Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 133 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



NGUYỄN THỊ THÙY DUNG



NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (TP. VINH – NGHỆ AN)
VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ








HÀ NỘI – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



NGUYỄN THỊ THÙY DUNG



NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (TP. VINH – NGHỆ AN)
VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Mai Hương




Hà Nội – 2012
LỜI CAM ĐOAN





Tôi xin cam đoan những kết quả đạt được trong nghiên cứu này hoàn
toàn mới, không có sự sao chép của các nghiên cứu khác. Các kết quả nghiên
cứu khoa học trên chưa từng được công bố hay sử dụng trong bất kể hình
thức nào.
Lời cam đoan trên là đúng sự thật và Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm với lời nói của mình.






Học viên

NguyÔn ThÞ Thïy
Dung



Lời cảm ơn

Sau mt thi gian lm vic tớch cc v nghiờm tỳc, lun vn Nhn thc
ca hc sinh trng THPT Nguyn Trng T (TP.Vinh- Ngh An) v vn
bo lc hc ng ó c hon thnh. Tụi xin by t lũng bit n sõu sc
n PGS.TS. Phan Th Mai Hng- ngi ó nhit tỡnh, tõm huyt truyn li
cho tụi nhng mch tri thc khoa hc ng thi hng dn tng ni dung,
phng phỏp nghiờn cu lun vn c hon thin.
Tụi cng xin cm n cỏc thy cụ giỏo khoa Tõm lý hc Trng i hc

Khoa hc xó hi v nhõn vn H Ni ó õn cn dy d v truyn t nhng tri
thc quớ bỏu trong sut nhng nm qua, tụi cú th hon thnh tt khoỏ hc
ca mỡnh.
Mc dự ó c gng ht sc nhng vỡ thi gian cú hn, trỡnh , nng
lc ca bn thõn cũn nhiu hn ch nờn ti khụng trỏnh khi cũn nhiu
thiu sút. Rt mong nhn c nhng li gúp ý ca cỏc thy cụ giỏo khoa
Tõm lý hc c rỳt kinh nghim cho nhng ln nghiờn cu sau t kt
qu tt hn.
Tụi xin chõn thnh cm n!



H Ni, ngy 29 thỏng 02 nm 2012
Hc viờn

Nguyễn Thị Thùy Dung
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



BLHĐ : Bạo lực học đường
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
HS THPT : Học sinh Trung học phổ thông
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
WHO : World Health Organization (Tổ
chức Y tể Thế giới)


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

5. Giả thuyết khoa học 5

6. Phương pháp nghiên cứu 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1. Tổng quan một số vấn đề nghiên cứu về bạo lực học đường 6

