đó, ODA chiếm tỷ trọng lớn trong
ODF nhưng phần nguồn vốn hỗ trợ cho không chỉ chiếm khoảng 25% số vốn
được cung cấp [37, 110].
Theo các nước OECD, ODA là “những nguồn tài chính do các chính
phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia viện trợ cho một quốc
gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi của quốc gia đó”.

Theo Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC), viện trợ phát triển chính thức là
nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho
vay với các điều kiện ưu đãi; ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các
nước đang và kém phát triển (và các tổ chức nhiều bên), được các cơ quan
chính thức của các chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan
thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính
phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, một
địa phương, một ngành được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam
kết tài trợ, thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai
bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp định quốc tế hỗ trợ này chỉ được chi phối
bởi công pháp quốc tế.
Theo định nghĩa của Nhật Bản, một loại viện trợ muốn là ODA phải có
đủ 3 yếu tố:
- Do Chính phủ hoặc cơ quan thực hiện của Chính phủ cấp.



10
- Có mục đích góp phần phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho
nước nhận viện trợ.
- Tính ưu đãi (grant element) phải trên 25%.
Trong đó, tính ưu đãi là một chỉ số tổng hợp từ 3 yếu tố: lãi suất, thời
hạn trả nợ và thời gian hoãn trả nợ (thời gian ân hạn trong tương quan so sánh
với các yếu tố tương tự của ngân hàng thương mại. Ví dụ, viện trợ không
hoàn lại trong ODA có tính ưu đãi là 100%, còn tính ưu đãi chung cho ODA
của Nhật năm 1994 là 76,6% [23, 11]).
Theo PGS. TS Nguyễn Quang Thái (Viện chiến lược phát triển), hỗ trợ
phát triển chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay
với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ quan
chính phủ thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ

(NGO).
Theo PGS Đỗ Ngọc Tước, Trưởng ban quản lý và tiếp nhận viện trợ
quốc tế, hỗ trợ phát triển chính thức là sự trợ giúp bằng tiền, hàng hoá, chuyển
giao công nghệ và chuyển giao tri thức cho phía Việt Nam của các Chính phủ,
các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi
chính phủ trên thế giới dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, viện trợ
hoàn lại (cho vay ưu đãi), v.v… được thực hiện theo những thoả thuận bằng
văn bản ký kết với Chính phủ Việt Nam hoặc với các cơ quan được Chính
phủ Việt Nam uỷ quyền và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khái niệm ODA của Việt Nam được nêu ra tại Điều 1 của Quy chế
quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được ban hành kèm
theo Nghị định 17/2001/NĐ - CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ. Theo đó,
ODA được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính
phủ của một quốc gia với nhà tài trợ, bao gồm Chính phủ nước ngoài và các
tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia dưới hình thức viện trợ không hoàn



11
lại hoặc phần vốn vay ưu đãi cho không chiếm ít nhất là 25%. Phụ lục 1 của
Thông tư 06/2001/TT – BKH ban hành kèm theo Nghị định trên đã sử dụng
công thức tính phần cho không của OECD dựa trên tổ hợp các yếu tố đầu vào
như lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, số lần trả nợ trong năm và tỷ
lệ chiết khấu.
Như vậy, dưới nhiều góc độ khác nhau, khái niệm ODA được đưa ra
dưới những định nghĩa khác nhau nhưng về bản chất, chúng ta có thể hiểu
ODA là nguồn tài chính hoặc vật chất, công nghệ, tư vấn do các nước phát
triển, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ
hoặc các địa phương cung cấp cho các nước đang phát triển và chậm phát
triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi và phát triển bền vững ở các

nước này.
Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng ODA có những đặc điểm chính là:
- Do Chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ
quan chính thức của một nước.
- Không cấp cho những chương trình, dự án mang tính chất thương
mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó
khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế – xã hội của nước nhận viện
trợ.
- Tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay.
Quá trình cung cấp ODA mang lại lợi ích cho cả hai phía: bên các nước
đang và kém phát triển có thêm khối lượng lớn nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống của người dân.
Phía còn lại cũng đạt được những lợi ích trong các điều kiện bắt buộc kèm
theo các khoản viện trợ cho vay, đồng thời gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động của các công ty của mình khi thực hiện đầu tư tại các nước
nhận viện trợ.



