Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH in bao bi Yuto Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.92 KB, 62 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành,
tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định.
Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để
tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam được thành lập tháng 6 năm 2007 theo
quyết định của UBND Tỉnh Bắc Ninh. Đến nay, Công ty đã phát triển ngày càng lớn
mạnh. Định hướng của Công ty là thiết lập nền tảng kinh doanh vững mạnh, hệ thống
quản trị hiệu quả và minh bạch, với phương châm phát triển dựa trên quan điểm bền
vững, thân thiện với môi trường.
Theo chiến lược đó, Công ty cũng dần ngày càng phát triển, mở rộng quy mô và
thị trường kinh doanh vì vậy vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh là rất bức thiết, nó quyết định đến khả năng cạnh tranh và vị thế của Công ty
trong tương lai.
Với mong muốn giúp công ty có thể có các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
tại công ty TNHH in bao bi Yuto Việt Nam ”
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công
ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam
- Thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2011
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp thống
kê, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên các tài liệu sưu tập kết hợp


với suy luận để làm sáng tỏ đề tài.
1
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH
in bao bì Yuto Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
TNHH in bao bì Yuto Việt Nam
2
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Chương 1
VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình sản xuất, kinh
doanh. Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có
vốn kinh doanh. Vốn được dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
như: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể là tiền, máy móc
thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… khi kết thúc một
vòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hình thái tiền tệ. Như vậy, với số vốn
ban đầu, nó không chỉ được bảo tồn mà còn được tăng lên do hoạt động sản xuất kinh
doanh có lãi.
Như vậy có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh

nhằm mục đích sinh lời.
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụ thể
như sau:
• Căn cứ vào nguồn hình thành vốn:
Về cơ bản, vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả.
- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, nó bao gồm
vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và phần vốn bổ sung được hình thành từ kết quả
kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Giá trị tổng tài sản - Tổng nợ phải trả
Trong đó, vốn chủ sở hữu này sẽ bao gồm các khoản:
+ Với doanh nghiệp nhà nước thì đó là nguồn vốn do NSNN cấp ban đầu và cấp
bổ sung, còn với doanh nghiệp tư nhân thì nguồn vốn này do chủ doanh nghiệp bỏ ra
3
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
khi thành lập doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần hoặc liên doanh thì nó sẽ bao
gồm phần đóng góp của các chủ đầu tư hoặc các cổ đông.
+ Phần lợi nhuận để lại tái đầu tư sau các quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Nợ phải trả: Bao gồm các khoản đi vay của các cá nhân hay các tổ chức tín
dụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu, các khoản phải trả người bán,
trả cho Nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho lao động trong doanh
nghiệp.
• Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:
Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: Vốn cố định và
vốn lưu động.
- Vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định: Là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ của
doanh nghiệp. Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hình

thành và ngược lại, đặc điểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển
của vốn cố định. Từ mối liên hệ này, ta có thể khái quát những đặc thù của vốn cố định
như sau:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ
nguyên hình thái hiện vật. Có được đặc điểm này là do TSCĐ tham gia vào phát huy
tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì vậy vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng
tiền của TSCĐ và cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.
+ Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần, từng phần trong các chu kỳ sản
xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật
ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn và
cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trị của nó cũng bị giảm đi, theo đó vốn
cố định được tách thành hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ được luân
chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và
được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, quỹ
khấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuất
của doanh nghiệp.
4
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
+ Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói
chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng
quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do ở một vị trí then
chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý
vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Vốn lưu động của doanh nghiệp:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thành
các tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và một phần để trả tiền công

cho người lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên, liên tục.
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: Nguyên liệu,
vật liệu, công cụ, dụng cụ… Tài sản lưu động ở khâu sản xuất như sản phẩm đang chế
tạo, bán thành phẩm. Các tài sản lưu động ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm,
thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các
khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… Trong quá trình sản xuất kinh doanh,
các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và
đổi chỗ cho nhau đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên
tục và thuận lợi.
Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động của
doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, hàng hoá. Do
đó, phù hợp với các đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp
cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ sản
xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp
lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động.
Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong
một lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái
biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá
dự trữ. Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm
5
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
và thành phẩm, sau khi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền
tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động mới
hoàn thành một vòng chu chuyển.
Từ những đặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏi việc quản
lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn lưu động cho quá trình sản
xuất kinh doanh.

+ Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủ, kịp thời
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời phải có giải pháp
thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, đẩy nhanh tốc
độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn
• Căn cứ vào phạm vi huy động, vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn:
- Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp huy động sử dụng
nguồn vốn bên trong có ưu điểm là doanh nghiệp được quyền tự chủ sử dụng vốn cho
sự phát triển của mình mà không phải chi phí cho việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, cũng
chính vì lợi thế về việc không phải trả chi phí khi sử dụng vốn bên trong dẫn đến việc
doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy
động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Loại nguồn vốn này bao gồm: Vốn vay ngân hàng, vay các tổ chức kinh tế khác, phát
hành trái phiếu, nợ người bán và các khoản nợ khác…
Ưu điểm của nguồn vốn này là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính linh
động hơn. Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi cao hơn chi phí sử dụng vốn
càng nhiều thì việc huy động vốn từ bên ngoài nhiều sẽ giúp cho doanh nghiệp phát
triển mạnh hơn.
Nhược điểm: Doanh nghiệp phải trả lợi tức tiền vay và hoàn trả vay đúng thời
hạn, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì khoản nợ
phải trả trở thành gánh nặng và doanh nghiệp phải chịu rủi ro lớn.
6
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Như vậy xuất phát từ những ưu nhược điểm trên ta thấy việc sử dụng kết hợp
nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài một cách hợp lý sẽ đem lại cho doanh
nghiệp hiệu quả kinh tế cao và rủi ro là thấp nhất.
• Căn cứ vào thời gian huy động vốn:
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại:
Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
+ Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất lâu dài và ổn định mà

doanh nghiệp có thể sử dụng, nguồn này được dùng cho việc hình thành tài sản lưu
động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, nguồn vốn thường xuyên bao gồm
nguồn vốn riêng và các khoản vay dài hạn.
+ Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp sử
dụng đáp ứng nhu cầu tạm thời, bất thường phát sinh trong doanh nghiệp. Nguồn vốn
này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định
Nguồn vốn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
Vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Việc phân loại nguồn vốn theo cách này giúp cho người quản lý doanh nghiệp
xem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng
đầy đủ, kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
1.1.3. Nguyên tắc huy động vốn kinh doanh
Trong quá trình tìm nguồn huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, chế độ chính sách của Nhà nước hiện
hành. Nguyên tắc này vừa thể hiện sự tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp giúp
doanh nghiệp nghiên cứu thêm các chính sách phù hợp, thuận lợi trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và huy động vốn.
7
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với chi phí thấp nhất. Trong nền kinh
tế thị trường xuất hiện nhiều phương thức, lãi suất huy động cũng như phương thức
thanh toán khác nhau. Các hình thức huy động này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn
hạn hay dài hạn trong doanh nghiệp, phục vụ cho chương trình, dự án đầu tư theo
chiều sâu hay chiều rộng. Tuỳ theo từng thời kỳ, tính chất đầu tư mà các doanh nghiệp
tìm nguồn huy động vốn hợp lý với chi phí vốn là thấp nhất.