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới 6

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam . 11

1.2. Khái niệm bạo lực học đường 15

1.2.1. Khái niệm 15

1.2.2. Các hình thức bạo lực học đường 17


1.2.3. Nguyên nhân của BLHĐ 18

1.2.4. Hậu quả của BLHĐ 22

1.2.5. Cách phòng tránh BLHĐ 22

1.3. Nhận thức về BLHĐ của học sinh THPT 23

1.3.1. Khái niệm nhận thức 23

1.3.2. Đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi THPT 31

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 37

2.2. Tổ chức nghiên cứu 38

2.3. Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 39

2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi 39

2.3.3. Phương pháp thống kê toán học 40

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 40

2.3.5. Phương pháp quan sát 40


2.4. Tiến trình nghiên cứu 41

2.5. Mô tả mẫu nghiên cứu 41

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 43

3.1. Nhận thức về khái niệm Bạo lực học học đường 43

3.2. Nhận thức về các hình thức Bạo lực học đường 47

3.2.1. Nhận thức về hình thức Bạo lực học đường về mặt thể chất 48

3.2.2. Nhận thức về hình thức Bạo lực học đường về tinh thần 51

3.2.3. Bạo lực về kinh tế (vật chất) 53

3.3. Nhận thức về các nguyên nhân của Bạo lực học đường 55

3.3.1. Nguyên nhân từ phía chủ thể (bản thân học sinh) 55

3.3.2. Nguyên nhân từ những tác động khách quan bên ngoài đến hành
vi Bạo lực học đường của học sinh 62

3.4. Nhận thức về hậu quả của Bạo lực học đường đối với học sinh 80

3.5. Nhận thức về cách phòng tránh Bạo lực học đường 86

3.5.1. Nhận thức những cách phòng tránh từ phía học sinh 86

3.5.2. Nhận thức về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội để hạn

chế bạo lực học đường 93

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang bộc phát ở mức độ báo động
và rất cần được xã hội nhìn nhận như là một tệ nạn cần phải “chống”. Có thể
xem vấn nạn bạo lực học đường như những “cơn sóng ngầm”, bởi đâu đó
trong môi trường giáo dục lại dấy lên những vụ việc học sinh gây hấn, hành
hung lẫn nhau… Những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian
gần đây đã trở thành một hiện tượng có khả năng lây lan rộng với mức độ
ngày càng nghiêm trọng.
Việc hàng nghìn vụ học sinh đánh nhau mỗi năm và tính chất vụ việc
ngày càng nặng tính “côn đồ” đã ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ, thậm chí
cả tính mạng của học sinh. Tại Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do
Bộ GD&ĐT tổ chức cuối năm 2009, Ông Phùng Khắc Bình- Vụ trưởng Vụ
Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Tình trạng học sinh phổ
thông bỏ học (có trường hợp vẫn đang đi học) sống lang thang, thông qua
Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma tuý, gây ra nhiều vụ gây rối trật
tự xã hội, cướp tài sản có xu hướng tăng”.
Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây
đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện
bạo lực học đường. Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông

thông, cả đồng bằng và miền núi các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều
gia tăng đáng kể.
Học sinh lứa tuổi Phổ thông trung học (16-18), luôn được gia đình, nhà
trường và xã hội dành cho một sự quan tâm lớn, bởi các em chính là tương lai
của đất nước. Trong bối cảnh văn hóa-xã hội có nhiều thay đổi hiện nay, các
2
em có điều kiện thuận lợi để học tập, vui chơi nhưng đồng thời cũng chịu ảnh
hưởng của rất nhiều yếu tố dễ gây nên những hành vi sai lệch, phá vỡ những
giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Đây là lứa tuổi bước đầu tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh. Các
em có nhu cầu cao trong khẳng định bản thân và có xu hướng thiên về bạn bè
hơn là cha mẹ. Do vậy việc thiếu vắng sự quan tâm từ cha mẹ, hoàn cảnh gia
đình không thuận lợi; sự lôi kéo, rủ rê từ nhóm bạn bè xấu; biện pháp giáo
dục chưa hiệu quả của nhà trường và những ảnh hưởng tiêu cực khác từ môi
trường xã hội… Là những nguyên nhân chủ yếu làm cho các em có những
biểu hiện tiêu cực trong bạo lực học đường như: xô xát, gây hấn, lăng nhục
bạn bè…, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hành vi gây chết người. Hậu quả là
nhiều em bị truy tố trước pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong những năm trở lạ đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên
tục có những bài viết phóng sự về thực trạng học sinh Phổ thông trung học có
những biểu hiện sa sút tinh thần, mờ nhạt về lý tưởng, yếu kém về đạo đức….
Thực trạng bạo lực học đường tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm.
Ông Phùng Khắc Bình cho biết: “Thống kê từ 38 Sở GD&ĐT gửi về Bộ từ
năm 2003 đến nay có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử
lý kỷ luật”.
Mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất, tâm lý
và nhân cách có những quy luật riêng. Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn phát
triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp.
Chính yếu tố chưa hoàn thiện đó khiến cho các em trong lứa tuổi này thường
bị khủng hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch.

Đi sâu vào nghiên cứu hành vi bạo lực học đường của học sinh là một
vấn đề cấp bách và ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đại ngày nay, khi
con người được coi là động lực, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát
3
triển của mỗi quốc gia. Qua đó có thể thấy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên phải được đặt lên hàng đầu, nhằm giúp các em có được hiểu biết và cách
nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc sống, nâng cao ý thức của các em trong học
tập và rèn luyện vì mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước tiến lên theo con
đường chủ nghĩa xã hội.
Các cơ quan ngôn luận đã tốn không ít giấy mực nhắc tới vấn đề bạo
lực học đường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là
yếu tố nhận thức. Việc phân tích nhận thức dẫn đến hành vi bạo lực học
đường có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có thể định hướng và đưa những
giải pháp cụ thể để góp phần ngăn chặn triệt để hành vi bạo lực học đường.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức của
học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề
bạo lực học đường”. Nhằm góp thêm tiếng nói vào quá trình xây dựng một
môi trường học đường lành mạnh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nhận thức về vấn đề bạo lực học đường của học sinh trường
THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An)
- Tìm hiểu mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học
sinh đối với bạo lực học đường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn
bạo lực học đường để hướng tới môi trường học đường lành mạnh, an toàn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nghiên cứu về mặt lý luận:
- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường của học sinh
lứa tuổi PTTH.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài:
+ Khái niệm nhận thức

