1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ QUYÊN
TRUYỀN THUYẾT VỀ DANH NHÂN VĂN
HOÁ TIÊU BIỂU THỜI TRUNG ĐẠI
TRÊN ĐẤT HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Văn học dân gian Việt Nam
Hà Nội – Năm 2011
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ QUYÊN
TRUYỀN THUYẾT VỀ DANH NHÂN VĂN HOÁ
TIÊU BIỂU THỜI TRUNG ĐẠI
TRÊN ĐẤT HẢI DƯƠNG
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Văn học dân gian Việt Nam
Mã số: 60. 22.36
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. LÊ CHÍ QUẾ
Hà Nội – Năm 2011
4
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………
2. Lịch sưu tầm nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về danh nhân văn
hóa tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương……………………….
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………….
5. Đóng góp của luận văn……………………………………………
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………
7. Cấu trúc Luận văn…………………………………………………
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: VĂN HOÁ DÂN GIAN HẢI DƯƠNG – CÁI NÔI CỦA
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ CÁC DANH NHÂN VĂN HÓA…
1. Khái quát không gian văn hoá Hải Dương……………………….
1.1. Sơ lược lịch sử văn hóa Hải Dương………………………………….
1.2. Văn hóa dân gian……………………………………………………….
1.2.1. Văn học dân gian………………………………………………
1.2.2. Lễ hội cổ truyền…………………………………………………
1.2.2.1. Lễ hội đền Kiếp Bạc…………………………………………
1.2.2.2. Lễ hội đền Cuối……………………………………………….
1.2.2.3. Lễ hội đền Sượt……………………………………………….
1.2.2.4. Hội đền Tranh…………………………………………………
1.2.2.5. Lễ hội đình Vạn Niên………………………………………
2. Các danh nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại- từ lịch sử đến truyền thuyết
2.1. Khái niệm danh nhân văn hoá…………………………………………
2.2. Danh nhân văn hóa – con người trong lịch sử………………………
5
2.2.1. Chu Văn An……………………………………………………
2.2.2. Mạc Đĩnh Chi……………………………………………………
2.2.3. Nguyễn Trãi……………………………………………………
2.2.4. Nguyễn Thị Duệ…………………………………………………
2.3. Danh nhân văn hóa – từ lịch sử đến truyền thuyết…………………
2.3.1. Chu Văn An……………………………………………………
2.3.2. Mạc Đĩnh Chi……………………………………………………
2.3.3. Nguyễn Trãi……………………………………………………
2.3.4. Nguyễn Thị Duệ…………………………………………………
Chương 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ DANH NHÂN VĂN HÓA TIÊU
BIỂU THỜI TRUNG ĐẠI TRÊN ĐẤT HẢI DƯƠNG
1. Khảo sát truyền thuyết về danh nhân văn hóa tiêu biểu thời
trung đại trên đất Hải Dương………………………………………
1.1. Chu Văn An……………………………………………………….
1.2. Mạc Đĩnh Chi……………………………………………………
1.3. Nguyễn Trãi………………………………………………………
1.4. Nguyễn Thị Duệ………………………………………………….
2. Những phương diện nội dung cơ bản của truyền thuyết về danh
nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương………
2.1. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện con
người tài năng, nhân hậu, trung nghĩa…………………………………
2.2. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện là
người có tài ngoại giao- ứng đối như thần …………………………….
2.3. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện nhà
giáo dục, sáng tạo văn hóa…………………………………………….
2.4. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện bi
kịch cá nhân …………………………………………………………
6
3. Những phương diện cơ bản của hình thức nghệ thuật truyền thuyết
về danh nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương…
3.1. Nghệ thuật kết cấu………………………………………………
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật…………………………………
3.2.1. Kiểu lựa chọn nhân vật……………………………………………….
3.2.2. Cách thể hiện nhân vật – các mô típ nổi bật………………………
3.2.2.1. Mô típ ra đời kỳ lạ…………………………………………….
3.2.2.2. Mô típ tài năng, xuất chúng…………………………………
3.2.2.3. Mô típ giấc mơ………………………………………………
3.2.2.4. Mô típ hoá thân, kỳ ảo………………………………………
3.2.2.5. Mô típ về nghi lễ thờ cúng liên quan đến tôn vinh, tưởng nhớ danh nhân
Chương 3: LIÊN QUAN ĐẾN DANH NHÂN VĂN HÓA TIÊU BIỂU
TRONG TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI
1. Tín ngưỡng thờ các danh nhân văn hóa………………………….
2. Lễ hội………………………………………………………………
2.1. Văn miếu Mao Điền và lễ hội truyền thống…………………….
2.1.1. Lễ hội xuân truyền thống
2.1.1.1. Thời gian tổ chức lễ hội xuân truyền thống
2.1.1.2. Không gian lễ hội
2.1.1.3. Nội dung lễ hội
2.1.1.4. Nội dung phần hội
2.1.2. Lễ hội thu
2.2. Lễ hội đền Chu Văn An………………………………………….
2.2.1. Thời gian tổ chức lễ hội
2.2.2. Không gian lễ hội
2.2.3. Quá trình hình thành lễ hội
2.3. Đền thờ Nguyễn Trãi và Lễ hội chùa Côn Sơn
7
2.3.1. Thời gian lễ hội
2.3.2. Không gian lễ hội
2.3.3. Nội dung lễ hội Côn Sơn
2.3.3.1. Lễ hội mùa xuân
2.3.3.2. Hội mùa thu Côn Sơn
C. KẾT LUẬN………………………………………………………
TÀI LI ỆU THAM KHẢO…………………………………………
PHỤ LỤC 1……………………………………………………………
PHỤ LỤC 2……………………………………………………………
3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Dương là miền đất có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời và có nhiều di
tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước, là tài sản vô giá, là niềm tự hào của đất
và người Hải Dương. Nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương được
coi là cái nôi của nền văn hoá Việt, là "Trấn thứ nhất trong tứ trấn" ở phía Đông của kinh
thành Thăng Long xưa. Đây là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch
sử, văn hoá và danh thắng. Từ xa xưa đã được coi là vùng đất "Địa linh nhân kiệt”. Nơi
đây gắn liền với những lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc
và lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống. Hiện nay ở Hải Dương đã có trên
1000 di tích được kiểm kê, đăng ký, bảo vệ theo quy định của pháp lệnh, 97 di tích và
cụm di tích được xếp hạng quốc gia. Trong đó có 02 di tích xếp vào hàng đặc biệt quan
trọng là Côn Sơn - Kiếp Bạc. Ngày nay, trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân Hải Dương luôn luôn quan tâm gìn giữ
và phát huy những giá trị văn hoá lịch sử truyền thống của quê hương, đất nước.
