Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Truyền thuyết về một số danh nhân văn hóa thời trung đại trên đất Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 145 trang )


4

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………

2. Lịch sưu tầm nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về danh nhân văn
hóa tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương……………………….

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………….

5. Đóng góp của luận văn……………………………………………

6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………

7. Cấu trúc Luận văn…………………………………………………

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: VĂN HOÁ DÂN GIAN HẢI DƯƠNG – CÁI NÔI CỦA
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ CÁC DANH NHÂN VĂN HÓA…

1. Khái quát không gian văn hoá Hải Dương……………………….

1.1. Sơ lược lịch sử văn hóa Hải Dương………………………………….


1.2. Văn hóa dân gian……………………………………………………….

1.2.1. Văn học dân gian………………………………………………

1.2.2. Lễ hội cổ truyền…………………………………………………

1.2.2.1. Lễ hội đền Kiếp Bạc…………………………………………

1.2.2.2. Lễ hội đền Cuối……………………………………………….

1.2.2.3. Lễ hội đền Sượt……………………………………………….

1.2.2.4. Hội đền Tranh…………………………………………………

1.2.2.5. Lễ hội đình Vạn Niên………………………………………

2. Các danh nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại- từ lịch sử đến truyền thuyết

2.1. Khái niệm danh nhân văn hoá…………………………………………

2.2. Danh nhân văn hóa – con người trong lịch sử………………………


5
2.2.1. Chu Văn An……………………………………………………

2.2.2. Mạc Đĩnh Chi……………………………………………………

2.2.3. Nguyễn Trãi……………………………………………………


2.2.4. Nguyễn Thị Duệ…………………………………………………

2.3. Danh nhân văn hóa – từ lịch sử đến truyền thuyết…………………

2.3.1. Chu Văn An……………………………………………………

2.3.2. Mạc Đĩnh Chi……………………………………………………

2.3.3. Nguyễn Trãi……………………………………………………

2.3.4. Nguyễn Thị Duệ…………………………………………………

Chương 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ DANH NHÂN VĂN HÓA TIÊU
BIỂU THỜI TRUNG ĐẠI TRÊN ĐẤT HẢI DƯƠNG

1. Khảo sát truyền thuyết về danh nhân văn hóa tiêu biểu thời
trung đại trên đất Hải Dương………………………………………

1.1. Chu Văn An……………………………………………………….

1.2. Mạc Đĩnh Chi……………………………………………………

1.3. Nguyễn Trãi………………………………………………………

1.4. Nguyễn Thị Duệ………………………………………………….

2. Những phương diện nội dung cơ bản của truyền thuyết về danh
nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương………

2.1. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện con

người tài năng, nhân hậu, trung nghĩa…………………………………

2.2. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện là
người có tài ngoại giao- ứng đối như thần …………………………….

2.3. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện nhà
giáo dục, sáng tạo văn hóa…………………………………………….

2.4. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện bi
kịch cá nhân …………………………………………………………


6
3. Những phương diện cơ bản của hình thức nghệ thuật truyền thuyết
về danh nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương…

3.1. Nghệ thuật kết cấu………………………………………………

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật…………………………………

3.2.1. Kiểu lựa chọn nhân vật……………………………………………….

3.2.2. Cách thể hiện nhân vật – các mô típ nổi bật………………………

3.2.2.1. Mô típ ra đời kỳ lạ…………………………………………….

3.2.2.2. Mô típ tài năng, xuất chúng…………………………………

3.2.2.3. Mô típ giấc mơ………………………………………………


3.2.2.4. Mô típ hoá thân, kỳ ảo………………………………………

3.2.2.5. Mô típ về nghi lễ thờ cúng liên quan đến tôn vinh, tưởng nhớ danh nhân

Chương 3: LIÊN QUAN ĐẾN DANH NHÂN VĂN HÓA TIÊU BIỂU
TRONG TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI

1. Tín ngưỡng thờ các danh nhân văn hóa………………………….

2. Lễ hội………………………………………………………………

2.1. Văn miếu Mao Điền và lễ hội truyền thống…………………….

2.1.1. Lễ hội xuân truyền thống

2.1.1.1. Thời gian tổ chức lễ hội xuân truyền thống

2.1.1.2. Không gian lễ hội

2.1.1.3. Nội dung lễ hội

2.1.1.4. Nội dung phần hội

2.1.2. Lễ hội thu

2.2. Lễ hội đền Chu Văn An………………………………………….

2.2.1. Thời gian tổ chức lễ hội

2.2.2. Không gian lễ hội


2.2.3. Quá trình hình thành lễ hội

2.3. Đền thờ Nguyễn Trãi và Lễ hội chùa Côn Sơn


7
2.3.1. Thời gian lễ hội

2.3.2. Không gian lễ hội

2.3.3. Nội dung lễ hội Côn Sơn

2.3.3.1. Lễ hội mùa xuân

2.3.3.2. Hội mùa thu Côn Sơn

C. KẾT LUẬN………………………………………………………

TÀI LI ỆU THAM KHẢO…………………………………………

PHỤ LỤC 1……………………………………………………………

PHỤ LỤC 2……………………………………………………………






























8

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hải Dương là miền đất có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời và có
nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước. Những di tích, danh

thắng này là tài sản vô giá, là niềm tự hào của đất và người Hải Dương. Nằm ở
trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương được coi là cái nôi của nền
văn hoá Việt, là "Trấn thứ nhất trong tứ trấn", ở phía Đông của kinh thành Thăng
Long xưa. Đây là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử, văn
hoá và danh thắng. Từ xa xưa Hải Dương đã được coi là vùng đất "Địa linh nhân
kiệt”. Nơi đây gắn liền với những lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm của dân tộc và lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống. Hiện nay,
ở Hải Dương đã có trên 1000 di tích được kiểm kê, đăng ký, bảo vệ theo quy định
của pháp lệnh, 97 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia (47 đình, 28 chùa,
19 đền, 4 miếu và nghè, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích lịch sử cách mạng, 5 danh
thắng, 7 lăng mộ, 1 văn miếu). Trong đó có 02 di tích xếp vào hàng đặc biệt quan
trọng là Côn Sơn và Kiếp Bạc. Ngày nay, trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương luôn luôn quan
tâm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá lịch sử truyền thống của quê hương,
đất nước.
Nói đến Hải Dương mọi người đều biết đến miền đất thiêng gắn với danh
nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, với rất nhiều nhân vật nổi tiếng như: Tuệ Tĩnh,
Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Phi Khanh, Vũ Hữu,
Nguyễn Dữ Không chỉ có những con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải
Dương mà có rất nhiều những con người sinh ra ở những miền đất khác trên Tổ
quốc đã tìm đến với Hải Dương và gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất được thiên
nhiêu ưu đãi này như: Chu Văn An, Trần Quốc Tuấn Họ là những vĩ nhân, anh
hùng dân tộc, thiên tài quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà sư phạm,
nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ sỹ tài ba Cuộc đời và sự nghiệp của họ đã làm rạng

