Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN







NGUYỄN ĐOAN TRANG





GI¸O DôC HµNH VI §¹O §øC CHO TRÎ
Tõ 6 §ÕN 11 TUæI TRONG GIA §×NH HIÖN NAY







LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC










Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN







NGUYỄN ĐOAN TRANG





GI¸O DôC HµNH VI §¹O §øC CHO TRÎ
Tõ 6 §ÕN 11 TUæI TRONG GIA §×NH HIÖN NAY



Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Lê Thị Thanh Hƣơng





Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tới:
Cô giáo hướng dẫn khoa học, PGS.TS.Lê Thị Thanh Hương, người đã
tận tình chỉ bảo, góp ý và cho tôi những gợi ý hết sức quý báu trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Các Thầy/Cô giáo trong và ngoài khoa Tâm lý học, Trường Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dìu dắt tôi trong suốt thời gian
vừa qua.
Cuối cùng là gia đình, bạn bè, những người đã tạo điều kiện, động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Nguyễn Đoan Trang



LỜI CAM ĐOAN


Luận văn thạc sĩ Tâm lý học với đề tài: “Giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình hiện nay” được tác giả nghiên cứu lần đầu
tiên tại thành phố Tuyên Quang. Kết quả, số liệu trích dẫn và giới thiệu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu hoàn toàn độc lập, những kết quả này chưa từng được công bố trong bất
cứ một công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn


Nguyễn Đoan Trang



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt
Xin đọc là
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
GD
Giáo dục

Gia đình
HV
Hành vi
HVĐĐ

Hành vi đạo đức
GDHVĐĐ
Giáo dục hành vi đạo đức
XH
Xã hội
SL
Số lượng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC 4
1.1. Những nghiên cứu về vấn đề giáo dục hành vi đạo đức 4
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài 10
1.2.1. Đạo đức 10
1.2.2. Hành vi đạo đức 13
1.2.3. Giáo dục hành vi đạo đức 18
1.3. Gia đình và vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ 23
1.4. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 6 – 11 tuổi 26
1.5. Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình cho trẻ 6 – 11 tuổi 29
1.6. Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thường được sử dụng
trong gia đình hiện nay 32
1.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ từ 6-11 tuổi trong gia đình hiện nay 36
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Tổ chức nghiên cứu 39
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 39
2.1.2. Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu 39
2.1.3. Mẫu nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và văn bản 41
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 41

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 42
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 43
2.3. Xây dựng thang đánh giá 43
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC
HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH 45
3.1. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi
đạo đức cho trẻ từ 6 – 11 tuổi trong gia đình hiện nay 45
3.1.1. Đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ trong gia đình. 45
3.1.3. Vai trò của các thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục
HVĐĐ cho con cái 48
3.2. Thực trạng về thực hiện hành vi đạo đức của trẻ trong gia đình hiện
nay 49
3.2.1. Mức độ tự đánh giá hành vi đạo đức của trẻ trong các mối quan
hệ cụ thể: 49
3.2.2. Thực trạng thực hiện hành vi đạo đức của trẻ trong mối quan hệ
với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh 52
3.2.3. Thực trạng về thực hiện hành vi đạo đức của trẻ trong việc học tập 55
3.2.4. Thực trạng về thực hiện hành vi của trẻ trong mối quan hệ với
môi trường xung quanh. 57
3.2.5. So sánh điểm trung bình việc thực hiện các hành vi của học sinh
trong các môi trường cũng như mối quan hệ khác nhau 59
3.3. Thực trạng việc sử dụng biện pháp giáo dục hành vi đạo đức của cha
mẹ đối với trẻ 60
3.3.1. Thực trạng việc sử dụng biện pháp khen thưởng 61
3.3.2. Thực trạng việc sử dụng biện pháp trách phạt 65
3.3.3. Thực trạng việc sử dụng biện pháp khuyên bảo, thuyết phục của
cha mẹ đối với trẻ trong gia đình 69
3.3.4. Thực trạng sử dụng biện pháp rèn thói quen cho trẻ 70
3.3.5. Thực trạng việc sử dụng biện pháp nêu gương trong giáo dục

hành vi đạo đức cho trẻ 75
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
trong gia đình hiện nay. 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
1. Kết luận 81
2. Kiến nghị 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 87
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Phân bố tuổi và giới của khách thể nghiên cứu (học sinh) 40
Bảng 2. Phân bố tuổi, giới, trình độ học thức của phụ huynh 41
Bảng 1: So sánh giữa hai yếu tố đánh giá tầm quan trọng và tự đánh giá
mức độ giáo dục hành vi đạo đức trong chính gia đình. 47
Bảng 2: Vai trò của các thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục
HVĐĐ cho con cái 48
Bảng 3: Hành vi đạo đức của trẻ trong mối quan hệ với gia đình. 50
Bảng 4: So sánh mức độ đánh giá thực hiện những hành vi của trẻ trong
mối quan hệ trong gia đình giữa nam và nữ 51
Bảng 5: Những hành vi của trẻ trong mối quan hệ, thầy cô 52
và những người xung quanh 52
Bảng 6: So sánh mức độ đánh giá thực hiện những hành vi của trẻ trong
mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh giữa
nam và nữ 54
Bảng 7: Thực trạng về việc thực hiện hành vi đạo đức của trẻ trong học tập 55
Bảng 8: So sánh mức độ đánh giá thực hiện những hành vi của trẻ trong
học tập giữa nam và nữ 56
Bảng 9: Thực trạng về thực hiện hành vi của trẻ trong mối quan hệ với môi
trường xung quanh. 57
Bảng 10: So sánh mức độ đánh giá thực hiện những hành vi của trẻ trong