+ Khái niệm Bạo lực học đường
4
+ Một số đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi PTTH
* Nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn
Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về bạo lực học đường với các nội dung:
+ Nhận thức về khái niệm bạo lực học đường
+ Nhận thức về hình thức bạo lực học đường
+ Nhận thức về nguyên nhân bạo lực học đường
+ Nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường
+ Nhận thức về cách phòng tránh bạo lực học đường
+ Mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học sinh đối
với bạo lực học đường.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm ngăn chặn hiện tượng bạo lực học
đường cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về
vấn đề bạo lực học đường hiện nay.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP. Vinh-
Nghệ An) về bạo lực học đường.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 270 học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An),
trong đó: • 90 học sinh lớp 10
• 90 học sinh lớp 11
• 90 học sinh lớp 12
- 3 Giáo viên: • 2 Giáo viên Chủ nhiệm
• 1 Giáo viên phụ trách giáo dục đạo đức học sinh


5

5. Giả thuyết khoa học
Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh –
Nghệ An) về bạo lực học đường còn đơn giản và thiếu hiểu biết. Mức độ nhận
thức về các nội dung của vấn đề bạo lực học đường chưa sâu sắc, chưa nắm
được bản chất của: khái niệm, các hình thức, các nguyên nhân, hậu quả và
cách phòng tránh bạo lực học đường.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket)
6.3. Phương pháp phỏng vấn
6.4. Phương pháp quan sát
6.5. Phương pháp thống kê toán học















6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Tổng quan một số vấn đề nghiên cứu về bạo lực học đường
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới
Trong những năm gần đây, thanh thiếu niên là mối quan tâm lớn của
các nhà nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, bởi đây là lứa tuổi
đặc biệt trong sự phát triển nhân cách con người và có hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội có xu hướng ngày càng tăng. Từ năm 1950 trở lại đây, cứ 5 năm
Liên hợp quốc lại thảo luận về các biện pháp phòng ngừa tội phạm do trẻ vị
thành niên gây ra. [2; 3]
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu có thể chia theo các hướng
nghiên cứu chính như sau:
* Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường:
Nhà tâm lý học tội phạm Đonvonga (Liên Xô cũ) cho biết: ảnh hưởng
của nhóm bạn không chính thức tiêu cực đến hành vi phạm pháp của trẻ em
được thể hiện qua bốn điểm sau: một là, các nhóm tiêu cực là cơ sở hình
thành quan điểm và định hướng dẫn đến hành vi phạm pháp; hai là, trẻ vị
thành niên tuân theo những quyết định của nhóm dù bản thân có quan điểm
riêng. Sự phục tùng này lúc đầu có thể là hình thức, nhưng dần dần có thể làm
thay đổi định hướng bên trong; ba là, việc tham gia vào nhóm bạn tiêu cực có
tác dụng làm tăng động cơ thực hiện tội phạm và làm cho cá nhân cảm thấy
tinh thần trách nhiệm đối với hành vi của mình giảm đi; bốn là, nhóm bạn tiêu
cực có vai trò quan trọng trong việc loại trừ nỗi sợ hãi của các thành viên
trước sự phạt của pháp luật. [6; 45]
Ngoài ra, còn có thể kể đến những công trình tiêu biểu khác về hành vi
bắt nạt học đường như “Liên hệ giữa thừa cân và béo phì với các hành vi bắt
7
nạt ở trẻ em tuổi đi học” ở Canada do Janssen và cộng sự tiến hành năm 2004.
Nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa những trẻ em bị béo phì và nguy
cơ trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt học đường. Những trẻ em này bị bắt
nạt nhiều hơn so với trẻ em có cân nặng bình thường. Hành vi bắt nạt có thể là

việc gọi hay trêu chọc hoặc đánh, đá, hoặc đẩy nạn nhân Hoặc thời gian xa
hơn là công trình nghiên cứu do Nansel TR và công sự tiến hành năm 2001
với chủ đề “Hành vi bắt nạt trong giới trẻ Mỹ: Sự phổ biến và mối liên hệ với
điều chỉnh tâm lý xã hội” đã đưa ra kết luận: Tại Hoa Kì, sự phổ biến trong
hành vi bắt nạt giữa thanh thiếu niên là đáng kể. Những vấn đề về bắt nạt là
những vấn đề đáng được lưu tâm, cho cả các nghiên cứu trong tương lai và
can thiệp dự phòng…
* Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường:
Năm 2008 có một cuộc khảo sát trên quy mô lớn của Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ có tên “Hiểu biết về bạo lực học
đường” (Underdtanding school vilolence). Đây là một trung tâm lớn về lĩnh
vực Y tế của Hoa Kỳ. Để thực hiện nghiên cứu này, trung tâm đã sử dụng
phương pháp khảo sát, trưng cầu ý kiến và phân tích tài liệu. Trên cơ sở
những thông tin thu thập được, nghiên cứu này đã chỉ ra được thực trạng quy
mô bạo lực học đường diễn ra tại các trường phổ thông trung học trong những
giai đoạn khác nhau ở Mỹ, trong đó đặc biệt là từ năm 2005-2007. Nghiên
cứu đã đưa ra những con số thống kê về tình trạng về môi trường học đường,
những hành vi đe dọa, những trường hợp bạo lực không gây tử vong và những
trường hợp bạo lực gây tử vong.
Qua những con số này, Trung tâm đã đưa ra kết luận rằng tình trạng
bạo lực học đường tại Mỹ đang ngày càng gia tăng và mức độ nguy hiểm, tính
trầm trọng của nó ngày càng cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra những
nhân tố nguy hại tới tội phạm bạo lực ở giới trẻ. Đó chính là những nhân tố có
8
tác động mạnh mẽ góp phần gây nên và làm tăng tình trạng bạo lực học
đường như nhân tố cá nhân, các mối quan hệ thân cận và nhân tố xã hội, cộng
đồng. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích những tác động trước mắt và lâu
dài của bạo lực học đường đến học sinh phổ thông trung học nói riêng và toàn
xã hội nói chung.
Từ đó, nghiên cứu đề xuất những biện pháp nhằm phòng ngừa bạo lực

