Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 133 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC




VŨ THỊ NHƯ QUỲNH



NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI MÔN TÂM
LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI






LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC










HÀ NỘI- 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC




VŨ THỊ NHƯ QUỲNH




NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI MÔN TÂM
LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC



Chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60.31.80



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU THỤ


HÀ NỘI- 2007

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG……………………… 1
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………… 2
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ………………………………… 3
5. Giả thuyết khoa học ……………………………………………… 3
6. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………4
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ………………………… 6
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài ………………………………… 6
1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu thái độ ………………… 6
1. 1. Nghiên cứu thái độ ở các nước phương Tây…………………… 6
1.2. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô……………………………………. 8
1. 3. Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam ………………………………… 13
2. Các khái niệm cơ bản của đề tài…………………………………. 15
2. 1. Khái niệm thái độ……………………………………………… 15
2. 1.1. Định nghĩa về thái độ………………………………………… 15
2. 1. 2. Cấu trúc của thái độ………………………………………… 20
2. 1. 3. Chức năng của thái độ………………………………………. 22
2. 1. 4. Các đặc điểm của thái độ…………………………………… 23
2. 1.5. Cơ chế hình thành thái độ…………………………………… 24
2. 1. 6. Thang đo thái độ……………………………………………… 24
2. 1. 7. Mối quan hệ giữa thái độ với các hiện tượng tâm lý………… 28
2. 2. Khái niệm thái độ học tập…………………………………… 33
2. 2. 1. Cấu trúc của thái độ học tập…………………………………. 36

2. 2. 2. Hệ thống thái độ học tập ……………………………………. 38
2. 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thái
độ học tập môn Tâm lý học đại cương ……………………………… 40
2. 3. 1. Đặc điểm của môn tâm lý học so với các khoa học khác…… 44
2. 3. 2 Đặc điểm của sinh viên ĐHSP Hà Nội……………… 45
2. 3. 3. Quy trình học tập môn tâm lý học ………………… 47
Chương 2: tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu………54
1. Vài nét về trường Đại học Sư phạm Hà Nội…………………… 54
2: Tổ chức nghiên cứu…………………………………………… 55
2. 1. Nghiên cứu lý luận …………………………………………… 55
2. 2. Nghiên cứu thực trạng thái độ học tập môn tâm lý học
đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội…………. 56
2. 2. 1. Xác định mẫu nghiên cứu…………………………………… 56
2. 2. 2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể……………………… 57
PHẦN THỨ 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ …………………… 62
1. Kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ học môn tâm lý học
đại cương của sinh viên ĐHSP HN……………………………… 62
1. 1. Thực trạng thái độ học tập môn tâm lý học đại cương……… 62
1. 1. 1. Nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng
của môn tâm lý học đại cương……………………………………… 62
1. 1. 2. Cảm xúc của sinh viên đối với việc học tập môn tâm lý
học đại cương……………………………………………………… 72
1. 1. 3. Những biểu hiện trong hành vi của sinh viên đối với việc
học môn tâm lý học đại cương ……………………………………. 79



2. Phân tích nguyên nhân của thực trạng thái độ học môn tâm lý
học đại cương của sinh viên ĐHSP HN ………………………… 92
2. 1. Nguyên nhân chủ quan……………………………………… 92

2. 1.1. Hứng thú học tập…………………………………………… 92
2. 2. 2. Khả năng nhận thức của sinh viên………………………… 94
2. 2. 3. Nhu cầu của sinh viên ……………………………………… 94
2. 2. Nguyên nhân khách quan……………………………………. 95
2. 2. 1. Nội dung môn học………………………………………… 97
2. 2. 2. Người giáo viên……………………………………………. 100
3. Mối tương quan giữa xúc cảm, tình cảm và hành vi đối với môn
tâm lý học đại cương của sinh viên các khoa trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. …………………………………………………………… 108
4. Phân tích một số trường hợp điển hình………………………. 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………… 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC






1
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thế giới hiện đại, học tập ngày càng có vai trò quyết định đến sự
phát triển của xã hội cũng như của từng cá nhân trong xã hội đó. Khoa học
giáo dục hiện đại cũng đã xác định được mục tiêu cơ bản của giáo dục đó là
việc hình thành nhân cách cho người học, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày
càng cao của xã hội. Hoạt động dạy học, cũng như mục đích của việc học tập
hiện nay, mỗi quốc gia, mỗi cá nhân ngày càng nhận thức đầy đủ, đó là: “ học
để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người, để tự khẳng định
mình” [1, tr. 2].

Dạy học ngoài việc cung cấp tri thức, trang bị kỹ năng- kỹ xảo cho
người học còn có nhiệm vụ hình thành thái độ tích cực của người học đối với
hiện thực. Không những thế, lý luận giáo dục hiện đại còn cho rằng “ việc
hình thành thái độ học tập cho người học còn là nhiệm vụ hàng đầu đứng trên
cả việc cung cấp tri thức và rèn luyện kỹ năng”[12, tr. 3]. Cũng như vậy
người học, ngay trong quá trình học tập, cũng phải hình thành thái độ tích cực
say mê nghiên cứu tri thức mà nhân loại đã sáng tạo và tích luỹ được, từ đó
làm giàu thêm vốn tri thức cho bản thân. Đó cũng là việc tiếp thu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện học tập như: môi
trường, phương tiện giảng dạy, phương pháp giảng dạy… mà nó còn liên
quan đến các yếu tố chủ quan như nhận thức, động cơ, hứng thú, thái độ và
hành vi… của người học. Có thể thấy thái độ học tập là một trong những nhân
tố chủ quan quy định hiệu quả của hoạt động học tập, nó vừa là mục đích, vừa
là điều kiện của hoạt động học tập. Chính vì vậy có thái độ học tập đúng đắn
là cơ sở của quá trình tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất, từ đó đảm bảo
cho con người có thể định hướng một cách đúng đắn trong thế giới hiện đại,
trong kỷ nguyên của sự toàn cầu hoá.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới, nhằm đáp
ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát



2
triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Nghị quyết
của ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ những giải pháp lớn nhằm đổi mới sự nghiệp
giáo dục- đào tạo. Trong số các giải pháp, Đảng ta nhấn mạnh “phát triển đội
ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm”, đồng thời “người
học thì chăm lo rèn luyện nhân cách, hăng say miệt mài học tập, tiếp thu tri
thức, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo ở người học, để họ trở

thành những công dân hữu ích đối với xã hội”. Hay nói cách khác, “vấn đề
hiện nay là phải tìm ra động lực cho người dạy và người học” [14, tr. 61, 62].
Trong đó hoạt động học tập là hoạt động khó khăn và phức tạp, vì thế
một trong những yếu tố góp phần lớn lao trong việc đưa lại kết quả học tập
cao hay thấp là thái độ của người học. Vì thế người học phải tự hình thành
cho mình thái độ học tập rõ ràng, đúng đắn để việc học diễn ra thuận lợi, đạt
kết quả học tập cao.
Từ những lý do trên chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu “thái độ của
sinh viên đối với môn tâm lý học đại cương và các yếu tố ảnh hưởng đến thái
độ đó” để nhằm giúp cho người học có một thái độ đúng đắn với môn học này
và người dạy có phương pháp, cách thức giúp người học đạt được kết quả học
tập cao nhất.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên đối với môn Tâm lý học và
các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ đó, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp,
kiến nghị cũng như yêu cầu cho sinh viên trong việc rèn luyện thái độ học tập
cho giảng viên có thể thay đổi phương pháp và nội dung bài giảng để có thể
có kết quả dạy và học cao nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3. 1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Khái niệm công cụ của đề tài.



3
- Khái quát các vấn đề lý luận về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến
thái độ nói chung.
- Đặc điểm tâm lý sinh viên và môi trường hoạt động của sinh viên
3. 2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên đối với môn Tâm lý học

đại cương, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đó.
- Bước đầu đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp sinh viên có
một thái độ đúng đắn đối với môn tâm lý học nói riêng và việc học nói chung
nhằm mang lại kết quả học tập cao nhất.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu:
*Khách thể:
- Khách thể chính: Chúng tôi tiến hành điều tra thái độ của sinh viên đối
với môn Tâm lý học đại cương trên 480 sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà
Nội thuộc các khoa: Văn học (80 sinh viên), Lịch sử (80 sinh viên), Địa lý (80
sinh viên), Toán học (80 sinh viên), Vật lý (80 sinh viên), Hoá học (80 sinh
viên).
Nghiên cứu trên 290 sinh viên năm thứ 2 và 190 sinh viên năm thứ 3.
Nghiên cứu trên 218 sinh viên nam và 262 sinh viên nữ.
- Khách thể phụ: Nghiên cứu trên 20 giáo viên giảng dạy môn tâm lý học
đại cương trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
*Đối tượng:
Thái độ của sinh viên đối với môn Tâm lý học đại cương.
5. Giả thuyết khoa học:
Sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thái độ tương đối tích cực
đối với môn Tâm lý học đại cương tuy nhiên mức độ là chưa cao. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, trong đó việc giảng dạy của giáo viên
đóng một vai trò đáng kể trong việc hình thành thái độ tích cực học tập ở các
em. Bên cạnh đó còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thái độ học tập



4
môn tâm lý học đại cương của sinh viên đó là: nội dung chương trình môn
học, điều kiện phương tiện học tập, bầu không khí tâm lý trong tập thể, mục
đích- động cơ học tập của sinh viên, hứng thú học tập, khả năng nhận thức…


6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc và phân tích tài liệu:
Chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp đánh giá một số quan điểm của
các nhà tâm lý học, xã hội học về thái độ nói chung; từ đó xác định thái độ có
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên để xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
- Phương pháp điều tra: Chúng tôi xây dựng một bộ phiếu câu hỏi điều
tra nhằm nghiên cứu về thực trạng thái độ của sinh viên đối với môn Tâm lý
học.
- Phương pháp quan sát: Nhằm bổ trợ cho việc thực hiện điều tra và
đánh giá thái độ học tập của sinh viên đối với môn Tâm lý học là tích cực hay
là chưa tích cực.
- Phương pháp phỏng vấn.
+ Mục đích: nhằm hiểu thêm về thái độ học tập của sinh viên là tích cực
hay tiêu cực.
+ Đối tượng phỏng vấn: giáo viên giảng dạy tâm lý và sinh viên.
+ Yêu cầu khi trò chuyện, phỏng vấn: Thật tế nhị, gây được tình cảm đối
với người trò chuyện, phải nắm bắt được những biểu hiện của thái độ của đối
tượng đối với môn học thông qua nội dung câu trả lời, qua thái độ, biểu hiện
tâm lý trong quá trình trò chuyện.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
+ Mục đích: Nhằm giải quyết một phần trong việc phát hiện thái độ, trình
độ, khả năng học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên.



5
+ Sản phẩm nghiên cứu là: vở ghi, sổ theo dõi chuyên cần, kết quả thi
của sinh viên.

Đã nghiên cứu 15 cuốn vở ghi tâm lý học đại cương của sinh viên
Theo dõi chuyên cần: Qua nghiên cứu sổ điểm danh.
Kết quả điểm thi môn tâm lý học đại cương.

- Phương pháp đàm thoại.
Nhằm tìm hiểu về những đánh giá của sinh viên trong quá trình học tập
của mình, phương pháp đàm thoại có định hướng từ trước đã được chúng tôi
xác định bằng các câu hỏi và sinh viên cần phải trả lời. Từ đó thu thập những
thông tin có ý nghĩa về thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, cũng như những yếu tố khác có liên quan đến quá trình thực hiện
hoạt động học tập này. Các câu hỏi của chúng tôi đưa ra đảm bảo tính rõ ràng,
chính xác, lôgíc tạo cho sinh viên cảm giác tin tưởng cũng như cho họ thấy
được tầm quan trọng của mình đối với họat động nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu của phương pháp này là cần thiết để có thể mô tả chân dung của một số
sinh v iên đạt kết quả cao trong học tập cũng như một số sinh viên có kết quả
chưa tốt, từ đó có thể đưa ra cách giải quyết cho phù hợp.
- Phương pháp thống kê toán học: Nhằm thống kê kết quả điều tra để rút
ra kết luận về mặt định lượng làm cơ sở rút ra kết luận về mặt định tính.
Trong đó chúng tôi có tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS FOR
WINDOWS 13.0. SPSS FOR WINDOWS là một phần mềm quản lý cơ sở dữ
liệu và xử lý thống kê dùng cho khoa học xã hội. Khi sử dụng phần mềm này
các câu hỏi, các ý trả lời cần phải được mã hoá theo ngôn ngữ riêng của
chương trình. Chúng tôi đã sử dụng chương trình này để tính toán tất cả các
số liệu của đề tài