mối quan hệ với môi trường xung quanh giữa nam và nữ 58
Bảng 11: Thực trạng việc sử dụng biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ trong gia đình hiện nay thông qua tự đánh giá của phụ huynh 60
Bảng 12: Hình thức khen thưởng của cha mẹ khi trẻ làm được việc tốt
thông qua đánh giá của trẻ 62
Bảng 13: Hình thức khen thưởng của cha mẹ khi con cái làm được việc tốt
qua đánh giá của cha mẹ 63
Bảng 14: Thực trạng việc cha mẹ sử dụng biện pháp trách phạt trong giáo
dục hành vi đạo đức qua đánh giá của trẻ. 66
Bảng 15: Thực trạng việc cha mẹ sử dụng hình thức trách phạt khi trẻ mắc
lỗi qua đánh giá của cha mẹ 66
Bảng 16: Quan điểm của cha mẹ khi sử dụng hình thức đánh con mỗi khi
trẻ mắc lỗi 67
Bảng 17. Thực trạng sử dụng biện pháp khuyên bảo, thuyết phục của cha
mẹ qua đánh giá của trẻ và của cha mẹ 69
Bảng 18: Thực trạng việc rèn thói quen trong giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ thông qua tự đánh giá của cha mẹ 71
Bảng 19: Thực trạng việc rèn hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình hiện
nay thông qua đánh giá của trẻ 72
Bảng 20. Thực trạng việc cha mẹ giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ qua hình
thức nêu gương qua đánh giá của trẻ. 75
Bảng 21: so sánh việc sử dụng biện pháp giáo dục hành vi đạo đức đối với
thứ tự các con trong gia đình 77
Bảng 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc GDHVĐĐ cho trẻ trong gia đình 78


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Thực trạng đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng trong việc
giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình 45

Biểu đồ 2: Thực trạng tự đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong
gia đình 46
Biểu đồ 3: So sánh ĐTB việc thực hiện HVĐĐ của trẻ trong các mối quan
hệ khác nhau 59
Biểu đồ 4: So sánh đánh giá của con với đánh giá của cha mẹ trong việc sử
dụng biện pháp khen thưởng 65
Biểu đồ 5: So sánh đánh giá của cha mẹ và con cái trong việc cha mẹ sử
dụng biện pháp trách phạt 68
Biểu đồ 6: So sánh điểm trung bình về mức độ nhận xét và đánh giá giữa
phụ huynh và học sinh về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong
gia đình 74
Biểu đồ 7: so sánh việc cha mẹ sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ 76


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được
sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều
vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những
vấn đề đáng lo ngại hiện nay là hành vi đạo đức của một bộ phận giới trẻ đang bị
xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng,
những hành vi gian lận ở nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là
những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này
không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông
cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay.
Xã hội Việt Nam rất quan tâm giáo dục đạo đức cho trẻ nhằm bồi
dưỡng thế hệ kế cận vừa tài vừa đức, để các em trưởng thành và trở thành
người có ích cho xã hội. Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục luôn là

mục tiêu phấn đấu của toàn ngành giáo dục nói riêng, và của toàn xã hội nói
chung. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, văn hoá cho trẻ hiện nay
tất yếu phải có sự thống nhất giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục
trong toàn xã hội, đặc biệt là gia đình – nơi sản sinh, nuôi dưỡng và là trường
học đầu tiên của mỗi thành viên trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
phát biểu tại hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục (ngày 03/08/1957):
“Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng nếu thiếu giáo dục gia
đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Trong các tổ chức xã hội thì gia đình có thế mạnh và điều kiện để tiến hành
giáo dục phẩm chất nhân cách cho trẻ sớm nhất. Gia đình là môi trường văn hoá
đầu tiên mà đứa trẻ được tiếp xúc. Từ gia đình, trẻ em đã bước đầu hình thành
những chuẩn mực đạo đức, văn hoá, cách ứng xử với mọi người, thói quen lao
động, cách suy nghĩ và thái độ với con người và các sự vật hiện tượng xung
quanh. Từ đó, hình thành những ý niệm đầu tiên về những giá trị sống mà gia đình
thực hiện trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, chúng ta không thể không thừa nhận

2
giáo dục gia đình có những tác dụng mạnh mẽ và có ý nghĩa sâu sắc đối với cả
cuộc đời con người từ bé cho đến khi trưởng thành và đến lúc tuổi già.
Trẻ em là một thực thể phát triển, lứa tuổi tiểu học (6-11tuổi) - giai đoạn
đầu của tuổi học sinh, là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
nhân của mỗi người toàn diện và vững bền nhất, cũng là giai đoạn thuận lợi nhất
cho việc giáo dục hành vi đạo đức.
Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ là một quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến các mặt nhận thức, tình cảm và hành động ý chí của
chúng. Để có hiệu qủa giáo dục đạo đức cho trẻ, thì cần có những nghiên cứu
không chỉ dưới góc độ giáo dục học, mà cả những nghiên cứu về vấn đề này
dưới góc độ TLH. Tâm lý học giáo dục đạo đức là ngành đặc biệt của Tâm lý
học sư phạm, nghiên cứu bản chất bên trong của quá trình giáo dục, nó phát
hiện những biện pháp giáo dục có mục đích, tác động qua lại với những đặc