Ngoài những nguyên tắc nêu trên, khi huy động vốn các doanh nghiệp cũng
cần phải lưu ý một số yêu cầu khác như điều kiện để vay vốn ngân hàng, điều kiện để
phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Vốn huy động phải đảm bảo sử dụng có mục đích, có
hiệu quả và phải đảm bảo khả năng thanh toán sau này.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi
doanh nghiệp, nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bởi
lẽ trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh chính là lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và
sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dung có hiệu quả nguồn
vốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ta đi tìm hiểu các khái niệm liên
quan như hiệu quả, hiệu quả kinh doanh.
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào và đầu
ra của một quá trình kinh tế – kỹ thuật nhằm đạt được những mục đích xác định.
Hiệu quả kỹ thuật là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố sản xuất khan
hiếm và sảm phẩm (hàng hoá, dịch vụ ) ở đầu ra. Mối tương quan này có thể đo
lường theo hiện vật
Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của quá trình
kinh doanh (hàng hoá, dịch vụ). Mối tương quan này được đo lường bằng thước đo
tiền tệ.
8
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố
đầu vào (các nguồn nhân tài, vật lực) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất
trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất.
Khái niệm hiệu quả kinh doanh được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các
tài nguyên được phân phối ở mức độ tốt như thế nào.
Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng

vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lợi tối
đa với chi phí hợp lý .
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho doanh nhiệp an toàn về mặt tài
chính, hạn chế rủi do, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng sản xuất kinh
doanh, tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp tăng uy tín, nâng cao khả năng cạnh
tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng
vốn thực chất là thước đo trình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài chính của doanh
nghiệp, đó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt hiệu quả cao doanh nghiệp cần phải giải
quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Đảm bảo tính tiết kiệm, có nghĩa là vốn của doanh nghiệp phải được
sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tránh lãng phí vốn hoặc để vốn không sinh lời.
Thứ hai: Phải tiến hành đầu tư, phát triển cả chiều sâu và mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh khi cần thiết.
Thứ ba: Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch SXKD,
hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu quan trọng nhất doanh nghiệp cần đạt tới.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ
9
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt,
bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh số cao.
Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các
khoản thu là tốt.
Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
360
Vòng quay các khoản phải thu
=
Số dư bình quân các khoản phải thu x 360
Doanh thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải
thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu
càng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ.
Vòng quay vốn lưu động:
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng.
Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động:
Mức đảm nhiệm vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn lưu
động. Chỉ tiêu này càng nhỏ, càng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
10
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một
đồng vốn lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược
lại.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giá TSCĐ
đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định
ngày càng cao.
Hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản
ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này

càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
11
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng
tổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn,
tài sản. Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, bao gồm:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh =
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân
Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn được doanh nghiệp đầu tư
vào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn, trong
các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộ tài sản càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một
đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu
càng hiệu quả.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

1.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Nhân tố con người:
Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, con người được
đề cập đến ở đây là toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm các nhà
quản lý doanh nghiệp và những người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nhà quản lý đóng vai trò đầu tiên đối với hiệu quả sử dụng vốn. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản lý không có phương án sản xuất kinh doanh
hữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây lãng phí về nhân
lực, vốn, nguyên vật liệu… Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Trong quản lý tài chính, nhà quản lý doanh
nghiệp phải xác định nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấu hợp lý, không để vốn
bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất. Nếu vốn không đủ đáp ứng
12
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
cho nhu cầu sản xuất thì quá trình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Nếu cơ cấu vốn
không hợp lý, vốn đầu tư lớn vào các tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong
quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận, giảm
hiệu quả sử dụng vốn .
Cơ cấu vốn :
Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trong tổng vốn
sử dụng. Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn và các tiêu chí khác nhau.
Do chịu sự ảnh hưởng của nhân tố khác nên cơ cấu vốn trong doanh nghiệp
khác nhau. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm các nhân tố sau:
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của
vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết
quả kinh doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của
vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại .
- Cơ cấu tài sản: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi dài, do đó nó
phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tư
vào một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn .

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Những doanh nghiệp nào có chu kỳ kinh
doanh dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu, ngược lại
những doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, bán buôn… thì vốn tài trợ từ các khoản nợ
sẽ chiếm tỷ trọng cao.
- Mức độ chấp nhận rủi do của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấp
nhận rủi do, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận. Tăng tỷ
trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm.
- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãi suất vốn
vay sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay. Ngược lại khi doanh lợi vốn nhỏ hơn
lãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.
- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơ cấu nghiêng
về vốn của chủ sở hữu, với cấu trúc này thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ đúng hạn,
có sự an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay.
Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến chi
phí vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng
13
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
vốn. Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếp song rất
quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:
- Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tài sản cố
định tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận
tải ) và vốn cố định không tích cực (kho tàng, nhà xưởng, trụ sở văn phòng )
- Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa các cao độ
của quá trình sản xuất kinh doanh, không bị ứ đọng hay sử dụng sai mục đích.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không
nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có
những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: Tính chất ngành nghề, tính
thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy
mô, cơ cấu vốn kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ
luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả do đó ảnh
hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn và
doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có
tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường biến động lớn,
doanh thu bán hàng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng gặp khó khăn,
ảnh hưởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn do đó ảnh hưởng
tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất
kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn trong năm thường không có biến động lớn, doanh
nghiệp lại thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng
đảm bảo cân đối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh, vốn được
quay nhiều vòng trong năm. Ngược lại những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sẩn
phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, vốn
thu hồi chậm, quay vòng ít.
14
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
1.2.3.2 Nhóm nhân tố khách quan
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh nhất
định. Môi trường kinh doanh là tất cả các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động
của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau đây:
Sự ổn định của nền kinh tế:
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng
trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn
kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi do trong kinh
doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng
tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết
bị hay tìm nguồn tài trợ.

Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệp
muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độ
tương đương. Khi doanh thu tăng lên, sẽ đưa đến việc gia tăng tài sản, các nguồn phải
thu và các loại tài sản khác. Khi đó, các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợ
cho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó.
Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp:
Để tạo ra môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhà
nước điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách kinh tế vĩ mô. Với
bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành sẽ ảnh huởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Sự nhất
quán trong chủ trương đường lối cơ bản của Nhà nuớc luôn là yếu tố tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và có điều kiện nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn. Hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chính
sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn đến quá trình ra quyết định kinh doanh và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành
lượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanh
của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có
15
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
vốn cơ cấu hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là phần
vốn vay sẽ bị giảm sút. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khi
quyết định thực hiện một hoạt động đầu tư hay một phương án sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp phải tính toán xem liệu hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có
đảm bảo được doanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn thì có nghĩa là
không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn. Đối với hoạt động đầu tư hay phương án
sản xuất có sử dụng vốn đầu tư cũng phải tính đến chi phối vốn, nếu có hiệu quả thì
mới nên thực hiện.
- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nuớc để điều tiết kinh tế
vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế

của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bởi vì mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít,
do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các hệ thống tài chính
trung gian là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung
và hoạt động tài chính nói riêng. Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài
chính trung gian phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm
kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức
đầu tư và có cơ cấu vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn
trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như:
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ
+ Sự ổn định chính trị xã hội trong nước và quốc tế.
+ Những rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp có thể gặp phải như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức sản xuất kinh
doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét
một cách kỹ lưỡng, thận trọng để phát huy những lợi thế và điều kiện thuận lợi, hạn
chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy
động vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp.
16
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
1.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.
1.3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan và xuất
phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa hoá

lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ là một trong số các biện
pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một hướng để nâng cao lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Hai là, xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn kinh doanh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu vốn
kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của
doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh, việc bảo toàn
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành một trong số các mục tiêu
đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn kinh doanh cũng là một vấn đề đặt ra đối với các
nhà quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từ đó không chỉ dừng lại ở
bảo toàn vốn mà c̣n mở rộng và phát triển quy mô vốn.
Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán
kinh doanh là: Kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận. Nếu không đạt
được yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp phải luôn có những biện pháp để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh để khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
17
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Năm là, xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh
mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt. Doanh nghiệp nào tận
dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả vốn thì sẽ có điều kiện tốt để đứng