Nói đến Hải Dương mọi người đều biết đến miền đất thiêng gắn với danh nhân
văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, với rất nhiều nhân vật nổi tiếng như: Tuệ Tĩnh, Mạc Đĩnh
Chi, Phạm Sư Mạnh, Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Phi Khanh, Vũ Hữu, Nguyễn Dữ Cuộc đời
và sự nghiệp của họ đã làm rạng danh quê hương đất nước, góp phần hun đúc lên tâm
hồn, trí tuệ và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu truyền thuyết về các danh
nhân văn hoá thời trung đại trên đất Hải Dương là một vấn đề hết sức quan trọng và cần
thiết trong hành trình tìm về lịch sử và văn học. Các địa danh mang các dấu tích xưa sau
nhiều thế kỷ bị thiên tai, chiến tranh và cả sự ấu trĩ của con người tàn phá, nhiều di tích
đã trở thành phế tích. Hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa
phương nhiều công trình đã và đang được chỉ đạo tu bổ là Tiều ẩn cổ bích, Trạng nguyên
cổ đường và Tinh phi cổ tháp. Nhân dân và địa phương cùng các nhà hảo tâm trong cả
nước cũng đã tiến hành đóng góp tu bổ các di tích như: đền thờ Chu Văn An, đền thờ
Nguyễn Thị Duệ, đền thờ Mạc Đĩnh Chi nhằm khôi phục, nâng cao và phát huy giá trị
các di sản văn hoá đặc sắc trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Nghiên cứu truyền thuyết về các danh nhân văn hoá giúp cho chúng ta hiểu biết
sâu sắc hơn truyền thống, văn hoá của dân tộc, thêm tự hào về đất nước con người Việt
Nam, nhất là những con người đã làm rạng danh cho quê hương đất nước. Từ chuyên
4
ngành Văn học dân gian, nghiên cứu truyền thuyết với việc tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội
tưởng niệm các danh nhân văn hoá để có sự hiểu biết sâu sắc hơn về đặc trưng thể loại.
Trên đây là ba lý do cơ bản khiến chúng tôi đặt ra vấn đề đi sâu vào tìm hiểu
truyền thuyết về danh nhân văn hóa thời trung đại trên đất Hải Dương.
2. Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về một số danh nhân
văn hoá thời trung đại trên đất Hải Dương
Chúng tôi tiến hành khảo sát lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội
có liên quan đến bốn danh nhân văn hoá: Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Thị Duệ để làm sáng tỏ luận văn.
Năm 2000, trong cuốn “Truyện dân gian Hải Dương”, các tác giả đã sưu tầm
những truyền thuyết điển hình của quê hương, trong đó có các truyền thuyết: Chu Văn
An, Nguyễn Trãi gặp Nguyễn Thị Lộ, nữ tiến sỹ. Trong các truyền thuyết này, các tác giả
đã biên soạn lại cốt truyện được lưu truyền trong nhân dân vừa có yếu tố của lịch sử, vừa
thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân được truyền thuyết hoá phù hợp với tâm thức của
người dân địa phương.
Trong cuốn “Truyện cổ dân gian Nam Sách”, các tác giả sưu tầm những truyện
được lưu truyền trong dân gian ở Nam Sách, trong đó có truyền thuyết về các Trạng triều
Mạc trong đó có trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Tuy nhiên, tác giả ở đây chỉ lược sử về các
trạng nguyên qua các thời kỳ (mang tính chất lược sử nhiều hơn là văn học)
Cuốn “Hải Dương- Di tích và Danh thắng” giới thiệu khái quát về Văn miếu
trấn Hải Dương (Văn miếu Mao Điền) từ địa lý, lịch sử, người được thờ (trong đó có bốn
danh nhân văn hoá trên). Theo tác giả Văn Miếu được xây dựng từ thời Lê Sơ (thế kỷ
XV). Nơi đây thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc nho học tiêu biểu cho truyền thống văn
hiến của tỉnh Hải Dương.
Năm 2006, trong cuốn “Di sản Hán Nôm Côn Sơn- Kiếp Bạc- Phượng Sơn”, các
nhà nghiên cứu đã dựa vào những văn bia cổ tại đền. Tại khu di tích Phượng Hoàng hiện
còn năm tấm bia, một tấm ghi việc trùng tu chùa Lệ Kỳ (chùa Côn Sơn) thế kỷ XVII, một
tấm về Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn xứ, ba tấm bia về thân thế sự nghiệp Chu Văn An và
việc trùng tu di tích vào các năm 1837, 1841, 1857. Cũng trong cuốn sách này các tác giả
đã sưu tầm biên soạn các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi, nói rõ xuất xứ Trạng
nguyên cổ đường (nhà dạy học của Mạc Đĩnh Chi), Tinh phi cổ tháp nơi thờ bà chúa Sao
Sa - Nguyễn Thị Duệ cũng như xuất thân, hành tung và công trạng của các danh nhân văn
hoá trên.
5
Cuốn “Sự tích bà chúa Sao Sa và Chí Linh bát cổ”, tác giả Lê Phúc đã sưu tầm
tìm hiểu những dấu tích mộ tháp và đền thờ Bà chúa Sao Sa, sưu tầm sự tích về Bà chúa
Sao Sa. Tích nói rằng bà thân mẫu nằm mộng thấy sao trên trời sa vào bụng và sinh ra
Nguyễn Thị Duệ và mộ thân phụ của bà được thầy địa lý phán bảo rằng đất này có “nhất
kính chiếu Tam Vương” (một tấm gương sáng phản chiếu ba đời vua).
Cuốn “Chí Linh với văn hoá xứ Đông”, tác giả Bùi Bá Tuân đã giới thiệu khái
quát về các danh nhân đất Chí Linh, di tích và phong tục lễ hội. Trong cuốn sách này tác
giả giới thiệu sơ lược về một số lễ hội, đền thờ như: Lễ hội Côn Sơn, lễ hội đền Chu Văn
An……với những nghi thức trong phần lễ và phần hội. Bài viết thiên về góc độ văn hoá
của di tích nhiều hơn là xét về lịch sử, qua đó đóng góp tiếng nói vào việc bảo tồn di sản
văn hoá dân tộc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các truyền thuyết xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp và thân thế của các danh
nhân văn hoá thời trung đại, các truyền thuyết có mối quan hệ khăng khít với lễ hội, tín
ngưỡng và tôn giáo. Từ đó đi tìm những giá trị cơ bản như nội dung nghệ thuật, đề tài,
mô típ cơ bản… để có cái nhìn tổng quan nhất về truyền thuyết các danh nhân văn hoá
thời trung đại trên đất Hải Dương ở phương diện văn hoá.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu chính của luận văn là các truyền thuyết dân gian về các danh nhân văn
hoá thời trung đại trên đất Hải Dương. Ở đề tài này, do điều kiện tư liệu, chúng tôi chưa
thể khảo sát tất cả các danh nhân văn hoá thời trung đại trên đất Hải Dương mà chỉ giới
hạn ở bốn danh nhân văn hoá tiêu biểu là: Nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng
nguyên Mạc Đĩnh Chi, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, nữ tiến sỹ đầu tiên của
nước Việt - Nguyễn Thị Duệ.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Vận dụng lý thuyết chuyên ngành vào nghiên cứu các truyền thuyết ở lĩnh vực
văn học và đóng góp cách nhìn nhận, đánh giá nhân vật theo qua điểm lịch sử thẩm mỹ.
Nghiên cứu, miêu tả chi tiết các lễ hội Côn Sơn, lễ hội Văn miếu Mao Điền và lễ
hội đền thờ Chu Văn An, các tín ngưỡng thờ cúng tại đền thờ nữ tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ,
đền Long Động thờ trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa truyền
6
thuyết và lễ hội là sự kết hợp truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn”.
4.2. Nhiệm vụ
Khảo sát các truyền thuyết đã được sưu tầm, biên soạn và tài liệu tại chỗ.
Khảo tả lễ hội, phân tích quan hệ truyền thuyết và lễ hội.
Sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, nhận định, đánh giá giữa truyền
thuyết và lễ hội nhằm tiến hành nghiên cứu theo mục đích của đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Thông qua việc tìm hiểu một cách hệ thống và toàn diện về một số danh nhân văn
hóa tiêu biểu sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng hơn, sâu hơn, giá trị nhiều tầng,
“nhiều vỉa” từ truyền thuyết về các danh nhân văn hóa trên đất Hải Dương – một di sản
“phi vật thể vô giá”, không cũ theo thời gian, đồng thời đóng góp một phần nhỏ vào công
cuộc bảo lưu và phát triển vốn Văn học dân gian cổ truyền của dân tộc.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê
6.2. Phương pháp quan sát gắn với hoạt động điền dã:
6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
6.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương với ba nội
dung chính như sau:
Chương 1: Văn hoá dân gian Hải Dương – cái nôi của truyền thuyết và lễ hội về
các danh nhân văn hoá
Chương 2: Truyền thuyết về một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời trung đại
trên đất Hải Dương
Chương 3: Liên quan đến danh nhân văn hóa trong tín ngưỡng và lễ hội
7
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Văn hoá dân gian Hải Dương – cái nôi của truyền thuyết và lễ
hội về các danh nhân văn hoá
1. Khái quát về không gian văn hoá Hải Dương
1.1. Sơ lược lịch sử văn hoá Hải Dương:
Trong phần này, chúng tôi giới thiệu khái quát về không gian văn hóa Hải Dương
từ vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội (các giá trị văn
hóa và phi vật thể), phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng người Hải Dương xưa và
nay, để từ đó có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về đất và người Hải Dương – nơi đã
sản sinh và nuôi dưỡng biết bao thế hệ các anh hùng, danh nhân, vĩ nhân của thời đại, góp
phần tạo nên bản sắc và tâm hồn của con người Hải Dương.
1.2. Văn hoá dân gian
1.2.1. Văn học dân gian
Trong phần này chúng tôi trình bày khái quát về những đặc điểm cơ bản của văn
học dân gian Hải Dương với nhiều thể loại khác nhau như truyện thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao, vè, đồng dao, câu đố… Những tác phẩm ấy đã
phản ánh đầy đủ đời sống văn hoá tinh thần của người dân nơi đây và góp phần tạo nên
một vùng văn hoá đặc sắc.
Cũng mang những đặc điểm chung của văn học dân gian ở các vùng miền, văn học
dân gian Hải Dương nổi bật với màu sắc tiếp xúc và hội tụ. Nhìn chung văn học dân gian
Hải Dương tương đối đầy đủ về thể loại, nội dung phản ánh chủ yếu soi chiếu nét đẹp quê
hương và tâm hồn người dân nơi đây.
1.2.2. Lễ hội cổ truyền
Theo thống kê của tỉnh Hải Dương, hàng năm Hải Dương có 559 lễ hội dân gian.
Trong mục này chúng tôi chỉ giơi thiệu khái quát 5 lễ hội dân gian tiêu biểu:
1.2.2.1. Lễ hội đình Vạn Niên (thôn Vạn Niên, xã Mạn Nhuế, tổng Trắc Châu,
huyện Thanh Lâm, thời Lê - Nguyễn, nay thuộc thị trấn Nam Sách). Đình thờ thành hoàng là
Nguyễn Quý Minh, người có công trong sự nghiệp bảo vệ đất nước thế kỷ XVII. Hội
đình được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 19 tháng Giêng hàng năm. Hội đình kéo dài tới 7
ngày.
8
1.2.2.2. Hội đền Tranh
Thờ Quan lớn Tuần Tranh thuộc xã Tranh Xuyên, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại
thời Lê và Nguyễn (huyện Ninh Giang hiện nay). Đây là một ngôi đền lớn thờ nhân vật
mang tính huyền thoại theo tín ngưỡng dân gian, hằng năm có hai mùa lễ hội lớn vào
tháng 2 và tháng 5. Hội tháng 2, từ ngày 10-20/2, trọng hội vào 14 - ngày sinh của quan
lớn Tuần Tranh, đây là hội chính hàng năm. Hội tháng 5, từ ngày 20-26/5, trọng hội vào
25 - ngày hoá của Đức thánh.
1.2.2.3. Lễ hội đền Sượt (Thanh Cương linh từ hay Quang liệt miếu), ở làng
Thanh Cương, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương. Lễ hội được tổ chức từ ngày
10 tháng 3, kỷ niệm ngày sinh Vũ Hựu ( một danh tướng thời Lê sơ, người con xuất sắc
của Thanh Cương) kéo dài đến ngày 20 tháng 3 âm lịch.
1.2.2.4. Lễ hội đền Kiếp Bạc (Đền thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh bắt
nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần), ngày 20 - 8 năm
Canh Tý (1300).
1.2.2.5. Lễ hội đền Cuối thuộc làng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Hội đền Cuối bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Chế Nghĩa - một danh tướng
đời nhà Trần, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (27- 8 âm
lịch). Hội thường diễn ra trong ba ngày từ ngày 26 đến ngày 28- 8 hàng năm.
2. Các danh nhân văn hóa thời trung đại - từ lịch sử đến truyền thuyết
2.1. Khái niệm danh nhân văn hoá
Qua nghiên cứu tìm hiểu chúng tôi thống nhất như sau:
- Danh nhân văn hoá: là những con người, những nhân vật kiệt xuất có tiếng tăm,
có cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc biết đến, ghi nhận và
đánh giá cao; đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa.". Danh nhân văn hóa thường có
3 cấp độ; anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu và danh nhân văn hóa
2.2. Danh nhân văn hoá – con người trong lịch sử
Trong phần này chúng tôi trình bày khái quát về tiểu sử của các danh nhân, trong
đó có sự so sánh, đối chiếu giữa lịch sử và các thần tích, đình làng nơi các danh nhân đã
từng sống hay thác khi lui về ở ẩn để có một cách nhìn toàn diện và đầy đủ về danh nhân.
2.2.1. Chu Văn An
Về lịch sử của Chu Văn An chúng tôi xác định như sau: Chu Văn An (1292 -
1370), tức Chu An tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện
Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Ông tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong
9
sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi
tiếng gần xa, nhiều học trò theo học Sau Chu Văn An được vua Trần Minh Tông (1314
-1329) vời ra làm đại quan Tư nghiệp Quốc Tử Giám để dạy Thái tử học. Ông là người
có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
Ông đã cùng Mạc Đĩnh Chi, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung
Ngạn tham gia vào việc củng cố triều Trần lúc đó đã bắt đầu đi vào suy thoái. Công lao
của Chu Văn An đối với quê hương, đất nước đó là việc truyền bá tư tưởng đạo đức
Khổng giáo và Thất trảm sớ với nội dung xin chém bảy tên nịnh thần, nhưng không
được chấp thuận ông cáo quan về ở ẩn. Ngoài việc dạy học, Chu Văn An còn trồng cây
thuốc, nghiên cứu y học, chữa bệnh cho dân và làm thơ, viết sách. Sau khi ông mất, vua
Trần dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu.
2.2.2. Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346)
Hiệu là Tốn Hạnh, tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động (Long Động), huyện
Chí Linh (nay thuộc huyện Nam Sách), nguyên về dòng dõi quan Thượng thư Mạc Hiển
Tích về triều nhà Lý. Ông làm quan 35 năm, trải qua 3 đời vua Trần Anh Tông (1293-
1314), Trần Minh Tông (1314-1329), Trần Hiến Tông (1329-1341) và sống những năm
tháng chí sĩ ở đời Trần Dụ Tông (1341-1369).
Mạc Đĩnh Chi là nhân vật nổi tiếng triều Trần. Với tài ngoại giao, ứng đối, văn
thơ xứng bậc "đứng đầu quần Nho" (sách Công dư tiệp chí), ông được vua Nguyên
phong là Trạng của hai nước (Lưỡng quốc trạng nguyên).