điểm tâm lý bên trong của con người và xem xét các tác động đó ảnh hưởng
như thế nào đến sự hình thành vi đạo đức cho trẻ nhỏ nói riêng, hình thành và
phát triển nhân cách nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và khảo sát thực trạng việc cha mẹ sử
dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ (từ 6-11tuổi) trong gia đình
hiện nay.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng việc cha mẹ sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ (từ 6-11tuổi) trong gia đình hiện nay.
4. Khách thể nghiên cứu
Trẻ từ 6-11 tuổi và các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi 6-11 tuổi thuộc
khu vực thành phố Tuyên Quang.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, phần lớn các bậc cha mẹ có sự nhận thức đúng đắn đối với việc
giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình nhưng trên thực tế việc làm này
chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc sử dụng các biện pháp giáo

3
dục HVĐĐ cho trẻ trong nhiều gia đình chỉ đạt ở mức trung bình và chưa thực sự
biết kết hợp, phát huy hiệu quả của các biện pháp giáo dục HVĐĐ cho trẻ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu những quan điểm về quá trình hình thành hành vi đạo đức cho
trẻ và giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình; xác định rõ mội số khái
niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu.
6.2. Nghiên cứu thực trạng
Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ (từ 6 - 11 tuổi)
trong gia đình hiện nay.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi
đạo đức (dưới góc độ tiếp cận tâm lý học) cho trẻ từ 6- 11 tuổi trong gia đình ở khu
vực thành phố Tuyên Quang. Trong đề tài chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu về các
biện pháp giáo dục hành vi đạo đức của cha mẹ đối với con cái.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các
biện pháp giáo dục HVĐĐ cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình tại khu vực
thành phố Tuyên Quang.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp xử lý các kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học (Sử
dụng chương trình SPSS).
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có ba phần: Mở đầu, phần nội dung (gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi
trong gia đình; Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Thực
trạng giáo dục HVĐĐ cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình tại thành phố
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) và phần kết luận, kiến nghị.

4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

1.1. Những nghiên cứu về vấn đề giáo dục hành vi đạo đức
* Những nghiên cứu trên thế giới
Ở các quốc gia trên thế giới, việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ được đặc biệt
quan tâm, tiêu biểu như: Khổng tử (5151 – 479 TCN), J. J. Rousseau (1712 -
1778), L.S. Vưgotxky (1896 - 1934), C. Roger (1902 - 1978), B. F. Skiner (1904

- 1990), J. Piaget (1896 - 1980)…
Quan điểm về đạo đức, HVĐĐ của Khổng Tử [32.130] bao gồm rất nhiều
mặt như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng… nhưng trong đó quan trọng hơn là “nhân”.
Nhân một mặt là thương con người, “điều mà mình không muốn thì đừng làm cho
người khác”, trái lại “mình muốn lập thân thì giúp người khác lập thân, mình muốn
thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt”. Đồng thời đối với bản thân thì phải
“kiềm chế mình làm đúng theo lễ, không hợp với lễ thì không làm”.
L. S. Vưgotxky [36.193] cho rằng, con người khi sinh ra đã có tính xã hội.
Theo ông, giáo dục hành vi cho trẻ phải nhìn nhận và đặt trong các mối quan hệ
với cộng đồng, để cộng đồng tiếp nhận và điều chỉnh hành vi đó dưới sự quan sát
của người lớn. Qua đây ta thấy, giáo dục HVĐĐ được Vưgotxky thể hiện rõ qua
việc nghiên cứu hành vi của trẻ và sự bộc lộ hành vi đó trong môi trường văn
hóa – xã hội.
Theo J. Locker, cần phải giáo dục HVĐĐ cho con người từ rất sớm, ông
cho rằng đạo đức hay HVĐĐ được xác lập trên các ứng xử hàng ngày với cộng
đồng và cần phải cho trẻ tập dượt ngay trong gia đình. [36]
Trong các nghiên cứu những vấn đề lí luận của giáo dục đạo đức, trong đó
có giáo dục HVĐĐ cho học sinh được thể hiện qua các tài liệu, giáo trình, T. A.
Ilina, N.S. Savin đã chỉ ra việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giáo dục
lao động, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể dục… Những hành vi tích cực sau quá
trình giáo dục này đều hướng vào cộng đồng, xây dựng đất nước. Các tác giả cho
rằng GDĐĐ là một hoạt động chuyên biệt, có mục đích của người giáo dục nhằm

