Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 133 trang )

Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM THỊ THỤC OANH


NHU CẦU ĐỘC LẬP CỦA
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC




Hà Nội - 2013
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM THỊ THỤC OANH

NHU CẦU ĐỘC LẬP CỦA
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 80


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THANH NGA


Hà Nội – 2013

Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

5

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ 8
MỞ ĐẦU 9
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 9
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 10
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 11

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 11
3.2. Khách thể nghiên cứu 11
3.2.1. Khách thể chính 11
3.2.2. Khách thể phụ 11
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 11
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 12
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
6.1. Giới hạn về nội dung 12
6.2. Giới hạn về khách thể 12
7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
7.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu 13
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 13
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU ĐỘC LẬP CỦA NGƢỜI
CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT 15
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành
niên vi phạm pháp luật 15
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

6

1.1.1. Một số nghiên cứu về nhu cầu 15
1.1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu độc lập 17
1.1.3. Những nghiên cứu về nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên 22
1.2. Một số khái niệm liến quan đến đề tài nghiên cứu 24
1.2.1. Khái niệm nhu cầu và nhu cầu độc lập 24
1.2.2. Khái niệm vi phạm pháp luật 26
1.2.3. Khái niệm ngƣời chƣa thành niên và ngƣời chƣa thành niên vi phạm
pháp luật 30
1.3. Đặc điểm nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên 34

1.4. Một số biểu hiện nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên 39
1.4.1 Biểu hiện nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên ở mặt nhận thức 39
1.4.2 Biểu hiện nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên ở mặt thái độ 41
1.4.3. Biểu hiện nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên trong hành động 42
1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên
49
1.5.1. Một số yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa
thành niên 49
1.5.2. Một số yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến nhu cầu độc lập của ngƣời
chƣa thành niên 51
CHƢƠNG 2 . TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
2.1. Nghiên cứu lý luận 53
2.2. Nghiên cứu thực tiễn 53
2.2.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi 53
2.2.2. Giai đoạn điều tra thử 56
2.2.3. Giai đoạn điều tra chính thức 57
2.2.4. Giai đoạn xử lí kết quả 63
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

7

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐỘC LẬP CỦA
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN CÓ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT 65
3.1. Thực trạng biểu hiện nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên vi phạm
pháp luật ở mặt nhận thức 65
3.1.1 Thực trạng sự hiểu biết của ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật về
tính độc lập 66
3.1.2. Thực trạng nhận thức của ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật về
nhu cầu độc lập 68
3.2. Thực trạng biểu hiện nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên vi phạm

pháp luật ở mặt cảm xúc 70
3.3. Thực trạng biểu hiện nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên vi phạm
pháp luật ở mặt hành động 76
3.3.1. Thực trạng nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp
luật biểu hiện trong mối quan hệ với cha mẹ 76
3.3.2. Thực trạng nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp
luật biểu hiện trong mối quan hệ với bạn bè 80
3.3.3. Thực trạng nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp
luật biểu hiện trong việc chấp hành những quy định chung 83
3.4. Thực trạng một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa
thành niên vi phạm pháp luật 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
PHỤ LỤC 104
PHỤ LỤC 1: CÁC LOẠI BẢNG HỎI 105
PHỤ LỤC 2: ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA BẢNG HỎI 116
PHỤ LỤC 3: BẢNG TỈ LỆ PHẦN TRĂM CÁC ITEMS TRONG BẢNG
HỎI- TÍNH THEO SPSS 18.0…………………………………………… 119

Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ

1. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang
Bảng 2.1: Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu 59
Bảng 3.1: Sự hiểu biết của người chưa thành niên vi phạm pháp luật về tính
độc lập 66
Bảng 3.2: Nhận thức của người chưa thành niên vi phạm pháp luật về nhu
cầu độc lập 68

Bảng 3.3: Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật thể
hiện ở mặt thái độ 72
Bảng 3.4: Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật
trong quan hệ với cha mẹ 77
Bảng 3.5: Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật
trong mối quan hệ với bạn bè 81
Bảng 3.6: Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật
biểu hiện trong việc thực hiện những quy định chung 84
Bảng 3.7: Ý kiến của các cán bộ đang công tác tại trường giáo dưỡng số về
một số yếu tố tác động đến nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi
phạm pháp luật 86

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thực trạng biểu hiện nhu cầu độc lập của người chưa thành niên
vi phạm pháp luật ở mặt thái độ (theo tỷ lệ %) 75


Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

9

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong những năm gần đây, ở nước ta tình trạng vi phạm pháp luật
của người chưa thành niên ngày một gia tăng. Theo báo cáo tình hình vi phạm
pháp luật ở lứa tuổi chưa thành niên trong 5 năm (từ năm 2006 đến năm 2010)
cả nước đã phát hiện gần 500 vụ với gần 76 nghìn người chưa thành niên vi
phạm pháp luật tăng hơn 3.000 vụ so với 5 năm trước đó. Đáng chú ý là tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật của