Trong quá trình làm quan triều, ông có hai lần đi sứ Nguyên, lần nào ông cũng
đều tỏ rõ bản lĩnh, tâm hồn và khí phách của con người Việt Nam. Ông là người có nhiều
công lao đóng góp cho nước nhà và là người có uy tín trong triều đình nhà Trần. Mạc
Đĩnh Chi là một nhân vật kỳ tài trong nền văn học nước nhà, niềm tự hào của trí thức
Việt Nam, là một trong những trạng nguyên xuất sắc nhất trong số những trạng nguyên
của Việt Nam.
2.2.3. Nguyễn Trãi (1380- 1442)
Nguyễn Trãi (1380- 1442), hiệu là Ức Trai, sống vào một giai đoạn lịch sử sôi
động, từ cuối đời Trần, trải qua đời Hồ, thời đấu tranh chống ách Minh thuộc cho tới đầu
đời Lê. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh nhậm chức Ngự sử đài Chánh
chưởng triều Hồ. Cuối năm Khai Đại thứ 6 (1406), giặc Minh mượn cớ phù Trần diệt Hồ,
xâm lược nước ta. Sau 10 năm phiên chuyển trong cảnh loạn lạc, kiên trì tránh giặc, tìm
đường cứu nước, Nguyễn Trãi về Côn Sơn, ông rất đau xót trước cảnh quê nhà bị hoang
10
tàn, ông đã sớm tìm đến với nghĩa quân Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống giặc, cứu nước; trở thành tổng tham mưu và linh hồn của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, biên soạn nhiều văn kiện quan trọng.
Năm 1427, cuộc kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết bài
Bình ngô đại cáo nổi tiếng. Năm đó, ông được phong làm Triều liệt đại phu, Nhập nội
hành khiển, Lại bộ Thượng thư, tước quan phục hầu.
Sang đời Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi đã đấu tranh với những quyền thần Lê Sát,
Lê Ngân để thực hiện đường lối "giản chính, khoan hình". Lê Thái Tông vì còn trẻ tuổi
nên thường cùng bọn cận thần chơi bời phóng phiếm. Sau sự cố về lễ nhạc với Lương
Đăng, năm Thiệu Bình thứ 4 (1437), Nguyễn Trãi thoái triều về Côn Sơn.
Năm 1440, Lê Thái Tông đã trưởng thành, đã hiểu được rằng Nguyễn Trãi là
người có tài, có đức, bèn triệu ông ra làm quan, phong cho chức Kim tử vinh lộc đại phu,
Hàn lâm thừa chỉ học sĩ coi việc Tam quán và kiêm chức hành khiển Đông bắc đạo, phụ
trách quân dân bạ tịch Hải Dương.
Ngày 5 tháng 8 năm 1442, xảy ra vụ án Lệ Chi viên – vụ án chu di tam tộc, nhà
vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh).
Đến hơn hai mươi năm sau, năm 1464, Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông, rồi
cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
2.2. 4. Nguyễn Thị Duệ
Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Du, Nguyễn Thị Ngọc Toàn,
hiệu là Diệu Huyền, tên vua ban là Tinh phi (tức Sao Sa), người làng Kiệt Đặc, huyện
Chí Linh, trấn Hải Dương (Hải Dương quê gốc nhà Mạc), gia thế thuộc trung nông và
đặc biệt không có truyền thống khoa bảng. Năm lên 10 tuổi, Duệ đã đọc được sách thánh
hiền, văn hay, chữ tốt nổi tiếng trong vùng. Năm 1952 – 1953, Nguyễn Thị Duệ theo gia
đình chạy loạn lên Cao Bằng và đóng giả trai tham gia khoa thi Hội do nhà Mạc tổ chức
và bà đã đỗ đầu. Khi mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc thấy vị tiến sĩ trẻ dáng
vẻ mảnh mai, mặt mày thanh tú nên dò hỏi. Khi đã rõ chuyện, Nguyễn Thị Duệ không
bị khép tội mà còn được vua khen ngợi, lấy làm vợ phong là Tinh phi.
Năm 1625, quân Lê - Trịnh do Đinh Văn Tả làm tiên phong tiến đánh Cao Bằng,
quân Mạc đại bại. Nguyễn Thị Duệ ẩn trong hang núi bị quân Trịnh bắt được. Đến gặp
vua Lê, chúa Trịnh, bà đối đáp thông minh nên lại được nhà chúa trọng dụng cho trông
coi việc học của phủ chúa. Sau đó, bà được phong chức Nghi ái quan. Năm 70 tuổi, bà về
11
quê hương nghỉ ngơi rồi qua đời lúc ngoài 80 tuổi. Nhân dân lập đền thờ gọi là đền bà
chúa Sao.
2.3. Danh nhân văn hoá - từ lịch sử đến truyền thuyết
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy giữa lịch sử và truyền thuyết có sự liên kết, gắn
bó, song hành. Khó có thể khẳng định lịch sử ghi chép dựa vào truyền thuyết hay truyền
thuyết về các danh nhân văn hoá bắt nguồn từ những sự kiện lịch sử. Nhìn chung truyền
thuyết về các danh nhân tương đối đồng nhất đồng nhất trên một quan điểm - ngợi ca tài
năng, đức độ, phẩm hạnh tốt đẹp của các danh nhân. Cảm hứng tôn vinh lịch sử của
truyền thuyết dân gian được thể hiện sắc nét.
2.3.1. Chu Văn An
Truyền thuyết về Chu Văn An: chủ yếu lưu truyền những câu chuyện về sự đức
độ, tài năng, thanh cao của ông. Cuộc đời của Chu Văn An đã đi vào văn hoá dân gian
qua con mắt ngưỡng vọng của nhân dân từ những sự kiện lịch sử, Chu Văn An toả sáng
qua truyền thuyết với tầm vóc của một người thầy mẫu mực “thầy giáo giỏi của muôn
đời”
2.3.2. Mạc Đĩnh Chi
Truyền thuyết về Mạc Đĩnh Chi tựa như mô típ “người xấu xí mà có tài”. Ông là
một người tài năng, đức độ, khí phách kiên cường, tinh thần tự tôn tự hào dân tộc và tài
văn thơ, ứng đối mẫn tiệp, văn thơ xứng bậc "đứng đầu quần Nho”. Ông đã đi vào sử
sách và đi vào tiềm thức của nhân dân từ chính tài năng văn chương của mình.
2.3.3. Nguyễn Trãi
Truyền thuyết về Nguyễn Trãi: nổi bật là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch
sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà
quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt
xuất.
2.3.4. Nguyễn Thị Duệ
Truyền thuyết về Nguyễn Thị Duệ: thể hiện bà là một người phụ nữ tài sắc vẹn
toàn, có ý chí, tinh thông chữ nghĩa, là “nữ thần đồng”, tài hoa sắc sảo và có “chí nam
nhi”. Tài năng và đức độ của bà cũng như những cống hiến đóng góp cho triều đình, cho
nhân dân đã khiến vua chúa và quan triều đình và nhân dân kính trọng và khâm phục.
12
* Tóm lại, xét ở cả phương diện lịch sử và truyền thuyết chúng tôi tạm đưa ra kết
luận: giữa lịch sử và truyền thuyết có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau
và không có sự đối lập (trừ truyền thuyết “Rắn báo oán” – truyền thuyết về Nguyễn Trãi).