5
xây dựng cho học sinh những nét tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em
những tiêu chuẩn và những quy tắc quy định thái độ, hành vi của các em đối với
nhau, đối với gia đình, với người khác, với nhà nước và Tổ quốc [37]. Ông chỉ ra,
HVĐĐ của con người dựa trên động cơ kích thích bên trong. Các tác giả khẳng
định “thường một người chưa có động cơ kích thích bên trong cần thiết để thực
hiện những hành vi, cử chỉ xấu vì sợ dư luận, bạn bè chê trách”. Như vậy, cần giáo

dục hành vi đạo đức cho trẻ bằng cách kích thích bên trong trẻ những tình cảm,
thái độ cao cả, lấy dư luận tập thể để kìm hãm, thủ tiêu những hành vi trái đạo đức
và giáo dục những hành vi này theo xu thế chung của cộng đồng.
Theo J.J.Rutxô (1712- 1778) thì: Thiên nhiên tạo ra con người có bản chất
tốt đẹp, sống tự do, hạnh phúc. Ông khẳng định, đối tượng giáo dục là trẻ em,
mục đích giáo dục là hạnh phúc. Về phương pháp giáo dục, ông chủ trương tìm
cách ngăn cản thói hư tật xấu đột nhập trái tim con người, cần chuẩn bị cho trẻ
em có khả năng đấu tranh loại bỏ thói hư tật xấu. Do đó, phải thay đổi phương
pháp, biện pháp giáo dục theo lứa tuổi.
Theo nhà tâm lý học Lawrence Kohlberg, trong lý thuyết về sự phát triển
đạo đức của con người, ông chia ra làm sáu giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất
là giai đoạn đầu tiên của ấu nhi. Chúng muốn được chú ý và được thỏa mãn các
yêu cầu ngay lập tức. Đó là những yêu cầu rất tự nhiên của một em bé, chúng tập
sinh tồn bằng cách nghĩ đến mình trước tiên. Giai đoạn 2 vẫn còn là một giai
đoạn ấu trĩ trong tiến trình tạo dựng nhân cách. Cho nên vấn đề làm thế nào để
cho một đứa trẻ con hiểu được ý nghĩa của sự "Đúng và Sai" theo tiêu chuẩn của
luật pháp, đạo đức, phong tục, là một điều hầu như không thể làm được. Giai
đoạn thứ ba. Tiến thêm một bậc thang nữa, trẻ con bắt đầu nghĩ đến người khác.
Trẻ con ở giai đoạn này thường được cha mẹ khuyến khích bằng những lời khen
hay phần thưởng.
Qua giai đoạn thứ tư, đứa trẻ thâu nhận vào trong thế giới của nó nhiều
người hơn. Nó ít muốn ở trong nhà, và không muốn giới hạn sinh hoạt của mình
ở trong giai đình nữa. Trẻ ở giai đoạn này, có khuynh hướng muốn tham gia vào
những hoạt động của đoàn thể, muốn làm chung, chơi chung. Trẻ gia nhập vào

6
một nhóm bạn, hoặc các đoàn thể thanh thiếu niên. Giai đoạn thứ 5 là giai đoạn
rất quan trọng của tuổi dậy thì. Ở giai đoạn này, trẻ có nhu cầu cần diễn đạt
những tư tưởng cũng như hành động của mình. Nói một cách khác, trẻ biết cân
nhắc ý kiến của người khác và phân tách, đối chiếu với tư tưởng của nó. Đây

cũng là một giai đoạn rất khó khăn cho con cái. Giai đoạn thứ 5, là giai đoạn
thường được mệnh danh là giai đoạn "Nổi loạn" của tuổi dậy thì. Giai đoạn thứ
sáu. Đây là giai đoạn sau cùng của sự trưởng thành trong nhân cách. Người
thanh niên đạt đến giai đoạn này, đã gây dựng được một hệ thống tư tưởng và
hành động vững mạnh trên một nền móng đạo đức bền bỉ và chính xác. Giáo sư
Kohlberg nói rằng, cái khó nhất của cha mẹ trong sự giúp đỡ con cái vượt qua
những giai đoạn phát triển tính hạnh, là sự làm gương. Người làm cha mẹ, không
thể nào bắt buộc con cái phải đạt đến một trình độ đạo đức cao, trong khi chính
bản thân mình vẫn cứ đứng lại ở các nấc thang dưới thấp [25].
Trẻ con không trải qua tất cả các giai đoạn một cách tự động. Đối với trẻ
em ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, có trẻ dừng lại ở giai đoạn 2 cho đến hết cuộc đời.
Có trẻ từ giai đoạn 4 trở lại giai đoạn 3 và dừng lại luôn ở đó. Thời gian trải qua
những giai đoạn, mau hay chậm cũng tùy thuộc vào cá nhân mỗi em [25].
Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản được xây dựng trên nền tảng các giá trị gia
đình và văn hóa truyền thống, nhiều nước trên thế giới quan niệm rằng nội dung
giáo dục đạo đức cần tập trung đào luyện những phẩm chất cơ bản của nhân cách
như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác trong khi Triết lý
giáo dục đạo đức của Nhật Bản được nêu trong chương trình khung quốc gia
nhằm đào luyện: - Tinh thần tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu quý cuộc sống -
Nhiệt tâm kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống - Nhiệt tâm phát triển một
đất nước và xã hội dân chủ - Ý thức đóng góp cho sự phát triển của một xã hội
quốc tế thanh bình - khả năng tự quyết định - Ý thức đạo đức. Đặc trưng giáo dục
đạo đức ở Nhật Bản tập trung vào ba điểm: lòng tôn trọng cuộc sống, quan hệ cá
nhân và cộng đồng. Đó được xem là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội của quốc gia Nhật Bản. Trật tự này bắt nguồn từ Khổng
giáo và ở đơn vị gia đình, các thành viên thuộc nhiều thế hệ gắn kết với nhau bởi