học đường cho toàn xã hội. Có thể nói đây là một nghiên cứu hây và thiết
thực, không chỉ đối với Mỹ mà còn đối với các nước khác.
Năm 2010, báo cáo có tên “Understanding school violence” (Hiểu biết
về bạo lực học đường) của tổ chức Center for disease control and prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật) đã chỉ ra một thực trạng đáng
báo động về bạo lực học đường ở Mỹ: Năm 2007, một cuộc khảo sát về các
hành vi có tính chất đe dọa được tiến hành trên phạm vi toàn quốc về học sinh
từ lớp 9 đến lớp 12 cho thấy có 5,9% học sinh mang theo vũ khí (như súng,
dao, gậy, dùi cui…) tới trường trong vòng 30 ngày trước cuộc khảo sát; Có
7,8% học sinh bị đe dọa hoặc bị thương do những vũ khí mang đến trường
trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát; Có 12,4% học sinh là nạn nhân của
trận gây hấn về thể chất ở trường học trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát
và có 22,3% học sinh được người khác mời, bán hoặc cho thuốc gây nghiện ở
trường học trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát; Năm 2006, có 29 trên
1000 học sinh là tội phạm học đường về hành vi bạo lực trong đó có cả hiếp
dâm, ăn cướp, đánh nhau. Đến năm 2007, khoảng 32% học sinh cho biết rằng
họ đã bị bắt nạt trong năm học. [23]
* Nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đường:
Ở các nước phương Tây có một số công trình nghiên cứu về hành vi
lệch chuẩn của học sinh, về tình trạng bắt nạt học đường tiêu biểu có thể kể
đến những nghiên cứu sau:
Ở Canada, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội đang trở thành một vấn
đề đáng lo ngại của cả quốc gia và nỗi quan tâm hàng đầu của các nhà giáo
9
dục. Qua kết quả khảo sát với 3700 học sinh ở độ tuổi từ 9-16 cho thấy: 2/3
số trẻ em gái 9 tuổi là nạn nhân của bạo lực học đường và 8% muốn tự sát.[2;
4]
Một công trình nghiên cứu của Glew GM và các cộng sự tiến hành năm
2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ với đề tài “Bắt nạt,
tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với mục tiêu

xác định tỷ lệ bắt nạt trong trường tiểu học và mối liên quan của nó với nhà
trường, thành tích học tập, hành động kỷ luật, và cảm giác của bản thân: cảm
giác buồn, an toàn, và phụ thuộc.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy 23% trẻ em được khảo sát đã từng
tham gia bắt nạt, hoặc đã từng là kẻ bắt nạt, nạn nhân, hoặc cả hai. Nạn nhân
và kẻ bắt nạt là nạn nhân có thành tích học tập thấp hơn so với những người
ngoài cuộc. Tất cả 3 nhóm nêu trên đều có cảm giác không an toàn khi ở
trường học hơn so với những đứa trẻ ngoài cuộc. Nạn nhân và kẻ bắt nạt nạn
nhân cho biết, họ cảm thấy rằng họ không thuộc về trường học. Họ thường
cảm thấy buồn bã nhiều hơn với so với những đứa trẻ bình thường. Những kẻ
bắt nạt và nạn nhân của hành vi bắt nạt chủ yếu là nam giới.
Tác giả đã đưa ra kết luận: Tỷ lệ bắt nạt thường xuyên của các học sinh
tiểu học là đáng kể. Đồng thời, mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt đã chỉ ra rằng
đây là một vấn đề nghiêm trọng trường tiểu học. Các nghiên cứu được trình
bày trong tài liệu này cho thấy sự cần thiết phải có các chương trình giảng dạy
chống bạo lực dựa trên bằng chứng ở bậc tiểu học. [22]
“Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi”
là tên một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường được Liang H và cộng sự
được tiến hành tại Anh năm 2007. Nghiên cứu nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi
bắt nạt của 5074 học sinh vị thành niên đang học lớp 8 (tuổi trung bình 14.2
năm) và lớp 11 (tuổi trung bình 17.4 tuổi) ở 72 trường học ở Cape và Durban,
10
Nam Phi. Làm rõ mối liên quan giữa những hành vi này với mức độ bạo lực
và các hành vi nguy hiểm ở thanh thiếu niên.
Kết quả cho thấy: Hơn 1/3 (36.3%) sinh viên đã tham gia vào hành vi
bắt nạt 8.2% là kẻ bắt nạt, 19.3% là nạn nhân và 8.7% kẻ bắt nạt là nạn nhân
(những người đi bắt nạt người khác và bị những người khác bắt nạt). Nam
sinh viên dễ trở thành thủ phạm và nạn nhân của hành vi bắt nạt, bên cạnh đó,
các bạn trai trẻ tuổi dễ trở thành là nạn nhân của hành vi bắt nạt học đường.
Bạo lực và hành vi chống lại xã hội đã được tăng lên trong hành vi bắt nạt.