9
danh quê hương đất nước, góp phần hun đúc lên tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh của dân
tộc Việt Nam.
Việc nghiên cứu truyền thuyết về các danh nhân văn hoá thời trung đại trên
đất Hải Dương là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong hành trình tìm về

lịch sử và văn học. Các địa danh mang các dấu tích xưa sau nhiều thế kỷ bị thiên tai,
chiến tranh và cả sự ấu trĩ của con người tàn phá, nhiều di tích đã trở thành phế tích.
Hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nhiều
công trình đã và đang được chỉ đạo tu bổ là Tiều ẩn cổ bích, Trạng nguyên cổ
đường và Tinh phi cổ tháp (gắn với ba nhân vật tiêu biểu: Chu Văn An, Mạc Đĩnh
Chi, Nguyễn Thị Duệ). Nhân dân và địa phương cùng các nhà hảo tâm trong cả
nước cũng đã tiến hành đóng góp tu bổ các di tích như: đền thờ Chu Văn An, đền
thờ Nguyễn Thị Duệ, đền thờ Mạc Đĩnh Chi nhằm khôi phục, nâng cao và phát huy
giá trị các di sản văn hoá đặc sắc trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu truyền
thuyết về các danh nhân văn hoá giúp cho chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn truyền
thống, văn hoá của dân tộc, thêm tự hào về đất nước con người Việt Nam, nhất là
những con người đã làm rạng danh cho quê hương đất nước. Từ chuyên ngành Văn
học dân gian, nghiên cứu truyền thuyết gắn với việc tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội
tưởng niệm các danh nhân văn hoá để có sự hiểu biết sâu sắc hơn về đặc trưng thể
loại. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn hỗ trợ thiết thực cho công tác giảng dạy Văn
học dân gian ở nhà trường đối với các giáo viên bộ môn Văn.
1.2. Truyền thuyết và lễ hội vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhờ
truyền thuyết, lễ hội bám chặt gốc rễ vào mảnh đất đời sống, trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người. Truyền thuyết là chiếc cầu
nối giữa cảm xúc, niềm tin và cộng đồng với tín ngưỡng, phong tục tập quán. Niềm
tin trong truyền thuyết được hiện thực hoá trong lễ hội. Lễ hội giúp truyền thuyết
được lưu giữ và có sức lan toả trong đời sống. Thông qua việc khảo sát, phân tích
các mô típ, những đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật cũng như mối quan hệ
giữa truyền thuyết và các danh nhân văn hoá thời trung đại trên đất Hải Dương cũng

10
là một đóng góp theo hướng nghiên cứu giảng dạy văn học dân gian theo tính
nguyên hợp.
1.3. Là một người con của quê hương Hải Dương giàu truyền thống, người
viết mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc giữ gìn và phát triển di sản

văn hoá dân gian trên quê hương mình. Việc tìm hiểu những truyền thuyết về các
danh nhân văn hoá trên quê hương Hải Dương là một hoạt động thiết thực giúp tôi
có những hiểu biết thêm về văn hoá dân gian địa phương - thế giới tâm linh mà
nhân dân gửi gắm trong truyền thuyết, thấy được những giá trị còn đọng lại trong
những câu chuyện kể, trong những lễ hội thiêng liêng tưởng nhớ đến công lao của
các thế hệ cha ông, là chiếc cầu nối giữa lịch sử và hiện tại, góp phần làm cho mảnh
đất Hải Dương mãi là niềm tự hào của người viết nói riêng và của nhân dân Hải
Dương nói chung.
2. Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về danh nhân
văn hoá tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương
Truyền thuyết về các danh nhân văn hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất
phong phú. Tuy nhiên, việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu nó chưa được tiến hành
trên phạm vi rộng. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo
sát lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội có liên quan đến bốn danh
nhân văn hoá: Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Duệ để làm
sáng tỏ luận văn. Qua khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi xin đề cập đến một số tác
phẩm tiêu biểu:
Năm 2000, trong cuốn Truyện dân gian Hải Dương, Hội Văn học nghệ
thuật tỉnh Hải Dương, xuất bản năm 2000, các tác giả đã sưu tầm những truyền
thuyết điển hình của quê hương, trong đó có các truyền thuyết: Chu Văn An,
Nguyễn Trãi gặp Nguyễn Thị Lộ, nữ tiến sỹ (sau này được đưa vào Tổng tập văn
học dân gian người Việt, Tập 5 do Kiều Thu Hoạch chủ biên). Trong các truyền
thuyết này, các tác giả đã biên soạn lại cốt truyện được lưu truyền trong nhân dân
vừa có yếu tố của lịch sử, vừa thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân được truyền
thuyết hoá phù hợp với tâm thức của người dân địa phương.

11
Cuốn Hải Dương- Di tích và Danh thắng, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hải
Dương, năm 1999, đã giới thiệu khái quát về Văn miếu trấn Hải Dương (Văn miếu
Mao Điền) từ địa lý, lịch sử, người được thờ… Theo tác giả, Văn Miếu được xây

dựng từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV). Văn Miếu Mao Điền nguyên là Văn miếu trấn Hải
Dương xưa. Tại đây, ngoài việc thờ chính Khổng Tử còn phối thờ thêm 8 vị đại
khoa nho học (trong số đó có 7 vị gốc Hải Dương) là những danh nhân hàng đầu
của đất nước gồm: Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mệnh (thời
Trần), Nguyễn Trãi, Vũ Hữu (thời Lê Sơ), Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Thị Duệ
(thời Mạc). Đây chính là một việc làm sáng tạo nhằm tôn vinh truyền thống văn
hiến tỉnh của tỉnh Hải Dương.
Năm 2006, trong cuốn Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc- Phượng
Sơn, nhiều tác giả, NXB chính trị Quốc gia, năm 2006, các nhà nghiên cứu đã dựa
vào những văn bia cổ có tại đền để nghiên cứu. Tại khu di tích Phượng Hoàng hiện
còn năm tấm bia, một tấm ghi việc trùng tu chùa Lệ Kỳ (chùa Côn Sơn) thế kỷ
XVII, một tấm về Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn xứ, ba tấm bia về thân thế sự nghiệp
Chu Văn An và việc trùng tu di tích vào các năm 1837, 1841, 1857. Cũng trong
cuốn sách này các tác giả đã sưu tầm biên soạn các tác phẩm thơ văn của Nguyễn
Trãi, nói rõ xuất xứ Trạng nguyên cổ đường (nhà dạy học của Mạc Đĩnh Chi), Tinh
phi cổ tháp (nơi thờ bà chúa Sao Sa - Nguyễn Thị Duệ) cũng như xuất thân, hành
tung và công trạng của các danh nhân văn hoá trên.
Cuốn Sự tích bà chúa Sao Sa và Chí Linh bát cổ, tác giả Lê Phúc, NXB
văn học, năm 2009, đã sưu tầm tìm hiểu từ những dấu tích mộ tháp đến đền thờ Bà
chúa Sao Sa, sưu tầm sự tích về Bà chúa Sao Sa. Tích nói rằng bà thân mẫu nằm
mộng thấy sao trên trời sa vào bụng và sinh ra Nguyễn Thị Duệ và mộ thân phụ của
bà được thấy địa lý phán bảo rằng đất này có “nhất kính chiếu Tam Vương” (một
tấm gương sáng phản chiếu ba đời vua).
Cuốn Chí Linh với văn hoá xứ Đông, tác giả Bùi Bá Tuân, NXB Lao
động, năm 2010, đã giới thiệu khái quát về các danh nhân đất Chí Linh, di tích và
phong tục lễ hội. Trong cuốn sách này tác giả giới thiệu sơ lược về một số lễ hội,