7
tình cảm tự nhiên hơn là bởi khả năng và quyền lực. Trong ý nghĩa này, Nhật Bản
được xem như một xã hội có diện mạo gia đình (a pseudo-family society). Các tác

giả cho rằng, giáo dục HVĐĐ là một hoạt động chuyên biệt, nhằm bồi dưỡng cho
trẻ những tiêu chuẩn và những quy tắc quy định thái độ, hành vi của trẻ đối với
nhau, đối với gia đình, với người khác và đối với tổ quốc. [23.117]. Và chỉ ra
HVĐĐ của con người dựa trên động cơ kích thích bên trong [23.126].
Các nghiên cứu trên cho thấy, giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình đã
có những cơ sở lí luận cơ bản và rất cần thiết cho việc vận dụng vào trong thực
tiễn giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong các gia đình ở nước ta hiện nay. Đó là cần
phải đưa các em trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, vào trong các mối quan
hệ của các em.
* Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, giáo dục HVĐĐ dưới góc độ tâm lý học được quan tâm và
có nhiều công trình nghiên cứu.
Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đạt được kết quả nhằm giáo dục
HVĐĐ cho học sinh nói chung và cho trẻ nhỏ nói riêng, được thể hiện trong một
số tài liệu, công trình nghiên cứu, tiêu biểu như:
- Tác giả Ngô Công Hoàn [22] Nghiên cứu khía cạnh tâm lý của hành vi,
HVĐĐ của trẻ em. Tác giả chỉ ra những đặc điểm hành vi và việc hình thành
hành vi, HVĐĐ ở trẻ. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra những nhân tố tác động có ảnh
hưởng đến việc hình thành hành vi của trẻ như gia đình, bạn bè, kĩ năng sư phạm
và sự ứng xử của người giáo dục trẻ,…
Tác giả Mạc Văn Trang [37] nghiên cứu những phương pháp, biện pháp
để giáo dục HVĐĐ cho học sinh và chỉ ra những sai lầm trong việc sử dụng
phương pháp giáo dục HVĐĐ cho học sinh. Bên cạnh đó tác giả còn đi vào rèn
luyện cho các em một số hành vi đạo đức cụ thể. Những kết quả này được thể
hiện trong tài liệu “giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh nhỏ”.
Các tác giả Lưu Thu Thủy [33]; Phạm Ngọc Định [8]; Võ Nguyên Du [7],
đưa ra một số biện pháp, quy trình giáo dục hành vi đạo đức ở khía cạnh giao

8
tiếp có văn hóa cho trẻ, bên cạnh đó các tác giả còn chỉ ra một số điều kiện đảm

bảo cho việc giáo dục hành vi giao có văn hóa.
Về nội dung giáo dục HVĐĐ trong gia đình, tác giả Phạm Khắc Chương
và tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng trong tác phẩm “Giáo dục gia đình” đã khái
quát một số nội dung cơ bản của giáo dục trong gia đình như:
+ Giáo dục hành vi đạo đức: Hình thành những quy tắc, chuẩn mực đạo đức.
+ Giáo dục thái độ, kỹ năng lao động.
+ Giáo dục thể chất thẩm mỹ.
GDGĐ được tiến hành với các phương pháp: Tổ chức cho trẻ hoạt động,
noi gương cha mẹ. Phương thức cơ bản trong giáo dục gia đình là: khuyên bảo,
thuyết phục, rèn thói quen và khen thưởng.
Tác giả Nguyễn Lân, trong tác phẩm “Con người văn minh sống như thế
nào” đã nêu rõ: Con người văn minh trước hết phải coi trọng giá trị của con
người nói chung, luôn có ý thức vươn đến cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp thể
hiện trong mọi mặt từ lời nói, dáng điệu, cử chỉ, hành vi, cách ăn mặc, cách trang
trí nơi ở… Thực hiện nếp sống văn minh trong gia đình, với xóm làng, trên
đường phố. Với cách đánh giá và những giá trị của con người sống trong xã hội
hiện đại cần phải làm, chúng ta có thể qua đây sử dụng một số mẫu chuẩn hành
vi đạo đức cần giáo dục trẻ trong gia đình.
Hơn 150 nhà nghiên cứu, nhà tâm lý và nhà giáo đã có cơ hội bày tỏ quan
điểm tại hội thảo về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học mang tên “Học nhân
ái, biết sẻ chia” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 24/11/2008 tại Hà Nội.
Là nhà nghiên cứu về tâm lý, ông Đinh Phương Duy, Chủ tịch Hội Tâm lý
giáo dục TP.HCM đã bày tỏ những lo ngại khi quan sát thấy những biểu hiện
tâm lý bất thường ở không ít trẻ em hiện nay. Theo ông, hiện trẻ em có 4 dấu
hiệu đáng lo ngại đó là: sống khép kín, thiếu cởi mở và tiếp xúc với mọi người
xung quanh; một số trẻ sống ích kỷ, không quan tâm tới người khác; một số trẻ ỷ
lại và luôn mong muốn được thỏa mãn nhu cầu của mình một cách vô lý; một số
trẻ giải quyết các vấn đề bằng bạo lực.
Theo ông Duy, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một bộ
phận không nhỏ trẻ em hiện nay có điều kiện sống quá đầy đủ, được cha mẹ