Nghiên cứu cũng cho thấy kẻ bắt nạt là nạn nhân thường thể hiện hành vi bạo
lực, chống đối xã hội và có những hành vi nguy hiểm hơn so với kẻ bắt nạt.
Kẻ bắt nạt là nạn nhân có ý định tử tự và hút thuốc nhiều hơn so với nạn nhân.
Nghiên cứu cho rằng hành vi bắt nạt là một vấn đề khá phổ biến của trẻ Nam
Phi. Hành vi bắt nạt cũng được xem như là một chỉ báo của các hành vi bạo
lực, chống đối xã hội và hành vi nguy hiểm. [5]
* Nghiên cứu về các hình thức của biểu hiện bạo lực học đường:
Công trình nghiên cứu của Wang.J và cộng sự năm 2009 được tiến
hành tại Mỹ với đề tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa
Kỳ: thể chất, bằng lời nói, quan hệ, và trên Internet” đã nghiên cứu 4 hình
thức của hành vi bắt nạt trong trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối
liên quan với các đặc điểm về mặt nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ, và bạn
bè đã được khảo sát.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ về hành vi bắt nạt người
khác hoặc đã từng bị bắt nạt ở trường học ít nhất một lần trong 2 tháng gần
đây là 20.8% về mặt thể chất, 53.6% bằng lời nói, 51.4% về mặt xã hội, hoặc
13.6% về các trò chơi trên Internet. Các bạn trai dính líu nhiều hơn vào bắt
nạt thể chất hoặc bằng lời nói, trong khi các bạn gái thì bị dính líu nhiều hơn
đến các kiểu bắt nạt khác. Các bạn nam có xu hướng là người đi bắt nạt qua
11
mạng, trong khi các bạn gái có xu hướng là nạn nhân của hiên tượng bắt nạt
đó. Thanh thiếu niên người Mỹ gốc Phi đã tham gia bắt nạt nhiều hơn (về mặt
thân thể, lời nói, hay qua mạng), nhưng lại ít trở thành nạn nhân của những
hình thức bắt nạt (bằng lời nói hoặc quan hệ). Nghiên cứu cho thấy, sự hỗ trợ
của cha mẹ có liên quan đến việc thanh thiếu niên ít dính líu đến tất cả các
hành vi bắt nạt nêu trên. Ngoài ra, việc thanh thiếu niên có nhiều bạn bè sẽ có
liên quan đến các hành vi bắt nạt nhiều hơn và họ cũng ít bị bắt nạt hơn về
những hình thức như thể chất, bằng lời nói, và quan hệ trừ hình thức bắt nạt
qua mạng.
Từ kết quả nghiên cứu như trên, tác giả cũng đưa ra những kết luận