12
Mặt khác, viện trợ ODA mang tính nhân đạo, thể hiện nghĩa vụ đồng
thời là sự quan tâm giúp đỡ của các nước giàu đối với các nước nghèo, tăng
cường thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp giữa các quốc gia với nhau,
giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia.
1.1.3. Phân loại ODA
Tuỳ theo tính chất, mục đích, điều kiện… mà ODA được phân chia
thành các loại khác nhau. Việc phân loại này hết sức cần thiết nhất là đối với
nước được nhận. Việc xem xét, phân đúng loại ODA sẽ giúp cho việc sử dụng
chúng đúng mục đích và có hiệu quả cao hơn.
a. Phân loại theo phương thức hoàn trả, theo tính chất: ODA có 3

loại:
- Viện trợ không hoàn lại: là các khoản cho không, không phải hoàn trả
lại.
Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn trả
lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước
giữa các bên; có thể coi viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu của ngân
sách nhà nước, được sử dụng theo hình thức nhà nước cấp phát lại cho các
nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Viện trợ không hoàn lại thường chiếm 25% trong tổng số vốn ODA
trên thế giới. Tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước nhận viện trợ mà hình thức
ODA không hoàn lại có sự thay đổi: có thể đối với nước này viện trợ không
hoàn lại chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn vay ODA nhưng ở các nước khác tỷ lệ
này lại thấp. Viện trợ không hoàn lại được sử dụng ưu tiên cho các chương
trình và dự án thuộc các lĩnh vực kinh tế – xã hội như y tế, dân số, kế hoạch
hoá gia đình; giáo dục và đào tạo; các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo,
phát triển nông thôn và miền núi, cấp nước sinh hoạt… hoặc hỗ trợ cho việc
nghiên cứu các chương trình, dự án phát triển và tăng cường năng lực thể chế;



13
bảo vệ môi trường môi sinh, quản lý đô thị; nghiên cứu khoa học và công
nghệ, hỗ trợ ngân sách, thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm
hỗ trợ chính phủ sở tại hoạch định các chính sách nhằm cung cấp thông tin
cho các nhà đầu tư bằng các hoạt động thanh tra khảo sát, đánh giá tài
nguyên, hiện trạng xã hội, kinh tế, kỹ thuật các ngành, các vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, ODA không hoàn lại còn hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất trong
một số trường hợp cá biệt, trước nhất là đối với các dự án góp phần tạo việc
làm; giải quyết các vấn đề xã hội ở nước nhận viện trợ…
Viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới các dạng:

+ Hỗ trợ kỹ thuật: các tổ chức tài trợ thực hiện việc chuyển giao công
nghệ hoặc truyền đạt những kinh nghiệm xử lý, bí quyết kỹ thuật… (thông
qua các chuyên gia quốc tế) cho nước nhận ODA.
+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật: các nước tiếp nhận ODA dưới hình
thức hiện vật như lương thực, vải, thuốc chữa bệnh có khi là vật tư cho
không… Những khoản viện trợ này nếu không được yêu cầu từ phía tiếp nhận
thì thường là những vật phẩm được đóng góp tự nguyện từ quần chúng hoặc
từ các tổ chức từ thiện của bên cung cấp.
- Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): là các khoản cho vay
ưu đãi, tức là cho vay với những điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn như: lãi suất
thấp, thời gian vay kéo dài… Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản
tiền (tuỳ theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi (chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới) là nguồn thu phụ thêm (nhà
nước phải đi vay) để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Vì vậy, nó chỉ
được sử dụng dưới hình thức tín dụng đầu tư cho các mục đích có khả năng
thu hồi vốn, hoàn trả lại cho nhà nước cả vốn và lãi để trả nợ nước ngoài.
Tín dụng ưu đãi không sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng xã hội mà
thường được sử dụng để ưu tiên đầu tư thực hiện các chương trình quốc gia,