6

PHẦN THỨ 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu thái độ:
Người đầu tiên nghiên cứu về thái độ là A. Ph. Lagiurxki (1874- 1917).
Trong các tác phẩm của mình như “Chương trình nghiên cứu nhân cách trong
mối quan hệ với môi trường” (1912), rồi sau đó là “Tâm lý học đại cương và
thực nghiệm” (1912), “Bút ký khoa học về tính cách” (1916) và “Phân loại
nhân cách” (1917, 1924) A. Ph. Lagiurxki đã đề cập đến khái niệm thái độ
chủ quan ở con người với môi trường. Theo ông đời sống tâm lý thực của con
người được chia thành 2 lĩnh vực:
- Cái tâm lý bên trong: là cơ sở bẩm sinh của nhân cách, bao gồm khí
chất, tính cách và một loạt các đặc điểm tâm sinh lý khác.
- Cái tâm lý bên ngoài: là hệ thống thái độ của nhân cách với môi trường
xung quanh. [19, 257].
Như vậy, thái độ cá nhân, theo như A. Ph. Lagiurxki , là sự biểu hiện ra
bên ngoài của cái tâm lý, phản ứng với sự tác động của môi trường xung
quanh. Ông hiểu thái độ với môi trường xung quanh theo nghĩa rộng, bao gồm
thái độ với giới tự nhiên, với sản phẩm lao động, với những cá nhân khác, với
các nhóm xã hội và với những giá trị tinh thần. Trong hệ thống thái độ chủ
quan, A. Ph. Lagiurxki đặc biệt coi trọng thái độ của nhân cách đối với lao
động, với nghề nghiệp, với sở hữu, với người khác và với xã hội [19, 258].
Nghiên cứu thái độ ở các nước phương Tây.
Vấn đề thái độ (attitude) lần đầu tiên đặt ra trong tâm lý học phương Tây
bởi W. I. Thomas và F. Znaniecki vào năm 1918 và từ đó vấn đề thái độ được
đặt vào một vị trí trọng tâm của các nhà khoa học. Trong nghiên cứu của
mình, nhà tâm lý học xã hội Liên Xô P. N. Sikhirev đã chia lịch sử nghiên
cứu thái độ ở phương Tây ra làm ba thời kỳ chính .




7
- Thời kỳ thứ nhất kéo dài từ năm 1918 đến Chiến tranh thế giới thứ hai:
Có thể nói đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ các nghiên cứu về thái độ. Hai
tác giả W. I. Thomas và F. Znaniecki đã khởi đầu nghiên cứu về thái độ của
những người dân Ba Lan khi họ di cư sang Mỹ, biểu hiện qua sự thích ứng
của họ với điều kiện môi trường mới. Ở giai đoạn này, các công trình nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu định nghĩa, cấu trúc chức năng của thái
độ và mối quan hệ của nó với hành vi (G. M. Allport, Newcome….). Công
trình nghiên cứu thực nghiệm gây chú ý trong giai đoạn này là sự phát hiện ra
“nghịch lý La Piere” [29], biểu thị sự không nhất quán giữa nhận thức và
hành vi.
- Thời kỳ thứ 2 kéo dài từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những
năm 1950: Thời kỳ này, các nghiên cứu về thái độ tập trung chú ý tìm hiểu, lý
giải những hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi (H.
Trianodis, J. Traver, H. Fillmore, R. Marten, J. Kalat, D. Myers….). Vì nhiều
lý do chủ quan và khách quan như do chiến tranh, do bế tắc trong công việc lý
giải các nghịch lý nảy sinh trong quá trình nghiên cứu nên số lượng nghiên
cứu giảm sút đáng kể. Tuy nhiên trong giai đoạn cũng đã nổi lên một số tên
tuổi như Liker, Sank, G. Allport, S. Crutchfield, J. Bruner….
- Thời kỳ thứ ba từ cuối những năm 1950 cho đến nay: Có thể nói đây là
thời kỳ bùng nổ của các nghiên cứu về thái độ ở phương Tây. Trong tâm lý
học xã hội vấn đề thái độ có vị trí xứng đáng. Vấn đề thường được đề cập đến
trong giai đoạn này là những quan niệm mới về định nghĩa thái độ, cấu trúc và
chức năng của nó. Cũng ở thời kỳ này, nhiều học thuyết đã được hình thành
làm cơ sở lý luận đề lý giải quan hệ như học thuyết: “bất đồng nhận thức
giữa thái độ và hành vi”(Leon Festinger), thuyết “tự thể hiện”, thuyết “tự tri
giác” (Parye Beny), các phương pháp nghiên cứu sự hình thành và thay đổi
thái độ như: thang đo thái độ (The F-Scale- thang đo F) đo các quan điểm

phát xít, thang đo quan điểm giáo điều (The Dogmatism Scale), phương pháp
đo thái độ gián tiếp qua các chỉ số sinh lý như phương pháp điện cơ mặt; kỹ