12
đền thờ như: Lễ hội Côn Sơn, lễ hội đền Chu Văn An, …với những nghi thức trong
phần lễ và phần hội. Bài viết thiên về góc độ văn hoá của di tích nhiều hơn là xét về

lịch sử, qua đó đóng góp tiếng nói vào việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu truyền thuyết về các danh nhân: Chu Văn An,
Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Duệ và mối quan hệ giữa các truyền thuyết và lễ hội
còn khá khiêm tốn. Đề tài này sẽ phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu
trước đó và hệ thống hoá các truyền thuyết và mở rộng thêm tầm giá trị của truyền
thuyết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các truyền thuyết xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp và thân thế của các
danh nhân văn hoá thời trung đại, các truyền thuyết có mối quan hệ khăng khít với
lễ hội, tín ngưỡng và tôn giáo. Từ đó đi tìm những giá trị cơ bản như nội dung nghệ
thuật, đề tài, mô típ cơ bản… để có cái nhìn tổng quan nhất về truyền thuyết các
danh nhân văn hoá thời trung đại trên đất Hải Dương ở phương diện văn hoá.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu chính của luận văn là các truyền thuyết dân gian về các danh nhân
văn hoá thời trung đại trên đất Hải Dương. Ở đề tài này, do điều kiện tư liệu, chúng
tôi chỉ giới hạn ở bốn danh nhân văn hoá tiêu biểu là: Nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng
quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, nữ tiến
sỹ đầu tiên của nước Việt - Nguyễn Thị Duệ.
Nguồn tư liệu chúng tôi lấy từ ba nguồn chính:
1- Truyền thuyết trong các tổng tập, tuyển tập truyền thuyết, truyện cổ dân
gian người Việt.
2- Các tài liệu sưu tầm điền dã của tác giả luận văn.
Các tập sách biên soạn truyền thuyết gồm:
Truyện dân gian sưu tầm ở Hải Hưng, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải
Hưng, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Hưng, 1983.

13
Truyện dân gian Hải Dương, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, Sở
Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Dương, 2000.

Di sản Hán Nôm. Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn, Nhiều tác giả,
NXB Chính trị Quốc gia, 2006.
Tổng tập Văn học dân gian người Việt tập 4, 5, Kiều Thu Hoạch (chủ
biên), năm 2004.
Nghiên cứu truyền thuyết địa phương trong mối quan hệ với lễ hội chúng
tôi có dựa trên tư liệu:
Hải Dương di tích và danh thắng, Sở Văn hoá thông tin Hải Dương, 2000.
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam - Nhiều tác giả, 2000.
Chí Linh - Văn hoá xứ Đông – Nhà xuất bản Lao động, 2010.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Vận dụng lý thuyết chuyên ngành Văn học dân gian vào đề tài và thực tiễn
nhằm hệ thống hoá các truyền thuyết về bốn danh nhân văn hoá tiêu biểu đã được
sưu tầm biên soạn ở Hải Dương, đồng thời khảo sát và miêu tả những dị bản của
truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân.
Nghiên cứu, miêu tả chi tiết các lễ hội Côn Sơn, lễ hội Văn miếu Mao Điền
và lễ hội đền thờ Chu Văn An, các tín ngưỡng thờ cúng tại đền thờ nữ tiến sỹ
Nguyễn Thị Duệ, đền Long Động thờ trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi từ đó chỉ ra mối
quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội là sự kết hợp truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp
của dân tộc ta, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
4.2. Nhiệm vụ
Khảo sát các truyền thuyết đã được sưu tầm, biên soạn và tài liệu tại chỗ.
Khảo tả lễ hội, phân tích quan hệ truyền thuyết và lễ hội.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu nghiên cứu hệ thống
truyền thuyết về bốn danh nhân văn hoá trên đất Hải Dương, những dấu ấn của tín
ngưỡng dân gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết.

14
Luận văn là công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, khảo sát, mô tả một

cách hệ thống, chi tiết truyền thuyết về bốn danh nhân văn hoá gắn với các tín
ngưỡng, lễ hội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê: Khảo sát, tập hợp và thống kê các tư liệu liên
quan đến truyền thuyết về các danh nhân văn hoá.
6.2. Phương pháp quan sát gắn với hoạt động điền dã: Chúng tôi tiến hành
điền dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tham quan các di tích lịch sử có liên quan đến
bốn danh nhân văn hoá. Gặp gỡ, trao đổi với những cán bộ văn hoá, cán bộ quản lí
di tích lịch sử, những người dân địa phương.
6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này
trước hết là để tiếp cận đối tượng khoa học một cách cụ thể, chi tiết, sau đó là để
đảm bảo vấn đề được đánh giá một cách toàn vẹn, khái quát.
6.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Do văn học dân gian nói chung,
truyền thuyết nói riêng có đặc trưng là tính nguyên hợp, tính chất sinh hoạt thực
hành nên khi tiến hành đề tài này chúng tôi đã vận dụng những tri thức thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau như lịch sử, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng… để lý giải một số
vấn đề có liên quan đến đề tài.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương với ba
nội dung chính như sau:
Chương 1: Văn hoá dân gian Hải Dương – cái nôi của truyền thuyết và
lễ hội về các danh nhân văn hoá
Chương 2: Truyền thuyết về danh nhân văn hoá tiêu biểu trên đất Hải
Dương
Chương 3: Truyền thuyết về danh nhân văn hoá tiêu biểu trong tín
ngưỡng và lễ hội