người chưa thành niên ngày càng nghiêm trọng. Chẳng hạn nếu như trước đây
các loại hành vi vi phạm pháp luật mà người chưa thành niên thực hiện là
trộm cắp tài sản, gây rối, đánh nhau thì gần đây mức độ vi phạm có chiều
hướng đặc biệt nguy hiểm vượt qua giới hạn của tuổi chưa thành niên, đó là
một số loại án tăng cao như “cướp giật tài sản” chiếm 63,85%, giết người tăng
38,7% về số người vi phạm pháp luật (nguồn từ Bộ Công an). Tình trạng vi
phạm pháp luật do người chưa thành niên gây ra còn đi sâu vào trong học
đường- môi trường giáo dục con người và nhân cách con người- thể hiện ở
những hành vi học sinh chống đối thầy cô giáo, đâm chém nhau, xô sát, tham
gia đua xe và tổ chức đua xe trái phép, đánh bạc, Thực tế này đã và đang là
một mối hiểm họa rất lớn không chỉ đối với xã hội nói chung mà còn cả với
môi trường giáo dục, đe dọa cả sự bền vững trong mỗi gia đình nói riêng.
Chính vì vậy, để giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội thì vấn đề đấu
tranh phòng và chống tình trạng vi phạm pháp luật do người chưa thành niên
thực hiện nay càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết.
1.2. Hiện nay công tác đấu tranh phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp
luật ở người chưa thành niên tuy đã đạt được nhiều thành tích nhất định
nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Hầu hết công tác giáo dục các em chỉ tập trung
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

10

vào các nguyên nhân thuộc về yếu tố kinh tế- xã hội chi phối hành vi vi phạm
pháp luật của người chưa thành niên mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, giáo
dục các em từ khía cạnh tâm sinh lý, từ môi trường xã hội của chính bản thân
những người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Do sự phát triển nhanh về số
lượng vụ án vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện và tính
chất phức tạp của những hành vi này nên công tác giáo dục, cảm hóa những
người chưa thành niên vi phạm pháp còn nhiều thiếu xót, thực tế còn có chỗ
này, chỗ kia đôi lúc còn chưa phù hợp.

1.3. Các mô hình trường giáo dưỡng ở Việt Nam hiện nay chưa có
những chuyên gia được đào tạo bài bản, những trung tâm tư vấn tâm lý- xã
hội như: công tác xã hội, tư vấn pháp luật, tư vấn về lĩnh vực vi phạm pháp
luật của người chưa thành niên, về trợ giúp tâm lý, Thực tế cho thấy, nguyên
nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên phần
lớn là từ gia đình, từ xã hội; cần phải giáo dục các em, thay đổi tâm lý của các
em. Một mô hình giáo dục tốt dành cho người chưa thành niên vi phạm pháp
luật là cần đi sâu tìm hiểu những đặc điểm tâm lý, những nhu cầu thực sự của
các em, những nhu cầu chi phối động cơ và là yếu tố thúc đẩy hành vi vi
phạm pháp luật của các em. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi
phạm pháp luật trên bình diện tâm lý học.

Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài “Nhu cầu độc lập của
người chưa thành niên vi phạm pháp luật” là một yêu cầu cấp bách và cần
thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thiết thực trong
công tác đấu tranh phòng ngừa, giáo dục những người chưa thành niên vi
phạm pháp luật.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Làm rõ những biểu hiện của nhu cầu độc lập của người chưa thành
niên vi phạm pháp luật, chỉ ra thực trạng của vấn đề.
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

11

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào việc phòng ngừa và
ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi
phạm pháp luật.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể điều tra: 225 người gồm:
3.2.1. Khách thể chính
Người chưa thành niên vi phạm pháp luật đang được giáo dục tại
Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình do Cục V26 – Bộ Công an quản lý, gồm:
- 60 em (điều tra thử);
- 125 em (điều tra chính thức);
- 03 em (phỏng vấn sâu);
Tổng số: 188 em.
3.2.2. Khách thể phụ
37 Cán bộ giáo dưỡng đang làm việc tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh
Bình.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Nhu cầu độc lập là một dạng nhu cầu nhằm đảm bảo cho mỗi con
người có thể tồn tại và phát triển, đối với người chưa thành niên thì nó trở
thành một dạng nhu cầu đặc biệt . Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên
vi phạm pháp luật biểu hiện ở mức độ cao và có những đặc trưng riêng, đó là
những nhu cầu độc lập hình thành cũng như phát triển dựa trên sự nhận thức
và giá trị lệch chuẩn. Vì vậy, nhu cầu độc lập của các em chỉ trở thành một
trong những yếu tố chi phối hành vi vi phạm pháp luật của các em khi những
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

12

nhu cầu đó đi ngược lại với những giá trị chung, tùy vào hoàn cảnh, tình
huống cụ thể mà các em trải qua.
- Việc định hướng giá trị, giáo dục của gia đình, nhà trường và cộng
đồng có thể tác động phần nào làm thay đổi nhận thức giúp người chưa thành

niên vi phạm pháp luật bước đầu nhận thức được những điểm chưa tích cực,
giảm bớt mặc cảm. Từ đó có sự chuyển biến nhất định mang tính tích cực về
tư tưởng và yên tâm học tập, lao động tốt hơn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nhu cầu độc lập của
người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
- Khảo sát thực trạng nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi
phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào
việc phòng ngừa, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật một cách
hiệu quả.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về nội dung
Nhu cầu độc lập của con người là một vấn đề rất rộng. Do đó, chúng tôi
chỉ nghiên cứu, tìm hiểu một số biểu hiện của nhu cầu độc lập ở người chưa
thành niên vi phạm pháp luật.
6.2. Giới hạn về khách thể
Người chưa thành niên vi phạm pháp luật là đối tượng rất rộng và khó
tiếp cận. Do đó, chúng tôi chỉ chủ yếu điều tra, khảo sát những người chưa
thành niên vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính đang theo học tại Trường
giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