8
thuật lấn từng bước (food in the door) của Jonathan Freedman và Scott Fraser
(1966), hay các kỹ thuật nghiên cứu thái độ như: kỹ thuật Bogus pipeline
(đường ống giả vờ) của Edward Jones và Harold Sigall (1971).
Xu thế chung trong nghiên cứu thái độ ở phương Tây là nhằm giải quyết
những vấn đề trong thực tiễn như vận động tranh cử, bầu cử, tiếp thị, tuyên
truyền, bảo vệ môi trường, chữa bệnh… cũng như việc nghiên cứu các dạng
thái độ đã định hình sẵn để có thể dự báo hành vi của cá nhân khi họ vấp phải
các trở ngại, khó khăn.
Khi bình luận về các công trình nghiên cứu ở phương Tây, các nhà tâm
lý học Xô Viết P. N. Sikhirev, B. Ph. Lomov, A. V. Petrovxki đã đưa ra
những khẳng định sau:
- Số lượng công trình và các phương pháp cụ thể để nghiên cứu về thái
độ ngày càng được công bố nhiều hơn.
- Sự bế tắc về phương pháp luận đã dẫn tới không tìm được cơ sở khách
quan của các thái độ; các số lượng thu được từ nghiên cứu đều được lý giải
bằng cách quy về thái độ nhất định. Có thể nói việc nghiên cứu, kiến tạo nên
các mẫu về “attitude” trong tâm lý học phương Tây ở những tình huống, điều
kiện môi trường khách quan cụ thể chỉ có thể giúp cho các nhà nghiên cứu hệ
thống hoá số liệu thu thập được của mình dựa vào thái độ và dự báo hành vi
có thể xảy ra theo “mẫu” nào đó. Nói cách khác, con người mãi mãi chỉ là
thực thể sinh học, đơn vị hành vi của họ chỉ là những bản năng thói quen, các
khuôn mẫu, tình cảm,…mà không phải là nhân cách, không có thành phần ý
thức trong điều khiển hành vi, thái độ của mình. Điều này hoàn toàn xa lạ với
quan điểm của tâm lý học hoạt động cho rằng: về thực chất, sự hình thành và

phát triển nhân cách, hệ thống động cơ, thái độ chủ quan của cá nhân đồng
thời cũng là sự hình thành và phát triển ý thức của họ.
1.2 Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô.
Trong tiếng Nga thuật ngữ thái độ mang nội hàm kép: ngoài nghĩa thái
độ, còn có nghĩa là các mối quan hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy,



9
khi dùng thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ attitude (thái độ) trong
tiếng Anh, các tác giả còn sử dụng thuật ngữ “tâm thế xã hội” và sau này B.
Ph. Lomov gọi là “thái độ chủ quan của cá nhân”.
Những nghiên cứu về thái độ ở Liên Xô được bắt đầu sớm hơn so với ở
phương Tây. Tiếp theo những công trình nghiên cứu thái độ do A. Ph.
Lagiurxki khởi xướng, V. N. Miaxisev (1892- 1973), nhà tâm lý học Xô Viết
cũng đã bắt đầu từ các nghiên cứu này nhưng trên lập trường, quan điểm của
tâm lý học hoạt động, ông đã xây dựng nên “ học thuyết thái độ nhân cách”.
Về thực chất, học thuyết là tổ hợp các khái niệm về mặt lý luận, cho rằng, hạt
nhân tâm lý nhân cách là hệ thống trọn vẹn mang tính cá thể của các thái độ
có ý thức- chọn lọc, mang tính giá trị chủ quan đối với hiện thực khách quan.
Hệ thống thái độ được hình thành theo cơ chế chuyển dịch “từ ngoài vào
trong”, thông qua kinh nghiệm tác động qua lại (do hoạt động và giao tiếp)
với những người khác trong điều kiện xã hội mà chủ thể đang sống và sinh
hoạt. Theo V. N. Miaxisev thì chính hệ thống thái độ nhân cách quyết định
đặc điểm cảm xúc, việc tri giác hiện thực khách quan và cũng như sự phản
ứng trong hành vi với những tác động từ bên ngoài. Tất cả các tổ chức cấu
thành tâm lý người, từ những thành phần đơn giản nhất đến những cấu thành
phức tạp nhất đều có liên quan với thái độ dưới một hình thức nào đó. Trong
học thuyết thái độ nhân cách, V. N. Miaxisev còn đề cập đến việc phân loại
thái độ. Theo ông, thái độ bao gồm 2 loại: tích cực (dương tính) và tiêu cực

(âm tính). Các kinh nghiệm âm tính hay dương tính trong quan hệ với những
người xung quanh là cơ sở để hình thành hệ thống thái độ tương ứng trong
nhân cách. Như vậy, theo V. N. Miaxisev, thái độ được xác định như là khía
cạnh của các mối quan hệ, liên hệ mang tính chủ thể bên trong có chọn lọc
của cá nhân với bức tranh muôn màu muôn vẻ của hiện thực khách quan.
Thái độ là điều kiện khái quát hoá bên trong của các hành động ở con người.
Điều đó có thể thấy rằng, với học thuyết thái độ nhân cách đã được tiếp
thu của A. Ph. Lagiurxki, V. N. Miaxisev đã đưa quan điểm hoạt động vào



10
xem xét và giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng khả thi hơn. Tuy vậy, V.
N. Miaxisev lại cho rằng tất cả các hoạt động tâm lý hiểu theo nghĩa rộng có
thể xem như một dạng nào đó của thái độ, việc mở rộng quan niệm như vậy là
thiếu cơ sở khoa học. Nhưng có thể khẳng định học thuyết thái độ nhân cách
có những đóng góp to lớn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thái độ theo quan
điểm hoạt động.
Một cách tiếp cận khác, phục vụ cho việc nghiên cứu thái độ của các nhà
tâm lý học Xô Viết trước đây là các công trình nghiên cứu của trưòng phái
tâm thế D. N. Uznadze. Theo D. N. Uznadze, tâm thế là “sự mô phỏng trọn
vẹn của chủ thể, sự sẵn sàng tri giác các sự kiện và sự xác định hoàn thiện về
hướng của hành vi”. Tâm thế là cơ sở của tính tích cực có sự lựa chọn, có chủ
định. Xuất phát từ vai trò, vị trí của tâm thế trong hoạt động, tâm thế được
xem như trạng thái vô thức, nảy sinh khi có sự “hội ngộ” của hai yếu tố: nhu
cầu và hoàn cảnh, điều kiện thoả mãn nhu cầu. Chính điều này đã khiến nhiều
đồng nghiệp đã phê phán ông. Trong quan niệm về tâm thế, D. N. Uznadze
chỉ đề cập đến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu sinh lý đơn giản mà không
tính đến các hình thức hoạt động phức tạp của các yếu tố xã hội trong việc
quy định hành vi con người, cũng như vai trò của quá trình lĩnh hội kinh