15

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VĂN HOÁ DÂN GIAN HẢI DƯƠNG – CÁI NÔI CỦA TRUYỀN THUYẾT
VÀ LỄ HỘI VỀ CÁC DANH NHÂN VĂN HOÁ
1. Khái quát không gian văn hoá Hải Dương
1.1. Sơ lược lịch sử văn hoá Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh đồng bằng nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng,
trong tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có
diện tích đất tự nhiên 1648 km
2
, dân số xấp xỉ 1,7 triệu người.
Hải Dương có 9 huyện đồng bằng phì nhiêu bát ngát, tiếp giáp là hai huyện miền
núi Chí Linh (nay là thị xã Chí Linh), Kinh Môn (liền một dải với huyện Đông Triều - từ
năm 1961 về trước vẫn thuộc Hải Dương) là một vùng núi non kỳ thú, sơn thuỷ hữu
tình, nhiều núi đẹp nổi tiếng từ xưa: Trán Rồng, Côn Sơn, Ngũ Nhạc, Phượng Hoàng,
Bái Vọng, Trúc Sơn, An Lạc, An Phụ, Kính Chủ v.v. Đây là vùng đất lý tưởng để các
bậc tiên hiền thấm nhuần lẽ xuất xử của đạo Nho lựa chọn, là địa bàn thuận lợi cho các
danh nhân, cả dụng “văn” và dụng “võ”, cả khi “hành” và khi “chỉ”, cả lúc “xuất” lẫn
lúc “xử”. Người Hải Dương lại có truyền thống hiếu học, khao khát tri thức, tôn trọng
nhân tài, giàu ân nghĩa với người có công với nước, luôn nhiệt tình chào đón và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để các nhân tài đến Hải Dương sống và phấn đấu vì nghiệp lớn.
Những điều kiện địa lý, lịch sử và con người nói trên đã là nguyên nhân làm cho
xứ Đông trở thành nơi sinh ra nhiều danh nhân, thành nơi mời gọi nhiều anh tài bốn
phương về đây lập nghiệp.
Nhân dân tỉnh Hải Dương tự hào là quê hương có truyền thống văn hiến và
cách mạng, mảnh đất địa linh nhân kiệt với nhiều danh nhân làm rạng rỡ quê hương,
đất nước như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Tuệ
Tĩnh, Nguyễn Thị Duệ ; với nhiều di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh
nổi tiếng như: Kiếp Bạc, Côn Sơn, Đền Cao, chùa Thanh Mai, Văn miếu Mao Điền
.v.v. Hải Dương còn là vùng đất có vị trí địa lý thuận lợi, là nơi giao lưu và kế thừa


16
những nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước Sông Hồng. Hải Dương còn nổi
tiếng về sản vật dồi dào như vải thiều Thanh Hà, bánh gai, bánh đậu xanh
Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng, đặc biệt là các di tích quan
trọng của quốc gia trên địa bàn, cùng với hệ thống các làng nghề nổi tiếng, góp
phần quan trọng làm cho Hải Dương trở thành một vùng văn hoá đặc biệt hấp dẫn,
đáp ứng nhu cầu của khách thập phương về các phương diện: tìm hiểu lịch sử - văn
hoá, sinh hoạt tâm linh, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, chiêm
ngưỡng bàn tay tài hoa, khéo léo và các sản phẩm nghệ thuật tinh xảo của các nghệ
nhân làng nghề…
Giá trị đặc trưng của văn hoá phi vật thể xứ Đông được thể hiện ở các lễ hội
truyền thống, ở phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng người Hải Dương xưa
và nay; ở các hoạt động văn nghệ dân gian. Đó là, lễ hội mang đậm yếu tố lịch sử,
phong tục, tín ngưỡng tôn giáo, tưởng niệm và ngợi ca công lao, đức hạnh của các
bậc hiền tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện đạo lý uống nước
nhớ nguồn, giáo dục các thế hệ hướng tới sự tiến bộ, sự cao đẹp; cầu mong quốc
thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc
Mồng 4 tết âm lịch, đình Nhân Lý (Nam Sách) khai hội - lễ hội mở đầu của mùa lễ
hội Xuân. Từ 16 đến 21 tháng giêng là lễ hội Xuân Côn Sơn. Tháng tám mùa thu,
Lễ hội đền Kiếp Bạc, một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước. Đến với lễ hội,
du khách sẽ được tham dự các lễ rước lớn, các cuộc biểu diễn nghệ thuật, các trò
chơi dân gian, diễn xướng đặc sắc: Lễ đàn Mông Sơn thí thực (lễ hội Côn Sơn); hội
quân, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu (lễ hội đền Kiếp Bạc); bơi chải (lễ hội Đền
Quát - Gia Lộc)
Cùng với lễ hội dân gian, nghệ thuật chèo, hát ca trù trên đất Hải Dương
cũng rất phổ biến. Hải Dương hiện nay vẫn đang lưu giữ nhiều loại hình văn nghệ,
cả bác học lẫn dân gian: Tuồng, xiếc, rối nước, hát trống quân, hát đối, hát ru, ca
dao, tục ngữ. Kho tàng văn nghệ truyền thống khá đồ sộ trên địa bàn, thể hiện một
cách nhuần nhị những nét thuần hậu, tinh tế, trữ tình và lạc quan trong tâm hồn, cốt

cách của người tỉnh Đông.

17
Văn hoá xứ Đông phong phú, đa dạng, có giá trị nhiều mặt bởi được hình
thành, tạo dựng không chỉ từ truyền thống lao động cần cù và thông minh, sáng tạo
mà còn từ truyền thống yêu nước anh hùng của người Hải Dương. Suốt chiều dài lịch
sử dân tộc, đất và người Hải Dương đã góp phần vẻ vang làm nên những mốc son
lịch sử chói lọi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với tên tuổi nhiều nhân vật
nổi tiếng cả nước, tiêu biểu là hai nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh (thời Bà
Trưng); là Khúc Thừa Dụ, người khởi đầu cho thời kỳ khôi phục và xây dựng nền
độc lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc; là các quan, tướng lừng danh: Yết Kiêu, Trần
Khắc Chung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Chế Nghĩa … (thời Trần); là Nguyễn Trãi,
anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới (thời Lê sơ) …
Hải Dương xưa nay nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học và khoa bảng; là
tỉnh đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa,

với

498 tiến sĩ nho học, trong đó có
11 trạng nguyên, một người (Nguyễn Thị Duệ) hiện được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên
trong lịch sử dân tộc. Nam Sách có 125 tiến sỹ, nhiều nhất cả nước tính theo địa bàn
cấp huyện. Làng Mộ Trạch (huyện Bình Giang) có 39 tiến sỹ, được tôn vinh là Làng
Tiến sĩ của nước Nam. Văn Miếu Mao Điền (Cẩm Giàng), Văn Miếu của trấn Hải
Dương xưa, là một minh chứng cho truyền thống hiếu học của người tỉnh Đông,
một trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước như: Tuệ Tĩnh, Mạc Đĩnh Chi, Phạm
Sư Mạnh, Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lương Như Hộc, Vũ
Hữu Chính vì vậy người dân nơi đây luôn tự hào về mảnh đất thân yêu này.
Hoà trong xu hướng hội nhập của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
Hải Dương đã từng bước cách tân nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống "uống
nước nhớ nguồn" trong nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Ngoài việc

đầu tư xây dựng tượng đài Trần Hưng Đạo, đền thờ Chu Văn An, tỉnh Hải Dương
đã hoàn thành trùng tu Văn Miếu Mao Điền tại huyện Cẩm Giàng, nơi tôn thờ các
bậc hiền tài; khởi công xây dựng di tích đền thờ nhà giáo Chu Văn An - "Người
thầy của muôn đời" tại huyện Chí Linh. Đây là những hoạt động thực sự có ý nghĩa
đối với nhân dân Hải Dương trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
đặc sắc của tỉnh.