quan trọng. Đó là sự hỗ trợ của cha mẹ có thể bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tất
cả bốn hình thức bắt nạt. Liên kết bạn bè theo kiểu khác với bắt nạt truyền
thống và bắt nạt mạng. [22]
Nhìn chung, các nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng bạo
lực, bắt nạt học đường ở một số quốc gia trên thế giới, chỉ ra một số hình thức
bạo lực, bắt nạt học đường điển hình, ảnh hưởng của hành vi bạo lực, bắt nạt
học đường đến tâm lý, thể chất của thanh thiếu niên, chỉ ra một số yếu tố góp
phần gia tăng hay giảm thiểu tình trạng bạo lực, bắt nạt học đường (mối quan
hệ bạn bè, sự hỗ trợ của bố mẹ…)
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam
Hiện nay, mặc dù tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường được báo
chí phản ánh khá nhiều nhưng chưa có nghiên cứu sâu về hành vi gây hấn của
thanh niên nói chung và môi trường học đường nói riêng.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, có thể kể đến một số nghiên cứu nhỏ lẻ,
các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề gây hấn trong phạm vi trường
học của học sinh đã được nhắc đến như: Một vài hiện tượng tiêu cực trong
thanh niên Việt Nam hiện nay và công tác giáo dục vận động thanh niên (Lê
12
Ngọc Dung, Hồ Bá Thông, 2004), Bạo lực với trẻ em gái trong môi trường
trường học (Nguyễn Phương Thảo, Đặc Bích Thủy, Trần Thị Vân Anh,
2005), Tìm hiểu những hành vi sai lệch chuẩn mực của học sinh PTTH Dân
Lập Đinh Tiên Hoàng (Nguyễn Thị Phượng, 2006), Cách thức cha mẹ quan
tâm đến con và hành vi lệch chuẩn của trẻ (Lưu Song Hà, 2008)…[29]
* Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường:
Đề tài “Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường trung học
cơ sở Lê Lai- Quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009” do Lê Thị Hồng
Thắm, Tô Gia Kiên thực hiện. Hai tác giả nghiên cứu về lĩnh vực Y tế công
cộng. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng (điều tra bằng bảng hỏi, áp dụng phương pháp chọn mẫu đa dạng và
đồng nhất với mục đích kiểm tra chéo các thông tin của các đối tượng cung

cấp; nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Kết quả nghiên cứu thu được như sau: Các đối tượng nghiên cứu đều
cho rằng hành vi bạo lực học đường là những hành vi như kết băng nhóm hăm
he bạn bè, ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ - tiền
của bạn khác hoặc thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xô xát
đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí. Đa số các đối tượng cho rằng
hành vi chửi nhau và hành vi hiếp dâm không phải là bạo lực học đường. Đa
số các đối tượng nghiên cứu đều cho rằng bạo lực học đường ảnh hưởng đến
thể chất, tinh thần và xã hội của nạn nhân. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ
ra được mối quan hệ giữa các đặc tính cá nhân, xã hội, các mối quan hệ xã hội
và hoàn cảnh gia đình với thái độ của học sinh khi thấy hành vi bạo lực. [4]
Mã Ngọc Thể với công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhóm bạn
không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ” (1998), đã nói lên sự nhức
nhối của các nhà nghiên cứu và toàn xã hội trước tình trạng gia tăng hành vi
phạm pháp của các em tuổi vị thành niên. Qua nghiên cứu 100 học sinh ở
13
trường giáo dưỡng sô 2- V26- Bộ công an, tác giả đã chỉ ra một số hành vi vi
phạm pháp luật mà các em đã thực hiện dưới sự tác động của bạn bè đó là: sử
dụng ma túy (7,8%), đánh nhau (19,8%), gây rối trật tự công cộng (12,5%)…
Tác còn khẳng định, nhóm bạn không chính thức đóng vai trò quan trọng
trong việc tác động tới nhận thức, hành vi của trẻ làm cho trẻ phạm tội một
cách từ thụ động tới tự giác (55%). Đối với lứa tuổi 17-18 tình hính phạm
pháp giảm xuống còn 17,5% do sự nhận thức về bản thân mình ở lứa tuổi này
tốt hơn so với lứa tuổi thiếu niên. [7]
TS.Nghiêm Thị Phiến tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của
nhóm bạn bè tới hành vi lệch chuẩn của học sinh” trên 31 học sinh thiếu niên
cá biệt tại trường THCS Thịnh Quang (Hà Nội), đã liệt kê những hành vi lệch
chuẩn của nhóm học sinh này và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các hành
vi đó. Tác giả kết luận, hiện tượng bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo là một trong
những nguyên nhân khá chủ yếu dẫn trẻ tới những hành vi lệch chuẩn. [12]