Chương 2: Truyền thuyết về một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời trung
đại trên đất Hải Dương
1. Khảo sát truyền thuyết về một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời trung
đại trên đất Hải Dương
1.1. Chu Văn An
Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
- Hầu hết các truyện về Chu Văn An được kể rất ngắn gọn, kéo theo đó là dị bản
trong mỗi câu chuyện.
- Trong quá trình điền dã, sưu tầm những truyền thuyết về Chu Văn An có
những truyền thuyết do người hiện đại ngày nay hư cấu, sáng tạo nên kết hợp với cảm
xúc tôn vinh tự hào, trân trọng và khẳng định tinh hoa dân tộc nên có xu hướng "hiện đại
hóa tác phẩm": Núi Phượng Hoàng, Giếng son, Tục xin chữ đầu xuân.
1.2. Mạc Đĩnh Chi
Truyền thuyết về Mạc Đĩnh Chi không nhiều, chủ yếu là những giai thoại về tài
năng, đức độ và tài ngoại giao xuất chúng của ông được nhân dân lưu truyền từ đời này
sang đời khác. Tuy nhiên, sau này khi nghiên cứu các nhà nghiên cứu đã xâu chuỗi các sự
kiện, những mẫu kể đơn giản của giai thoại để viết về cuộc đời và tài năng, những cống
hiến của Mạc Đĩnh Chi trong lịch sử nước nhà, tập hợp và biên soạn thành truyền thuyết
Mạc Đĩnh Chi. Qua khảo sát chúng tôi sưu tầm được 12 truyện:
Nhận xét:
- Truyện được kể hết sức ngắn gọn, dường như chỉ nêu sự kiện là chính và cuối
truyện thường có lời bình, lý giải hoặc thể hiện cảm xúc của người dẫn truyện.
1.3. Nguyễn Trãi
Truyền thuyết về Nguyễn Trãi hầu hết các truyện có kết cấu xâu chuỗi (là tổ hợp
của những mẫu kể đơn giản). Trong mỗi truyện có nhiều sự kiện và các sự kiện này được
liên kết lại với nhau và kể lại cuộc đời, hành tung và công trạng của nhân vật.
- Yếu tố dị bản
1.4. Nguyễn Thị Duệ
13
- Truyền thuyết có nhiều dị bản khác nhau.
- Có truyền thuyết mang yếu tố hiện đại.
2. Những phương diện nội dung cơ bản của truyền thuyết về một số danh
nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương
2.1. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện con người tài
năng, nhân hậu, trung nghĩa
Qua tìm hiểu, chúng tôi tạm đưa ra một số kết luận sau:
- Phương diện con người tài năng: Chu Văn An – người thầy của muôn đời; Mạc
Đĩnh Chi – tài thơ văn xuất chúng, một nhà ngoại giao hiếm có trong lịch sử; Nguyễn
Trãi – nhà quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh bang tế thế; Nguyễn Thị Duệ - tài hoa, tinh
thông chữ nghĩa.
- Phương diện nhân hậu, trung nghĩa: cả bốn danh nhân trên đều thể hiện những
tâm hồn cao thượng, tiết tháo, không màng danh lợi, trung quân, ái quốc, luôn đấu tranh
chống , bảo vệ cái thiện và sẵn sàng rời bỏ vinh hoa để giữ chí cho mình. (Chu Văn An
dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần; Mạc Đĩnh Chi là một bậc trung thần, yêu nước,
thương dân, khi làm chức quan trông coi việc đắp đê, chống lụt, ông đã lấy danh nghiã
triều đình để xử những tên quan tham ô mang lại sự công bằng cho nhân dân. Nguyễn Thị
Duệ, dân gian ca ngợi bà là con người tài hoa, sắc sảo và đức độ. Tài năng học vấn của bà
đã nổi tiếng gần xa, được triều đình trọng dụng, bà là người có công lao to lớn đối với
quê hương, đất nước trong việc khuyến học, đào tạo nhân tài và có những chính sách
khuyến khích học tập, phương thức đào tạo tiến bộ và đã đào tạo được cho triều đình
nhiều nhân tài, nhiều người đỗ đại khoa. Bà cũng là người thẳng thắn trong việc đấu
tranh đòi lại sự công bằng trong thi cử, vạch trần tội “dối vua, lừa dân” của những kẻ coi
thường phép nước, song cũng rất khoan dung, có lý, có tình. Truyền thuyết dân gian đã
tôn vinh bà như là Nghiêu thuấn trong nữ giới.
2.2. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện là người có tài
chính trị, ngoại giao- ứng đối như thần
Trong bốn danh nhân văn hoá trên, nói đến tài ngoại giao - ứng đối có lẽ được
dân gian và nhân dân truyền tụng, ca ngợi nhiều nhất đó chính là Trạng nguyên Mạc
Đĩnh Chi và danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Với Mạc Đĩnh Chi và Nguyễn Trãi sự nghiệp văn chương gắn bó với sự nghiệp
chính trị, ngoại giao bởi vì chính văn chương là một nhân tố quan trọng trong thắng lợi
14
ngoại giao và cũng nhờ tư duy sắc bén trong chính trị, ngoại giao mà văn chương của hai
nhân vật này lại càng sâu sắc.
Sự nghiệp văn chương và ngoại giao của Mạc Đĩnh Chi có thể nói là “Ưu thời
mẫn thế”. Bằng trí thông minh, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc và tài thơ văn, ông đã thu
phục được lòng tin yêu của triều đình nhà Nguyên, sự quý mến của sứ thần Cao Ly. Cũng
nhờ tài ngoại giao và thơ văn mà trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi lại xây dựng được mối
quan hệ thân hữu với sứ thần Cao Ly đang ở Trung Quốc.
Với danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi, truyền thuyết không miêu tả trực tiếp tài
chính trị, ngoại giao của ông mà là chỉ kể lướt qua các sự kiện như việc dâng Bình ngô
sách cho lê Lợi “hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà nói đến việc
đánh vào lòng người”. Ngoài việc cùng với Lê Lợi vạch ra chiến thuật, Nguyễn Trãi còn
làm tất cả các công việc giao thiệp với quân Minh. Nhân danh nghĩa quân Lam Sơn, cụ
thể là nhân danh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết thư cho bọn chỉ huy quân Minh như Sơn
Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Vương Thông v.v. để hoặc mắng nhiếc chúng, hoặc
khiêu khích chúng hoặc dụ hàng. Ông đã đến thành Tam Giang (Việt trì) chiêu dụ quân
Minh, tướng giữ thành là Lưu Thanh đã đem toàn bộ quân đội ra hàng và chiêu dụ quân
Minh ở Nghệ An, Thuận Hoá, Tây Đô, các thành này đều “không phải đánh mà giặc ra
hàng cả” “ đều là nhờ ở thư từ giảng dụ, vận động của Nguyễn Trãi. Đến như các việc
cơ mật trong quân ngũ, giảng hoà, thông sứ, nhiều lần dấn thân vào thành giặc, tiến
hành cuộc kháng chiến hơn mười năm, đuổi được người Minh về nước, dẹp đại loạn, làm
nên cơ nghiệp lớn.” [25, tr 180].