18
1.2. Văn hoá dân gian
1.2.1. Văn học dân gian
Văn học dân gian Hải Dương được ghi nhận từ rất sớm, qua các công trình
nghiên cứu của nhiều học giả như: Vũ Quỳnh (thế kỷ XV), Nguyễn Dữ (thế kỷ
XVI), Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVII- XVIII), Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Ngọc (thế
kỷ XX)… Sách Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh - Kiều Phú (thế kỷ XV) được
các nho sĩ đời sau tiếp tục bổ sung cho đến thế kỷ XVIII, chứng tỏ văn học dân gian
nói chung, trong đó có văn học dân gian Hải Dương liên tục phát triển gắn liền với
cuộc sống, đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ của người dân, chính người dân sáng tạo
ra và hưởng thụ nó.
Hải Dương có một kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại
khác nhau như truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao,
vè, đồng dao, câu đố…Những tác phẩm ấy đã phản ánh đầy đủ đời sống văn hoá
tinh thần của người dân nơi đây và góp phần tạo nên một vùng văn hoá đặc sắc.
Thần thoại ở Hải Dương là những mẫu kể đơn giản về những nhân vật gần
gũi với con người, có nội dung giải thích sự hình thành của tự nhiên và vũ trụ. Một
số truyền thần thoại tiêu biểu là: Sự tích sông Kinh Thầy, thầy đồ đất làng Điền Trì
(Nam Sách), Thần trụ trời (Kinh Môn) Những tác phẩm ấy là niềm tin, là chỗ dựa
trong cuộc chiến đấu sinh tồn của nhân dân Hải Dương từ xa xưa.
Thể loại phong phú và chiếm số lượng tác phẩm khá nhiều ở Hải Dương là
thể loại truyền thuyết. Hầu như mỗi con sông, tên làng, ngọn núi đều gắn với một
truyền thuyết đẹp. Màu sắc nổi bật nhất của truyền thuyết ở Hải Dương là tiếp xúc

và hội tụ. Bộ phận chủ chốt của truyền thuyết ở vùng này là truyền thuyết về địa
danh và truyền thuyết về các nhân vật lịch sử, danh nhân. Truyền thuyết về địa danh
như: truyền thuyết đường kéo thuyền trên núi Phượng Hoàng, truyền thuyết về đền
Bia, sự tích đền Cao, Đôi voi đá ở đền Cao, sự tích đình Mè … Những huyền thoại
này nhằm giải thích tên sông, tên núi, đền chùa, tên làng, tên xóm của nhân dân Hải
Dương.

19
Nơi đây còn lưu truyền nhiều truyền thuyết độc đáo về các nhân vật lịch sử,
ca ngợi những anh hùng đánh giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột, hiến dâng đời
mình cho quê hương đất nước. Hầu hết các đình, đền, miếu ở Hải Dương đều có
thần tích mang dáng dấp truyền thuyết như: truyền thuyết Thiện Nhân - Thiện
Khánh, truyền thuyết về Yết Kiêu, truyền thuyết về Phi Bồng tướng quân, truyền
thuyết về Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, sự tích Yết Kiêu…
Chiếm một số lượng đáng kể trong thể loại truyền thuyết ở Hải Dương là
truyền thuyết về các danh nhân văn hoá như: Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Thị Duệ, Vũ Hữu… Hiện nay, người dân Hải Dương vẫn còn lưu
truyền nhiều truyền thuyết đẹp về những danh nhân văn hoá lỗi lạc. Họ là những
con người thực sự khổng lồ về trí tuệ và ý chí. Những truyền thuyết ấy đã trở thành
một di sản văn hoá phi vật thể vô cùng giá trị của Hải Dương.
Bên cạnh truyền thuyết còn phải kể đến một thể loại không kém phần phong
phú đó là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Hải Dương còn là mảnh đất sản sinh
những câu ca dao vừa mộc mạc, vừa chan chứa tình người. Có bài ca dao ngắn là
hai dòng, có bài dài có thể đến hàng chục dòng. Nội dung của ca dao Hải Dương
cũng rất phong phú. Ca dao giãi bày tình cảm, tình yêu đôi lứa, than thân trách
phận:
Mưa từ làng Lý, làng Rào
Lòng em khao khát mà nào thấy mưa
(Lý, Rào thuộc thị trấn Nam Sách)
Muốn ăn cơm trắng, cá ngần

Lấy chồng làng Bói cho gần chợ Hôm
(Bói, Hôm thuộc huyện Ninh Giang)
Ca dao về các nghề truyền thống của các địa phương:
Làng Hóp có bán lợn con
Làng Quao có đất sơn son nặn nồi
(Làng Hóp, làng Quao- huyện Nam Sách)
Làng Châu Khê tay vàng, tay bạc

20
Cân Bái Dương giữ mực trung bình
Làng Cao thợ thiếc lọc tinh
Kim hoàn La Tỉnh nghề lành càng ghê
(Các làng nghề kim hoàn, kim khí ở một số huyện: Bình Giang,
Cẩm Giàng, Chí Linh, Tứ Kỳ…)
Ngoài mảng tự sự và trữ tình văn học dân gian Hải Dương còn có tục ngữ,
phương ngôn. Tục ngữ là những tổng kết kinh nghiệm cuộc sống một cách ngắn
gọn, có âm điệu, có gắn hoặc không gắn với một địa danh nhất định. Phương ngôn
là tục ngữ mang dấu ấn của một vùng, một địa phương. Ở Hải Dương có nhiều câu
tục ngữ, phương ngôn được lưu truyền rộng rãi. Nói về sự học hành thành đạt của
một địa phương bằng cách so sánh với các địa phương khác: Quan làng Cốc, ốc
làng Cờ (Làng Thượng Cốc, xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc có nhiều người làm
quan, làng Cờ xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, ruộng triều trũng có nhiều ốc)
Sách tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri
(NXB khoa học xã hội, 1975) có dẫn hai câu tục ngữ ở Hải Dương: Côi Đông thâm
vai, Côi Đoài thâm đít, Tự Đông hít bờ, Phượng Cáo rờ ao. Bốn địa phương này
thuộc thành phố Hải Dương. Côi Đông gồng gánh hàng xáo nên “thâm vai”, Côi
Đoài cả ngày ngồi đan thúng nên “thâm đít”, Tự Đông, Phượng Cáo chuyên mò cua
bắt ếch nên “hít bờ, rờ ao”.
Ngoài ra ở Hải Dương còn lưu truyền một số bài vè nói về tình cảnh người
nông dân trong chế độ phong kiến, đế quốc hoặc trong thiên tai lũ lụt mất mùa; một

số câu đối dân gian và câu đố kiểu “kiển tố vừa đố vừa giảng”, nghĩa là trong câu đố
đã bao hàm lời giải đố:
Quả gì năm múi năm khe?
Quả gì nứt nẻ như đe thợ rào?
Quả gì kẻ ước người ao?
Quả gì lấp lánh như sao trên trời?
…….