vững trên thị trường. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp
tạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định đến doanh nghiệp có thể tồn tại
và phát triển.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có vai trò quan
trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cấp
thiết và là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.3.2. Các hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trực tiếp
thông qua lợi nhuận thu được bởi đây chính là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng
hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, để có định hướng
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì phải theo hướng nâng cao khả năng thu
lợi nhuận của doanh nghiệp:
• Tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
• Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu.
Từ hai hướng cụ thể trên, mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm, ngành
nghề, hình thức hoạt động, có thể tìm ra những biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao
quả sử dụng vốn kinh doanh. Có một số biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn kinh doanh chính xác, đầy đủ và kịp thời. Nhu
cầu vốn kinh doanh phải được xác định dựa trên quy mô kinh doanh, kế hoạch sản
xuất làm cơ sở đảm bảo đưa ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp tránh tình
trạng thiếu vốn gây ngưng trệ sản xuất hoặc thừa, thiếu vốn gây ứ đọng vốn, làm giảm
khả năng sinh lời của đồng vốn.
Thứ hai, lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn kinh doanh theo hướng
tích cực: Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn,
giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp
đồng thời tăng cường khai thác, huy động vốn từ nhiều nguồn bên ngoài để nâng cao
khả năng sinh lời của đồng vốn.
18
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Thứ ba, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có thể nắm bắt được

tình hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu của tài sản nhằm hạn chế sự mất mát,
thất thoát tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo vốn kinh
doanh được bảo toàn về hiện vật.
Thứ tư, cần xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp làm
cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
Thứ năm, thực hiện áp dụng các phương pháp phòng chống rủi ro bằng cách
chủ động mua bảo hiểm cho tài sản và trích lập các quỹ dự phòng để đảm bảo nguồn
tài chính bù đắp những rủi ro có thể xảy ra và bảo toàn được vốn kinh doanh cho
doanh nghiệp.
19
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ YUTO VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY IN BAO BÌ YUTO VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH in bao bì Yuto
Việt Nam
Công ty TNHH in bao bì Yuto được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp
giấy đăng ký kinh doanh Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam theo số lần đầu
ngày 21 tháng 12 năm 2005, bắt đầu đi vào hoạt động là một Công ty TNHH chính
thức vào ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Tên Công ty : Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam
- Tên giao dịch: Viet Nam Yuto printing packaging company
- Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh
- Email : szyuto.com
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự chuyển đổi dần của nền kinh tế
quốc dân từ tập trung bao cấp thành nền kinh tế thị trường, Công ty cũng dần ngày
càng phát triển, mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh - từ việc chỉ sản xuất và
kinh doanh chỉ ở mức độ phục vụ cho ngành hàng hộp thì đến nay Công ty đã mở rộng
ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực như sản xuất in ấn sách…