13

7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Việc nghiên đề tài dựa trên cơ sở lý luận của tâm lý học nhân cách và
tâm lý học xã hội. Trên cơ sở đó, đề tài còn dựa trên những nguyên tắc cơ bản
sau:
- Nguyên tắc phát triển: Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên

luôn được xem là những đặc điểm có tính luôn vận động, nảy sinh, phát
triển,
- Nguyên tắc hoạt động giao tiếp: Chúng tôi tiến hành phân tích thực
tiễn, xuất phát từ quan điểm cho rằng, tâm lý con người được hình thành trong
hoạt động và giao tiếp. Do đó, muốn tìm hiểu rõ về nhu cầu độc lập của người
chưa thành niên vi phạm pháp luật phải nghiên cứu thông qua hoạt động thực
tiễn của họ trong hoạt động học tập, sinh hoạt và trong quan hệ với những
người khác.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Con người là một thực thể xã hội, hành
vi của họ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau- yếu tố cá nhân và yếu
tố xã hội. Khi nghiên cứu về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi
phạm pháp luật luôn đặt trong mối quan hệ với môi trường, với nhóm xã hội
mà họ tham gia vào. Tuy vậy, trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác
nhau, có yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, có yếu tố ảnh hưởng gián tiếp, có yếu tố
ảnh hưởng chính, có yếu tố chỉ là yếu tố thúc đẩy. Chính vì lẽ đó, việc xác
định đúng vai trò của từng yếu tố là một yêu cầu không thể thiếu trong việc
đưa ra những hướng giáo dục phù hợp sự phát triển nhu cầu độc lập của người
chưa thành niên vi phạm pháp luật. Đối với lứa tuổi chưa thành niên, sự phát
triển tâm lý chịu sự ảnh hưởng rất lớn của gia đình, nhà trường và bạn bè.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể (được trình bày chi tiết ở chương 2).
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

14

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp thống kê toán học.

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, bao gồm;
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu độc lập của người chưa thành
niên vi phạm pháp luật.
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn nhu cầu độc lập của người
chưa thành niên vi phạm pháp luật.














Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

15

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU ĐỘC LẬP CỦA
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa

thành niên vi phạm pháp luật
1.1.1. Một số nghiên cứu về nhu cầu
Nhu cầu là một vấn đề đã được nhiều nghiên cứu về tâm lý học đề cập
đến từ rất lâu. Và cũng có không ít những học thuyết khác nhau giải thích về
nhu cầu. Dưới đây, chúng tôi xin đề cập đến các lý thuyết về nhu cầu của một
số học giả:
- Thuyết nhu cầu của A. Maslow
Abraham Maslow (1908- 1970) là một nhà tâm lý học Mỹ đã xây dựng
nên học thuyết về nhu cầu của con người và phát triển thuyết này vào những
năm 50 của thế kỉ 20 giúp cho sự hiểu biết của nhiều nhà nghiên cứu sau này
về nhu cầu của con người thêm phong phú. Đây là một trong những học
thuyết thông dụng nhất được dùng để giải thích về động cơ hoạt động của con
người. Theo ông, nhu cầu của con người là một chuỗi liên tiếp các nhu cầu từ
bậc thấp đến bậc cao, trong đó mỗi nhu cầu của con người trong hệ thống thứ
bậc đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó. Hay theo nguyên tắc của nhu cầu thì
nhu cầu bậc thấp không được thoả mãn, cá nhân đó có thể tiến lên bước phát
triển tiếp theo. Theo ông, mỗi cá nhân có năm loại nhu cầu chủ yếu như sau:
Nhu cầu cơ thể - đó là những nhu cầu gắn với các yếu tố sinh lý như đói, khát,
rét, ăn mặc, ở…; nhu cầu được an toàn – đó là nhu cầu tránh sự nguy hiểm về
thân thể, không muốn bị đau đớn, tổn thương, được bảo vệ và ổn định, sự đe
dọa mất việc làm, mất tài sản…; nhu cầu xã hội (nhu cầu quan hệ, giao tiếp)
– đó là nhu cầu được giao lưu với người khác, được cho và nhận những tình
cảm yêu thương…; nhu cầu được tôn trọng – đó là sự tự trọng và được tôn
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

16

trọng, khao khát thành công, có sức mạnh và niềm tin, có khả năng tự giải
quyết các công việc của mình, khao khát được nhìn nhận, được đánh giá, lòng
tự trọng, giá trị bản thân, sự độc lập và thành quả, và tôn trọng từ những