nghiệm xã hội. Tuy vậy vẫn phải thừa nhận rằng học thuyết tâm thế của D. N.
Uznadze đã đóng một vai trò phưong pháp luận khoa học cụ thể cho nhiều
lĩnh vực chuyên môn của tâm lý học. Sau này học trò của D. N. Uznadze là S.
A. Nadirasvili đã phát hiện những quy luật tác động qua lại của tâm thế xã
hội- thái độ giữa người đi thuyết phục và người bị thuyết phục.
Cũng trong nghiên cứu tâm thế xã hội, P. N. Sikhirev đã đưa ra cấu trúc
ba thành phần gồm:
- Thành phần nhận thức (tri giác, thông tin) như là sự “tự ý thức khách
quan của tâm thế”.
- Thành phần xúc cảm (rung động, xúc cảm) là những rung động đồng
cảm hay không đồng cảm với khách thể tâm thế.



11
- Thành phần hành động (hành vi, động tác) là sự kế tục của hành vi thực
đối với khách thể của tâm thế.
Sự mô tả thành phần cấu trúc của tâm thế xã hội trên cũng nhận được sự
chia sẻ của nhiều tác giả khác. Tuy nhiên, các thành phần trên không nhất
thiết phải hiện diện mọi lúc một cách đồng bộ mà cũng có thể xảy ra sự không
trùng khớp giữa chúng. Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình, La Piere là
người đầu tiên đã phát hiện có sự không đồng bộ, thống nhất với nhau giữa
các phản ứng bằng lời nói với hành vi thực trong cuộc sống của cá nhân trong
tâm thế xã hội của họ.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa các thành phần của thái độ V. A. Iadov đã
đưa ra thuyết nghiên cứu “hệ thống định vị” điều chỉnh hành vi hoạt động xã
hội của cá nhân. Thuyết định vị đã phát triển khái niệm tâm thế và cho rằng
hành vi xã hội của mỗi cá nhân được điều khiển bởi hệ thống định vị, bao
gồm: tâm thế, tâm thế xã hội, xu hướng cơ bản của hứng thú, hệ thống định
hướng giá trị. Như vậy, tâm thế chỉ là một dạng định vị điều chỉnh hành vi,

phản ứng cá nhân trong những tình huống đơn giản khi có sự “gặp gỡ” giữa
nhu cầu sinh lý và đối tượng thoả mãn nhu cầu. Hệ thống định vị tâm thế xã
hội cũng có cấu trúc thứ bậc được sắp xếp từ bậc thấp đến cao để điều chỉnh
hành vi xã hội của cá nhân, trong đó định vị bậc cao có thể chi phối định vị
bậc thấp. V. A. Iadov đã lý giải một cách hợp lý về mâu thuẫn giữa hành vi và
các phản ứng bằng lời nói trong thái độ của cá nhân như sau: “vai trò chủ đạo
điều khiển hành vi thuộc về cách bố trí dàn binh của một mức độ khác” mà
theo cách này, hành vi bị điều khiển phụ thuộc vào vị trí động cơ (đối tượng
hoạt động) tương ứng trong cấu trúc thứ bậc động cơ của nhân cách.
Như vậy, chúng ta thấy thuyết định vị đã xem xét vấn đề thái độ từ một
góc độ mới, nó cho phép thiết lập sợi dây liên hệ giữa các cách tiếp cận vấn
đề hành vi của nhân cách từ góc độ tâm lý học đại cương, tâm lý học xã hội
và xã hội học.



12
Trong những năm cuối thế kỷ XX, khi nghiên cứu nhân cách như là một
phạm trù cơ bản của tâm lý học, nhà tâm lý học Nga B. Ph. Lomov cũng đã đề
cập khái niệm thái độ chủ quan của nhân cách. Tác giả cho rằng, khái niệm
“tâm thế”, “ý cá nhân”, “attitude” là những khái niệm họ hàng cùng loại, phản
ánh những khía cạnh khác nhau của thái độ.
Cơ sở khoa học của thái độ chủ quan của cá nhân được xác định là các
quan hệ xã hội, trong đó quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu các phương tiện sản
xuất, các quan hệ được hình thành một cách khách quan trong quá trình phát
triển sản xuất và lưu thông, tiêu dùng) có vai trò quyết định. Ngoài ra trong
quá trình hoàn thiện và phát triển nhân cách, ở cá nhân cũng hình thành thái
độ nào đó đối với các phát minh khoa học, nghệ thuật, các sự kiện chính trị,
đời sống, tư tưởng xã hội … Mặt khác, do sống trong cộng đồng (nhóm lớn,
nhóm nhỏ) nên dứt khoát ở mỗi cá nhân cũng hình thành thái độ chủ quan với

nhóm mà họ tham gia và cả với cộng đồng cũng như với nhóm khác. Do vậy,
xét cho cùng, tính chất và động thái của thái độ chủ quan được hình thành ở
mỗi cá nhân phụ thuộc vào vị trí (lập truờng) mà nó chiếm chỗ trong hệ thống
các quan hệ xã hội và sự phát triển của nó trong hệ thống đó. Ngoài ra B. Ph.
Lomov còn khẳng định tính nhiều chiều, nhiều tầng và cơ động của thái độ
chủ quan trong một hệ thống phức tạp được gọi là “không gian chủ quan đa
chiều”, trong đó mỗi chiều đo trong không gian tương ứng với một thái độ
chủ quan cụ thể nào đó và được E. Erickson gọi là các “cung thái độ có ý
nghĩa”.
Theo B. Ph. Lomov, phương thức hình thành thái độ chủ quan thông qua
hoạt động và giao tiếp, ông cho rằng cũng có khi xảy ra mâu thuẫn giữa giao
tiếp và hoạt động, nhưng chính việc giải quyết mâu thuẫn này bảo đảm cho cá
nhân chuyển từ pha này sang pha khác, từ thời kỳ- giai đoạn này sang thời kỳ-
giai đoạn khác. Các phương thức giải quyết mâu thuẫn cũng khác nhau nhưng
cái cơ bản quan trọng là thái độ chủ quan của cá nhân khi chuyển sang giai
đoạn phát triển mới bao giờ cũng được hình thành dựa vào các thái độ có sẵn.