14
đặc biệt là các dự án và chương trình xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội thuộc các lĩnh vực: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp,
thuỷ lợi, thông tin liên lạc để làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng
trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước; bù đắp thâm
hụt trong cán cân thanh toán quốc tế do nhập siêu… để Chính phủ các nước
tiếp nhận có thể quản lý tốt hơn ngân sách trong giai đoạn cải cách hệ thống
tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế (điều chỉnh cơ cấu) hoặc dùng để
xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho nước nhận ODA phát triển

mạnh hơn cả về sản xuất và đời sống kinh tế – xã hội.
Những điều kiện ưu đãi thường là:
+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).
+ Thời hạn vay nợ dài (từ 20 – 30 năm) nhằm giảm gánh nặng trả nợ
cho các nước trong thời gian đầu còn gặp khó khăn.
+ Có thời gian không trả lãi hoặc hoãn trả nợ (còn gọi là thời gian ân
hạn) từ 10 – 12 năm để các nước tiếp nhận có đủ thời gian phát huy hiệu quả
sử dụng nguồn vốn vay, tạo nguồn để trả nợ cho sau này.
Vốn vay ODA thường cho vay theo dự án với những điều kiện do hai
bên đàm phán, thoả thuận trước.
- Viện trợ hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không
hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của OECD;
thậm chí có loại ODA vốn vay kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA
không hoàn lại, một phần vốn ưu đãi và một phần tín dụng thương mại.
b. Phân loại theo nguồn cung cấp: ODA có 2 loại:
- ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến
nước kia (nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông
qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ. Thông thường trong tổng số



15
ODA lưu chuyển trên thế giới, phần viện trợ song phương chiếm tỷ trọng lớn
(có khi tới 80%), lớn hơn rất nhiều so với phần viện trợ đa phương.
Ngay từ những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, phần đông các
nước công nghiệp lớn đều viện trợ cho các nước đang và kém phát triển. Thực
tế, nguồn vốn ODA chủ yếu được hình thành từ sự đóng góp của các nước
OECD. Cho tới năm 1990, Mỹ là nước tài trợ lớn nhất thế giới với tổng số
tiền viện trợ cho các nước khác lên đến hơn 227 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tính
theo tỉ lệ giữa viện trợ ODA so với tổng thu nhập quốc dân GDP thì viện trợ

Mỹ ngày càng giảm đi: năm 1999 – 2000, Mỹ chỉ dành 0,1% GND cho viện
trợ nước ngoài - mức thấp nhất so với các nước Canada, EU và Nhật Bản,
mặc dù Mỹ là nước giàu có nhất.
Bảng 1: LƯỢNG ODA TỪ CÁC NƯỚC OECD (Triệu USD).
(Xếp theo thứ tự nước cung cấp nhiều nhất trong năm 1990)
TT
Nước cung cấp
1975
1980
1985
1987
1988
1989
1990
1
Mỹ
4.161
7.138
9.403
9.115
10.141
7.676
11.394
2
Pháp
2.093
4.162
3.995
6.525
6.865

7.450
9.380
3
Nhật Bản
1.148
3.353
3.797
7.342
9.134
8.965
9.069
4
Đức
1.689
3.567
2.942
4.391
4.731
4.949
6.320
5
Italia
182
683
1.098
2.615
3.193
3.613
3.395
6

Anh
904
1.854
1.530
1.871
2.645
2.587
2.638
7
Hà Lan
608
1.630
1.136
2.094
2.231
2.094
2.592
8
Canada
880
1.075
1.631
1.885
2.347
2.320
2.470
9
Thuỵ Điển
566
962

840
1.375
1.534
1.799
2.012
10
Na Uy
184
486
574
890
985
917
1.205
11
Đan Mạch
205
481
440
859
922
937
1.171
12
Austrailia
552
667
749
627
1.101

1.020
995
13
Bỉ
378
595
440
687
601
703
889
14
Phần Lan
48
110
211
433
608
706
846
15
Thuỵ Sỹ
104
253
302
547
617
558
750




16
16
Áo
79
178
248
201
301
283
394
17
New Zealand
66
72
54
87
104
87
95
18
Ireland
8
30
39
51
57
49
57