người khác…; nhu cầu tự khẳng định, tự thỏa mãn – đó là mong muốn thể
hiện hết khả năng, bộc lộ tiềm năng của mình ở mức độ tối đa để thực hiện
mục tiêu nào đó, nói cách khác đó là nhu cầu muốn hiện thực hóa các tiềm
năng của mình, phát triển bản thân bằng cách theo đuổi những lý tưởng của
mình, khả năng tự bộc lộ, sáng tạo, tìm kiếm bản sắc và ý nghĩa trong cuộc
sống…Tháp nhu cầu của Abraham Maslow bao gồm cả những nhu cầu sinh
học và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, theo tác giả Phan Trọng Ngọ thì đặc điểm
của các mức độ nêu trên là hết sức vô định [23, tr.376].
- Thuyết hai yếu tố của Herzberg
Ông đưa ra hai khái niệm quan trọng là:
+ Các yếu tố thúc đẩy (A) chính là các nhu cầu ở thứ hạng cao như nhu
cầu được thừa nhận, những hứng thú của bản thân, trách nhiệm và nhu cầu
được nâng cao cuộc sống. Đó là các yếu tố thúc đẩy mang tính quyết định đến
sự thoả mãn và quá trình tiến hành công việc.
+ Các yếu tố duy trì (B) chính là các nhu cầu ở thứ hạng thấp hơn như
tiền lương, điều kiện sống, quan hệ với mọi người xung quanh.
Ông cho rằng các yếu tố duy trì tự nó không thể trở thành động cơ thúc
đẩy nhưng nó có thể làm hạn chế sự xuất hiện nhu cầu ở các yếu tố thúc đẩy.
Như vậy, nghiên cứu về nhu cầu hiện nay có hai tác giả lớn có những
luận điểm sâu sắc và khái quát về nhu cầu và những đặc điểm đặc trưng của
nhu cầu. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ hướng đến việc xem xét nhu
cầu dưới góc độ sinh lý là chủ yếu (thuyết nhu cầu của A. Maslow), còn
thuyết hai yếu tố của Herzberg lại ít đề cập đến những khía cạnh tâm lý xã hội
của nhu cầu.
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

17

1.1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu độc lập
Nghiên cứu về nhu cầu độc lập là công việc được nhiều nhà khoa học

quan tâm. Nhu cầu độc lập lần đầu tiên được các nhà Triết học cổ Hy Lạp đưa
ra và cho rằng mỗi cá nhân cần tìm hiểu những tiềm năng, hạn chế, những
điểm mạnh và yếu của mình. Dựa trên cơ sở kiến thức này, cá nhân có khả
năng nhận thức, duy trì sự kiểm soát và điều chỉnh bản thân mình theo hướng
tự mình đưa ra mục tiêu. Theo quan niệm Triết học cổ đại Hy Lạp, người độc
lập là một người có thể tạo ra và thiết kế những quy tắc sống cho bản thân
mình [dẫn theo 18; tr 39].
Các tác giả L.K. Brendtro, M. Brokenleg và S. V. Bockern (1990) khi
nghiên cứu nền văn minh của người da đỏ cách đây hàng ngàn năm ở Mỹ đã
xác minh rằng người da đỏ ở Mỹ đã biết đưa ra một sơ đồ mục tiêu gọi là
"vòng tròn dũng cảm". Trong đó, người da đỏ tin rằng chỉ có thể tạo ra con
người dũng cảm (con người có nhân cách- theo quan niệm hiện nay) nếu
người đó được giáo dục đủ bốn đức tính: độc lập (independence), hào phóng
(generosity), được phụ thuộc (belonging) và khả năng hoàn thiện tri thức
(mastery). Trong giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng, người da
đỏ đã có lý khi cho rằng nhà giáo dục, những bậc cha mẹ cần xác định mục
tiêu khi dạy dỗ con, muốn con trở thành người dũng cảm, thành người nhân
cách hoàn chỉnh thì nhu cầu độc lập (độc lập với người khác) là một thành
phần không thể thiếu được bên cạnh nhu cầu được phụ thuộc (thuộc vào một
nhóm xã hội nào đó: gia đình, bạn bè, ), nhu cầu cởi mở hào phóng và khả
năng học hỏi để có tri thức [dẫn theo 18, tr 40] .
Như vậy, khái niệm độc lập đã xuất hiện và phát triển trong những
quan điểm triết học từ hàng nghìn năm trước công nguyên. Một trong những
đặc điểm tính nhân văn của con người là con người được quyền và có khả
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

18

năng tự quyết định hành vi và lối sống của mình. Con người cần được độc lập
sống theo cách mà họ quyết định trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.

Trong thuyết về nhu cầu của mình, A.Maslow căn cứ trên năm nhu cầu
cơ bản được sắp xếp theo thứ bậc. Nhóm nhu cầu tự thực hiện là nhu cầu có
thứ bậc cao nhất ở con người thể hiện khát vọng và đầy đủ nhất về giá trị con
người. Về sau, A.Maslow có phát triển thuyết nhu cầu mình thêm các nhu cầu
thuộc các thứ bậc cao hơn như: Nhu cầu thẩm mỹ - đó là sự mong muốn
thưởng thức và thể hiện cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp; Nhu cầu sáng
tạo- đó là sự mong muốn được sáng tạo và được người khác thừa nhận những
giá trị, những cái do cá nhân sáng tạo ra. Theo Maslow thì nhu cầu phát triển
ở mức độ cao là nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu sáng tạo.
Trong các cấp cụ thể thì nhu cầu tự khẳng định được thể hiện thành 15
nhu cầu cụ thể như sau: Nhu cầu cảm nhận hiện thực khách quan một cách có
hiệu quả; nhu cầu có năng lực tự nhận thức, tự khẳng định; nhu cầu tập trung
tư tưởng rất cao; nhu cầu độc lập cao; nhu cầu tự chủ; nhu cầu về sự năng
động; nhu cầu về sự tự hào và vui mừng trong thành đạt; nhu cầu về niềm vui
xã hội, sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ người khác; nhu cầu giao tiếp tốt;
nhu cầu về sự dân chủ; nhu cầu về tính mục đích cao; nhu cầu về tính sáng
tạo; nhu cầu về óc phê phán; nhu cầu thích tính mới mẻ; nhu cầu về sự hài hước.
Trong hệ thống nhu cầu thứ bậc của Maslow, thì nhu cầu độc lập nằm
trong nhóm nhu cầu tôn trọng (được tự trọng, được độc lập, được công nhận
có địa vị). Do đó, con người sống trong xã hội có nhu cầu được đánh giá cao,
bền vững và có cơ sở vững chắc về mình từ phía người khác vì sự tự tôn trọng
và sự tự đánh giá về mình. Khi nói về tính bền vững dựa trên khả năng tự
đánh giá, Maslow cho rằng điều này dựa trên khả năng và thành tích có thực
và dựa trên sự tôn trọng của những người khác. Những nhu cầu này được
Maslow chia thành hai nhóm:
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