Nguyễn Thị Hoa với công trình nghiên cứu “Hành vi có vấn đề của trẻ
vị thành niên: những ảnh hưởng của bố mẹ” cho thấy: nhân cách và mối quan
hệ của bố mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi có vấn đề của trẻ vị thành
niên. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra rằng các ứng xử của bố mẹ với con cái
trong xã hội hiện nay chủ yếu theo hai xu hướng: bố mẹ thiếu quan tâm, chăm
sóc con cái hoặc quá nuông chiều con cái. Tác giả kết luận rằng, trong những
nguyên nhân dẫn đến hành vi có vấn đề của trẻ ở lứa tuổi này, bố mẹ phải
chịu một phần trách nhiệm. Vấn đề đặt ra là cần có sự quan tâm và giáo dục
đúng mực từ phía cha mẹ của các em. [10]
* Nghiên cứu khảo sát về thực trạng bạo lực học đường hiện nay:
Bài viết về “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” của TS. Phan Mai
Hương trong kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế tháng 08/2009 về chủ đề: Nhu
cầu, định hướng và đạo tạo tâm lý học đường tại Việt Nam đã trình bày khảo
14
sát của tác giả về thực trạng bạo lực học đường bằng phương pháp phân tích
tài liệu và các số liệu thứ cấp được công bố trên diễn đàn. Nghiên cứu đưa ra
những vấn đề trọng điểm như: Bạo lực học đường ngày một gia tăng về số
lượng và mở rộng địa bàn; Bạo lực học đường ngày một nguy hiểm về mức
độ và tính chất bạo lực; Đối tượng gây bạo lực học đường ngày một đa dạng;
Bạo lực học đường ngày một đa dạng về kiểu loại và phong phú về biểu hiện;
Bạo lực học đường có thể bắt đầu từ những nguyên cớ vô cùng đơn giản. [15]
Từ khảo sát này, tác giả đã đưa ra kết luận rằng tình trạng bạo lực học
đường cần được nghiên cứu, tìm hiểu sâu và cần sự góp tay của các chuyên
gia tâm lý học đường. Tuy nhiên, bài viết của tác giả chưa đề cập đến nguyên
nhân tâm lý của tình trạng bạo lực học đường.
* Nghiên cứu về nhận thức của học sinh THPT dẫn tới bạo lực học
đường:
Tiêu biểu là đề tài nghiên cứu của Ông Thị Mai Thương (2008) về
“Hành vi bạo lực trong nữ sinh THPT” khảo sát trên 200 khách thể tại 2
trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) đã đưa ra một số vấn đề quan

trọng về thực trạng hành vi bạo lực trong nhóm nữ sinh THPT như mức độ
xảy ra hiện tượng bạo lực trong nhà trường, phương thức, công cụ, phương
tiện tiến hành hành vi bạo lực. Đề tài nghiên cứu cũng tìm hiểu nhận thức của
học sinh về hành vi bạo lực và nguyên nhân xuất hiện bạo lực. Đồng thời,
nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học
sinh như sự thiếu quan tâm của cha mẹ, bạo hành gia đình; Ảnh hưởng của
phương tiện truyền thông đại chúng; Sức ép tâm lý và bất mãn xã hội… Từ
đó, đưa ra một số kết luận, kiến nghị nhằm giúp giảm thiểu, ngăn chặn hành
vi bạo lực trong nhóm nữ sinh THPT. [13]
Bài nghiên cứu: “Gây hấn học đường ở học sinh trung học phổ thông”
của Trần Thị Minh Đức, tác giả nghiên cứu về bạo lực học đường hay gây hấn
15
học đường dưới góc độ Tâm lý học. Nghiên cứu này cũng áp dụng các
phương pháp nghiên cứu định tính như phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm; phương pháp nghiên cứu định lượng là trưng cầu ý kiến trên 771
học sinh phổ thông trung học ở 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái
Bình.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả Trần Thị Minh Đức đi vào phân
tích hai nội dung chính: Nội dung thứ nhất là tình trạng gây hấn ở học sinh
(trong đó có cả mức độ gây hấn và bị gây hấn). Nội dung này còn được tác
giả phân tích dựa trên cơ sở về giới. Nội dung thứ hai là nhận thức của học
sinh về hành vi gây hấn. Từ đó, tác giả đã rút ra được những kết luận như sau:
Gây hấn học đường là hiện tượng phổ biến và ngày càng trở nên nguy hiểm,
tình trạng này có nguyên nhân tác động từ nhiều phía như bản thân học sinh,
gia đình, nhà trường, xã hội. Học sinh nhận thức còn yếu về bản chất của gây
hấn, nhiều học sinh đã không nhận biết được đâu là hành vi gây hấn, do đó đã
khiến cho tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.
Nhà trường, gia đình và xã hội hiện vẫn chưa có biện pháp mang tính hệ
thống và tích cực nhằm hạn chế vấn đề này. [18; 42-52]
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây chủ yếu vạch ra thực trạng của