13
Như vậy, trên cơ sở những đề xuất, quan điểm nghiên cứu nhân cách, trong
đó có thái độ chủ quan của cá nhân, B. Ph. Lomov đã vạch ra cơ sở khoa học,
phương pháp luận cho việc nghiên cứu thái độ.
Trên cơ sở các quan điểm nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học
Liên Xô về thái độ có thể khái quát như sau:
- Sự tác động qua lại của thái độ của cá nhân trong nhóm, nhân cách và
tập thể (L. I. Bozovic, I. G. Bêiaevxki, V. N. Miaxisev…).
- Mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn (M. I. Lixina, A. V. Petrovxki,
A. I. Serbacov…).
-Thái độ đối với việc học tập và các môn học (L. I. Bozovic, A. N.

Leonchiev, K. I. Melnhicova, L. X. Xlavina…).
- Thái độ với nghề nghiệp và lao động (N. I. Krulov, V. X. Philatov…).
Tóm lại: Khi nghiên cứu vấn đề thái độ, các nhà tâm lý học Liên Xô đã
vận dụng cách tiếp cận hoạt động- nhân cách, gắn thái độ với nhu cầu, với
điều kiện hoạt động, với nhân cách, coi thái độ như một hệ thống, từ đó đưa ra
cách lý giải hợp lý và khoa học về sự hình thành thái độ, vị trí và chức năng
của thái độ trong quá trình điều khiển, điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá
nhân.
1.3. Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam.
Hầu hết các nhà tâm lý học ở Việt Nam đều xuất phát từ quan điểm tâm
lý học hoạt động khi nghiên cứu tâm lý con người trong đó có vấn đề thái độ .
Thái độ được tác giả đề cập trên bình diện lý luận, chủ yếu là khái quát những
vấn đề lý luận về thái độ như định nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của thái độ
(Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Lê Đức Phúc, Trần Hiệp, Nguyễn Ngọc
Bích, Đào Thị Oanh, Võ Thị Minh Chí, Nguyễn Hữu Thụ…). Trên bình diện
thực tiễn nhiều công trình được nghiên cứu khá công phu, chủ yếu tập trung
nghiên cứu về thái độ học tập trên đối tượng là học sinh, sinh viên từ đó rút ra
những kết luận làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, thái độ là một trong những biểu hiện của động



14
cơ học tập [11]; là mục đích hàng đầu của dạy học bên cạnh việc cung cấp tri
thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo [12]. Cũng với quan điểm tương tự như vậy,
hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức cho rằng thái độ là một trong bốn
thành phần của nội dung dạy học đại học (hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo,
hệ thống khái niệm hoạt động sáng tạo, hệ thống các chuẩn mực thái độ với
hiện thực) [14]. Tác giả Thái Duy Tuyên đã đề cập đến thái độ như là các mặt
biểu hiện của định hướng giá trị trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống

xã hội…
Trong những năm gần đây, nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và các
khoá luận tốt nghiệp tâm lý học đã chú trọng nghiên cứu về thái độ trên nhiều
đối tượng khác nhau và bước đầu đã có kết quả được ứng dụng có hiệu quả
vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Có thể kể ra một số công
trình nghiên cứu như sau: đề tài “Nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên đại
học An ninh nhân dân” của Nguyễn Đức Hưởng đã khái quát những vấn đề lý
luận về thái độ, theo tác giả thì thái độ học tập được hiểu là: “thuộc tính phức
hợp của nhân cách, thể hiện ý thức, tính cách, hứng thú, tình cảm, ý chí của
chủ thể trong hoạt động học tập thông qua các đánh giá chủ quan về nhận
thức, cảm xúc và hoạt động với đối tượng có liên quan đến việc thoả mãn nhu
cầu của chủ thể. Thái độ học tập được thể hiện thông qua thái độ đối với các
yếu tố thành phần như: thái độ đối với mục đích học tập, thái độ đối với điều
kiện, môi trường hoạt động học tập, thái độ đối với tổ chức hoạt động học
tập, đối với các hành động học tập, với kết quả, với quá trình học tập”. Trên
cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các chỉ báo để đo lường thái độ học tập của sinh
viên, đề tài cũng rút ra được nhiều kết luận và kiến nghị có giá trị thực tiễn
cao trong việc nâng cao thái độ học tập của sinh viên. “Nghiên cứu thái độ
đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên của trường Cao đằng
sư phạm tỉnh Bạc Liêu” của tác giả Lâm Thị Sang đã phân tích vai trò của
thái độ đối với rèn luyện nghiệp vụ sư phạm- một hoạt động hết sức quan
trọng trong quá trình học nghề và rèn luyện nhân cách của sinh viên sư phạm.



15
Tác giả đã lượng hoá các mặt đo của thái độ bằng các con số cụ thể từ đó
đành giá được thực trạng thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như:
Khoá luận tốt nghiệp của Chu Quang Lưu: “thái độ của người công nhân đối

với công việc và xí nghiệp”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học của Nguyễn Thị
Hoà: “Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh lớp 3 ở một số
trường phổ thông Biên Hoà với nội dung giáo dục dân số” (1998). Nguyễn Lệ
Hằng: “Thái độ của người dân với hành vi vứt đổ rác bừa bãi”. Luận văn
thạc sỹ tâm lý học (2003), Nguyễn Thị Huệ: “Nghiên cứu thái độ với việc rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường cao đẳng mầm non Thanh
Hoá”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học, Vũ Thế Thường: “Thái độ với loại hình
bảo hiểm nhân thọ của người dân Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học
(2003), Phan Ái Xuân: “Tìm hiểu thái độ với việc nâng cao tay nghề của công
nhân trong một số doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Hà Nội” (2004)… Các
công trình nghiên cứu đó đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhận thức- thái độ và
hành vi, hay vai trò của thái độ đối với việc nâng cao tay nghề, nâng cao khả
năng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên các nhà trường sư phạm …
Mặc dù nhiều công trình nghiên cứu về thái độ như vậy, xong cho đến
nay, các nghiên cứu vẫn chưa ai đi đến thống nhất về khái niệm thái độ. Việc
nghiên cứu thái độ đối với môn học chưa có công trình nào đề cập đến một
cách có hệ thống và toàn diện, do vậy mà việc nghiên cứu thái độ đối với môn
tâm lý học đại cương là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
trong nhà trường.
2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
2. 1. Khái niệm thái độ.
2. 1.1. Định nghĩa về thái độ.
Thái độ là một hiện tượng tương đối phức tạp, nội hàm của nó không
những có sự khác biệt giữa tâm lý học duy vật biện chứng và tâm lý học