19

- Nhóm thứ nhất: những mong muốn có sức mạnh, có thành tích, tự tin

khi đối diện với thế giới, muốn được độc lập và tự do với người khác.
- Nhóm thứ hai: Những mong muốn có được danh tiếng hay uy tín (tức
sự kính trọng hay tôn trọng của người khác), tự thừa nhận, sự chú ý, tầm
quan trọng hay sự cảm kích [dẫn theo 18, tr 41].
Có thể nói, lòng tự trọng là một nét tính cách đặc biệt quan trọng và
bền vững có liên quan chặt chẽ với những thuộc tính nhân cách của cá nhân.
Con người có lòng tự trọng cao thường độc lập hơn, ít bị cám dỗ; người có
lòng tự trọng thấp thường biểu hiện khuynh hướng xu thời. Có những tư liệu
nói về mối quan hệ giữa lòng tự trọng của nhân cách và thái độ nhân cách đối
với người khác: con người có thái độ tích cực đối với mình, thường được cả
những người xung quanh "thừa nhận"; trong khi đó, nếu họ có thái độ phủ
định đối với bản thân thì thường biểu lộ thái độ không thân thiện, thiếu tin
tưởng đối với người khác. Điều này chứng minh sự hài lòng khi được độc lập
và tự đánh giá làm người ta có cảm giác tự tin, có giá trị, sức mạnh, đủ năng
lực và toàn vẹn khi trở thành người có ích và cần thiết trong cuộc sống. Việc
ngăn cản hoặc hạn chế đáp ứng những nhu cầu này sẽ tạo ra mặc cảm yếu
đuối, thấp kém và sự bất lực. Những cảm giác này sẽ dẫn đến chỗ nản chí, tổn
thương hoặc lo âu.
Một khía cạnh khác của nhu cầu độc lập còn được Maslow đề cập đến
trong nhóm nhu cầu tự khẳng định, tự thực hiện. Những con người này đã
chuyển động vượt ra ngoài những nhu cầu cơ bản của con người để tìm kiếm
sự phát huy đầy đủ tiềm năng của mình, còn gọi là sự ý thức đầy đủ về bản
thân (self- actualizatinon)- một con người có ý thức đầy đủ về mình, tự nhận
thức được mình, tự chấp nhận, thì nhiệt tình với xã hội, có tính sáng tạo,
không gò bó, sẵn sàng tiếp nhận cái mới và sẵn sàng chấp nhận thử thách-
không kể các phẩm chất tích cực khác. Những lý thuyết này của Maslow có
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

20


giá trị trong ứng dụng trị liệu và giáo dục nhiều hơn so với thúc đẩy nghiên
cứu tâm lý. Đối với Maslow, sức mạnh trung tâm của động cơ đối với con
người là nhu cầu lớn lên mang tính bẩm sinh và mong muốn thể hiện những
tiềm năng cao nhất của mình. Nhấn mạnh tới khía cạnh tích cực là phù hợp
với một định hướng mới nhằm vào việc giúp cho những người bình thường
thành đạt các tiềm năng của mình thay vì làm rối trí những người ít có khả
năng như vậy [16, tr. 373-374]. Như vậy, trong nhóm nhu cầu tự khẳng định,
nhu cầu tự thực hiện đã nêu rất rõ về nhu cầu độc lập đó là cá nhân có khả
năng độc lập trong hoạt động và cuộc sống.
Học thuyết của Maslow vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Có quá ít chứng cứ để chứng minh có năm lớp nhu cầu khác nhau.
- Trên thực tế, khó có thể chứng minh được rằng khi một nhu cầu đã
được thoả mãn thì nó không còn sức hấp dẫn nữa (tức là không còn là động
lực để kích thích hoạt động).
- Những tham số như tuổi tác, tính cách, văn hoá, điều kiện sống cũng
ảnh hưởng một cách tương đối đến từng cá nhân khác nhau.
Cho dù có những hạn chế nhất định, nhưng không thể phủ nhận công
lao của Maslow, mô hình năm giai đọan của nhu cầu của Maslow vẫn là một
trong những lý thuyết được áp dụng phổ biến nhất trong việc nghiên cứu các
cơ chế thuộc lĩnh vực nhu cầu và động cơ kích thích hoạt động của con người.
Ông đó chỉ ra được nguồn gốc sinh học của các nhu cầu và khẳng định khả
năng tự bảo vệ, tự điều chỉnh và tự hoàn thiện của con người.
Như vậy, nhu cầu độc lập là một trong những nhu cầu bậc cao của con
người, nằm ở nhóm nhu cầu tôn trọng và nhu cầu tự thực hiện- đó là nhu cầu
có sức mạnh, mong muốn thành đạt tích cực, tự tin, được độc lập với người
khác, độc lập trong hoạt động và cuộc sống.
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