Nguồn: World Development Report 1992 [23, 16]
Trong thời kỳ Liên Xô và Đông Âu, các nước thuộc Hội đồng tương
trợ kinh tế (Khối SEV) cũng là những nước cung cấp các khoản viện trợ quan
trọng. Các khoản này được chuyển tới các nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1947
đến năm 1980 là hơn 21 tỷ USD. Nếu so sánh với các nước tư bản chủ nghĩa
trong OECD đóng góp, số này chỉ đạt một tỷ lệ khiêm tốn (khoảng 10%)
nhưng cũng thể hiện sự cố gắng giúp đỡ lẫn nhau của các nước trong cùng hệ
thống xã hội chủ nghĩa trong điều kiện lúc đó nền kinh tế các nước này vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ sau khi khối SEV giải thể, các nước hội viên
SEV không còn vai trò gì đáng kể trong việc đóng góp cung cấp ODA.
Vào giữa những năm 70, một nguồn viện trợ khác: Quỹ Phát triển
kinh tế Ả rập của Kuwait xuất hiện cùng với sự phát triển của các nước sản
xuất dầu mỏ Trung Đông. Đặc biệt là Ả rập Xê út, Angieri, Kuwait, Iraq,
Quatar… Từ năm 1947 đến năm 1980, lợi tức dầu lửa từ các nước này được
sử dụng cho các khoản viện trợ đã lên đến hơn 35 tỷ USD. Phần lớn khoản
viện trợ này được chuyển tới các nước ở Châu Phi và Châu Á.
Ngoài ra còn có các nước công nghiệp phát triển không nằm trong
DAC và một số nước đang phát triển như Trung Quốc cũng tham gia vào đội
ngũ các nhà tài trợ quốc tế.
ODA song phương là nguồn vốn chuyển trực tiếp giữa hai chính phủ
với nhau nên thủ tục tiến hành cung cấp và tiếp nhận so với nguồn ODA đa
phương đơn giản hơn, thời gian ký kết viện trợ cũng nhanh hơn. Song các
nước cung cấp yêu cầu nội dung của các khoản viện trợ phải rất chi tiết và cụ
thể.



17
Tuy nhiên, viện trợ song phương lại có những ràng buộc về điều kiện
cho vay. Chẳng hạn, bên viện trợ sẽ đảm nhận việc đào tạo chuyên gia, cố vấn

về các vấn đề có liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng vốn vay cho các
nước nhận. Ngược lại, nước nhận viện trợ phải mua máy móc, hàng hoá của
các nước viện trợ. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng những người hưởng lợi
từ các khoản viện trợ này là những nhà sản xuất của nước viện trợ mà sản
phẩm của họ đang mất địa vị cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xu hướng hiện nay là loại hình ODA có ràng buộc đang tăng lên,
thường là các ràng buộc:
+ Ràng buộc về chính trị: nước cung cấp muốn nước tiếp nhận đi theo
đường lối đối nội, đối ngoại mà nước cung cấp đặt ra. Chẳng hạn, Austrailia
yêu cầu Indonesia phải tách Đông Timo ra nếu muốn được nước này tiếp tục
viện trợ.
+ Ràng buộc về điều kiện kinh tế: những điều kiện ràng buộc được
đưa ra nhằm mục đích đảm bảo lợi ích kinh tế của nước cung cấp, cụ thể:
i. Bên nhận phải ưu tiên cho các công ty bên cấp ODA trong việc
nhận thầu các công trình sử dụng vốn ODA.
ii. Nước nhận ODA phải dành phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để
chi tiêu cho các khoản ở nước cung cấp như mua hàng hoá, dịch vụ, thiết bị…
Đầu tháng 11/1998, Mỹ hứa viện trợ cho Nga 1,5 triệu tấn lúa mì;
100.000 tấn hàng hoá và cho Nga vay một khoản tiền với lãi suất ưu đãi trong
20 năm để mua lương thực – thực phẩm với điều kiện: i) Hàng lương thực –
thực phẩm từ Mỹ sẽ không phải chịu thuế theo quy định của Nga; ii) Tiền thu
được từ việc bán lương thực không được dùng vào mục đích khác mà chỉ
được đưa vào quỹ hưu trí. Những quy định trên của Mỹ nhằm mục đích:
giành ưu thế trên thị trường lương thực – thực phẩm cho hàng hoá của Mỹ



18
không chỉ trong hiện tại mà cả về lâu dài, Mỹ không muốn Nga dùng tiền viện
trợ để đầu tư phát triển sản xuất.