Ngoài ra trong truyền thuyết dân gian cũng nói nhiều về tài chính trị của Nguyễn
Thị Duệ. Dù không trực tiếp nói nhiều đến việc bà làm chính sự, nhưng qua những lần trò
chuyện với vua, qua những lần vua hỏi ý kiến, bà đều dẫn giải kinh sách, đóng góp những
ý kiến hay khiến nhà vua rất tâm đắc. Truyền thuyết kể rằng có một năm, được mùa to,
dân chúng vô cùng phấn khởi, quân sĩ chiêu mộ được nhiều mà lương thảo, khí giới cũng
tích trữ được khá lớn, quần thần nhiều người lại muốn triều đình cho khởi binh chiếm lại
Thăng Long. Vua đang phân vân chưa quyết, bèn đem bàn với Tinh phi, bà đã khuyên
vua không nên đem quân đi đánh, phân tích rõ thiệt hơn, từ địa thế, thế mạnh của địch,
vua nghe có lý và nghe theo. Nhưng sau đó ít lâu, khi nghe tin nhà Trịnh sợ bọn Phan
Ngạn nổi lên làm loạn, lại có nhà Mạc đang hoạt động mạnh ở nhiều nơi. Trịnh Tùng sợ
vội đưa quân chạy vào Thanh Hóa. Kinh thành Thăng Long bỏ trống, vua Mạc liền cho
quân chiếm lấy, nhưng không giữ được lâu vì thế lực Trịnh Tùng còn rất mạnh. Ít lâu sau,
15
các trấn ở xung quanh Thăng Long hợp vào đánh, nhà Mạc thua phải chạy rút về Cao
Bằng cố thủ.
2.3. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện nhà giáo dục,
sáng tạo văn hóa
Trong bốn danh nhân văn hoá nói trên, về phương diện giáo dục, sáng tạo văn
hoá chúng tôi xin đề cập đến hai nhân vật chủ yếu đó là: Chu Văn An và Nguyễn Thị
Duệ. Trong truyền thuyết, Chu Văn An là hiện thân của một người thầy mẫu mực, một
tấm gương sáng về đạo đức, tiết tháo của người trí thức sống trong buổi thoái trào của
triều đại. Ông đỗ tiến sỹ nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học. Với học
vấn rất sâu, có uy tín về đạo đức và tài năng sư phạm đã thu hút được rất nhiều học trò và
có rất nhiều người thành đạt và làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát
làm đến chức Tể tướng.
Tương truyền, một lần Phạm Sư Mạnh, bấy giờ đang làm Nhập nội hành khiển
(một chức quan gần như Tể tướng) về thăm thầy Chu Văn An. Gặp ngày phiên chợ người
đông, quân lính thét loa, vung roi mở đường cho kiệu quan hành khiển, huyên náo, ồn ào.
Chu Văn An biết được việc đó, đã chỉ vào mặt Phạm mà mắng:
- Về thăm thầy mà làm náo loạn cả bàn dân thiên hạ, thì ta còn mặt mũi nào mà
ngẩng nhìn mọi người nữa!
Rồi ông phủi áo bỏ vào nhà trong. Phạm Sư Mạnh vừa biết lỗi vừa hối hận, cứ quỳ
gối bên giường, mãi đến khi thầy nguôi giận tha lỗi mới dám đứng dậy. Từ đó, mỗi lần về
thăm thầy, Phạm Sư Mạnh chỉ mặc áo vải thâm, đi cùng vài người như học trò thường.
Một truyền thuyết nổi tiếng mà dân gian thường truyền tụng đó là truyền thuyết
về người học trò của Chu Văn An là con trai của thuỷ thần, đã nghe lời thầy giúp dân làm
mưa cứu hạn và bị trời phạt bị sét đánh chết nổi lên thành xác con thuồng luồng. Qua
truyền thuyết, dân gian muốn gửi gắm, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc về nhân vật
lịch sử Chu Văn An, một người thầy mẫu mực, tài năng, đức độ đã cảm hoá được cả thuỷ
thần.
Truyền thuyết về Nguyễn Thị Duệ ca ngợi bà là người khéo khuyến khích người
sau học tập để trở thành người hiền tài để phụng sự đất nước. Mỗi tháng hai kỳ cho họp sĩ
tử Tư văn hàng huyện làm tập văn. Đề bài do bà ra, rồi sai người từ kinh đô mang về. Bài
làm xong, giao cho hội tư văn niêm phong lại, rồi nộp cho bà. Nguyễn Thị Duệ tự chấm
bài và trả bài đúng hạn, các bài viết đều có đánh giá đúng sai, nhằm khích lệ kẻ sĩ.
16
Dưới hai triều vua, bà đều lấy văn chương cung phụng. Mỗi khi việc cần hỏi, bà
đều dẫn kinh sử, sự tích ngày xưa để đối đáp, chúa thường khen ngợi. Cả quyển thi hội,
văn sớ quần thần đều qua tay bà xem xét, quyết định. Trong quá trình dạy học bà luôn
khuyến khích việc học tập, rèn cặp nhân tài. Bà danh 10 mẫu lộc điền dọc theo sông Kinh
Thầy (dân gian gọi là dải yếm Bà chúa Sao Sa) để thưởng cho những tân tiến sĩ của làng
cày cấy, thu hoa lợi, giúp đỡ những học trò nghèo như miễn học phí, cấp cho tiền ăn và
giấy bút. Từ đó phong trào học tập không ngừng phát triển.
2.4. Truyền thuyết khắc họa danh nhân văn hóa trên phương diện bi kịch cá nhân
Trong bốn danh nhân văn hoá trên chúng tôi quan tâm đến hai danh nhân văn
hoá đó là: Chu Văn An và Nguyễn Trãi (còn Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Duệ tuy cuộc
đời cũng có những lúc thăng trầm, nhưng dù sao cả hai đều được triều đình trọng vọng,
tin dùng hậu đãi đến tận cuối đời, cuộc đời khá bình yên, suôn sẻ).
Bi kịch của Chu Văn An đó chính là bi kịch của một người trí thức yêu nước, bất
đắc chí với thời cuộc, lui về ở ẩn mà tấm lòng mãi đau đáu với vận mệnh của đất nước,
với nhân dân. Trong truyền thuyết nói đến việc Chu Văn An dân sớ xin chém bảy tên
nịnh thần, nhưng vua Dụ Tông không nghe nên ông đành cáo quan về ở ẩn tại núi
Phượng Hoàng, hàng ngày dạy học, vui thú với thiên nhiên. Nhưng những bài thơ của
ông đã nói hộ lòng ông rất nhiều với hậu thế. Tuy rằng, cáo quan về ở ẩn, nhưng trong
lòng ông không khỏi âu lo, ưu tư trước thời cuộc, không thể “ngoảnh mặt làm ngơ”. Bởi
thế “Mỗi khi có cuộc họp lớn trong triều, vua cho vời, ông không ngại đường xá xa xôi,
sông nước ngăn cách lặn lội từ Chí Linh về kinh kỳ” [45, tr 62, 63]. Quả là tâm hồn ông,
con người ông luôn hướng về những biến động xã hội diễn ra tại Thăng Long. Nhưng Dụ
Tông có ý mời ông trong nom chính sự thì ông lại từ chối không nhận. Đó chính là bi kịch
mâu thuẫn trong con người ông, bi kịch tinh thần.
Song bi kịch của Chu Văn An so với bi kịch của Nguyễn Trãi, tấn bi kịch của
Nguyễn Trãi còn khủng khiếp hơn gấp ngàn lần. Thảm án Lệ Chi Viên – tru di ba họ vị
anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã làm kinh động cả đất trời. Xung quanh vụ thảm án Lệ
Chi Viên có rất nhiều nghi vấn. Một trong những nghi vấn đó là huyền thoại Rắn báo
oán. Có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Để hiểu rõ các nhà nghiên
cứu không chỉ dựa vào lịch sử mà từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có truyền thuyết
Sự thực lịch sử là do Nguyễn Trãi đã vạch tội bọn bầy tôi hèn mọn trong cung đình.
Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ dám can thiệp vào sự tranh giành quyền lực nơi hậu cung
giữa Nguyễn Thị Anh và Ngô Thị Ngọc Dao, cứu Ngô Thị Ngọc Dao. Cái chết do hàng
17
ngàn nguyên cớ của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên, có mặt Nguyễn Thị Lộ, là dịp tốt
để Nguyễn Thị Anh diệt vợ chồng Nguyễn Trãi và nhiếp chính thay con trai hai tuổi (vua
Lê Nhân Tông). Thảm án Lệ Chi Viên là vụ đảo chính cung đình, do Nguyễn Thị Anh và
bè lũ chủ mưu. Nguyễn Thị Anh đã ra lệnh bắt Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ và chu di
tam tộc. Mãi đến năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, phục hồi danh vị
chức tước, sưu tập tác phẩm, ưu đãi cho con cháu còn sót lại.
3. Những phương diện cơ bản của hình thức nghệ thuật truyền thuyết về
một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời trung đại trên đất Hải Dương
3.1. Nghệ thuật kết cấu
3.1.1. Kết cấu từng đơn vị mẫu kể riêng lẻ
Trong phần này, chúng tôi tiến hành thống kê và hệ thống lại các truyền thuyết để
có một cái nhìn tuyến tuyến, toàn diện về các danh nhân. Truyền thuyết về bốn danh nhân
văn hoá trên là một hệ thống gồm nhiều mẫu kể, mỗi mẫu kể là một lát cắt về cuộc đời và
sự nghiệp của nhân vật. Mỗi mẫu kể này có thể đứng riêng độc lập vì chúng đã kể về một
sự kiện hoàn chỉnh, xoay quanh nhân vật.
* Hệ thống truyền thuyết về Chu Văn An: chủ yếu nói về khoảng thời gian ông
còn dạy học, ca ngợi tài năng, đức độ của ông: nhiều học trò đỗ đạt, cảm hóa được cả con
trai thủy thần.
* Hệ thống truyền thuyết về Mạc Đĩnh Chi: xuất thân nhân vật – sớm bộc lộ tài
năng – tài chính trị, ngoại giao, ứng đối như thần được thể hiện qua hai lần ông sang đất
nước Trung Hoa.
* Hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Trãi: Quá trình Nguyễn Trãi tìm đến với
nghĩa quân Lam Sơn – Nguyễn Trãi làm quan – Gặp Nguyễn Thị Lộ - Thảm án lệ Chi
Viên.
* Hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Thị Duệ: Sự ra đời của Nguyễn Thị Duệ -
Tài năng sớm được bộc lộ - Đỗ đạt làm quan – Về hưu.
3.1.2. Kết cấu xâu chuỗi
Các sáng tác dân gian nói chung và các truyền thuyết nói riêng thường có nhiều dị
bản, với mỗi dị bản, ta có thể thấy sự khác nhau về thời gian, về không gian, về kết quả
của sự kiện được đề cập và cũng có thể mỗi truyện kể lại phản ánh một lát cắt trong cuộc
đời nhân vật. Xâu chuỗi các lát cắt ấy ta sẽ có được bức chân dung toàn diện về nhân vật.
Việc xây dựng hình tượng các danh nhân trên từ nhiều mẫu kể tạo cho chuỗi
truyền thuyết về họ có tính chất mở.
18
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Kiểu lựa chọn nhân vật
Các danh nhân văn hoá: Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị
Duệ là những danh nhân được nhân dân lựa chọn và trở thành nhân vật chính trong hệ
thống truyền thuyết về các danh nhân văn hoá. Như chúng tôi đã khẳng định ở trên, trong
tâm linh của nhân dân họ là những người có công lao to lớn đối với quê hương, đất nước,
là những con người có khí phách tài hoa được nhân dân tin yêu, kính trọng và tôn vinh.
Tái tạo hình ảnh các danh nhân văn hoá qua truyền thuyết là cách để nhân dân bày tỏ sự
biết ơn, kính trọng của mình đối với những người đã góp phần làm rạng danh quê hương
đất nước. Đồng thời qua đó, truyền thống yêu nước đã kết tinh thành chủ nghĩa yêu nước
của dân tộc cũng được giữ gìn, nuôi dưỡng đến muôn đời sau.
3.2.2. Cách thể hiện nhân vật – các mô típ nổi bật
3.2.2.1. Mô típ ra đời kỳ lạ
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy mô típ này xuất hiện ở truyền thuyết nói về danh
nhân văn hoá: Mạc Đĩnh Chi và Nguyễn Thị Duệ.
Sự ra đời của Mạc Đĩnh Chi theo truyền thuyết dân gian: Cha mẹ ông ngoài 40
tuổi chưa có con bèn đi cầu ở đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên). Một đêm người vợ mơ thấy
một vệt sáng quắc từ trên trời rơi xuống giữa nhà rồi hoá thành một con khỉ chạy vào
trong lòng. Một thời gian sau sinh ra Mạc Đĩnh Chi, tướng mạo xấu xí nên mọi người cho
rằng là hầu tinh giáng thế (cũng có thuyết nói rằng mẹ của Mạc Đĩnh Chi đi vào rừng
kiếm củi bị con hầu to (giống khỉ) bắt hiếp, sau đó đủ tháng sinh ra Mạc Đĩnh Chi, mặt
mũi xấu xí, người nhỏ loắt choắt tự như giống hầu).
Còn Nguyễn Thị Duệ sinh ra là do bà thân mẫu nằm mộng thấy sao trên trời sa
vào bụng, sau đó sinh ra bà.
3.2.2.2. Mô típ tài năng xuất chúng
Bốn danh nhân trên đều được truyền thuyết tái hiện là những con người tài năng
xuất chúng. Chu Văn An, một con người tài năng, đức độ, học vấn uyên thâm vang xa
khắp vùng, con trai thủy thần cũng tìm đến theo học. Mạc Đĩnh Chi, một trạng nguyên
giỏi, thông minh, tài năng ứng đối như thần. Nguyễn Trãi, một con người văn võ song
toàn, giỏi chính trị, ngoại giao, một nhà quân sự toàn tài, lỗi lạc. Nguyễn Thị Duệ một nữ
tiến sỹ thông minh, lanh lợi, có nhiều sáng tạo trong việc giáo dục, rèn luyện người tài.
3.2.2.3. Mô típ giấc mơ
19
Đây là mô típ phổ biến trong hầu hết các truyền thuyết ở Việt Nam. Trong các
truyền thuyết về bốn danh nhân trên chúng tôi thấy có chi tiết: nằm mộng báo sự ra đời
của nhân vật (Nguyễn Thị Duệ); chi tiết báo mộng (Nguyễn Trãi nằm mộng thấy có thần
linh báo rằng Lê Lợi làm vua ) Rõ ràng những chi tiết này là sự hư cấu mang màu sắc
hoang đường, song nó lại có sức sống lâu bền trong đời sống. Đơn giản bởi lẽ nó đã phản
ánh một cách chân thực quan điểm của nhân dân. Đồng thời việc đưa những chi tiết này
vào cũng là cách để nhấn mạnh tính khác thường, lạ kỳ và tạo ra tính tò mò, hiếu kỳ cho
người nghe, đồng thời cũng là một cách để tạo cho câu chuyện thêm phần ly kỳ, hấp dẫn.