21


Theo một hướng tiếp cận khác về nhu cầu độc lập, đó là cách tiếp cận
động cơ chi phối hành vi con người, các tác giả Henry Muray và David
McClelland sử dụng khái niệm nhu cầu độc lập cho một loại động cơ tâm lý,
giống như một lực thúc đẩy và cho rằng nhu cầu độc lập là "để ngăn cản ảnh
hưởng, bất chấp một quyền lực hoặc tìm kiếm sự tự do trong một vị trí mới"
[dẫn theo 18, tr 43].
Tâm lý học coi thái độ là một thành phần trong cấu trúc nhân cách của
mỗi cá nhân. "Môi trường" ở đây chính là hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh xung
quanh, hoạt động của con người chịu sự quy định của các điều kiện hiện có và
cụ thể. Dưới góc độ tâm lý học xã hội, nhu cầu độc lập là một trong các thuộc
tính tâm lý của nhân cách khi xét cá nhân trong mối quan hệ liên nhân cách,
đó là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa các
nhóm, Do đó, có thể hiểu: Nhu cầu độc lập là cá nhân mong muốn tự hành
động, tự đưa ra quyết định theo cách thức mà họ cho rằng phù hợp nhất với
nhận thức và thái độ của bản thân hơn là để thỏa mãn những đòi hỏi từ phía
người khác và từ phía xã hội.
Nhu cầu độc lập được nảy sinh trên cơ sở cá nhân ý thức được "mình
muốn cái gì", và ý thức được "mình là ai". Tức là con người tự ý thức được về
quá trình hoạt động của bản thân thể hiện sự tự ý thức về động cơ, mục đích
và phương thức thực hiện hành động. Khi xuất hiện một nhu cầu cụ thể nào
đó, con người sẽ hướng vào việc tìm kiếm phương thức và điều kiện có thể
thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu xuất hiện với cường độ mạnh, thúc đẩy con
người hoạt động nhăm thỏa mãn nó. Khi nhu cầu không được thỏa mãn thì ở
chủ thể sẽ xuất hiện trạng thái căng thẳng, những xúc cảm âm tính [33].
Như vậy, nhu cầu độc lập ở đây đồng nghĩa với việc cá nhân tự hành
động và tự đưa ra ý kiến riêng của mình mà không muốn bị ảnh hưởng từ
người khác. Nhu cầu độc lập thể hiện ra bằng hành vi, là mong muốn được tự
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

22


do di chuyển, nói và làm cái mà họ muốn, là sự gắn kết hoạt động với thành
tích, với quá trình làm việc. Nhu cầu độc lập được biểu lộ ra bên ngoài bằng
hành vi dựa trên hệ thống những giá trị và chân lý của một cá thể, dựa trên hệ
thống những giá trị rõ ràng tùy theo cái mà người đó có thể tự nhìn nhận sự
việc theo kinh nghiệm sống của mình.
1.1.3. Những nghiên cứu về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên
Khi nói về tính phức tạp trong sự độc lập của người chưa thành niên,
nhà nghiên cứu người Mỹ Jonh W. Santrock cho rằng với hầu hết cá nhân,
khái niệm độc lập bao hàm sự tự định hướng và tự lập. Nhưng độc lập thực sự
là gì? Nó là một đặc tính nhân cách bên trong đặc trưng cho khả năng kháng
lại những ảnh hưởng của cha mẹ? Nó là khả năng ra những quyết định và chịu
trách nhiệm đối với bản thân? Nó ngụ ý những hành vi nhất quán trong tất cả
mọi khía cạnh cuộc sống của trẻ vị thành niên bao gồm học hành, tài chánh,
hẹn hò và những quan hệ bạn đồng trang lứa.[28, tr.111].
Theo tác giả thì một khía cạnh trong sự độc lập là độc lập trong cảm
xúc, khả năng dứt bỏ sự phụ thuộc như hồi bé vào cha mẹ. Trong quá trình
phát triển sự độc lập về cảm xúc, trẻ vị thành niên dần dần thôi lí tưởng hóa
cha mẹ mình mà chấp nhận họ chỉ là những con người bình thường có chức
năng làm bố làm mẹ, và ngày càng ít phụ thuộc vào họ để được nâng đỡ về
mặt cảm xúc [28, tr.111].
Nói về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên, tác giả Lâm Anh
Huyền có cách nhìn như sau: "Chúng thấy mình không còn là những đứa trẻ
thơ ngây thời thơ ấu làm gì cũng chịu sự kiểm soát của cha mẹ. Chúng thấy
mình lớn lên, tưởng như mình đã trưởng thành và cho rằng mình có thể tự
lập Nhất là trong suy nghĩ, tình cảm riêng tư, chúng mong muốn bố mẹ,
người lớn tôn trọng chúng, coi chúng như thực sự đã trưởng thành. Những sự
rầy la, chửi mắng của cha mẹ chỉ càng làm chúng ức chế và cho rằng mình
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật


23

đang bị coi thường." Tác giả còn cho rằng "đây là vấn đề nhạy cảm nhất, đòi
hỏi cha mẹ phải hết sức thận trọng để tránh xảy ra những bất hoà trong quan
hệ gia đình" [15, tr.188- 189]. Đọc đến đây, ta dễ dàng đồng tình với tác giả
về quan điểm này, thực tế trẻ ở giai đoạn này luôn không muốn bất kì một sự
áp đặt nào từ bố mẹ, nhất là trong việc hình thành những quan điểm sống và
suy nghĩ của chúng. Đã có nhiều hệ quả không hay khi cha mẹ la mắng con
cái. Ví dụ như trường hợp mà tác giả Nguyễn Đình Nhơn đưa ra: "Tôi đã
chứng kiến một bà mẹ la mắng con vì cậu lười học bằng câu: Mày mà không
học lớn lên chỉ đi ăn cướp! Và cậu bé đã ám ảnh câu nói đó suốt tuổi học sinh
và kết quả học tập càng ngày càng kém." [22, tr.16].
Tác giả Nguyễn Đình Xuân cũng có chung quan điểm như vậy khi ông
cho rằng: "Xu hướng vươn lên làm người, muốn được mọi người coi mình là
người lớn được thể hiện rất rõ. Các em đòi sự tôn trọng nhân cách, thích độc
lập tự chủ. Tiếc thay, phần lớn người lớn lại vẫn quan niệm như trẻ em cấp
tiểu học, thường áp đặt ý mình và không tôn trọng các em, nên các em chống
đối lại". Ông cũng đưa ra nguyên tắc giáo dục đối với trẻ là: "Tôn trọng nhân
cách trẻ, chỉ hướng dẫn trẻ suy nghĩ và tự do lựa chọn phương pháp hành
động, trẻ không thích sai vặt như tuổi nhi đồng" và "dùng tình yêu thương để
cảm hoá trẻ" [37, tr 150- 151].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thanh Nga cho thấy phần lớn
người chưa thành niên có hành vi phạm tội có nhu cầu độc lập quá mức kèm
theo tính tự chủ kém. Họ thường cho rằng, mình đã là người lớn, là người
“sành điệu”, là thủ lĩnh của đám bạn bè [19, tr.99].
Như vậy, những nghiên cứu về nhu cầu độc lập ở Việt Nam và thế giới
có không nhiều những công trình nghiên cứu sâu về nhu cầu độc lập của
người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Các nghiên cứu của các nhà khoa
học tập trung vào hướng nghiên cứu về nhu cầu độc lập của người chưa thành
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật


24

niên trên cơ sở những biểu hiện mang tính người lớn, những suy nghĩ, mong
muốn về sự tự chủ, các em thích tự chủ và luôn nghĩ mình đã lớn, mình cần
thoát khỏi sự lệ thuộc vào cha mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả
chưa đi sâu vào tìm hiểu về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi
phạm pháp luật.
1.2. Một số khái niệm liến quan đến đề tài nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm nhu cầu và nhu cầu độc lập
1.2.1.1. Khái nhiệm nhu cầu
Trong Từ điển Tâm lý học, nhu cầu được hiểu là: “ Những đòi hỏi tất
yếu, để cá nhân tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định"[7, tr 568 ].
Giáo trình Tâm lý học đại cương do tác giả Nguyễn Quang Uẩn làm chủ
biên đề cập coi “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được
thỏa mãn để tồn tại và phát triển” [33, tr 126].
Có thể nói, nhu cầu là trạng thái của con người biểu hiện sự phụ thuộc
vào thế giới bên ngoài. Nó luôn có đối tượng nhất định. Khi nhu cầu được
thoả mãn thì nó tạo nên tâm lý dễ chịu, những cảm xúc tích cực. Ngược lại,
nếu không được thoả mãn, thiếu hụt sẽ gây nên sự khó chịu, căng thẳng, ấm
ức. Nó hối thúc con người hành động nhằm đáp ứng, thoả mãn. Nhu cầu
chính là yêu cầu và ước muốn của con người đối với sự vật khách quan để
duy trì và phát triển đời sống của mình.
Như vậy, nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của con người
đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa
mãn để tồn tại và phát triển [5, tr.113].
1.2.1.2. Khái niệm nhu cầu độc lập
Nhu cầu độc lập là một trong những nhu cầu bậc cao của con người thể
hiện mong muốn đạt được thành tích, sự tự tin, độc lập với người khác, độc
lập trong hoạt động và trong cuộc sống.

Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

25

Về mặt ngôn ngữ học, khái niệm nhu cầu độc lập có nguồn gốc từ tiếng
Hy Lạp "Autonomous" (Autos- tự mình và Nomous- luật lệ). Theo nghĩa này
thì Autonomous là luật lệ của bản thân. Còn trong tiếng Anh có hai từ
Autonomy và Independence, một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và một từ đơn
thuần là tiếng Anh và dịch ra đều có nghĩa gần giống nhau là độc lập [18, tr. 26]
Các tác giả R.J Corsini & A.J Auerbach nhấn mạnh nhân tố nhận thức
và hành vi của con người nên cho rằng: "Nhu cầu độc lập là mong muốn tự
hành động, tự đưa ra quyết định theo cách phù hợp với nhận thức của bản thân
hơn là để thỏa mãn đòi hỏi của môi trường hay của người khác"[45, tr.425].
Theo tác giả Đỗ Hạnh Nga, nhu cầu độc lập được hiểu là cá nhân mong
muốn tự hành động, tự đưa ra quyết định theo cách phù hợp với nhận thức và
thái độ của bản thân hơn là sự thỏa mãn đỏi hỏi của người khác[18, tr. 27].
Như vậy, nhu cầu độc lập của con người được hình thành trên cơ sở
con người nhận thức về bản thân, về thế giới và về mối quan hệ của mình với
người khác. Con người bộc lộ bản thân mình thông qua thái độ và những hành
vi xử sự của mình với thế giới. Nhưng những gì con người thể hiện luôn chịu
sự chi phối của môi trường xã hội, của những giá trị xã hội. Do đó trên cơ sở
con người bộc lộ bản thân thì cũng đồng thời là lúc con người dự kiến hoạt
động của mình, tự điều khiển, điều chỉnh hoạt động của mình nhằm thích nghi
với cuộc sống, với môi trường, đó cũng chính là quá trình con người kiểm tra,
đánh giá lại chính bản thân mình. Khi đó, con người đã biết tự ý thức về mình.
Có thể nói, các nhà khoa học có nhiều cách hiểu khác nhau về nhu cầu
độc lập, bởi mỗi tác giả khi đưa ra khái niệm nhu cầu độc lập đã nhìn nhận,
ghiên cứu nhu cầu độc lập ở những góc độ khác nhau. Trên cơ sở các quan
điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng người có nhu cầu độc lập là
người có thể tự làm chủ được hoạt động của mình, có thể tổ chức, định hướng