21
Giải đố:
Quả khế năm múi năm khe
Quả na nứt nẻ như đe thợ rào
Quả mơ kẻ ước người ao
Quả mai lấp lánh như sao trên trời.
Nguồn tư liệu văn học dân gian ở Hải Dương hiện nay còn khá phong phú và
đa dạng với nhiều thể loại khác nhau. Đó là kho báu, trí tuệ, tình cảm, tâm hồn,
thẩm mỹ cao đẹp và phong phú của nhân dân Hải Dương, đồng thời nó cũng thể
hiện sức mạnh tiềm tàng của con người nơi đây. Văn học dân gian Hải Dương nổi
bật với màu sắc tiếp xúc và hội tụ. Trong kho tàng văn học dân gian ấy, truyền
thuyết về các danh nhân văn hoá thực sự là những tư liệu quý giá, là di sản văn hoá
phi vật thể của nhân dân Hải Dương. Di sản ấy cần được bảo tồn và phát huy trong
giai đoạn hiện nay. Nhìn chung văn học dân gian Hải Dương tương đối đầy đủ về
thể loại, nội dung phản ánh chủ yếu soi chiếu nét đẹp quê hương và tâm hồn người
dân nơi đây
1.2.2. Lễ hội cổ truyền
Lễ hội là một hiện tượng xã hội - lịch sử thuộc hình thái ý thức xã hội. Nó là
sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội nhất định và chịu sự chi phối của quy luật
kinh tế xã hội. Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá có từ lâu đời, có sức lôi cuốn mọi
tầng lớp nhân dân trong xã hội và nó đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt không thể

thiếu của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ.
Hải Dương là một tỉnh có nhiều lễ hội. Có người đã coi nơi đây là xứ sở của
hội hè. Ở Hải Dương hiếm có làng quê nào mà trong cả một năm trở lại không có
một lễ hội diễn ra. Theo thống kê của chúng tôi hàng năm theo lịch trình ở Hải
Dương có tới 566 lễ hội. Chúng tôi xin điểm qua một số lễ hội dân gian tiêu biểu:
1.2.2.1. Lễ hội đình Vạn Niên (thôn Vạn Niên, xã Mạn Nhuế, tổng Trắc
Châu, huyện Thanh Lâm, thời Lê - Nguyễn, nay thuộc thị trấn Nam Sách). Hội đình được
tổ chức từ ngày 12 đến ngày 19 tháng Giêng hàng năm. Hội đình kéo dài tới 7 ngày.

22
+ Đình thờ thành hoàng là Nguyễn Quý Minh, người có công trong sự
nghiệp bảo vệ đất nước thế kỷ XVII.
+ Đặc điểm: Hội đình tổ chức lễ rước xông hệ theo phong tục cổ truyền.
Dân làng chọn người đóng vai Nguyễn Quý Minh. Người đóng Đại tướng quân phải
trai giới một tuần mới được nhập vai. Sau trò diễn xông hệ là các trò vui dân gian:
đấu vật, chọi gà, hát quan họ
1.2.2.2. Hội đền Tranh
+ Thờ Quan lớn Tuần Tranh thuộc xã Tranh Xuyên, tổng Bất Bế, huyện
Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn (huyện Ninh Giang hiện nay). Đây là một ngôi đền lớn
thờ nhân vật mang tính huyền thoại theo tín ngưỡng dân gian, hằng năm có hai mùa
lễ hội lớn vào tháng 2 và tháng 5. Hội tháng 2, từ ngày 10-20/2, trọng hội vào 14 -
ngày sinh của quan lớn Tuần Tranh, đây là hội chính hàng năm. Hội tháng 5, từ
ngày 20-26/5, trọng hội vào 25 - ngày hoá của Đức thánh.
+ Đặc điểm: Phần hội đền Tranh khá giản dị, nhưng phần lễ rất phong phú và
hấp dẫn. Những lời khấn ở đây hầu hết được viết thành thơ và được thể hiện bằng
điệu chầu văn. Có thể nói, lễ hội đền Tranh là lễ hội hát chầu văn.
1.2.2.3. Lễ hội đền Sượt (tổ chức từ ngày 10 tháng 3, kỷ niệm ngày sinh Vũ
Hựu kéo dài đến ngày 20 tháng 3 âm lịch).
Đền Sượt (Thanh Cương linh từ hay Quang liệt miếu), ở làng Thanh
Cương, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương.

+ Thờ Vũ Hựu, một danh tướng thời Lê sơ, người con xuất sắc của Thanh
Cương. Sau khi qua đời ngày 16-11 năm Tân Tỵ (1521), Vũ Hựu được tôn làm
Thượng đẳng phúc thần, Minh quốc linh ứng, Hiển Hựu đại vương và được thờ làm
thành hoàng làng Thanh Chương.
+ Đặc điểm: Tổ chức rước lễ, tế lễ, dâng cỗ do các giáp thay phiên nhau
làm cỗ dâng lên. Hội đền Sượt có nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt trong đó có trò
đánh bệt tức đánh hổ.
1.2.2.4. Lễ hội đền Kiếp Bạc (từ 16 - 8 đến 20 - 8 âm lịch hàng năm, trọng
hội là ngày 18-8).

23
Đền thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất
của Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần), ngày 20 - 8 năm Canh Tý (1300).
+ Đặc điểm: tổ chức rước lễ, lễ tế Đức Thánh Trần. Trong những ngày hội,
ngoài các nghi lễ dâng hương, cúng bái, dân làng còn tổ chức các trò vui dân gian,
trong đó nổi bật là lễ đua thuyền, bơi trải, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu. Đây là
một hoạt động kỷ niệm ngày chiến thắng thuỷ quân trên sông Bạch Đằng.
1.2.2.5. Lễ hội đền Cuối
Đền thuộc làng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Hội đền Cuối
bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Chế Nghĩa (27- 8 âm lịch). Hội thường
diễn ra trong ba ngày từ ngày 26 đến ngày 28- 8 hàng năm.
+ Đền thờ An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa - một danh tướng đời
nhà Trần, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
+ Đặc điểm: Tổ chức tế lễ, dâng lễ vật. Trong những ngày hội có nhiều loại
cỗ cúng đại vương. Làng có 12 giáp, mỗi giáp làm một loại cỗ.
Hội đền Cuối có nhiều trò chơi dân gian như: đấu vật, đập niêu. Đặc biệt
còn có trò đánh thó hay đánh gậy. Đây là loại hình võ thuật truyền thống có từ thời
nhà Trần, Nguyễn Chế Nghĩa là người chơi điêu luyện. Đánh thó được thực hiện hai
người một, cùng lứa tuổi với cây gậy dài chừng 1,7 m. Trò chơi này nhằm duy trì
truyền thống thượng võ từ thời Trần đồng thời còn là một nghi lễ.