3.2.2.4. Mô típ hoá thân, kỳ ảo
Kiểu mô típ này, chúng tôi thấy xuất hiện trong chuỗi truyền thuyết về Chu Văn
An và Nguyễn Trãi. Tuy nhiên sự hoá thân này không phải trực tiếp là sự hoá thân của
hai nhân vật chính Chu Văn An và Nguyễn Trãi, mà là những chi tiết bổ sung thêm, tô
đậm hoặc làm rõ hơn hình tượng của hai danh nhân trên. ( con trai thủy thần khi chết hóa
thành xác con thuồng luồng; Nguyễn Thị Lộ hoá thành con rắn )
3.2.2.5. Mô tip về nghi lễ thờ cúng liên quan đến tôn vinh, tưởng nhớ danh nhân
Qua tìm hiểu các nghi thức tại một số địa phương trong tỉnh, chúng tôi nhận thấy,
nhân vật không chỉ sống trong lời kể mà còn sống trong nghi lễ thờ cúng với những nghi
thức, tập tục sinh động và tập quán lâu đời của các địa phương. Trong cuộc đời mình,
hành động của nhân vật lịch sử, các danh nhân trải qua nhiều địa phương. Hoạt động của
họ để lại những dấu tích khác nhau. Chính từ những dấu tích ấy mà nảy sinh hàng loạt
truyền thuyết gắn liền với tên tuổi và hoạt động của những danh nhân ấy. Mỗi địa phương
mà danh nhân đó đi qua và để lại dấu tích xuất hiện những hình thức tế lễ với những quy
định riêng về nghi thức, tập tục của địa phương. Đó là cách để nhân dân ghi nhớ công ơn
của các bậc hiền nhân, tôn vinh và ngợi ca họ, đồng thời cũng là để nhắc nhở các thế hệ
cháu con sống và noi gương, tự sửa mình để hướng đến cái đẹp, cái thiện.
20
Chương 3: Liên quan đến danh nhân văn hóa tiêu biểu
trong tín ngưỡng và lễ hội
1. Tín ngưỡng thờ các danh nhân văn hóa
Chúng tôi nhận thấy việc thờ cúng các danh nhân này có nhiều nét tương đồng
với tín ngưỡng thờ cúng của nhiều địa phương khác trên đất nước. Việc cúng hay khấn
được diễn ra vào ngày sóc là mồng một đầu tháng Âm lịch và ngày vọng là ngày rằm mỗi
tháng và vào các dịp lễ tết, thanh minh. Đặc biệt, các diễn tế lễ linh đình thường được tổ
chức vào dịp kỉ niệm đản sinh hoặc húy nhật (lễ giỗ) của các danh nhân. Cũng có nơi tổ
chức tế lễ vào dịp Xuân tế (ngày Đinh đầu tháng Hai, Âm lịch) và dịp Thu tế (ngày Đinh
đầu thánh Tám, Âm lịch) tức là lễ Kì yên hay Kì phúc (lễ cầu an).
Ngoài các ngày lễ nhất định kể trên, quanh năm ngày thường, tại các đền thờ các
danh nhân này lúc nào cũng có hoa, đèn, hương khói nghi ngút do người dân địa phương
hoặc do viên thủ tự chăm sóc hay khách thiện tín vãng lai khấn nguyện.
2. Lễ hội
2.1. Văn miếu Mao Điền và Lễ hội truyền thống
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy:
- Thời gian: Lễ hội xuân gồm hai ngày 17 - 18/2 vào lễ hội thu diễn ra một ngày
vào 20/8 âm lịch.
- Không gian thờ: Văn miếu đặt tượng thờ và linh vị Khổng Tử cùng 8 vị đại
khoa Nho học hàng đầu của Việt Nam thời phong kiến (trong số đó có 7 vị gốc Hải
Dương) là những danh nhân hàng đầu của đất nước gồm: Anh hùng dân tộc - Danh nhân
văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Nhà giáo của muôn đời Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng
nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nhập nội hành khiển Phạm Sư
Mạnh, Thần toán Vũ Hữu, Đại danh y Tuệ Tĩnh, Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.
- Nội dung lễ hội:
Lực lượng tham gia lễ hội: xưa (Vua đích thân đến làm chủ lễ tế Khổng Tử và
Tứ Phối thì ở các trấn, lộ, xứ giao cho các quan Trấn thủ, Tổng đốc tiến hành tế Thập
triết theo nghi thức trang trọng nhất. Tham gia hành lễ có các quan chức, cử nhân, tiến sĩ
21
và nho sinh từ các phủ, huyện về theo y phục cổ truyền (những người ít học và phụ nữ
không được tham dự). Ngày nay, lực lượng tham gia lễ hội đã được mở rộng, nhân dân và
các em học sinh, sinh viên khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc về dự tham gia lễ hội.
2.1.1. Lễ hội mùa xuân
Thường được tổ chức với 2 phần:
Phần lễ bao gồm những nghi lễ chính như: Tế khai hội, lễ chữ "Tiên học lễ - Hậu
học văn", tế Khổng Tử và tế tôn vinh Tiến sĩ các làng khoa bảng tiêu biểu ở Hải Dương
Phần hội có các hoạt động và các trò chơi dân gian truyền thống: cờ tướng, cờ người, rối
nước, thư pháp, thi viết chữ đẹp, biểu diễn võ thuật nhằm phục hồi và khai thác những
giá trị văn hoá cổ.
2.1.2. Lễ hội thu
Diễn ra trong thời gian một ngày (20/8 âm lịch). Nội dung tổ chức ngắn gọn hơn
lễ hội xuân. Ngoài lễ dâng hương trang trọng nêu trên, tại đây có hoạt động "Báo công
dâng Thánh" và giao lưu văn nghệ của các trường Tiểu học và THCS xã sở tại.
Ngoài hai ngày tế Đinh quan trọng vào tháng 2 và tháng 8 hàng năm, ngày thường
Văn miếu đều mở cửa cho dân làng và khách thập phương vào lễ Thánh. Các học trò
trong làng ngoài tổng có tập quán trước mỗi kỳ thi thường đến làm lễ Thánh xin cho đầu
óc được sáng suốt để thi, cử đạt kết quả cao. Đến khi "công thành, danh toại" các nho
sinh đến làm lễ tạ ơn Thánh chu đáo. Đây là một sinh hoạt văn hoá cao đẹp gắn liền với
đạo lý "hiếu học và tôn sư trọng đạo" của dân tộc cần được trân trọng và phát huy
2. 2. Lễ hội đền thờ Chu Văn An
2.2.1. Thời gian tổ chức lễ hội
Lế hội đền Chu Văn An là lễ hội mới hình thành ở Chí Linh, Hải Dương cách
đây 5 năm. Hàng năm lễ hội đền được tổ chức ngày 25-8 (âm lịch) để kỷ niệm ngày sinh
và ngày 26 -11 để tưởng nhớ ngày thầy Chu Văn An từ trần.
2.2.2. Không gian
Núi Phượng Hoàng - Đền thờ Chu Văn An, thờ người thầy giáo mẫu mực muôn
đời - nơi đó một thắng cảnh hùng vĩ, nhưng tĩnh lặng, đẫm chất thơ, văn và tâm đức sáng
ngời của một nhân tài. Căn cứ tư liệu lịch sử, văn bia tại di tích và những tư liệu khai thác
của địa phương, thì tại Phượng Hoàng, có các di tích: Đền Phượng Hoàng thờ Chu Văn
An, chùa Huyền Thiên, Cung Tử Cực, Điện Lưu Quang, phần mộ Chu Văn An, Am Lệ
Kỳ, Miết Trì, Giếng son Đền thờ Chu Văn An được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Với khối kiến trúc đồ sộ, nguy nga được trùng tu năm 2005 bao gồm: Điện Lưu Quang,