9
quan tâm, lo lắng hết mực nên các em trở nên ích kỷ, không biết quan tâm, chia
sẻ với những người xung quanh. Bên cạnh đó, một số bậc phụ huynh chưa quan
tâm tới việc giáo dục cho trẻ cách sống biết sẻ chia. Đồng thời, việc phối hợp
giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội cũng chưa thực sự hiệu quả nên
những bài học về đạo đức của các em chưa trở thành hiện thực.
Về việc sử dụng các phương pháp giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình,
tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng cần có sự phối hợp mang tính chủ động giữa
trường và xã hội trong việc tác động vào nhận thức của các bậc làm cha mẹ, để
họ thấy được tầm quan trọng của việc “dạy con nên người”. Người gần gũi nhất
với trẻ, nhất là cha mẹ, họ phải làm gương cho con của mình, đừng dạy trẻ bằng
lời nói mà hãy dạy chúng bằng hành động. Cha mẹ phải nêu gương về tính chân
thật, sống thật thà để con cái học tập và noi theo, đừng nói dối con của mình thì
cũng không nghe lời nói dối từ chúng.
Theo tác giả Lê Văn Toàn, giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình có đặc
trưng riêng xuất phát từ tình cảm và thông qua tình cảm, thái độ, việc làm, hành
vi ứng xử của người lớn mà trẻ học tập cách sống, cách nghĩ. Giáo dục hành vi
đạo đức gia đình có phương pháp đặc biệt là thuyết phục, giảng giải, cùng trao
đổi thân tình và làm gương trên cơ sở tình thương yêu của những người ruột thịt.
Những thông tin mà người lớn truyền thụ cho trẻ em trong gia đình được thực
hiện một cách tự nhiên, thân tình, giản đơn và thường được nhắc lại bằng nhiều
cách khác nhau. Một thông tin có khi được thể hiện qua lời nói, có khi được thể
hiện qua những hành vi ứng xử, cũng có khi bằng thái độ và trẻ em học tập,
trưởng thành theo kiểu thấm nhuần dần. Hơn nữa, giáo dục gia đình còn có nội
dung phong phú và đa dạng, bởi vì môi trường gia đình là một môi trường không
thuần nhất (các thành viên của gia đình thường khác nhau về địa vị xã hội, vai
trò, kinh nghiệm sống, tuổi tác, giới tính, học vấn, nghề nghiệp và tính tình ),
nhưng về cơ bản giáo dục gia đình sẽ giúp cho thế hệ trẻ tiếp nhận những kinh
nghiệm, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức và những vai trò xã hội, mà

những tri thức cốt yếu này được truyền thụ bằng con đường tình cảm sau khi đã
qua “bộ lọc” của các thành viên trong gia đình.

10
Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước chúng
tôi nhận thấy:
- Việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đã được quan tâm từ rất lâu trong
gia đình. Cốt lõi là giáo dục cho trẻ các giá trị đạo đức thông qua các mối quan
hệ giữa con người với con người trong cuộc sống, nhằm hình thành những phẩm
chất tốt đẹp ở mỗi cá nhân.
- Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6-11 tuổi là một quá trình toàn vẹn
với hệ thống các thành tố GD: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc,
phương pháp, người được giáo dục và người giáo dục. Là quá trình tác động chủ
đạo của nhà giáo dục và người được giáo dục tự giác, tích cực chuyển hoá những
yêu cầu của các chuẩn mực hành vi đã quy định thành thói quen tương ứng.
- Nội dung và phương thức thể hiện hành vi đạo đức do thực tiễn cuộc
sống và những truyền thống đạo đức quy định, vì vậy không ngừng biến đổi
cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa cho thấy thực trạng việc sử
dụng các biện pháp để giáo dục hành vi đạo đức cho đối tượng từ 6-11 tuổi trong
gia đình hiện nay.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Đạo đức
Trong đời sống mỗi con người, quy luật xã hội tất yếu đòi hỏi họ phải ý
thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong qua khứ, hiện tại và nhu
cầu phải làm gì trong tương lai. Những hoạt động đó chịu sự chi phối của mối
tương quan giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội, cho phép tới một giới
hạn nhất định trong vòng trật tự chung của cộng đồng, của dân tộc nhằm đảm
bảo quyền lợi cho tất cả các thành viên vươn lên tích cực, tự giác, tạo thành động
lực phát triển của xã hội. Đó chính là quy tắc chuẩn mực trong hoạt động của

mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội, để từ đó đánh giá con người có đạo
đức hay phi đạo đức.
Có thể hiểu đạo đức một cách khái quát theo một vài định nghĩa sau:

11
Quan niệm của Duberstin và Linchevski: “Đạo đức là hình thái của sự
nhận thức xã hội, là tất cả những nguyên tắc, những quy định, tiêu chuẩn mà mọi
người tuân theo trong hành vi của mình”.
Quan niệm đạo đức theo lý luận duy vật lịch sử: “Đạo đức là những hình thái
ý thức xã hội, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Đạo đức là tổng hợp
những quan niệm về thiện, ác, trung thực, giả dối, đáng khen, đáng chê, cùng với
những quy tắc phù hợp với những quan niệm đó, nhằm điều chỉnh hành vi của con
người đối với xã hội, đối với giai cấp, đối với Đảng và đối với người khác” [21].
Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì “đạo đức là một trong những hình
thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh
hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng. Căn cứ
vào những chuẩn mực ấy người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan
niệm về thiện và ác, về cái không được làm và về cái nghĩa vụ phải làm. Khác
hẳn với pháp luật, các chuẩn mực đạo đức không ghi thành văn bản pháp quy có
tính cưỡng chế, song đều được mọi người thực hiện do sự thôi thúc của lương
tâm cá nhân và dư luận xã hội” [30].
Trong tâm lý học, đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau:
Nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành
vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến
bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm
điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã
hội và quan hệ với tự nhiên.
Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự

giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội,
với tự nhiên và với cả bản thân mình.
Đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi, quá trình phát triển đạo đức theo Piaget và
Kohnberg lại diễn ra theo các bước tăng dần từ mức thấp nhất là tuân theo,
nghe lời những người có quyền lực (cha mẹ, thầy cô) tiến triển qua nhiều