Trên đây chúng tôi đã điểm lại năm lễ hội có thể coi là tiêu biểu nhất ở Hải
Dương. Gắn liền với lễ hội này là hệ thống truyền thuyết hết sức phong phú về cuộc
đời của những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những danh nhân văn hoá. Những
con người ấy đã làm rạng rỡ những trang sử hào hùng của vùng đất này. Khi sống,
họ là những người có công với nhân dân, giúp đỡ và bảo vệ nhân dân. Khi mất đi họ
hoà vào sông núi, trở thành các thánh thần, các vị thành Hoàng bảo vệ nhân dân. Vì
vậy, tục thờ cúng những anh hùng, danh nhân văn hoá đã trở thành một truyền
thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam nói chung nhân dân Hải Dương nói riêng.
2. Các danh nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại - từ lịch sử đến
truyền thuyết

24
2.1. Khái niệm danh nhân văn hoá
Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào nêu rõ định nghĩa hay khái niệm
về danh nhân văn hoá cũng như những tiêu chí để xác định tôn vinh là danh nhân
văn hoá. Theo từ điển Tiếng Việt danh nhân là những người nổi tiếng, có nhiều
cống hiến và được mọi người thừa nhận. Văn hoá là lĩnh vực, phạm vi biểu trưng.
Do đó, theo cách hiểu của chúng tôi có thể đưa ra khái niệm danh nhân văn
hoá: là những con người, những nhân vật kiệt xuất có tiếng tăm, có cống hiến lớn
lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc biết đến, ghi nhận và đánh giá
cao; đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa."
Theo GS.VS Hồ Sỹ Vịnh cho rằng: Danh nhân văn hóa là nhân vật có phẩm
chất đạo đức trong sáng, chiều sâu về trí tuệ, chiều rộng về danh tiếng và uy tín để
lại tấm gương cho hậu thế. Danh nhân văn hóa thường có 3 cấp độ; anh hùng dân
tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu và danh nhân văn hóa. Chúng tôi cũng đồng nhất
với ý kiến trên.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu bốn
danh nhân văn hoá tiêu biểu sinh ra hoặc lập nghiệp hay thác ở Hải Dương, họ được
tôn vinh ở nhiều khía cạnh: là những con người tài năng xuất chúng, trung quân, ái
quốc; có tài thơ văn và đặc biệt là những người có công trong lĩnh vực giáo dục,

khai sáng văn hóa đó là: Chu Văn An được tôn vinh là người thầy mẫu mực - “Vạn
thế sư biểu” của Việt Nam; Mạc Đĩnh Chi là vị lưỡng quốc Trạng nguyên với tài
chính trị, ngoại giao hiếm có trong lịch sử, một tài năng văn chương xuất chúng;
Nguyễn Trãi, một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa lỗi lạc với tài năng chính
trị, quân sự, ngoại giao phán đoán như thần; Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sỹ đầu tiên
của nước Việt với tài năng văn chương, một người khai sáng văn hóa học “đào tạo
từ xa”, có nhiều đóng góp cho việc giáo dục, đào tạo nhân tài cho quê hương, đất
nước.
Để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về các danh nhân văn hóa trên,
chúng tôi tiến hành đối chiếu so sánh giữa con người trong lịch sử và con người
được truyền thuyết dân gian hóa để hiểu rõ hơn quan điểm của nhân dân, lòng tín

25
mộ, ngưỡng mộ và lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với những người có nhiều
công lao đóng góp đối với quê hương đất nước.
2.2. Danh nhân văn hoá - con người trong lịch sử
2.2.1. Chu Văn An
Chu Văn An tên thật là Chu An, tên thụy là Văn Trinh, tên hiệu là Tiều Ẩn,
tên chữ là Linh Triệt. Trước hết chúng tôi xin nhấn mạnh về cội nguồn và tên tuổi
của Chu Văn An. Căn cứ vào một số sử sách ghi chép lại trong Đại Việt sử ký toàn
thư, Di sản Hán Nôm - Côn Sơn - Kiếp Bạc- Phượng Sơn và thần tích đình làng
Thanh Liệt, nơi thờ ông làm thành hoàng đều thống nhất: Chu Văn An (1292 -
1370), tức Chu An tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt,
huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Về tiểu sử của Chu Văn An, ít có tài
liệu nào nói được đầy đủ. Sử biên niên không chép năm sinh của ông mà chỉ ghi
năm mất là năm Canh Tuất (1370). Căn cứ vào thần tích đình làng Thanh Liệt,
chúng ta được biết thêm ông sinh năm Nhâm Thìn (1292). Chính sử cũng không
chép ông thi đỗ, tuy vậy trong Đăng khoa lục, quyển thủ có ghi ông đỗ Thái học
sinh (tiến sĩ), nhưng không ghi rõ ông thi đỗ năm nào. Có thể ông thi đỗ Thái học
sinh, nhưng không chịu ra làm quan vì chí hướng không đặt vào chuyện lợi danh.

Cũng có thể Chu Văn An không thi vì bản thân cũng không ham bổng lộc chốn
quan trường. Tuổi trẻ của ông trôi qua một cách bình lặng trong nghề dạy học tại
làng quê và thú vui đọc sách nghiền ngẫm tư tưởng thánh hiền. Ngôi trường ông tạo
dựng trên bãi đất trống tại làng Huỳnh Cung đã thu hút rất nhiều học trò. Nói về
Chu Văn An, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ông tính cương nghị, thẳng
thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách,
học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa,
vào chính phủ như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm tới chức hành khiển…”
Chu Văn An được vua Trần Minh Tông (1314 -1329) vời ra làm đại quan Tư
nghiệp Quốc Tử Giám để dạy Thái tử học. Ông có công lớn trong việc truyền bá,
giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Ông đã cùng Mạc Đĩnh Chi,
Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào việc

26
củng cố triều Trần lúc đó đã bắt đầu đi vào suy thoái. Trần Minh Tông làm vua đến
năm 1329 thì lui về làm Thái thượng hoàng và nhường ngôi cho thái tử Vượng mới
10 tuổi lên làm vua, tức là vua Trần Hiến Tông. Hiến Tông làm vua được 13 năm
thì mất không có con nối dõi. Trần Minh Tông lập em trai tên là Hạo lên làm vua,
tức là vua Trần Dụ Tông (1341-1369). Minh Tông mất, triều thần những người giỏi
cũng lần lượt mất cả, việc chính trị bỏ trễ nải. Kẻ gian thần đắc chí làm nhiều điều
vô đạo. Chu Văn An đã nhiều lần can ngăn Dụ Tông nhưng không được, bèn dâng
sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần nhưng vua không nghe. Ông đã từ quan về ở ẩn tại
núi Phượng Hoàng, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, lấy hiệu là Tiều Ẩn. Mặc dù
về nơi xa ở ẩn nhưng học trò tìm đến ông để học không hề giảm, cho thấy tầm ảnh
hưởng của thầy An thật lớn. Ngoài việc dạy học, Chu Văn An còn trồng cây thuốc,
nghiên cứu y học, chữa bệnh cho dân và làm thơ, viết sách. Sử sách còn ghi lại
những cuốn sách của ông như: Y học yếu giải, Quốc ngữ thi tập, Tiều Ẩn thi tập
và một số tác phẩm thơ ca bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Sau khi ông mất, vua Trần
dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn
Miếu. Ngoài ra, vua còn ban thụy cho ông là Văn Trinh nhằm biểu dương một con