16
phương Tây, mà ngay cả giữa các nhà tâm lý học hoạt động cũng chưa có sự
thống nhất hoàn toàn.

Ở phương Tây, vào những năm 1918- 1920, những người đầu tiên sử
dụng khái niệm thái độ như một đặc tính quan trọng của các vấn đề xã hội, đó
là W.I.Thomas và F.Znaniecki, hai ông cho rằng: “thái độ là trạng thái tinh
thần (state of mind) của cá nhân đối với một giá trị” [33, 318]. Định nghĩa
này chú trọng đến yếu tố chủ quan của cá nhân đối với một giá trị này hay
một giá trị khác, làm cho cá nhân có hành động này hay hành động khác mà
được xã hội chấp nhận.
Sau thời gian đó bắt đầu hàng loạt các nghiên cứu về thái độ xã hội được
tiến hành. Trên những bình diện khác nhau về mặt lý luận và thực tiễn của các
mối quan hệ xã hội, các tác giả đưa ra những quan niệm khác nhau về thái độ
với những hạt nhân hợp lý cơ bản riêng.
Năm 1935, nhà tâm lý học người Mỹ là G. Allport [3] đã định nghĩa:
“thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức
thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động
đối với phản ứng của cá nhân đến các khách thể và tình huống mà nó quan
hệ” .
Sau này, Newcome cũng cho rằng thái độ của cá nhân đối với một đối
tượng nào đó là “thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của
anh ta với khách thể liên quan”.
Trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New
York năm 1966 thì thái độ (attitude) lại được định nghĩa là: “một trạng thái
ổn định, bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một
cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải với bản
thân chúng ra sao mà như chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được
nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với cùng một nhóm đối
tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động
liên quan đến đối tượng”. Đây là một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi




17
trong tâm lý học phương Tây- xem “thái độ” như một khái niệm chủ yếu
thuộc về tâm lý học cá nhân.
Năm 1971, H. C. Trianodis nhà tâm lý học Mỹ đưa ra định nghĩa: “Thái
độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm. Nó gây tác
động lên hành vi nhất định, thái độ của con người bao gồm những điều mà họ
cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách xử sự của họ đối với đối
tượng đó” .
H.Fillmore nhận định “thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu
cực đối với đối tượng hay các ký hiệu “(biểu tượng) trong môi trường… Thái
độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi
trường và là cấu trúc có tính động cơ” .
Gần đây, James. W. Kalat đưa ra định nghĩa: “Thái độ là sự thích ứng
hay không thích ứng của một sự vật hoặc một người nào đó của cá nhân, có
ảnh hưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hoặc con người đó” .
Nhà tâm lý học John Traver cũng định nghĩa: “Thái độ là cách cảm xúc, tư
duy và hành động tương đối lâu dài đối với sự việc hay con người nào đó”,
hay quan niệm của David. G. Myers lại nhấn mạnh khía cạnh nhận thức của
thái độ: “Thái độ là phản ứng mang tính chất đánh giá có thiện chí hay không
thiện chí về một điều gì đó, hay một người nào đó được thể hiện trong niềm
tin, xúc cảm và hành vi có chủ định”.
Từ những định nghĩa trên đây về thái độ của các nhà tâm lý học phương
Tây, chúng tôi thấy rằng có sự không đồng nhất. Tuy nhiên, ở một vài tác giả
cũng có một số nhận định chung về nội hàm của khái niệm này, đó là tính
“sẵn sàng phản ứng”, tính gây tác động đến hành vi. Riêng định nghĩa về thái
độ của G. W. Allport được nhiều nhà tâm lý học thừa nhận vì qua định nghĩa
đó cho ta thấy thái độ là gì, nguồn gốc, vai trò, chức năng của thái độ. Tuy
nhiên, trong định nghĩa G. W. Allport, một lần nữa lại thấy, thái độ chỉ bó gọn
“trong đầu” của một cái tôi chủ quan [3, 281], mà không thấy rõ vai trò của




18
các yếu tố môi trường và những người khác trong xã hội với việc hình thành
thái độ chủ quan của mỗi người.
Khi phân tích về khái niệm thái độ, các nhà tâm lý học hoạt động đều
cho rằng: phải chú ý tới “những cấp độ trừu tượng hoá tương ứng với những
định nghĩa riêng biệt”, “phải tìm ra điểm xuất phát chung” của những định
nghĩa ấy. Đó là, phải chọn tiêu chuẩn chức năng làm điểm tựa, điểm mấu chốt
này được thể hiện trong những định nghĩa sau đây:
D .N. Uznatze cho rằng: “Thái độ không phải là một nội dung cục bộ
của ý thức, không phải là một nội dung tâm lý tách rời, đối lập lại với các
trạng thái tâm lý khác của ý thức và ở trong mối quan hệ qua lại với nó, mà
là một trạng thái toàn vẹn, xác định của chủ thể… yếu tố tính khuynh hướng
năng động của nó là một yếu tố toàn vẹn theo một hướng nhất định nhằm một
tính năng động nhất định… đó là sự phản ứng cơ bản đầu tiên đối với tác
động của tình huống trong đó chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ”.
Định nghĩa này đã vạch ra được bản chất của thái độ, một mặt đã nhìn nhận
thái độ như một bộ phận cấu thành có tính toàn vẹn của ý thức cá nhân, một
mặt thừa nhận thái độ mang trong mình tính tự giác, tính năng động của một
hiện tượng tâm lý thuộc cấp độ ý thức- điều khiển, điều chỉnh hành vi con
người.
V. N. Miaxisev cho rằng “ Thái độ là khía cạnh của chủ quan bên trong,
có tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ở con người với các khía cạnh
khác nhau của hiện thực. Hệ thống này diễn ra trong toàn bộ lịch sử phát
triển của con người, biểu thị kinh nghiệm cá nhân và quy định nội hàm hành
động cũng như các trải nghiệm của họ”. Khái niệm “Thái độ” là khía cạnh
tiềm năng của các quá trình tâm lý, liên quan đến tính tích cực chủ quan, có
chọn lọc của nhân cách.
Tác giả K. K. Platonov thì cho rằng thái độ là “một cấu thành tích cực