12
bước, theo lứa tuổi và mức độ phát triển nhận thức, lập luận về đạo đức cho
đến giai đoạn cao nhất là hành xử theo các nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng
xử đạo đức của cá nhân. Như thế phát triển đạo đức ở trẻ nhỏ bắt đàu bằng
quá trình nhập tâm hóa từ ngoài vào trong, rồi rất lâu mới được sự tự giác,
dựa trên ý thức đạo đức, động cơ đạo đức, hành vi và thói quen có ý nghĩa
đạo đức.
Từ những quan điểm, những phân tích trên về đạo đức, chúng tôi đưa ra
cách hiểu của mình về đạo đức như sau:
Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của cá nhân hay nhóm, là hệ thống các qui
tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người,
con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình.
Trong mối quan hệ vô cùng phong phú và phức tạp với thế giới xung
quanh, con người luôn luôn giao tiếp. Nếu thái độ, hành vi của họ phù hợp với
yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng; phù hợp với hạnh phúc và tiến bộ chung
của xã hội thì con người đó được đánh giá là có đạo đức. Ngược lại, hành vi, thái
độ của họ không phù hợp, gây tổn hại tới lợi ích người khác thì bị xã hội lên án,
chê trách và bị coi là thiếu đạo đức.
Chuẩn mực đạo đức của một thế hệ phản ánh thế giới tinh thần, trình độ
văn minh của thế hệ đó. Tiêu chuẩn đạo đức chính là sự kết tinh những gì tinh
tuý nhất, giá trị nhất mà con người đã tích luỹ được trong quá trình phát triển nền
văn hoá nhân loại.
Chuẩn mực đạo đức giúp con người điều chỉnh những mối quan hệ hiện
hữu giữa con người với thế giới xung quanh, những mối quan hệ đó phụ thuộc

vào đặc điểm của chế độ xã hội nên đạo đức luôn mang tính giai cấp. Đạo đức là
một hình thái ý thức xã hội, nó quan hệ mật thiết với các hình thái ý thức xã hội
khác như chính trị, hệ thống quan điểm, tư tưởng, thể hiện lợi ích căn bản của
một giai cấp nhất định.
Đạo đức cũng gắn bó với pháp luật, nó cùng có mục đích, nhiệm vụ nhằm
điều chỉnh đánh giá các mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.
Đạo đức và pháp luật cùng chống lại cái ác, làm điều thiện, xây dựng cuộc sống
bình yên, tươi đẹp.

13
Các giá trị đạo đức truyền thống tồn tại và phát triển trong xã hội dưới
dạng đối lập sau: Thiện và ác; Có lương tâm và bất lương; Có trách nhiệm và vô
trách nhiệm; Có hiếu và bất hiếu; Có nghĩa và bất nghĩa…, chúng đề cao các đức
tính tốt đẹp như: Tính ngay thẳng và lòng trung thực; Tính nguyên tắc và sự kiên
tâm; Tính khiêm tốn và sự lễ độ; Tính hào hiệp và sự tế nhị; Tính tiết kiệm và sự
giản dị; Lòng dũng cảm và phẩm chất anh hùng…
Từ góc độ tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, giá trị được hiểu là sản
phẩm vật chất và tinh thần của con người, nhóm người, cộng đồng dân tộc và
loài người làm ra; là phẩm giá, phẩm chất của con người, nhóm người, cộng
đồng, dân tộc và loài người; là biểu hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ
lợi ích, đánh giá đối với tồn tại xung quanh [13. 131-139].
Cho dù ở giai đoạn nào của lịch sử thì nét chung của đạo đức vẫn là
hướng tới cái thiện, chống lại cái ác, hướng tới quan hệ đẹp đẽ giữa con người
với con người, con người với tự nhiên và xã hội; đồng thời cũng là khẳng định
sự tự tu dưỡng giáo dục của mỗi cá nhân.
1.2.2. Hành vi đạo đức
1.2.2.1. Khái niệm hành vi
Khái niệm “hành vi” được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Theo từ điển tâm lý học, hành vi chỉ mọi phản ứng của động vật khi bị
một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và hành vi

có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về
tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kihs thích cũng như phản ứng đều là
những hiện tượng có thể quan sát được. Khi nhấn mạnh định hướng mục tiêu thì
gọi là hành vi [40], [41]. Như vậy khái niệm hành vi đồng nhất giữa hành vi
người và hành vi động vật và coi đó là những phản ứng được thể hiện bằng cử
chỉ, hành động nhất định khi có kich thích từ môi trường.
L.S Vygotxky [15] cho rằng, hành vi con người được hiểu là quá trình
nắm lấy các chức năng tâm lý xã hội của bản thân, tức là hành vi được hiểu là
hoạt động nhằm vào bản thân để tổ chức hành vi của mình, đồng thời tham gia
vào các hoạt động bên ngoài, tác động đến những đối tượng bên ngoài hoặc
những người khác. Theo ông, muốn có được hoạt động tâm lý bên trong thì