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của Công ty.
2.1.2.1. Chức năng.
Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty được quy định rõ trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh Công ty
Công ty hoạt động trong lĩnh vực bao bì giấy đóng gói hàng điện tử nên khách
hàng của công ty chủ yếu là các công ty, tập đoàn điện tử lớn. Bên cạnh đó, các sản
phẩm là vỏ hộp điện thoại và các thùng bìa carton bên ngoài và các loại sách hướng
dẫn.
Công ty cung cấp các loại bao giấy cho các công ty, tập đoàn điện tử lớn trong
nước như Samsung, Foxconn, Uniden, Italisa…
.
20
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
2.1.2.2. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là các phòng ban chức năng, để
đảm bảo sự thống nhất, tự chủ, phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban chức năng
trong toàn Công ty với nhau. Với mô hình phân cấp chức năng trong quản lý thì Công
ty đã tận dụng được trí tuệ của các cá nhân giỏi trong từng lĩnh vực cụ thể, giảm bớt
được khối lượng công tác quản lý chung trong toàn Công ty của Tổng giám đốc. Tuy
nhiên với mô hình này, Công ty gặp một số bất lợi trong quá trình quản lý đó là sẽ có
người được giao cùng lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc do vậy hiệu quả công
việc sẽ không cao, không phù hợp với yêu cầu của người quản lý cấp cao. Bên cạnh
đấy, với mô hình phân cấp chức năng trong quản lý đã vi phạm nguyên tắc tập trung
trong một đầu mối quản lý của cấp lãnh đạo cao cấp.
* Ban lãnh đạo Công ty: Là bộ phận trực tiếp mọi hoạt động của công ty, bao
gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của Công ty.
- Tổng giám đốc: Là người được bầu ra trong cuộc họp Hội đồng quản trị. Tổng
giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật và cũng là người thay mặt công
ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao,
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phó tổng giám đốc: Được Tổng giám đốc uỷ quyền và điều hành một số lĩnh
vực cụ thể của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng giám đốc và
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được giao.
- Kế toán trưởng: Là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm, tham mưu cho Tổng
giám đốc trong vấn đề quản lý tài chính cho công ty. Là người điều hành, chỉ đạo, tổ
chức công tác kế hạch toán thống kê của công ty. Kế toán trưởng của công ty phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc về báo cáo tài chính của công ty.
* Phòng Tổ chức - nhân sự: Gồm trưởng phòng và các phó phòng giúp việc. Đây
là bộ phận có chức năng quản lý điều hành lĩnh vực sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất
kinh doanh của công ty, công tác cán bộ, điều hành các công việc cụ thể liên quan đến
cán bộ công nhân viên của công ty như tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ, lương
thưởng…
21
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
* Phòng Tài chính - Kế toán: Gồm trưởng phòng và các phó phòng giúp việc.
Đây là bộ phận có chức năng điều hành, quản lý tài chính kế toán của công ty, hướng
dẫn, kiểm soát việc thực hiện chế độ kế toán của các đơn vị trực thuộc. Và định kỳ báo
cáo tình hình tài chính kế toán lên các cấp lãnh đạo của công ty xem xét và quyết định.
* Phòng Kinh doanh gồm: Trưởng phòng và các phó phòng giúp việc. Đây là bộ
phận có nhiệm vụ lập kế hoạch chiến lược kinh doanh của công ty và các kế hoạch cụ
thể cho từng giai đoạn cụ thể trình lên tổng giám đốc xem xét và quyết định. Bên cạnh
đấy, phòng còn chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh cho toàn Công ty và các đơn vị trực
thuộc dưới sự chỉ đạo và tinh thần của các cấp lãnh đạo.
2.1.2.3. Thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Công ty hoạt động trong lĩnh vực in bao bì , nên khách hàng của công ty là tất
cả các tổ chức, các công ty khác hoạt động yêu cầu đóng gói bao bì sản phẩm.
Công ty tổ chức nhập khẩu liệu giấy ngành in của các bạn hàng nước ngoài
như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Điển và nhập khẩu sản phẩm nẹp góc
đóng hàng để bán trong nước, như nhập khẩu nguyên liệu của công ty in bao bi Tân
Việt Hưng, công ty TNHH Tân Thành Đồng, Công ty TNHH Việt Hưng

Như vậy công ty kinh doanh chủ yếu các sản phẩm ngành in trong nước còn
đối với thị trường nước ngoài thì công ty đóng vai trò là người mua các sản phẩm,
nguyên liệu bản giấy
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Có thể nói giai đoạn 2009-2011 là giai đoạn có tính chất quyết định cho quá
trình phát triển kinh doanh của Công ty TNHH in bao bì Yuto Việt Nam
Trong giai đoạn này, công ty mở rộng quy mô lớn đầu tư mở rộng thêm 2 nhà
máy sản xuất
Với xu thế phát triển của ngành in nói riêng và của nền kinh tế nói chung, cùng
với sự dẫn dắt của Tập đoàn in ấn Yuto Tô Châu Trung Quốc tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty ngày càng phát triển. Sản lượng bán ra năm 2011 là 148.300 vạn
hàng, tăng 72.436 vạn hàng (95,48%) so với năm 2010.
22
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009 - 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
CL so
với
năm
trước
Năm 2011
CL so
với
năm
trước