vấn đề bạo lực học đường ngày nay, nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của thanh
thiếu niên. Tại Việt Nam những sự việc rất nhỏ như chuyện bạn bè bắt nạt
nhau, nói xấu , tung tin đồn, tẩy chay hay cô lập bạn học còn chưa được quan
tâm phân tích từ góc độ tâm lý, xã hội và giới ở người bị bắt nạt và kẻ bắt nạt.
1.2. Khái niệm bạo lực học đường
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm bạo lực
Theo WHO: “Bạo lực là việc đe dọa, dùng sức mạnh thể chất hay
quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một
16
cộng đồng người mà gây ra hay làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử
vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển”.
Trong từ điển Tiếng Việt (2003) đưa ra khái niệm: “Bạo lực là sức
mạnh dùng để trấn áp lật đổ”. Tuy nhiên không phải mọi hình thức bạo lực
trong xã hội đều mang tính chính trị hướng vào việc lật đổ các đảng phái
chính trị. Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống
hàng ngày vì rất nhiều lý do. [19]
1.2.1.2. Khái niệm bạo lực học đường
Bạo lực học đường là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên
trong môi trường giáo dục. Bạo lực học đường là bạo lực về tinh thần, ngôn
ngữ, thân thể có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường. Cho dù là
những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị hại cảm
thấy bất tiện cũng được xem là bạo lực học đường.
Khái niệm về “bạo lực học đường” được Sở GD-ĐT Quảng Nam và
CA tỉnh phân tích dưới góc độ khoa học giáo dục: đó là những hành vi xâm
phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong
phạm vi nhà trường. Nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo
lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của
học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại. Bạo lực xâm phạm
đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng

và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà
trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường. [32]
Theo TS. Trần Viết Lưu, bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời
nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác (thường xảy ra
giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ
thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình
cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá
17
trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự
nghiệp giáo dục.[33]
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vấn đề Bạo lực học đường đang còn
nhiều vướng mắc và chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra một định nghĩa,
khái niệm cụ thể mang tính khoa học lý luận. Trong giới hạn nghiên cứu của
đề tài này chúng tôi xin đưa ra một khái niệm về Bạo lực học đường như sau:
“Bạo lực học đường là hành vi cố ý của học sinh hay/và giáo viên
diễn ra trong hay ngoài phạm vi nhà trường mà gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với học sinh hay/và giáo
viên khác”.
1.2.2. Các hình thức bạo lực học đường
Có nhiều cách phân chia các hình thức Bạo lực học đường, song với
nghiên cứu này tôi cho rằng có 3 hình thức BLHĐ chính:
- Bạo lực về mặt tinh thần:
Là loại hình bạo lực không sử dụng vũ lực, tác động lên tinh thần nạn
nhân, bao gồm:
+ Mắng chửi, lămh mạ, miệt thị
+ Bỏ rơi không quan tâm; cô lập, tránh giao tiếp với nạn nhân
+ Để nạn nhân luôn lo lắng, trạng thái tinh thần bất an, sống trong bầu
không khí bị đe dọa hoặc bị lăng mạ với những lời lẽ mạt sát
+ Bị xúc phạm khiến nạn nhân ngộ nhận, bị mất đi niềm tin vào chính
bản thân mình, buộc họ phải tin rằng họ bị hành hạ như thế là đúng

+ Chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục nạn nhân phát tán trên Internet,
trên điện thoại…
Trong loại bạo lực này đáng chú ý là loại bạo hành ngôn ngữ
- Bạo lực về mặt thể chất:
18
Là loại hình bạo lực có sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp lên thân thể
nạn nhân, bao gồm:
+ Những hành vi dùng sức mạnh bản thân để tấn công nạn nhân (đấm
đá, bạt tai, làm gãy xương, bầm dập…)
+ Những hành vi dùng các loại vật dụng công cụ để đánh đập gây tổn
thương về mặt cơ thể (roi, gậy, ghế gộc, lưỡi lam…)
- Bạo lực về mặt kinh tế:
Là loại hình bạo lực có sử dụng vũ lực hoặc không sử dụng vũ lực, sử
dụng ngôn ngữ tác động trực tiếp lên nạn nhân để cướp đoạt về vật chất, bao
gồm:
+ Uy hiếp, cướp giật các đồ vật có giá trị (tiền, điện thoại, đồng hồ…)
+ Bắt buộc “nộp phí” (tiền) hằng ngày (hay hằng tuần, hàng tháng…)
1.2.3. Nguyên nhân của BLHĐ
1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía cá nhân
Một điều không thể phủ nhận là hành vi con người phù thuộc ở chỗ: cá
nhân đó là người như thế nào, động cơ, tình cảm, nhân cách của họ ra sao?
Khi nghiên cứu nguyên nhân của vấn đề bào lực học đường, việc tìm hiểu các
đặc điểm nhân cách của con người có ý nghĩa quan trọng bởi chính con người
đóng vai trò quyết định việc thực hiện hay không thực hiện hành vi này hay
hành vi khác. Nguyên nhân từ phía chủ thể biểu hiện ở một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Nhận thức của cá nhân và hệ thống kiến thức, thái độ của học
sinh:
- Cá nhân có thể nhận thức sai hoặc không đầy đủ về bạo lực học
đường do đó dẫn đến các hành vi vi phạm. Trường hợp này cá nhân không
biết mình đã vi phạm.

- Cá nhân không chấp nhận các qui chuẩn đạo đức của xã hội, quan
điểm riêng khác với chuẩn mực chung “bạo lực học đường là vi phạm chuẩn

×