và kiểm tra hoạt động phù hợp với nhận thức và thái độ để đạt được mục tiêu
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

26

mà mình đã đề ra. Từ đó con người tự đưa ra những nhận xét, đánh giá về thế
giới xung quanh một cách độc lập dựa trên kinh nghiệm, tri thức của bản thân
mình. Điều này thể hiện ở sự nhạy cảm của mỗi cá nhân, độc lập trong suy
nghĩ, hành động, tư duy đạt đến một mức độ mới và cao hơn về chất lượng tư
duy dựa trên sự tự xác định và tự lựa chọn những thang bậc giá trị mới mà cá
nhân thấy cần phải hướng tới. Một biểu hiện cụ thể và sâu sắc bên trong mỗi
cá nhân là cá nhân đạt tới trạng thái mãn nguyện, một sự thỏa mãn về mặt tâm
hồn. Vì vậy, để có thể nói một người có được sự thỏa mãn về nhu cầu độc lập
hay không là việc xem xét người đó có tự quyết định tự do về ý chí và có
được tự quyết định về lối sống của mình hay không. Do đó, có thể nói nhu
cầu độc lập được biểu lộ ra bên ngoài của mỗi cá nhân dựa trên những tiêu
chí khác nhau về thang bậc, hệ giá trị của mỗi cá nhân khác nhau tùy theo
cách mỗi người nhìn nhận nó theo quan điểm sống, kinh nghiệm sống của
riêng mình.
Từ việc phân tích trên, chúng tôi cho rằng:
Nhu cầu độc lập là những mong muốn, đòi hỏi của cá nhân về việc
được nhận thức và hành động theo cách thức riêng của mình mà không phụ
thuộc vào những người xung quanh.
1.2.2. Khái niệm hành vi và hành vi vi phạm pháp luật
1.2.2.1. Khái niệm hành vi
Khi nghiên cứu về hành vi, tác giả J. B. Watson cho rằng: Hành vi
được xem như tổng hợp các phản ứng cơ thể trước các kích thích của môi
trường bên ngoài theo công thức S- R (Stimulant: Kích thích; Reaction: Phản
ứng). Điều này có nghĩa là bất kỳ hành vi nào của người và động vật đều diễn
ra theo có chế:Có kích thích thì có phản ứng chứ không liên quan gì tới ý

thức, tới những yêu cầu và chuẩn mực của xã hội [11].
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

27

Trong Từ điển Tâm lý học do R.J.Corsini chủ biên có viết “Hành vi là
những hành động, phản ứng, những tương tác đáp lại kích thích bên trong và
bên ngoài, bao gồm những cử chỉ quan sát được một cách khách quan, những
cử chỉ thuộc về nội tâm và những quá trình vô thức” [46, tr.8].
Theo X.L Rubinstêin thì hành vi là hoạt động đặc biệt. Hoạt động
chuyển thành hành vi chỉ khi mà động lực hoạt động từ bình diện đối tượng
chuyển sang quan hệ cá nhân- xã hội [11].
Theo A.N.Leonchiev, hành vi không phải là những phản ứng máy
móc của cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động [11].
Từ điển Tâm lý học do A.V.Pêtrovxki và M.G.Iarôsevxki chủ biên có
viết: “Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống, thông qua hoạt tính bên
ngoài (vận động) và bên trong (tâm lý). Thuật ngữ hành vi được sử dụng để
chỉ hành vi của các cá riêng lẻ, các cá nhân cũng như của nhóm, loài (hành vi
của một loài sinh vật, hay của một nhóm xã hội)” [dẫn theo 20, tr.11].
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng, mỗi biểu hiện hành vi chỉ là một
bộc lộ ra bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục
đích [11]. Tác giả Nguyễn Thị Hoa lại cho rằng, hành vi là những biểu hiện
bên ngoài của các quá trình sinh lý của hoạt động, nó gắn liền với động cơ,
nhu cầu và có ý nghĩa xã hội nhất định [13, tr.40]. Còn theo tác giả Lưu Song
Hà hành vi được hiểu là hành vi xã hội, là cách ứng xử của một người trong
một hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng cử chỉ nhất định [10,
tr.35]. Nói tóm lại, hành vi là cách xử sự của con người trong một hoàn cảnh
cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định [20, tr.14].
1.2.2.2. Khái niệm hành vi vi phạm pháp luật
Trước hết cần phân biệt hành vi trái pháp luật với hành vi vi phạm

pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp
luật, nhưng ngược lại không phải mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi

×