Tổng doanh thu 770.910 663.203 -107.502 1.251.040 587.837
Doanh thu thuần 770.750 663.203 -107.342 1.250.487 587.284
Giá vốn hàng bán 743.281 637.110 -106.171 1.196.860 559.750
Lợi nhuận gộp 27.264 26.093 -1.171 53.627 27.534
Doanh thu hoạt động tài chính 5.288 6.770 3.031 9.546 2.776
Chi phí hoạt động tài chính 15.012 15.240 228 15.905 665
Chi phí bán hàng 14.438 14.426 184 21.296 6.870
Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.680 10.275 -462 16.080 5.805
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD -7.373 -7.078 1.910 9.892 16.970
Lợi nhuận khác -547 568 709 528 -40
Tổng lợi nhuận trước thuế -7.920 -6.510 2.619 10.420 16.930
Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0
Lợi nhuận sau thuế -7.920 -6.510 2.619 10.420 16.930
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009-2011
2.2. THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
TNHH IN BAO BÌ YUTO VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Quy mô SXKD:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng tài sản năm 2010 giảm 121.876 triệu đồng
(31,7%) so với năm 2009; Tổng tài sản năm 2011 tăng 156.677 triệu đồng (59,5%) so
với năm 2010. Doanh thu năm 2010 giảm 107.707 triệu đồng (14%) so với năm 2009;
Doanh thu năm 2011 tăng 587.837 triệu đồng (88,6%) so với năm 2010. Nguyên nhân
của việc quy mô sản xuất và doanh thu năm 2010 giảm so với năm 2009 là do thị
trường giấy trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có tác động
tiêu cực, gây khó khăn cho việc huy động vốn. Mặt khác, giai đoạn này Công ty đang
trong quá trình mở rộng quy mô nhà xưởng, đầu tư các trang thiết bị nên không hoàn
toàn tập trung vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau một thời gian ổn định cơ cấu
tài sản cố định, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của ngành in bao bì trong và ngoài
nước, năm 2011, sản lượng bán ra đạt 148.300 vạn hàng, tăng 72.436 vạn hàng
(95,48%) so với năm 2010.

• Hiệu quả SXKD:
Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm mở thêm xưởng(31/12/2009), năm
2010 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệu đồng. So với số lỗ thực năm
23
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
2009 (7.920) triệu đồng, năm 2010 số lỗ đã giảm nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh
chưa hiệu quả. Tổng giá trị mua vào năm 2010: 70.040 tấn (=57,9% kế hoạch năm
2010 và = 72,6% so với thực hiện năm 2009); bán ra năm 2010: 75.864 tấn (=60% kế
hoạch năm 2010 và = 82% so với thực hiện năm 2009) - trong đó bán hàng tồn kho
năm cũ có giá vốn cao gây lỗ: 9.101 vạn hàng, bán hàng mua mới: 63.206 vạn hàng
Năm 2011, Lợi nhuận sau thuế đạt 10.420 triệu đồng, tăng 16.930 triệu đồng
(260%) so với năm 2010. Sau khi giảm trừ lỗ luỹ kế năm 2010 (6.510 triệu đồng), lợi
nhuận chưa phân phối năm 2011 còn 3.909 triệu đồng. Có thể thấy lợi nhuận năm
2011 tăng một cách đột biến. Hơn thế, năm 2010, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là
96,25%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trên doanh thu là 3,5%; năm 2011, tỷ
lệ giá vốn trên doanh thu là 95,71%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trên
doanh thu là 3%. Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí cho thấy năm
2011, cùng với việc nắm được lợi thế nhu cầu trong nước tăng cao, công ty đã tiết
kiệm chi phí đầu vào, chi phí đầu ra, làm lợi nhuận tăng đột biến.
2.2.2. Tình hình tài chính của Công ty
2.2.2.1 Khái quát tình hình tài chính của Công ty.
Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán các năm 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
2009 2010 2011
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 345.052 226.593 389.822
I Tiền và các khoản tương đương tiền 13.286 12.765 9.676
III Các khoản phải thu 178.919 119.528 140.427
IV Hàng tồn kho 151.234 94.038 191.906
V Tài sản ngắn hạn khác 1.613 262 47.813
B TÀI SẢN DÀI HẠN 39.927 36.510 30.187