+ Ràng buộc về điều kiện kinh tế – chính trị: nước cấp ODA đưa ra
những điều kiện nhằm mục đích tác động đến chính sách kinh tế – xã hội của
nước nhận theo hướng mà bên cung cấp mong muốn. Đó là:
i. Nước nhận phải cam kết phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế thị
trường.
ii. Nước nhận nguồn vốn ODA phải dành một phần nhất định trong
nguồn ODA cho phát triển kinh tế tư nhân.
iii. Nước nhận ODA phải ưu tiên cho các công ty của nước cung cấp
ODA một số địa bàn hay lĩnh vực kinh tế cụ thể.
Tuy nhiên, tuỳ theo từng quốc gia viện trợ ODA mà các điều kiện
ràng buộc có những nội dung cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, viện trợ ODA của
Thuỵ Sỹ đòi hỏi đối tác phải ký kết Hiệp định hoặc Bản ghi nhớ trong đó cụ
thể hoá những mục tiêu hoạt động và nguồn tài chính cung cấp cho từng giai
đoạn hoặc Tây Ban Nha cung cấp viện trợ không hoàn lại trong khoảng từ
36% đến 80% trong tổng ODA tuỳ theo quốc gia và dự án được tài trợ.
Vài ví dụ về các ràng buộc kinh tế – chính trị trong nhận ODA:
* Cuối năm 1998, một nhóm các nước giàu gặp nhau tại Anh và đề
nghị viện trợ cho Myanmar 1 tỷ USD nếu nước này chấp nhận “cải cách dân
chủ”, tức là phải có những cải cách chính trị nhằm vào việc kết thúc chế độ
quân sự và phải chấm dứt cấm đoán phe đối lập Liên minh dân tộc vì dân chủ.
Trước đó, năm 1997, Mỹ và EU đã áp đặt lệnh cấm vận đối với
Myanmar và cấm tất cả đầu tư của Mỹ vào đất nước này. Tháng 11/1999, WB
cũng công bố một báo cáo chê trách nền kinh tế của Myanmar và khuyến cáo
rằng nước này cần có những cải tổ chính trị trước khi nhận được bất kỳ khoản
viện trợ nào.



19
* Năm 2000, nước Anh ra thông báo chuẩn bị cho một chính sách mới

trong viện trợ: không ủng hộ xuất khẩu sang các nước nghèo những mặt hàng
được đánh giá là không phù hợp với tình hình kinh tế của các nước này. 63
nước được áp dụng cơ chế này, trong đó có Việt Nam và các nước thuộc khu
vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar… Thông báo nêu rõ: nước
Anh chính thức ủng hộ các nước nghèo nhập khẩu những gì có ích cho sự
phát triển kinh tế của họ chứ không phải để tăng dư nợ nước ngoài một cách
không cần thiết. Thông báo này được gửi đến các nước phát triển khác để kêu
gọi họ cùng thực hiện.
* Đầu năm 2000, các đại biểu Quốc hội Kenya đã nghe báo cáo về
việc 10 tỷ USD “biến mất” trong năm 1995 – 1996 [23, 19]. Năm 1997, IMF
ngừng không cho Kenya vay tiền do nạn tham nhũng hoành hành dữ dội ở
nước này. Với tin tức nêu trên, Kenya gặp rất nhiều khó khăn trong việc nỗ
lực đàm phán với IMF và WB để được vay thêm nguồn viện trợ.
- ODA đa phương: Là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức
quốc tế (IMF, WB, ADB…) hay tổ chức khu vực (EU…) hoặc của Chính phủ
của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó nhưng có thể được
thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP, UNICEF… Các
khoản viện trợ của các tổ chức quốc tế có thể được chuyển trực tiếp cho bên
nhận viện trợ. Các nước thuộc khối OECD và OPEC ngoài phần viện trợ trực
tiếp cho nước ngoài (song phương) còn đóng góp cho các tổ chức quốc tế để
tạo nguồn cung cấp đa phương; nói cách khác: nguồn ODA đa phương được
hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của các nước thành viên của mỗi tổ chức.
Có hai loại tổ chức đa phương chủ yếu là các Tổ chức tài chính quốc tế và các
Tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc.
Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:
* Ngân hàng Thế giới (WB)

×