người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên
trong chính trực, kiên định. Ngoài ra, ông còn được thờ làm thành hoàng ở quê
hương Thanh Liệt, bên hữu ngạn sông Tô Lịch. Bên cạnh đền Thanh Liệt, có đền
làng Huỳnh Cung (tên trường học của Chu Văn An khi ông ở Thăng Long). Đền thứ
3 là Văn Điển (tại huyện Thanh Trì). Đặc biệt, nơi ẩn dật của ông ở Chí Linh (núi
Phượng Hoàng) cũng được dựng đền, đặc biệt nơi đây có dựng cột đá khắc 8 chữ:
"Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ".
Công lao của Chu Văn An đối với quê hương, đất nước đó là việc truyền bá
tư tưởng đạo đức Khổng giáo và Thất trảm sớ với nội dung xin chém bảy tên nịnh
thần. Nhà sử học Lê Tung (thế kỷ XV) viết, “Thất trảm chi sớ nghĩa động quỷ
thần”, danh sĩ Nguyễn Văn Lý (thế kỷ XX) có thơ “Thất trảm vô vi tồn quốc luận.
Cô vân tuy viễn tự thân tâm”, nghĩa: sớ Thất trảm không được thi hành, cả nước bàn
luận. Đám mây lẻ loi tuy xa vẫn tự có tinh thần trong lòng.

27
Ông mất năm Canh Tuất (1370), hưởng thọ 79 tuổi.
Như vậy, qua nghiên cứu sử sách ghi lại cho thấy, nhà Trần trải qua 12 đời
vua, từ vua đầu tiên Trần Thái Tông năm 1225, đến vua cuối cùng là Trần Thiếu Đế
năm 1400. Nhà Trần kéo dài được 175 năm. Sau đó vào năm 1400 bị Hồ Quý Ly
cướp ngôi. Chu Văn An sinh ra vào thời vua thứ 6 của nhà Trần, tức vua Trần Minh
Tông, trải qua đời vua Trần Dụ Tông, và mất vào đời vua thứ 8 của nhà Trần, tức
vua Trần Nghệ Tông, năm 1370.
2.2.2. Mạc Đĩnh Chi
Là người con của quê hương Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi là danh nhân sống
vào khoảng thế kỷ XIV, hiệu là Tốn Hạnh, tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động
(Long Động), huyện Chí Linh (nay thuộc huyện Nam Sách), nguyên về dòng dõi
quan Thượng thư Mạc Hiển Tích về triều nhà Lý, (Hiển Tích đỗ Trạng nguyên dưới
triều Lý Nhân Tông, Làm Thượng thư bộ Lại.)
Mạc Đĩnh Chi là nhân vật nổi tiếng triều Trần. Với tài ngoại giao, ứng đối,
văn thơ xứng bậc "đứng đầu quần Nho" (sách Công dư tiệp chí), ông được vua

Nguyên phong là Trạng của hai nước (Lưỡng quốc trạng nguyên).
Ông là người thông minh trác việt, nên từ thuở thiếu niên, Mạc Đĩnh Chi là
một trong số 20 người, được triều đình tuyển chọn cho ăn học cùng với con em
trong hoàng tộc. Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng: "Năm Thiệu Long thứ 10
(1267), mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập,
cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài, như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở
Hồng Châu ". Những người này sau đều thành đạt.
Theo sử sách và truyền thuyết ghi lại Mạc Đĩnh Chi có tài, nhưng tướng
mạo xấu xí, Khoa thi Thái học sinh, năm Giáp Dần, niên hiệu Hưng Long 12
(1304), năm ấy đã 33 tuổi, ông đỗ Trạng nguyên. Vua Trần Anh Tông chê là người
xấu trai, ý ngần ngại việc bổ nhiệm, ông liền làm bài thơ Ngọc tỉnh liên phú, ví
mình như cây sen, trong đó có câu:"
Không phải là bên trong trống rỗng,
Buồn cho thuyền quyên nhiều trắc trở.

28
Nếu cái cuống lá đứng vững thì có hại chi ?
Vua khen hay, rồi bổ nhiệm ông làm Nội thư gia.
Mạc Đĩnh Chi trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên
Mông, được chứng kiến một thời kỳ quật cường của dân tộc và những chiến công
lừng lẫy của quân dân thời Trần; nhưng khi làm quan, lại là lúc đất nước thanh bình,
vua sáng tôi hiền, ít có những biến động tiêu cực, đó cũng là điều kiện cho ông phát
huy tài năng. Ông làm quan 35 năm, trải qua 3 đời vua Trần Anh Tông (1293-
1314), Trần Minh Tông (1314-1329), Trần Hiến Tông(1329-1341) và sống những
năm tháng chí sĩ ở đời Trần Dụ Tông (1341-1369) .
Trong quá trình làm quan triều, ông có hai lần đi sứ Nguyên. Xưa đi sứ là
một trọng trách to lớn với triều đình, một thử thách nghiệt ngã đối với cá nhân về
sức khoẻ, tài trí và những bất trắc dọc đường; không ít người, một đi không trở lại.
Năm Hưng Long 16 (1308), 37 tuổi, ông đi sứ Nguyên lần thứ nhất, chúc
mừng vua Vũ Tông nhà Nguyên lên ngôi.

Năm Khai Thái nguyên niên (1324). Mạc Đĩnh Chi đi sứ Nguyên lần thứ hai,
mừng vua Thái Định nhà Nguyên lên ngôi, lúc này ông đã trên 50 tuổi, tuy thế ông
vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Quốc sử ghi rằng:" mùa hạ, tháng tư (năm Giáp
Tý), vua Nguyên sai Mã Hợp Mưu, Dương Tông Thuỵ sang báo tin lên ngôi và trao
cho một quyển lịch". Sau đó cử Mạc Đinh Chi đi sứ, sự kiện này được Nguyên sử
ghi nhận.
Thời Trần Hiến Tông (1329-1341), ông được thăng lên chức Nhập nội hành
khiển, chức quan văn then chốt về chính sự đương thời. Rồi Thái bảo Tả bộc xạ, tức
Thái tể, chức quan đầu triều. Như vậy về quan chức, Mạc Đĩnh Chi đã đạt tới phẩm
hàm cao nhất triều đình.
Theo Mạc thị thế phả hợp biên, ông còn được phong các chức Ngự sử, Hàn
lâm đại học sĩ. Năm Khai Hựu 11 (1339), ông về chí sĩ, được phong tước Hầu, đây
là tước cao thứ 2 trong 5 bậc tước của triều đình là: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Ở
triều Trần, tước Công chỉ phong cho người trong tôn thất, như vậy ông là người
ngoài tôn thất, được phong tước Hầu cũng là tước cao nhất khi đó. Qua những chức

×