I Các khoản phải thu dài hạn 14.007 15.365 0
II Tài sản cố định 22.749 20.844 29.393
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.847 0 0
V Tài sản dài hạn khác 324 301 794
Tổn cộng tài sản 384.979 263.103 420.009
A NGUỒN VỐN 294.979 179.613 325.750
I Nợ phải trả 294.979 179.613 319.440
II Nợ dài hạn 0 0 6.310
B Nguồn vốn chủ sở hữu 90.000 83.490 94.259
I Vốn chủ sở hữu 90.000 83.490 93.909
II Nguồn kinh phí quỹ khác 0 0 350
Tổng cộng nguồn vốn 384.979 263.103 420.009
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2009-2011
24
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Ánh Nguyệt – SB14C
- Tổng tài sản năm 2010 giảm 121.876 triệu đồng so với năm 2009, chủ yếu do
giảm tài sản ngắn hạn (Các khoản phải thu giảm: 59.391 triệu đồng; hàng tồn kho
giảm: 57.196 triệu đồng) và giảm tài sản dài hạn (chủ yếu do giảm tài sản cố định và
các khoản đầu tư tài chính dài hạn).
- Vốn luân chuyển (Vốn lưu động ròng) năm 2010: 46.980 triệu đồng, chiếm
20,73% vốn lưu động; năm 2011 là 70.382 triệu đồng, chiếm 18,05% vốn lưu động.
Nếu loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có thì vốn luân chuyển năm 2011
chỉ còn 54.502 triệu đồng, chiếm 13,98 tổng vốn lưu động. Chỉ tiêu này dương biểu
hiện tài sản cố định được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp sử
dụng vốn theo đúng nguyên tắc tài chính, không xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốn
ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định. Vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh
ở mức khá đảm bảo tính ổn định tương đối của tài chính DN nhất là khả năng thanh
toán ngắn hạn, tuy nhiên nếu loại trừ tài sản kém chất lượng thì vốn luân chuyển
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng vốn lưu động cho thấy chất lượng tài sản có của
doanh nghiệp chưa cao (tài sản kém chất lượng chiếm một tỷ trọng tương đối trong

tổng tài sản có, năm 2011 là 3,78%).
- Năm 2010, nợ phải trả giảm 115.366 triệu đồng (39,11%) so với năm 2009, cụ
thể giảm vay và nợ ngắn hạn: (125.046 triệu đồng tương đương 51,53%), tuy nhiên
phải trả người bán và phải trả người lao động tăng. Năm 2011, Nợ phải trả tăng
146.137 triệu đồng (81,12%). Cụ thể, tăng vay và nợ ngắn hạn: 88.071 triệu đồng
(74,89%). Phải trả người bán và phải trả công nhân viên đều tăng.
- Do DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản cố định của doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn: năm 2010 là 7,94%; năm 2011 là
7,0%, chủ yếu là nhà kho, cửa hàng phục vụ kinh doanh. Cơ cấu vốn phù hợp với cơ
cấu vốn chung của ngành, toàn bộ tài sản cố định được đầu tư từ vốn của doanh
nghiệp.
- Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá
(31/12/2009), năm 2010 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệu đồng.
Năm 2011, lợi nhuận sau thuế sau khi đã bù đắp số lỗ luỹ kế trước đó đạt 3.909 triệu
đồng. Như vậy hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng tốt lên.
25

×