của ý thức cá nhân và là các mối liên hệ ngược của chủ thể với thế giới, được
phản ánh và được khách thể hóa trong tâm vận động”. Theo tư tưởng nêu



19
trên, phản ánh được hiểu không chỉ là kết quả tác động của môi trường lên
con người mà là biểu hiện của sự tác động qua lại được thực hiện bằng thái độ
có ý thức.
Các nhà tâm lý học của Leningrad thuộc Liên Xô trước đây thì coi thái
độ là “những cơ cấu tâm lý có sẵn, định hướng cho sự ứng phó của cá nhân”.
Trong khi đó, dưới góc độ nhân cách của các nhà tâm lý học lại khẳng định
thái độ là thuộc tính tâm lý bao gồm niềm tin, hứng thú, thái độ xã hội.
G. Clauss- dưới góc độ chức năng đã xác nhận rằng: “thái độ của con
người là rất tích cực, định hướng vào sự biến đổi hoàn cảnh chứ không phải
vào sự thích ứng”. Theo ông, có hai hình thức tồn tại của thái độ là: “thái độ
bên ngoài” và “ thái độ bên trong”. Về bản chất hai loại thái độ này là không
có sự khác biệt, chúng cũng dựa trên những quá trình sinh lý thần kinh như
nhau, không tách rời, không đối lập nhau. Trong lịch sử phát triển của tâm lý
học, sự tuyệt đối hóa thái độ bên trong đã dẫn tới chủ nghĩa duy tâm của W.
Dilthey và E. Spanger, … hay sự tuyệt đối hoá thái độ bên ngoài đã dẫn tới
chủ nghĩa hành vi của J. Watson. Tác giả cũng cho rằng thái độ bên ngoài có
thể quan sát được một cách trực tiếp thông qua những vấn đề cử chỉ, hành
dộng và những phát biểu bằng lời. Còn thái độ bên trong là những thể
nghiệm, chỉ có thể biết được thông qua thái độ bên ngoài hoặc một cách trực
tiếp nhờ quan sát.
Những quan niệm của G. Clauss về mối quan hệ giữa thái độ bên trong
và thái độ bên ngoài, về khả năng nghiên cứu thái độ bên trong thông qua thái
độ bên ngoài cũng phù hợp với quan niệm của nhiều nhà tâm lý học khác,
chẳng hạn như Krech, Cruchfield: “ Việc xem xét thái độ bên trong không

đơn giản bởi chúng ta không thể trực tiếp thâm nhập vào phạm vi ý thức bên
trong của cá nhân mà chỉ có thể gián tiếp thông qua những biểu hiện bên
ngoài”.
Với một cách nhìn toàn diện hơn, thái độ không chỉ thuộc phạm vi của
tâm lý học cá nhân mà còn bao hàm cả những khía cạnh của tâm lý học xã



20
hội. Khái niệm thái độ của H. Hipsơ và M. Forvec nhấn mạnh chức năng của
thái độ đối với hoạt động chung, hoạt động hợp tác của con người trong xã
hội: “Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng bị quy định và có tính chất bắt buộc
nào đó, nảy sinh trong những nhóm nhất định và trong những tình huống cụ
thể. Về mặt lượng cũng như về mặt nội dung sự sẵn sàng này phụ thuộc không
những vào chủ thể hữu quan mà trước hết là một hiện tượng tâm lý xã hội,
phụ thuộc vào khuynh hướng xã hội của cá nhân, là cái gắn liền với những
chuẩn mực của nhóm”.
Như vậy có thể nói mặc dù có nhiều cách nhìn nhận, cách hiểu khác nhau
về thái độ “như một thuộc tính cơ bản của ý thức cá nhân” hay “như một
hiện tượng của tâm lý học xã hội” nhưng các nhà tâm lý học Xô Viết và Cộng
hoà Dân chủ Đức đều có chung khẳng định thái độ là sự phản ánh ý thức, là
thuộc tính cốt lõi của nhân cách và là một yếu tố định hướng hành vi xã hội
của con người.
Ở Việt Nam, thì khái niệm “thái độ” thường được các nhà tâm lý học
quan niệm là sự biểu hiện thuộc tính cơ bản của nhân cách, thái độ là một bộ
phận cấu thành, đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức. Chẳng hạn như
quan niệm của tác giả Nguyễn Khắc Viện: “trước một đối tượng nhất định,
nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn,
đồng tình hay chống đối như đã có sẵn, có những cơ cấu tâm lý tạo ra định
hướng cho việc ứng phó. Từ những thái độ sẵn có, tri giác về đối tượng, cũng

như tri thức bị chi phối về vấn đề thì thái độ gắn liền với tư thế”.
Qua việc xem xét, phân tích các định nghĩa về thái độ của các nhà tâm lý
học, chúng tôi nhất trí với quan điểm của các nhà tâm lý học Đức H. Hipsơ và
M. Forvec trong việc giải thích nội dung khái niệm thái độ. Đó là phải chọn
tiêu chuẩn chức năng của thái độ đối với hoạt động làm điểm tựa, đồng thời
không thể tách rời “thái độ bên trong” và “thái độ bên ngoài”. Do đó, có thể
định nghĩa: Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân sẵn sàng
phản ứng theo một khuynh hướng nhất định đối với một đối tượng nào đó,

×