14
trước hết phải tổ chức được hình thức bên ngoài của nó và trẻ em sẽ hoạt động
trên những đối tượng bên ngoài ấy rồi chuyển vào trong thành tâm lý, ý thức.
Cấu trúc chung ấy là cơ sở quan trọng cho quá trình chuyển hóa “từ ngoài vào
trong” và “từ trong ra ngoài”. Đồng thời ông chỉ rõ hành vi người và hành vi
động vật là hoàn toàn khác nhau “ở động vật chỉ có hai loại hành vi kinh
nghiệm di truyền và kinh nghiệm di truyền kết hợp tự tạo; còn ở người, ngoài
hai loại kinh nghiệm đó còn có kinh nghiệm kép (lao động), kinh nghiệm lịch
sử, kinh nghiệm xã hội”. Hành vi của con người có công thức bao gồm kinh
nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm kép và được hiểu ngầm là
hoạt động của con người. Còn ý thức được coi là thực tại khách quan, có chức
năng điều chỉnh đối với hành vi, ý thức là một mặt của hoạt động.
Mỗi cá nhân đều sống trong một tập thể xã hội và có quan hệ với những
người xung quanh trong những mối tác động qua lại nhất định. Sự tác động qua
lại giữa người này với người khác, hay giữa con người với các sự việc, hoàn
cảnh xung quanh được thể hiện bởi một hành động đơn lẻ hay các hành động
phối hợp được gọi là hành vi. Như vậy hành vi của con người được hiểu là một
hành động hay nhiều hành động phức tạp trước một sự việc, hiện tượng mà các

hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ
quan và khách quan. Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hành vi của một
người như trình độ văn hóa, phong tục tập quán cộng đồng, kinh tế xã hội, chính
trị, luật pháp, nguồn lực, kỹ năng, phương tiện kỹ năng, thông tin… Mỗi hành vi
của một người là biểu hiện của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là kiến thức, niềm
tin, thái độ, cách thực hiện hành động (hay kỹ năng) của người đó trong một hoàn
cảnh hay tình huống cụ thể nào đó. Một hành vi có thể thấy ở một cá nhân, cũng
có thể thấy trong thực hành của một nhóm cá nhân hay cả một cộng đồng. Hành vi
được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài có thể trở thành thói quen.
Tâm lý học Macxit quan niệm hành vi của con người là “cuộc sống”, “lao
động thực tiễn” tức là hoạt động. Hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của
hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể, của nhân
cách [18].

15
Hành vi của cá nhân được hình thành trong quá trình sống, trong môi trường
xã hội, là do kết quả của sự giáo dục. Do đó trong hành vi của mình, mỗi người
thường phải tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội nhất định, mặc
dù không phải luôn luôn làm được đúng như vậy. Sự thống nhất giữa những hiểu
biết về đạo đức với hành vi đạo đức là tiêu chí đánh giá con người có đạo đức cao.
Đó là đích hướng tới trong công tác giáo dục hành vi của mỗi nhân cách.
Chính vì vậy, tâm lý học coi con người là một chủ thể tích cực chứ không
phải là một cá thể chỉ thích nghi thụ động với môi trường bên ngoài theo kiểu
con vật. Hành vi của con người bao giờ cũng có mục tiêu, mục đích và thông qua
sự thúc đẩy của động cơ. Để thấy rõ quá trình tâm lý làm xuất hiện hành vi cá
nhân, hay nói cách khác xem xét nguồn gốc và nguyên nhân xuất hiện hành vi
của con người, có thể khái quát:
“Nhu cầu tạo nên động cơ thúc đẩy hành vi, hành vi bao giờ cũng hướng
đến mục đích. Mục đích là đối tượng của nhu cầu mà con người cần thỏa mãn,
chiếm đoạt, sử dụng, xác lập, sở hữu, hoặc giải phóng con người” [19.305]

Như vậy hành vi tuy là những cái biểu hiện ra bên ngoài (cử chỉ, lời nói, ánh
mắt, vẻ mặt…) nhưng lại thống nhất với cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách.
Là sự thống nhất giữa hình thức bên ngoài và nội dung tâm lý bên trong. Hành vi
bên ngoài chỉ là biểu hiện của một đời sống tâm lý bên trong của nhân cách.
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả cho phép chúng ta xác định một số
vấn để đối với việc giáo dục hành vi sau đây:
- Hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều
chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể, của nhân cách. Cho nên, nhà
giáo dục phải đặt vấn đề giáo dục cả hình thức bên ngoài lẫn bên trong của
hành vi. Tức là, vấn đề hình thành hành vi cần được xem xét là hai mặt thống
nhất của một quá trình giáo dục.
- Hành vi con người có tính mục đích và có nghĩa, tức là cùng một lúc
tính đến cả chủ thể lẫn thực tại. Điều đó cho thấy, con người chịu tác động của
môi trường sống, nên nhà giáo dục không được coi nhẹ vấn đề hình thành khả
năng thích nghi với môi trường của đứa trẻ. Tuy vậy, yếu tố quyết định hành vi

×